Skip to main content

Thẻ: Ford

Chủ tịch hãng xe Ford: Mỹ chưa thể cạnh tranh với Trung Quốc về xe điện

Chủ tịch điều hành hãng xe Ford Motor, ông Bill Ford mới đây đã nhận định rằng Mỹ vẫn “chưa sẵn sàng để cạnh tranh” với Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất xe điện (EV).

Chủ tịch hãng xe Ford: Mỹ chưa thể cạnh tranh với Trung Quốc về xe điện
Chủ tịch hãng xe Ford: Mỹ chưa thể cạnh tranh với Trung Quốc về xe điện

Phát biểu trên chương trình “Fareed Zakaria GPS” của kênh truyền hình CNN ngày 18/6, ông Ford nhận định Trung Quốc đã phát triển rất nhanh trên quy mô lớn đối với mảng công nghệ xanh và hiện đang tích cực xuất khẩu.

“Hiện tại, họ không ở Mỹ, nhưng chắc chắn sớm thôi họ sẽ đến đây và chúng tôi sẽ cần phải sẵn sàng cho sự đổ bộ mạnh mẽ đó”, ông Bill Ford cho hay.

Trung Quốc đã sẵn sàng trở thành một trong những nhà xuất khẩu xe cá nhân hàng đầu thế giới, với khả năng định hình lại ngành công nghiệp ô tô toàn cầu và làm lung lay sự thống trị của các đối thủ khác.

Các lô hàng ô tô tại Trung Quốc xuất khẩu ra nước ngoài đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2020 và đạt hơn 2,5 triệu chiếc vào năm 2022, thách thức các nhà xuất khẩu ô tô truyền thống như Đức.

Trung Quốc đã tham gia sâu vào lĩnh vực ô tô điện ở châu Âu. Hầu hết các mẫu xe điện Tesla được bán tại đây đều do Trung Quốc sản xuất.

Các thương hiệu châu Âu trước đây hiện thuộc sở hữu của Trung Quốc như Volvo và MG, và các mẫu xe khác như Dacia Spring hay BMW iX3, cũng đang được sản xuất độc quyền tại Trung Quốc.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Mỹ Pete Buttigieg đã đề cập đến thách thức từ Trung Quốc và nói rằng Mỹ phải ưu tiên thực hiện nhiều biện pháp để cắt giảm lợi thế của Trung Quốc, đặc biệt là về pin xe điện.

Cụ thể hơn, nước này đang muốn dập tắt các lợi thế của Trung Quốc về khả năng tiếp cận kinh tế, khả năng thực hiện bảo vệ môi trường cũng như gia tăng các bất ổn về mặt địa chính trị.

Trước đó, hồi tháng 2, Ford đã công bố kế hoạch đầu tư 3,5 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất pin EV tại Michigan (Mỹ) trong một thỏa thuận liên quan đến việc sử dụng công nghệ từ Công ty Sản xuất Pin CATL (Trung Quốc).

Bill Ford, chắt của người sáng lập Henry Ford, cho biết nhà máy pin ở Michigan là cơ hội để các kỹ sư của công ty này học hỏi công nghệ và sau đó tự mình ứng dụng.

Hồi tháng 5, CEO Ford Jim Farley cho biết các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc là đối thủ chính của họ và Ford cần có thương hiệu đặc biệt hoặc giá thành thấp hơn để đánh bại các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc.

“Chúng tôi coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất, không phải GM hay Toyota. 70% lượng xe điện trên thế giới đều xuất phát từ Trung Quốc. Người Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc về ô tô”, ông Farley cho hay.

Hồi đầu năm, Elon Musk từng lên tiếng ca ngợi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc là những người làm việc “chăm chỉ và thông minh nhất”. Tỷ phú người Mỹ cũng xem các hãng ô tô Trung Quốc là đối thủ khó khăn nhất trong lĩnh vực xe điện.

Tham khảo: Bloomberg, Reuters

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Khánh Vy | Markettimes  

Ford và GM dừng quảng cáo trên Twitter khi nền tảng này có Sếp mới

General Motors (GM) và Ford đã tạm dừng quảng cáo có trả phí trên Twitter, thông báo được đưa ra đúng một ngày sau khi Elon Musk hoàn tất thương vụ mua lại mạng xã hội với hơn 300 triệu người dùng này.

Ford và GM dừng quảng cáo trên Twitter khi nền tảng này có Sếp mới
Ford và GM dừng quảng cáo trên Twitter khi nền tảng này có Sếp mới

Trong một emaiil gửi cho TechCrunch, hãng xe hơi toàn cầu GM cho biết:

“Chúng tôi hiện đang phải tương tác với Twitter để tìm hiểu định hướng mới của nền tảng sau khi có chủ sở hữu mới.

Khi nền tảng mạng xã hội này có thể có những thay đổi đáng kể, chúng tôi đã tạm dừng các quảng cáo có trả phí của mình. Các tương tác chăm sóc khách hàng của chúng tôi trên Twitter vẫn sẽ diễn ra như bình thường.”

Trong khi chưa có thông tin tiết lộ về khoản ngân sách quảng cáo mà GM đã chi tiêu trên nền tảng, hầu hết các thương hiệu xe hơi lớn đều chạy quảng cáo trên Twitter.

Từ Ford, GM, Stellantis, Porsche, VW và Volvo đến các công ty mới hơn như Rivian đều có tài khoản trên mạng xã hội này.

Trước những thông tin không mấy thuận lợi từ các nhà quảng cáo, CEO mới Elon Musk cũng đã có những thông tin đính chính ban đầu.

Ông viết: “Đã có nhiều suy đoán về lý do tại sao tôi mua lại Twitter và suy nghĩ của tôi về quảng cáo. Hầu hết nó đã sai.”

Elon Musk cũng cho biết ông tin rằng Twitter hiện có tiềm năng để trở thành một “trung tâm kỹ thuật số chung và sẽ hỗ trợ nhiều cho nhân loại.”

Những lời hứa của Elon Musk có lẽ không đủ mạnh đối với GM khi GM đang tìm cách cạnh tranh và thậm chí vượt qua Tesla về doanh số bán xe điện.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Branding: Học được gì từ sự hiện diện kỹ thuật số của Tesla và Ford

Phong cách thiết kế website của Ford và Tesla chứa đựng những bài học cho người làm marketing về sức mạnh của sự hiện diện kỹ thuật số – Branding.

Branding: Học được gì từ sự hiện diện kỹ thuật số của Tesla và Ford

Theo dữ liệu từ Salesforce, từ các mặt hàng đơn giản như quần áo đến các sản phẩm công nghệ cao hay thậm chí là xe hơi, hơn 87% hành trình của người mua bắt đầu trực tuyến.

Cũng bởi lý do này, ngay cả các thương hiệu lớn trên toàn cầu vẫn không ngừng đầu tư vào sự hiện diện trực tuyến của họ (bên cạnh các khoản chi tiêu lớn khác cho kênh ATL như quảng cáo truyền hình, quảng cáo tạp chí hay bảng quảng cáo).

Tuy nhiên, trong khi các thương hiệu “mới nổi” tỏ ra nhanh nhạy hơn và sáng tạo hơn, các thương hiệu lâu đời hơn thể hiện sự quá chậm chạp trong việc nhận biết và tận dụng các cơ hội mới.

Lấy Ford là một ví dụ: Mặc dù từng là thương hiệu tiên phong trong ngành công nghiệp ô tô, nhà sản xuất này vẫn tập trung quá mức vào các kênh ATL, và hầu như bỏ ngỏ khoảng không kỹ thuật số cho Tesla, một thương hiệu còn khá non trẻ trên thị trường.

Để có một cái nhìn tổng quan hơn về khả năng hiện diện trực tuyến của hai thương hiệu và cách họ hiểu đối tượng mục tiêu của mình, dưới đây là một số phân tích cụ thể.

Điểm nhanh về hành vi mua xe hơi của người dùng lúc bấy giờ.

Theo số liệu nghiên cứu năm 2020 từ DataReportal, “người Mỹ trung bình dành 7 giờ 11 phút để xem màn hình mỗi ngày”, cao hơn mức trung bình của toàn cầu (4-6 giờ).

Bên cạnh đó, do tác động của đại dịch, khi hầu hết các cửa hàng (bao gồm cả các showroom ô tô) phải đóng cửa và hoạt động trực tuyến, khoảng thời gian được sử dụng trên các nền tảng trực tuyến còn tăng cao hơn nhiều.

Điều này có ý nghĩa gì với các thương hiệu xe hơi?

Internet rõ ràng là nơi người tiêu dùng bắt đầu quá trình khám phá các thương hiệu và hình thành những ‘thành kiến’ nhất định với các thương hiệu họ tìm thấy, (và cũng là nơi họ thực hiện các hành vi mua sắm ngay cả với các sản phẩm xa xỉ như xe hơi).

Trên thực tế, theo số liệu từ tờ The New York Times, thế hệ millennials (Gen Y) của Mỹ đã vượt qua thế hệ “cha anh” (baby boomers) của mình trong việc mua sắm xe hơi.

Trong khi đó, Gen Z đang nhanh chóng nổi lên như những người có ảnh hưởng quan trọng đến sở thích và quyết định mua hàng của các đồng nghiệp của họ.

Mặc dù thế hệ này chưa phải là phân khúc mục tiêu của các thương hiệu xe hơi nhưng rõ ràng vì họ là những “người bản địa kỹ thuật số”, các hành vi mua sắm sau này của họ sẽ được xây dựng ngay từ bây giờ, trên các nền tảng trực tuyến.

Nếu 2021 website của Ford vẫn là một phòng trưng bày, đội ngũ bán hàng của thương hiệu này có lẽ đã phải gặp nhiều khó khăn hơn.

Trong thế giới trực tuyến, website được ví như là ‘cánh cửa đa năng’ của thương hiệu.

Tương tự như các phòng trưng bày (showroom) ngoại tuyến, website có thể ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng tiềm năng về thương hiệu và khả năng họ tương tác với nó.

Theo số liệu nghiên cứu của Đại học Stanford, 75% người dùng đánh giá độ tin cậy của một thương hiệu thông qua thiết kế web (UX, UI…) của thương hiệu đó.

Website của Ford.

Lướt nhanh qua trang chủ (homepage): Sau một hình ảnh đại diện lớn của thương hiệu, các tầng nội dung được sắp xếp theo kiểu các lớp hay khối xếp sát vào nhau và được tách biệt nhau bởi những đường gạch, về bản chất, cách thiết kế này chỉ hướng được người dùng lướt nhanh và xem ảnh chứ không có nhiều động cơ để tương tác hay nhấp vào.

Về phần nội dung, Ford sử dụng CTA với tên gọi “Join the Electric Revolution” (tham gia cuộc cách mạng xe điện cùng chúng tôi), đọc qua thì CTA này có vẻ hấp dẫn nhưng thực chất không mang lại giá trị gì cho người dùng (không có bất cứ sự khác biệt nào).

Một CTA hay lời kêu gọi hành động hiệu quả là tiêu đề gợi lên được yếu tố cảm xúc của người đọc, phải càng cụ thể càng tốt (và hãy nhớ rằng chưa tới 20% người dùng mong muốn đọc một đoạn văn bản dài trên landing page).

Lướt đến phần menu có lẽ là phần khó chịu nhất, thay vì rê chuột và xem nội dung (con) trước khi nhấp chuột, Ford bắt người dùng phải nhấp vào mới có thể xem được nội dung.

Có lẽ Ford chưa hiểu rằng người dùng không muốn nhấp chuột quá nhiều lần khi tương tác với các mẫu nội dung trên trang.

So sánh với thiết kế của Tesla (hiện có thứ hạng cao hơn Ford).

Mặc dù là “tay chơi mới nổi” trên thị trường xe hơi, website của Tesla có phần hiện đại hơn “đàn anh” Ford của mình.

Các CTA rõ ràng và có mục tiêu điều hướng người dùng qua các hành động kế tiếp, điều này cho phép người dùng tiếp tục hành trình của mình một cách dễ dàng và thuận tiện hơn, tỷ lệ nhấp chuột và chuyển đổi cũng cao hơn.

Ở phần trang đích (landing page) bán hàng, ngoài một loạt các hình ảnh và video trải nghiệm, cũng như các mô tả ngắn gọn về sản phẩm, tính năng trò chuyện là một cách hay ho khác để kết nối nhiều hơn với người tiêu dùng.

Thay vì chỉ thiết kế như một phòng trưng bày một chiều, Tesla xây dựng website của họ như một cửa hàng hai chiều, nơi người dùng có thể hỏi và trò chuyện với nhân viên bán hàng bất cứ khi nào họ muốn.

Khi kỳ vọng của người tiêu dùng ngày càng tăng, khoảng cách giữa thế giới thực tế ảo và vật lý không còn quá lớn, sự hiện diện kỹ thuật số của thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng hơn. Không chỉ đối với các công ty khởi nghiệp mà ngay cả với các thương hiệu lớn, tất cả mọi vị thế đều có thể bị thay đổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Cách thúc đẩy sự đa dạng hoá doanh nghiệp của bạn từ các thương hiệu lớn (P2)

Tất cả chúng ta đều biết: sự đa dạng trong các tổ chức dẫn đến các sản phẩm tốt hơn, ý tưởng mạnh mẽ hơn, mức độ tương tác của khách hàng lớn hơn và hiệu quả tài chính cao hơn.

Một nghiên cứu của McKinsey cho thấy các công ty nằm trong top đầu về tính đa dạng giới tính hoặc chủng tộc hay sắc tộc đều có nhiều khả năng có lợi nhuận tài chính cao hơn mức trung bình của ngành trong quốc gia của họ.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng các công ty có sự bình đẳng cao hơn ở nơi làm việc của họ có tư duy kinh doanh sáng tạo và phát triển hơn đáng kể.

Khi các nhà lãnh đạo xem xét các bước để thúc đẩy sự đa dạng, công bằng và hòa nhập trong tổ chức của họ, điều quan trọng là họ phải biết rằng có vô số công ty khác đang vật lộn với những quyết định tương tự.

Tại Google và các công ty toàn cầu lớn khác như Amazon, Ford, Omnicom, Nestlé, Accenture và GSK cũng không là ngoại lệ.

Dưới đây là một số mẹo hàng đầu từ các thương hiệu toàn cầu được chia sẻ bởi Google có thể hỗ trợ và thúc đẩy sự đa dạng đó mà bạn có thể tham khảo:

Tip #3: Hãy trao quyền cho đội nhóm của bạn bằng cách hỗ trợ.

Nhân viên của bạn sẽ không cảm thấy được trao quyền để thúc đẩy bản thân trừ khi họ cảm thấy mình đang được hỗ trợ trong tổ chức.

Một đồng minh duy nhất là tốt. Nhưng một mạng lưới hỗ trợ lớn hơn sẽ tốt hơn.

Người quản lý có thể không cung cấp phản hồi và hỗ trợ thường xuyên cho tất cả các nhân viên, nhưng họ có thể khuyến khích các thành viên trong đội nhóm cùng hỗ trợ, đưa ra những lời cố vấn hoặc thành lập các nhóm nhỏ để hỗ trợ đồng nghiệp.

Bà Meredith Herman, nhà lãnh đạo tiếp thị toàn cầu tại GSK Consumer Healthcare cho biết:

“Một số lời khuyên mà tôi đã đưa ra cho mọi người là hãy nhờ ai đó mà bạn tin tưởng, người thường xuyên có mặt trong các cuộc họp của bạn và họ cũng lắng nghe bạn.”

Bà cho biết thêm:

“Phản hồi theo thời gian thực rất quan trọng, các đồng nghiệp trong tổ chức, ngoài các nhà quản lý, là một lựa chọn tuyệt vời để nhờ sự hỗ trợ thường xuyên mang tính xây dựng.”

Giám đốc Tiếp thị (CMO) Toàn cầu của Nestlé, Bà Aude Gandon cũng có lời khuyên tương tự.

“Nói chuyện với những người xung quanh bạn. Đôi khi nếu bạn tự nghi ngờ chính bản thân, điều này sẽ giúp bạn tiếp tục trấn an bản thân mình nhiều hơn”.

Tip #4: Thường xuyên lắng nghe.

Các giám đốc điều hành của Ford đã đối phó với đại dịch vào năm 2020 bằng cách tổ chức các buổi lắng nghe nội bộ. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng nó đã tạo ra sự khác biệt lớn.

Bà Rekha Wunnava, Giám đốc toàn cầu về thiết kế ô tô và công nghệ của Ford cho biết:

“Tất cả các lãnh đạo cấp cao đã tiến hành các buổi lắng nghe. Thật đáng kinh ngạc khi bạn có thể thu thập được một số lượng thông tin chi tiết, và mọi người thực sự cảm thấy rằng họ đang được quan tâm và lắng nghe theo những cách mà họ chưa từng có trước đây”.

Sáng kiến này đã phát triển thành quy trình hai tuần một lần giữa quản lý và nhân viên để chia sẻ thông tin và kết nối về các vấn đề quan tâm chung.

Tip #5: Hãy trao thưởng.

Một cách tuyệt vời để truyền cảm hứng và động lực cho đội nhóm của bạn?

Ông Peter Horgan, Giám đốc điều hành của Omnicom Media Group AUNZ cho biết:

“Hãy tôn vinh những tấm gương tuyệt vời mà bạn có được trong lĩnh vực kinh doanh và đặc biệt là phụ nữ, những người đã phát triển trong hàng ngũ để lãnh đạo các nhân tố lớn của doanh nghiệp. Hãy khuyến khích họ tham gia các cuộc thi mang tính cạnh tranh trong kinh doanh.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips