Skip to main content

Thẻ: customer services

Những nền tảng cơ bản để có một dịch vụ khách hàng tuyệt vời

Mục tiêu chính của dịch vụ khách hàng là chuyển đổi một khách hàng từ không hài lòng thành một khách hàng trung thành.

Những nền tảng cơ bản để có một dịch vụ khách hàng tuyệt vời

Tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng, không có giá trị nào quan trọng hơn dịch vụ khách hàng trong một doanh nghiệp, cho dù sản phẩm hay dịch vụ của bạn tốt đến mức nào nhưng nếu khách hàng không có các trải nghiệm tốt với thương hiệu thì gần như sẽ rất ít có các giao dịch mua hàng xảy ra.

Đặc biệt với sự phát triển của các yếu tố công nghệ, khi sự khác biệt về mặt sản phẩm không còn quá lớn, dịch vụ khách hàng còn trở nên quan trọng hơn.

1. Sự quan tâm hay chăm sóc là nền tảng cơ bản nhất của một dịch vụ khách hàng tuyệt vời.

Dịch vụ khách hàng tuyệt vời luôn đi kèm với sự chăm sóc. Doanh nghiệp không chỉ nên quan tâm đến chất lượng sản phẩm của họ mà còn phải quan tâm hơn nữa đến sự hài lòng của khách hàng.

Các doanh nghiệp nên dành thời gian để đảm bảo khách hàng được cung cấp một sản phẩm phù hợp, khách hàng hiểu cách sử dụng và vận hành sản phẩm của họ.

Các doanh nghiệp có dịch vụ khách hàng tốt cũng là một cách để làm marketing, marketing truyền miệng hoặc giới thiệu.

Để đảm bảo điều này có khả năng xảy ra, bạn nên sẵn sàng cung cấp cho khách hàng bất kỳ câu hỏi hoặc mối quan tâm nào, và nếu cần thiết sẽ đề nghị thay thế, bồi thường hoặc hoàn lại tiền cho khách hàng. Trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn, việc bạn đề nghị trước luôn mang về nhiều giá trị hơn so với việc để khách hàng chủ động yều cầu.

2. Niềm đam mê.

Niềm đam mê là nền tảng tiếp theo của những người làm dịch vụ khách hàng tuyệt vời và doanh nghiệp của họ.

Khi một cá nhân hay doanh nghiệp đam mê với những gì họ làm, họ không còn coi khách hàng là khách hàng nữa, họ sẽ coi khách hàng là bạn, tận tâm phục vụ.

Khi niềm đam mê xuất hiện, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để đảm bảo họ luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất đến khách hàng cũng như việc làm hài lòng khách hàng. Niềm đam mê phục vụ khiến hành động phục vụ trở thành phần thưởng xứng đáng cho những doanh nghiệp luôn coi trọng khách hàng của họ.

3. Giao tiếp.

Giao tiếp là một trong những yếu tố rất quan trọng khi nói đến dịch vụ khách hàng. Giao tiếp đòi hỏi sự nỗ lực, linh hoạt và rất nhiều sự kiên nhẫn cũng như tự chủ của nhân viên dịch vụ khách hàng.

Khách hàng, trong hầu hết các trường hợp, nên được coi là ‘luôn luôn đúng. Và, đôi khi khách hàng cũng có thể sai. Tuy nhiên, để thành công với dịch vụ khách hàng, một doanh nghiệp nên đào tạo nhân viên của họ cách bình tĩnh và giải quyết vấn đề cho những khách hàng đang rất thất vọng và bất mãn.

Đổ lỗi cho khách khách hàng và đùn đẩy trách nhiệm chưa bao giờ là cách giải quyết vấn đề hiệu quả, ngay cả khi khách hàng sai.

Nếu một doanh nghiệp muốn thể hiện chiến lược mà họ quảng bá xung quanh việc đánh giá cao khách hàng của mình, thì trong những trường hợp xảy ra mâu thuẫn, doanh nghiệp nên hướng tới một giải pháp có lợi nhất cho khách hàng (mình có thể chịu thiệt đôi chút).

Khách hàng phải cảm thấy rằng bất cứ điều gì họ cần đều có thể được tiếp nhận và xử lý một cách nhanh chóng nhất, đó là lúc sự giao tiếp tốt chứng minh được giá trị của nó.

4. Thiện chí.

Một khách hàng đang bày tỏ sự thiếu hài lòng sẽ không bao giờ trở nên dễ chịu hơn khi gặp các hệ thống tự động của doanh nghiệp.

Khách hàng khi này, cần phải được trao đổi trực tiếp với một nhân viên chăm sóc khách hàng. Có thể bạn bận rộn vì có nhiều khách hàng. Nhưng khách hàng cũng tương tự, họ cũng không có nhiều thời gian cho bạn.

Việc trò chuyện giữa con người với con người, hỗ trợ kỹ thuật 24/7 hay trò chuyện trực tuyến là những yếu tố cần thiết để có một dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời.

Các doanh nghiệp làm bất cứ điều gì kém hơn điều này rõ ràng là thiếu đạo đức, sự chính trực với khách hàng, những người đang trả tiền cho doanh nghiệp.

5. Một tâm trí phục vụ.

Các doanh nghiệp coi trọng dịch vụ khách hàng không chỉ thực thi các chính sách và cung cấp các hướng dẫn cho khách hàng của họ như một cách tiếp cận để giải quyết vấn đề.

Họ còn nên có trách nhiệm phát triển văn hóa phục vụ và thấy được giá trị không thể phủ nhận của việc phục vụ những người đang mua các sản phẩm của họ.

Các công ty dịch vụ khách hàng phải được đào tạo để không được đối đầu với những khách hàng không hài lòng, họ phải giữ được một tư duy phục vụ nhu cầu của khách hàng bằng cách làm mọi thứ để xây dựng sự hài lòng của khách hàng.

Dịch vụ khách hàng không phải là một chính sách, nó phải được coi trọng như là một sứ mệnh của cá nhân và tổ chức, nơi họ đang chứng minh rằng, dịch vụ khách hàng là đại diện cho doanh nghiệp. Nó là bộ mặt của doanh nghiệp.

6. Không thu thêm phí.

Đôi khi các khoản phí bổ sung là những khoản tiền nhỏ nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm của khách hàng trong toàn bộ quá trình sử dụng sản phẩm.

Bạn nghĩ gì khi một khách hàng mua sản phẩm của bạn có giá trị hàng chục triệu đồng nhưng với một khoản phí dịch vụ rất nhỏ nào đó bạn cũng tính toán thêm với khách hàng?

7. Lặp lại khách hàng.

Dịch vụ khách hàng không nên chỉ tập trung vào việc chăm sóc khách hàng. Dịch vụ khách hàng hiệu quả cũng phải hướng đến việc mong muốn khách hàng quay trở lại.

Có thể bạn không biết rằng, trung bình ở các ngành hàng, chi phí để có được một khách hàng mới (CAC) thường cao hơn từ 3-5 lần so với việc duy trì một khách hàng cũ.

Vì lý do này, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải tập trung vào các khách hàng hiện tại của họ, họ là ai, nhu cầu cơ bản của họ là gì và làm thế nào để bạn có thể phục vụ họ một cách tốt nhất.

Mục tiêu của dịch vụ khách hàng là chuyển đổi một khách hàng từ chỗ không hài lòng thành một khách hàng luôn cảm thấy vui vẻ về mức độ họ được chăm sóc.

Khi có được điều này, khách hàng sẽ không chỉ quay lại lần nữa để mua nhiều sản phẩm hơn mà họ còn sẵn sàng giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm của bạn cho tất cả những người mà họ biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

5 cách đơn giản để tạo ra “Wow Moment” cho khách hàng của bạn

Học cách cung cấp nhiều hơn những gì khách hàng mong đợi và bạn sẽ ‘thu phục’ được họ để từ đó bạn tạo ra vô số những khách hàng trung thành.

Wow Moments

Trong thế giới cạnh tranh đầy ồn ào như hiện tại, gây được sự chú ý của khách hàng đã khó, khiến họ WOW còn khó hơn, bài toàn đặt ra cho người làm marketing là làm thế nào để không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn đáp ứng vượt mức họ mong đợi.

Khách hàng mong đợi những dịch vụ tốt, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn làm họ ngạc nhiên với những dịch vụ đặc biệt, vượt xa những gì họ mong đợi?

Bằng việc tạo ra điều này bạn sẽ giữ chân khách hàng quay lại và khiến họ trở thành những người hâm mộ suốt đời, những người sẽ giới thiệu bạn với nhiều khách hàng hơn.

Để tạo ra những khoảnh khắc “Wow”, bạn cần làm cho khách hàng cảm thấy họ là những người quan trọng nhất trong thế giới của bạn.

Hãy cho họ biết bạn sẽ tìm đủ mọi cách để làm cho cuộc sống của họ ngày càng tốt hơn.

Tất cả những điều đó chính là trải nghiệm khách hàng tổng thể.

Sau đây là 05 cách bạn có thể tạo ra “Wow Moment” cho mọi khách hàng bằng cách vượt ra ngoài sự mong đợi của họ đồng thời bạn cũng sẽ cung cấp những giá trị bổ sung mà họ có thể chưa từng nghĩ đến nó trước đó.

1. Làm những gì bạn hứa rằng bạn sẽ làm, không có ngoại lệ.

Làm những gì bạn hứa, bạn nói sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn đủ tâm huyết để xây dựng hệ thống xung quanh những khoảnh khắc “Wow”.

Khi mục tiêu của bạn là gây ấn tượng với khách hàng, bạn sẽ luôn tìm cách để đi xa hơn.

Điều quan trọng là bạn phải đưa toàn bộ đội nhóm của mình tham gia vào quá trình này để đảm bảo rằng tất cả họ đều theo dõi và đáp ứng kịp thời tất cả những gì có thể xảy ra.

Mang đến cho khách hàng nhiều hơn những gì họ mong đợi cũng có thể đến dưới hình thức là một món quà miễn phí hoặc nhiều sự giúp đỡ hay hỗ trợ hơn.

Mọi người đều thích nhận được những giá trị đặc biệt. Ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể tạo ra những khoảnh khắc “Wow” đặc biệt.

2. Thừa nhận sai lầm và khắc phục sự cố khi mọi thứ diễn ra không như ý muốn.

Khi gặp sự cố xảy ra, nếu bạn không biết cách xử lý, chúng sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến sự hài lòng của khách hàng, khả năng giữ chân và thành công trong kinh doanh của bạn.

Trên thực tế, chúng ta đã gặp phải quá nhiều dịch vụ kém chất lượng, nhiều đến mức chúng ta có thể xem xu hướng đó như là điều hiển nhiên. Tuy nhiên điều này thật điên rồ!

Tại sao khách hàng lại phải tiếp tục chi tiền cho một công ty hay thương hiệu yếu kém trong việc phục vụ họ?

Một số sai lầm lớn nhất về dịch vụ khách hàng bao gồm việc hứa hẹn quá mức, tuyển sai người, không trao quyền và đào tạo đội nhóm đúng mức, coi trọng chính sách khách hàng hơn khách hàng và không yêu cầu khách hàng phản hồi.

Đừng mắc phải những sai lầm này tại doanh nghiệp của bạn!

3. Nhận được sự tôn trọng từ khách hàng thông qua việc nhận phản hồi.

Mọi người trong tổ chức của bạn phải luôn luôn trong tâm thế sẵn sàng để cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

Điều đó bao gồm cả việc nhận trách nhiệm về những sai lầm của mình. Khách hàng có xu hướng thích những doanh nghiệp biết nhận ra những sai lầm của họ và thực hiện các bước cần thiết để sửa chữa chúng.

Trên thực tế, các mối quan hệ với khách hàng thường trở nên bền chặt hơn khi một vấn đề xảy ra và được xử lý tốt.

Để liên tục cải thiện những điều này, bạn cần không ngừng thu thập ý kiến từ khách hàng.

Hãy khảo sát khách hàng của bạn một cách thường xuyên kèm theo một ‘offer’ gì đó cho họ khi thực hiện khảo sát.

Tiếp nhận phản hồi của khách hàng cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường của mình và đối thủ cạnh tranh. Khách hàng là một nguồn thông tin tuyệt vời, họ có thể giúp bạn, và thậm chí nhiều hơn thế, khi bạn đặt những câu hỏi phù hợp.

Ví dụ: Bạn có thể hỏi “Chúng tôi có thể làm gì để lần sau phục vụ bạn tốt hơn?” Hoặc hỏi câu hỏi tương tự chi tiết hơn: “Hãy cho chúng tôi biết về trải nghiệm yêu thích nhất mà bạn đã có với chúng tôi.”

4. Nếu khách hàng đó không thực sự là khách hàng của bạn về lâu dài, hãy để họ ra đi.

Khách hàng đôi khi có thể trở thành một cơn các mộng của bạn vì họ thiếu tôn trọng giá trị của bạn.

Khi điều này xảy ra, bạn cần biết khi nào nên để họ ‘ra đi’.

Mặc dù đây là một quyết định rất khó khăn vì công việc kinh doanh của bạn phụ thuộc vào thu nhập từ khách hàng đó.

Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều cảm thấy khó khăn khi để khách hàng hoặc khách hàng xấu ‘ra đi’. Họ sợ mất doanh thu hoặc cảm thấy thất bại.

Nhiều lúc chúng ta gặp khó khăn khi nói “không” với những cơ hội khi không phục vụ họ được tốt.

Nhưng từ chối các cơ hội với những ‘khách hàng xấu’ cho phép bạn bảo vệ sự tôn trọng và phẩm giá mà bạn xứng đáng có được.

Hãy nhớ về quy tắc 80/20, tập trung vào 20% khách hàng hàng đầu của thị trường lý tưởng của bạn để có được 80% doanh thu có giá trị nhất.

5. Luôn luôn ‘theo dõi’ khách hàng.

Nhiều doanh nghiệp dành rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để ‘săn đuổi’ khách hàng mới, nhưng rồi họ lại để mất khách hàng sau lần giao dịch đầu tiên hoặc thứ hai vì họ không theo dõi hoặc không chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng.

Nếu khách hàng của bạn không cảm thấy được đánh giá cao, họ có khả năng tìm đến đối thủ cạnh tranh của bạn thay vì mua lại sản phẩm hay vụ của bạn.

Khi khách hàng đã có trải nghiệm tốt khi làm việc với bạn, việc khiến họ quay lại mua hàng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc theo đuổi những khách hàng tiềm năng mới.

Bạn nên nhớ ! Chi phí để có được một khách hàng mới thường cao hơn gấp 5 lần so với việc khiến khách hàng cũ quay lại hoặc tiếp tục mua hàng của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

40 số liệu thống kê về trải nghiệm khách hàng cho Marketers

Trải nghiệm khách hàng (Customer Experience) là một trong những cột mốc quan trọng nhất trong suốt quá trình làm Marketing của các nhà Marketer. Nó quyết định trực tiếp đến doanh số và mức độ tái sử dụng (Retention) sản phẩm và dịch của một thương hiệu. Đặc biệt trong kỷ nguyên số lúc bấy giờ, khi mọi thứ đều “on air” thì việc đáp ứng tốt các dịch vụ khách hàng từ đó gia tăng trải nghiệm của họ càng trở nên thách thức hơn bao giờ hết.

40 số liệu thống kê về trải nghiệm khách hàng cho Marketers
40 số liệu thống kê về trải nghiệm khách hàng cho Marketers

Các doanh nghiệp và người tiêu dùng có mối quan hệ rất khác so với vài thập kỷ trước. Trước đó, điều quan trọng nhất đối với khách hàng là giá thấp và chất lượng cao.

Quảng cáo được định hướng theo sản phẩm nhiều hơn, tập trung vào những lợi ích hữu hình của sản phẩm và chất lượng cao tương quan với một thương hiệu tốt hơn như thế nào.

Ngày nay, nhiều quảng cáo đang hướng thẳng đến người tiêu dùng, tập trung vào những trải nghiệm tích cực sẽ mang lại từ việc sử dụng sản phẩm của khách hàng.

Điều này là do sự nhấn mạnh và ngày càng được quan tâm nhiều hơn về trải nghiệm của khách hàng (Customer Experience) – Một khái niệm có thể nói là thách thức lớn của các doanh nghiệp cũng như các nhà làm Marketing trong thời kì 4.0 này.

Trong khi khách hàng vẫn quan tâm đến giá cả và chất lượng sản phẩm, một yếu tố mới trong việc lựa chọn giữa các thương hiệu cạnh tranh với nhau đó là giá trị bổ sung của dịch vụ khách hàng.

Khách hàng muốn đầu tư nhiều hơn vào một thương hiệu tập trung vào nhu cầu của họ và liên tục cung cấp giá trị vượt quá mức kì vọng và trải nghiệm ban đầu.

Có nhiều cách để làm cho thương hiệu của bạn tập trung vào khách hàng hơn. Xem xét các số liệu thống kê sau về dịch vụ khách hàng để giúp bạn đưa ra các chiến lược mới để củng cố đội ngũ dịch vụ khách hàng của bạn.

40 số liệu thống kê về dịch vụ khách hàng buộc phải biết trong 2020

Tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng chất lượng cao

1. 90% người Mỹ sử dụng dịch vụ khách hàng như một yếu tố quyết định có nên làm kinh doanh với một công ty hay không.

2. Chi phí đầu tư vào một khách hàng mới cao hơn từ 5 đến 25 lần so với việc giữ những khách hàng hiện có.

3. 49% người tiêu dùng Mỹ chuyển đổi công ty vào năm ngoái do dịch vụ khách hàng kém.

4. 81% người Mỹ tin rằng doanh nghiệp đang đáp ứng hoặc vượt quá mong đợi dịch vụ khách hàng của họ.

Sức mạnh của dịch vụ khách hàng tuyệt vời

5. 73% khách hàng yêu một thương hiệu và vẫn trung thành vì đại diện dịch vụ khách hàng thân thiện.

6. 68% khách hàng cho biết đại diện dịch vụ là chìa khóa cho trải nghiệm dịch vụ tích cực. 62% nói rằng điều này cũng một phần do kiến thức hoặc sự tháo vát của đại diện.

7. Người tiêu dùng sẵn sàng chi thêm 17% cho một công ty có dịch vụ khách hàng xuất sắc.

8. 77% khách hàng muốn giới thiệu một thương hiệu cho bạn bè sau khi có một trải nghiệm tích cực duy nhất.

9. 93% khách hàng có khả năng mua hàng lặp lại với các công ty cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời.

Cái giá của dịch vụ khách hàng kém

10. Lý do số 1 khách hàng chuyển sang một thương hiệu mới là cảm thấy không được đánh giá cao.

11. 50% khách hàng đã để lại một thương hiệu cho một đối thủ cạnh tranh có khả năng ở lại phù hợp hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ.

12. Phải mất 12 trải nghiệm khách hàng tích cực để bù đắp cho một trải nghiệm tiêu cực.

13. 78% khách hàng sẽ không mua lại dịch vụ vì dịch vụ khách hàng kém.

Các kênh tốt nhất cho dịch vụ khách hàng

14. 54% khách hàng đã sử dụng email cho dịch vụ khách hàng vào năm ngoái, làm cho email trở thành kênh kỹ thuật số được sử dụng nhiều nhất cho dịch vụ khách hàng.

15. 62% khách hàng muốn liên lạc với các công ty qua email cho dịch vụ khách hàng. 48% muốn sử dụng điện thoại, 42% trò chuyện trực tiếp và 36% liên hệ qua biểu mẫu (form) “Liên hệ với chúng tôi”.

16. Khách hàng thích được tương tác với các kênh hỗ trợ đa chiều qua lại hơn tất cả các kênh “tự phục vụ” khác. Kiểu như: Khi khách hàng hỏi về các món ăn trong menu thì họ cần người tư vấn hơn là họ phải tự đi tìm hiểu mọi thứ.

17. 79% người dùng internet Mỹ đang ở trên Facebook, làm cho nó trở thành nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất.

18. Millenials (Gen Y sinh từ năm 1980 đến 1998) thích trò chuyện trực tiếp cho dịch vụ khách hàng hơn mọi kênh truyền thông khác.

Những thất vọng khách hàng đang phải đối mặt

19. 33% khách hàng thất vọng nhất vì phải chờ đợi. 33% thất vọng nhất khi phải lặp lại nhiều lần với nhiều đại diện hỗ trợ.

20. 50% người mua hàng tin rằng phản hồi của họ không đến được người thực sự đủ thầm quyền để giải quyết được.

21. 40% khách hàng muốn đại diện dịch vụ khách hàng chăm sóc nhu cầu của họ nhanh hơn.

22. Một khách hàng có khả năng chuyển đổi đối thủ cạnh tranh gấp 04 lần nếu vấn đề họ gặp phải là dựa trên dịch vụ.

Chia sẻ kinh nghiệm dịch vụ khách hàng

23. Khách hàng Mỹ hạnh phúc sẽ chia sẻ kinh nghiệm tích cực của họ với khoảng 11 người.

24. Khách hàng giận dữ của Mỹ sẽ chia sẻ trải nghiệm tiêu cực của họ với khoảng 15 người.

25. 35% khách hàng Mỹ đăng bình luận tiêu cực về các công ty trên phương tiện truyền thông xã hội, nhưng 53% đăng bình luận tích cực.

26. 62% khách hàng nói rằng họ sẽ chia sẻ kinh nghiệm tồi tệ của họ với người khác.

Cơ hội kinh doanh của dịch vụ khách hàng.

27. 80% khách hàng Mỹ hài lòng với dịch vụ khách hàng hiện được cung cấp bởi các doanh nghiệp của họ.

28. Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng chỉ 5% có thể tăng lợi nhuận từ 25% đến 95%.

29. Doanh nghiệp có thể tăng doanh thu từ 4% đến 8% so với thị trường của họ khi họ ưu tiên trải nghiệm dịch vụ khách hàng tốt hơn.

30. 73% các công ty có trải nghiệm khách hàng “trên trung bình” hoạt động tài chính tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Thống kê kinh nghiệm khách hàng

31. 70% hành trình của khách hàng dựa trên cách mà khách hàng cảm thấy họ đang được đối xử.

32. Tỷ lệ chuyển đổi các kênh trực tuyến của bạn có thể cải thiện khoảng 8% khi bạn ưu tiên các trải nghiệm tiêu dùng được cá nhân hóa.

33. Trung bình, khoảng 21% các đại lý dịch vụ khách hàng hỏi tên của khách hàng.

34. 71% người tiêu dùng (16 – 24 tuổi) tin rằng phản hồi nhanh từ nhóm dịch vụ của bạn có thể cải thiện đáng kể trải nghiệm khách hàng của họ.

35. Trung bình, các công ty đầu tư vào trải nghiệm khách hàng của họ cũng quan sát thấy sự cải thiện trong sự tham gia của nhân viên khoảng 20%.

Thống kê sự hài lòng của khách hàng

36. 90% khách hàng đánh giá câu trả lời “ngay lập tức” là quan trọng hoặc rất quan trọng khi họ có câu hỏi về dịch vụ khách hàng. 60% khách hàng định nghĩa “ngay lập tức” là 10 phút hoặc ít hơn.

37. 87% người tiêu dùng tin rằng các công ty cần cung cấp trải nghiệm khách hàng nhất quán hơn.

38. 35% khách hàng mong đợi có thể liên hệ với cùng một trung tâm dịch vụ khách hàng thông qua bất kỳ kênh liên hệ nào.

39. 73% người tiêu dùng nói rằng định giá thời gian của họ là điều quan trọng nhất mà công ty có thể làm khi cung cấp dịch vụ khách hàng.

40. Điểm quảng bá (Net Promoter Score – Mức độ khách hàng hài lòng với thương hiệu) có giá trị trọn đời của khách hàng (Customer Lifetime Value – CLV) cao hơn từ 600% – 1400% so với nhóm khách hàng “thích gây rối” chỉ sử dụng một lần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips