Skip to main content

Thẻ: Growth Mindset

Growth Mindset và Fixed Mindset là gì? Đâu là sự khác biệt?

Trong khi người có Growth Mindset luôn nỗ lực tiến về phía trước, người sở hữu Fixed Mindset lựa chọn sự ổn định và ngại thay đổi. Cùng tìm hiểu Growth Mindset và Fixed Mindset là gì trong bài viết này.

Growth Mindset và Fixed Mindset là gì? Đâu là sự khác biệt?
Growth Mindset và Fixed Mindset là gì? Đâu là sự khác biệt?

Trong một thế giới VUCA, khi mà mọi thứ dường như đang thay đổi quá nhanh, sở thích và hành vi của người tiêu dùng cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Để có thể nhanh chóng thích ứng với bối cảnh mới, doanh nghiệp cần những tư duy mới.

Liệu Growth Mindset (tư duy tăng trưởng) hay Fixed Mindset (tư duy cố định) mới là kiểu tư duy doanh nghiệp cần?

Bạn có thể xem chi tiết khái niệm Growth Mindset tại: Growth Mindset là gì hay Growth Hacking là gì.

Những quan điểm sai lầm về Growth Mindset và Fixed Mindset.

Có một quan niệm sai lầm phổ biến trong kinh doanh là bạn có sẵn những gì cần thiết để trở thành một doanh nhân hoặc là không, ngụ ý nó là yếu tố thuộc về thiên bẩm.

Tuy nhiên trên thực tế, các kỹ năng về kinh doanh có thể được học hỏi và củng cố giống như bất kỳ kỹ năng nào khác.

Giáo sư William Sahlman của Trường Kinh doanh Harvard (HBS) đặt ra câu hỏi “Liệu bạn có cần phải là một thiên tài về sáng tạo để thành công không?” hay “Bạn có cần phải trẻ hoặc bỏ học đại học, hoặc mạo hiểm mới có thể trở thành một doanh nhân không?

Và ông cũng trả lời “Tôi không nghĩ vậy.”

Ông nói tiếp: “Tất cả mọi người đều có thể tìm thấy những cơ hội, thu hút các nguồn lực cần thiết và xây dựng đội ngũ để mang đến những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của họ.”

“Tư duy này, tức quan điểm cho rằng khả năng và trí thông minh là những thứ có thể đạt được thông qua nỗ lực – được gọi là tư duy tăng trưởng hoặc tư duy phát triển (Growth Mindset) và nó là tài sản vô giá trong thế giới khởi nghiệp.”

Dưới đây là phần sơ lược về sự khác biệt giữa một Growth Mindser và Fixed Mindset, tại sao Growth Mindset lại cần thiết cho doanh nhân, cũng như cách bạn có thể đạt được và duy trì tư duy đó.

Sự khác biệt giữa Growth Mindset và Fixed Mindset là gì?

Một người nào đó có Growth Mindset tức là họ sẽ coi trí thông minh, khả năng và tài năng là những thứ có thể học hỏi được và cải thiện được thông qua sự nỗ lực.

Mặt khác, một người nào với Fixed Mindset sẽ xem những đặc điểm kể trên là ổn định và không thể thay đổi theo thời gian, họ nghĩ rằng “mọi thứ đã an bài”.

Hãy giả sử rằng bạn là một doanh nhân và bạn rất cần khả năng về tài chính để có thể quản lý và kiểm soát doanh nghiệp của mình.

Nếu bạn có một tư duy cố định, bạn có thể nghĩ rằng, “Tôi học toán rất kém nên dù có cố gắng đến mấy chắc cũng sẽ thất bại.”

Ngược lại nếu bạn sở hữu tư duy tăng trưởng, bạn có thể nghĩ rằng “Mặc dù trước đây tôi không giỏi toán, nhưng là vì lúc đó tôi chưa có động cơ chính đáng để học, bây giờ chỉ cần cố gắng ngày qua ngày, tôi sẽ sớm khá lên thôi.”

Khái niệm Growth Mindset và Fixed Mindset được nhà tâm lý học Carol Dweck đưa ra lần đầu trong cuốn sách năm 2006 mang tên The New Psychology of Success.

Theo Bà Dweck, những tình huống hay bối cảnh thử thách có thể là thảm họa đối với những người có tư duy cố định vì họ nghĩ rằng họ không thể vượt qua nó.

Khi bạn có tư duy tăng trưởng, bạn tin rằng bạn có thể có thêm được những kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết để thành công, những thách thức là những cơ hội.

Tại sao các doanh nhân cần Growth Mindset và hạn chế Fixed Mindset.

Mặc dù Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng có thể mang lại lợi ích cho bất kỳ ai, nhưng nó vô cùng quan trọng đối với các doanh nhân.

Dưới đây là cách mà Growth Mindset có thể mang lại giá trị cho bạn.

1. Growth Mindset cho phép bạn tham gia vào các lĩnh vực mới.

Khi bạn có tư duy tăng trưởng, quá khứ là những gì đã qua và chúng dường như không ảnh hưởng nhiều đến những thứ bạn có thể đạt được trong tương lai.

Tư duy này sẽ giúp bạn sớm trở thành một người có chuyên môn và kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nếu bạn muốn theo đuổi và sẵn sàng học hỏi.

Thay vì để “bạn của quá khứ” sẽ tiếp tục là “bạn của tương lai”, những người có Growth Mindset luôn tin rằng họ sẽ liên tục cải thiện bản thân và trở thành một phiên bản tốt hơn.

2. Growth Mindset thúc đẩy khả năng phục hồi.

Khả năng phục hồi hay khả năng vượt qua những bối cảnh khó khăn — rất quan trọng trong thế giới doanh nhân và đặc biệt là trong các công ty khởi nghiệp.

Khi những thách thức, thất bại và cả những sự nghi ngờ nảy sinh, khả năng tồn tại và hồi phục của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng kiên trì và học hỏi từ những tình huống khó khăn.

Trong khi những người có tư duy cố định xem sai lầm là thứ gì đó tồi tệ và vô nghĩa, những người có tư duy tăng trưởng lại suy nghĩ ngược lại, họ coi đó là điều bình thường và cần học hỏi được ít nhất là một thứ gì đó từ nó.

Một tư duy cố định có thể ngăn cản bạn học hỏi từ những sai lầm, trong khi một tư duy tăng trưởng có thể cho phép bạn coi sai lầm là cơ hội học hỏi.

3. Growth Mindset cho phép bạn liên tục thử nghiệm.

Nếu bạn có Growth Mindset, bạn liên tục thử nghiệm các ý tưởng mới, học hỏi từ các kết quả có được và không ngừng lặp lại quá trình này.

Một doanh nhân có Fixed Mindset có khả năng coi những phản hồi tiêu cực là dấu hiệu cho thấy họ không có khả năng tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ có giá trị.

Mặt khác, một doanh nhân có Growth Mindset lại sẵn sàng đón nhận những phản hồi tiêu cực hay những lời chỉ trích mang tính xây dựng và sử dụng chúng để cải thiện những gì họ cung cấp.

Với tư duy này, bạn coi những điểm yếu hiện có của sản phẩm là cơ hội để mang lại những thứ tốt hơn cho các nhóm đối tượng mục tiêu.

4. Growth Mindset giúp bạn luôn khiêm tốn.

Cuối cùng, Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng nhắc nhở bạn rằng luôn có nhiều điều mới mà bạn không biết, những điều hay ho để học hỏi.

Bằng cách biết rằng bạn có thể cải thiện mọi thứ, bạn giữ cho mình một tâm thế cởi mở trong suốt hành trình kinh doanh của bản thân.

Khi thế giới đang thay đổi nhanh chóng và hành vi của người tiêu dùng cũng diễn ra theo cách tương tự, Growth Mindset là thứ giúp bạn nhanh chóng thích nghi với các bối cảnh mới và tạo ra sự bền vững cho doanh nghiệp.

Đừng bao giờ “thoải mái” với những gì bạn có!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Tư duy tăng trưởng là gì? Sức mạnh của tư duy tăng trưởng

Cùng tìm hiểu về thuật ngữ Growth Mindset (tư duy tăng trưởng hoặc tư duy phát triển) như: Tư duy tăng trưởng là gì, những hiểu lầm phổ biến về tư duy tăng trưởng (Growth Mindset) và hơn thế nữa.

Tư duy tăng trưởng là gì
Tư duy tăng trưởng là gì? Sức mạnh của tư duy tăng trưởng

Được thúc đẩy và phát triển trong bối cảnh các yếu tố công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và thay đổi nhanh chóng, Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng (tư duy phát triển) được cho là tư duy cốt lõi của người làm kinh doanh nói chung. Nó là những gì bạn cần trang bị ngay từ bây giờ.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài.

  • Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng là gì?
  • Mối liên hệ giữa Growth Mindset và Growth Hacking là gì?
  • Những quan điểm sai lầm về Growth Mindset (tư duy tăng trưởng).

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Growth Mindset hay Tư duy tăng trưởng là gì?

Growth Mindset (Tư duy tăng trưởng) là khái niệm đề cập đến quan điểm cho rằng sự cống hiến, nỗ lực và làm việc chăm chỉ là điều kiện để phát triển.

Trong khi chất xám (bộ não) hay những tài năng thiên bẩm vẫn là những yếu tố quan trọng, chúng chỉ là điểm khởi đầu của mọi thứ thay vì là thứ quyết định đến kết quả.

Thuật ngữ Growth Mindset được đề cập lần đầu vào năm 2015 bởi Dweck, một nhà tâm lý học, giáo sư người Mỹ tại Đại học Stanford (Stanford University).

Tư duy tăng trưởng còn được gọi là Tư duy phát triển hoặc Tư duy cầu tiến, tuy nhiên cả 2 cách gọi này đều không lột tả được bản chất của cái gọi là Tăng trưởng (Growth).

Mối liên hệ giữa Growth Mindset và Growth Hacking là gì?

Nếu những gì Growth Mindset đề cập đến là sức mạnh của sự nỗ lực, của những ý chí vươn lên hay những người có tư duy hướng tới các kết quả tốt đẹp hơn trong tương lai, thuât ngữ Growth Hacking nhấn mạnh đến yếu tố tăng trưởng nhanh và ít tốn kém hơn.

Điểm giống nhau giữa hai thuật ngữ này là đều coi trọng sức mạnh của sự tăng trưởng, hướng đến những kết quả tốt hơn và bền vững hơn trong tương lai.

Bạn có thể xem thêm về khái niệm Growth Hacking tại đây.

Những quan điểm sai lầm về Growth Mindset (tư duy tăng trưởng).

Các học giả thường tỏ ra vô cùng hài lòng khi ý tưởng của họ được bắt kịp và biết đến rộng rãi. Và họ thậm chí còn hài lòng hơn khi ý tưởng của họ tạo ra sự khác biệt – chẳng hạn như giúp cải thiện động lực, đổi mới hoặc năng suất.

Nhưng sự nổi tiếng cũng có một cái giá phải trả: người ta đôi khi muốn bóp méo ý tưởng, và do đó những ý tưởng đã không thể giữ được các giá trị vốn có của chúng.

Điều này bắt đầu xảy ra với nghiên cứu của giáo sư tâm lý học Carol Dweck từ Đại học Stanford về “tư duy tăng trưởng” so với “tư duy cố định” giữa các cá nhân và tổ chức.

Nghiên cứu phát hiện ra: Những cá nhân vốn tin rằng khi những tài năng của họ có thể được phát triển thông qua làm việc chăm chỉ, chiến lược tốt và tiếp thu học hỏi từ người khác, họ có tư duy tăng trưởng.

Họ có xu hướng đạt được nhiều thành tích hơn so với những người có tư duy cố định (những người tin rằng các tài năng của họ là do năng khiếu bẩm sinh). Điều này là do họ ít quan tâm hơn về khái niệm thông minh và họ dành nhiều năng lượng hơn cho việc học.

Khi toàn bộ doanh nghiệp áp dụng tư duy tăng trưởng, nhân viên của họ cho biết họ cảm thấy được trao quyền và cam kết nhiều hơn; họ cũng nhận được sự hỗ trợ lớn hơn từ tổ chức cho sự hợp tác và đổi mới.

Ngược lại, những người làm việc tại các doanh nghiệp chủ yếu có tư duy cố định cho biết: có rất nhiều sự gian lận và lừa dối giữa các nhân viên, có lẽ là để có được những lợi thế trong cuộc đua giành lấy “ngôi vị”.

Sau những phát hiện này, “tư duy tăng trưởng” đã trở thành một cụm từ thông dụng ở nhiều các doanh nghiệp lớn, thậm chí còn được đưa vào các tuyên bố sứ mệnh của họ.

Nhưng khi xem xét kỹ hơn, nghiên cứu phát hiện ra rằng sự hiểu biết của mọi người về khái niệm này vẫn còn rất hạn chế.

Dưới đây là 3 quan niệm sai lầm phổ biến nhất khi nói đến Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng.

Tôi đã có nó, và tôi luôn luôn có.

Mọi người thường nhầm lẫn giữa tư duy tăng trưởng với sự linh hoạt, cởi mở hoặc với những quan điểm tích cực – những phẩm chất mà họ tin rằng là họ luôn luôn có.

Đây là một quan điểm hết sức sai lầm.

Mọi người thực sự là một sự hỗn hợp của tư duy cố định và tư duy tăng trưởng, và hỗn hợp đó liên tục phát triển theo kinh nghiệm. Tư duy tăng trưởng vốn không tồn tại sẵn, điều mà chúng ta phải thừa nhận để có thể đạt được những lợi ích mà chúng ta đang tìm kiếm.

Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng chỉ đơn giản là những gì nói về sự khen ngợi và khen thưởng những nỗ lực.

Điều này hoàn toàn không đúng với cả các học sinh trong trường học và với các nhân viên trong các tổ chức. Trong cả hai trường hợp, kết quả là quan trọng. Nỗ lực nhưng không hiệu quả không bao giờ là một điều tốt.

Điều quan trọng là không chỉ khen thưởng cho những nỗ lực mà còn cả sự học hỏi và tiến bộ, đồng thời nhấn mạnh vào các quá trình đã giúp mang lại những điều này, chẳng hạn như tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người khác, thử các chiến lược mới và tận dụng những thất bại để tiến về phía trước một cách hiệu quả hơn.

Trong tất cả các nghiên cứu của giáo sư từ trường Đại học Stanford, kết quả là điểm mấu chốt của mọi vấn đề, kết quả đó là những gì có được sau những sự tương tác một cách sâu sắc trong tất cả các quá tình thực hiện.

Chỉ cần khuyến khích một Growth Mindset và những điều tốt đẹp sẽ xảy ra.

Tuyên bố sứ mệnh là những điều tuyệt vời của các doanh nghiệp. Bạn không thể tranh cãi về các giá trị cao cả như sự tăng trưởng, trao quyền hoặc đổi mới.

Nhưng liệu chúng có ý nghĩa gì đối với nhân viên nếu doanh nghiệp không thực hiện các chính sách cần thiết để khiến chúng trở thành hiện thực và có thể đạt được?

Các tổ chức thể hiện tư duy tăng trưởng khuyến khích nhân viên của họ chấp nhận rủi ro một cách phù hợp, nhận thức được rằng một số rủi ro không phải là vấn đề.

Họ thưởng cho nhân viên của họ vì những bài học kinh nghiệm quan trọng và hữu ích, ngay cả khi một dự án nào đó không đạt được mục tiêu ban đầu của mình. Họ hỗ trợ sự hợp tác xuyên tổ chức hơn là sự cạnh tranh giữa các nhân viên hoặc các bộ phận với nhau.

Họ cam kết với sự phát triển của mọi thành viên, không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động, chẳng hạn như các cơ hội thăng tiến và phát triển rộng rãi hơn nữa. Và họ liên tục củng cố các giá trị của Growth Mindset bằng các chính sách cụ thể.

Ngay cả khi những quan niệm sai lầm này được phát hiện, vẫn không phải là điều dễ dàng để đạt được một tư duy tăng trưởng. Một lý do là tất cả chúng ta đều có những yếu tố sẵn sằng kích hoạt tư duy cố định của riêng mình.

Khi đối mặt với các thách thức, nhận những lời chỉ trích hoặc được đánh giá kém hơn so với những người khác, chúng ta có thể dễ dàng rơi vào trạng thái bất an hoặc phòng thủ, một phản ứng làm kìm hãm sự tăng trưởng. Môi trường làm việc của chúng ta cũng có thể chứa không ít những yếu tố kích hoạt tư duy cố định đó.

Một doanh nghiệp thành công sẽ khiến mọi người liên tục thực hành và phát triển tư duy tăng trưởng, họ chia sẻ thông tin, hợp tác, đổi mới, tìm kiếm phản hồi hoặc sẵn sàng thừa nhận những sai lầm.

Nhiều nhà quản lý và giám đốc điều hành đã được hưởng lợi từ việc học cách nhận biết khi nào một cá nhân có tư duy cố định xuất hiện và họ nên làm gì để hạn chế sự phát triển của các cá nhân đó.

Đó là một công việc đầy khó khăn, nhưng các cá nhân và tổ chức có thể đạt được nhiều điều hơn bằng cách hiểu sâu hơn về các khái niệm tư duy tăng trưởng và các quy trình để áp dụng chúng vào thực tế.

Tư duy tăng trưởng hay Growth Mindset mang lại cho doanh nghiệp sự phong phú hơn về yếu tố con người, những gì họ muốn đại diện và cách họ muốn tiến về phía trước.

Kết luận.

Khi thế giới làm kinh doanh nói chung và marketing nói riêng chịu sự chi phối rất lớn của các yếu tố công nghệ, hành vi của người tiêu dùng theo đó cũng thay đổi nhanh chóng, khái niệm Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng càng trở nên quan trọng hơn.

Việc hiểu được bản chất của Growth Mindset là gì có thể sẽ là những hành trang vô cùng quý giá mà bạn nên có trước khi bắt đầu bất cứ điều gì.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Những bí kíp tăng trưởng từ Giám đốc Marketing của Monobank

Từ một công ty khởi nghiệp đến chiếm lĩnh 35% thị phần di động tại Ukraine, dưới đây là những bí quyết để tăng trưởng từ Ông Anatoliy Rogalskiy, Giám đốc Marketing của Monobank.

Những bí kíp tăng trưởng từ Giám đốc Marketing của Monobank

2020 thực sự đã là một năm của nhiều sự gián đoạn – từ cách chúng ta tương tác với nhau, đến cách chúng ta làm việc và mua sắm, và thậm chí là cả cách chúng ta sử dụng các dịch vụ với ngân hàng.

Sự chuyển dịch ngày càng tăng sang kỹ thuật số đã dẫn đến nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng di động mới cũng tăng theo, thể hiện qua việc sử dụng ứng dụng công nghệ tài chính (fintech) đã tăng tới 72% trong năm qua (theo forbes).

Cùng dòng chảy với tất cả những sự thay đổi này, tại ngân hàng monobank, chúng tôi đã cố gắng duy trì sự tập trung cao độ vào khách hàng của mình, vì xét cho cùng, nếu không có họ thì cũng không có ngân hàng chúng tôi.

Tuy mới hoạt động chưa được bao lâu nhưng chúng tôi đã tăng trưởng một cách nhanh chóng. Chúng tôi ra mắt tại Ukraine vào năm 2017 và với 3,8 triệu khách hàng, hiện chúng tôi sở hữu 35% thị phần di động ở nước mình.

Không chỉ vậy, chúng tôi đang tiếp tục tăng trưởng với khoảng 120.000 người dùng mới (new users) mỗi tháng.

Dưới đây là một số bí quyết mà chúng tôi đã học được trong suốt hành trình tăng trưởng của mình, nó có thể khá hữu ích cho tất cả những người làm marketing khác.

Suy nghĩ sáng tạo, vượt ra khỏi những rào cản truyền thống.

Tạo ra một sản phẩm trong lĩnh vực truyền thống, chẳng hạn như ngân hàng, mang lại cho các thương hiệu cơ hội để nổi bật.

Chúng tôi đã làm điều đó bằng cách giới thiệu một thứ chưa từng tồn tại ở Ukraine: một ngân hàng không có chi nhánh. Và với sự gia tăng của các yếu tố kỹ thuật số như chúng ta đã thấy trong năm qua, nhu cầu về một ngân hàng không tiếp xúc càng trở nên lớn hơn.

Chúng tôi cũng cố gắng giữ mọi thứ là đều mang đậm yếu tố con người. Đối với chúng tôi, điều đó có nghĩa là mang một chút hài hước vào lĩnh vực ngân hàng vốn khá khô khan.

Điều quan trọng là phải thể hiện cá tính của bạn với tư cách là một thương hiệu.

Ví dụ: chúng tôi có một ‘linh vật’ trong ứng dụng của công ty mình – đó là một con mèo – thay vì là nhân viên ngân hàng theo cách truyền thống.

Khi một khách hàng cố gắng đặt một giới hạn tín dụng quá mức, chúng tôi nói: “Woah woah tiger, bình tĩnh đi nào, bạn lấy đâu ra cảm giác thèm ăn như vậy?” và chúng tôi cũng khá thận trọng để không lạm dụng nó.

Chúng tôi cũng hợp tác với Reface – một ứng dụng có thể hoán đổi khuôn mặt trong video thông qua việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Bằng cách mời khách hàng đóng vai chính trong quảng cáo của chúng tôi. Với công nghệ tương tác bằng AI này, họ có thể gửi những lời mời được cá nhân hóa để giới thiệu đến bạn bè của họ.

Áp dụng tư duy khởi nghiệp.

Vì bản thân chúng tôi là một công ty khởi nghiệp, nên việc áp dụng tư duy của môt tổ chức khởi nghiệp là điều đương nhiên.

Chúng tôi cho rằng nó linh hoạt và có khả năng thay đổi mọi thứ với mức chi phí thấp nhất.

Tâm lý này đã giúp chúng tôi có thể điều hướng được đại dịch khi nó ập đến. Là một ngân hàng di động (mobile bank), chúng tôi đã sẵn sàng để thay đổi từ những ngày đầu cách ly bằng cách chuyển 1.000 nhân viên dịch vụ chăm sóc khách hàng của chúng tôi sang làm việc từ xa.

Chúng tôi biết rằng khách hàng của chúng tôi cần sự giúp đỡ của chúng tôi hơn bao giờ hết trong những thời kỳ khủng hoảng hay đại dịch như thế này.

Vì vậy, trong khi hầu hết các ngân hàng tìm cách để giảm thiểu những rủi ro trong thời gian bất ổn này chúng tôi đã chấp nhận rủi ro và quyết định chủ động cho vay.

Cuối cùng, có một đội nhóm gồm những cá nhân vô cùng tài năng và đầy cảm hứng là điều luôn khuyến khích chúng tôi duy trì sự linh hoạt và tìm ra cách giải quyết hiệu quả nhất ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất.

Giữ khách hàng là trọng tâm của mọi việc bạn làm.

Khách hàng của chúng tôi đã đăng trên mạng xã hội Instagram rằng:

“Tôi yêu ứng dụng, dịch vụ chăm sóc và tốc độ giao dịch của bạn. Bạn làm cho cuộc sống của tôi trở nên dễ dàng hơn, và những gì đã từng là khó khăn thì giờ đây chỉ còn là cơ hội.

Cảm ơn bạn!”

Chương trình giới thiệu (referral programme) của chúng tôi chiếm 35% lưu lượng truy cập và chúng tôi tin rằng thậm chí có tới 70% khách hàng đã tham gia với chúng tôi thông qua truyền miệng và nhờ sự giới thiệu từ bạn bè.

Đó là thước đo tốt nhất về chất lượng sản phẩm và sự tin tưởng mà khách hàng đã dành cho chúng tôi.

Nhưng khách hàng không chỉ chọn chúng tôi vì chất lượng dịch vụ, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng đằng sau những lời giới thiệu từ bạn bè, khách hàng của chúng tôi đến với chúng tôi vì lợi nhuận – và ở lại vì sự thuận tiện.

Và vì chúng tôi chỉ cung cấp dịch vụ di động và không chịu các khoản chi phí của cơ sở hạ tầng vốn có của các ngân hàng truyền thống, chúng tôi có thể đủ khả năng cung cấp cho khách hàng của mình một mức giá hấp dẫn nhất.

Khi bạn có một ý tưởng về sự đổi mới hay một Big Idea nào đó, hãy hành động ngay lập tức, thay vì chờ đợi nó ở một thời điểm hoàn hảo.

  • Xác định số tiền bạn sẵn sàng chi tiêu để thu hút một khách hàng mới. Làm việc dựa trên chi phí cho mỗi hành động (CPA). Chỉ chi tiêu cho khách hàng thực sự, không chi cho lượt nhấp chuột hay hiển thị. Ngay cả khi bạn xem xét giá cho mỗi lần nhấp chuột (CPC), hãy luôn tính toán lại chi phí này vào chi phí của một khách hàng mới (CAC)
  • Khi bạn xác định được chi phí tối ưu cho một khách hàng mới, hãy sẵn sàng thay đổi nếu cần, miễn là nó nằm trong phạm vi giá chấp nhận được của bạn.
  • Khi bạn có một ý tưởng về sự đổi mới, hãy hành động ngay. Tốt hơn là bạn nên kiểm tra giả thuyết của mình ngay lập tức và sau đó đo lường kết quả, thay vì chờ đợi một thời điểm hoàn hảo, điều mà nó thường không bao giờ đến.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

4 chiến lược và tư duy tăng trưởng bạn nên học hỏi

Hãy bắt đầu bằng cách can đảm để thực hiện nhữn thử thách lớn !

chiến lược và tư duy tăng trưởng

Là người làm marketing, làm kinh doanh, hay là doanh nhân, chúng ta luôn mong muốn được tăng trưởng. Đôi khi chúng ta thích nhìn lại tất cả những gì chúng ta đã đạt được, nhưng điều thực sự khiến chúng ta phấn khích là những cột mốc quan trọng ở phía trước.

Tốc độ tăng trưởng trong kinh doanh không phải là một hằng số. Sẽ có những khoảng thời gian chúng ta bị gián đoạn (disruption) trên đường đi và nếu chúng ta không thể nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh hơn, chúng ta có thể bị ‘lạc lối’ trong những khúc quanh co nào đó.

Điều quan trọng bạn cần là phải duy trì sự tập trung với những tư duy đúng đắn và chiến lược tăng trưởng phù hợp. Dưới đây là 04 tư duy và chiến lược bạn có thể học hỏi:

1. Thực hành tư duy tăng trưởng “10x > 10%”.

Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống của chúng ta, mọi thứ vốn là những sự lựa chọn. Có những người chọn cho mình một con đường an toàn, một con đường ít chông gai và rủi ro nhất.

Họ ‘không muốn’ hoặc sẽ không bao giờ trải qua cảm giác ‘vỡ oà’ khi sống trong những ngày tháng ‘điên cuồng’ nhất với giấc mơ của chính họ.

Tuy nhiên, với những người có tư duy tăng trưởng “10x > 10%” thì lại hoàn toàn ngược lại.

Đó là những người luôn suy nghĩ về những kết quả lớn nhất mà họ có thể nhận được từ bất cứ điều gì họ làm. Đó là bước ra khỏi vùng an toàn và không sợ hãi khi vươn tới những gì bạn thực sự khao khát.

Ví dụ: mục tiêu của bạn là tăng doanh thu của doanh nghiệp vào năm tới. Với tư duy tăng trưởng 10%, bạn sẽ có kế hoạch tăng từ 5.000 USD một tháng lên 5.500 USD một tháng.

Tuy nhiên, tư duy tăng trưởng 10x sẽ thúc đẩy bạn phát triển nó từ 5.000 lên 50.000 USD một tháng.

2. Hãy nhớ rằng mỗi ngày bạn cố gắng sẽ là một chiến thắng.

Điều quan trọng cần lưu ý là không phải ngày nào cũng có thể là ngày 10x, tức là ngày bạn có thể tăng gấp 10 lần hiệu suất kinh doanh. Sẽ có những ngày khó khăn khi bạn tự hỏi liệu những gì bạn đang làm có đáng để đấu tranh hay không.

Trong những ngày này, vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ bạn có dám bước tiếp hay không hay là bạn sẽ bỏ cuộc. Một chuyên gia từng nói “Ngày hôm nay, có một ai đó ngoài kia sẽ từ bỏ những gì họ muốn, nhưng người đó không phải bạn.”

Khi mọi thứ trở nên đặc biệt khó khăn, hãy ngồi xuống và dành một chút thời gian yên tĩnh để thở nhẹ và suy ngẫm, cho mình một chút thư thái. Hãy nói với bản thân rằng “bạn sẽ từ bỏ, cũng có thể chứ, nhưng sẽ là vào ngày mai, chứ không phải là ngày hôm nay.”

Ở những ngày tiếp theo, hãy lặp lại quá trình này cho đến khi bạn sẵn sàng thoát ra khỏi con đường mà bạn đang mắc kẹt và bắt đầu chinh phục mục tiêu của mình một lần nữa.

3. Nhắc nhỏ bản thân rằng bạn không thể làm mọi thứ cùng một lúc.

Thành công thường xảy ra theo từng bước nhỏ, thay vì tất cả cùng xảy ra một lúc. Trong quá trình phát triển kinh doanh, sẽ có lúc mọi thứ trở nên quá tải.

Có quá nhiều bước bạn cần bước để lên đến đỉnh và chúng ta không thể chắc chắn liệu mình có thể đến được đó hay không.

Khi bạn đang cảm thấy như vậy, hãy nhớ cho bản thân một chút thời gian.

Đặt mục tiêu dài hạn, sau đó tập trung toàn bộ nỗ lực của bạn để thực hiện từng bước duy nhất để đạt được mục tiêu đó. Hãy tiếp tục thực hành và phát triển, và bạn sẽ đạt được điều đó sớm hơn bạn mong đợi.

4. Ưu tiên các kết nối lành mạnh.

Tất cả chúng ta đều có giấc mơ được đi ​​đến đỉnh cao, nhưng chúng ta phải nhớ rằng chúng ta sẽ không đạt được nếu chỉ có một mình.

Những tỷ phú hay những người thành công nhất trên thế giới cũng chưa giờ là ngoại lệ, nếu không có Steve Wozniak đồng hành với mình từ những ngày đầu năm 1976 thì Steve Jobs chưa chắc đã có được một Apple vĩ đại như ngày hôm nay.

Hay nếu Bill Gates không có người bạn đồng hành là nhà đồng sáng lập Microsoft Paul Gardner Allen từ những ngày đầu năm 1975 thì cũng không hẳn là sẽ có một ‘đế chế’ Microsoft như ngày nay.

Nếu chúng ta muốn đi xa, chúng ta cần một ‘hệ thống hỗ trợ’ để sẵn sàng nâng chúng ta lên mỗi khi chúng ta ngã và tiếp tục hỗ trợ chúng ta trong những ngày tháng gian khổ.

Khi chúng ta đồng hành và làm việc với những người quan tâm đến những gì chúng ta làm, những người luôn khát khao để chinh phục, chúng ta đang cài đặt cho mình những công thức để thành công trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo khoa học, tư duy này có thể giúp bạn tăng cơ hội đạt được thành công

Loại tư duy nào là cần thiết để đạt được mức độ thành công cao? Theo nhà tâm lý học Angela Duckworth của Đại học Pennsylvania, đó chính là tư duy tăng trưởng.

Trong một cuộc phỏng vấn video cho Amazon, Bà Duckworth giải thích rằng tư duy tăng trưởng (Growth Mindset) là niềm tin rằng mọi người có định hướng tăng trưởng hay phát triển, dễ uốn nắn và có thể học hỏi thông qua cả kinh nghiệm lẫn nỗ lực.

Nhà tâm lý học lưu ý rằng cộng đồng khoa học cũng đã đề cập đến chủ đề này trong hơn 50 năm qua. Thông qua nghiên cứu sâu rộng, các nhà khoa học thần kinh đã phát hiện ra rằng tư duy tăng trưởng là tư duy hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu, đạt được kỹ năng mới và phát triển những thay đổi tích cực trong cuộc sống của bạn.

“[Tư duy tăng trưởng] là ý tưởng rằng chúng ta có thể tiếp cận một tình huống, một tình huống tốt hay xấu và nghĩ,” Tôi có thể làm gì ở đây để thay đổi mọi thứ cho tốt hơn để giữ cho mọi thứ đi đúng hướng? “” Duckworth nói. “Đó là một tư duy lạc quan hướng tới tăng trưởng”.

Ngược lại với tư duy tăng trưởng là một tư duy cố định (fixed mindset), đó là một niềm tin “sâu thẳm” rằng con người cuối cùng là không thể thay đổi.

Duckworth nói: “Đây là cách những người có tư duy cố định nghĩ: Bạn là nhà văn hoặc bạn không phải là nhà văn. Bạn có thể là một diễn giả tự nhiên trước công chúng hoặc bạn không muốn đứng trước máy quay.

Bạn là một người có những kỹ năng xã hội tuyệt vời mà không ai phải dạy bạn hoặc “bạn đã định sẵn để trở nên khó xử mãi mãi.”

Theo nhà tâm lý học này, “Hai định hướng này trong cuộc sống ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách mọi người hành động cụ thể khi đối mặt với thử thách.”

Cô ấy nói thêm rằng mọi người có thể tăng lên theo cơ hội hoặc rút lui sau những khoảnh khắc khó khăn này. Nhiều người rất thành công, bao gồm Bill Gates và Mark Cuban, đều thể hiện tư duy tăng trưởng.

Chẳng hạn, Bill Gates đã chứng kiến ​​công việc kinh doanh đầu tiên của mình là Traf-O-Data, một công ty máy tính sử dụng chip để xử lý và phân tích dữ liệu lưu lượng, đã thất bại. Tuy nhiên, ông đã sử dụng những gì học được từ sai lầm đó để cuối cùng đồng sáng lập Microsoft, và hiện này Công ty này được định giá 507,5 tỷ USD.

“Một khi bạn đón nhận những tin tức khó chịu không phải là tiêu cực mà là bằng chứng cho thấy sự cần thiết phải thay đổi, bạn sẽ không bị đánh bại bởi nó”,Bill Gates viết trong cuốn sách “Business @the Speed of Thought: Succeeding in the Digital Economy.”

Tỷ phú Cuban, một nhà đầu tư trong “Shark Tank”, cũng sớm gặp phải những trở ngại trong sự nghiệp của mình.

Trong một cuộc phỏng vấn với “Shark Tank”, Cuban thừa nhận rằng anh đã bỏ hoặc bị sa thải ba công việc liên tiếp ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Theo Forbes, doanh nhân công nghệ này hiện có tài sản ròng 3,7 tỷ USD.

Vậy điều gì làm nên sự khác biệt giữa Mark Cubans và Bill Gates của thế giới?

Nhà tâm lý học Duckworth nói: “Một tư duy tăng trưởng giúp những cá nhân thành công này có thể chống chọi với những thách thức”.

Bà Duckworth nói thêm rằng khi mọi người được dạy ở độ tuổi nhỏ rằng não là chất dẻo và “khoa học thần kinh khẳng định rằng tư duy tăng trưởng là chính xác”, họ chọn cách suy nghĩ này thay vì tư duy cố định.

Bà nói: “Và điều đó dẫn đến những thành tựu lâu dài hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips