Skip to main content

McKinsey: Top 8 ưu tiên hàng đầu của các CEO trong năm 2024

18 Tháng Mười Hai, 2023

Theo công ty tư vấn quản trị McKinsey, trở thành CEO là “một công việc khó khăn và ngày càng khó khăn hơn”. Trong khi các khó khăn từ đại dịch toàn cầu, chuỗi cung ứng bị phá vỡ, chiến tranh, lạm phát dai dẳng và nhiều thách thức khác vẫn còn đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải hướng tới các chiến lược cho năm mới 2024 và xa hơn thế nữa.

McKinsey: Top 8 ưu tiên hàng đầu của các CEO trong năm 2024
McKinsey: Top 8 ưu tiên hàng đầu của các CEO trong năm 2024

Theo đó, để có thể bắt kịp các xu hướng cạnh tranh mới, dưới đây là 8 ưu tiên hàng đầu mà các giám đốc điều hành (CEO) cần trang bị khi bước sang năm mới 2024.

Tận dụng tối đa sức mạnh của Generative AI.

Kể từ khi được ra mắt và trở nên phổ biến khắp toàn cầu, các chatbot AI như ChatGPT chính là ngòi nổ châm lên làn sóng AI trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Mặc dù vào năm 2023, các chatbot này hay nói rộng hơn là công nghệ AI tổng quát (Generative AI) đã được ứng dụng trong nhiều khía cạnh như sáng tạo nội dung, tự động hoá trong thương mại điện tử và hơn thế nữa.

Advertisement

Tuy nhiên, trong năm tới, McKinsey nhận thấy rằng các doanh nghiệp sẽ tập trung nhiều hơn vào cách sử dụng công nghệ này một cách tốt nhất, cách mở rộng quy mô và ý nghĩa của nó đối với ngành của họ.

McKinsey ước tính rằng AI có thể mang lại thêm hàng nghìn tỷ đô la cho nền kinh tế mỗi năm.

Trở thành một “nhà lãnh đạo kỹ thuật số” chứ không phải “kẻ lạc hậu về kỹ thuật số”.

Với tư cách là một nhà lãnh đạo trong kỷ nguyên của công nghệ, các CEO cần tìm ra cách thực sự có thể thúc đẩy sự đổi mới, cho dù đó là bằng việc tận dụng AI hay các nền tảng công nghệ mới.

Nghiên cứu của McKinsey đã chỉ ra rằng nhiều doanh nghiệp chỉ thu được ít hơn 1/3 lợi ích doanh thu mà họ mong đợi sau khi triển khai một số loại “chuyển đổi số”. Yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công nằm ở sự cam kết của nhà lãnh đạo đối với thời gian và tiền bạc, những thứ cần thiết để thực hiện công việc này.

Advertisement

Đầu tư nhiều hơn vào làn sóng Xanh.

Nói một cách đơn giản, hành tinh mà con người chúng ta đang sống ngày càng trở nên nóng hơn. Các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ việc trở nên bền vững hơn (Sustainability) và hướng tới một nền kinh tế có lượng phát thải ròng bằng 0 (Net Zero).

McKinsey cho biết, các nhà đầu tư “đã ngần ngại cam kết nguồn vốn của mình” trong bối cảnh kinh tế bất ổn. “Điều cần xảy ra là tạo ra hàng nghìn doanh nghiệp phát triển dựa trên công nghệ xanh mới, ở mọi bộ phận của hệ thống kinh doanh mới nổi.”

Xác định “siêu năng lực” của doanh nghiệp.

McKinsey gợi ý, để nổi bật hơn trước sự cạnh tranh trong bối cảnh mới, các doanh nghiệp nên tập trung vào một loại năng lực đặc biệt hay siêu năng lực để có thể duy trì sự phát triển hay ít nhất là không bị đào thải khỏi thị trường.

Hãy nghĩ đến việc đế chế thời trang xa xỉ LVMH chỉ tập trung vào các sản phẩm xa xỉ chất lượng cao hoặc thành tích vượt trội của Disney trong việc tạo ra những “trải nghiệm khách hàng giàu trí tưởng tượng”.

Advertisement

Đánh giá lại các nhà quản lý cấp trung.

Đối với nhiều tập đoàn lớn hiện nay, một vấn đề có thể nói là nhức nhối đó là: “có quá nhiều nhà quản lý quản lý người quản lý”. Điều này cũng từng được CEO Meta nhấn mạnh trong một bài phát biểu, CEO này nhắn gửi tới các nhân viên quản lý cấp trung của mình rằng “hoặc là đóng góp cá nhân, hoặc là bị sa thải”.

Theo McKinsey, các nhà quản lý cấp trung không phải chỉ ở đó để đảm bảo cái gọi là cấp bậc, doanh nghiệp chỉ thực sự có thể hưởng lợi khi họ là những người đóng vai trò chủ chốt trong mọi hành động.

Lập kế hoạch cho những thứ không thể đoán trước.

Trong thế giới VUCA này, khó có thể dự đoán chính xác điều gì có thể xảy ra, tuy nhiên không phải vì điều này mà doanh nghiệp hay nhà lãnh đạo thờ ơ với các bản kế hoạch hay chiến lược của mình.

Vào năm 2024, một số sự kiện có thể xảy ra là, một là “thiên nga đen”, những sự kiện khó lường có khả năng gây tác động lớn đến doanh nghiệp (ví dụ như việc Nga xâm chiếm Ukraine). Thứ hai là “tê giác xám”, những sự kiện có thể xảy ra và có tác động lớn (ví dụ như nguy cơ xung đột khu vực leo thang). Và thứ ba là “những cơ hội” mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình.

Advertisement

Tập trung vào các quy tắc tăng trưởng của McKinsey.

McKinsey cho biết, công việc của CEO là cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng trong thập kỷ trước đại dịch, một doanh nghiệp điển hình chỉ tăng trưởng với tốc độ dưới 3% và chỉ 1/8 doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng hơn 10% mỗi năm.

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp nên tập trung vào các bước bao gồm ưu tiên các thị trường đang phát triển nhanh và ngược lại, đôi khi doanh nghiệp phải cắt giảm để đạt được tăng trưởng lâu dài.

Và cuối cùng, chấp nhận sự không chắc chắn về nền kinh tế vĩ mô.

McKinsey cho biết: “Gần 4 năm sau khi COVID-19 xảy ra, một số CEO vẫn đang chờ đợi sự chắc chắn về nền kinh tế vĩ mô.

Điều này mặc dù khó có thể xảy ra – nhưng cũng không sao cả.

Advertisement

Doanh nghiệp thay vì chờ đợi sự ổn định, hãy dựa vào sự bất ổn để tìm kiếm cơ hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement