Skip to main content

Design Thinking là gì? Ví dụ và Quy trình rèn luyện Design Thinking

19 Tháng Tư, 2022

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các nội dung về thuật ngữ Design Thinking (tiếng Việt có nghĩa là Tư duy thiết kế) như: Design Thinking là gì? Tại sao Design Thinking (Tư duy thiết kế) lại quan trọng? Design Thinking hoạt động như thế nào? Ví dụ về Design Thinking? Chi tiết quy trình rèn luyện Design Thinking? và một số nội dung khác.

design thinking là gì
Design Thinking là gì? Quy trình thực hiện Design Thinking

Trong khi Design Thinking xuất phát điểm là khái niệm mô tả quy trình tạo ra các sản phẩm hay công nghệ mới, thuật ngữ này ngày nay được sử dụng tương đối rộng rãi trong phạm vi kinh doanh nói chung và marketing nói riêng. Vậy Design Thinking là gì và quy trình thực thi Design Thinking như thế nào.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:

  • Design Thinking là gì?
  • Design Thinker là ai?
  • Vai trò của Design Thinking.
  • 4 quy luật bất biến của Design Thinking là gì?
  • Quy trình diễn ra của Design Thinking là gì?
  • Ứng dụng Design Thinking vào lĩnh vực quảng cáo và Marketing như thế nào.
  • FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Design Thinking.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Design Thinking là gì?

Design Thinking trong tiếng Việt có nghĩa là Tư duy thiết kế, khái niệm được sử dụng để mô tả một quá trình giải quyết vấn đề bằng cách đặt nhu cầu của người tiêu dùng lên tất cả.

Design Thinking dựa trên sự quan sát, sự đồng cảm, cách mọi người tương tác với môi trường của họ để tạo ra các giải pháp sáng tạo hơn thông qua quá trình thực hành lặp lại.

Design Thinking hoạt động theo phương thức “lấy con người làm trọng tâm”, coi cách thức một người tiêu dùng (con người) tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ là cốt lõi thay vì dự đoán mọi thứ theo cảm tính hay góc nhìn của cá nhân.

Bởi vì xem con người là trung tâm của mọi quyết định, các nhà thiết kế (designer) không ngừng theo dõi cách mọi người sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ và sau đó tinh chỉnh lại với mục tiêu cuối cùng là cải thiện trải nghiệm tổng thể của người tiêu dùng.

Một trong những phần quan trọng nhất của Design Thinking là tư duy “lặp đi lặp lại” với ý nghĩa cốt lõi đằng sau là thay vì cứ mãi nghiên cứu, suy nghẫm và dự báo, hãy nhanh chóng thử nghiệm các giải pháp mới và tìm ra kết quả tối ưu nhất.

Trái ngược lại với những gì mà cách thức tư duy giải quyết vấn đề theo kiểu truyền thống diễn ra, tức mọi người sẽ chỉ ra vấn đề và sau đó động não để tìm ra các giải pháp xử lý, Design Thinking chỉ hoạt động khi quá trình này được lặp đi lặp lại không ngừng.

Design Thinker là ai?

Những người áp dụng tư duy thiết kế hay Design Thinking vào thực tế để xử lý các vấn của cá nhân hay tổ chức của họ được gọi là Design Thinker, các nhà tư duy thiết kế.

Vai trò của Design Thinking đối với tổ chức là gì?

Như đã phân tích ở trên, vì bản chất cốt lõi của Design Thinking là liên tục thử nghiệm, nó cho phép các tổ chức tạo ra các giá trị lâu dài cho người tiêu dùng.

Dưới đây là một số vai trò chính của Design Thinking.

  • Design Thinking giúp giải quyết các nhu cầu mới.

Bằng cách sử dụng phương pháp quan sát và lấy con người làm trọng tâm, các đội nhóm phụ trách có thể phát hiện ra những nỗi đau của người tiêu dùng, thứ mà có thể trước đây ngay chính bản thân họ cũng không nghĩ đến.

Những gì mà Design Thinking có thể cung cấp sau đó là các giải pháp dựa trên từng nỗi đau cụ thể.

  • Design Thinking giúp giải quyết các vấn đề không rõ ràng hoặc khó xác định.

Trong thực tế thế giới kinh doanh và marketing, người tiêu dùng không phải khi nào cũng có thể tự phát hiện ra các vấn đề hay nỗi đau của chính họ.

Tuy nhiên bằng cách liên tục quan sát, các Design Thinker có thể xác định tương đối chính xác các vấn đề dựa trên những gì họ nhìn thấy từ hành vi của người tiêu dùng.

Chính vì điều này, Design Thinking có thể phát hiện ra các vấn đề khi chúng còn rất mơ hồ.

  • Design Thinking tạo ra các giải pháp sáng tạo hơn.

Vì bản chất là phần lớn mọi người không có khả năng tưởng tượng ra những điều mà họ nghĩ là chúng lại có thể trở thành hiện thực, họ không thể yêu cầu những thứ chưa tồn tại hay họ chưa nhìn thấy.

Design Thinking có thể chỉ ra những nỗi đau mà người tiêu dùng chưa từng cảm nhận trước đó, sử dụng cách tiếp cận lặp đi lặp lại để giải quyết vấn đề và điều này thường sẽ giúp tạo ra những giải pháp mới sáng tạo và đổi mới hơn.

  • Design Thinking giúp các tổ chức “chạy” nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Thay vì phải nghiên cứu một vấn đề trong một khoảng thời gian dài mà có thể không đưa ra được kết quả, Design Thinking ủng hộ việc tạo ra các bản thử nghiệm và sau đó kiểm tra tính hiệu quả thực tế của chúng.

4 quy luật bất biến của Design Thinking là gì?

  • Quy luật con người: Bất kể được sử dụng trong cảnh nào hay với mục tiêu là gì, Design Thinking đều lấy quan điểm “con người là trọng tâm” của mọi thay đổi.
  • Quy luật mơ hồ: Khi áp dụng Design Thinking, sự mơ hồ trước những dự báo hay giải pháp mới là không thể tránh khỏi. Bằng cách thử nghiệm trong giới hạn hiểu biết của doanh nghiệp, bạn có thể kiểm soát những gì đang và sẽ diễn ra.
  • Quy luật thiết kế lại: Trong khi các yếu tố công nghệ và hoàn cảnh xã hội có thể thay đổi và phát triển, các nhu cầu cơ bản của con người vẫn không hoặc rất ít thay đổi. Về cơ bản, bạn chỉ đang thiết kế lại để đáp ứng các nhu cầu mới của người dùng.
  • Quy luật hữu hình: Làm cho các ý tưởng mơ hồ trở nên hữu hình hơn là nhiệm vụ của các Design Thinker khi áp dụng Design Thinking.

Quy trình áp dụng Design Thinking.

Thông thường, quy trình áp dụng Design Thinking vào thực tế sẽ trải qua 5 giai đoạn chính.

design thinking là gì
Quy trình diễn ra của Design Thinking là gì?

1. Đồng cảm với người tiêu dùng.

Trong giai đoạn đầu tiên này của Design Thinking, các nhà thiết kế sẽ tiến hành quan sát người tiêu dùng của họ để hiểu sâu hơn về cách họ tương tác hoặc bị ảnh hưởng bởi một sản phẩm hay vấn đề cụ thể.

Để có thể đảm rằng các nhận định hay ý kiến được đưa ra là khách quan, các nhà tư duy thiết kế cần khả năng đồng cảm với người tiêu dùng, xem nhu cầu hay vấn đề của họ là gì để từ đó đưa ra các giải pháp hay dự báo chính xác.

Quan sát bằng sự đồng cảm cũng có tác dụng rất mạnh mẽ bởi vì nó có thể giúp khám phá ra những vấn đề mà người tiêu dùng thậm chí còn không biết họ đã gặp phải hoặc đã gặp phải nhưng họ không biết phải mô tả như thế nào.

2. Xác định vấn đề.

Trong giai đoạn thứ hai này, các Design Thinker sẽ thu thập các quan sát hay nhận định của mình từ giai đoạn đầu tiên để xác định các vấn đề cần phải giải quyết.

Hãy liên tục nghĩ về những khó khăn mà người tiêu dùng của bạn đang phải đối mặt, những gì mà họ liên tục phải đấu tranh và những gì bạn thu thập được.

Khi bạn càng tổng hợp nhiều và toàn diện các phát hiện của mình, bạn càng có thể xác định các vấn đề mà họ phải đối mặt.

3. “Những buổi động não”.

Bước tiếp theo trong quy trình Design Thinking là thảo luận (brainstorm) các ý tưởng về cách giải quyết những vấn đề mà bạn đã xác định trước đó.

Bằng cách tập hợp những người có liên quan lại với nhau, khuyến khích sự sáng tạo và cộng tác, mọi người sẽ thảo luận và đề xuất các phương án tối ưu nhất.

Một trong những điểm quan trọng của giải đoạn này là bạn cần đưa ra càng nhiều ý tưởng thì càng tốt, khi bạn có càng nhiều ý tưởng, bạn có nhiều cơ hội hơn để thử nghiệm.

4. Đưa ra các giải pháp.

Những gì bạn cần làm ở giai đoạn này của Design Thinking là biến các ý tưởng nói trên thành một giải pháp thực tế.

Với những giải pháp gốc đầu tiên, mục tiêu của bạn không nên là một điều gì đó quá hoàn hảo, thay vào đó bạn cần phải nhanh chóng đưa các giải pháp này vào thực tế để xem liệu người tiêu dùng sẽ “đối xử” hay phản ứng với nó như thế nào.

Chẳng hạn như để có thể xem cách người tiêu dùng tương tác (tỷ lệ xem trang, thời gian ở lại, tỷ lệ chuyển đổi…) với một Landing Page bán hàng mới, bạn cần nhanh chóng phát triển các tính năng trên Landing Page và sau đó chạy thử nghiệm nó.

5. Thử nghiệm.

Một khi bạn đã cung cấp giải pháp cho người tiêu dùng, bạn phải quan sát cách họ tương tác lại với nó. Giai đoạn thử nghiệm này là giai đoạn bạn thu thập các phản hồi của người tiêu dùng về những giải pháp của mình.

Như đã phân tích ở trên, vì Design Thinking là quá trình lặp đi lặp lại liên tục, bạn cần liên tục lặp lại quy trình 5 bước này trong suốt quá trình làm việc.

Dù cho mục tiêu của bạn khi áp dụng Design Thinking là gì, một khi bạn đã xác định sai nhu cầu của người tiêu dùng, bạn phải nhanh chóng xoay vòng.

Ứng dụng Design Thinking vào lĩnh vực quảng cáo và Marketing như thế nào.

design thinking là gì
Design Thinking là gì? Ứng dụng Design Thinking vào Marketing như thế nào.

Mặc dù Design Thinking xuất phát từ góc nhìn của những người làm thiết kế, cụ thể là thiết các sản phẩm và dịch vụ mới cho người tiêu dùng, tư duy này có thể ứng dụng cho nhiều các lĩnh vực khác nhau bao gồm cả marketing nói chung.

Hãy giả sử rằng bạn là một Content Creator mới gia nhập ngành, và bạn được giao nhiệm vụ viết nội dung quảng cáo cho các nền tảng mạng xã hội (Social Media) như Facebook, YouTube hay Instagram.

Nếu như với cách tiếp cận tư duy truyền thống, có thể bạn sẽ bắt đầu bằng cách tự đưa ra các chiến lược hay định hướng nội dung theo góc nhìn của bản thân vì bạn nghĩ rằng khách hàng sẽ thích nó.

Tuy nhiên nếu áp dụng Design Thinking vào quá trình sản xuất nội dung này, có thể quá trình thực hiện của bạn sẽ có nhiều phần khác.

Thứ nhất, trước khi bạn đưa ra bất cứ nhận định hay giải pháp nào, bạn sẽ cần tiến hành nghiên cứu khách hàng của mình. Nghiên cứu ở đây không chỉ dừng lại ở việc bạn tìm kiếm và tổng hợp các thông tin cần thiết về khách hàng.

Vì bạn đang áp dụng theo cách thức Design Thinking, bạn cần tương tác, gặp gỡ, quan sát dựa trên số liệu và thậm chí là đặt mình vào bối cảnh của khách hàng để hiểu đâu mới là kiểu nội dung (Content) khách hàng cần.

Thứ hai, trước khi quyết định đưa ra các định hướng hay kiểu nội dung, bạn cần hiểu các vấn đề hay nỗi đau mà khách hàng đăng gặp phải là gì, khách hàng trên từng nền tảng tương tác với những kiểu nội dung ra sao, đó là video hay hình ảnh, video hay hình ảnh đó nói về chủ đề hay nội dung gì.

Sau khi đã quan sát và thu thập đủ các dữ liệu cần thiết, bạn mới tiến hành xây dựng các nội dung để đáp ứng cho các nhu cầu khác nhau của họ.

Cuối cùng, vì bạn biết rằng, mọi giả định hay thử nghiệm cũng chỉ là tương đối và bạn cần chạy liên tục các thử nghiệm, bạn lên một bản kế hoạch rõ ràng về thời gian thử nghiệm cho từng ý tưởng hay giải pháp tương ứng.

Bạn lặp lại quá trình này trong suốt quá trình làm việc của mình.

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Design Thinking.

  • Design Thinking Process là gì?

Design Thinking Process có nghĩa là Quy trình xây dựng tư duy thiết kế, khái niệm đề cập đến cách thức một người hay tổ chức xây dựng tư duy thiết kế cho riêng họ.

Kết luận.

Nếu bạn đang làm việc trong các lĩnh vực như sáng tạo, thiết kế sản phẩm, UX và UI, kinh doanh hay marketing, Design Thinking là một trong những tư duy và cách thức tiếp cận hiệu quả để tạo ra những giải pháp mới hiệu quả hơn.

Bằng cách hiểu rõ bản chất của design thinking là gì và cách thức nó hoạt động trong thực tế, bạn có thể đảm bảo rằng khách hàng hay người dùng của bạn luôn có những trải nghiệm tốt nhất với thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Ứng dụng gọi xe Bolt sắp vào Việt Nam tuyên bố sẽ đánh bại Grab

21 Tháng Một, 2025
Tại nhiều thị trường quan trọng của Grab, ứng dụng gọi xe công nghệ Bolt đã vươn lên đe doạ vị th…

Đọc nhiều

Top 10+ xu hướng Marketing sẽ thống trị trong năm 2025 (từ Kantar)

18 Tháng Một, 2025
Theo báo cáo từ Kantar Media (một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường,…