Skip to main content

Thẻ: JPMorgan

CEO JPMorgan đưa ra các dự báo mới về tương lai của thế giới việc làm

Giám đốc điều hành JPMorgan Jamie Dimon đang bác bỏ những tác động xấu của AI đối với nhân loại – thay vào đó ông coi công nghệ này là chìa khoá để các doanh nghiệp có thể giúp nhân viên làm việc ít hơn và đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống (trong khi hiệu suất công việc vẫn được cải thiện).

CEO JPMorgan đưa ra các dự báo mới về tương lai của thế giới việc làm
CEO JPMorgan đưa ra các dự báo mới về tương lai của thế giới việc làm

Về tổng thể, CEO ngân hàng lớn nhất thế giới cho rằng các thế hệ nhân viên trong tương lai có thể làm việc ít hơn một ngày rưỡi mỗi tuần nhờ vào trí tuệ nhân tạo (AI).

Cùng với việc tuần làm việc giảm từ 5 ngày xuống còn 3.5 ngày mỗi tuần, CEO này cũng dự đoán rằng nhân viên trong tương lai có thể sống tới 100 tuổi.

Trong một cuộc trò chuyện mới đây, Jamie Dimon cho biết AI đang được ứng dụng rộng rãi trong JPMorgan, từ các giao dịch, nghiên cứu đến quản trị rủi ro, điều này có thể là minh chứng sống cho nỗi lo ngại rằng AI sẽ đảm nhận công việc của con người.

Goldman Sachs dự đoán rằng có khoảng 300 triệu việc làm sẽ bị mất do công nghệ, với khoảng 1/4 lực lượng lao động Mỹ lo ngại trong tương lai họ sẽ mất vai trò của mình vào tay trí tuệ nhân tạo.

CEO JPMorgan chỉ ra rằng AI và các mô hình ngôn ngữ lớn khác có thể giúp cải thiện đáng kể mức sống và cuộc sống của con người nói chung. Trong khi các nhân viên có thể chỉ cần làm việc mỗi tuần 3.5 ngày, họ cũng có thể sống đến 100 tuổi.

Báo cáo mới đây của McKnsey cho thấy AI tổng quát và các công nghệ mới nổi khác có tiềm năng tự động hóa các nhiệm vụ chiếm 60% đến 70% thời gian của nhân viên vào thời điểm hiện tại, nền kinh tế toàn cầu cũng hưởng lợi hàng ngàn tỷ USD mỗi năm từ các công nghệ này.

Nói về mức thời gian làm việc trong tuàn, một nghiên cứu của Anh trên 61 tổ chức, do Đại học Cambridge thực hiện, cho thấy số ngày ốm giảm 65% trong tuần làm việc 4 ngày, trong khi 71% nhân viên cho biết họ đã giảm mức độ kiệt sức. Kết quả là, 92% công ty tham gia chương trình cho biết họ sẽ có 3 ngày nghỉ cuối tuần.

‘Vẫn có những mặt tiêu cực tiềm ẩn’.

Trong khi lợi ích có được từ AI là không thể phủ nhận, CEO Dimon nhận thức được rằng công nghệ này có thể chứng tỏ là một vũ khí đáng sợ nếu nó rơi vào tay kẻ xấu.

Nhắc lại mối quan ngại của những cá nhân như đồng sáng lập Apple Steve Wozniak và đồng sáng lập Microsoft Bill Gates, Dimon nói: “Công nghệ đã làm được những điều không thể tin được cho nhân loại, nhưng bạn biết đấy, máy bay rơi hay dược phẩm bị lạm dụng – những mặt trái vẫn có thể tồn tại.”

Tương tự quan điểm của Sam Altman, CEO của OpenAI, sở hữu ChatGPT, CEO JPMorgan cũng cho biết rằng ông hy vọng sẽ thấy các cơ quan quản lý sớm có chính sách phù hợp, mặc dù điều này sẽ mất rất nhiều thời gian khi công nghệ này vẫn còn quá mới (và không ngừng phát triển).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nhân viên đang đơn độc hơn bao giờ hết – Đây là cách các doanh nghiệp có thể giúp họ (P1)

Sự đơn độc thường đi kèm với nhiều tác dụng phụ tiêu cực, và tỷ lệ đơn độc tại nơi làm việc đang tăng lên nhanh chóng do ảnh hưởng từ đại dịch.

Nhân viên đang đơn độc hơn bao giờ hết - Đây là cách các doanh nghiệp có thể giúp họ

Tỷ lệ đơn độc ngày càng tăng của người lao động trong đại dịch đã khiến hầu hết các doanh nghiệp đặt vấn đề hạnh phúc của nhân viên lên ưu tiên hàng đầu khi họ vạch ra tương lai của công việc và văn hoá doanh nghiệp.

Họ biết rằng sự đơn độc đó ảnh hưởng đến các vấn đề về sức khỏe, giảm năng suất, doanh thu và cả sự kiệt sức. Một số doanh nghiệp, bao gồm cả JPMorgan và Google gần đây đã tuyên bố để nhân viên trở lại văn phòng.

Mặc dù việc tăng cường sự tương tác trong một môi trường làm việc thực tế có thể có lợi cho một số khía cạnh của công việc, nhưng bản thân nó sẽ không tạo ra mối liên kết cá nhân chặt chẽ giữa các đồng nghiệp.

Bởi thực tế, theo Giáo sư Mark Mortensen của Trường kinh doanh INSEAD, tỷ lệ đơn độc cao ở nhân viên xảy ra trước khi chuyển sang môi trường làm việc từ xa.

Dù nhân viên đang quay lại nơi làm việc dưới bất cứ hình thức nào, việc xây dựng các kết nối chất lượng cao cũng sẽ đòi hỏi một tập hợp các cấu trúc và thực hành tập trung được xây dựng dựa trên nền tảng của sự an toàn trong yếu tố tâm lý.

Dưới đây là những yếu tố chính mà mọi doanh nghiệp đều nên xem xét.

Tìm kiếm và nhận ra những ‘kẻ thù vô hình’.

Nhân viên vốn sẽ không bao giờ ‘bày tỏ’ sự đơn độc của họ.

Sự đơn độc trong công việc là một niềm tin chủ quan hoàn toàn nằm ở bên trong: “Rất ít người thực sự hiểu tôi hoặc sẽ hỗ trợ tôi đúng lúc tôi cần.”

Cảm giác đơn độc thường chỉ kết nối một cách hời hợt với những người khác, có thể nó chân thành nhưng sẽ không thực sự mang tính tập thể, tức chia sẻ nó một cách rộng rãi.

Nhiều lúc, bản thân nhân viên thậm chí có thể không nhận ra rằng họ đang đơn độc.

Một nhân viên vốn từng rất hào hứng với ngành bán lẻ nhưng trong một thời gian ngắn sau đó, họ lại không còn bất cứ một chút động lực nào đối với nó.

Có thể họ nhận ra rằng họ không còn yêu thích ngành nghề hay công việc đó nhiều như họ từng nghĩ và đã đến lúc, họ cần tìm kiếm một thứ gì đó mới.

Khi chúng ta xem xét đến tình huống của người nhân viên này, rõ ràng là động lực và sự yêu thích đang suy yếu dần của họ không liên quan gì đến bản chất công việc hay ngành nghề của họ, mà chỉ là mọi thứ liên quan đến bối cảnh xã hội hay chính bản thân họ.

Làm việc trong một đội nhóm nhỏ gắn liền với một tổ chức lớn, người nhân viên này có nhiều mối liên kết chính thức trong tổ chức, bao gồm cả các cuộc họp hàng ngày với đồng nghiệp của mình.

Tuy nhiên, vấn đề chính ở đây là họ không cảm thấy có bất cứ mối liên kết thực sự nào với bất kỳ ai trong số họ. Sau khi suy nghĩ một cách thấu đáo, người nhân viên này nhận ra mình thiếu sự kết nối mang tính xã hội trong công việc.

Thấu hiểu sự an toàn trong tâm lý.

Kinh nghiệm từ người nhân viên nói trên cho thấy rõ các kết nối chất lượng cao cần thiết như thế nào trong việc chống lại sự đơn độc tại nơi làm việc.

Jane Dutton và các đồng nghiệp của bà tại Đại học Michigan mô tả các kết nối chất lượng cao là những kết nối dựa trên sự đồng cảm và phụ thuộc lẫn nhau.

Lý tưởng nhất là trong khi các doanh nghiệp xây dựng các chính sách hay văn hoá tại nơi làm việc, họ sẽ tập trung vào hai yếu tố này.

Theo nghiên cứu của Giáo sư Amy Edmondson của Trường Kinh doanh Harvard, tâm lý an toàn là khi môt nhân viên nhận thức được rằng trong một môi trường nhất định nào đó, sẽ là có lợi cho việc chấp nhận rủi ro hoặc sai lầm giữa các cá nhân.

Điều này có nghĩa là sẽ không có bất cứ điều bất lợi nào cho nhân viên khi họ chủ động đặt câu hỏi, nêu lên mối quan tâm, thừa nhận sai lầm và đưa ra ý tưởng.

Nhân viên khó có thể dám làm những điều này trừ khi họ nhận được tín hiệu hoặc sự khích lệ mạnh mẽ từ phía các nhà lãnh đạo và đồng nghiệp rằng họ sẽ nhận được sự khích lệ tích cực khi làm như vậy.

Họ cũng không có khả năng liên kết với các đồng nghiệp để kết nối giữa các cá nhân với nhau nếu không có một mạng lưới an toàn tương tự.

Sử dụng thời gian cho bất cứ việc gì khác ngoài công việc được coi là điều cấm kỵ về mặt văn hóa và các nhân viên sẽ tự quản lý lẫn nhau theo cách đó trong môi trường an toàn.

Xây dựng và nhân rộng sự đồng cảm.

Một số doanh nghiệp đang tìm kiếm các cách thức khác nhau để tạo ra mức độ an toàn và thuận lợi về mặt tâm lý. Ví dụ, Havas Media đang tổ chức các buổi hội thảo về sự đồng cảm trong tổ chức nhằm mục tiêu xây dựng những kết nối chất lượng cao và sự động cảm.

Mặc dù còn quá sớm để biết liệu những cuộc hội thảo này có dẫn đến mối quan hệ cá nhân sâu sắc hơn tại doanh nghiệp hay không, nhưng những nhà lãnh đạo cho biết rằng họ đã nhận thấy những thay đổi đáng kể trong cách các nhân viên nhìn nhận và đối xử với nhau.

Bà Hilary Hendricks và các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan và Notre Dame đang nghiên cứu việc sử dụng vòng tròn biết ơn tại một chuỗi nhà hàng.

Trước khi vào ca ăn trưa, các nhân viên tập trung thành một vòng tròn.

Một thành viên được chọn ngẫu nhiên sẽ đứng trong vòng tròn để các đồng nghiệp khác mô tả những thứ mà họ thích và ngưỡng mộ về người đó.

Kết quả ban đầu chỉ ra rằng cả người cho và người nhận lòng biết ơn đều có thể trở nên gắn kết với nhau hơn.

Cho dù các doanh nghiệp có thực hành hay nhân rộng sự đồng cảm hay không trong tổ chức của họ thì có một sự thật không thể thay đổi được đó là:

Nếu chúng ta cứ mãi đợi cho đến khi những thứ tốt đẹp xảy ra thì chúng có thể sẽ không bao giờ xảy ra.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

JPMorgan: Amazon sẽ vượt Walmart để trở thành nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ vào năm 2022

Amazon đang trên đà vượt qua Walmart để trở thành nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ vào năm 2022, theo nghiên cứu của JPMorgan được công bố hôm 11/6.

Saul Loeb | AFP | Getty Images

Theo các nhà phân tích doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh bán lẻ của Amazon tại Mỹ đang “phát triển nhanh nhất về quy mô”.

Từ năm 2014 đến năm 2020, tổng khối lượng hàng hóa tại Mỹ của Amazon (GMV – tổng giá trị hàng hóa được bán trong một khoảng thời gian nhất định) đã tăng “nhanh hơn đáng kể” so với cả doanh số bán lẻ được điều chỉnh và thương mại điện tử (eCommerce) của thị trường Mỹ, các nhà phân tích cho biết.

JPMorgan ước tính GMV của Amazon đang phát triển nhanh hơn đối thủ cạnh tranh lớn nhất mảng bán lẻ của mình, Walmart.

Các nhà phân tích của JPMorgan cho biết GMV của Amazon vào năm 2020 đã tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái (YoY) lên 316 tỷ USD, trong khi GMV của Walmart ước tính chỉ tăng khoảng 10% so với cùng kỳ lên 439 tỷ USD vào năm 2020.

Nhà phân tích Christopher Horvers và Doug Anmuth từ JPMorgan viết:

“Dựa trên các ước tính hiện tại, chúng tôi tin rằng Amazon có thể vượt qua Walmart để trở thành nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ vào năm 2022.”

Horvers và Anmuth đã nêu bật một số yếu tố mà họ tin rằng đang thúc đẩy tăng trưởng doanh thu của Amazon, bao gồm việc mở rộng sang ‘các danh mục lớn và vốn chưa được thâm nhập sâu’ như hàng tạp hóa và quần áo, sự tăng trưởng mạnh mẽ doanh số bán hàng từ người bán bên thứ ba (third-party seller) và cả ‘Bánh đà Prime của Amazon‘.

CEO Amazon, Jeff Bezos cho biết vào tháng 4 năm 2021, công ty hiện có hơn 200 triệu người dùng có trả phí (Subscriber) từ dịch vụ Prime của mình, tăng từ mức 150 triệu vào đầu năm 2020.

Đại dịch Covid-19 cũng đã nhanh chóng thúc đẩy việc phát triển thương mại điện tử và củng cố sự thống trị của Amazon trong ngành hàng bán lẻ.

Những người tiêu dùng vốn bị ‘kẹt’ tại nhà đã chuyển sang Amazon để mua rất nhiều loại hàng hóa từ giấy vệ sinh đến các dụng cụ tập thể dục.

Họ cũng dựa vào Amazon cho các dịch vụ mà họ có thể chưa có các sự cân nhắc khác, chẳng hạn như giao hàng tạp hóa trực tuyến.

Doanh số bán hàng được thúc đẩy bởi đại dịch của Amazon đã giúp nền tảng này phát triển đáng kể thị phần của mình trên thị trường thương mại điện tử.

JPMorgan ước tính Amazon đã mở rộng thị phần thương mại điện tử tại Mỹ lên 39% vào năm 2020, tăng từ mức 24% vào năm 2014.

Việc nhanh chóng thích ứng và phát triển thương mại điện tử cũng đã tạo ra bước đệm cho các lĩnh vực kinh doanh khác của Amazon.

Các nhà phân tích tại Bank of America đã viết trong một nghiên cứu rằng Amazon đang trên đà “trở thành một trong những công ty giao hàng lớn nhất” ở Mỹ.

Các nhà phân tích đã viết rằng Amazon ước tính sẽ giao 7 tỷ gói hàng vào năm 2021, vượt qua con số khoảng 6 tỷ gói hàng mà UPS dự kiến ​​sẽ giao ở Mỹ trong năm nay.

Trong những năm gần đây, Amazon đã âm thầm xây dựng một hoạt động vận chuyển cạnh tranh với các công ty hàng đầu khác như UPS, FedEx và cả U.S. Postal Service (USPS).

MWPVL, một công ty tư vấn, ước tính Amazon đã xử lý khoảng 5 tỷ trong số 7,35 tỷ gói hàng mà hãng này đã vận chuyển vào năm 2020. UPS và USPS lần lượt xử lý 1,25 tỷ và 1,1 tỷ gói còn lại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

CEO Tập đoàn Tài chính JPMorgan: ‘Thành công không chỉ cần siêng năng và thông minh’

CEO Tập đoàn JPMorgan cho rằng, các lãnh đạo thành công trên thế giới thường có những đặc điểm như sự khiêm tốn, tính cởi mở, công bằng và thật thà.

Đây là những đặc điểm được CEO của JPMorgan, Ông Jamie Dimon cho là vấn đề cốt yếu đối với những lãnh đạo thành công, chứ không phải là người thông minh hoặc chăm chỉ nhất trong công ty.

“Quản trị chính là thực hiện mục tiêu, tiếp nối, kỷ luật, lên kế hoạch, phân tích, và sự thật. Hơn nữa, đó là việc chọn đúng người cho công việc”, Ông Dimon chia sẻ thêm và cho rằng mấu chốt thật sự của việc lãnh đạo không chỉ dừng lại ở đó.

Theo ông, mấu chốt thật sự chính là dành sự tôn trọng cho mọi người, chứ không phải là chỉ có uy tín và chất xám.

Có những tố chất như thế cũng có thể giúp bạn tăng năng suất, kéo theo đó là thành công của bạn. Nếu ích kỷ hoặc tranh giành công với người khác mà bạn không chứng thực được công sức của mình, khi đó, những người khác không muốn làm cùng bạn và sẽ gây thiệt hại đến năng suất công việc.

Ông Dimon cũng tìm kiếm những ứng cử viên cho ngân hàng ông có những tố chất vậy. Khi phỏng vấn hoặc đánh giá thăng chức, Dimon đích thân hỏi ứng viên vài câu như: “Bạn có muốn làm việc cho người đó? Bạn có muốn con bạn làm việc cho người đó?”.

Ông cũng quan tâm đến việc họ có “đứng mũi chịu sào” hoặc cách họ phản ứng khi có bất trắc xảy ra.

Là một CEO, Ông Dimon luôn cố gắng thực thi những điều mà ông luôn hướng dẫn cho mọi người. “Không một ai bảo Jamie Dimon khiêm tốn cả” – vị CEO này chia sẻ.

Nhưng ông cho biết bản thân luôn đối xử công bằng với mọi người, và ông cũng mong mọi người sẽ như vậy. “Bạn muốn làm việc cho tôi nếu bạn thật sự nghĩ tôi quan tâm bạn. Nếu tôi đối xử với bạn công bằng, với người khác tôi cũng vậy”, ông nói.

Để đạt được thành công, “hãy đối xử với mọi người cách mà bạn muốn họ đối xử với mình”, Dimon chia sẻ và nói: “Hãy tôn trọng mọi người”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips