Skip to main content

Thẻ: Burger King

Thương hiệu nào đang thống lĩnh mảng thức ăn nhanh tại Việt Nam

Dù doanh thu các chuỗi đồ ăn nhanh đạt hàng trăm tỷ đồng và đi lên qua từng năm, nhiều “ông lớn” vẫn rơi vào cảnh lỗ nặng, hoặc có lãi thì biên lợi nhuận cũng rất thấp.

Gần đây, McDonald’s và Burger King lần lượt thông báo đóng cửa các chi nhánh lâu năm tại trung tâm quận 1, TP.HCM.

Màn “rút lui” của các chuỗi thức ăn nhanh khỏi các mặt bằng đắc địa không chỉ phản ánh sự thay đổi trong chiến lược phát triển, mà còn là minh chứng cho cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong ngành F&B.

Doanh thu trăm, nghìn tỷ vẫn lỗ

Năm 2014, McDonald’s lần đầu hiện diện tại Việt Nam thông qua đơn vị nhượng quyền là CTCP Good Day Hospitality do ông Nguyễn Bảo Hoàng làm CEO.

Dù đã thành công tại Mỹ – cái nôi của ngành thức ăn nhanh, McDonald’s vẫn đang “đau đầu” giải quyết bài toán lợi nhuận sau gần 10 năm hoạt động tại Việt Nam.

Đặt mục tiêu 100 cửa hàng trong 1 thập kỷ nhưng McDonald’s hiện chỉ sở hữu 35 chi nhánh, tập trung chủ yếu ở TP.HCM và Hà Nội. Theo dữ liệu của Vietdata, doanh thu năm 2022 của McDonald’s đạt hơn 650 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản lỗ ở mức cao nhất ngành, lên tới 100 tỷ đồng.

Dẫn đầu doanh thu ngành đồ ăn nhanh tại Việt Nam hiện nay là Lotteria, thương hiệu thuộc Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc).

Tham gia thị trường từ năm 1998, Lotteria đã phủ sóng 52 tỉnh thành với gần 250 cơ sở và ghi nhận doanh thu tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2020-2022, đạt hơn 2.000 tỷ đồng trong năm 2022.

Tuy nhiên, dù được hậu thuẫn bởi một trong những tập đoàn lớn nhất “xứ sở kim chi”, thương hiệu này vẫn phải đối mặt với khoản lỗ hơn 14 tỷ đồng. Dĩ nhiên, kết quả này đã cải thiện 90% so với cùng kỳ 2 năm trước đó.

Trong khi đó, các thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng khác như Burger King, Domino’s Pizza và Gà rán Popeyes đang được Công ty TNHH DV Thực phẩm và Giải khát Việt Nam (VFBS) nhận quyền kinh doanh tại Việt Nam.

Đây là công ty thuộc Tập đoàn Imexpan Pacific của ông Johnathan Hạnh Nguyễn. Bên cạnh các thương hiệu kể trên, VFBS cũng tự xây dựng và phát triển một số thương hiệu riêng như Big Bowl, Saigon Café.Bar.Kitchen, HaNoi Café.Bar.Kitchen…

Dù vậy, Vietdata ghi nhận doanh thu của VFBS chỉ dao động nhẹ quanh mức 650 tỷ đồng trong 2 năm 2020 và 2021. Đến 2022, chỉ số này tăng mạnh lên gần 920 tỷ đồng.

Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn trong tình trạng thua lỗ, dù khoản lỗ đã thu hẹp đáng kể từ mức 102 tỷ đồng năm 2021 về còn lỗ 19 tỷ đồng năm 2022.

Biên lợi nhuận vài phần trăm

Trên thị trường Việt Nam, KFC là một trong những cái tên hiếm hoi ghi nhận lợi nhuận dương trong giai đoạn 2020-2022.

Năm 2022, thương hiệu này của Mỹ đã phục hồi ấn tượng với doanh thu hơn 1.600 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt trên 50 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ sau chuỗi thua lỗ trước đó. Dù vậy, biên lãi ròng chỉ hơn 3%.

KFC thâm nhập thị trường Việt Nam từ năm 1997 qua liên doanh giữa doanh nhân Chew Leong Chee và Công ty KFCV. Khác với McDonald’s, KFC linh hoạt điều chỉnh thực đơn với gần 300 món toàn cầu để phù hợp với từng thị trường.

Hiện, thương hiệu này đã có hơn 210 chi nhánh trên cả nước, trở thành một trong những chuỗi đồ ăn nhanh phổ biến nhất tại Việt Nam.

Một đối thủ “nặng ký” khác – Jollibee cũng đang gia tăng độ phủ với tốc độ nhanh chóng. Nhờ thực đơn phù hợp khẩu vị người Việt, dù chỉ mới tham gia thị trường Việt Nam từ năm 2005, thương hiệu Philippines này hiện sở hữu hơn 190 cửa hàng toàn quốc.

Năm 2022, Jollibee ghi nhận doanh thu ấn tượng với gần 1.900 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm trước đó.

Đây cũng là thương hiệu có lợi nhuận sau thuế cao nhất ngành thức ăn nhanh tại Việt Nam trong giai đoạn 2020-2022. Vietdata ghi nhận Jollibee lãi hơn 68 tỷ đồng, tương đương biên lợi nhuận khoảng 3,6%.

Với mảng pizza, The Pizza Company cũng chứng kiến doanh thu dao động liên tục trong giai đoạn 2020-2022. Năm 2020, doanh thu của thương hiệu đạt hơn 580 tỷ đồng. Con số này giảm nhẹ vào năm 2021, rồi sau đó phục hồi và tăng 52% vào năm 2022, đạt gần 820 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế chuyển từ âm 100 tỷ đồng năm 2020 sang dương gần 40 tỷ năm 2022.

Không thu về doanh thu hay lợi nhuận “khủng”, song The Pizza Company lại là thương hiệu có biên lãi ròng cao nhất ngành, ở mức 4,9%. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của thương hiệu đã có sự cải thiện rõ rệt sau nhiều năm biến động.

Dù có mặt tại Việt Nam vào năm 2013, muộn hơn rất nhiều năm so với các chuỗi pizza khác, The Pizza Company – được quản lý bởi Công ty QSR Việt Nam – tự nhận đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, vượt mặt các đối thủ cạnh tranh để trở thành chuỗi nhà hàng pizza có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

Hiện, thương hiệu đang sở hữu 78 chi nhánh tại Việt Nam, chiếm hơn 1/4 số cửa hàng của The Pizza Company trên toàn thế giới.

Bức tranh ảm đạm khắp toàn cầu

Không chỉ riêng Việt Nam, ngành F&B toàn cầu cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt sau đại dịch Covid-19. Theo CBS, nhiều nhà hàng buộc phải thay đổi mô hình kinh doanh sang bán mang về và giao hàng. Sau đại dịch, lạm phát và chi phí nhân công tăng cao đã gây áp lực lên giá thành.

Đối với những người có thu nhập thấp – nhóm khách hàng cốt lõi của các chuỗi đồ ăn nhanh trên thế giới, giá cả tăng cao càng khiến họ giảm tần suất ăn ngoài hoặc chuyển sang nấu ăn tại nhà.

Trong bối cảnh này, các chuỗi lớn như McDonald’s và KFC ghi nhận lượng khách giảm đáng kể, trong khi một số thương hiệu như Popeyes và Harold’s Chicken thậm chí đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản.

Theo The Street, tập đoàn EYM – chủ sở hữu nhiều thương hiệu lớn như Burger King, KFC và Pizza Hut, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản cho các chi nhánh Pizza Hut mà họ quản lý do tranh chấp với Yum Brands về vấn đề tiền bản quyền. Hiện, EYM cũng đã đóng cửa 25 trong số 47 cửa hàng KFC.

Công ty RRG – đơn vị điều hành 17 cửa hàng Popeyes tại Georgia, cũng đã nộp đơn phá sản vào tháng 2 do lỗ nặng từ 3 cửa hàng. Gần đây, Original Harold’s Chicken of Nevada, thương hiệu gà rán lâu đời từ năm 1950, cũng đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản để tái cơ cấu hoạt động.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Công ty mẹ của Burger King mua lại Carrols Restaurant Group với giá 1 tỷ USD

Restaurant Brands International Inc, công ty mẹ của gã khổng lồ ngành F&B Burger King đang mua lại Carrols Restaurant Group, đơn vị nhượng quyền Burger King lớn nhất ở Mỹ, với giá khoảng 1 tỷ USD tiền mặt.

Công ty mẹ của Burger King mua lại Carrols Restaurant Group với giá 1 tỷ USD
Công ty mẹ của Burger King mua lại Carrols Restaurant Group với giá 1 tỷ USD

Restaurant Brands theo đó sẽ trả 9,55 USD cho mỗi cổ phiếu để mua lại Carrols, công ty này hiện đang điều hành hơn 1.000 nhà hàng Burger King và 60 địa điểm Popeyes.

Hiện giá trị vốn hoá thị trường của Carrols Restaurant Group là khoảng 500 triệu USD (vốn hoá thị trường của Restaurant Brands International Inc khoảng 24 tỷ USD). Thương vụ dự kiến sẽ hoàn tất vào quý 2 năm 2024.

Việc mua lại được xem là một sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh của Burger King. Các nhà hàng của thương hiệu này gần như được nhượng quyền hoàn toàn trong nhiều năm qua và công ty hiện chỉ có 175 cửa hàng thuộc sở hữu của chính công ty.

Ông Tom Curtis, chủ tịch của Burger King Mỹ và Canada, cho biết Restaurant Brands có kế hoạch nhanh chóng sửa sang lại 600 địa điểm Burger King của Carols trong vòng 5 năm tới và sau đó bán lại cho những người được nhượng quyền.

Sau khi bán phần lớn các địa điểm của Carolls trong vòng 5 đến 7 năm, Burger King có kế hoạch nắm giữ vài trăm nhà hàng cho “mục đích đổi mới chiến lược, đào tạo và phát triển nhà điều hành”.

Doanh số bán hàng tại các cửa hàng Burger King của Carolls cũng báo cáo tăng hơn 7% trong quý mới đây, trong khi lượng khách đến cửa hàng tăng 2,9%.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Burger King bị khách hàng kiện vì quảng cáo không đúng sự thật

Thương hiệu thức ăn nhanh (F&B) hàng đầu thế giới Burger King vừa bị một loạt các khách hàng kiện vì họ cho rằng kích thước của các miếng burger (Whoppers) trong thực tế nhỏ hơn so với quảng cáo.

Burger King bị khách hàng kiện vì quảng cáo không đúng sự thật
Burger King bị khách hàng kiện vì quảng cáo không đúng sự thật

Theo thông tin từ tờ BusinessInsider, một vụ kiện mới cho rằng Burger King đã gây hiểu lầm cho khách hàng của họ về các món ăn trong thực đơn của hãng, bao gồm cả món Whopper (bánh burger kẹp thịt) mang tính biểu tượng của thương hiệu.

Những khách hàng trong vụ kiện nói rằng Burger King đã quảng cáo sai sự thật về kích thước thực của những chiếc bánh mì kẹp thịt, cụ thể kích thước trong thực tế nhỏ hơn so với trong quảng cáo.

Theo những người chuyên gia về đánh giá sản phẩm trong lĩnh vực thực phẳm (reviewer) trên các nền tảng mạng xã hội, kích thước của những chiếc Whopper trong quảng cáo lớn hơn 35% so với sản phẩm trong thực tế.

Trong khi những khách hàng trong vụ kiện đang yêu cầu bồi thường thiệt hại và buộc Burger King dừng các quảng cáo gây hiểu lầm, phía Burger King cho rằng “mặc dù kích thước của Whopper trong quảng cáo có phần lớn hơn, công thức và số lượng thịt bò cũng như các thành phần có trong Whopper của Burger King vẫn không thay đổi.”

Liên quan đến vụ kiện này của Burger King, theo một số nguồn tin khác nhau, các vụ kiện liên quan đến các quảng cáo sai sự thật trong lĩnh vực thực phẩm đã tăng mạnh trong những năm gần đây.

Vào năm 2020, Chipotle đã thanh toán 6,5 triệu USD tiền bồi thường cho những khách hàng nói rằng họ đã bị Chipotle lừa khi thương hiệu này cam kết phục vụ các sản phẩm không biến đổi gen trong khi họ đang tiêu thụ thịt từ động vật có biến đổi gen.

Theo phân tích của luật sư Pooja S. Nair trên tạp chí Food Dive, các vụ kiện quảng cáo sai sự thật trong ngành công nghiệp thực phẩm đang liên tục gia tăng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Burger King: Chúng tôi muốn đóng cửa hơn 800 cửa hàng tại Nga nhưng không thể

Restaurant Brands International (RBI) cho biết đối tác vận hành của Burger King tại Nga đang không chịu đóng cửa hơn 800 cửa hàng hiện có.

burger king đóng cửa tại nga

RBI, doanh nghiệp sở hữu Burger King, đang cố rút khỏi thị trường Nga. “Chúng tôi đã liên hệ với đối tác và yêu cầu đóng cửa các nhà hàng Burger King tại Nga. Nhưng ông ấy đã từ chối làm như vậy”, Chủ tịch RBI, David Shear viết trong thư gửi nhân viên.

Theo David Shear, RBI đã dừng toàn bộ hỗ trợ của công ty với thị trường Nga, gồm vận hành, marketing, chuỗi cung ứng, cũng như từ chối phê duyệt mở rộng và đầu tư mới.

Ông Shear thừa nhận, các thoả thuận “phức tạp” của RBI với các đối tác khiến họ không thể dễ dàng rút hoạt động kinh doanh khỏi Nga.

Bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng Nga, vì vậy Chủ RBI nhận định khả năng này không thể sớm diễn ra.

RBI thâm nhập thị trường Nga cách đây một thập kỷ thông qua hợp tác với liên doanh gồm ba đơn vị: Kolobov – doanh nghiệp chịu trách nhiệm vận hành Burger King, quỹ đầu tư Investment Capital của Ukraine và Ngân hàng VTB.

Nhà băng thuộc sở hữu nhà nước này cũng đang bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây. RBI đã bắt đầu làm thủ tục để chuyển nhượng 15% cổ phần của mình trong liên danh.

Từ đầu tháng 3, một loạt doanh nghiệp Mỹ cũng thông báo sẽ dừng hoạt động hạowc hạn chế hoạt động ở Nga.

Cũng giống như Burger King, thương hiệu F&B Starbucks không trực tiếp vận hành hơn 100 cửa hàng tại Nga. Tuy nhiên, đối tác của họ – tập đoàn Alshaya có trụ sở tại Kuwait – đồng ý ngay với yêu cầu đóng các cửa hàng và hỗ trợ cho 2.000 nhân viên tại đây.

Vào ngày 8/3, Starbucks Corp (SBUX.O) và một làn sóng các công ty khác theo sau McDonald’s Corp (MCD.N) khi cho biết họ sẽ đóng cửa hoặc hạn chế hoạt động tại Nga.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Reuters/Bloomberg

‘Chiêu’ tạo cú hích truyền thông của Burger King với fan đồ ăn nhanh

Năm 2015, gã khổng lồ ngành F&B Burger King từng bất ngờ đưa ra lời mời McDonald’s tạm gác sự cạnh tranh chỉ trong một ngày và tạo ra một ‘McWhopper’ vào Ngày Hòa bình Thế giới.

'Chiêu' tạo cú hích truyền thông với fan đồ ăn nhanh của Burger King
‘Chiêu’ tạo cú hích truyền thông với fan đồ ăn nhanh của Burger King

Bối cảnh

Giống với Coca-Cola và Pepsi, McDonald’s và Burger King được biết đến là hai đối thủ truyền kiếp trong lĩnh vực đồ ăn nhanh.

Trong ngành hàng cạnh tranh gay gắt này, Burger King đã phải đối mặt với sự suy giảm không ngừng lượng khách hàng trong nhóm nhân khẩu học quan trọng từ 18 đến 34 tuổi.

Mục tiêu

Burger King muốn đạt được cả hai mục tiêu trong năm 2015: (1) tăng độ nhận diện thương hiệu cho Burger King và (2) nâng cao nhận biết của mọi người về Ngày Hoà Bình.

Theo giới chuyên gia về thương hiệu, Burger King tự tin với chiến dịch này bởi 3 lý do:

1. Mọi người thường tò mò về các kết hợp hương vị mới và sẵn sàng bỏ qua những cam kết thương hiệu để trải nghiệm chúng.

2. Với sự phát triển của truyền thông đại chúng, các công ty bây giờ phải chịu trách nhiệm công khai về hành động của họ.

3. Công chúng không thể chối từ một hành động vì hòa bình. Họ sẽ rất hứng thú với một chiến dịch có ý nghĩa nhân văn, thể hiện đúng tinh thần yêu chuộng hòa bình và đặc biệt là còn cực kỳ thú vị, đầy cảm hứng và vui vẻ.

Chiến lược và triển khai

Burger King tin nếu họ tiếp cận một cách riêng tư, McDonald’s chắc chắn sẽ nói không với sự hợp tác này. Vì vậy, họ sẽ đưa ra đề xuất rất công khai, như thế McDonald’s sẽ phải phản ứng lại.

Tuy nhiên, đây là một kế hoạch rất tinh vi, vì sự thành công của chiến dịch sẽ không phụ thuộc vào việc McDonald’s trả lời “có” hoặc “không”.

Burger King đã chuẩn bị một chiến dịch toàn diện để truyền cảm hứng tham gia Ngày Hòa Bình cho mọi người bất kể câu trả lời của đối thủ là gì.

Tạo được sự chú ý là điều quan trọng, nhưng Burger King còn muốn thế giới phải hành động.

Trên Twitter và trang web McWhopper.com, ông lớn Burger King viết: “Let’s end the beef, with beef”, tạm dịch: Hãy kết thúc chiến tranh thịt bò, bằng thịt bò.

Nếu McDonald’s chọn không tham gia, không sao- sau tất cả, hòa bình không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được. Những người hâm mộ món burger sẽ được trải nghiệm sự kết hợp ẩm thực của cả hai và được truyền cảm hứng từ hương vị hòa bình lan tỏa trong miệng.”

Chiếc bánh burger phiên bản giới hạn này sẽ có sẵn trong một nhà hàng nằm ở giữa trụ sở của McDonald’s ở Chicago và Burger King ở Miami.

Tuy nhiên, khách hàng sẽ không trả tiền để mua McWhopper bằng tiền mặt. Thay vào đó, họ sẽ được yêu cầu ký vào một tấm thảm tuyên bố họ sẽ làm hòa với ai kèm với hashtag #settlethebeef.

Burger King thậm chí còn làm một video về cách thức burger kết hợp sẽ trông như thế nào cũng như đề xuất một thiết kế cho bao bì riêng, đồng phục nhân viên kết hợp màu sắc và logo của mỗi công ty.

Tất cả số tiền thu được sẽ dành cho tổ chức phi lợi nhuận có tên Peace One Day với sáng kiến ​​nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn và phi bạo lực toàn cầu trong một ngày mỗi năm. Liên Hợp Quốc đã lấy ngày 21 tháng 9 là ngày để tôn vinh hòa bình thế giới.

Burger King sử dụng các tờ báo uy tín có tác động lớn đến công chúng (thậm chí với cả những người không đọc báo) và các phương tiện truyền thông rộng rãi để đăng tải đề xuất hợp tác hữu nghị với đối thủ truyền kiếp của mình. Một đề xuất mà họ biết chắc rằng sẽ gây nên một cơn bão tranh luận trên social media.

Phó chủ tịch cao cấp quản lý thương hiệu toàn cầu của Burger King thời điểm đó là Fernando Machado đã có những động thái thúc giục McDonald’s chung tay tạo nên lịch sử trong Ngày hòa bình.

Phản ứng của McDonald’s

Tuy nhiên Steve Easterbrook, giám đốc điều hành của McDonald’s đã đáp lại lời mời của Burger King bằng một bài đăng trên Facebook.

Ông nói hai thương hiệu “có thể làm điều gì đó lớn lao hơn để tạo ra sự khác biệt” và đặt câu hỏi về ý tưởng của Burger King để so sánh sự cạnh tranh kinh doanh của họ không hề tương đồng với nỗi đau, tổn thương từ chiến tranh thực sự.

Tuy nhiên phản hồi này của McDonald’s đã gây hiệu ứng không tốt trên Facebook và Twitter khi nhận lại được nhiều chỉ trích kích động từ nhiều người hâm mộ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Trí Thức Trẻ

Burger King: Lỗ hổng trong chiến lược quảng cáo

Tôi thực sự băn khoăn hiệu quả về lâu dài của các chiến dịch khuyến mãi đến từ Burger King, bao gồm cả chiến dịch đạt giải Titanium Grand Prix tại Cannes – Whopper Detour.

Bài viết thể hiện quan điểm của Mr. Nigel Hollis, Executive Vice President & Chief Global Analyst | Kantar Millward Brown.

Trong chiến dịch Whopper Detour, Burger King cho phép người dùng mua chiếc bánh Burger King Whopper với giá 1 cent khi check-in trong phạm vi 600 feet (183m) xung quanh các cửa hàng của McDonald’s.

Đừng vội hiểu lầm, với tôi chiến dịch này vẫn là một ví dụ điển hình về kích hoạt thương hiệu. Chiến lược rất thông minh, nhờ đó đã thu hút đông đảo sự chú ý và thực sự thành công với việc lôi kéo người dùng đến cửa hàng. Có đến 1,5 triệu người tải ứng dụng để tham gia chương trình (chi phí cho mỗi người dùng là khoảng 4 USD, rất thấp).

Đây tiếp tục là một chiến dịch “cà khịa” McDonald’s bằng việc bán burger giá rẻ. Chiến lược này chỉ thật sự hiệu quả về lâu dài nếu người dùng quay lại và mua hàng với giá trên menu. Tôi đoán chiến dịch này hấp dẫn với những người dùng hiện có của thương hiệu hoặc những người thích “siêu khuyến mãi”. Liệu nhóm thứ 2 có trở lại với Burger King khi món ăn không còn giảm giá?

Tôi thực sự quan tâm về hiệu quả mở rộng “dấu chân khách hàng” (customer footprint) của những chương trình khuyến mãi này.

Thương hiệu muốn tăng trưởng, thử thách lớn nhất phải đối mặt là mở rộng “dấu chân khách hàng” ra khỏi nhóm khách hàng hiện có, bởi vì một trong các nguồn tăng trưởng đến từ việc tăng mức độ thâm nhập (penetration).

Khi mức độ thâm nhập tăng, tần suất mua hàng sẽ tăng theo. Rất ít thương hiệu có thể tăng trưởng dựa trên việc tăng tần suất mua hàng mà không tăng mức độ thâm nhập.

Cuối cùng, không kém phần quan trọng là các chương trình khuyến mãi này hướng đến xây dựng tính cách gì cho Burger King trong lòng người tiêu dùng tiềm năng?

Sự khác biệt giữa tính cách thương hiệu của McDonald’s và Burger King là gì? Liệu có phải một bên là “mang đến giá trị” và bên kia chỉ đơn giản là “giá rẻ”?

Với định vị này, Burger King dựa vào đâu để định giá thực tế cho các món ăn của mình? Các chương trình khuyến mãi có khiến những đứa trẻ lớn lên với suy nghĩ Burger King là nơi đã từng bán burger với giá 1 cent? Dĩ nhiên, đặc tính thương hiệu gắn liền với “giá rẻ” thì sẽ luôn thúc đẩy sản lượng (volume) nhưng liệu có giúp tăng trưởng về mặt lợi nhuận?

Tôi đồng ý rằng Burger King đã cải thiện hiệu suất rất nhiều so với một thập kỉ trước. Câu hỏi đặt ra là bao nhiêu phần trăm đến từ những cải tiến thiết yếu trong mảng kinh doanh và bao nhiêu đến từ marketing.

Bạn chỉ có thể cắt giảm chi phí, nhượng quyền cửa hàng một lần. Bạn chỉ có thể “bắt chước” danh mục sản phẩm của thương hiệu dẫn đầu ngành hàng một lần.

Sau đó, bạn thực sự phải quay lại cuộc chơi tăng trưởng: mang về ngày càng nhiều khách hàng sẵn sàng chi trả cho các món ăn của thương hiệu với mức giá có lời.

Có thể nhiều người cho rằng tôi đã sai khi nghi ngờ hiệu quả chiến dịch Whopper Detour và các chương trình khuyến mãi tương tự. Tuy nhiên, theo tôi biết, số cửa hàng của McDonald’s hiện đang nhiều gấp đôi Burger King.

Và trong một so sánh gần đây đến từ The Motley Fool, mức tăng trưởng của McDonald’s vượt xa Burger King, dựa trên doanh thu từng cửa hàng.

Vậy, liệu Burger King có đang đi đúng hướng? Tôi tin các hoạt động marketing thực sự thành công phải mang về doanh số trong hiện tại và trong tương lai.

Hiện tại có thể thấy các chương trình khuyến mãi như Whopper Detour có thể đáp ứng vế đầu, còn vế sau tôi không chắc.

Cũng có thể tôi sai, bạn nghĩ sao? Hãy chia sẻ quan điểm của mình nhé.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips