Skip to main content

Đâu là sự khác biệt giữa khái niệm nhà lãnh đạo và người quản lý?

5 Tháng Chín, 2021

Sự khác biệt giữa quản trị và lãnh đạo con người cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn và mục đích nghề nghiệp của bạn. Dưới đây là 05 khía cạnh khác biệt chính bạn nên biết.

Đâu là sự khác biệt giữa khái niệm lãnh đạo và quản trị?
Cre: Forbes

Tuỳ thuộc vào việc bạn đang xem mình là một người quản trị hay nhà lãnh đạo, những cách xử lý vấn đề bạn đưa ra có thể rất khác nhau.

1. Các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng và giảng dạy trong khi những người quản lý đưa ra định hướng.

Các nhà lãnh đạo dẫn dắt bằng mục đích và nhận thức. Trước khi cố vấn hoặc hướng dẫn những cấp dưới của họ, nhiều người đã đặt ra mục tiêu trong đầu là truyền cảm hứng cho một nhóm hoặc một cá nhân nào đó để họ có thể biến tầm nhìn của họ thành hiện thực.

Các nhà lãnh đạo thường có xu hướng suy nghĩ đột phá và khơi dậy niềm đam mê với cấp dưới (hoặc các Mentee) thông qua những cái nhìn sâu sắc, sự sáng tạo và trực giác của họ.

Advertisement

Trong khi đó, những người quản lý chủ yếu tập trung vào các kết quả có thể tính toán được, thường có thể đo lường được. Họ đặt mục tiêu bằng cách tạo ra các tình huống và giải pháp để giúp đội nhóm của họ đạt hoặc vượt qua các mục tiêu đã định.

2. Các nhà lãnh đạo thích ứng tốt với sự thay đổi trong khi những người quản lý vẫn là những người tạo ra các thói quen.

Các nhà lãnh đạo đón nhận sự thay đổi và có phần thiên vị hơn về sức mạnh của sự chuyển đổi (power of transformation). Ngay cả trong một cơn giông bão, khi mọi thứ dường như bất ổn, họ thường nhìn ra xa hơn các vấn đề hiện có, và thay vì lo lắng trong bi quan, họ hướng tới các giải pháp khả thi nhất có thể.

Họ là những nhà đổi mới tập trung nhiều hơn vào các phương pháp tiến bộ mới trong các phạm vi ra quyết định của họ.

Ngược lại, những người quản lý có xu hướng dựa vào chuyên môn, kiến ​​thức và bộ kỹ năng của họ để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Advertisement

Họ thường nhưng không phải lúc nào cũng dựa trên tầm nhìn của các nhà lãnh đạo. Họ có xu hướng muốn gắn bó với những gì họ biết và thường không có khả năng thích nghi để thay đổi.

3. Các nhà lãnh đạo tìm cách học hỏi thêm trong khi những người quản lý lặp lại các kỹ năng đã được chứng minh.

Các nhà lãnh đạo, giống như các doanh nhân, thường không ngừng tìm cách bổ sung kiến ​​thức chuyên môn của họ. Họ có xu hướng thích đọc sách, nghiên cứu và kết nối với những cá nhân cùng chí hướng với mình; họ không ngừng đặt ra các mục tiêu để phát triển.

Họ thường cởi mở và tìm kiếm những cơ hội để thách thức chính bản thân họ, từ đó họ có thể mở rộng khả năng tư duy và có thêm được nhiều giải pháp mới hơn.

Những người quản lý sẽ dựa vào kiến ​​thức chuyên môn và kỹ năng hiện có bằng cách lặp lại các chiến lược hoặc hành vi đã được chứng minh là hiệu quả trong quá khứ để giúp duy trì những thành tích ổn định trong lĩnh vực của họ.

Advertisement

4. Các nhà lãnh đạo liên tục kết nối trong khi những người quản lý xây dựng các quy trình, vận hành và cấu trúc.

Các nhà lãnh đạo luôn muốn được kết nối với nhau. Bằng cách đó, họ đang tạo ra một hệ thống hỗ trợ có thể giúp khuyến khích và ảnh hưởng đến tầm nhìn dài hạn của họ.

Họ thường xuyên tương tác với đội nhóm của mình để đảm bảo họ có thể hài lòng và thực hiện tốt hơn so với những lời hứa của họ.

Điều này được thực hiện với mục đích xây dựng lòng tin và sự hỗ trợ, chúng mang lại lợi ích cho mọi người về lâu dài, đặc biệt là khi họ có thể hỗ trợ tầm nhìn chung của nhà lãnh đạo.

Ở một khía cạnh khác, những người quản lý tập trung vào sự sắp xếp và cấu trúc của hệ thống, các quy trình và kỹ thuật cần thiết để thiết lập và đạt được các mục tiêu nhất định.

Advertisement

Họ hướng tới mục đích đảm bảo rằng mọi thứ đều phải được diễn ra để đạt được các kết quả mong muốn.

Trong khi đó, họ cũng làm việc với đội nhóm hoặc khách hàng của họ để đảm bảo đạt được mục tiêu chung, họ tập trung nhiều hơn vào việc chỉ đạo hơn là hướng dẫn.

5. Các nhà lãnh đạo tạo ra những người ủng hộ trong khi những người quản lý duy trì những người theo dõi.

Các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng, giảng dạy, khuyến khích, động viên, tiếp thêm sinh lực và làm được nhiều điều hơn nữa cho những cá nhân hoặc đội nhóm.

Họ tạo ra lý trí, thúc đẩy niềm đam mê và ý chí cho những người có thể đã đánh mất hy vọng vào bản thân. Họ tạo ra niềm tin và mối liên kết giữa các cấp dưới của họ.

Advertisement

Những cấp dưới của họ sẵn sàng trở thành những người ủng hộ cuồng nhiệt, sẵn sàng vượt lên trên và vượt ra ngoài các phạm vi thông thường để hỗ trợ họ đạt được sứ mệnh của mình. Về lâu dài, sự ủng hộ đông đảo từ những người này sẽ giúp tăng giá trị và uy tín của các nhà lãnh đạo.

Mặt khác, những người quản lý chỉ đạo, ủy quyền, thực thi và tư vấn cho một số cá nhân hoặc đội nhóm nào đó đang tìm kiếm các hướng đi. Những cấp dưới của họ thường làm theo và ít khi đặt câu hỏi ngược lại.

Những người này hướng tới việc làm hài lòng người quản lý của họ với hy vọng rằng những lời khuyên và kiến ​​thức chuyên môn của người quản lý sẽ mang lại hiệu quả. Miễn là người quản lý đang giao nhiệm vụ và họ đang tuân thủ.

Những nhà lãnh đạo và người quản lý đều rất cần thiết trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Sự tồn tại của cả hai dường như sẽ thúc đẩy một sự cân bằng hữu ích.

Advertisement

Khi tất cả chúng ta làm việc và tương tác như một đội nhóm, việc hỗ trợ lẫn nhau, có trách nhiệm giải trình rõ ràng và quản lý với tinh thần lãnh đạo là điều hết sức quan trọng.

Việc sẵn sàng thay đổi giữa các vai trò cũng là chìa khóa cho sự thành công mới !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement