Những sinh viên xuất sắc nhất đang rơi vào ‘BẪY DANH VỌNG’ như thế nào
Trong xã hội hiện nay, có một con đường danh vọng đã được xác lập. Nếu bạn tốt nghiệp từ một trường đại học có thứ hạng cao, rất có thể là bạn sẽ làm việc ở mảng tư vấn và/hoặc dịch vụ ngân hàng đầu tư.
Vào năm 2017, gần 40% sinh viên tốt nghiệp từ đại học Harvard làm các công việc liên quan tới tư vấn hay tài chính.
Tỉ lệ này giữ nguyên hoặc thậm chí còn cao hơn ở các trường khác trong khối Ivy League. Hầu hết các sinh viên này tìm được một công việc ở những thương hiệu luôn được xem là hàng đầu của ngành. Trong ngành tư vấn, đó là McKinsey, Bain, BCG; trong ngành tài chính, đó là Goldman Sachs, Morgan Stanley, JPMorgan.
Điều này có nghĩa là hàng nghìn những thanh niên trẻ tài năng nhất, chăm chỉ nhất (và cũng sinh ra với nhiều đặc quyền nhất) sẽ làm việc cho một số lượng giới hạn các tập đoàn này mỗi năm. Đó là một tỉ lệ cao tới kì quặc của các sinh viên mới tốt nghiệp tập trung trong một vài ngành công nghiệp.
Qua hàng thập kỷ, các tập đoàn này đã từng bước tỉ mỉ xâm nhập và biến đổi văn hoá của các trường đại học, dẫn tới kết quả là tỉ lệ chuyển đổi đáng kinh ngạc sinh viên gia nhập đội ngũ nhân sự của họ.
Tất yếu, ngày càng ít các ứng viên còn lại cho những ngành khác-những ngành cũng đang cần họ, như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, năng lượng và khoa học môi trường. Đây là một vấn đề rất thật, và cũng đang gây ra hậu quả nặng nề: hiện tượng chảy máu chất xám.
Tệ hơn nữa, hầu hết những sinh viên này vẫn không có bất kỳ nhận thức nào về thứ mà họ đang dấn thân nào. Họ đơn giản chỉ làm nó vì danh vọng nó mang lại; nhận được những công việc này được nhìn nhận như đỉnh cao trong nền văn hoá chú trọng địa vị mà họ đã và đang đắm mình ở trong.
Mặc dù nhiều người rời đi sau khoảng hai năm gắn bó, không chịu nổi những giờ làm việc dài dằng dặc và áp lực cắt cổ, một số trụ lại lâu hơn nhiều. Dần dần, họ nhận ra danh vọng và thành công vượt trội không còn quan trọng như khi họ còn trẻ – nhưng mà lúc này, họ như cua trong rọ mất rồi.
Để hiểu điều này, trước hết chúng ta phải hiểu những sinh viên phổ biến đang trên con đường danh lộ. Hãy gặp Alice.
Từ khi còn rất trẻ, Alice đã được giáo dục để làm việc chăm chỉ và được bảo rằng cô có thể đạt được bất kỳ điều gì (bằng việc đó). Cô luôn đứng đầu lớp, trở thành thủ lĩnh của các câu lạc bộ ở trường, luôn hoàn thành một cách hoàn hảo những bài thi chuẩn hoá, là nhạc công xuất sắc, vận động viên rắn rỏi và có vừa đủ kinh nghiệm trong hoạt động tình nguyện.
Từ những bài kiểm tra, tới các chương trình mùa hè, tới việc nộp đơn vào các trường đại học, cô leo dần trên bậc thang của nền văn hoá chú trọng địa vị và hệ thống giáo dục. Cô đã vượt qua mọi khó khăn bất khả và làm chính xác thứ mà những người trẻ tham vọng ngày nay muốn và cần làm.
Giờ đây, Alice đang ở trường đại học. Mọi thứ đều linh hoạt hơn: lịch của cô linh động hơn, cô có một danh sách khổng lồ các lựa chọn về khoá học, chương trình thực tập, các vị trí, câu lạc bộ, và nhiều ngành học khác nhau.
Cô cũng ở trong một môi trường hoàn toàn mới. Cô luôn đứng đầu lớp của mình ở trường cấp ba, nhưng giờ đây cô chỉ là một trong nhiều người tham vọng. Cô đang phải bắt đầu nếm trải những khó khăn mới, thay đổi ngành học ít nhất một lần, chật vật ở một số lớp học, nhiễm phải một số thói xấu.
Alice thực sự không biết cô ấy muốn gì. Cô đã dành cả đời để làm thứ cô được bảo vì cô là kẻ chinh phục? Nhưng giờ là những lựa chọn thực sự, và cô sợ hãi. Nếu cô chọn sai ngành thì sao, nếu chọn sai nghề thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu cô lại không thích con đường mà mình theo đuổi?
Không có câu trả lời đúng nào cả. Cuộc đời của Alice không giống như tất cả những bài kiểm tra mà cô từng vượt qua.
Giờ, hãy thử tưởng tượng xem: Nếu như Alice có thể tìm được một công việc giúp cô giữ những lựa chọn mở? Một công việc cho cô ấy những kĩ năng mà cô ấy có thể áp dụng ở bất kì đâu, sẽ giúp làm đẹp hồ sơ và giúp cô dễ xin việc hơn sau khi tốt nghiệp?
Một công việc đồng thời trả lương hào phóng và giúp cô giao thiệp với những người thông minh và chăm chỉ nhất cô từng gặp? Nơi mà tất cả mọi người khen ngợi khả năng của cô và luôn gật đầu chấp thuận mọi đề xuất?
Đó chính là con đường danh vọng trong những ngành như tư vấn hay tài chính. Đó là những lời hứa các ngành này mang lại, sự quyến rũ mà chúng tạo ra và tầng lớp xã hội mà chúng đại diện.
Chắc chắn là phải có một vị trí tốt hơn trong xã hội cho những tiến sĩ khoa học máy tính hơn là một quỹ đầu tư mạo hiểm.
Nhưng Alice không khám phá ra điều này khi cô đang là cô sinh viên năm cuối đang tìm kiếm viẹc làm. Những tập đoàn này bắt đầu tuyển dụng và quảng bá ngay khi những sinh viên năm nhất chuyển vào kí túc, khi mà hầu hết các sinh viên vẫn chưa bao giờ nghe tới họ, không giống như những tiền bối năm cuối, những người đã có khả năng phân biệt và chọn lọc được những công ty tư vấn hàng đầu và định hình nó trong đầu.
Trường đại học tràn ngập ảnh hưởng của các tập đoàn. Những cựu sinh viên “thành công” luôn tự hào kể lại trải nghiệm của họ trong mảng này và truyền taỉ câu chuyện và cơ hội với bạn bè của họ.
Sinh viên năm cuối dành toàn bộ sức lực cho việc tìm kiếm việc làm và chuẩn bị phỏng vấn. Sinh viên năm ba thì đi phỏng vấn cho những chương trình thực tập hè có khả năng mời họ làm việc vào năm tới.
Ngay cả những sinh viên năm nhất và năm hai cũng được động viên – bởi bạn bè, dịch vụ tư vấn việc làm và những người có chuyên môn – để tham gia các cuộc thi giải tình huống, các chương trình thực tập, các buổi trò chuyện trao đổi và cứ như vậy họ có thể dần ghi điểm tốt trong mắt các tập đoàn trên.
Một khi bạn đã dấn thân vào con đường danh vọng, không còn thời gian để cân nhăc một lựa chọn khác.
Toàn bộ các tổ chức sinh viên – chẳng hạn như các câu lạc bộ tư vấn của các sinh viên hay hội đồng đầu tư sinh viên – được tạo ra nhằm gửi đi những cá nhân xuất sắc vào những công ty kiểu này.
Những ngành như kinh tế là con đường chính dẫn tới sự nghiệp tư vấn và tài chính, dẫn đến tỉ lệ bất hợp lý trong số lượng sinh viên theo đuổi những ngành học này tại các trường đại học hàng đầu. Ngay cả cấu trúc vật lý của một số trường còn được thiết kế cho phù hợp với những công ty này. (Ví dụ: có hẳn có phòng Goldman Sachs trong phòng tư vấn việc làm ở Đại học Columbia).
Thứ được gọi là “khoa học kinh tế” là một trong những ngành phổ biến nhất ở Havard, Yale và Princeton trong nhiều năm liên tiếp. Trong hàng thập kỉ, các sinh viên đã luôn xem các chương trình học về kinh tế như một bước thẳng tiến tới công việc ở phố Wall và trong ngành tư vấn.
Khi mà tất cả những áp lực trong xã hội này kết hợp lại với nhau, không có gì ngạc nhiên khi Alie cũng bị dụ dỗ bởi những lời mời chào tiềm năng. Cô không thể tránh khỏi ảnh hưởng ấy, đặc biệt là trong kì tuyển mùa thu, khi mà tất cả mọi người ở kí túc xá đều nói về McKinsey và Goldman.
Hầu hết bạn bè của Alice thậm chí còn không biết sao họ lại hứng thú với những lĩnh vực này ngoài việc những công việc quý báu này chính là bậc thang danh vọng tiếp theo.
Vì vậy, Alice tham gia cùng họ.
Trích lời Kathy Cheng, cựu sinh viên MIT và là nhà đầu tư của American Fellow:
“Khi tôi lớn lên, mọi người đều nói với tôi hãy làm việc chăm chỉ để có thể vào được những trường đại học tốt nhất trong nước. Họ bảo tôi rằng một khi tôi tốt nghiệp từ những trường đại học hàng đầu ấy, cả thế giới sẽ mở ra với tôi.
Vì vậy, tôi nỗ lực và vào được MIT, được xem như một trong những trường về khoa học công nghệ tốt nhất thế giới. Mặc dù vậy, khi trải qua những năm đầu tiên và tới thời điểm cần cân nhắc một cách nghiêm túc về điều bản thân muốn làm sau khi tốt nghiệp, tôi không hề cảm thấy sự tự do nào trong lựa chọn, không có tí cảm giác quyền lực nào (như tôi được bảo ngày xưa).
Thay vào đó, tôi cảm thấy bị khoá chặt vào một số lựa chọn sự nghiệp “thành công”, trong trường hợp của tôi là tài chính và tư vấn.”
Và một khi những sinh viên mới tốt nghiệp này bắt đầu làm việc tại các công ty trên, họ sẽ có thứ họ được hứa hẹn: danh vọng. Công việc thật sự, dù vậy, lại bao gồm hàng loạt những dãy số tẻ nhạt trên Excel, những dãy slide thuyết trình tới vô hạn – luôn bao gồm những chỉnh sửa phút chót để làm vừa lòng đối tác hay yêu cầu của khách hàng, và hàng loạt những công việc không tên khác. Nhưng điều đó cũng không hề gì. Đó là điều những sinh viên này đã luôn mong muốn.
Điều này dẫn đến câu hỏi quan trọng: Có vấn đề gì với chuyện theo đuổi danh vọng thế?
Điều này quay về việc tạo ra giá trị. Đây được xem là nhiệm vụ của những trường đại học: tạo ra giá trị cho xã hội. Các công ty đã nói ở trên, mặc dù vậy, không thực sự tạo ra giá trị mà thực ra là ăn theo những giá trị người khác tạo ra.

Theo Andrew Yang, nhà sáng lập của Venture for America, trong quyển sách Smart People Should Build Things:
“Các ngành dịch vụ chuyên nghiệp như tài chính, kinh tế hay dịch vụ luật tư, về định nghĩa, là ngành công nghiệp lớn. Tức là, họ phục vụ các công ty lớn trong việc tập trung vốn, mua đi bán lại, tái tổ chức, tái cấu trúc hay thực hiện các giao dịch phức tạp, kiểu như thế. Họ hoàn toàn phụ thuộc vào sự tăng trưởng của các công ty chờ cho chúng đủ lớn để thuê họ thực hiện nhiệm vụ.”
Hình dung một đất nước mà phần lớn nguồn lực của nó dành cho tư vấn và tài chính thay vì nghiên cứu và phát triển, sáng tạo ý tưởng và cơ sở hạ tầng. Chắc hẳn là chúng ta sẽ có rất nhiều báo cáo powerpoint ấn tượng đấy, nhưng có lẽ cũng chỉ có thế và không nhiều thứ khác.
Hiện nay, chúng ta đang “quy hoạch” phần lớn nhân tài vào các ngành như dịch vụ tài chính, những ngành “vô dụng với xã hội”, trích lời giám đốc Dịch vụ tài chính công của Anh Quốc. Các công việc này tập trung nhiều vào chi phí giao dịch hơn việc tạo ra sản phẩm hay dịch vụ.
Cuộc đua giành nhân tài ở cấp độ đại học vẫn đang rất căng thẳng, và những công ty với nguồn lực lớn nhất thường dành chiến thắng.
Theo một nghiên cứu ở các công ty cao cấp như các công ty tư vấn, thực hiện bởi Giáo sư Lauren Rivera ở trường Havard Business Review, một tập đoàn thường dành tới khoảng 1 triệu đô ngân sách cho các sự kiện quảng bá ở mỗi trường đại học.
Thậm chí, các sinh viên tốt nghiệp ngành sinh học còn bị bao vây bởi các công ty tư vấn về quản trị nhiều hơn cả các công ty dược hay các công ty về công nghệ sinh học. Chắc hẳn, phải có một vị trí tốt hơn trong xã hội cho một tiến sĩ tin học hơn là phòng công nghệ của một quỹ đầu tư.
Theo lời một sinh viên Harvard:
“Ngay cả khi gần 40% sinh viên tốt nghiệp này không có vẻ như đang làm gì xấu xa, họ đang bỏ qua cơ hội trở thành những người lãnh đạo mà xã hội chúng ta đang thực sự tìm kiếm.
Có vô kể những vấn đề chưa giải quyết liên quan tới các quyền cơ bản của con người và công lý, ở nước Mỹ cũng như ở mọi nơi trên toàn thế giới,hoàn toàn xứng đáng có được sự chú ý từ những con người đủ khả năng đối phó với chúng.
Hầu hết sinh viên tìm kiếm những cơ hội dễ nhất với rủi ro thấp nhất. Và khi những cơ sở này gần như hoàn toàn chiến thắng và nuốt trọn họ, họ đang bỏ lỡ những tổ chức phi lợi nhuận và những công ty khởi nghiệp nhỏ đang thầm lặng thực hiện những công việc ý nghĩa, mang tính đột phá trong xã hội.
—–
Trong một thế giới đề cao việc phát triển kĩ năng và sự thăng tiến, các sinh viên mới tốt nghiệp bị thu hút bởi lời hứa rằng những công ty này sẽ dạy họ các kĩ năng mà họ có thể áp dụng ở bất kỳ đâu.
Mặc dù vậy, khó có thể nói rằng việc làm ở Goldman Sachs hay Boston Consulting Group sẽ dạy bạn điều gì ngoài việc trở thành một nhân viên ngân hàng hay nhà tư vấn tốt. Đối nghịch với những quan niệm phổ biến, các công ty thú vị với cơ hội tuyệt vời không thực sự chào mời những nhà phân tích ngân hàng, nhà tư vấn hay luật sư tập đoàn.
Nếu những người này thay đổi sự nghiệp, điều đó thường xảy ra sau khi họ tham dự một chương trình sau đại học hay một chương trình giáo dục nào đó, như một trại code chẳng hạn – nhằm bảo tồn những giá trị cơ bản của họ. Lời hứa về cánh cửa mở tươi sáng tới những công việc khác thường không thực tế cho lắm.
Rất khó để chuyển sang một công việc “thú vị hơn” với mức lương còn xa mới gần bằng (công việc cũ).
Và trong khi những công ty này thu hút sinh viên với mức lương hào phóng và những văn phòng hợp thời, những biểu tượng của địa vị này cũng có cái giá của nó. Rất khó để hạ mức sống của bản thân một khi bạn đã quen với nó.
Khi bạn đang ở đỉnh cao với mức lương 6 chữ số và dần dần tích góp khoản khổng lồ cho tài khoản lương hưu, mặc những bộ đồ hàng hiệu, sống ở khu chung cư có tiếng và gần như đủ sức mua tất cả những thứ bạn muốn bất cứ khi nào bạn muốn, thật khó để chuyển sang một công việc “thú vị hơn” với mức lương còn xa mới gần bằng. Hiện tượng này được gọi là “Còng tay vàng”.
Thêm vào đó, nhiều người trẻ tiến thẳng vào những công việc đầy danh vọng này đơn giản vì họ tin rằng những công việc này thực sự tốt như cách nó vẫn luôn được nhìn nhận. Lợi ích xứng đáng, họ thường được trả tiền để du lịch vòng quanh thế giới (thông qua những chuyến công tác). Nhưng một khi những háo hức ấy dần qua đi, rất nhiều người tự nhận ra rằng chính công việc không như thứ họ kì vọng.
Đó cũng là nguyên nhân chúng ta sau có hàng loạt những tư vấn viên, nhân viên ngân hàng và luật sư trầm cảm và những nhân sự khác không phù hợp với môi trường làm việc giờ đây nhận ra họ đang mắc kẹt trong lựa chọn của chính mình.
—–
Một vài năm trước, tôi gặp một sinh viên nói rằng cô đang bắt đầu một tổ chức xây dựng bản đồ về nơi ở cho người vô gia cư để giúp mọi người quyên góp đồ ăn dễ dàng hơn. Cô rất thông minh, siêng năng và quyết tâm.
Sau này, tôi được biết cô đang chuẩn bị nhận việc tại Accenture. Dựa trên dạng khách hàng của Accenture, tôi hình dung rằng cuối cùng cô sẽ giúp đỡ những tập đoàn – không phải những người vô gia cư.
Những sinh viên giàu thành tích đủ sức tạo ra những kết quả phi thường. Họ bước chân vào giảng đường đại học với đôi mắt rộng mở, với niềm tin rằng họ có thể đạt được bất cứ thứ gì mong muốn.
Dần dần, nhiều người trong số họ bị cuốn vào bộ máy danh vọng và mắc vào những công việc tủn mủn, xoay quanh những giao dịch.
Nếu chúng ta cứ theo lộ trình này, rồi một ngày xã hội chúng ta sẽ trở thành nơi có nhiều người phân tích về tương lai hơn là thực sự xây dựng nó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hà Anh | MarketingTrips
Tác giả: Indra Sofian
Người dịch: Minhlocispositive