Skip to main content

Nhân viên đang đơn độc hơn bao giờ hết – Đây là cách các doanh nghiệp có thể giúp họ (P1)

8 Tháng Bảy, 2021

Sự đơn độc thường đi kèm với nhiều tác dụng phụ tiêu cực, và tỷ lệ đơn độc tại nơi làm việc đang tăng lên nhanh chóng do ảnh hưởng từ đại dịch.

Nhân viên đang đơn độc hơn bao giờ hết - Đây là cách các doanh nghiệp có thể giúp họ

Tỷ lệ đơn độc ngày càng tăng của người lao động trong đại dịch đã khiến hầu hết các doanh nghiệp đặt vấn đề hạnh phúc của nhân viên lên ưu tiên hàng đầu khi họ vạch ra tương lai của công việc và văn hoá doanh nghiệp.

Họ biết rằng sự đơn độc đó ảnh hưởng đến các vấn đề về sức khỏe, giảm năng suất, doanh thu và cả sự kiệt sức. Một số doanh nghiệp, bao gồm cả JPMorgan và Google gần đây đã tuyên bố để nhân viên trở lại văn phòng.

Advertisement

Mặc dù việc tăng cường sự tương tác trong một môi trường làm việc thực tế có thể có lợi cho một số khía cạnh của công việc, nhưng bản thân nó sẽ không tạo ra mối liên kết cá nhân chặt chẽ giữa các đồng nghiệp.

Bởi thực tế, theo Giáo sư Mark Mortensen của Trường kinh doanh INSEAD, tỷ lệ đơn độc cao ở nhân viên xảy ra trước khi chuyển sang môi trường làm việc từ xa.

Dù nhân viên đang quay lại nơi làm việc dưới bất cứ hình thức nào, việc xây dựng các kết nối chất lượng cao cũng sẽ đòi hỏi một tập hợp các cấu trúc và thực hành tập trung được xây dựng dựa trên nền tảng của sự an toàn trong yếu tố tâm lý.

Dưới đây là những yếu tố chính mà mọi doanh nghiệp đều nên xem xét.

Advertisement

Tìm kiếm và nhận ra những ‘kẻ thù vô hình’.

Nhân viên vốn sẽ không bao giờ ‘bày tỏ’ sự đơn độc của họ.

Sự đơn độc trong công việc là một niềm tin chủ quan hoàn toàn nằm ở bên trong: “Rất ít người thực sự hiểu tôi hoặc sẽ hỗ trợ tôi đúng lúc tôi cần.”

Cảm giác đơn độc thường chỉ kết nối một cách hời hợt với những người khác, có thể nó chân thành nhưng sẽ không thực sự mang tính tập thể, tức chia sẻ nó một cách rộng rãi.

Nhiều lúc, bản thân nhân viên thậm chí có thể không nhận ra rằng họ đang đơn độc.

Advertisement

Một nhân viên vốn từng rất hào hứng với ngành bán lẻ nhưng trong một thời gian ngắn sau đó, họ lại không còn bất cứ một chút động lực nào đối với nó.

Có thể họ nhận ra rằng họ không còn yêu thích ngành nghề hay công việc đó nhiều như họ từng nghĩ và đã đến lúc, họ cần tìm kiếm một thứ gì đó mới.

Khi chúng ta xem xét đến tình huống của người nhân viên này, rõ ràng là động lực và sự yêu thích đang suy yếu dần của họ không liên quan gì đến bản chất công việc hay ngành nghề của họ, mà chỉ là mọi thứ liên quan đến bối cảnh xã hội hay chính bản thân họ.

Làm việc trong một đội nhóm nhỏ gắn liền với một tổ chức lớn, người nhân viên này có nhiều mối liên kết chính thức trong tổ chức, bao gồm cả các cuộc họp hàng ngày với đồng nghiệp của mình.

Advertisement

Tuy nhiên, vấn đề chính ở đây là họ không cảm thấy có bất cứ mối liên kết thực sự nào với bất kỳ ai trong số họ. Sau khi suy nghĩ một cách thấu đáo, người nhân viên này nhận ra mình thiếu sự kết nối mang tính xã hội trong công việc.

Thấu hiểu sự an toàn trong tâm lý.

Kinh nghiệm từ người nhân viên nói trên cho thấy rõ các kết nối chất lượng cao cần thiết như thế nào trong việc chống lại sự đơn độc tại nơi làm việc.

Jane Dutton và các đồng nghiệp của bà tại Đại học Michigan mô tả các kết nối chất lượng cao là những kết nối dựa trên sự đồng cảm và phụ thuộc lẫn nhau.

Lý tưởng nhất là trong khi các doanh nghiệp xây dựng các chính sách hay văn hoá tại nơi làm việc, họ sẽ tập trung vào hai yếu tố này.

Advertisement

Theo nghiên cứu của Giáo sư Amy Edmondson của Trường Kinh doanh Harvard, tâm lý an toàn là khi môt nhân viên nhận thức được rằng trong một môi trường nhất định nào đó, sẽ là có lợi cho việc chấp nhận rủi ro hoặc sai lầm giữa các cá nhân.

Điều này có nghĩa là sẽ không có bất cứ điều bất lợi nào cho nhân viên khi họ chủ động đặt câu hỏi, nêu lên mối quan tâm, thừa nhận sai lầm và đưa ra ý tưởng.

Nhân viên khó có thể dám làm những điều này trừ khi họ nhận được tín hiệu hoặc sự khích lệ mạnh mẽ từ phía các nhà lãnh đạo và đồng nghiệp rằng họ sẽ nhận được sự khích lệ tích cực khi làm như vậy.

Họ cũng không có khả năng liên kết với các đồng nghiệp để kết nối giữa các cá nhân với nhau nếu không có một mạng lưới an toàn tương tự.

Advertisement

Sử dụng thời gian cho bất cứ việc gì khác ngoài công việc được coi là điều cấm kỵ về mặt văn hóa và các nhân viên sẽ tự quản lý lẫn nhau theo cách đó trong môi trường an toàn.

Xây dựng và nhân rộng sự đồng cảm.

Một số doanh nghiệp đang tìm kiếm các cách thức khác nhau để tạo ra mức độ an toàn và thuận lợi về mặt tâm lý. Ví dụ, Havas Media đang tổ chức các buổi hội thảo về sự đồng cảm trong tổ chức nhằm mục tiêu xây dựng những kết nối chất lượng cao và sự động cảm.

Mặc dù còn quá sớm để biết liệu những cuộc hội thảo này có dẫn đến mối quan hệ cá nhân sâu sắc hơn tại doanh nghiệp hay không, nhưng những nhà lãnh đạo cho biết rằng họ đã nhận thấy những thay đổi đáng kể trong cách các nhân viên nhìn nhận và đối xử với nhau.

Bà Hilary Hendricks và các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan và Notre Dame đang nghiên cứu việc sử dụng vòng tròn biết ơn tại một chuỗi nhà hàng.

Advertisement

Trước khi vào ca ăn trưa, các nhân viên tập trung thành một vòng tròn.

Một thành viên được chọn ngẫu nhiên sẽ đứng trong vòng tròn để các đồng nghiệp khác mô tả những thứ mà họ thích và ngưỡng mộ về người đó.

Kết quả ban đầu chỉ ra rằng cả người cho và người nhận lòng biết ơn đều có thể trở nên gắn kết với nhau hơn.

Cho dù các doanh nghiệp có thực hành hay nhân rộng sự đồng cảm hay không trong tổ chức của họ thì có một sự thật không thể thay đổi được đó là:

Advertisement

Nếu chúng ta cứ mãi đợi cho đến khi những thứ tốt đẹp xảy ra thì chúng có thể sẽ không bao giờ xảy ra.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement