Skip to main content

Thẻ: First Party Data

DOOH: Cách dữ liệu đối tượng có thể chuyển đổi hoạt động quảng cáo ngoài trời

Mức độ thành công của các hoạt động quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH Advertising) vốn phụ thuộc vào mức độ hiểu biết về đối tượng mục tiêu của thương hiệu.

DOOH: Cách dữ liệu đối tượng chuyển đổi hoạt động quảng cáo ngoài trời
DOOH: Cách dữ liệu đối tượng chuyển đổi hoạt động quảng cáo ngoài trời

Trong thế giới marketing, có một câu nói nổi tiếng là “Khi bạn hiểu khách hàng của mình, khách hàng cũng sẽ biết điều đó”.

Tưởng chừng như là điều gì đó khá rõ ràng và hiển nhiên, để thực hiện được nó là cả một chặng đường dài, thậm chí là bất khả thi với nhiều thương hiệu.

Hầu hết các chiến dịch marketing hay quảng cáo thành công đều bắt đầu bằng việc có được sự hiểu biết sâu sắc về mong muốn, nhu cầu hay nỗi đau của khách hàng, mà thường vẫn gọi chung là đối tượng mục tiêu.

Việc xây dựng các nội dung quảng cáo phù hợp với sở thích, mối bận tâm và trải nghiệm của đối tượng mục tiêu (target audience) cho phép nhà quảng cáo khởi chạy các chiến dịch có khả năng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng tốt hơn cũng như thúc đẩy mức độ liên quan và tương tác cao hơn.

Ngoài ra, việc hiểu hành vi của đối tượng mục tiêu cũng cho phép các marketer tiếp cận người xem một cách có chiến lược bằng những thông điệp thương hiệu có sức ảnh hưởng theo từng giai đoạn khác nhau trong hành trình khách hàng (Customer Jorney), với các điểm chạm khác nhau, khách hàng sẽ mong đợi các nội dung khác nhau.

Trước đây, quảng cáo ngoài trời (OOH – Out of Home) vốn được xem là một trong các hình thức quảng cáo truyền thống, giống như với TV hay Báo in (Print Ad).

Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, với sự phát triển và hỗ trợ của các yếu tố công nghệ, các quảng cáo ngoài trời dần được phủ lên một lớp công nghệ, khái niệm D-OOH (Digital Out of Home) cũng ra đời và phát triển như là một hình thức quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads) quan trọng trong các chiến dịch IMC của thương hiệu.

Với D-OOH, các mẫu quảng cáo ngoài trời giờ đây không chỉ là để xem mà còn có thể tương tác lại, nhà quảng cáo cũng nhắm mục tiêu quảng cáo (targeting) dựa trên các dữ liệu của đối tượng và hơn thế nữa.

Dưới đây là một số chiến lược mà marketer có thể tận dụng bằng cách tích hợp dữ liệu đối tượng vào các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH) để tiếp cận đối tượng mục tiêu bằng những thông điệp có sức ảnh hưởng cao nhất.

Các loại dữ liệu đối tượng chính có trong quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời – Digital OOH Advertising.

  • Dữ liệu mẫu hành vi.

Nói về hành vi hay tâm lý của con người, nhà tâm lý học G. Stanley Hall từng nói: “Con người là một sinh vật của các thói quen. Họ có xu hướng tuân theo những khuôn mẫu hành vi tương đối dễ đoán trong cuộc sống hàng ngày, từ nơi họ làm việc, đến nơi họ vui chơi, tập thể dục hoặc bất cứ nơi nào khác.”

Thông qua việc sử dụng dữ liệu vị trí thụ động được ẩn danh (anonymized passive location data), các nhà tiếp thị có thể khai thác các mẫu hành vi này để hiểu sâu hơn về cách người tiêu dùng di chuyển trong suốt cả ngày.

Sử dụng thông tin này, nhà quảng cáo có thể xây dựng các tập đối tượng dựa trên những địa điểm mà các nhóm người tiêu dùng khác nhau ghé thăm và sau đó kích hoạt quảng cáo D-OOH phù hợp dựa trên nơi những đối tượng đó có nhiều khả năng đến nhất vào bất kỳ thời điểm nào.

  • Dữ liệu hộ gia đình.

Việc phân tích các dữ liệu mua hàng (purchase data) của người tiêu dùng có thể cung cấp cho các thương hiệu những thông tin có giá trị về nhân khẩu học, đặc tính kinh tế xã hội của hộ gia đình và cả những sản phẩm mà họ có khả năng mua trong tương lai.

Sử dụng loại dữ liệu này, các marketer có thể xây dựng nên các tệp đối tượng dựa trên các hộ gia đình đã mua một loại sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào đó trong quá khứ và sau đó kích hoạt màn hình D-OOH dựa trên các địa điểm mà những người mua đó thường lui tới.

Khi các thương hiệu tìm cách mang lại nhiều giá trị hơn từ người tiêu dùng và tối đa hóa lợi tức chi tiêu marketing (ROMI), dữ liệu của bên thứ nhất (hoặc dữ liệu từ khách hàng) là một tài sản vô giá.

Theo các nghiên cứu, trung bình, những người tiêu dùng đã từng mua hàng từ một thương hiệu có khả năng mua lại một lần nữa cao hơn đến 67%, tiếp cận lại (tiếp thị lại) theo đó là một giải pháp mà các thương hiệu không thể bỏ qua.

Các dữ liệu của bên thứ nhất khi được kết hợp với quảng cáo D-OOH có khả năng mang lại một cách thức hiệu quả để thu hút những người có khả năng mua hàng cao, vào thời điểm và địa điểm quan trọng nhất.

Sử dụng D-OOH để tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Như đã phân tích ở trên, với bất cứ hoạt động marketing hay quảng cáo nào, việc có được những sự hiểu biết nhất định về khách hàng hay đối tượng mục tiêu là nền tảng cốt lõi, với D-OOH cũng vậy.

Bằng cách xây dựng đối tượng D-OOH dựa trên lịch sử mua hàng, thói quen mua sắm và đặc điểm nhân khẩu học, nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu một cách hiệu quả tới những người tiêu dùng có tiềm năng cao bằng những thông điệp có sức ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến nhu cầu của họ.

Việc hiểu được các kiểu hành vi cụ thể của những đối tượng này cũng cho phép nhà quảng cáo kích hoạt các màn hình D-OOH vào đúng thời điểm, dữ liệu một lần nữa lại là chìa khoá thành công của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

[Download] Meta chia sẻ hướng dẫn mới về cách sử dụng First Party Data

Thông qua báo cáo mới đây, Meta chia sẻ cách các thương hiệu, nhà quảng cáo hay người làm marketing có thể tận dụng các dữ liệu do thương hiệu thu thập được (Dữ liệu của bên thứ nhất – First Party Data) để tối ưu hoá hiệu suất quảng cáo và marketing.

[Download] Meta chia sẻ hướng dẫn mới về cách sử dụng First Party Data
[Download] Meta chia sẻ hướng dẫn mới về cách sử dụng First Party Data
Từ bản hướng dẫn, các marketer có thể tìm thấy nhiều cách hơn để tận dụng các dữ liệu được thu thập trực tiếp từ khách hàng và tích hợp dữ liệu này vào chiến lược làm Marketing Mix tổng thể.

Báo cáo cũng chia sẻ nhiều insights mới về cách các thương hiệu nên tiếp cận dữ liệu (Data), vốn là điểm quan trọng hàng đầu quyết định đến hiệu quả của chiến lược nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting) và hơn thế nữa.

Tiếp đó, báo cáo cũng chia sẻ cách thương hiệu có thể tích hợp dữ liệu của bên thứ nhất vào hỗn hợp quảng cáo, thứ có thể giúp cho hoạt động nhắm mục tiêu quảng cáo trở nên hiệu quả hơn thông qua việc phân khúc khách hàng (Segmentation).

Các nền tảng như CDP hay CRM được cũng khuyến nghị sử dụng.

Meta cũng chia sẻ về công cụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead Generation), cách người làm marketing có thể có được nhiều dữ liệu trực tiếp hơn từ công cụ này.

Cuối cùng, Meta cũng chia sẻ nhiều mẹo liên quan đến bộ công cụ quảng cáo được hỗ trợ bởi AI Advantage+ và mô hình Marketing Mix, cách khai thác dữ liệu từ phễu marketing, và nhiều nội dung khác.

Bạn có thể tải xuống toàn bộ báo cáo tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Cách cải thiện chất lượng các chiến dịch Marketing trong kỷ nguyên số

Bằng cách coi digital là chiến lược ưu tiên hàng đầu (digital-first), thương hiệu có nhiều cách hơn để xây dựng các chiến dịch với chất lượng cao hơn.

Cách cải thiện chất lượng các chiến dịch Marketing trong kỷ nguyên số
Getty Images

Trong khi hầu hết những người làm marketing đều biết việc tạo ra các chiến dịch chất lượng cao nên là ưu tiên hàng đầu, nhiều người phải vật lộn để tìm ra “giao điểm ngọt ngào” giữa giá trị và tính hiệu quả (ít nhất là về mặt chi phí).

Con đường này còn đặc biệt khó khăn hơn đối với các thương hiệu mới thích ứng với môi trường kỹ thuật số.

Ông Ryne Knudson, chuyên gia tiếp thị nội dung cấp cao (senior content marketing specialist) tại Brandfolder cho biết: “Rất nhiều doanh nghiệp đang tìm cách hợp nhất tất cả các hoạt động và đội nhóm của họ để tận dụng tối đa những gì họ có thể có được cùng nhau, tức hướng đến một mục tiêu chung”.

Tuy nhiên việc tạo ra một chiến dịch marketing có chất lượng không chỉ đòi hỏi những yếu tố mang tính kỹ thuật hay đơn giản là có những số liệu đẹp.

Thay vào đó, yếu tố quyết định cho điều này là khả năng kết nối cấp độ cao với khách hàng ở nhiều điểm tiếp xúc khác nhau trong suốt hàng trình mua hàng của họ.

Hãy chú ý đến nhu cầu kỹ thuật số.

Ông Knudson cho biết: “Sự chuyển đổi hay xu hướng thị trường vốn được thúc đẩy bởi các nhóm đối tượng mục tiêu, người tiêu dùng và những nhu cầu của họ. Chúng ta thấy rằng hiện nhu cầu về kỹ thuật số là rất lớn, và thương hiệu không thể đứng ngoài cuộc.”

Theo số liệu từ Harvard Business Review, khi thương hiệu tương tác một cách nhất quán với đối tượng mục tiêu trên không gian kỹ thuật số:

  • 79% người tiêu dùng nói rằng nội dung do người dùng tạo ra (UGC) có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.
  • Các thương hiệu có thể tăng thêm ít nhất 33% doanh số.

Sự ra đời của các công nghệ mới, cùng với đại dịch COVID-19, đã làm thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số trên thị trường. Và với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với yếu tố kỹ thuật số, các tương tác số nên là chiến lược ưu tiên hàng đầu.

Áp dụng chiến lược ưu tiên kỹ thuật số.

Ông Knudson cho biết: “89% các doanh nghiệp đã áp dụng chiến lược ưu tiên kỹ thuật số hoặc đang có kế hoạch sẽ làm như vậy. Tuy nhiên, chỉ 45% trong số các giám đốc điều hành nghĩ rằng họ có các công nghệ phù hợp để tận dụng tối đa những gì đang diễn ra.”

Cá nhân hóa là một trong những thành phần quan trọng đối với bất kỳ chiến lược ưu tiên kỹ thuật số nào. Các công nghệ marketing như các phần mềm phân tích hành trình khách hàng hay các CDP là những động lực thúc đẩy cho chiến lược này.

Cuối cùng, hầu hết các thương hiệu đều có các công cụ cần thiết để phân tích hoặc chuyển tiếp các chiến dịch của họ – chìa khóa thành công cho điều này là hãy đưa từng công cụ vào một chiến lược kỹ thuật số tập trung (centralized digital strategy).

Ông Knudson nói thêm:

“Khi nói đến yếu tố kỹ thuật số, bạn có email, có các nền tảng xã hội, có các công cụ tìm kiếm và có các website riêng.

Điều bạn cần làm là liên kết tất cả các điểm dữ liệu từ các tài sản này tới một trung tâm dữ liệu duy nhất, từ quan điểm của thương hiệu và kinh doanh, bạn cần điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức.”

Hãy xem khách hàng là những người “tự giáo dục” chính họ.

Nhiều chiến dịch tập trung vào khách hàng ở những phần đầu của phễu bán hàng (Sales Funnel) – cung cấp cho họ những thông tin và tài nguyên cần thiết để thúc đẩy họ đi tiếp.

Tuy nhiên, cách tiếp cận này đồng nghĩa với việc họ sẽ bỏ qua một lượng lớn những người tiêu dùng đang ở cuối phễu. Một phần của điều này là do trong bối cảnh ưu tiên kỹ thuật số, phần lớn người tiêu dùng là những người “tự giáo dục”.

Trong bối cảnh khi mà yếu tố công nghệ đang vô cùng phát triển, người dùng đang tìm kiếm trực tuyến, họ đang nói chuyện với đồng nghiệp của họ, họ đọc các bài đánh giá, họ xem những nội dung mà thương hiệu đã cung cấp, họ làm tất cả những điều này trước khi họ tiếp cận đến các thương hiệu.

Khi các thương hiệu không hiểu các cách mà khách hàng của họ đang tìm hiểu về doanh nghiệp, về sản phẩm hay thương hiệu, về cơ bản họ đã thất bại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Cách PepsiCo sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất để xây dựng mối quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng

Dữ liệu là yếu tố then chốt giúp người làm marketing và kinh doanh hiểu người tiêu dùng, nhưng PepsiCo cũng tin rằng việc tôn trọng mối quan hệ giữa thương hiệu với người tiêu dùng và sở thích riêng tư của họ cũng quan trọng không kém.

Ông Abhishek Jadon, Giám đốc phụ trách mảng dữ liệu người tiêu dùng và cá nhân hoá toàn cầu của PepsiCo cho biết:

“Tại PepsiCo, chúng tôi hướng tới việc tương tác với người tiêu dùng ở cấp độ con người. Chúng tôi muốn đáp ứng sở thích ăn nhanh và đồ uống của họ ở thời điểm hiện tại cũng như khi nhu cầu của họ phát triển theo thời gian.”

Cũng giống như hầu hết các công ty hàng tiêu dùng đóng gói (CPG/FMCG) khác, trước đây PepsiCo chủ yếu phân phối hàng loạt, khuyến mãi và truyền thông rộng rãi để kết nối với người tiêu dùng.

Điều này có nghĩa là công ty này sẽ đưa các sản phẩm của họ vào các cửa hàng lớn và sau đó dựa trên các sự kiện hay chương trình phát sóng nổi bật để tiếp cận mọi người trên quy mô lớn.

Mặc dù những chiến lược đã được thử và đúng này vẫn làm tăng thêm giá trị, nhưng PepsiCo nhận ra rằng thế giới đang trong tình trạng biến đổi liên tục.

Người tiêu dùng ngày càng sáng suốt hơn trong các lựa chọn về thực phẩm và đồ uống, và ngay cả thói quen ăn vặt của họ cũng đã thay đổi.

Không chỉ hành vi của người tiêu dùng đang biến đổi, mà bối cảnh truyền thông cũng đang được thay đổi nhanh chóng. Để đáp ứng lại với những điều này, PepsiCo hiện đang thay đổi phương pháp marketing và sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất (first party data) để thúc đẩy sự phát triển.

Điều này cho phép họ thích ứng tốt hơn với các quy định mới về quyền riêng tư, những thay đổi trong công nghệ và các xu hướng mới nổi đang làm tác động đến cách các doanh nghiệp tận dụng dữ liệu của người tiêu dùng cho hoạt động marketing.

Dưới đây là 5 chiến lược hàng đầu đang được PepsiCo ứng dụng để thúc đẩy sự tăng trưởng của mình.

Ưu tiên các mối quan hệ với khách hàng.

Dữ liệu là yếu tố then chốt giúp người làm marketing và kinh doanh hiểu người tiêu dùng, nhưng PepsiCo cũng tin rằng việc tôn trọng mối quan hệ giữa thương hiệu với người tiêu dùng và tôn trọng sở thích riêng tư của họ cũng quan trọng không kém. Nguyên tắc này được xem là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững của Pepsi.

PepsiCo đã xây dựng một đội ngũ gồm những chủ sở hữu sản phẩm, nhà khoa học dữ liệu và insights để tập trung vào khả năng tận dụng dữ liệu.

Họ cũng đã đầu tư vào công nghệ máy học và điện toán đám mây để phát triển các sản phẩm dữ liệu tích hợp. PepsiCo cũng ưu tiên dữ liệu của bên thứ nhất và coi nó là một trong những nguyên tắc marketing toàn cầu cốt lõi.

Dữ liệu của bên thứ nhất giúp PepsiCo xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng và cung cấp cho họ nhiều thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh hơn, chẳng hạn như sản phẩm mới nào sẽ được ra mắt, theo những cách ưu tiên quyền riêng tư nhất. 

Thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng với việc trao đổi qua lại những giá trị phù hợp.

Mục đích của Pepsi là phát triển những cuộc đối thoại liên tục với khách hàng và sử dụng các điểm chạm marketing trên toàn cầu để bắt đầu các cuộc trò chuyện này.

Đó là lý do tại sao họ khuyến khích khách hàng tham gia các chương trình giành phần thưởng cho lòng trung thành với những lời kêu gọi hành động rõ ràng trên các bao bì sản phẩm hoặc thông qua các chương trình khuyến mãi trên các nền tảng tương tác với người tiêu dùng như website hay ứng dụng.

Pepsi có những chương trình khách hàng thân thiết riêng biệt cho từng thị trường. Mỗi chương trình đều tính đến các động lực thị trường và sở thích riêng biệt của người tiêu dùng để có thể đưa ra các đề xuất giá trị tốt nhất.

Nhũng thông tin chi tiết từ các chương trình khách hàng thân thiết này giúp họ hiểu các thành viên (khách hàng thân thiết) của họ, cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa các ưu đãi dựa trên sở thích của từng người.

Ví dụ: Qua việc phân tích dữ liệu Pepsi biết rằng người dân ở Thổ Nhĩ Kỳ hiểu biết nhiều hơn về thiết bị di động và phản hồi nhiều hơn với các khuyến mãi tức thì, trong khi người tiêu dùng ở Mỹ có thể quan tâm nhiều hơn đến việc khám phá các công thức mới.

Điều bắt buộc ở đây là phải xây dựng lòng tin và sự minh bạch để nuôi dưỡng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và đảm bảo rằng các thành viên là khách hàng trung thành luôn hiểu được những giá trị rõ ràng mà họ nhận được khi họ đồng ý chia sẻ dữ liệu của họ với thương hiệu.

Cuối cùng, cách tiếp cận này cũng giúp chúng ta tôn trọng lựa chọn của người tiêu dùng đồng thời bảo vệ quyền riêng tư của chính họ.

Sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất được tích hợp để thúc đẩy kết quả kinh doanh.

Mọi người hiện đang nhận được hàng chục thậm chí hàng trăm thông điệp mỗi ngày, chúng ta hiểu rằng để vượt qua những rào cản này đòi hỏi các thương hiệu phải cung cấp những thông điệp có tính liên quan và gặp gỡ người tiêu dùng vào đúng thời điểm họ cần nhất.

Giải pháp tích hợp các nguồn dữ liệu bên thứ nhất khác nhau của người tiêu dùng cung cấp cho Pepsi những thông tin chi tiết tổng thể để họ có thể điều hướng tốt hơn hành trình của người tiêu dùng và đưa ra những thông điệp phù hợp đến đúng người vào đúng nơi.

Điều này đảm bảo rằng người tiêu dùng của Pepsi luôn nhìn thấy các sản phẩm mà họ yêu thích nhất, trên các kênh mà họ thường xuyên truy cập nhất.

Giả sử, nếu bạn yêu thích Doritos (một loại snacks khoai tây)? Bạn sẽ thấy các hương vị mới nhất của nó sớm nhất có thể.

Phương pháp coi dữ liệu và khách hàng là trung tâm đã giúp PepsiCo tăng hiệu quả của các chiến dịch truyền thông lên nhiều lần và đối với một số chiến dịch, ROI đã được cải thiện gấp 3 lần.

Vượt ra khỏi các vấn đề về marketing để đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt và thông minh hơn.

Việc sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất và ứng dụng chúng vào các hoạt động ngoài marketing cũng mang lại nhiều giá trị gia tăng cho PepsiCo.

Điều này cho phép họ ra mắt các sản phẩm mới, đảm bảo quá trình mua hàng lặp lại và kéo dài thời gian người dùng sử dụng sản phẩm bằng những insights sâu sắc và phong phú hơn.

Dữ liệu của bên thứ nhất tạo ra một vòng phản hồi liên tục của người tiêu dùng thông qua các mối quan hệ trực tiếp, những dữ liệu vốn có thể được tận dụng để thử nghiệm các hương vị mới, nghiên cứu nhóm tập trung và lấy mẫu.

Sức mạnh của dữ liệu của bên thứ nhất và chuyên môn kỹ thuật số của PepsiCo đã giúp họ đáp ứng nhanh và tốt hơn các mục tiêu kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ phát triển bằng cách xây dựng những mối quan hệ lâu dài với người tiêu dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen