Skip to main content

Strategic Thinking: Cách thể hiện kỹ năng tư duy chiến lược của bản thân

3 Tháng Tư, 2022

Phát triển kỹ năng tư duy chiến lược (Strategic Thinking) là không đủ để giúp bạn thăng tiến. Học cách thể hiện chúng với người khác cũng là những gì bạn cần trang bị.

Cách thể hiện kỹ năng tư duy chiến lược của bản thân
Cách thể hiện kỹ năng tư duy chiến lược của bản thân

Tất cả chúng ta đều biết rằng việc phát triển các kỹ năng tư duy chiến lược là rất quan trọng, nhưng nhiều người không nhận ra rằng việc thể hiện những kỹ năng này với sếp và các nhà lãnh đạo cấp cao khác cũng có ý nghĩa quan trọng không kém đối với sự thăng tiến nghề nghiệp của một cá nhân.

Việc thể hiện các kỹ năng tư duy chiến lược tới sếp của bạn giúp họ biết rằng bạn có thể tự suy nghĩ và đưa ra quyết định mang tính định vị tổ chức trong tương lai.

Nó đảm bảo với họ rằng bạn không đưa ra quyết định một cách vu vơ và cảm tính, thay vào đó bạn luôn xem xét các tác động của các quyết định đến các bộ phận khác nhau trong và ngoài doanh nghiệp.

Advertisement

Strategic Thinking hay tư duy chiến lược là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Strategic Thinking hay tư duy chiến lược là một kiểu tư duy trong đó hướng đến yếu tố dài hạn và có tính toán kỹ lưỡng.

Thay vì suy nghĩ theo kiểu các yếu tố có thể tác động hay ảnh hưởng trong ngắn hạn hoặc đơn lẻ, người có tư duy chiến lược thường tính toán một cách toàn diện và đa chiều hơn.

Hãy trở thành “người đa năng” (Generalist).

Quá trình phát triển các kỹ năng tư duy chiến lược đòi hỏi bạn phải tiếp xúc với các vai trò chiến lược khác, tổng hợp thông tin rộng rãi từ nhiều phía, tự trang bị cho mình tính cách tò mò và liên tục trau dồi các kinh nghiệm mới.

Điều này giải thích lý do tại sao các chương trình phát triển khả năng lãnh đạo hay nhà lãnh đạo tiềm năng thường bao gồm các hoạt động như luân chuyển công việc, thực hiện chéo các dự án và thường xuyên làm việc với các nhà lãnh đạo cao cấp khác – tất cả đều hướng tới mục tiêu là thúc đẩy khả năng tư duy chiến lược.

Advertisement

Bạn cần đóng nhiều vai.

Mặt khác, thể hiện tư duy chiến lược đòi hỏi bạn phải đồng thời là một marketer, một nhân viên bán hàng và là một hạt nhân của mọi sự đổi mới.

Khả năng chủ động truyền đạt các nỗ lực chiến lược và cả những ý tưởng chiến lược mới là những động thái khiến sếp và những đồng nghiệp khác chú ý đến bạn.

Người có Strategic Thinking đưa ra một quan điểm rõ ràng và mạch lạc.

Các nhà lãnh đạo của bạn muốn biết khi đứng trước một vấn đề gì đó, bạn nghĩ gì và họ sẽ xem xét mức độ xứng đáng để thăng tiến của bạn thông qua lăng kính về mức độ bạn sẵn sàng đưa ra những quyết định lớn hơn và khác biệt hơn.

Bằng cách tự hỏi bản thân, “Liệu mọi người có biết tôi đang đại diện cho điều gì và đảm nhận sứ mệnh gì không?” bạn có thể rèn luyện khả năng thể hiện kỹ năng này.

Advertisement

Nam, một lãnh đạo cấp cao điều hành một chuỗi chức ăn nhanh có tiếng đang muốn được đề bạt lên ví trí cao hơn, tuy nhiên, trong những năm gần đây anh bị các giám đốc điều hành cùng nhiều nhân viên khác cho rằng anh không đủ khả năng tư duy chiến lược, họ cho rằng anh có thể điều hành và giữ cho công việc của mình trở nên ổn định nhưng lại không thể có đủ tầm nhìn để đưa doanh nghiệp phát triển đến một nấc thang mới.

Nhận thức được vấn đề của mình, Nam đã bắt đầu thay đổi bằng cách, trước các cuộc họp khoảng 30 phút, anh dành toàn bộ thời gian đó để liệt kê ra những quan điểm, định hướng, đường lối, những thứ mà anh sẽ thảo luận cùng các đồng nghiệp khác.

Giờ đây, thay vì chỉ đóng vai trò đưa ra ý kiến và thảo luận trong các cuộc họp, Nam có thể tham gia vào các cuộc thảo luận mang tính định hướng tới tương lai, về các cơ hội tận dụng chiến lược và phát triển kỹ năng lãnh đạo cho đội nhóm của mình.

Chứng tỏ rằng bạn có tư duy chiến lược là một cách chắc chắn để khiến các nhà lãnh đạo và cộng sự khác chú ý đến bạn.

Advertisement

Chứng tỏ rằng bạn có thể khởi xướng cho sự đổi mới và những thay đổi mang tính chiến lược.

Để được xem như một nhà tư tưởng chiến lược, bạn cũng phải chứng minh rằng bạn có thể sử dụng kiến ​​thức của mình để đưa những ý tưởng mới và biến nó thành hiện thực.

Bất kể trình độ của bạn là gì, bạn có thể thể hiện tư duy chiến lược bằng cách thực hiện một dự án sáng tạo cho thấy hiểu biết của bạn vượt ra ngoài vị trí hiện tại của bạn.

Quay lại câu chuyện của Nam, để tiếp tục thể hiện năng lực tư duy chiến lược của bản thân, anh đã chủ động đề xuất những chương trình mới cho các chuỗi cung ứng của công ty.

Anh đã thông báo rõ ràng về dự án và các mốc quan trọng khác của dự án trong toàn bộ tổ chức, điều này giúp các nhà lãnh đạo khác trong tổ chức thấy rằng anh có thể khởi xướng, dẫn dắt và điều hành những sự thay đổi mới.

Advertisement

Việc mạnh dạn đề xuất những thay đổi có thể tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp là một sự thay đổi đáng hoan nghênh đối với cả Nam và các đồng nghiệp của anh.

Nam giờ đây cảm thấy mình có khả năng kiểm soát vấn đề tốt hơn, nhiều tự tin hơn vì anh ấy không còn chỉ đơn giản là phản ứng lại với các đề xuất và vấn đề của người khác nữa, thay vào đó anh chủ động đổi mới, dẫn dắt và định hướng mọi người.

Nam được thăng chức lên vai trò mới một năm sau đó!

Xem thêm:

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Một Hacker tự nhận đã xâm nhập dữ liệu hơn 100 triệu người dùng Zalo

14 Tháng Mười Một, 2024
Theo Cyber Press, một hacker có biệt danh “binanhang123” đã lên tiếng nhận trách nhiệm về việc xâ…

Đọc nhiều

Tìm hiểu về Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha

15 Tháng Tám, 2021
Sự khác biệt lớn giữa các thế hệ (Generation) Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha đang…
Advertisement