Skip to main content

Lối mòn tìm việc là rào cản sự nghiệp với nhiều người

17 Tháng Mười Một, 2023

Trong bối cảnh, tình hình kinh tế khó khăn các doanh nghiệp dần hạn chế công tác tuyển dụng. Nếu các bạn bước vào “lối mòn” trong quá trình tìm việc thì sẽ rất khó để bạn có được công việc trong thời điểm hiện nay.

Lối mòn tìm việc là rào cản sự nghiệp với nhiều người
Lối mòn tìm việc là rào cản sự nghiệp với nhiều người

Liệu “lối mòn” tìm việc có gọi tên bạn, hãy xem tiếp bài viết dưới đây.

Như thế nào là lối mòn?

Theo một vài định nghĩa: “Lối mòn là một dạng lối đi không do con người chủ ý tạo nên nhưng đi dần theo thời gian tạo thành đường”

Advertisement

Còn đối với quá trình tìm việc ,“lối mòn” là cách mà các ứng viên vẫn hãy làm dù không đem lại nhiều hiệu quả. Về lâu dài, đi theo “lối mòn” làm chúng ta sẽ ngại thay đổi, không muốn bỏ công sức và thời gian để có kết quả tốt hơn.

Đâu là những “lối mòn” thường thấy khi tìm việc?

Rải CV cho nhiều vị trí hoặc nhiều công ty

Lối mòn “rải CV” đã không còn xa lạ đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp, nhưng nhiều người đã có kinh nghiệm đi làm vẫn còn dùng cách này. Mục đích chính là để tăng cơ hội được mời tham gia phỏng vấn và có được công việc phù hợp. Tuy nhiên, lối mòn này mang lại rủi ro nhiều hơn cơ hội.

Chỉ với một CV xin việc bạn sẽ rất khó để trình bày một cách cụ thể và nêu nổi bật được khả năng của mình cho vị trí đang tuyển. Việc gửi CV cùng lúc cho nhiều công ty mà không có sự xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ khiến bạn tốn thời gian cho những công ty không phù hợp với bản thân, thậm chí là ra quyết định sai. Bên cạnh đó, nếu không có sự tập trung nhất định cho mỗi vị trí cũng sẽ gây khó khăn cho bạn khi tham gia phỏng vấn.

Lời khuyên:

Advertisement

Hãy dành thời gian để nghiên cứu và phân tích về những vị trí mà bản thân quan tâm nhiều nhất. Xem xét các yêu cầu của nhà tuyển dụng dành cho vị trí này trước khi ứng tuyển. Như vậy bạn sẽ biết được nên trình bày CV như thế nào và đề cập đến kỹ năng, kinh nghiệm nào.

Hãy tạo nhiều hơn 1 CV cho các vị trí mà bạn đang quan tâm, bởi lẽ hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ có sự ưu tiên cho CV có sự tối ưu hóa cho doanh nghiệp của họ. Điều chỉnh màu nền của CV khớp với màu chủ đạo của công ty cũng là một cách.

Trình bày quá nhiều thông tin trong CV

Nếu bạn nghĩ rằng CV dài hơn 3 trang sẽ giúp bạn được đánh giá cao hơn ứng viên khác có thể bạn đã đi “lối mòn” tìm việc. Trong vòng sàng lọc CV, mỗi nhân viên tuyển dụng chỉ bỏ ra khoảng 6s để xem 1 CV.

Với số lượng lớn CV được gửi về, họ phải chọn lọc nhanh những ứng viên phù hợp bằng cách bắt “keyword” khớp với yêu cầu công việc. Nên nếu bạn trình bày quá nhiều kinh nghiệm không liên quan hoặc không liệt kê những keyword đắt giá cũng sẽ làm bạn “trượt” vòng này.

Advertisement

Lời khuyên:

Hãy đảm bảo rằng CV được trình bày chủ yếu về giá trị mà bạn có thể mang lại và kinh nghiệm làm việc trước đó. Tốt hơn hết bạn nên có số liệu minh chứng cụ thể về kết quả công việc để tạo niềm tin cho nhà tuyển dụng. Một số thông tin có liên quan trực tiếp cho vị trí đăng tuyển như địa chỉ thường trú, năm sinh, địa chỉ email, chứng chỉ, thông tin về học vấn.

Không nghiên cứu về công ty ứng tuyển

Một trong những lối mòn rất nhiều người vẫn đang đi trong quá trình tìm việc là không nghiên cứu đầy đủ về công ty mà mình đang ứng tuyển và sẽ phỏng vấn. Nếu bạn không dành thời gian nghiên cứu về công ty bạn đang tự đặt mình vào thế bất lợi so với ứng viên khác.

Như vậy nội dung trình bày trong CV chỉ mang tính cung cấp thông tin chung và thiếu sự “customize”. Bên cạnh đó, trong quá trình phỏng vấn bạn cũng sẽ gặp khó khăn nếu nhận các câu hỏi mang tính thăm dò về sự hiểu biết về công ty và công việc.

Advertisement

Khi bạn nghiên cứu về công ty, bạn có thể trình bày về khả năng giải quyết một số thách thức mà công ty đang phải đối mặt trong tương lai.

Không những vậy, nghiên cứu trước và trình bày thông tin phù hợp còn thể hiện rằng bạn quan tâm đến công ty. Các doanh nghiệp đều đang muốn tuyển những ứng viên quan tâm đến công ty vì họ tin rằng những ứng viên đó sẵn sàng nỗ lực hết mình để học hỏi trong công việc hoặc mang lại giá trị cao nhất cho tổ chức.

Lời khuyên:

Dành thời gian để nghiên cứu về công ty là điều ít nhất bạn có thể làm vì đây thường là một trong những câu hỏi thường gặp nhất trong cuộc phỏng vấn.

Advertisement

Gần như mọi công ty đều có trang web riêng và có phần giới thiệu về doanh nghiệp của họ. Bạn có thể đọc trước khi chuẩn bị CV và gửi thư ứng tuyển hoặc trước ngày tham gia cuộc phỏng vấn.

Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn biết sứ mệnh của công ty là gì hoặc họ coi trọng điều gì. Nếu không chứng minh được rằng bạn đã nghiên cứu về công ty hoặc thể hiện cách bạn phù hợp với các mục tiêu và giá trị của công ty sẽ khiến bạn gặp bất lợi trong quá trình tìm việc.

Không xem trọng “Cover letter” 

Một “lối mòn” khác mà nhiều ứng viên khác thường đi vào đó là không xem trọng  “Cover letter”. Thực tế, nhiều ứng viên chỉ gửi mỗi CV qua email cho nhà tuyển dụng mà không hề có phần giới thiệu sơ lược hoặc chỉ viết đôi ba dòng cho có lệ. Điều này làm họ rơi vào “Blacklist” của nhà tuyển dụng hoặc rất lâu mới nhận được hồi âm.

Thư xin việc đóng một vai trò quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá nhanh độ tiềm năng của ứng viên. Và một trong những vấn đề mà người tìm việc gặp phải là khiến người đang xem xét sơ yếu lý lịch của họ bối rối.

Advertisement

Ví dụ, nhiều người muốn chuyển đổi nghề nghiệp và ứng tuyển vào một công việc mà mình chưa có kinh nghiệm trước đó nhưng lại không nêu rõ điều đó trong Thư xin việc.

Thư xin việc là cách để bạn chia sẻ nhiều hơn về lý do tại sao bạn quyết định nộp đơn ứng tuyển. Nếu bạn đang cố gắng chuyển đổi nghề nghiệp thì thư xin việc sẽ là một phần quan trọng trong việc xác định liệu bạn có được cân nhắc cho công việc hay không.

Lời khuyên:

Trong thư xin việc của bạn, hãy trình bày chi tiết lý về nguyện vọng, mục tiêu và highlight các kinh nghiệm nổi bật có thể mang lại giá trị cho công ty mà bạn đang ứng tuyển.

Advertisement

Nếu bạn gửi một lá thư xin việc có nhiều lỗi, không phù hợp với vị trí đang tuyển hoặc có những lỗi đơn giản như sai tên hoặc tiêu đề, thì bạn sẽ khiến quá trình tìm việc của mình khó khăn hơn nhiều. Thư xin việc nên được cá nhân hóa cho người sẽ xem xét đơn ứng tuyển của bạn.

Đảm bảo rằng bạn sử dụng đúng tên công ty và chức danh công việc trong Cover letter và đọc lại trước khi đính kèm với sơ yếu lý lịch để đảm bảo rằng bạn đã cung cấp đủ thông tin cần thiết và chính xác.

Chỉ tìm việc trên các nền tảng truyền thống

Hiện nay có rất nhiều kênh để các doanh nghiệp, bộ phận HR tổ chức hoạt động tuyển dụng và thu hút các ứng viên tiềm năng. Do đó, nếu bạn chỉ đang nộp đơn ứng tuyển ở các nền tảng tuyển dụng truyền thống thì khả năng tìm được công việc phù hợp rất khó.

Vì mỗi ngày sẽ có hàng chục, thậm chí hàng trăm CV (Curriculum Vitae) được nộp qua nền tảng truyền thống tỉ lệ chọi cho một vị trí là khá cao.Trong khi đó, nếu sử dụng nhiều nền tảng có thể giúp tăng cơ hội để bạn tìm được công việc và nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng sớm hơn.

Advertisement

Lời khuyên:

Hiện nay, nhiều nhà tuyển dụng sẽ xem xét các tài khoản truyền thông xã hội, trang web cá nhân, ảnh của ứng viên, v.v. để đánh giá tính chân thật của họ trong buổi phỏng vấn

Hãy thiết lập tài khoản và tạo hồ sơ về bạn tên LinkedIn và giới thiệu về kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, kỹ năng và thành tích trước đây của bạn. Đây cũng là nền tảng giúp bạn tiếp cận được nhiều cơ hội phù hợp được giới thiệu trực tiếp từ nhà tuyển dụng hoặc các connection.

Ngày nay khi nền kinh tế thị trường đang có sự suy giảm, cơ hội để tìm được công việc sẽ càng khó khăn hơn. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nhận ra được những “lối mòn” mà bạn vô tình mắc phải và lời khuyên để giúp bạn có được phương pháp tìm việc hiệu quả hơn.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamWorks

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement