Skip to main content

Thẻ: Mạng xã hội

Sẽ định danh người dùng mạng xã hội

Bộ Thông tin & Truyền thông sẽ ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng và định danh người sử dụng mạng xã hội, tránh tình trạng lợi dụng mạng xã hội để thông tin xuyên tặc, bịa đặt.

Trả lời câu hỏi tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 6/11 của đại biểu Vũ Thị Thủy (Hải Dương) về tình trạng lợi dụng mạng xã hội để thông tin xuyên tạc, bịa đặt về tình hình đất nước, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đây là vấn nạn toàn cầu.

Bộ xác định làm sạch không gian mạng là nhiệm vụ trọng tâm, làm rất quyết liệt cả về thể chế, về công cụ quản lý (trung tâm giám sát xử lý an toàn thông tin mạng quốc gia, đường dây nóng tiếp nhận phản ánh tin giả).

Bộ đã làm việc cứng rắn với các nền tảng xuyên biên giới, nhất là Facebook và Youtube, các nền tảng này đã tăng mạnh số lượng tin giả được gỡ bỏ. Từ đầu năm tới nay, Bộ phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý hàng trăm trường hợp tin sai, tin giả.

Thời gian tới, Bộ sẽ ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng và định danh người sử dụng mạng xã hội để người sử dụng không nghĩ rằng vô danh nên vô trách nhiệm; yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới tuân thủ pháp luật Việt Nam và đóng thuế. Bộ cũng đề nghị Quốc hội sửa hình thức xử phạt vi phạm từ mức tuyệt đối thành mức xử phạt theo doanh thu…

Còn với câu hỏi của Đại biểu Ngàn Phương Loan (Lạng Sơn) về xử lý những nội dung nhảm nhí, trái văn hóa, thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ em, Bộ trưởng cho biết, Bộ Thông tin Truyền thông đã xây dựng và nâng cấp Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia có cái năng lực xử lý mỗi ngày là 300 triệu tin, có thể phân tích, đánh giá, phân loại và phát hiện sớm.

Hình thành các đường dây nóng của Cục phát thành – truyền hình và thông tin điện tử và các Sở Thông tin & Truyền thông để tiếp nhận phản ánh về các tin giả, tin xấu độc.

Bộ cũng đã làm việc cứng rắn với các nền tảng xuyên giới, nhất là Facebook và Youtube. Tỷ lệ đáp ứng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook đã tăng từ 10% lên 95% và của Youtube là tăng từ 50% lên 90%.

Số lượng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook năm 2020 tăng 3 lần so với năm 2017 và số lượng video xấu độc được gỡ bỏ trên Youtube năm 2020 là tăng 8 lần so với năm 2017. Số trang giả mạo được gỡ bỏ cũng tăng được 8 lần so với năm 2017.

Về xử lý vi phạm hành chính thì từ đầu năm 2020 đến nay, Bộ Thông tin Truyền thông cùng các Sở Thông tin & Truyền thông các tỉnh phối hợp với cơ quan chức năng địa phương đã xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm về tin sai tin giả, xử lý hàng ngàn đơn thư khiếu nại và phản ánh, tố cáo về tin giả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo NDH

Tài khoản Twitter của Elon Musk và Bill Gates bị hack

Vụ việc tài khoản Twitter của hàng loạt lãnh đạo công ty công nghệ và người nổi tiếng bị hack cho thấy hacker có thể tấn công bất kỳ ai.

Ảnh: BBC

Trong cuộc tấn công quy mô lớn vào hôm 15/7 (giờ Mỹ), hàng loạt tài khoản Twitter của người nổi tiếng, lãnh đạo công ty công nghệ, chính trị gia đều bị kẻ xấu hack thành công.

Elon Musk, Joe Biden, Bill Gates, Kardashian West, Jeff Bezos, Barack Obama, Warren Buffett, YouTuber MrBeast,… nằm trong số các tài khoản bị hack.

Những tài khoản này đều đăng thông điệp quảng bá địa chỉ một ví bitcoin, khẳng định bất kỳ thanh toán nào gửi tới địa chỉ này đều được tăng gấp đôi và hoàn lại.

Ông Dmitry Bestuzhev, Chuyên gia an ninh mạng tại Kaspersky ước tính chỉ trong 2 giờ, ít nhất 367 người dùng đã chuyển tổng cộng khoảng 120.000 USD cho tin tặc.

“Chúng ta đang sống trong thời đại mà ngay cả những người có kỹ năng về công nghệ thông tin cũng có thể bị rơi vào bẫy của tin tặc và ngay cả những tài khoản an toàn nhất cũng có thể bị hack”, ông Dmitry Bestuzhev cảnh báo.

Theo Kaspersky, trong cuộc tấn công này tin tặc đã chiếm được quyền kiểm soát tài khoản – do email bị thay đổi, chủ tài khoản không thể nhanh chóng lấy lại quyền truy cập. Dù sau đó các tài khoản này đã được đưa về chính chủ.

Trước đây, bản thân tài khoản của Jack Dorsey, CEO Twitter, cũng bị tấn công. Số điện thoại của ông bị hack và gửi các dòng tweet thông qua tin nhắn SMS.

Mặc dù các mạng xã hội lớn đều ưu tiên bảo mật nhưng cả trang web và phần mềm đều không thể miễn dịch hoàn toàn với lỗ hổng bảo mật, và sai lầm từ yếu tố con người cũng không ngoại lệ. Do đó, bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào cũng có thể bị tấn công.

Kẻ lừa đảo sử dụng kết hợp kỹ thuật cũ nhưng hiệu quả cùng phương thức tấn công mới, cũng như tận dụng yếu tố bất ngờ và lợi dụng sự tin tưởng của người dùng để đưa nạn nhân vào bẫy.

Ngoài ra, các tác nhân đe dọa có thể có quyền truy cập vào tài khoản nạn nhân theo những cách khác như xâm nhập vào ứng dụng của bên thứ ba để đạt quyền truy cập vào hồ sơ cá nhân, hoặc mật khẩu của người dùng.

Dù vậy, chuyên gia của hãng bảo mật Nga kêu gọi người dùng cẩn trọng khi dùng mạng xã hội, có ý thức với tài sản số nhưng đừng quá hoảng sợ.

Chuyên gia khuyên cần dành thời gian để tìm hiểu bảo mật tài khoản mạng xã hội. Khi đó người dùng sẽ có kiến ​​thức và công cụ để nhận ra ngay cả những lừa đảo phức tạp nhất, cũng như giảm thiểu ảnh hưởng nếu nó xảy ra.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú | MarketingTrips via ictnews

Thêm LinkedIn và Reddit bị phát hiện ‘lén’ lấy dữ liệu người dùng

LinkedIn và Reddit là hai ứng dụng mới nhất bị phát hiện đọc và lấy dữ liệu bộ nhớ tạm clipboard trên bản thử nghiệm iOS 14.

Phát hiện của Don Morton lập tức được đại diện của LinkedIn phản hồi.

Don Morton, đồng sáng lập Urspace đã tìm thấy bằng chứng về việc LinkedIn liên tục sao chép nội dung bộ nhớ tạm clipboard của MacBook Pro khi ông đang sử dụng iPad Pro (iOS và MacOS có khả năng chia sẻ bộ nhớ tạm nếu cùng tài khoản Apple). “LinkedIn sao chép nội dung trong clipboard liên tục mỗi khi tôi nhấn phím”, ông viết trong bài đăng Twitter hôm 3/7

Phó chủ tịch kỹ thuật về sản phẩm tiêu dùng của LinkedIn, Erran Berger, đã nhanh chóng trả lời phát hiện của Morton: “Chúng tôi chỉ kiểm tra sự tương đồng giữa nội dung trong clipboard và nội dung hiển thị trong khung nhập ký tự. Chúng tôi không lưu trữ hoặc truyền tải nội dung clipboard”.

Sáng nay, ngày 5/7, LinkedIn đã ra mắt phiên bản cập nhật mới với lời hứa đã loại bỏ đoạn mã cho phép đọc dữ liệu clipboard của người dùng. LinkedIn là mạng xã hội chuyên về tuyển dụng và tìm kiếm cơ hội việc làm lớn nhất thế giới hiện nay.

Morton cũng tìm thấy vấn đề tương tự với Reddit khi iOS 14 bản thử nghiệm liên tục báo phần mềm này đang đọc dữ liệu clipboard.

Trả lời email của Verge về sự việc, đại diện của Reddit cho biết phần mềm chỉ kiểm tra xem trong clipboard của người dùng có đường dẫn trang web nào không để đưa ra gợi ý về tiêu đề bài viết phù hợp nhất.

Mạng xã hội Reddit cho biết phần mềm của họ sẽ có bản cập nhật mới vào ngày 14/7 để loại bỏ đoạn mã theo dõi clipboard của người dùng.

Trong bài đăng mới nhất trên trang blog cá nhân, Don Morton cho biết điều đáng lo ngại nhất là bất kỳ phần mềm nào cũng có khả năng truy cập vào bộ nhớ tạm của iPhone mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu.

Ông cho rằng ngoài thông báo dữ liệu này đang bị xâm phạm, iOS 14 nên yêu cầu các ứng dụng phải xin phép người dùng trước khi được truy cập clipboard.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VnExpress