Skip to main content

Thẻ: hiệu suất

Performance Branding: Xây dựng giá trị thương hiệu thông qua các chiến dịch hiệu suất

Bằng cách nào các nhà quảng cáo có thể vừa thúc đẩy kết quả qua các chiến dịch phản hồi trực tiếp vừa có thể xây dựng giá trị thương hiệu. Từ khoá đó chính là các chiến dịch Performance Branding hoặc Brand Performance, sự kết hợp hài hoà giữa Brand Marketing và Performance Marketing (Brandformance). Vậy thực chất Performance Branding là gì? và Marketer có thể ứng dụng nó ra sao cho thương hiệu? Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Performance Branding
Performance Branding: Xây dựng giá trị thương hiệu thông qua các chiến dịch hiệu suất

Nhiều nhà quảng cáo ngày nay phải vật lộn để cân bằng giữa doanh số bán hàng ngắn hạn với sự tăng trưởng của thương hiệu trong dài hạn.

Mặc dù cả hai mục tiêu này đều rất quan trọng đối với sự thành công của các hoạt động Marketing, nhưng thông thường, chúng được xem là những chiến lược khác biệt nhau.

Performance Branding (Brandformance) là gì?

Performance Branding là khái niệm được kết hợp từ Performance Marketing và Brand Marketing, nó chính là chiến lược Marketing trong đó doanh nghiệp hay thương hiệu kết hợp cả mục tiêu xây dựng giá trị thương hiệu và hiệu suất (thường là bán hàng) trong cùng một chiến dịch.

Trên thực tế, các đội nhóm tiếp thị hiệu suất (performance marketing) và tiếp thị ​​thương hiệu (brand marketing) hoạt động gần như tách biệt nhau, với các khoản ngân sách và mục tiêu riêng biệt – và cũng thường hay mâu thuẫn với nhau.

Ở một khía cạnh khác, với các nhà quảng cáo áp dụng chiến lược xây dựng thương hiệu thông qua các chiến dịch hiệu suất (performance branding), tức vừa kết hợp yếu tố hiệu suất vừa xây dựng các giá trị thương hiệu, thiết lập sự nhất quán trong thương hiệu, có thể thúc đẩy đáng kể và thu hẹp khoảng cách giữa yếu tố thương hiệu và hiệu suất.

Để hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa tiếp thị thương hiệu và tiếp thị hiệu suất, Facebook đã thực hiện nhiều nghiên cứu khác nhau, với nhiều nhà quảng cáo trên các ngành hàng khác nhau để có thể có được những nhận định chính xác hơn.

Nghiên cứu cho thấy “có một hiệu ứng hào quang về thương hiệu” được thúc đẩy thông qua các chiến dịch hiệu suất: Các nhà quảng cáo có thể có nhiều lợi ích hơn bằng cách mở rộng chiến lược xây dựng thương hiệu trong khi hiệu suất (hoặc phản hồi trực tiếp) vẫn là mục tiêu chính của chiến dịch.

Xây dựng thương hiệu thông qua các chiến dịch hiệu suất (Brand Performance).

Nghiên cứu cho thấy rằng các nền tảng như Facebook, do có lượng người dùng lớn với mức độ tương tác cao với người dùng, nó có thể mang lại những giá trị marketing toàn diện thay vì chỉ là các mục tiêu đơn lẻ như hiệu suất.

Các nhà quảng cáo đang chạy các chiến dịch hiệu suất tập trung vào các phản hồi trực tiếp có thể vừa thúc đẩy chuyển đổi trong khi vẫn có thể xây dựng nhận thức về thương hiệu (brand awareness) trên quy mô lớn.

Ưu tiên thiết bị di động là chìa khóa chính.

Chìa khóa chính để thúc đẩy nhận thức về thương hiệu thông qua các chiến dịch phản hồi trực tiếp là tối ưu hóa các chiến dịch cho thiết bị di động.

Các nhà quảng cáo xây dựng các tài sản hay nội dung sáng tạo dành riêng cho các trải nghiệm trên thiết bị di động sẽ thấy hiệu suất tốt hơn về nhận thức về thương hiệu (brand awareness), mức độ quen thuộc với thương hiệu (brand familiarity) và khả năng ghi nhớ quảng cáo (ad recall).

  • Các quảng cáo được tối ưu cho thiết bị di động giúp tăng nhận thức về thương hiệu cao hơn gấp 2 lần so với quảng cáo không được tối ưu.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ các nhà tiếp thị có thể sử dụng để thu hút đối tượng mục tiêu và thúc đẩy kết quả của thương hiệu trên các thiết bị di động:

  • Giữ cho video của bạn ngắn hơn (dưới 15 giây).
  • Thu hút ngay sự chú ý với thương hiệu trong vài giây đầu tiên (khoảng 3-5 giây đầu).
  • Người dùng có thể chủ động tắt hoặc bật âm thanh.
  • Hiển thị góc chụp hoặc quay tràn màn hình (full-screen).

Xây dựng thương hiệu (Brand Building) mới là yếu tố then chốt.

Trong nghiên cứu, 57% các thương hiệu nhận thấy rằng khi nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) của họ tăng lên thì nhận thức về đối thủ của họ cũng tăng lên tương ứng.

Một lý do chính cho điều này là vì các thương hiệu thiếu đi các hoạt động xây dựng thương hiệu (Brand Building): Thiếu đi các sự nhận diện đặc biệt, các hình ảnh đặc biệt, dễ nhận biết và dễ nhớ.

Nói cách khác, việc không thể hiện rõ bản sắc thương hiệu thường có lợi cho cả các thương hiệu khác trong cùng danh mục sản phẩm hay ngành hàng cụ thể.

Điều này nêu bật lý do tại sao các nhà quảng cáo cần thiết lập bản sắc thương hiệu trong quảng cáo của họ ngay cả khi họ đang chạy các chiến dịch hiệu suất.

Cuối cùng, nghiên cứu cho thấy rằng các chiến dịch hiệu suất hay phản hồi trực tiếp trên Facebook có thể thúc đẩy cả kết quả hiệu suất lẫn kết quả về thương hiệu (Brand Performance).

Sử dụng chiến lược Performance Branding có ý nghĩa gì đối với các nhà marketer.

  • Một khi người làm Marketing coi Performance Branding hay Brandformance là chiến lược, họ sẽ nhắm mục tiêu rộng đến phần lớn các đối tượng mục tiêu trên nền tảng: Nhắm mục tiêu rộng hơn cho phép các nhà quảng cáo linh hoạt hơn trong chiến lược giá thầu và hiệu quả cao hơn trong phạm vi tiếp cận mục tiêu (reach).
  • Sử dụng các tài sản sáng tạo ưu tiên thiết bị di động: Trong khoảng 3-5 giây đầu tiên của quảng cáo (dưới 15 giây với các video), nhà quảng cáo cần gây được sự chú ý tới các đối tượng mục tiêu.
  • Liên tục thử nghiệm và học hỏi: Để hiểu cách các chiến dịch hiệu suất hay phản hồi trực tiếp có thể thúc đẩy hiệu suất và nhận thức về thương hiệu, các nhà quảng cáo nên chạy (nhiều) các thử nghiệm và học hỏi từ các kết quả có được.

Xem thêm: Thương hiệu là gì? Các lý thuyết chính về thương hiệu

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tối ưu hóa năng suất làm việc với phương pháp GTD

Giai đoạn cuối năm, việc công ty phải hoàn tất, việc gia đình cần chỉn chu, nhiều người rơi vào trạng thái không biết bắt đầu từ đâu hoặc làm nhiều việc cùng lúc, dẫn đến kết quả không như mong đợi. David Allen – chuyên gia hàng đầu thế giới về thúc đẩy năng suất cá nhân và tổ chức giới thiệu phương pháp Getting Things Done (GTD).

Cụ thể, để áp dụng phương pháp này, bạn có thể thực hiện theo ba bước sau:

1. Nắm bắt (Capture).

Lý do lớn nhất khiến bạn cảm thấy bản thân luôn bận rộn là vì bạn chưa ý thức các việc mình phải làm. Vì vậy, hãy lấy một quyển sổ, một tờ giấy hay mở một trang Word để ghi lại tất cả những việc đang khiến bạn chú ý trong thời điểm hiện tại.

Đó có thể là những điều bạn cần phải làm, những điều bạn muốn làm, những điều có thể xảy ra và bạn phải giải quyết… Viết ra tất cả những điều đang đè nặng trong tâm trí, bạn dễ dàng quản lý công việc, giảm trạng thái stress.

2. Làm rõ và sắp xếp (Clarify and Organize).

Sau khi liệt kê tất cả đầu việc, bạn sẽ ngồi lại và xử lý từng ý một với câu hỏi: “Liệu việc này có làm được hay không?”.

Nếu câu trả lời là có, bạn nên hành động theo hai cách, hoặc là làm ngay hoặc có thể giao lại cho người khác thì nên mạnh dạn giao, tránh trường hợp ôm nhiều việc cùng lúc. Nếu câu trả lời là không, bạn hãy đưa nó vào một danh sách khác và không bận tâm đến nữa.

Chi tiết hơn, bạn có thể sắp xếp các việc phải làm theo ba nhóm sau:

Thứ nhất, danh sách các việc có thể làm một lần như trả lời email, tin nhắn, dọn dẹp bàn làm việc…

Thứ hai, danh sách các việc làm theo lộ trình, phải thực hiện nhiều bước mới hoàn thành như thu thập số liệu làm báo cáo quý, chuẩn bị bài thuyết trình giới thiệu dự án…

Thứ ba, danh sách các việc liên quan đến thời gian, ngày tháng và địa điểm cụ thể như 10 giờ ngày 10/1/2022 họp tổng kết cuối năm toàn công ty…

3. Xem lại và thực thi (Reflect and Engage).

Bước quan trọng của phương pháp GTD là xem lại và đánh giá các mục, các việc đã sắp xếp. Bởi các công việc có được thực hiện hiệu quả theo kế hoạch hay không phụ thuộc phần nhiều và bối cảnh, địa điểm, thời gian và mức năng lượng theo từng thời điểm trong ngày.

Lúc này, bạn cần lưu ý thêm về mức độ ưu tiên, nên thực hiện những điều cấp bách ngay với thời gian và năng lượng đang có.

Cuối cùng, khi đã viết ra tất cả, sắp xếp hệ thống và cân nhắc rõ ràng, bạn hoàn toàn có thể bắt tay vào giải quyết từng việc một cách tự tin nhất.

Hy vọng rằng, với “Getting Things Done”, công việc những ngày cuối năm của bạn sẽ nhẹ nhàng và luôn đạt hiệu suất cao .

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Nghiên cứu: Xu hướng và Benchmarks hiệu suất quảng cáo của Facebook và Instagram

Instagram dường như là ứng dụng phổ biến hơn, trong khi Facebook có nhiều người dùng hơn – vậy nền tảng mạng xã hội nào của Meta mang lại cho thương hiệu nhiều lợi nhuận nhất thông qua quảng cáo.

Nghiên cứu: Xu hướng và Benchmarks hiệu suất quảng cáo của Facebook và Instagram
Source: HubSpot

Theo một nghiên cứu mới nhất từ Socialinsider đã phân tích hơn 137.000 chiến dịch quảng cáo trên Facebook và Instagram để tìm hiểu xem đâu là những chỉ số tiêu chuẩn (benchmark) đối với hiệu suất quảng cáo và xu hướng chính trên nền tảng.

Mặc dù kết quả của các chiến dịch thường sẽ bị ảnh hưởng từ nhiều biến số khác nhau, tuy nhiên dựa trên những dữ liệu cụ thể ở đây, bạn cũng có thể có những cái nhìn thực tế hơn (hoặc cũng có thể sử dụng để so sánh) về các chiến dịch của mình.

Một số phát hiện chính bao gồm:

  • Vị trí nguồn cấp dữ liệu (feed placement) trên Facebook là vị trí tốt nhất để thúc đẩy lưu lượng truy cập quảng cáo.
  • Quảng cáo trên mục ‘Stories’ của Instagram có tỷ lệ CTR (nhấp chuột) cao nhất.
  • Các thương hiệu đã đầu tư vào quảng cáo trên Instagram vào năm 2021 nhiều hơn 8,69% so với năm 2020.

Một số chỉ số bechmarks quan trọng khác bao gồm:

  • Chi phí quảng cáo trên Instagram đắt đỏ hơn nhiều so với quảng cáo Facebook, giá CPC trên Instagram cao gấp đôi so với Facebook.
  • Nguồn cấp dữ liệu (feed) trên Instagram có giá CPC cao nhất là 1.86 USD và CPM là 7.27 USD. Tuy nhiên, tỷ lệ tương tác trên Stories là cao nhất với CTR là 0.76%.
  • Với các quảng cáo hướng tới mục tiêu chuyển đổi, Facebook Ads vẫn là “thiên đường” với CTR trung bình là 3.05% trong khi Instagram chỉ là 0.67%.
  • Nguồn cấp dữ liệu (feed) là nơi được đầu tư hiển thị quảng cáo nhiều nhất trên Facebook với CPM cao nhất là 5.18 USD và CTR cao nhất là 4.7%.
  • Các quảng cáo trên Stories của Facebook có giá CPC cao nhất với 0.55 USD, nhưng lại có CTR thấp nhất chỉ với 0.09%.

Bạn có thể xem chi tiết nhiều hơn các số liệu tại: Facebook and Instagram Benchmarks

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok chia sẻ những insights mới về hiệu suất sáng tạo cho người làm marketing

Nếu bạn đang tìm cách tối ưu hoá cách tiếp cận chiến lược và trở nên sáng tạo hơn trên nền tảng, những insights mới này từ TikTok rất đáng để bạn tham khảo.

Khi TikTok liên tiếp là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên các kho ứng dụng, các thương hiệu lớn hiện đang tìm kiếm nhiều cách hơn để tối đa hoá tiềm năng của nền tảng cho các nỗ lực tiếp cận của họ.

Chìa khóa để marketing trên TikTok một cách hiệu quả nằm ở quảng cáo của bạn và cách bạn có thể phù hợp với yếu tố thẩm mỹ và quen thuộc của người dùng trên ứng dụng.

Vậy bằng cách nào bạn có thể hiểu những cách thức tiếp cận hiệu quả trên TikTok và điều gì sẽ phù hợp nhất với thương hiệu của bạn.

Để giải quyết các vấn đề này, TikTok đã thêm một phần mới với tên gọi ‘Creative Insights’ vào nền tảng mẹo quảng cáo ‘Creative Center’ của mình, từ đây bạn có thể tìm thấy một loạt các insights về những gì người dùng đang phản hồi từ các thương hiệu.

Theo giải thích của TikTok:

“Sáng tạo đôi khi bị bỏ qua như một thành phần cốt lõi của tiếp thị hiệu suất (performance marketing) và kết quả là nhiều quảng cáo đã không đạt được tiềm năng tối đa về ROI.

Để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình với những sáng tạo mang tính đột phá trên TikTok, chúng tôi đã xem xét nhiều dữ liệu để xác định các thuộc tính sáng tạo đang hoạt động tốt nhất chẳng hạn như thời lượng video và phụ đề.”

Có vẻ như TikTok vẫn đang tiếp tục cập nhật nền tảng này tuy nhiên hiện nó cũng cung cấp một số gợi ý có giá trị về những cách tiếp cận đang nhận được nhiều phản hồi nhất và những gì bạn nên tìm kiếm để đưa vào quảng cáo TikTok của bạn.

  • 83% những video có hiệu suất cao nhất sử dụng độ phân giải 720 pixel.
  • 93% những video tốt nhất có sử dụng audio.
  • 98% những video hiệu quả nhất sử dụng kích thước khung hình 9:16.

Mặc dù nền tảng này chưa bao gồm hết tất cả các ngành nghề kinh doanh, nhưng nó vẫn có thể được đánh dấu như là một tài nguyên tiềm năng cho việc lập kế hoạch của bạn và tìm thấy những phương pháp marketing tốt nhất trên TikTok của bạn.

Bạn có thể xem chi tiết về cập nhật này tại: TikTok Creative Insights

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Duy trì quyền riêng tư và yếu tố hiệu suất sẽ giúp bảo vệ tương lai của việc quảng cáo

Khi thế giới đang hướng tới một không gian quảng cáo minh bạch hơn và ít bị theo dõi hơn, những nhà quảng cáo nói riêng và người làm marketing nói chung nên chuẩn bị sẵn sàng để thích nghi với xu hướng mới này.

Duy trì quyền riêng tư và yếu tố hiệu suất sẽ giúp bảo vệ tương lai của việc quảng cáo

Quảng cáo, từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc làm cho thế giới Internet trở nên rộng mở hơn và tất cả mọi người đều có thể truy cập một cách dễ dàng hơn.

Nhưng để quảng cáo tiếp tục có được vai trò đó, công nghệ quảng cáo (Adtech) phải phát triển để đáp ứng một thế giới trong đó ưu tiên hơn về quyền riêng tư.

Quảng cáo phải phù hợp với tất cả mọi người – từ nhà xuất bản, nhà quảng cáo đến thành phần quan trọng nhất là người dùng.

Đó cũng là lý do tại sao Google đã cam kết nâng cao quyền riêng tư của người dùng và đã thông báo rằng một khi cookies của bên thứ ba bị loại bỏ dần, Google sẽ không xây dựng các chỉ số nhận dạng thay thế để theo dõi các cá nhân khi họ duyệt web hoặc sử dụng chúng trong các sản phẩm của Google.

“Điều quan trọng là toàn bộ ngành quảng cáo phải nỗ lực cùng nhau để xây dựng và phát triển một môi trường an toàn, tập trung bảo vệ quyền riêng tư cho tất cả mọi người.”

Ông Luis Di Como, Phó chủ tịch phụ trách truyền thông toàn cầu tại Unilever.

Ông David Temkin, Giám đốc Quản lý Sản phẩm của Google viết:

“Mọi người không cần phải chấp nhận việc bị theo dõi trên website để có được những lợi ích của các quảng cáo có liên quan.

Và các nhà quảng cáo không cần phải theo dõi từng người tiêu dùng trên website để nhận được những lợi ích về hiệu suất của các quảng cáo kỹ thuật số.”

“Thay vì xác định sở thích cho những người dùng duy nhất, giờ đây chúng tôi có khả năng ẩn các cá nhân trong các nhóm lớn người dùng có chung sở thích, trong khi vẫn hiển thị cho họ những quảng cáo có liên quan và hữu ích.

Các thử nghiệm mới nhất của chúng tôi về ‘thuật toán học tập liên kết của các nhóm người dùng cụ thể’ (FLoC) có thể làm được điều đó, nó chứng minh một phần của tương lai của các quảng cáo không có cookies của bên thứ ba là như thế nào.”

“Chúng tôi từ lâu đã nhận ra và ủng hộ cho sự quan trọng của dữ liệu của bên thứ nhất, và nó càng trở nên thiết yếu hơn trong một thế giới đặt quyền riêng tư lên ưu tiên hàng đầu.”

Bà Aude Gandon, Giám đốc Marketng toàn cầu tại Nestlé.

Bà Aude Gandon cho biết:

“Phát triển mối quan hệ bền chặt với khách hàng luôn là yếu tố quan trọng để xây dựng một doanh nghiệp thành công và điều này càng trở nên quan trọng hơn khi nói đến việc giữ gìn lòng tin của họ. Chúng tôi hoan nghênh cập nhật này từ Google.”

“Chúng tôi nhận thấy điều này như là một sự khởi động lại toàn diện và cần thiết của ngành quảng cáo kỹ thuật số, điều có thể mang lại một trải nghiệm với nhiều ý nghĩa hơn với thương hiệu thông qua toàn bộ hành trình của khách hàng.”

Ông John Lee, Chủ tịch tại Merkury và Giám đốc dữ liệu tại Merkle.

Ông John Lee cho biết:

“Cả những người làm marketing và người tiêu dùng đều muốn quảng cáo được nhắm mục tiêu tốt hơn và bảo vệ quyền riêng tư tốt hơn.

Khi ngành quảng cáo xoay quanh dữ liệu của bên thứ nhất (First-party data), chúng tôi coi đây là bước khởi động lại hoàn toàn và rất cần thiết đối với ngành quảng cáo kỹ thuật số, điều sẽ mang lại những trải nghiệm có ý nghĩa hơn và hấp dẫn hơn với thương hiệu trong suốt hành trình của khách hàng.”

Khi cookies của bên thứ ba bị loại bỏ dần, các nhà cung cấp công nghệ quảng cáo (Adtech Providers) khác có thể cung cấp các cấp độ nhận dạng người dùng để theo dõi quảng cáo trên website mà Google sẽ không cung cấp, chẳng hạn như việc dựa trên địa chỉ email.

Tuy nhiên, Google không tin các giải pháp này sẽ đáp ứng được kỳ vọng ngày càng tăng của người tiêu dùng về quyền riêng tư, đó cũng là lý do tại sao Google không tin rằng chúng là những khoản đầu tư lâu dài và bền vững.

Thay vào đó, các sản phẩm web sẽ được trao sức mạnh bởi các API bảo vệ quyền riêng tư (privacy-preserving APIs) giúp ngăn chặn việc theo dõi các cá nhân trên web trong khi vẫn mang lại kết quả cho các nhà quảng cáo và nhà xuất bản.

“Chúng tôi đang hướng tới sự hợp tác để xác định tương lai của ngành quảng cáo kỹ thuật số và chuyển các nhà quảng cáo vào thế giới mới đó. ”

Ông Martin Sorrell, Nhà sáng lập và chủ tịch của S4 Capital.

Ông Martin Sorrell cho biết:

“Người tiêu dùng đang ngày càng muốn kiểm soát nhiều hơn quyền riêng tư của họ, các nhà lập pháp và cơ quan quản lý khác đang thúc đẩy ngành quảng cáo phải thay đổi và các công ty công nghệ khác cũng đang phản ứng lại với tất cả những áp lực này.

Chúng tôi ủng hộ cách tiếp cận của Google và chúng tôi mong muốn được hợp tác để xác định lại tương lai của ngành quảng cáo kỹ thuật số và chuyển các nhà quảng cáo vào thế giới mới đó một cách nhanh nhất.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Cảm thấy mâu thuẫn với Sếp có thể làm giảm hiệu suất của bạn

Khi mọi người có mối quan hệ tốt với các nhà lãnh đạo của họ, họ sẽ có động lực hơn, họ làm việc tốt hơn và có nhiều khả năng tiến xa hơn. Nhưng khi mọi người không hòa hợp với các nhà lãnh đạo của họ, họ có xu hướng trả đũa họ và tổ chức.

Phát triển các mối quan hệ tốt đẹp là một khía cạnh quan trọng của lãnh đạo. Nghiên cứu cho thấy rằng khi mọi người có mối quan hệ tốt với các nhà lãnh đạo của họ, họ sẽ có động lực hơn, họ làm việc tốt hơn và họ có nhiều khả năng tiến xa hơn để hỗ trợ đội nhóm.

Những tác động tích cực này đã xuất hiện trên nhiều loại công việc và nền văn hóa khác nhau. Nhưng ngược lại, khi mọi người không hòa hợp hay cảm thấy mâu thuẫn với các nhà lãnh đạo của họ, họ có xu hướng trả đũa cả cá nhân lãnh đạo đó lẫn tổ chức.

Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này coi các mối quan hệ của nhà lãnh đạo là tốt hoặc xấu, tích cực hoặc tiêu cực – việc phân chia tách biệt hai thái cực này là một sai lầm.

Trong thực tế, nhiều mối quan hệ thường bao gồm cả hai. Hãy nghĩ về những mối quan hệ ‘yêu – ghét’ của bạn và những kẻ thù không đội trời chung của bạn.

Nhân viên cũng có các mối quan hệ lẫn lộn với các nhà lãnh đạo của họ, được đặc trưng bởi cả cảm xúc tích cực và tiêu cực đối với họ.

Ví dụ: chúng ta có thể nghĩ rằng các nhà lãnh đạo của chúng ta vừa ủng hộ vừa không ủng hộ chúng ta, rằng họ đôi khi hiểu vấn đề của chúng ta, nhưng lúc khác thì lại không.

Trong nghiên cứu của Tiến sỹ Allan Lee từ Đại học Exeter của Vương Quốc Anh, họ bắt đầu khám phá những tác động của việc có những mối quan hệ mâu thuẫn hay cảm xúc lẫn lộn với nhà lãnh đạo của một người.

Họ đã tiến hành ba nghiên cứu, trong đó khảo sát tổng số 952 cá nhân.

Hơn 2/3 trong số này là những người trưởng thành đang đi làm ở Ấn Độ, Vương quốc Anh và Mỹ, và phần còn lại là sinh viên đại học tại một trường đại học ở Vương quốc Anh.

Những người tham gia nghiên cứu đã được yêu cầu đánh giá mức độ mà họ nghĩ rằng mối quan hệ của họ với Sếp là mâu thuẫn.

Họ cũng được yêu cầu đánh giá chất lượng tổng thể của mối quan hệ với người quản lý của họ (tức là tốt hay xấu) cũng như những trải nghiệm cảm xúc của họ trong công việc (tức là họ tích cực hay tiêu cực).

Tương tự, sau đó nghiên cứu cũng đã yêu cầu các nhà lãnh đạo của họ cung cấp và đánh giá về hiệu suất của họ.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng những nhân viên đánh giá mối quan hệ của họ với người lãnh đạo của họ ở mức độ mâu thuẫn cao sẽ làm việc kém hiệu quả hơn (theo đánh giá của người lãnh đạo của họ) so với những người đánh giá mối quan hệ ở mức độ mâu thuẫn là thấp.

Hiệu ứng này được duy trì khi nói về chất lượng tổng thể của mối quan hệ. Nói cách khác, khi mọi người cảm thấy mâu thuẫn hơn với người lãnh đạo của họ, họ sẽ có hiệu suất công việc thấp hơn, bất kể họ đánh giá mối quan hệ của họ về tổng thể là tốt hay xấu.

Có những cảm xúc lẫn lộn hay mâu thuẫn về người lãnh đạo dường như làm cho một mối quan hệ kém chất lượng trở nên tồi tệ hơn.

Tại sao các mối quan hệ giữa người lãnh đạo và cấp dưới lại có những tác động tiêu cực mạnh mẽ đến hiệu quả công việc như vậy?

Nhóm nghiên cứu cho rằng đó là do một quá trình tâm lý xã hội được gọi là “tính nhất quán trong nhận thức” (cognitive consistency), ý tưởng rằng chúng ta có xu hướng tìm kiếm sự nhất quán trong suy nghĩ và cảm xúc của mình và tránh sự mâu thuẫn.

Ví dụ, mọi người thường cảm thấy không thoải mái khi họ hành động theo cách không phù hợp với thái độ hay nhận thức của họ.

Để giảm bớt sự khó chịu này, họ thường thay đổi thái độ ban đầu để có thể phù hợp hơn với hành vi của họ.

Sự mâu thuẫn là một dạng của sự không nhất quán về nhận thức – một cảm giác mà chúng ta thường thấy rất khó chịu.

Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người có mối quan hệ mâu thuẫn với người lãnh đạo của họ cũng có nhiều khả năng cảm thấy những cảm xúc tiêu cực hơn, chẳng hạn như lo lắng trong công việc hơn, điều này có thể giải thích một phần cho việc hiệu suất công việc của họ sẽ thấp hơn.

Dưới đây là một số bước mà các nhà lãnh đạo có thể thực hiện để cải thiện mối quan hệ của họ với nhân viên và giảm thiểu các trạng thái tiêu cực.

Hiểu bản chất của các mối quan hệ của bạn tại nơi làm việc.

Bạn muốn hiểu cách nhân viên nhìn nhận mối quan hệ của bạn. Bởi vì các nhà lãnh đạo có xu hướng nghĩ mối quan hệ của họ với nhân viên tích cực hơn so với những gì nhân viên nghĩ, nên bước đầu tiên là cố gắng hiểu cách người khác nhìn nhận về một mối quan hệ.

Các nhà lãnh đạo có thể hỏi nhân viên một cách cụ thể rằng họ cảm thấy thế nào về mối quan hệ của mình, liệu họ có nghĩ rằng họ có đủ sự tin tưởng hay không và liệu họ có cảm thấy được hỗ trợ và được lắng nghe hay không.

Chuyển từ môi trường mâu thuẫn sang tích cực.

Để giảm bớt sự xung đột, các nhà lãnh đạo có thể tập trung vào việc có những tương tác hay hoạt động tích cực hơn.

Ví dụ: bạn có thể nói với một nhân viên rằng bạn đã ủng hộ ý kiến của họ hoặc bạn đã chia sẻ một trong những ý tưởng của họ với những người quản lý khác.

Đưa ra nhiều cách hơn để nhân viên có thể xử lý.

Xung đột hay mâu thuẫn sẽ là điều không thể tránh khỏi trong mối quan hệ sếp – nhân viên. Các nhà lãnh đạo thường phải chuyển đổi giữa nhiều vai trò, từ là một người bạn, người đồng nghiệp đến một người cấp trên.

Mối quan hệ này được đặc trưng bởi sự chênh lệch quyền lực và mức độ phụ thuộc. Do đó, có thể khó khắc phục hoàn toàn tình trạng mâu thuẫn.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên không phải lúc nào cũng dẫn đến việc giảm hiệu suất.

Những người được đồng đội của họ luôn sẵn sàng hỗ trợ có thể đối phó tốt hơn với những cảm xúc căng thẳng trong mối quan hệ của họ với Sếp.

Những người đồng đội hay đồng nghiệp có chung một nhà lãnh đạo luôn sẵn sàng chia sẻ sự đồng cảm, hỗ trợ và trao lời khuyên với nhau.

Vì vậy, các nhà lãnh đạo nên cố gắng khuyến khích các thành viên trong đội nhóm hỗ trợ lẫn nhau. Điều này liên quan đến việc tạo ra một môi trường nơi nhân viên cảm thấy an toàn khi là chính họ hơn là luôn tìm cách để đối phó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Bạn có thể trở nên thành công hơn với công thức “70-20-10”

Đặt mục tiêu làm được nhiều việc hơn nhìn chung sẽ giúp bạn tiến xa hơn là đặt mục tiêu hoàn thành xuất sắc một công việc.

Getty Images

Hầu hết chúng ta đều muốn tạo ra những ‘tác phẩm’ tốt nhất có thể. Bạn theo đuổi mục tiêu đó như thế nào? Một cách tiếp cận phổ biến nhất đó là hướng đến sự xuất sắc.

Bạn nghiên cứu mọi thứ có thể về lĩnh vực của mình, bạn đọc những thứ hay ho đến điên cuồng rồi lại lo lắng khi bắt tay làm việc với con mắt luôn hướng tới sự hoàn hảo.

Để đạt được mục tiêu, bạn có thể theo đuổi sự xuất sắc hay cũng có thể bạn lựa chọn một hướng đi khác.

Bạn chỉ có thể không cần quan tâm đến chất lượng công việc và làm nhiều việc hơn nếu bạn không cần lo lắng hay chịu trách nhiệm về việc liệu nó có đủ tốt hay không.

Vậy, con đường nào sẽ đưa bạn đến gần hơn với những gì tốt nhất của bản thân?

Câu chuyện ngụ ngôn về những cái chậu.

Câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng về những chiếc chậu trong cuốn sách Art & Fear của David Bayles và Ted Orlando đã tuyên bố là sẽ trả lời câu hỏi đó bằng một giai thoại về một lớp học gốm sứ.

Theo đó, một vị Giáo sư chia lớp học thành hai nhóm: Một nhóm sẽ được phân loại về số lượng và nhóm còn lại về chất lượng.

Nhóm đầu tiên sẽ tiến hành cân tất cả những cái chậu của họ và theo quy luật càng nặng thì có điểm càng cao.

Nhóm thứ hai sẽ được phân loại dựa trên những chiếc chậu tốt nhất mà họ sản xuất, bất kể là họ đã làm thành công nó như thế nào.

Kết quả là gì: Các tác phẩm có chất lượng cao nhất đều do nhóm sản xuất được chấm điểm dựa trên số lượng.

“Có vẻ như trong khi nhóm ‘số lượng’ đang bận rộn với đống công việc – và học hỏi từ những sai lầm của họ – thì nhóm ‘chất lượng’ đã chỉ ngồi đưa ra những lý thuyết về sự hoàn hảo, và cuối cùng, họ đã có ít thứ hơn để thể hiện cho những nỗ lực của mình ngoài những mớ lý thuyết vĩ đại và một đống đất sét chết.”

Bài học rút ra cho mỗi chúng ta là gì, cách tốt nhất để đạt được những thành quả tuyệt vời không phải là nhắm mục tiêu vào những kết quả tuyệt vời, mà thường là đến từ việc đặt mục tiêu để được làm nhiều việc hơn.

Cách tiếp cận này hiệu quả vì nó buộc chúng ta phải gạt đi chủ nghĩa hoàn hảo sang một bên và hành động nhiều hơn trong thế giới thực, và kinh nghiệm (bao gồm cả thất bại) thường là người thầy tốt nhất.

“Số lượng giúp tạo ra chất lượng.”

Làm thế nào để bạn áp dụng nguyên tắc này vào cuộc sống của chính mình?

Đầu tiên, hãy nhớ rằng cách tốt nhất để trở nên giỏi hơn trong một điều gì đó không phải chỉ đơn giản là lo lắng và nghiên cứu nó, mà đó là hãy thực hiện nó, ngay cả khi ban đầu bạn hoàn toàn không thích nó.

Một cách hữu ích khác để buộc bản thân phải chấp nhận sự thật này là quy tắc 70-20-10.

Như nhạc sĩ nổi tiếng Jonathan Reed đã từng giải thích trên Medium, sự thật là bất cứ thứ gì bạn đang cố gắng tạo ra, 70% nỗ lực của bạn sẽ là tầm thường, 20% sẽ là tệ hại và 10% sẽ là tuyệt vời.

Các tỷ lệ phần trăm này luôn ổn định cho dù bạn đang làm việc ở cấp độ nào.

Sự “tuyệt vời” của bạn có thể không đạt tiêu chuẩn giống như một nghệ sĩ biểu diễn đẳng cấp thế giới, nhưng ngay cả những nghệ sĩ biểu diễn đẳng cấp thế giới cũng chỉ đạt được 10% thành công trong quãng thời gian của họ.

Theo Quincy Jones, Michael Jackson đã trải qua 800 bài hát để có được 9 bài thực sự xuất sắc. Khi bạn càng viết nhiều bài hát, thì bạn càng viết được nhiều bài hát hay.

Hãy dán quy tắc 70-20-10 này vào không gian làm việc của bạn như là một cách để nhắc nhở bản thân, và cuối cùng đừng quên, ‘số lượng giúp tạo ra chất lượng’.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

8 chỉ số tăng trưởng mà người làm marketing nên đo lường với ứng dụng (P2)

Giữa vô số các nền tảng phân tích và vô số chỉ số để theo dõi, bạn nên xem xét những chỉ số nào? Điều gì quan trọng? Điều gì có ý nghĩa?

Bạn rất dễ gặp tình trạng dành thời gian để theo dõi các chỉ số thực sự không giúp bạn đưa ra các quyết định quan trọng để phát triển doanh nghiệp hay ứng dụng của mình.

Nếu không có ngữ cảnh hoặc sự so sánh, các chỉ số ứng dụng thường vô nghĩa và nó có thể được gọi là các chỉ số ‘hư ảo’. Và tất nhiên, các chỉ số không thực sự giúp bạn phát triển doanh nghiệp của mình.

Các chỉ số như phiên truy cập (sessions) trên website, người theo dõi trên Twitter hay người đăng ký email… có thể khiến bạn có vẻ như đang tiến bộ hoặc làm đúng, nhưng trên thực tế các chỉ số đó có thể không tương quan với việc tăng trưởng doanh thu, trong khi đây mới là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp bạn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét cách các chỉ số tăng trưởng giúp bạn đưa ra những quyết định marketing tốt hơn cho hoạt động kinh doanh ứng dụng của mình.

Các chỉ số tăng trưởng dùng để làm gì?

Bởi vì chúng ta không muốn theo dõi các chỉ số vô nghĩa, mọi chỉ số tăng trưởng phải giúp bạn trả lời một hoặc nhiều câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp của tôi có khả thi về mặt tài chính không?
  • Điều gì đang hoạt động tốt?
  • Những gì cần cải thiện?
  • Chúng ta nên tập trung vào điều gì để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển?

Các chỉ số tăng trưởng cho các doanh nghiệp dựa trên phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và doanh nghiệp dựa trên lượt đăng ký (subscription-based) khác biệt rất lớn so với các doanh nghiệp dựa trên giao dịch (transaction-based) và bán hàng một lần (one-time sales).

Bởi vì doanh thu sẽ được tính theo thời gian thay vì chỉ là trả trước nên bạn cần phải chú trọng nhiều đến việc giữ chân khách hàng. Và đó cũng là lý do, nhiều chỉ số trong bài này tập trung vào tỷ lệ giữ chân cũng như thu hút khách hàng.

Dưới đây là 08 số liệu tăng trưởng mà bạn có thể sử dụng để giúp bạn lập chiến lược tăng trưởng doanh thu được tốt hơn.

3. Monthly Recurring Revenue (MRR).

MRR hay doanh thu định kỳ hàng tháng là tất cả doanh thu định kỳ của bạn được chuẩn hóa thành số tiền hàng tháng.

Đây là số liệu thường được sử dụng trong các công ty chuyên về bán dịch vụ có khách hàng đăng ký như Netflix và các công ty về bán dịch vụ phần mềm SaaS.

Sự khác biệt chính giữa MRR và NR (Net Revenue – doanh thu thuần) là MRR được chuẩn hóa, có nghĩa là nó đại diện cho doanh thu chứ không phải bất kỳ khoản thu nhập nào. Doanh thu thuần là doanh thu thực tế thu được.

Doanh thu thuần NR có thể cao hơn hoặc thấp hơn MRR tùy thuộc vào điều khoản thanh toán và lịch trình các gói của bạn.

Ví dụ: Một tháng công ty có số lượng đăng ký gói hàng năm cao sẽ khiến doanh thu thuần cao hơn MRR, điều này đang chuẩn hóa gói hàng năm thành số tiền hàng tháng.

Doanh thu định kỳ MRR là mạch máu của bất kỳ SaaS nào. Đó là điều khiến việc xây dựng một SaaS trở nên hấp dẫn.

Nếu bạn phải lo lắng khi bán hàng một lần vì khác hàng đó có thể mãi mãi không quay lại với bạn. Thì với sản phẩm có doanh thu đình kỳ, khách hàng tự động quay lại trả phí, mỗi tuần, mỗi tháng…theo cách tính phí của doanh nghiệp. Hãy coi Netflix là một ví dụ.

Nói chung, mặc dù đây là một chỉ số đơn giản, nhưng nó lại rất có ý nghĩa với doanh nghiệp, về mô hình kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp.

MRR sẽ được tính như thế nào?

MRR = Số lượng khách hàng x Số tiền trung bình trên mỗi hoá đơn.

Chẳng hạn, 10 khách hàng trả cho bạn trung bình 100 USD mỗi tháng có nghĩa là MRR= 10×100 = 1.000 USD.

Và nếu bạn muốn tính doanh thu định kỳ hàng năm (ARR) của mình là bao nhiêu, bạn chỉ cần nhân MRR hiện tại của bạn với 12 (tháng).

Cách tính MRR mới hàng tháng.

Khi doanh nghiệp của bạn phát triển, điều quan trọng là bạn phải theo dõi không chỉ MRR cao nhất mà còn cả những yếu tố tạo nên sự thay đổi trong MRR của bạn so với những tháng trước đó.

Nếu bạn đã có thêm 1.000 USD trong MRR mới, bạn sẽ muốn biết số tiền đó đến từ đâu, phải thế không?

Tính toán chỉ số này cũng tương đối dễ dàng khi sử dụng 3 yếu tố sau:

  • MRR mới: MRR được bổ sung thêm từ khách hàng mới.
  • MRR mở rộng: MRR được cộng thêm từ khách hàng hiện tại.
  • MRR rời bỏ (Churned MRR): MRR bị mất do khách hàng hủy dịch vụ hoặc hạ cấp dịch vụ từ đó làm giảm gói chi tiêu.

Khi này MRR thực mới (Net New MRR) = MRR mới + MRR mở rộng – MRR rời bỏ.

4. Churn Rate.

Churn Rate đề cập đến số lượng khách hàng hoặc người đăng ký ngừng sử dụng dịch vụ của bạn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

Tỷ lệ rời bỏ hàng năm (annual churn rate – ACR) của bạn là tỷ lệ phần trăm mà bạn đang mất người dùng của mình, tức những khách hàng đã ngừng sử dụng dịch vụ của bạn.

Bạn cần lưu ý, ngay cả một tỷ lệ churn này nhỏ cũng có thể có tác động lớn đến doanh thu của bạn theo thời gian.

Mặc dù bạn không thể tránh khỏi sự rời bỏ này – bạn sẽ mất người dùng, và bạn sẽ phải kiếm thêm khách hàng mới khác – đây là yếu tố quan trọng cần lưu ý khi bạn lập kế hoạch cho việc mở rộng công ty của mình.

Khách hàng rời bỏ thường bị bỏ qua vì cho rằng việc mang lại nhiều khách hàng mới hơn sẽ làm mất sự ảnh hưởng hay tác động của nó, nhưng trên thực tế thì tỷ lệ rời bỏ cao sẽ khiến công ty bạn không bền vững và sẽ có tác động kép theo thời gian.

Nó cũng cho thấy các vấn đề có thể  là gốc rễ sâu hơn của vấn đề như sản phẩm, dịch vụ, thị trường, giá cả hoặc sự kỳ vọng của khách hàng đã thay đổi.

Churn Rate sẽ được tính như thế nào?

Churn Rate thường được trình bày dưới dạng phần trăm doanh thu hoặc khách hàng bị mất trong một khung thời gian nhất định.

Người dùng rời bỏ (User churn) đại diện cho số lượng khách hàng bị mất trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó, doanh thu bị mất (revenue churn) biểu thị phần doanh thu bị mất do người dùng rời bỏ trong một khoảng thời gian nhất định.

Vì doanh thu là mục tiêu cuối cùng, nên có thể lập luận rằng thay đổi doanh thu quan trọng hơn và phải là trọng tâm thực sự của doanh nghiệp.

User Churn (Khách hàng rời bỏ) = (Khách hàng đã hủy trong 30 ngày qua ÷ Khách hàng đang hoạt động 30 ngày trước) x 100.

Revenue Churn (Doanh thu bị mất) = (MRR bị mất hoặc giảm gói dịch vụ trong 30 ngày qua ÷ MRR 30 ngày trước) x 100.

Ví dụ:

User Churn Rate bằng 5% có nghĩa là 5% tổng số khách hàng mà bạn có 30 ngày trước đã hủy trong vòng 30 ngày qua.

Revenue Churn Rate bằng 5% có nghĩa là bạn đã mất năm phần trăm MRR của mình trong 30 ngày qua.

Lý tưởng nhất là một doanh nghiệp sẽ có tỷ lệ rời bỏ dưới 5%, nhưng tỷ lệ rời bỏ cao hơn có thể được ‘điều hoà’ với lượng khách hàng mới và doanh thu mở rộng cao.

Hết phần 2 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips 

Brand vs Direct Response Campaigns: Facebook chia sẻ những nghiên cứu mới nhất về hiệu suất so sánh

Bạn nên đầu tư nhiều hơn ngân sách marketing của mình vào việc xây dựng thương hiệu hay phản hồi trực tiếp để thúc đẩy kết quả bán hàng?

Mặc dù cả hai loại chiến dịch đều quan trọng, nhưng do những áp lực tức thời, những chiến dịch với mục tiêu nhận được phản hồi trực tiếp (Direct Response Campaigns) thường được tập trung và coi trọng hơn.

Vấn đề là gì? Có phải vì chúng ta cần bán ngay lập tức, phải thế không? Chúng ta cần chuyển đổi để đáp ứng KPIs và chứng minh ROI cho những người ra quyết định.

Tuy nhiên, lợi ích của việc xây dựng thương hiệu cũng có thể được xếp ngang hàng nếu không muốn nói là đáng kể hơn theo thời gian. Nó chỉ phụ thuộc vào khoảng thời gian bạn có thể đo lường.

Để cung cấp thêm một số thông tin chi tiết về vấn đề này, Facebook gần đây đã hợp tác với Analytic Partners và GroupM để phân tích hơn 500 thương hiệu trên Facebook với những chiến dịch phản hồi trực tiếp được thực hiện bởi 21 doanh nghiệp trong khoảng thời gian 03 năm.

Nghiên cứu đã tính đến các phương pháp tiếp cận khác nhau nhằm xác định phương pháp hay loại chiến dịch nào thực sự mang lại nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp.

Theo giải thích của Facebook:

“Sự cân bằng thích hợp giữa các hoạt động marketing ở giai đoạn cuối cùng (BoFu) với các giai đoạn đầu tiên (ToFu) của phễu bán hàng trên trên Facebook là gì?

Liệu các thương hiệu có thể tối đa hóa chuyển đổi ngay bây giờ thông qua các chiến dịch ở cuối kênh tiếp cận trong khi đồng thời vẫn có thể thiết lập để tăng trưởng hơn nữa vào ngày mai không?

Đây là những câu hỏi mà tất cả những người làm marketing phải đối mặt và chúng thậm chí còn trở nên phức tạp hơn khi đối mặt với những thách thức trong thế giới thực chẳng hạn như tăng trưởng nhanh với ngân sách hạn chế.”

Vậy theo nghiên cứu, cách tiếp cận nào là tốt hơn?

Báo cáo của Facebook về cơ bản chia nhỏ sự so sánh thành ba biểu đồ.

Trong biểu đồ đầu tiên, chúng ta có thể thấy rằng các chiến dịch phản hồi trực tiếp đã tạo ra nhiều chuyển đổi hơn, điều này khá dễ hiểu.

Nhưng Facebook lưu ý rằng đây không phải là chỉ số duy nhất để xem xét – bạn cũng cần tính đến chi phí trên mỗi lần hiển thị, các chiến dịch phản hồi trực tiếp thường đắt hơn do nhắm mục tiêu theo đối tượng cụ thể hơn, từ đó có CPM cao hơn.

Như bạn có thể thấy ở đây, chi phí mỗi lần hiển thị cho các chiến dịch xây dựng thương hiệu (ToFu) thấp hơn nhiều bởi vì nhắm mục tiêu của bạn sẽ rộng hơn nhiều khi bạn muốn tiếp cận với nhiều đối tượng hơn.

Từ góc nhìn này, một khi bạn tính đến giá trên mỗi chuyển đổi, xây dựng thương hiệu thực sự trở thành một cách tiếp cận hiệu quả hơn nhiều.

“Dựa trên cơ sở mỗi lần chi tiêu, hiệu suất ROI của các chiến dịch marketing ở các giai đoạn đầu tiên của phễu bán hàng có hiệu suất cao hơn do cấu trúc chi phí ít tốn kém hơn.

Trên thực tế, cách tiếp cận marketing vào các giai đoạn này của hành trình khách hàng là một chiến lược luôn hoạt động tốt hơn để thúc đẩy doanh số bán hàng ngắn hạn trong các ngành cụ thể như thương mại điện tử và bán lẻ.”

Đó là một sự cân nhắc rất thú vị, đặc biệt là với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử trong năm qua.

Xây dựng thương hiệu và thiết lập để kết nối với nhiều đối tượng hơn thực sự có thể thúc đẩy kết quả bán hàng tương tự nếu không muốn nói là tốt hơn – nhưng bạn cần phải thực hiện thêm nhiều bước so sánh chi phí và chuyển đổi theo thời gian để thấy điều đó được phản ánh như thế nào trong dữ liệu của bạn.

Nghiên cứu thực sự làm nổi bật sự cần thiết của việc áp dụng phương pháp tiếp cận theo cấp độ đối với quảng cáo của bạn cũng như mức độ đầu tư cho phù hợp.

Cấu trúc của mỗi chiến dịch quảng cáo của bạn nên được chia thành 03 yếu tố:

  • Làm nổi bật các tiện ích sản phẩm và thương hiệu để tạo ra sự quan tâm ban đầu (nhắm mục tiêu theo đối tượng rộng hơn).
  • Làm nổi bật các lợi ích sản phẩm cụ thể hơn trong việc nhắm mục tiêu những người đã bày tỏ sự quan tâm ban đầu (những người đã phản hồi quảng cáo hoặc bài đăng hoặc đã truy cập website của bạn).
  • Nhắm mục tiêu lại những người đã bày tỏ sự quan tâm đến các sản phẩm cụ thể bằng cách chỉ rõ các lợi ích cụ thể (những người đã truy cập các trang sản phẩm hoặc xem qua trang thanh toán nhưng chưa chuyển đổi).

Phân khúc là chìa khóa và nghiên cứu của Facebook ở đây nhằm nhấn mạnh sự cần thiết phải đầu tư vào từng yếu tố để tối đa hóa kết quả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips