Skip to main content

Thẻ: Epic Games

Apple đòi Epic Games trả 73 triệu USD phí pháp lý sau vụ kiện

Tòa án Mỹ từ chối kháng cáo của cả Apple và Epic Game, khép lại vụ kiện lịch sử và có thể khiến App Store mất hàng tỷ USD. Kết thúc vụ kiện, Apple đòi Epic Games trả 73 triệu USD phí pháp lý.

Apple đòi Epic Games trả 73 triệu USD phí pháp lý sau vụ kiện
Apple đòi Epic Games trả 73 triệu USD phí pháp lý sau vụ kiện

Theo Reuters, Tòa án Tối cao Mỹ hôm 16/1 đã từ chối đơn khiếu nại chống độc quyền của Epic Games và đơn kháng cáo của Apple.

Trước đó vào 12/9/2021, thẩm phán Yvonne Gonzalez Rogers ra phán quyết buộc Apple gỡ hạn chế trong phương thức thanh toán của các ứng dụng trên App Store, cho phép nhà phát triển dùng các công cụ khác thay thế.

Việc tính phí “hoa hồng” 30% như hiện nay đối với nhà phát triển sẽ được xem xét lại hợp lý hơn. Đồng thời, Apple phải cho phép ứng dụng iOS sử dụng “các nút, liên kết bên ngoài, hoặc quảng cáo hướng khách hàng đến phương thức mua hàng ngoài hệ thống thanh toán của Apple”.

Kết quả này không có lợi cho nhà sản xuất iPhone nhưng phía nguyên đơn cũng bị thiệt hại. The Verge cho rằng, chiến thắng chỉ dành cho các nhà phát triển trên App Store, không phải cho Epic Games.

Tòa án cho rằng Epic Games vi phạm hợp đồng với Apple khi triển khai hệ thống thanh toán thay thế cho game Fortnite. Công ty phải trả cho Apple 30% tổng doanh thu từ hệ thống thay thế với số tiền ước tính trên 3,5 triệu USD. Ngoài ra, Apple đã loại Epic khỏi cửa hàng ứng dụng khiến họ mất lượng lớn khách hàng trên iOS.

Cả Apple và Epic Games đều kháng cáo về phán quyết trên. Trong hồ sơ, nhà sản xuất iPhone cho rằng việc tuân thủ phán quyết có thể gây ra thiệt hại cho người dùng. Thanh toán qua App Store cho phép hãng bảo vệ người tiêu dùng và nền tảng của mình.

Cuộc chiến giữa hai bên bắt đầu từ tháng 8/2020, Epic Games kiện Apple sau khi nhà sản xuất iPhone loại bỏ game Fornite khỏi kho ứng dụng. Nguyên đơn cho rằng Apple vi phạm luật chống độc quyền khi cấm nhà phát triển triển sử dụng phương thức thanh toán riêng.

Theo Bloomberg, phán quyết của tòa án là đòn giáng mạnh vào Apple vì phần lớn doanh thu từ App Store đến từ mua hàng trong ứng dụng và đăng ký dịch vụ. Nhà phân tích Gene Munster của Loup Venture nhận định Apple có thể thiệt hại 1-4 tỷ USD mỗi năm, tùy vào số lượng nhà phát triển tận dụng chính sách mới.

Hơn thế, về lâu dài Apple có thể phải nhượng bộ các công ty như Epic Games, khiến hãng không chỉ mất hàng tỷ USD doanh thu, mà còn mất một số quyền kiểm soát ngay trên nền tảng App Store của mình.

Tháng trước, Epic Games cũng có chiến thắng quan trọng trước Google trong cuộc chiến pháp lý tương tự. Ngày 12/12/2023, bồi thẩm đoàn ở California (Mỹ) ra phán quyết rằng cửa hàng ứng dụng Play Store của Alphabet, công ty mẹ Google, hoạt động phản cạnh tranh khi tính phí các nhà phát triển ứng dụng quá cao, lên tới 30%.

Với kết luận này, Epic Games có thể tiếp tục gửi hồ sơ lên tòa án, yêu cầu Google khắc phục hậu quả.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Gã khổng lồ ngành game Epic Games sa thải 16% nhân sự

Theo Gaming Bolt, năm 2023 là một năm chứng kiến tình trạng sa thải nhân viên quy mô lớn trong ngành trò chơi và một công ty lớn khác hiện đã gia nhập danh sách đó.

Gã khổng lồ ngành game Epic Games sa thải 16% nhân sự
Gã khổng lồ ngành game Epic Games sa thải 16% nhân sự

Theo một báo cáo do Bloomberg công bố, công ty Epic Games tạo ra trò chơi Fortnite và công cụ Unreal Engine nổi tiếng đang sa thải 16% lực lượng lao động, tương đương với khoảng 830 nhân viên.

Nhà báo Jason Schreier của Bloomberg chia sẻ trên Twitter rằng trong một email nội bộ, giám đốc điều hành Tim Sweeney đã nói rằng Epic đã tiêu tốn nhiều tiền hơn số tiền mà họ kiếm được.

Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận thấp hơn dự kiến từ Fortnite cũng là một nguyên nhân. Tuy nhiên, công ty vẫn đang tìm cách tuyển dụng ở các vị trí còn trống và không có bất kỳ kế hoạch sa thải nào nữa.

Schreier cũng đã báo cáo rằng cùng với đợt sa thải này, Epic Games cũng đang thoái vốn hai công ty mà họ đã mua trước đó, gồm công ty âm nhạc Bandcamp được mua lại vào năm ngoái và nhà tiếp thị Songtradr, trong khi công ty tiếp thị SuperAwesome sẽ được tách ra để hoạt động như một thực thể độc lập.

Đầu tháng này, từng có thông báo rằng Donald Mustard sẽ từ bỏ vai trò giám đốc sáng tạo tại Epic Games. Vị trí này đang được thay thế bởi Charlie Wen, vốn là một cái tên nổi tiếng trong lĩnh vực thiết kế trò chơi với hơn 20 năm kinh nghiệm.

Năm 2001, ông từng thành lập và chỉ đạo đội ngũ phát triển hình ảnh tại Sony Computer Entertainment trên loạt trò chơi God of War, đồng thời tạo ra một trong những nhân vật mang tính biểu tượng nhất trong lịch sử trò chơi điện tử là Kratos.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

CEO Epic Games muốn xóa sổ App Store và Google Play

Để giải quyết tình trạng độc quyền nền tảng, CEO Epic Games kêu gọi tạo ra kho ứng dụng thống nhất cho mọi hệ điều hành.

CEO Epic Games muốn xóa sổ App Store và Google Play
Source: Bloomberg

Tim Sweeney, CEO Epic Games tiếp tục chỉ trích Apple và Google do các chính sách độc quyền trên iOS và Android. Để giải quyết vấn đề này, ông kêu gọi tạo ra kho ứng dụng thống nhất cho tất cả hệ điều hành.

“Những gì thế giới cần bây giờ là cửa hàng duy nhất hoạt động với mọi nền tảng. Hiện tại, quyền sở hữu phần mềm bị phân mảnh với iOS App Store, Google Play Store, các kho ứng dụng trên Xbox, PlayStation, Nintendo Switch, sau đó đến Microsoft Store và Mac App Store”, Sweeney chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg.

Ngày 16/11, Sweeney có mặt ở Seoul (Hàn Quốc) để tham dự Hội nghị Toàn cầu về Cân bằng Hệ sinh thái Ứng dụng Di động. Tại đây, ông đã công khai phản đối chính sách độc quyền trên kho ứng dụng của iOS và Android.

“Apple đẩy hàng tỷ người dùng vào một kho ứng dụng và quy trình thanh toán. Apple đang tuân theo các chính sách của nước ngoài liên quan đến quyền riêng tư người dùng, tuy nhiên lại phớt lờ đạo luật do Hàn Quốc thông qua”, Sweeney cho biết.

Vào tháng 8, Hàn Quốc là nước đầu tiên thông qua luật cấm độc quyền thanh toán trên di động. Theo quy định mới, các công ty như Apple, Google phải mở cửa cho hệ thống thanh toán bên thứ ba thay vì buộc nhà phát triển sử dụng quy trình thanh toán độc quyền.

Google cũng bị CEO Epic Games chỉ trích do cắt phí các giao dịch không do công ty xử lý. Dan Jackson, phát ngôn viên Google cho biết chiết khấu trên Play Store không chỉ để xử lý giao dịch.

“Đó là cách chúng tôi cung cấp Android và Google Play miễn phí, đầu tư vào kênh phân phối, phát triển dịch vụ bảo mật cho lập trình viên, người dùng tại Hàn Quốc và trên thế giới”, Jackson khẳng định.

Tại Hàn Quốc, Sweeney bày tỏ quan điểm ủng hộ đất nước châu Á trong cuộc chiến chống lại hành vi độc quyền. “Tôi rất tự hào khi cùng các bạn đứng lên chống lại điều này. Tôi tự hào khi đứng cùng các bạn và nói rằng tôi là người Hàn Quốc”, CEO Epic Games cho biết.

Epic Games đã đệ đơn kiện Apple, Google vào năm 2020 sau khi Fortnite bị gỡ khỏi App Store và Play Store do áp dụng hệ thống thanh toán riêng, cập nhật mà không qua kiểm duyệt. Hãng game này chỉ trích chiết khấu 30% mà Apple, Google áp dụng cho nhà phát triển là quá cao.

Apple và Google nói rằng mức chiết khấu giúp tăng cường bảo mật cho người dùng và lập trình viên. Dù vậy, Sweeney vẫn chỉ trích sự độc quyền về hệ thống thanh toán trong các nền tảng.

“Có một thị trường cho các cửa hàng, thị trường cho thanh toán và nhiều thị trường liên quan. Điều quan trọng là quy định chống độc quyền không cho phép kẻ thống trị một thị trường sử dụng quyền lực để áp đặt lên các thị trường không liên quan”, Sweeney cho biết

Trong hồ sơ được nộp gần đây, Epic Games cáo buộc Google còn thành lập “Lực lượng đặc nhiệm Fortnite” từ năm 2018 khi Fortnite cho phép tải game từ Samsung Galaxy Store hoặc website mà không thông qua Google Play.

Epic Games cho rằng đội ngũ này họp hàng ngày, thậm chí gửi thông tin về lỗi trong game cho giới báo chí sau 9 ngày phát hiện, trong khi quy định phải là 90 ngày.

Phúc Thịnh | Theo Bloomberg.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cách Epic Games “đốt tiền” để thâu tóm thị trường

Tặng game miễn phí, phát hành độc quyền nhiều trò chơi và ưu đãi cho nhà phát triển, Epic Games Stores đang thách thức thế thống trị của Steam trên thị trường.

15 năm kể từ khi ra mắt, Steam đã xây dựng được cộng đồng bền vững và rộng lớn.

Với lợi thế tồn tại và phát triển trong khoảng thời gian dài, cửa hàng game trực tuyến này có nhiều tính năng thu hút người chơi như thư viện nội dung khổng lồ, chế độ Big Picture thiết kế đặc biệt cho TV, tay cầm và nhiều công cụ đề xuất trò chơi.

Dù vậy, nền tảng của Valve có nguy cơ bị Epic Games Store (EGS) soán ngôi. Với chiến lược tặng game miễn phí và độc quyền phát hành nhiều trò chơi, dịch vụ của Epic Games đang trên đà phát triển mạnh, thách thức “triều đại” hơn thập kỷ của Steam.

Steam đang tỏ ra yếu thế trước những thế mạnh của Epic Games Store. Ảnh: Steam.

Bên cạnh đó, EGS còn phát triển các mảng khác như stream, cung cấp phim và nhiều loại phần mềm, thu hút lượng lớn khách hàng khác ngoài game thủ.

Tiếp đến, nhờ vào sự thành công của Fortnite và hai ông lớn Tencent, Sony đứng sau, Epic Games nhanh chóng thu được lợi nhuận và danh tiếng mà Valve phải mất hơn một thập kỷ để gầy dựng.

Cũng nhờ nguồn tiền dồi dào, công ty sẵn sàng chịu lỗ để tăng ưu thế cạnh tranh.

Epic còn là cha đẻ của bộ công cụ làm game Unreal Engine phổ biến. Do đó, các nhà phát triển game dùng công cụ này được hưởng nhiều ưu đãi từ EGS. Đây được xem là con át chủ bài khiến nhiều nhà phát triển quan tâm đến cửa hàng của Epic hơn Steam.

Ngoài ra, so với mức phí dịch vụ 30% của Steam, Epic chỉ thu 12% – con số chênh lệch đủ lớn để các nhà phát triển phải đắn đo.

Thông thường, những nhà làm game chỉ thu được 30% lợi nhuận trên mỗi sản phẩm. “Các cửa hàng trực tuyến của Valve, Apple và Google thu lợi từ game còn nhiều hơn người tạo ra chúng”, chủ sở hữu Epic Games đánh giá.

Không như Steam, Epic không có DRM (Digital Rights Management – biện pháp quản lý bản quyền nội dung số). DRM giúp ngăn chặn việc sao chép bất hợp pháp dữ liệu tải về từ Internet, góp phần ngăn chặn nạn đĩa lậu, game bị bẻ khóa. Chỉ những người có giấy phép hoặc phần mềm phù hợp mới dùng được.

Tuy nhiên, biện pháp này gây bất tiện cho game thủ vì những thủ tục rắc rối, phiền phức. Bên cạnh đó, nếu nền tảng ngừng hoạt động, game thủ cũng khó chơi được dù đã tải về do bị DRM ngăn chặn.

Để thu hút người chơi, Epic còn liên tục tung ra nhiều game miễn phí và mua độc quyền hàng loạt trò chơi nổi tiếng như Assassin’s Creed: Odyssey, Hitman 3, World War Z

Với tất cả yếu tố trên nên dù chỉ mới ra mắt được 3 năm với giao diện đơn giản, EGS gần như là đối thủ duy nhất của Steam hiện tại.

Theo thống kê của Business Insider, khách hàng của EGS trong năm 2020 đã tăng hơn 52 triệu người so với 2019. Với đà phát triển đều đặn, EGS được dự đoán sẽ còn lớn mạnh hơn nữa trong tương lai, đồng nghĩa, vị thế của Steam chắc chắn sẽ bị lung lay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Apple có nguy cơ mất hàng tỷ USD sau vụ kiện lịch sử với Epic Games

Epic Games thắng Apple trong vụ kiện liên quan đến kênh thanh toán trên App Store, nhưng cả hai bên đều tỏ ra không hài lòng.

Ngày 12/9, thẩm phán Yvonne Gonzalez Rogers ra phán quyết buộc Apple gỡ bỏ hạn chế trong phương thức thanh toán của các ứng dụng trên App Store, cho phép nhà phát triển dùng các công cụ khác thay thế.

Apple có thể mất hàng tỷ USD doanh thu mỗi năm.

Từ tháng 8/2020, Epic Games khởi kiện Apple sau khi nhà sản xuất iPhone loại bỏ game Fornite khỏi kho ứng dụng. Nguyên đơn cho rằng Apple vi phạm luật chống độc quyền khi cấm nhà phát triển triển sử dụng phương thức thanh toán riêng.

Phán quyết mới của tòa án đồng nghĩa Apple sẽ phải thực hiện những thay đổi lớn đối với mô hình kinh doanh của App Store kể từ khi nền tảng này ra đời năm 2008.

Cụ thể, việc tính phí “hoa hồng” 30% như hiện nay đối với các nhà phát triển sẽ được xem xét lại hợp lý hơn.

Đồng thời, Apple phải cho phép các ứng dụng iOS sử dụng “các nút, liên kết bên ngoài, hoặc quảng cáo hướng khách hàng đến phương thức mua hàng ngoài hệ thống thanh toán của Apple”.

Theo Bloomberg, phán quyết của tòa án là đòn giáng mạnh vào Apple. Doanh thu từ App Store hiện đạt 6,3 tỷ USD năm ngoái, phần lớn số tiền này là từ mua hàng trong ứng dụng và đăng ký dịch vụ.

Nhà phân tích Gene Munster của Loup Venture nhận định, Apple có thể thiệt hại từ 1 tỷ đến 4 tỷ USD mỗi năm, tùy vào số lượng nhà phát triển tận dụng chính sách mới.

Số liệu Apple công bố tại tòa cho thấy, 70% tổng doanh thu App Store là từ trò chơi và từ khoảng 10% người dùng nền tảng.

Theo Sensor Tower, riêng 2020, Apple kiếm được 3,8 tỷ USD từ game, phần lớn nhờ hoạt động mua hàng trong ứng dụng. Trong khi đó, có tới 80% ứng dụng trên App Store gần như không tạo ra doanh thu.

Dù vậy, vài tỷ USD chỉ là một phần trong tổng doanh thu của Apple. Theo ước tính, trong năm tài chính 2021, Apple có thể thu về 360 tỷ USD.

Thực tế, dù bị xử thua, Apple vẫn gọi quyết định của tòa là một “chiến thắng vang dội”. Họ không chịu nhiều thiệt hại trong quyết định này, kể cả việc bị yêu cầu thay đổi mức phí 30% trên App Store đối với nhà phát triển.

Tuy nhiên, về lâu dài, giới chuyên gia cho rằng Apple có thể phải nhượng bộ các công ty như Epic Games, tức không chỉ mất đi hàng tỷ USD doanh thu, mà còn mất một số quyền kiểm soát ngay trên nền tảng App Store của mình.

Trước sức ép cộng đồng và quy định pháp lý ở nhiều quốc gia, Apple đã đồng ý cho phép các ứng dụng như Netflix và Spotify được thanh toán bằng kênh thứ ba từ 1/9.

Quyết định được đưa ra sau cuộc điều tra quy mô lớn của Nhật Bản nhắm vào App Store. Mới đây, Hàn Quốc cũng yêu cầu Apple mở đường cho hệ thống thanh toán bên ngoài, thay vì phụ thuộc vào công ty sở hữu cửa hàng ứng dụng.

Epic Games cũng mất nhiều hơn được.

Theo giới phân tích, phán quyết của tòa cũng không mang lại nhiều lợi ích cho Epic Games. The Verge cho rằng, chiến thắng chỉ dành cho các nhà phát triển trên App Store, chứ không phải cho Epic Games vì hai lý do.

Thứ nhất, tòa án khẳng định Epic Games vi phạm hợp đồng với Apple khi triển khai hệ thống thanh toán thay thế cho game Fortnite. Epic Games phải trả cho Apple 30% tổng doanh thu thu từ hệ thống thay thế với số tiền ước tính trên 3,5 triệu USD.

Thứ hai, Apple hoàn toàn có thể dùng phạm vi quyền hạn của mình để gạt sản phẩm của Epic Games, như Fortnite, khỏi App Store. “Apple có quyền làm theo hợp đồng đã thỏa thuận, trong đó có thể chấm dứt điều khoản với Epic Games bất cứ lúc nào, theo quyết định riêng của Apple”, Rogers nói.

Bên cạnh đó, Epic Games chưa đưa ra đủ bằng chứng về hành vi độc quyền của bị đơn.

Theo tòa, Apple chiếm thị phần trên 55% và đạt lợi nhuận cao, nhưng những yếu tố này chưa đủ để cáo buộc hành vi chống độc quyền. Kinh doanh thành công không phải bất hợp pháp.

Sau vụ kiện, Epic Games được dự đoán mất một lượng lớn người chơi Fortnite trên iOS, với thiệt hại ước tính hàng trăm triệu USD nếu game vẫn bị xóa trên App Store thời gian tới.

Theo hồ sơ Epic Games công bố, trong gần hai năm đầu xuất hiện trên iOS (từ 2019), Fortnite thu về 614 triệu USD. Tháng 8/2020, trò chơi không còn trên App Store do liên quan đến vụ kiện.

CEO Tim Sweeney của Epic Games bày tỏ sự thất vọng trên Twitter: “Phán quyết này không phải là chiến thắng cho nhà phát triển hay cho người tiêu dùng. Epic Games đấu tranh để cạnh tranh công bằng giữa các phương thức thanh toán trong ứng dụng và cửa hàng ứng dụng cho một tỷ người dùng”.

Epic Games đang lên kế hoạch kháng cáo.

Các nhà phân tích cho rằng còn quá sớm để khẳng định nhà phát triển và Apple sẽ thay đổi thế nào sau phán quyết. Tuy nhiên, theo chuyên gia Jason Schreier của Bloomberg, với thiệt hại hàng tỷ USD trước mắt, cả Epic Games lẫn Apple đều là kẻ thua cuộc trong cuộc chiến pháp lý đang diễn ra.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo VnExpress

Các nhà phát triển ứng dụng có quyền bỏ qua hệ thống thanh toán của Apple

Thời gian tới, các nhà phát triển ứng dụng có quyền bỏ qua hệ thống thanh toán của Apple trên App Store và hướng người dùng đến phương thức thanh toán khác.

Theo Bloomberg, ngày 10/9, thẩm phán Mỹ Yvonne Gonzalez Rogers ra phán quyết yêu cầu Apple tạo điều kiện cho cộng đồng phát triển ứng dụng áp dụng những hình thức thanh toán khác.

Quyết định được đưa ra sau cuộc chiến pháp lý giữa Apple và Epic Games, công ty sở hữu tựa game đình đám Fortnite.

Điều này đồng nghĩa nhà phát triển có quyền bỏ qua hệ thống thanh toán của Apple trên App Store (vốn đang có mức cắt hoa hồng lên tới 30%).

Đây là lần thay đổi quan trọng nhất với thương hiệu này kể từ khi ra mắt App Store vào năm 2008. Một số chuyên gia tài chính nhận định phán quyết này có thể khiến Apple mất vài tỷ USD doanh thu mỗi năm.

Ngay sau thông tin, giá cổ phiếu của Apple đã giảm 3,3% xuống ngưỡng 148,97 USD, mức giảm tồi tệ nhất kể từ tháng 5.

Tuy nhiên, Bloomberg cho rằng Apple đã thoát khỏi nguy cơ bị liệt vào danh sách công ty có hành vi kinh doanh độc quyền theo luật liên bang và tiểu bang.

Trong năm 2020, tính riêng tại thị trường Mỹ, Apple thu về khoảng 6,3 tỷ USD phí hoa hồng đến từ hoạt động mua hàng trên App Store.

Phán quyết của tòa án áp dụng cho mọi danh mục ứng dụng, đặc biệt là lĩnh vực trò chơi.

Các ứng dụng trò chơi hiện chiếm 70% tổng doanh thu của App Store, nhưng chỉ đến từ 10% người dùng. Hơn 80% người dùng sử dụng App Store tạo ra doanh thu không đáng kể.

Theo dữ liệu của Sensor Tower, Apple đã kiếm khoảng 3,8 tỷ USD từ ứng dụng trò chơi vào năm 2020. Phần lớn doanh thu này đến từ hoạt động mua hàng trên ứng dụng.

Theo Gene Munster, giám đốc Công ty đầu tư mạo hiểm Loup Venture, tùy thuộc vào số lượng nhà phát triển tận dụng chính sách mới, việc chấm dứt phương thức thanh toán độc quyền có thể khiến Apple mất từ 1-4 tỷ USD.

Nhưng ngay cả khi mất vài tỷ USD mỗi năm, hoa hồng từ việc kinh doanh ứng dụng chỉ đóng một phần nhỏ trong tổng doanh thu của Apple.

Riêng trong năm tài chính 2021, Apple ước tính thu về 360 tỷ USD. Do đó, thiệt hại dự kiến không đủ phá vỡ hiệu suất tài chính của công ty.

Thẩm phán không bắt buộc Apple thay đổi phí thu hoa hồng hoặc để các cửa hàng của bên thứ thứ 3 trên App Store. Ngoài ra, phán quyết chỉ có hiệu lực tại thị trường Mỹ, mặc dù mô hình hoạt động hiện nay của hãng đang áp dụng trên toàn cầu.

Epic Games cho rằng thẩm phán đang đứng về phía “Táo khuyết”. Trên mạng xã hội Twitter, Tim Sweeney – CEO của Epic – khẳng định phán quyết này không phải là chiến thắng cho nhà phát triển và người dùng.

Sau gần một năm bị xóa khỏi App Store vì sử dụng phương thức thanh toán riêng, trò chơi Fornite của Epic đã có thể trở lại.

Sweeney tuyên bố Epic sẽ chỉ khôi phục Fortnite trên App Store “khi nào và ở nơi Epic có thể cung cấp thanh toán trong ứng dụng cạnh tranh công bằng với thanh toán trong ứng dụng của Apple, giúp người dùng tiết kiệm chi tiêu.”

Phán quyết này sẽ cho phép người dùng mua trò chơi Fornite trên website của hãng thay vì thông qua App Store. Tuy nhiên, Epic cần phải xây dựng một trang web cho phép người dùng mua hàng và tích hợp liên kết đến website đó trong trò chơi.

Sweeney khẳng định sẽ tiếp tục “đấu tranh để cạnh tranh để đòi công bằng giữa các phương thức thanh toán trong ứng dụng và cửa hàng ứng dụng cho một tỷ người dùng”.

Song, Epic vẫn phải trả Apple 3,7 triệu USD vì cho phép người dùng mua hàng ngoài App Store từ tháng 8 đến tháng 10/2020. Thẩm phán cũng yêu cầu Epic thanh toán hoa hồng 30% các giao dịch thực hiện từ tháng 11 năm 2020 cho đến khi có phán quyết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen