Skip to main content

Thẻ: FPT

Nvidia muốn đưa Việt Nam trở thành cường quốc AI

Phó Chủ tịch Nvidia mong muốn trở thành đối tác của FPT không chỉ trong kinh doanh mà còn trong việc thay đổi Việt Nam, đưa năng lực Việt Nam ra thế giới.

CEO Nvidia: Lãnh đạo cấp cao không cần phải chiều chuộng và định hướng nghề nghiệp cho cấp dưới

Sáng 23/4, trong chuyến làm việc tại Việt Nam của Phó Chủ tịch Nvidia Keith Strier, cả Nvidia và FPT đã ký kết hợp tác chiến lược. Trong đó, FPT dự kiến đầu tư 200 triệu USD nhà máy AI dùng công nghệ của Nvidia. Hai bên cũng đồng ý hợp tác trong nhiều lĩnh vực AI khác từ đào tạo tới nghiên cứu, phát triển.

Tại đây, ông Keith Strier tuyên bố: “Nvidia và FPT sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam với mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, đưa Việt Nam trở thành cường quốc AI”.

Giải thích lý do chọn Việt Nam, vị phó chủ tịch Nvidia nói yếu tố số một để dẫn đến thành công là con người, văn hóa. “Việt Nam có con người và văn hóa cam kết, có trách nhiệm với tương lai của chính mình và khả năng lãnh đạo. Chúng tôi nhận thấy Việt Nam sẵn sàng cho tương lai. Ông Jensen Huang – CEO Nvidia nói chúng ta nên quay lại Việt Nam và mở rộng kinh doanh ở đó. Vì vậy, chúng tôi đã làm điều đó”, ông Keith Strier chia sẻ.

Phó Chủ tịch Nvidia cho biết họ không thành công chỉ sau một đêm, phải mất 30-35 năm để tạo ra hệ sinh thái với các đối tác. “Đó là cách chúng tôi mang lại giá trị cho thế giới. Chúng tôi nhìn thấy cơ hội hợp tác với FPT trong các lĩnh vực khác nhau để phát triển nền kinh tế, tạo ra tương lai mới. Nvidia mong muốn trở thành đối tác của FPT không chỉ trong kinh doanh mà còn trong việc thay đổi Việt Nam, đưa năng lực Việt Nam ra thế giới”, ông nói.

Về phía FPT, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch kiêm Sáng lập tập đoàn có cam kết mạnh mẽ “đưa Việt Nam trở thành trung tâm phát triển AI của thế giới”. Theo ông Bình, Việt Nam có 1% dân số  tương đương khoảng 1 triệu người làm CNTT. Người Việt Nam mang tinh thần của dân tộc dùng đũa trong bữa ăn, đó là khéo léo, ham học hỏi, yêu công nghệ và chăm chỉ.

“Việt Nam đi lên từ khó khăn sau cuộc chiến tranh nên ai cũng mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn, không ngại thử thách. Việt Nam đã sẵn sàng vươn cao cùng thế giới”, ông Bình nói.

Chủ tịch FPT nêu lại quan điểm của Chủ tịch Nvidia từng cho biết nếu Việt Nam chuyển đổi 1% dân số làm CNTT hiện tại sang lực lượng lao động  về AI thì Việt Nam sẽ trở thành quốc gia quan trọng nhất.

“Tôi nghĩ con số đó phải hơn 1%. FPT đang đặt cược tương lai với Nvidia để thay đổi Việt Nam và cùng thay đổi thế giới”, nhà sáng lập FPT nêu mục tiêu.

Lãnh đạo FPT đề cập tới chiến lược phát triển AI trong dài hạn, đầu tiên là phát triển nguồn nhân lực với công nghệ cao. Sau hợp tác Nvidia, FPT dự kiến đưa nội dung đào tạo của Nvidia vào giảng dạy tại đại học và trung học phổ thông để phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao.

Tập đoàn Việt Nam đặt mục tiêu có ít nhất 30.000 sinh viên và học sinh được tiếp cận chương trình trong vòng 5 năm. FPT cũng lên kế hoạch phục vụ ít nhất 50% người Việt Nam và hơn 300 triệu công dân trên toàn cầu và tích hợp AI vào tất cả các giải pháp và dịch vụ của mình.

“Trong 12 năm tới, chúng tôi đặt mục tiêu có 1 triệu kỹ sư – những người tạo điều kiện cho Việt Nam và thế giới. Chúng tôi đầu tư vào nền tảng điện toán siêu AI, nghiên cứu và phát triển, phát triển nguồn lực, giải pháp và dịch vụ để tạo ra giá trị to lớn và tạo nên tương lai hạnh phúc hơn”, ông Bình nói.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Không chỉ có nhà thuốc, Long Châu sắp thâm nhập thị trường tỷ đô mới

Lãnh đạo nhà thuốc Long Châu tiết lộ định hướng mới là trở thành một công ty chăm sóc sức khoẻ toàn diện (healthcare), huy động thêm vốn để cho tham vọng phát triển thị trường hàng chục tỷ USD.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail – Mã : FRT), Chủ tịch HĐQT Nguyễn Bạch Điệp tiết lộ công ty có định hướng mới dành cho Long Châu thay vì chỉ cạnh tranh ở lĩnh vực bán lẻ thuốc.

“Long Châu định hướng trở thành công ty healthcare – một hệ sinh thái toàn diện về sức khoẻ trên nhiều lĩnh vực. Đây là mảng cực kỳ lớn và tiềm năng”, bà Nguyễn Bạch Điệp nói.

Theo người đứng đầu doanh nghiệp, vòng đời chăm sóc sức khoẻ con người bao gồm: Y tế dự phòng, Chuẩn đoán, Điều trị, Nhà thuốc, Chăm sóc tại nhà và vấn đề bảo hiểm.

Lãnh đạo FPT Retail cho biết hệ sinh thái này được kết nối bởi các điểm chạm thông qua hệ thống cửa hàng, website, ứng dụng y tế, tổng đài, mạng xã hội

“Long Châu đã đặt chân vào nhiều lĩnh vực trong vòng đời chăm sóc sức khoẻ. Chẳng hạn các trung tâm tiêm chủng là một hình thức y tế dự phòng, quy mô thị trường này khoảng 1-3 tỷ USD”, bà Điệp nói về điểm chạm đầu tiên.

FPT Retail đã triển khai hệ thống tiêm chủng là đã bước vào hệ sinh thái chăm sóc sức khoẻ. Doanh nghiệp có kế hoạch phát triển 100 trung tâm vắc xin mới để hình thành hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe.

Ngoài ra, Long Châu cũng có chuỗi nhà thuốc đang dẫn đầu thị trường. Năm 2024, doanh thu của Long Châu dự kiến tăng hai chữ số và công ty cũng lên kế hoạch mở thêm 400 nhà thuốc mới để nâng tổng số cửa hàng lên 1.900 tại cuối năm 2024. Theo bà Diệp, quy mô thị trường bán lẻ thuốc vào khoảng 7 tỷ USD.

Một điểm chạm mới trong vòng đời chăm sóc sức khoẻ là dịch vụ Long Châu 24/7. Đây là dịch vụ khám sức khỏe tại nhà cho khách hàng, dự kiến ra mắt vào cuối quý II – đầu quý IV.

“60 – 70% khách hàng Long Châu là nhóm bệnh mãn tính, tức là họ phải gắn bó với thuốc cả đời. Đối với nhóm khách hàng này, Long Châu sẽ tiếp nhận hình ảnh kết quả đo lường chỉ số như huyết áp và số hoá dữ liệu để cung cấp những khuyến cáo về tình trạng cho người bệnh dựa trên các chỉ số đó, đồng thời thông báo trực tiếp tới người thân của bệnh nhân”, bà Diệp mô tả về dịch vụ Long Châu 24/7, cho biết công ty sẽ cung cấp dịch vụ bác sĩ từ xa, chăm sóc tại nhà cho nhóm khách hàng này.

Tiếp đến, Long Châu sẽ cho ra mắt dịch vụ bảo hiểm trong năm nay, hỗ trợ người bệnh mua thuốc, tức hình thức bảo đảm thuốc. Hiện, Long Châu đang làm việc với các bên bảo hiểm để xúc tiến lĩnh vực này.

Hiện, hai phân khúc còn thiếu trong hệ sinh thái dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của Long Châu là trung tâm xét nghiệm, chẩn đoán (quy mô 1 tỷ USD) và phòng khám, bệnh viện điều trị (quy mô 10 tỷ USD). Đây là các bước đi tương lai trong việc khép kín hệ sinh thái chăm sóc sức khoẻ.

“Các bạn trẻ bây giờ thích ở riêng nhưng vẫn lo lắng cho cha mẹ có tuổi, điều này để Long Châu lo… Trong tương lai, Long Châu sẽ triển khai thêm các dịch vụ dinh dưỡng, phòng gym, chăm sóc sắc đẹp trong toàn bộ hệ sinh thái của mình. Long Châu sẽ dựa trên tập khách hàng đông đảo cùng việc ứng dụng công nghệ AI để mang lại hiệu quả”, lãnh đạo FPT Retail chia sẻ.

Bà Nguyễn Bạch Điệp lấy ví dụ về thành công của các đơn vị chăm sóc sức khoẻ như ứng dụng PingAn Health (Trung Quốc) hay Walmart Care (Mỹ)…

Đây là những tên tuổi đã tận dụng thế mạnh về tên tuổi cũng như độ phủ, lượng khách hàng lớn cũng như công nghệ để xây dựng nên một hệ sinh thái chăm sóc sức khoẻ thành công, đạt giá trị hàng tỷ USD.

Chẳng hạn, yếu tố thành công của Walmart Care là tập trung vào nhóm đối tượng bệnh mãn tính và

Long Châu đang hướng tới mô hình thành công như của Walmart Care với lợi thế hơn 15 triệu data khách hàng, độ phủ đạt khoảng 2.000 nhà thuốc vào cuối năm nay. Công ty sẽ hợp tác với các bên để ứng dụng công nghệ nhằm hoàn thiện vòng đời chăm sóc sức khoẻ.

Với tham vọng tham gia sâu rộng vào hệ sinh thái chăm sóc sức khoẻ quy mô hàng chục tỷ USD, lãnh đạo FPT Retail tiết lộ công ty có ý định huy động vốn thông qua chào bán cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư với tỷ lệ 10% cổ phần Long Châu.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

FPT mở chi nhánh tại Trung Quốc: Cạnh các gã khổng lồ như Amazon hay Canon

Mở chi nhánh tại Đại Liên giúp FPT tiếp cận, tuyển dụng nguồn nhân lực công nghệ dồi dào, giỏi tiếng Anh, tiếng Nhật, được đào tạo chuyên nghiệp nơi đây.

FPT mở chi nhánh tại Trung Quốc: Cạnh các gã khổng lồ như Amazon hay Canon

Ngày 13/3, FPT công bố thành lập chi nhánh FPT Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, nhằm cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin chất lượng cao tới khách hàng tại Nhật Bản và Trung Quốc. Với nguồn nhân lực chuyên môn cao, sử dụng đa dạng ngôn ngữ, FPT kỳ vọng, trong tương lai gần, chi nhánh sẽ mở rộng tập khách hàng trên phạm vi toàn cầu.

Mở chi nhánh tại Đại Liên giúp FPT tiếp cận, tuyển dụng nguồn nhân lực công nghệ dồi dào, giỏi tiếng Anh, tiếng Nhật, được đào tạo chuyên nghiệp nơi đây. Theo ước tính, số lượng nhân sự CNTT thành thạo tiếng Nhật tại Đại Liên đạt 200.000 người. Trước mắt, FPT Đại Liên sẽ tập trung vào khối khách hàng tại Nhật Bản.

Đồng thời, chi nhánh mới sẽ mở rộng cơ hội phát triển kinh doanh mới, không chỉ với doanh nghiệp Trung Quốc mà còn với hàng nghìn doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Đại Liên.

Chi nhánh của FPT tọa lạc tại số 1 Hui Xian Yuan, khu công nghệ cao Đại Liên, cùng với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới khác như Canon, Amazon, KPMG…

Thành phố Đại Liên là vùng đất cảng nhộn nhịp, cởi mở đón nhận văn hóa từ khắp thế giới, do đó người dân có thể sử dụng được khá nhiều ngoại ngữ khác nhau như tiếng Nhật, tiếng Anh… Ngoài ra, đây cũng là nơi quy tụ nhiều trường đại học danh tiếng đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, trong đó có những trường đứng trong Top 20 trường ĐH của Trung Quốc.

Theo bà Chu Thị Thanh Hà, Chủ tịch FPT Software – Công ty thành viên của FPT, FPT Đại Liên không chỉ giúp công ty có thể đồng hành nhiều hơn nữa với các doanh nghiệp trong khu vực mà còn là cam kết với chính phủ Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. “Là công ty CNTT hàng đầu tại Đông Nam Á, chúng tôi mong muốn trở thành cầu nối cho các tập đoàn kinh tế giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Chúng tôi tin rằng FPT Đại Liên có thể tích cực giúp củng cố mối quan hệ và thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới giữa các công ty tại đây,” bà khẳng định.

Ông Phạm Thanh Tuấn – Giám đốc FPT Đại Liên cho biết, đội ngũ nhân sự của Công ty tại Đại Liên, Nhật Bản và 15.000 kỹ sư tại Việt Nam sẽ phối hợp mang tới những sản phẩm dịch vụ công nghệ có chất lượng tốt nhất. “Dự kiến chi nhánh sẽ tuyển dụng 2.000-3.000 kỹ sư công nghệ trong vòng 3-5 năm tới, tập trung vào các kỹ sư công nghệ chất lượng cao trong các mảng quản trị dự án, tư vấn chiến lược”, ông Tuấn chia sẻ.

Việc thành lập FPT Đại Liên nhận được sự ủng hộ lớn từ chính quyền thành phố. Cuối tháng 2 vừa qua, đại diện chính quyền thành phố này cũng đã có chuyến thăm và làm việc với FPT.

Đại Liên là văn phòng thứ 3 của FPT tại Trung Quốc. Khai trương văn phòng đầu tiên tại Thượng Hải từ năm 2017, và tại Nam Ninh năm 2023, FPT có nhiều khách hàng lớn trong lĩnh vực công nghệ ô tô và sản xuất bán dẫn tại Trung Quốc hợp tác, thực hiện các dự án quan trọng.

FPT là công ty công nghệ toàn cầu, với hơn 7 vạn nhân viên, hiện diện tại 30 quốc gia. Sau 35 năm, FPT đã giúp hàng triệu khách hàng vượt qua những thách thức, rào cản và đạt được hiệu suất cao nhất trong công việc và nhiều tiện ích trong cuộc sống số. Dựa trên các công nghệ mới nhất về AI, Big Data, Cloud, Automation, IoT…, FPT cung cấp các dịch vụ công nghệ vượt trội tới hơn 1.000 tập đoàn trên toàn cầu, trong đó có gần 100 công ty thuộc danh sách Fortune Global 500 đang hoạt động trong đa lĩnh vực như Hàng không, Ô tô, Ngân hàng, Dịch vụ Tài chính và Bảo hiểm, Chăm sóc sức khỏe, Logistics, Sản xuất, Công nghệ và nhiều lĩnh vực khác.

Tại Nhật Bản, sau hai thập kỷ, FPT là một trong những doanh nghiệp công nghệ nước ngoài có quy mô nhân sự lớn nhất tại đây. Với hơn 3.000 nhân sự làm việc trực tiếp tại 16 văn phòng và trung tâm phát triển ở Nhật Bản và gần 15.000 nhân sự làm cho thị trường Nhật Bản từ khắp nơi trên toàn cầu, FPT Nhật Bản hiện đã và đang cung ứng dịch vụ và giải pháp cho hơn 450 khách hàng trên toàn thế giới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hà Linh

Đời sống Pháp luật

Chủ tịch FPT: Trên bất kỳ chuyến bay nào cũng đều có dòng code của FPT

“Nếu như trước đây, FPT luôn phải chủ động đi tìm đối tác, khách hàng thì nay rất nhiều khách hàng, đối tác lớn lại chủ động tìm đến Việt Nam và FPT. Đã đến lúc thế giới cần Việt Nam.

Việt Nam đang trở thành điểm đến mới của thế giới, đã vươn lên số hai thế giới về phần mềm, chỉ sau Ấn Độ”, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch FPT, nhấn mạnh trong sự kiện diễn ra ngày 11/1 tại Hoà Lạc, Hà Nội.

Theo chia sẻ, trong quá khứ FPT liên tục bắt chước Ấn Độ. Nhưng từ năm 2013, tập đoàn đã rẽ nhánh sang chuyển đổi số – công đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị công nghệ.

Hiện, doanh thu từ dịch vụ chuyển đổi số đã chiếm gần 50% tổng doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài của FPT. Trong đó mảng cloud chiếm 40% doanh thu, AI và phân tích dữ liệu chiếm 12%,…

“Năng lực trong những mảng công nghệ mới cũng là vũ khí để FPT cạnh tranh với các công ty cùng ngành đến từ Ấn Độ, Trung Quốc để có được những hợp đồng, khách hàng quy mô doanh số trăm triệu USD, cũng như đóng vai trò thầu chính trong các dự án lớn”, người đứng đầu tập đoàn công nghệ Việt Nam khẳng định.

Trong những lĩnh vực tiềm năng như năng lượng, dầu khí, công nghệ ô tô (automotive), FPT đã có những hợp đồng trăm triệu USD.

Năm 2023, lần đầu tiên FPT có khách hàng đạt quy mô doanh thu trên 200 triệu USD. Đây là công ty có trụ sở tại Mỹ cung cấp bộ giải pháp cho nhà phân phối ô tô, trong đó khách hàng bán hơn 5 triệu xe mỗi năm trên thị trường.

Một thập kỷ làm phần mềm trong ngành ô tô, hiện FPT đang sở hữu 4.000 kỹ sư và chuyên gia, với 150 khách hàng là những tên tuổi như:  Honda, Hyundai, Volvo, VinFast, Ford, Yazaki, LG, Panasonic, NXP…

Mới đây, theo công bố của Everest Group về ACES (Automated, Connected, Electric, and Share Vehicles) đối với 26 nhà cung cấp phần mềm ô tô trên toàn cầu, FPT được định vị trong nhóm đối thủ chính cùng với những cái tên như Infosys, Tata Technologies, Cognizant, NTT DATA….

Cuối năm ngoái, FPT Automotive được thành lập tại Mỹ với tham vọng chinh phục thị trường phần mềm ô tô quy mô hàng trăm tỷ USD.

Theo ông Tạ Trần Minh, Giám đốc điều hành FPT Automotive, FPT tiến vào lĩnh vực này từ năm 2006, khi rất ít công ty Việt Nam làm phần mềm nhúng, phần mềm cho ô tô. Ban đầu, tập đoàn hợp tác với khách hàng Nhật Bản.

Đến nay, quy mô ngành tăng trưởng nhanh chóng, dự kiến đạt 116 tỷ USD vào 2032, tăng 16% trong giai đoạn 2023- 2032. Đến năm 2030 mức đầu tư trong ngành ước đạt 238 tỷ USD/năm.

Theo ông Minh, sự tăng trưởng lớn của ngành này đến từ cuộc cách mạng xe điện, xe tự hành và kết nối trong xe ô tô. Qua đó, tạo ra động lực lớn và mục tiêu sống còn của ngành như cuộc chạy đua smartphone.

“Thế giới có bài toán lớn là chống lại biến đổi khí hậu. Xe điện là lời giải khả thi nhất. Nhưng làm ra xe điện  với tốc độ sạc nhanh, quãng đường di chuyển xa, đầu ra hạ tầng là bài toán khó. Những đòi hỏi này yêu cầu kỹ sư chất lượng cao.

Với xe tự hành, cách đây 10 năm nhiều người nói rằng 2020 có xe tự hành chạy đầy đường. Nhưng đến nay xe tự hành chỉ tiệm cận cấp độ 3, theo đuổi mục tiêu cấp độ 4. Vì vậy, cuộc đua xe tự hành còn dài và nhiều cơ hội cho công ty công nghệ”, CEO FPT Automotive nhận định về cơ hội trong ngành.

“5 năm trở lại đây ngành này thiếu hụt nguồn lực quan trọng. Ấn Độ khát khao đội ngũ năng lực như Việt Nam nên cơ hội của FPT rất lớn. Khi phát triển chuyên ngành tỷ đô thì đây là bước đi đúng đắn. Hiện chúng tôi có 4.000 kỹ sư liên quan đến ngành và có tập khách hàng chắc chắn ở thị trường Nhật Bản”, ông Minh nói thêm.

Trong khi đó với lĩnh vực hàng không, lãnh đạo FPT thừa nhận từng “không dám mơ” có ngày đứng trong top các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho các hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới.

Trong quá khứ, FPT đã mất 5 năm để thuyết phục một công ty sản xuất máy bay hàng đầu thế giới đồng ý hợp tác triển khai dự án chuyển đổi số cho họ.

Và hiện nay, cả hai tập đoàn đứng đầu thế giới trong lĩnh vực này đều có tên trong danh sách khách hàng của FPT. Mỗi chuyến bay trên bất kì hãng máy bay nào đều có dòng code của FPT”, phía doanh nghiệp cho hay.

Nói thêm về lĩnh vực mới này, ông Đặng Trần Phương, Phó Tổng Giám đốc FPT Software phụ trách khối châu Âu, châu Mỹ và Trung Đông chia sẻ hành trình thuyết phục một công ty sản xuất máy bay lớn nhất thế giới đồng ý hợp tác với FPT:

“Khi đến trình bày với họ tôi nói: Trong mơ cũng không nghĩ có ngày được bàn về việc lập trình cho công ty này. Nhưng sau 10 năm, mọi chuyến bay mà các anh chị ngồi đây từng bay đều có dòng code của người FPT bảo vệ cho các anh chị.

Không nhiều công ty trên thế giới có thể cung cấp dịch vụ công ngệh thông tin cho cả hai công ty sản xuất máy bay hàng đầu thế giới”.

Hiện FPT đã xây dựng được nền tảng Blockchain, là nền tảng quan trọng cho hệ thống bảo mật hàng không của châu Âu.

Năm ngoái, FPT sau 25 năm thành lập, lần đầu tiên cán mốc doanh thu 1 tỷ USD từ cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài.

Hiện tại, tập đoàn tiếp tục công bố mục tiêu dài hạn của chiến lược toàn cầu là “bước lên đẳng cấp cao hơn trong nhóm doanh nghiệp dịch vụ công nghệ thông tin tỷ USD”, đạt 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài vào năm 2030.

Đây được đánh giá là mục tiêu đầy tham vọng của tập đoàn công nghệ Việt Nam, bởi thời gian thực hiện trong vòng 5-7 năm tới, trong khi FPT mất 25 năm để cán mốc 1 tỷ USD.

Ông Phạm Minh Tuấn, CEO FPT Software, cho biết mục tiêu tăng từ 1 tỷ USD doanh thu lên 5 tỷ USD trong vòng 7 năm tới là có cơ sở.

Thứ nhất, hiện tại thị phần FPT tại Mỹ và châu Âu đang quá thấp, dư địa còn rất lớn. Châu Âu hiện đóng góp 7% doanh thu, kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng trong thời gian tới.

Thứ hai, thường các công ty công nghệ hàng đầu chỉ mạnh ở một thị trường, nhưng FPT hiện diện được cả tại Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và châu Âu.

Thứ ba, khi nói về chuyển đổi số, ý tưởng có thể xuất phát từ Mỹ hay châu Âu nhưng việc triển khai thường diễn ra tại châu Á đầu tiên, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh