Skip to main content

Một số cách giúp công ty khởi nghiệp có thể vượt qua các thương hiệu lâu đời

19 Tháng Mười Một, 2021

Các công ty khởi nghiệp (startup) luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự cạnh tranh, tạo điều kiện cho sự gián đoạn về kinh tế cũng như đưa ra các xu hướng mới tới thị trường.

Một số cách giúp công ty khởi nghiệp có thể vượt qua các thương hiệu đã có sẵn

Với sự hỗ trợ từ những công nghệ tiên tiến, các ý tưởng “thân thiện” với thị trường cộng với nhiều chiến lược mang tính cách mạng, một số công ty khởi nghiệp đã đánh bại các thương hiệu lâu đời trên thị trường, tạo ra tác động và giá trị lớn trong thị trường mục tiêu của họ.

Một ví dụ điển hình cho điều này là Yahoo, từng là doanh nghiệp dotcom dẫn đầu thị trường với doanh thu 125 tỷ USD vào những năm 1990 và 2000.

Advertisement

Các thương vụ mua lại mang tính chiến lược và bản năng kinh doanh đã đưa Yahoo luôn đi trước con đường trong thế giới kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ.

Và rồi sau đó Google xuất hiện vào năm 1997, tức là sau đó rất lâu so với đàn anh Yahoo, tuy nhiên, mọi thứ cuối cùng lại diễn ra theo cách mà rất ít người có thể tưởng tượng.

Là một công ty khởi nghiệp, Google tập trung vào việc cung cấp một công cụ tìm kiếm dễ sử dụng và khai thác các thuật toán nhằm hướng người dùng đến với nhiều thông tin hơn.

Điều này sau đó trở thành lợi thế cạnh tranh của Google trước những gã khổng lồ khác như Yahoo, vốn được vận hành với cơ sở hạ tầng phức tạp khiến họ khó thích ứng với nhu cầu ngày càng tăng của người dùng.

Advertisement

Mặc dù đối với mỗi ngành hàng và bối cảnh kinh doanh khác nhau, các chiến lược và cách tiếp cận có thể khác nhau, tuy nhiên học những gì mà các tên tuổi trước đó đã từng làm là một trong những cách khôn ngoan nhất để phát triển.

Xây dựng những mục tiêu kinh doanh rõ ràng.

Việc đặt ra các mục tiêu rõ ràng và có thể hành động được là điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp vì tất cả các thành viên trong tổ chức đều hiểu và sẽ có thể biến tầm nhìn của doanh nghiệp thành hiện thực.

Tầm nhìn của một doanh nghiệp là thứ xác định văn hóa tổ chức cũng như các phương pháp tiếp cận được sử dụng để đạt được kết quả.

Trong khi nó xác định các mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt được, nó cũng giúp làm rõ các chiến lược và hành động bạn cần thực hiện để đạt được mục tiêu.

Advertisement

Quay lại với Google, họ tuyên bố tầm nhìn rất rõ ràng và cụ thể: “cho phép truy cập thông tin trên toàn thế giới chỉ bằng một cú nhấp chuột.” Và kể từ ngày ra mắt vào năm 1997, mọi sản phẩm và dịch vụ của Google đều thể hiện rõ ràng tầm nhìn đó.

Để đặt ra các mục tiêu kinh doanh rõ ràng, dưới đây là những gì bạn có thể làm:

  • Viết ra mọi thứ bạn muốn đạt được trong vài năm tới.
  • Đảm bảo mọi hành động ngắn hạn được liên kết trực tiếp với mục tiêu lớn hơn của bạn trong dài hạn.
  • Xác định mọi thứ bạn sẵn sàng làm với tư cách là một doanh nghiệp.

Nếu bạn là một doanh nhân hay chủ của một công ty khởi nghiệp, điều có thể giúp bạn vượt qua các thương hiệu lâu đời trong ngành là tập trung nhiều hơn vào những sản phẩm và dịch vụ bạn muốn cung cấp.

“Khách hàng là Vua”.

Dù cho bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, B2B hay B2C, thương mại điện tử hay công nghệ, khách hàng của bạn chắc chắn là động lực chính khiến doanh nghiệp thành công.

Advertisement

Một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu khách hàng của bạn có hài lòng hay không?

Đối với nhiều doanh nghiệp, đó có thể là số lần họ quay lại với thương hiệu; bởi số tiền họ chi tiêu cho các sản phẩm hay dịch vụ; cách họ đánh giá sản phẩm đang sử dụng hay nhiều chỉ số khác.

Dưới đây là 03 khía cạnh thiết yếu có thể giúp bạn đạt được sự hài lòng của khách hàng trong khi vẫn đảm bảo tân dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có:

  • Dự đoán các vấn đề hay nỗi đau chính mà đối tượng mục tiêu của bạn phải đối mặt.
  • Xác định tệp khách hàng tiềm năng của bạn.
  • Cung cấp các giải pháp tối ưu (so với đối thủ hoặc sản phẩm thay thế) được nhắm mục tiêu để giải quyết các vấn đề của người dùng.

Tuân thủ những điều này không chỉ giúp làm cho các sản phẩm và dịch vụ của bạn luôn lấy người dùng làm trọng tâm mà còn cung cấp cho bạn một quy trình có thể hành động được dựa trên các hiệu suất rõ ràng.

Advertisement

Tập trung vào tất cả mọi người xung quanh.

Bên cạnh việc nắm bắt cơ hội, giao tiếp hiệu quả và chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng, thì một kỹ năng khác rất cần thiết đối với những người làm kinh doanh đó là đối xử tốt với tất cả mọi người.

Mọi người ở đây không chỉ có nghĩa là khách hàng của bạn hoặc đối tượng mục tiêu của bạn; nó còn bao gồm những người bạn tương tác và làm việc hằng ngày.

Bạn có thể hiểu thế này, nhân viên, đồng nghiệp hay thậm chí là sếp của bạn ai cũng có những tầm nhìn, giấc mơ và mong muốn riêng. Do đó, để đạt được vị trí mà bạn mong muốn trong tương lai, điều quan trọng là bạn phải điều chỉnh chúng sao cho phù hợp nhất với tầm nhìn và giấc mơ của doanh nghiệp.

Nói một cách đơn giản nhất, bạn cần xây dựng một mối liên hệ chặt chẽ giữa sự phát triển của công ty và sự phát triển của nhân viên. Hai nhóm này cần đồng điệu với nhau.

Advertisement

Phá vỡ những tư duy cũ và lặp lại.

Những tư duy kinh doanh mạnh là những tư duy thường tập trung vào việc thử nghiệm những ý tưởng mới, lấy khách hàng làm trọng tâm và thay đổi thị trường mục tiêu của họ sao cho phù hợp với bối cảnh và cơ hội.

Và để làm được điều này, nhiều người cho rằng họ cần trở thành một người Sếp hay một doanh nhân đầy uy lực như nhiều người vẫn nghĩ về. Tuy nhiên, đây lại là một cách tiếp cận sai lầm. Sự thật là, bạn cần trở thành một nhà lãnh đạo.

Bởi vì khởi nghiệp là một hành trình khó khăn và nó đưa bạn trải qua những kinh nghiệm sống khác nhau và dạy bạn rằng thành công nằm ở sự kiên định và thực tế nhưng nhưng lại rất cần sự khiêm tốn và đồng cảm.

Và một nhà lãnh đạo thành công, như Steve Jobs đã từng nói, là một nhà lãnh đạo có cách giao tiếp rõ ràng, đặt ra kỳ vọng rõ ràng, không dựa dẫm hay phụ thuộc vào người khác và là người chịu hoàn toàn trách nhiệm với đội nhóm.

Advertisement

Luôn luôn có Plan B.

Lập kế hoạch chi tiết cho các bước đi tiếp theo của doanh nghiệp là một trong những yêu cầu cơ bản nhất của bất kỳ doanh nhân hay công ty khởi nghiệp nào.

Nhưng điều quan trọng bạn cần hiểu là ngay cả khi bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng các kế hoạch và phương pháp tiếp cận của mình, mọi thứ vẫn có thể diễn ra theo một cách rất khác. Đặc biệt là khi bạn đang sống trong một thế giới VUCA.

Là một doanh nhân, khi bạn sẵn sàng trao cơ hội cho các ý tưởng tiềm năng của mình và mong muốn biến nó thành một dự án thành công, chắc chắn rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Một bản kế hoạch thay thế Plan B là mục tiêu bạn nên có.

Đôi khi cũng được gọi là Pivots, Plan B giúp bạn xác định lại mục tiêu của mình và tập trung vào các khía cạnh có thể mang lại các kết quả bổ sung.

Advertisement

Hãy thử nhìn vào Elon Musk, việc quyết tâm trở thành một doanh nhân đã thúc đẩy ông thử nghiệm các ý tưởng khác nhau, bao gồm cả PayPal, mà sau đó đã bán lại cho eBay.

Quyết tâm này cuối cùng đã khiến ông thành lập Tesla, công ty có giá trị nhất ngành ô tô ở thời điểm hiện tại.

Bạn cần lưu ý rằng Plan B không nhất thiết phải là một bản kế hoạch hành động hoàn toàn khác; trong nhiều trường hợp, đó chỉ là một chiến lược khác mà cuối cùng nó sẽ hỗ trợ cho ý tưởng ban đầu.

Một bản phân tích ma trận SWOT chi tiết là công việc bạn cần làm.

Advertisement

Thành công cần rất nhiều thời gian.

Cuối cùng, bạn trước tiên phải nhận ra rằng, thành công, đặc biệt là thành công từ các công ty khởi nghiệp là một hành trình gian nan và có nhiều sự đánh đổi.

Thành công dựa trên việc cung cấp giá trị và tạo ra những sức ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người tiêu dùng hay khách hàng mục tiêu của bạn.

Thành công đòi hỏi những nỗ lực nhất quán, sự cống hiến và cả sự dấn thân.

Có rất nhiều ví dụ chứng minh cho việc thành công có thể không đến sớm, nhưng một khi vận mệnh đến, bạn chắc chắn sẽ bắt gặp nó.

Advertisement

Từ Steve Jobs của Apple, Bill Gates của Microsoft hay Jeff Bezos của Amazon, họ đều xuất phát từ những thứ nhỏ bé, và hàng chục năm sau, họ dẫn dắt thị trường.

Mặc dù đây là một hành trình dài, nhưng bằng cách đạt được những cột mốc nhỏ, bạn có thể tự tin để bước tiếp:

  • Đặt mục tiêu ngắn hạn phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
  • Đánh giá các tác động tích cực mà bạn đã tạo ra trong ngành và cho xã hội của mình.
  • Bạn đã giúp bao nhiêu người (bao gồm cả nhân viên) trong quá trình phát triển doanh nghiệp của mình?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement