Skip to main content

Thẻ: Authentic Marketing

Authentic Marketing: Lợi ích của việc ứng dụng tính xác thực trong kinh doanh và Marketing

Trong khi tính xác thực (authenticity) có thể khó xây dựng và có phần nhạy cảm trong các giai đoạn đầu, nó thực sự mang lại giá trị bền vững cho doanh nghiệp.

Authentic Marketing: Lợi ích của việc ứng dụng tính xác thực trong kinh doanh và Marketing
Authentic Marketing: Lợi ích của việc ứng dụng tính xác thực trong kinh doanh và Marketing

Nếu bạn là người làm kinh doanh hay marketing và bạn chưa từng nghe tới thuật ngữ “tính xác thực” hay tính xác thực trong Marketing (Authentic Marketing), đã đến lúc bạn cần quan tâm đến nó nhiều hơn.

Theo một nghiên cứu từ Stackla, có đến 88% người tiêu dùng coi tính xác thực là yếu tố quan trọng khi quyết định lựa chọn các thương hiệu.

Tính xác thực, về cơ bản là ranh giới giữa những gì một thương hiệu tự mô tả bản thân họ và cách đối tượng mục tiêu nghĩ về họ.

Ví dụ: đây là những dấu hiệu cho thấy một thương hiệu nào đó có tính xác thực hoặc đang áp dụng nó.

  • Đảm bảo các giá trị của thương hiệu không chỉ thông qua website hay các tài liệu về marketing: Khách hàng cần cảm nhận được tính xác thực bất cứ khi nào họ tương tác với thương hiệu.
  • Tương tác thường xuyên với cộng đồng của thương hiệu và tận dụng tối đa nội dung do người dùng tạo ra (User-generated Content).
  • Sử dụng những hình ảnh thể hiện cá tính của thương hiệu hơn là những hình ảnh được dàn dựng một cách vô hồn của doanh nghiệp.
  • Tự nhận thức và phản ánh bản thân với tư cách là một nhà lãnh đạo tư tưởng.

Trong khi tính xác thực (authenticity) có thể khó xây dựng và có phần nhạy cảm trong các giai đoạn đầu, nó thực sự mang lại giá trị bền vững cho doanh nghiệp.

Bạn sẽ thu hút được những đối tượng mục tiêu, những người thích bạn và sẵn sàng chia sẻ các giá trị của bạn.

Khi nói đến tính xác thực, có một câu hỏi đặt ra là tại sao rất nhiều nhà lãnh đạo hay doanh nghiệp tránh thể hiện nó?

Một số lý do có thể đưa ra là, thứ nhất, họ chưa xây dựng được tính xác thực hay trung thực với những gì mà thương hiệu của họ đang chia sẻ.

Thứ hai là vì họ sợ rằng mình sẽ thu hút được ít đối tượng mục tiêu hơn khi tính xác thực đó chưa hẳn là tính xác thực.

Trong khi một số thương hiệu đang tìm cách để che dấu đi tính xác thực, một số thương hiệu khác luôn tìm cách để thể hiện nó với khách hàng của họ.

Kết quả là khi khách hàng ngày càng ít tin tưởng hơn với quảng cáo và những thông tin một chiều từ thương hiệu, họ chọn cách “thuộc về” các thương hiệu sẵn sàng đồng hành cùng họ, chia sẻ qua lại những giá trị một cách minh bạch.

Xây dựng sự khác biệt so với đối thủ.

Với tư cách là những người làm marketing, có thể bạn đang tìm cách “đẩy” tất cả những gì mà bạn muốn nói đến với khách hàng, những tấm hình được đồ hoạ trau chuốt hay những video với đầy hiệu ứng bắt mắt.

Nhìn sang đối thủ, bạn cũng đang nhìn thấy những cách làm tương tự và hiển nhiên bạn cảm thấy “an tâm” vì điều đó.

Tuy nhiên, bạn có tự hỏi rằng, liệu khách hàng có tin tưởng những điều đó hay tại sao họ lại chọn thương hiệu của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh?

Bằng cách xuất hiện với một hình ảnh chân thực, nói những gì gần gũi với khách hàng, những thứ mà họ có thể tin và chia sẻ được, bạn dần dần có được lòng trung thành từ họ.

Tính xác thực giúp thương hiệu xây dựng lòng tin một cách dễ dàng hơn.

Như MarketingTrips đã phân tích nhiều lần trước đây, là một marketer, việc tự đặt mình vào vị trí của khách hàng là một cách thông minh để thấu hiểu họ.

Khi bạn phát hiện ra rằng tính bền vững là một phần giá trị cá nhân và niềm tin của khách hàng và sau đó bạn tìm cách đưa nó vào sản phẩm của mình rồi thể hiện tới khách hàng, thương hiệu của bạn sẽ là một phần của họ.

Trong trường hợp nếu khách hàng của bạn là Gen Z, những người không ngừng mong muốn thể hiện và chia sẻ giá trị cá nhân của bản thân cùng với đó là thái độ tích cực ủng hộ các thương hiệu đáng tin cậy, tính xác thực càng trở nên quan trọng hơn.

Khi các hoạt động Marketing là phần thể hiện hay xác thực những gì thương hiệu từng tuyên bố và cam kết, không có lý do gì để khách hàng nghi ngờ về thương hiệu.

Thương hiệu sẽ kết nối và truyền cảm hứng cho những người khác.

Tính xác thực trong marketing lẫn kinh doanh nghe qua thì khá đáng sợ! Nó khiến nhiều thương hiệu cảm thấy “dễ bị tổn thương” hay sẽ có một số sự thật không mong muốn nào đó sẽ bị phơi bày.

Đây cũng là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp vẫn giữ cho họ một hình ảnh hoàn hảo, hào nhoáng và không bao giờ mắc sai lầm.

Tuy nhiên, bạn cứ thử hình dung thế này, nếu bạn là một khách hàng, người không thể tránh khỏi những sai lầm nào đó, người luôn có những khuyết điểm nhất định, liệu họ có tin tưởng hoàn toàn vào một nhân vật hoàn hảo nào đó.

Khi một thương hiệu có thể giúp khách hàng biết được họ thực sự là ai, những kết nối có ý nghĩa sẽ bắt đầu nảy sinh, tính xác thực khi này có thể truyền cảm hứng không những cho khách hàng mà còn là nhân viên, đối tác và hơn thế nữa.

Chiến lược phát triển bền vững.

Với tư cách là những nhà lãnh đạo, hay thậm chí là người làm kinh doanh nói chung, bạn bắt đầu công việc kinh doanh của mình vì bạn muốn tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn (ít nhất là cho khách hàng của mình).

Vậy làm thế nào bạn có thể làm điều đó nếu bạn đang hằng ngày tự ép mình vào một khuôn khổ không phù hợp với những gì đang diễn ra thực tế (bên trong bạn và doanh nghiệp của bạn)?

Trong khi thực thi tính xác thực ban đầu sẽ khá khó khăn. Tuy nhiên, khi bạn đã làm điều đó được một thời gian, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy nó là tự nhiên và đúng đắn.

Bạn sẽ trở về đúng với những gì thuộc về bạn, thu hút những người có cùng chí hướng, tập trung xây dựng giá trị và sau đó truyền cảm hứng cho khách hàng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Authentic Marketing là gì và nó khác với PR như thế nào?

Cùng MarketingTrips tìm hiểu các nội dung như Authentic Marketing là gì, nên hiểu và triển khai Authentic Marketing như thế nào và hơn thế nữa.

Authentic Marketing là gì
Authentic Marketing là gì và nó khác với PR như thế nào?

Khi quảng cáo dần mất đi tính hiệu quả của nó, các nhà marketer đang tìm kiếm những cách mới để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, điều này đã làm nảy sinh một loại hình marketing mới được gọi là Authentic marketing.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • Authentic Marketing là gì?
  • Điều gì khiến Authentic Marketing trở nên khác biệt.
  • Những câu hỏi thường gặp với Authentic Marketing là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Authentic marketing là gì?

Authentic marketing hay Tiếp thị xác thực là một cách để tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng thông qua sự xác thực cả ở môi trường trực tuyến và ngoại tuyến.

Điều này có thể được thực hiện bằng cách gặp gỡ người dùng ở bất cứ nơi nào họ đang ở, từ các kênh họ đang nghe, các bản tin và bài báo họ đang đọc, các sự kiện họ tham dự đến các kênh truyền thông mạng xã hội mà họ đang sử dụng.

Hiện tại, có rất nhiều kênh khả dụng, nơi các doanh nghiệp có thể chia sẻ hành trình và thông tin chi tiết của họ theo cách có thể thu hút sự chú ý của mọi người đến những gì họ đang xây dựng.

Các doanh nghiệp thường dựa vào quan hệ công chúng (PR) để xử lý những vấn đề liên quan đến truyền thông với phần đông cộng đồng mục tiêu. Đó là lý do tại sao mọi người thường nhầm lẫn Authentic marketing với PR.

Authentic Marketing là một phần của ngành Marketing, để có thể hiểu toàn diện về Marketing, bạn có thể xem tại: marketing là gì

Dưới đây là cách mà Authentic marketing thực sự khác biệt.

Authentic Marketing bao hàm toàn bộ đội nhóm chứ không phải chỉ C-suite (các cấp giám đốc).

Câu chuyện của mọi doanh nghiệp thay đổi theo cách nó vận hành. Luôn có điều gì đó mới mà nhân viên có thể học hỏi được khi họ làm việc với vai trò tương ứng của chính mình.

Các đội nhóm khác nhau trong một doanh nghiệp liên tục học hỏi những điều mới về thị trường, sản phẩm, quy trình bán hàng của họ, v.v.

Authentic marketing cho phép các đội nhóm tiếp tục chia sẻ những câu chuyện và thông tin chi tiết của họ trong quá trình làm việc, định vị họ như những nhà lãnh đạo tư tưởng tích cực trong ngành của họ.

Trong khi đó, PR chủ yếu là đưa ra các thông báo về các sự kiện cụ thể như tài trợ, ra mắt, thông cáo báo chí v.v. Những thông báo và tuyên bố này được soạn thảo theo cách đảm bảo sự duy trì hoặc củng cố hình ảnh ưa thích trong mắt công chúng của doanh nghiệp.

Giao tiếp theo cách này thường không gây được tiếng vang với mọi người vì nó được viết theo kịch bản và thường không mang tính xác thực.

Authentic Marketing giúp giúp khuếch trương tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp thay vì chỉ là tin tức đơn thuần.

PR là tất cả là về tin tức. Nỏ xảy ra khi một vài sự kiện quan trọng nào đó được diễn ra trong doanh nghiệp hoặc trong ngành.

Một ví dụ điển hình khi PR thể hiện vai trò đó là doanh nghiệp của bạn sắp tiến hành IPO.

Mặc dù chia sẻ tin tức là rất tốt, nhưng hầu hết nó lặp đi lặp lại, vì phần lớn mọi người không bị ảnh hưởng hay liên quan gì tới nó.

Ngược lại, Authentic marketing cho phép các doanh nghiệp chia sẻ văn hóa và hệ thống niềm tin của họ theo cách gây được tiếng vang với mọi người ở cấp độ tình cảm.

Ví dụ, nhân viên Tesla coi công việc họ làm là cách họ đang chuyển thế giới sang năng lượng bền vững. Công ty thường xuyên truyền đạt sứ mệnh của mình tại các sự kiện mà họ phát biểu, trên podcast, mỗi khi họ xuất hiện trước khán giả.

Các doanh nghiệp áp dụng phương pháp Authentic marketing có thể khiến công chúng quan tâm hơn đến các vấn đề họ đang giải quyết và – nói cách khác – về các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đang xây dựng.

Authentic marketing có thể lặp lại.

Không giống như PR, diễn ra khi có tin tức, Authentic Marketing có thể được tận dụng nhiều lần mỗi tháng. Các đội nhóm từ các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp hiện có thể sử dụng Authentic Marketing để khiến mọi người hào hứng hơn về những gì họ đang xây dựng.

Ví dụ: một Phó chủ tịch hay một kỹ sư tại một công ty khởi nghiệp có thể chia sẻ các thông tin chi tiết về dự án trên nhiều kênh và sự kiện khác nhau trong bất kỳ tháng nào.

Tháng sau, người đứng đầu bộ phận nhân sự và giám đốc marketing (CMO) có thể chia sẻ một số câu chuyện khác với các trang tin hoặc ấn phẩm công nghệ có liên quan.

Bởi vì Authentic marketing hoạt động với toàn bộ các đội nhóm, giờ đây, việc chia sẻ những câu chuyện từ các khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn.

Nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) mang đến nhiều con đường mới cho các doanh nghiệp (và các thành viên trong đội nhóm của họ) chia sẻ hành trình và hiểu biết của họ với thế giới.

Bằng cách làm như vậy một cách nhất quán, các doanh nghiệp có thể xây dựng một thương hiệu đáng tin cậy hơn, điều sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý từ các bên liên quan và từ đó cho phép họ nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips