Skip to main content

Thẻ: chip

Vốn hoá thị trường của Nvidia chính thức vượt qua Apple với hơn 3000 tỷ USD

Nvidia vốn là công ty bán dẫn có giá trị nhất thế giới. Giờ đây, họ tiếp tục trở thành công ty chip máy tính đầu tiên đạt vốn hoá thị trường 3 nghìn tỷ USD.

CEO Nvidia: Lãnh đạo cấp cao không cần phải chiều chuộng và định hướng nghề nghiệp cho cấp dưới

Cổ phiếu của công ty có trụ sở tại Santa Clara, California đã tăng khoảng 147% trong năm nay, tăng khoảng 1,8 nghìn tỷ USD vốn hoá khi nhu cầu vô độ về chip dùng để cung cấp năng lượng cho các nhiệm vụ trí tuệ nhân tạo tăng vọt. Vào thứ tư, cổ phiếu công ty này đã tăng 5,2%, đóng cửa ở mức kỷ lục 1.224,40 USD/1 cổ phiếu, đẩy giá trị thị trường lên hơn 3 nghìn tỷ USD và chính thức vượt mặt Apple trở thành công ty giá trị thứ 2 thế giới.

Lần cuối cùng Nvidia có giá trị cao hơn Apple là vào năm 2002, 5 năm trước khi chiếc iPhone đầu tiên được ra mắt. Vào thời điểm đó, cả hai công ty đều có giá trị dưới 10 tỷ USD mỗi công ty.

Đáng nói, Nvidia không có dấu hiệu chậm lại hoặc để các đối thủ của mình bắt kịp. Giám đốc điều hành của công ty Jensen Huang cho biết công ty có kế hoạch nâng cấp cái gọi là máy tăng tốc AI hàng năm.

Theo Bloomberg Billionaires Index, đợt tăng giá cổ phiếu hôm thứ tư đã nâng khối tài sản của Huang thêm hơn 5 tỷ USD, lên mức 107,4 tỷ USD. Huang nói với những người tham dự tại hội nghị trong tuần này rằng sự trỗi dậy của AI thế hệ mới là một cuộc cách mạng công nghiệp mới và Nvidia kỳ vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng khi công nghệ này chuyển sang máy tính cá nhân.

Angelo Zino, nhà phân tích vốn cổ phần cấp cao tại CFRA Research cho biết: “Chúng tôi nhận thấy sự thay đổi lớn này ngay từ những hiệp đầu tiên”.

Nvidia được cho là người hưởng lợi lớn nhất từ làn sóng chi tiêu khổng lồ cho AI, giúp đưa công ty vào cuộc đua giành lấy danh hiệu công ty có giá trị nhất thế giới. Nhà sản xuất chip này vẫn bám đuổi Microsoft về giá trị thị trường, nhưng với việc cổ phiếu Microsoft đang giảm giá, Phố Wall coi việc Nvidia vượt Microsoft chỉ là vấn đề thời gian.

Apple đã phải vật lộn trong năm nay khi giá cổ phiếu bị áp lực bởi lo ngại về nhu cầu iPhone giảm ở Trung Quốc và lệnh trừng phạt từ Liên minh châu Âu. Cổ phiếu của công ty chỉ mới chuyển biến tích cực gần đây vào năm 2024 khi tâm lý của nhà đầu tư đối với nhà sản xuất iPhone đang dần được cải thiện.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Quý 1 năm 2024: Samsung vượt qua Apple trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới

Theo dữ liệu từ CNBC, Samsung Electronics mới đây cho biết lợi nhuận hoạt động trong quý đầu tiên tăng vọt 932,8% do giá chip nhớ phục hồi nhờ sự lạc quan về trí tuệ nhân tạo (AI). Kết thúc quý I, Samsung đạt 71.920 tỷ won doanh thu (khoảng 52,3 tỷ USD) – tăng gần 13% so với cùng kỳ trong khi lợi nhuận hoạt động đạt 6.610 tỷ won.

Các con số này phù hợp với dự báo của công ty đưa ra từ đầu tháng 4 khi Samsung cho biết lợi nhuận hoạt động trong quý I có khả năng tăng lên 6.600 tỷ won, tăng 931% so với cùng kỳ năm ngoái. Khi đó, công ty công dự kiến doanh thu quý đầu đạt 71.000 tỷ won.

Gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc đã chứng kiến những khoản lỗ kỷ lục vào năm ngoái do ngành công nghiệp chip lao đao vì nhu cầu giảm sút sau đại dịch COVID-19.

“Công ty đã đạt được doanh thu hợp nhất 71.920 tỷ won nhờ doanh số bán điện thoại thông minh hàng đầu Galaxy S24 và giá bán chip nhớ cao hơn. Lợi nhuận hoạt động tăng lên 6.610 tỷ won do mảng kinh doanh bộ nhớ có lãi trở lại bằng cách đáp ứng nhu cầu đối với các sản phẩm giá trị gia tăng cao”, Samsung Electronics cho biết trong một thông cáo.

Samsung là nhà sản xuất chip nhớ DRAM lớn nhất thế giới, loại chip thường được tìm thấy trong nhiều thiết bị tiêu dùng như điện thoại thông minh và máy tính.

Các nhà phân tích cho rằng lợi nhuận bất ngờ của Samsung là nhờ giá chip nhớ tăng cao trong chu kỳ phục hồi mạnh mẽ do làn sóng trí tuệ nhân tạo thúc đẩy. Những người này dự đoán công ty sẽ đưa ra dự báo tích cực về thị trường chip nhớ và nhấn mạnh sự sẵn sàng của mình trong kỷ nguyên AI, bao gồm các giải pháp HBM (HBM3E 12GB, HBM4) và gia công đóng gói.

Khi các mô hình AI trở nên phức tạp hơn và bộ dữ liệu ngày càng lớn, chúng cần các chip nhớ có dung lượng cao hơn và tốc độ nhanh hơn để đáp ứng khối lượng công việc này.

Trong báo cáo ngày 5/4, nhà phân tích Kim của công ty nghiên cứu thị trường Daiwa Capital Markets cho biết ông dự đoán một đợt tăng giá chip nhớ khác sẽ thúc đẩy thu nhập quý II của Samsung nhờ sự bùng nổ của AI và trận động đất ở Đài Loan.

Ông Kim cho biết thêm, “Đặc biệt, chúng tôi kỳ vọng giá cả sẽ tăng cao hơn nữa do trận động đất ở Đài Loan”, trận động đất đầu tháng 4 đã tạm thời ảnh hưởng đến sản xuất của TSMC và Micron.

Các nhà phân tích của Citi cho rằng mảng kinh doanh bộ nhớ flash NAND của Samsung sẽ có triển vọng tích cực nhờ nhu cầu tính toán của AI. NAND là một loại chip nhớ quan trọng khác bên cạnh DRAM.

“Chúng tôi dự đoán ổ cứng (HDD) sẽ là nút thắt cổ chai tiếp theo trong điện toán AI, đặc biệt là trong việc đào tạo AI, và dự đoán Samsung Electronics sẽ là một trong những người hưởng lợi chính từ nhu cầu sử dụng ổ cứng thể rắn (SSD) cho việc đào tạo AI”, các nhà phân tích của Citi nhận định.

Nhiều quốc gia trên thế giới đang chạy đua để sản xuất các chất bán dẫn tiên tiến. Đầu tháng này, chính quyền ông Biden đã đồng ý cấp cho Samsung tới 6,4 tỷ USD nhằm sản xuất chip tại Texas. Micron và TSMC cũng sẵn sàng nhận được các khoản tài trợ để thúc đẩy sản xuất chip ở Mỹ sau nhiều thập kỷ sản xuất chip chuyển sang châu Á.

Samsung và TSMC sắp phải đối mặt với sự cạnh tranh từ Rapidus Corporation của Nhật Bản, công ty gần đây đã được chính phủ Nhật Bản cấp thêm 3,89 tỷ USD tiền trợ cấp để sản xuất chip 2 nanomet quy mô lớn từ năm 2027.

Hiện đang có những lo ngại gia tăng rằng Samsung Electronics có nguy cơ mất vị trí dẫn đầu thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh như SK Hynix, nhà sản xuất chip nhớ đứng thứ hai thế giới.

Vào ngày 19/3, SK Hynix thông báo họ đã trở thành công ty đầu tiên trong ngành sản xuất hàng loạt chip nhớ băng thông cao HBM3E – thế hệ tiếp theo của chip nhớ được sử dụng trong các bộ xử lý AI. Hiện tại, SK Hynix là nhà cung cấp chính chip HBM3 cho các bộ xử lý AI của Nvidia.

Mehdi Hosseini, nhà phân tích phần cứng công nghệ cao cấp của Susquehanna International Group, đã chỉ ra vào đầu tháng 4 rằng Samsung từng là người dẫn đầu thị trường về chip nhớ, điện thoại thông minh và cải tiến màn hình. Ông nói thêm, hiện tại Samsung chỉ đang “hưởng lợi từ sự phục hồi của chu kỳ kinh doanh”.

Theo International Data Corp, trong quý I, Samsung đã xoay xở để lấy lại vị trí dẫn đầu về lượng smartphone xuất xưởng sau khi để mất ngôi vương vào tay Apple vào năm 2023.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Tài sản của SoftBank tăng gần 16 tỷ USD từ khoản cổ phần tại Arm

Theo số liệu báo cáo thu nhập mới đây của Arm, tài sản của SoftBank tại Arm đã tăng gần 16 tỷ USD, từ gần 71,6 tỷ USD lên 87,4 tỷ USD.

Cổ phiếu của hãng thiết kế vi xử lý Arm đã tăng vọt tới 41% và chỉ số thu nhập cũng vượt xa ước tính của các nhà phân tích.

SoftBank đã IPO Arm vào tháng 9 năm 2023 và hiện vẫn sở hữu khoảng 930 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 90% số cổ phiếu đang lưu hành của nhà thiết kế chip này.

Với mức tăng mới đây, cổ phần của SoftBank tăng gần 16 tỷ USD – từ gần 71,6 tỷ USD lên 87,4 tỷ USD – sau báo cáo thu nhập. Softbank mua lại Arm vào năm 2016 với giá 32 tỷ USD và cổ phiếu của công ty này có trị giá hơn 47 tỷ USD vào thời điểm IPO năm ngoái.

Khoản lợi nhuận được cho là phần nào xoa dịu khoản lỗ của SoftBank tại WeWork, theo số liệu từ SoftBank, quỹ này đã báo lỗ 6,2 tỷ USD trong quý 2 năm 2023 liên quan đến WeWork và các vụ cá cược tồi tệ khác.

SoftBank mới đây cũng đã thông báo với các nhà đầu tư rằng khoản lỗ lũy kế trên WeWork đã vượt quá 14 tỷ USD.

Mặc dù SoftBank hiện chưa thể bán cổ phiếu của Arm vì đang phải tuân theo các điều khoản trước đó, trong 180 ngày sau khi ra mắt thị trường chứng khoán, SoftBank có thể bán được vào giữa tháng 3 năm 2024.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Câu chuyện thương hiệu: Hành trình gian nan đến 1000 tỷ USD của Nvidia

Khi lập ra Nvidia, hãng chip hàng đầu thế giới, Jensen Huang không ngờ gian nan đến mức ông luôn làm việc với tinh thần “công ty chỉ còn 30 ngày nữa là phá sản” như vậy. Câu chuyện thương hiệu của Nvidia là cảm hứng cho nhiều thương hiệu khác.

Câu chuyện thương hiệu: Hành trình gian nan đến 1000 tỷ USD của Nvidia
Câu chuyện thương hiệu: Hành trình gian nan đến 1000 tỷ USD của Nvidia

Năm nay, Nvidia thắng lớn trên thị trường chứng khoán Mỹ, khi vốn hóa đạt đến mốc 1.000 tỷ USD, cao hơn cả Netflix, Nike và Novo Nordisk cộng lại. Đó là điều không thể hình dung được cách đây 30 năm khi công ty ra đời, và thậm chí là năm ngoái, thời điểm cơn sốt AI còn chưa bùng lên giúp Nvidia thăng hoa.

Tuy nhiên, nhà đồng sáng lập kiêm CEO Jensen Huang lại nói rằng nếu biết trước việc Nvidia gia nhập câu lạc bộ những công ty giá trị nhất hành tinh, ông sẽ không tạo ra nó. “Lý do thực sự khá đơn giản. Xây dựng Nvidia hóa ra khó hơn tôi mong đợi gấp triệu lần”, Huang nói.

Ông dùng một loạt tính từ để miêu tả con đường 30 năm của công ty, bao gồm đau đớn, thống khổ, tổn thương, bối rối và xấu hổ. Theo Huang, chúng đủ để khiến những người biết trước sẽ không thể làm dám đâm đầu vào nữa.

Hiện có 5 công ty Mỹ trị giá từ 1.000 tỷ USD. Trong đó, giá cổ phiếu Apple, Microsoft và Alphabet chưa bao giờ giảm 85% từ đỉnh. Amazon có một lần, còn Nvidia đã trải qua hai lần, vào 2002 và 2008. Mới năm ngoái, giới đầu tư còn ái ngại khi Nvidia trên đường mất đi một nửa giá trị.

Tuy nhiên, vào 2023, cổ phiếu công ty thăng hoa nhờ nhu cầu về các con chip tiên tiến (GPU) bùng nổ. Nguyên nhân là cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI), với các mô hình AI số lượng lớn GPU. Đến nay, chúng chủ yếu cung cấp bởi Nvidia vì Huang đã đầu tư vào GPU từ rất lâu trước khi thị trường bùng nổ.

Vai trò trung tâm của Nvidia trong nền kinh tế AI là lý do khiến giá trị công ty tăng gấp ba lần, đánh bại mọi công ty khác trong S&P 500 năm nay. Cổ phiếu Nvidia đang trên đà đạt được hiệu suất hàng năm tốt nhất so với bất kỳ cổ phiếu lớn nào trong thập kỷ qua.

Có một năm thành công hơn bất cứ ai ngoài Taylor Swift, nhưng Huang vẫn bị ám ảnh bởi viễn cảnh thất bại. Theo tờ New Yorker, phương châm không chính thức của Nvidia là khẩu hiệu mà Huang đặt ra từ những năm đầu khởi nghiệp đầy bất ổn: “Công ty của chúng ta còn 30 ngày nữa là ngừng hoạt động”.

Hiện Nvidia có giá trị cao hơn các gã khổng lồ chip khác của Mỹ cộng lại. Và để Nvidia “dừng hoạt động sau một tháng nữa” hẳn chỉ có thể là AI hủy diệt được thế giới. Bất chấp điều đó, Huang vẫn không an tâm được. “Bạn luôn có nguy cơ phá sản. Nếu bạn không tiếp thu được khả năng nhạy cảm đó, bạn sẽ phá sản”, ông nói gần đây tại Trường Kinh doanh Columbia.

Suốt 30 năm qua, những khoảnh khắc công ty bên bờ vực sụp đổ đã in sâu vào tâm trí Huang vĩnh viễn như hình xăm logo Nvidia trên cánh tay ông.

Vào 1993, công ty được thành lập bởi Huang, Chris Malachowsky và Curtis Priem. Họ cùng bàn bạc và lên kế hoạch startup tại một quán Denny’s ở San Jose (California). Không ai chú ý 3 vị khách uống quá nhiều cà phê này trừ nhân viên phục vụ. Và khi Huang nói rằng đang sản xuất card đồ họa cho trò chơi điện tử, mẹ của Huang bảo nên tìm một công việc nào ra hồn.

Sau khi Nvidia tung ra sản phẩm card đồ họa đầu tiên thất bại, Huang sa thải một nửa lực lượng lao động. Hết tiền, đứng bên bờ vực phá sản, ông đặt cược vào con chip 1997 và nó đã cứu Nvidia. Đến 1999, họ lên sàn và bước vào chục năm thậm chí còn tàn khốc hơn bởi bong bóng dot-com và khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Ngay cả khi thị trường chứng khoán phục hồi sau đó, cổ phiếu Nvidia cũng vẫn đi xuống. Từ năm 2008 đến 2013, S&P 500 tăng 25% thì Nvidia lại giảm 50%. Toàn bộ công ty thời đó trị giá ít hơn 6 tỷ USD, số tiền mà cá nhân Huang kiếm được chỉ trong một ngày giao dịch năm nay.

Sau đó, Nvidia trì trệ khi Huang đầu tư vào một nền tảng mới để tăng tốc điện toán, cho phép các nhà phát triển làm bất cứ điều gì họ muốn với GPU. Phố Wall hoài nghi về tầm nhìn này. Nhưng có một nhóm người quan tâm: các nhà nghiên cứu AI. Khi bắt đầu sử dụng chip của Nvidia để đào tạo mạng lưới thần kinh nhân tạo, họ phát hiện tiềm năng to lớn ở các con chip của Huang.

Những tiến bộ ban đầu trong công nghệ học sâu (deep learning) thúc đẩy Huang đặt cược lần nữa vào AI. Từ 2012, Nvidia bắt đầu phát triển hệ thống sẽ trở thành siêu máy tính AI đầu tiên. Bốn năm sau, Huang giao nó cho OpenAI, nơi các nhà nghiên cứu sử dụng GPU của Nvidia để đào tạo ChatGPT. Năm ngoái, ứng dụng này tạo nên cơn sốt AI khi được trình làng.

Từ ban đầu, bí quyết thành công của Nvidia không phải là nhân sự xuất chúng hay ngành công nghiệp mà họ hướng tới. Thực tế, nó nằm ở cấu trúc quản trị không chính thức, khác thường mà họ chọn. Theo đó, Huang luôn là người quyết định, trong khi Malachowsky và Priem phải báo cáo cho ông. Tuy nhiên, họ thỏa thuận rằng mỗi nhà sáng lập sẽ có quyền lực trong lĩnh vực của mình.

Priem kể lại rằng họ sẽ nói chuyện hoặc tranh luận về các quyết định của nhau, nhưng sẽ mặc định đưa ra quyết định cuối bởi người có chuyên môn trong lĩnh vực đó. “Đó không phải là ‘đồng ý hay không đồng ý’. Quyết định chấm dứt mọi bất đồng và trở thành hướng đi mà chúng tôi triển khai”, ông kể.

Sự sắp xếp của họ khiến Huang phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh và tìm kiếm đối tác để sản xuất chip. Nhờ vậy mà Priem trút được rất nhiều gánh nặng và cảm thấy choáng váng khi biết Huang giữ áp lực công việc cho riêng mình nhiều như thế nào. “Đó là khoảnh khắc tôi chỉ biết kêu Chúa để hiểu được anh ấy cô đơn đến mức nào trong vai trò của mình”, Priem mô tả.

Huang đã điều hành công ty kể từ khi mái tóc bạc của ông vẫn còn màu đen như chiếc áo khoác da đặc trưng hay mặc. Ngay cả sau ba thập kỷ làm việc, Huang vẫn tích cực tham gia vào Nvidia. Ông vẫn quản lý trực tiếp 50 giám đốc điều hành cấp cao và tham dự các cuộc họp về sản phẩm với những nhân viên cấp dưới.

Chưa bao giờ có một doanh nghiệp giá trị lớn đến vậy mà mọi người biết rất ít về nó. “Công ty đó (Nvidia) chính là anh ấy. Anh ấy làm mọi việc trừ quét sàn – và anh ấy vẫn có thể quét sàn”, Nghệ sĩ David Rosenthal, nhà sản xuất một chương trình podcast từng làm việc với Huang, bình luận.

Vốn hóa 1.000 tỷ USD không làm cho công việc của Huang dễ dàng hơn chút nào. Hiện công ty ông phải vượt qua các quy định chặt chẽ của Mỹ nhằm ngăn chặn khả năng các con chip tiến tiến được Trung Quốc tiếp cận. Ngoài ra, khi các con chip tiên tiến trở thành “cuốc xẻng”, mọi người tranh mua trong “cơn sốt vàng” AI, các đối thủ trong nước đang rất muốn chọc thủng sự thống trị của Nvidia.

Khi khởi nghiệp công nghệ, mọi người ở Silicon Valley đều biết phải kiên nhẫn. Nhưng Huang nói thêm rằng “không biết quá nhiều” cũng hữu ích. “Tôi nghĩ đó là loại siêu năng lực của doanh nhân”, ông nói. “Họ không biết điều đó khó khăn như thế nào. Và họ chỉ tự hỏi nó có khó khăn đến đâu. Đến ngày nay, tôi vẫn lừa não mình bằng cách nghĩ: Nó khó khăn đến đâu cơ chứ?”, Huang nói thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Liệu Intel có đang bỏ kế hoạch tỷ đô mở rộng sản xuất chip tại Việt Nam

Hãng Intel đã hủy bỏ khoản đầu tư vào Việt Nam, nguồn vốn được cho là có thể giúp tăng gần gấp đôi hoạt động của nhà sản xuất chip của Mỹ.

Theo Reuters, Việt Nam là quốc gia đặt nhà máy lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm chip lớn nhất thế giới của Intel. Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến viếng thăm vào tháng 9 đã công bố các thỏa thuận hỗ trợ ngành công nghiệp chip Việt Nam.

Nhưng ngay sau chuyến thăm, các quan chức Mỹ đã thông báo cho một nhóm doanh nhân và chuyên gia chọn lọc của Mỹ rằng Intel đã gác lại kế hoạch mở rộng, nguồn tin được Reuters cho biết từ một trong những người tham gia cuộc họp. Nguồn tin giấu tên cho biết Intel đã đưa ra quyết định đó vào khoảng tháng 7.

Intel đã từ chối bình luận nhưng nói với Reuters rằng Việt Nam sẽ tiếp tục là một phần quan trọng trong hoạt động sản xuất toàn cầu của mình khi nhu cầu về chất bán dẫn tăng.

Quyết định của Intel được đưa ra sau khi hãng công bố các khoản đầu tư lớn vào châu Âu hồi tháng 6 qua. Intel cũng đang mở rộng đầu tư vào lĩnh vực đóng gói chip tại Malaysia.

Trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden, Nhà Trắng đã công bố các sáng kiến và khoản đầu tư mới của các công ty chip bao gồm Amkor, Synopsys và Marvell, nhưng đã không đề cập về Intel.

Trong khi đó, Tuổi Trẻ Online đặt vấn đề với đại diện của Intel Việt Nam vào chiều muộn 7-11 về việc có hay không việc Intel gác lại kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất chip tại Việt Nam như truyền thông quốc tế đưa tin, phía đại diện Intel Việt Nam đã từ chối bình luận về tính chính xác của các thông tin trên.

Thay vào đó, đại diện của Intel Việt Nam khẳng định Việt Nam tiếp tục là một phần quan trọng trong hoạt động sản xuất toàn cầu của Intel.

“Chúng tôi rất vui được hỗ trợ sự phát triển hệ sinh thái ngành công nghệ rộng lớn và lực lượng lao động của Việt Nam trong gần hai thập kỷ hoạt động tại đây, và chúng tôi rất mong muốn tiếp tục thực hiện việc này trong thời gian tới”, đại diện Intel Việt Nam khẳng định với Tuổi Trẻ Online.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI (sở hữu ChatGPT) muốn tự sản xuất chip AI riêng

Theo cập nhật thông tin mới đây từ Reuters, đơn vị sở hữu chatbot AI ChatGPT, OpenAI đang khám phá khả năng để tự sản xuất chip AI riêng.

OpenAI (sở hữu ChatGPT) muốn tự sản xuất chip AI riêng
OpenAI (sở hữu ChatGPT) muốn tự sản xuất chip AI riêng

Theo đó OpenAI, công ty đứng sau ChatGPT, đang khám phá các khả năng mới trong việc tự sản xuất chip trí tuệ nhân tạo (AI) riêng.

Quyết định được cho là đưa ra trong bối cảnh việc vận hành các mô hình AI như ChatGPT đang rất tốn kém khi phải phụ thuộc vào nguồn cung chip từ bên ngoài (Nvidia).

Về tổng thể, khi nói đến các đơn vị xử lý đồ họa, Nvidia hiện là doanh nghiệp thống trị, hãng này hiện kiểm soát hơn 80% thị trường toàn cầu về chip được sử dụng để chạy các ứng dụng AI như ChatGPT.

Vừa giải quyết bài toán chi phí vừa có thể đáp ứng nguồn cung đang rất khan hiếm là mục tiêu của OpenAI.

Theo phân tích của nhà phân tích Stacy Rasgon từ Bernstein, mỗi truy vấn tìm kiếm (từ khoá) tốn khoảng 0.04 USD (4 cents). Nếu lượng người dùng ChatGPT tăng lên 1/10 quy mô tìm kiếm của Google, thì chatbot sẽ cần số GPU trị giá khoảng 48,1 tỷ USD và số chip trị giá khoảng 16 tỷ USD mỗi năm để duy trì hoạt động.

Chip AI tuỳ chỉnh được cho là kỷ nguyên tiếp theo của ngành chip khi không chỉ OpenAI mà các big tech khác như Meta, Amazon hay Microsoft cũng đang nỗ lực tự sản xuất chip AI riêng thay vì là phụ thuộc vào các công ty như Nvidia.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Samsung dự báo lợi nhuận giảm đến 96% trong Quý 2, thấp nhất 14 năm

Theo thông tin mới đây từ Nikkei, Samsung đưa ra dự báo là lợi nhuận sẽ giảm đến 96% trong Quý 2, thấp nhất sau 14 năm.

Samsung dự báo lợi nhuận giảm đến 96% trong Quý 2, thấp nhất 14 năm
Samsung dự báo lợi nhuận giảm đến 96% trong Quý 2, thấp nhất 14 năm

Mặc dù cơn sốt đầu tư trí tuệ nhân tạo (AI) được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng ở lĩnh vực chip nhớ, nhưng hiện tại, điều đó chưa xảy ra.

Bằng chứng rõ ràng nhất là Samsung Electronics dự báo lợi nhuận giảm 96% trong quí 2, một dấu hiệu cho thấy nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới chưa thể tận dụng nhu cầu từ lĩnh vực AI.

Chip nhớ đóng vai trò thiết yếu để vận hành các công cụ AI như ChatGPT của OpenAI (Mỹ), có thể đưa ra các câu trả lời tự nhiên và nhuần nhuyễn theo mệnh lệnh của người dùng.

Kết hợp với các con chip đồ họa (GPU) được sản xuất bởi các công ty như Nvidia, chip nhớ giúp tăng tốc thời gian tính toán, vì vậy, chúng là mảnh ghép quan trọng để xây dựng các ứng dụng AI phức tạp và xử lý nhanh hơn.

Tuy nhiên, cho đến nay, cuộc chạy đua phát triển các dịch vụ AI tạo sinh vẫn chưa đủ để khỏa lấp cơn suy thoái công nghệ rộng lớn hơn, vốn làm giảm doanh số chip bán dẫn, bao gồm cả chip nhớ.

Hôm 7-7, Samsung dự báo ​​lợi nhuận hoạt động trong quí 2 chỉ đạt 600 tỉ won, tương đương 458 triệu USD, giảm 96% so với con số 14,1 nghìn tỷ won của cùng kỳ năm trước. Doanh thu của hãng trong quí 2 cũng được dự báo giảm 22% xuống còn 60 nghìn tỉ won.

Mức giảm doanh thu và lợi nhuận mạnh nhất diễn ra ở mảng chip nhớ. Các nhà phân tích ước tính mảng chip nhớ của Samsung sẽ ghi nhận khoản lỗ khoảng 3-4 nghìn tỉ won trong Quý 2.

SK Hynix, nhà sản xuất chip nhớ lớn thứ hai của Hàn Quốc, dự kiến báo lỗ hoạt động 2,8 nghìn tỉ won trong quí 2, với doanh thu giảm 53% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 6 nghìn tỉ won, theo FactSet.

Samsung và SK Hynix sẽ công bố thu nhập đầy đủ của họ vào cuối tháng này.

Trong cuộc họp báo thảo luận kết quả kinh doanh tuần trước, Sanjay Mehrotra, CEO của Micron Technology, nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất của Mỹ, cho biết các công cụ AI tổng quát ChatGPT đã thúc đẩy nhu cầu chip nhớ và công suất lưu trữ cho máy chủ AI lên mức cao hơn dự kiến trong quí gần đây nhất. Nhưng trong quí kết thúc vào ngày 1-6, Micron báo cáo khoản lỗ ròng 1,9 tỷ USD và doanh thu giảm 57% so với cùng kỳ năm ngoái

Tổ chức Thống kê thương mại bán dẫn thế giới (WSTS) dự báo, trong năm nay, doanh thu toàn cầu cho tất cả các loại chip giảm khoảng 10%, xuống còn 515 tỷ USD theo.

Riêng hạng mục chip nhớ có thể chứng kiến mức sụt giảm doanh thu tồi tệ nhất trong số các loại chip chính, với doanh thu dự kiến giảm 35%, xuống còn 84 tỷ USD.

Giá chip nhớ bắt đầu giảm mạnh từ nửa cuối năm ngoái và tiếp tục trượt dốc trong năm nay do nguồn cung dư thừa. Trong quí 2, giá của hai chip nhớ chính là DRAM và NAND flash giảm theo quí lần lượt là 21% và 13%, theo ước tính của hãng nghiên cứu Bernstein Research.

Lạm phát và những bất ổn kinh tế vĩ mô đã khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm mạnh chi tiêu cho điện thoại thông minh, máy tính cá nhân và máy chủ, những lĩnh vực sử dụng nhiều chip nhớ nhất.

Nhưng triển vọng của chip nhớ sẽ tươi sáng hơn trong thời gian tới. AI sẽ hướng doanh số bán hàng nhiều hơn đến các loại chip nhớ thế hệ tiếp theo, và mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho nhà sản xuất.

Các lãnh đạo trong ngành cho biết, xu hướng giảm doanh số của chip nhớ hiện nay có thể sớm kết thúc, khi khách hàng bắt đầu mua trở lại sau một thời gian điều chỉnh hàng tồn kho và cắt giảm sản xuất và đầu tư.

Samsung, SK Hynix và Micron đều đã ra mắt các chip DRAM thế hệ mới, được nhắm mục tiêu vào các hệ thống AI, được gọi là “bộ nhớ băng thông cao” (HBM). Cấu trúc của HBM bao gồm nhiều lớp DRAM xếp chồng lên nhau.

HBM có thể đóng gói thành một đơn vị sản phẩm với các GPU do Nvidia và các công ty khác sản xuất. Điều đó cho phép một lượng lớn dữ liệu di chuyển giữa bộ nhớ và bộ xử lý cùng một lúc. Thời gian để dữ liệu di chuyển giữa hai loại chip này cũng giảm, giúp cải thiện tốc độ và hiệu quả tính toán.

Theo SemiAnalysis, một công ty tư vấn ngành công nghiệp chip, HBM đắt hơn khoảng 5 lần so với chip DRAM tiêu chuẩn, mang lại tổng lợi nhuận lớn hơn cho các nhà sản xuất.

Hiện nay, HBM chiếm chưa đến 5% doanh thu chip nhớ trên toàn thế giới, nhưng dự kiến chiếm hơn 20% tổng doanh thu vào năm 2026.

SK Hynix là nhà cung cấp HBM hàng đầu cho Nvidia và kiểm soát khoảng một nửa thị trường vào năm ngoái, theo hãng nghiên cứu thị trường công nghệ TrendForce. Samsung chiếm 40% thị trường HBM và Micron chiếm 10% còn lại.

Giám đốc tài chính của SK Hynix, Kim Woo-hyun, dự báo ​​doanh thu HBM của hãng trong năm 2023 sẽ tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước và dự kiến ​​tăng thêm trong những năm tới. Samsung cũng xem cuộc chạy đua phát triển các ứng dụng AI như ChatGPT là động lực tích cực cho nhu cầu chip nhớ trong tương lai.

Theo dự báo của các nhà phân tích của Citigroup, tỷ lệ doanh thu DRAM trên toàn thế giới liên quan đến AI sẽ tăng từ 16% trong năm nay lên 41% vào năm 2025.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Vốn hoá thị trường của Nvidia chính thức vượt mốc 1.000 tỷ USD

Trong phiên giao dịch sáng 30/5 (giờ Mỹ), cổ phiếu của Nvidia tăng 4%, lên mức 404,9 USD. Có thời điểm, giá liên tục được giao dịch trên mức 410 USD. Điều này đã giúp Nvidia đạt được mức vốn hóa trên 1.000 tỷ USD, lọt top những công ty của Mỹ có mức vốn hóa thị trường (Market Cap) cao nhất, bao gồm cả Alphabet, Amazon, Apple và Microsoft.

Vốn hoá của Nvidia chính thức vượt mốc 1.000 tỷ USD
Vốn hoá của Nvidia chính thức vượt mốc 1.000 tỷ USD

Nvidia đã trở thành nhà sản xuất chip và bộ xử lý đồ họa đầu tiên đạt mức vốn hóa thị trường một nghìn tỷ USD. Doanh thu của công ty được dự báo sẽ bùng nổ nhờ vào việc tập trung nghiên cứu sản phẩm bổ trợ cho công nghệ trí tuệ nhân tạo.

Trong phiên giao dịch sáng 30/5 (giờ Mỹ), cổ phiếu của Nvidia tăng 4%, lên mức 404,9 USD. Có thời điểm, giá liên tục được giao dịch trên mức 410 USD.

Điều này đã giúp công ty đạt được mức vốn hóa trên 1.000 tỷ USD, lọt top những công ty của Mỹ có mức vốn hóa thị trường cao nhất, bao gồm Alphabet, Amazon, Apple và Microsoft.

Ngoài ra, chỉ có 9 công ty trên toàn cầu từng đạt được mức vốn hóa nghìn tỷ USD.

“Lý do Nvidia thu hút nhiều nhu cầu và đạt được mức tăng trưởng này là vì họ thực sự đang cung cấp công nghệ cần thiết nhằm phục vụ làn sóng đổi mới. Họ đang sở hữu vị thế rất tốt”, Zeno Mercer, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao tại ROBO Global cho biết.

Bloomberg nhận định cột mốc mới của Nvidia là ví dụ minh chứng cho niềm đam mê của Phố Wall đối với những thứ liên quan đến AI.

Vốn hóa thị trường của Nvidia, công ty sản xuất chip cần thiết cho các tác vụ điện toán AI phức tạp, đã tăng hơn gấp đôi trong năm nay. Mức tăng đột biến này đã giúp họ có thêm 600 tỷ USD tính đến cuối tuần trước.

Trong một bài thuyết trình kéo dài 2 giờ vào ngày 29/5, Giám đốc điều hành của Nvidia, Jensen Huang đã tiết lộ một số sản phẩm liên quan đến AI. Dòng sản phẩm đa dạng bao gồm thiết kế robot mới, trò chơi, dịch vụ quảng cáo và hệ thống mạng.

Hơn nữa, ông Huang cũng tiết lộ một nền tảng siêu máy tính AI có tên DGX GH200, có thể giúp các công ty công nghệ tạo ra nhiều phiên bản tương tự như ChatGPT. Microsoft, Meta và Google dự kiến nằm trong số những khách hàng đầu tiên của Nvidia.

Mặc dù cổ phiếu đã liên tục tăng trong năm nay, chất xúc tác chỉ thực hiện xuất hiện sau khi Nvidia đưa ra dự báo doanh thu. Công ty có trụ sở tại California cho biết họ dự kiến ​​​tạo ra doanh thu khoảng 11 tỷ USD trong quý tài chính thứ hai, hơn nhiều so với mức 7,2 tỷ USD mà các nhà phân tích.

“Trong hơn 15 năm làm công việc phân tích, chúng tôi chưa bao giờ thấy một dự báo nào giống như cách mà Nvidia vừa đưa ra”, nhà phân tích Stacy Rasgon của Sanford C. Bernstein cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips