Skip to main content

Thẻ: Mạng xã hội

[Updated] Thời gian tốt nhất để đăng bài trên các nền tảng mạng xã hội

Sprout Social đã công bố những thông tin mới nhất về thời điểm lý tưởng để đăng bài lên từng nền tảng truyền thông mạng xã hội (Social Media Platforms), dữ liệu được dựa trên hơn 20.000 doanh nghiệp khác nhau hiện có của công ty này.

Thời gian tốt nhất để đăng bài trên các nền tảng mạng xã hội

Bằng cách phân tích dữ liệu này, Sprout đã xác định thời điểm tốt nhất để đăng bài dựa trên những thời điểm nội dung có tỷ lệ tương tác cao nhất.

Thời điểm tốt nhất để bạn đăng bài sẽ liên quan nhiều đến đối tượng mục tiêu của bạn và thói quen của họ, tuy nhiên, ngay cả khinhư vậy, những dữ liệu sau đây có thể giúp bạn định hướng chiến lược đăng bài của mình đồng thời giúp bạn thử nghiệm nhanh hơn để cải thiện kết quả trên nền tảng.

Facebook.

Như bạn có thể thấy trong biểu đồ này, Sprout Social nói rằng thời gian tốt nhất để đăng bài lên mạng xã hội Facebook là vào Thứ Ba, Thứ Tư và Thứ Sáu, từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều.

Thứ Hai từ 9 giờ sáng đến 12 giờ đêm cũng có vẻ khá ổn nên bạn cũng có thể thử nghiệm.

Sprout nói rằng những ngày cuối tuần là thời gian tồi tệ nhất để đăng bài, xét về một khía cạnh nào đó, có lẽ người dùng muốn dành thời gian của họ để làm những việc khác hoặc chỉ đơn giản là nghỉ ngơi.

Instagram.

Sprout nói rằng các ngày Thứ Ba từ 11 giờ sáng đến 2 giờ chiều và từ thứ Hai đến thứ Sáu từ 11 giờ sáng đến 12 giờ trưa là thời gian tốt nhất để đăng lên Instagram.

Cũng giống như Facebook, mức độ tương tác vào cuối tuần có vẻ kém hơn nhiều. Tuy nhiên vì dữ liệu từ Sprout không nói rõ liệu những doanh nghiệp được phân tích có đăng bài nhiều vào cuối tuần hay không nên cũng không hẳn là dữ liệu này hoàn toàn chính xác.

Twitter.

Sprout nói rằng Thứ Tư từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều là những ngày tốt nhất để đăng tweet của bạn, trong khi Thứ Ba đến Thứ Năm từ 9 giờ sáng đến 11 giờ sáng cũng là thời gian có mức độ tương tác tương đối cao.

Và một lần nữa, những ngày cuối tuần có vẻ không ổn khi đăng bài trên Twitter.

LinkedIn.

Sprout nói rằng từ thứ Ba đến thứ Năm trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 12 giờ đêm là thời điểm tốt nhất để đăng bài trên mạng xã hội LinkedIn, trong khi một lần nữa, những ngày cuối tuần không phải là thời điểm tốt để đăng bài.

Một lần nữa, điều này có thể có liên quan cao hoặc cũng có thể không vì nó còn phụ thuộc vào đối tượng mục tiêu của thương hiệu của bạn và hành vi sử dụng cụ thể của họ.

Nhưng nếu bạn đang tìm cách để có một chiến lược hiệu quả hơn, những dữ liệu này có thể cung cấp một điểm khởi đầu thuận lợi để bạn có thể thử nghiệm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

11 ứng dụng giúp phát triển Instagram cho SMBs

Instagram đang là một phương tiện truyền thông được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Nó là nơi có tập khách hàng vô cùng tiềm năng cả cho hiện tại lẫn tương lai, hơn nữa những khách hàng khi tham gia mạng xã hội này đều tự khắc họa bản thân một cách khá rõ nét.

11 ứng dụng giúp phát triển Instagram cho SMBs

Hiện nay, Instagram được xem là một trong những nền tảng làm marketing đem về hiệu quả kinh doanh khá tốt, có thể sánh ngang với Facebook hoặc YouTube.

Tuy nhiên, nếu có sự trợ giúp của các ứng dụng sau đây, thì việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển Instagram đến mức tối đa là điều khá dễ dàng.

Instagram là ứng dụng có giao diện dễ dàng sử dụng, lại tiết kiệm, hoàn toàn thích hợp để các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp lớn phát triển hoạt động của mình.

Công cụ này được giúp người dùng thường xuyên chia sẻ ảnh và video, vậy nên tính sáng tạo, hình ảnh đẹp mắt và nội dung thu hút chính là những điều làm nên sức hấp dẫn của Instagram.

  • Những công cụ chỉnh sửa ảnh.

VSCO

Ứng dụng này hoàn toàn miễn phí và có thể sử dụng dễ dàng trên cả 2 hệ điều hành lớn nhất hiện nay.

Những màu sắc chỉnh sửa của VSCO đã và đang trở thành “hot trend”, không chỉ được mọi người sử dụng mà còn chia sẻ cho nhau những tips để có màu ảnh chất lượng.

Với khối tài nguyên khổng lồ, chỉ với chiếc điện thoại thông minh, VSCO mang đến cho bạn khả năng sáng tạo hình ảnh vô tận.

Snapseed

Nếu như Instagram chỉ cho phép bạn chỉnh sửa toàn bộ hình ảnh, thì Snapseed lại cho phép bạn chỉnh sửa các chi tiết trong mỗi bức ảnh. Nó còn giúp bạn lưu các bộ lọc màu  theo nhóm, để dễ dàng tìm kiếm và dùng theo sở thích, vừa đáp ứng nhu cầu lại vừa tiết kiệm thời gian.

Afterlight

Mang tính chuyên nghiệp hơn, Afterlight cho bạn nhiều lựa chọn khác nhau để tùy ý chỉnh sửa hình ảnh theo mong muốn. Nó còn bao gồm 15 công cụ khác nhau bạn làm mọi thứ đến khi thực sự hài lòng.

Với giao diện đẹp và đơn giản, Afterlight thực sự là sự lựa chọn nhất định phải có để làm ảnh Instagram trở nên nổi bật.

Photoshop

Với các đối tượng sáng tạo và chỉnh sửa hình ảnh chuyên nghiệp, Photoshop đã là cái tên quá đỗi quen thuộc.

Bạn có thể cắt xén một cách chi tiết, thay đổi vùng sáng, vùng mờ khéo léo và màu sắc ở bất kỳ nơi nào trên bức ảnh mà bạn muốn. Đây là trợ thủ đắc lực cho những doanh nghiệp muốn đầu tư lâu dài và có đội ngũ lành nghề.

Boomerang

Được tích hợp sẵn trong Instagram, Boomerang được dùng để tạo một số hình động vui nhộn hay các video dài 1 giây.

Ưu điểm của Boomerang là nó không đòi hỏi quá nhiều về độ đặc sắc của hình ảnh hay lời thoại, nhưng bạn có thể thoải mái sáng tạo và tạo được sự thú vị để thu hút người xem.

  • Công cụ để đo hiệu suất.

Sprout Social

Sprout Social là nền tảng quản lý các phương tiện social media được nhiều doanh nghiệp sử dụng.

Nó cung cấp những phân tích trang Instagram chi tiết về việc làm thế nào bài viết mới nhất của bạn sẽ lan tỏa tốt.

Ngoài ra, công cụ này còn giúp doanh nghiệp theo dõi sự tham gia của khách hàng và so sánh độ thành công của các tài khoản Instagram mà bạn quản lý.

Iconosquare

Bạn có thể theo dõi các dữ liệu từ người “theo dõi”, nhấn “thích” và các thống kê cụ thể về vị trí và mức độ ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông xã hội đến họ.

Đồng thời, Iconosquare cũng giúp bạn so sánh hiệu suất so với đối thủ cạnh tranh, từ đó giúp bạn có được ý tưởng phù hợp hơn để tăng định vị thương hiệu.

Websta

Là một trong những công cụ miễn phí nhưng có hiệu quả khá tốt, Websta giúp bạn quản lý tài khoản Instagram và nhận những phân tích dễ hiểu về sự phát triển của doanh nghiệp.

Websta tập hợp tất cả các hashtag, cho phép bạn tìm kiếm và theo dõi các hashtags được lan tỏa tốt nhất trong nhóm khách hàng mục tiêu.

  • Công cụ lập kế hoạch bài viết.

Schedugram

Schedugram bao gồm một loạt các tính năng, kể cả lên lịch web dựa trên trình duyệt, giúp các chiến dịch hiệu quả hơn nhiều.

Không chỉ vậy, nó còn đi kèm với tính năng chỉnh sửa ảnh rộng, giúp bạn có thể điều chỉnh hình ảnh ngoài bộ lọc mặc định của Instagram.

Later

Với sự nâng cấp gần đây, Latergramme đã đi kèm với một tập hợp đa dạng các tính năng cho kế hoạch thực hiện các chiến dịch.

Nó bao gồm các dữ liệu về sự khám phá và chia sẻ hashtags của người dùng, để doanh nghiệp tạo ra nội dung phù hợp. Sau đó, còn cho phép bạn tạo ra bài viết và được xem bài viết của bạn trên Instagram trước khi đăng tải.

Hootsuite

Hootsuite là một nền tảng quản lý phương tiện truyền thông xã hội mạnh mẽ, chuyên được sử dụng ở các tập đoàn. Bởi ngoài Instagram, nó còn hỗ trợ một loạt các ứng dụng như Facebook, Twitter, LinkedIn, WordPress, Google+…

Với sự đang dạng các nền tảng, HootSuite giúp bạn quản lý, theo dõi và phân tích tổng thể các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội của doanh nghiệp và cả đối thủ cạnh tranh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Snapchat cán mốc 500 triệu người dùng

Snapchat đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày và tỷ lệ người dùng lên tới 90% trong độ tuổi 13-24 tuổi, 75% ở độ tuổi 13-34.

Ngày 21/5, Snapchat – mạng xã hội nổi tiếng với giới trẻ dùng điện thoại thông minh, thông báo đã cán mốc 500 triệu người dùng hàng tháng trên khắp thế giới.

Phát biểu khai mạc hội nghị lãnh đạo đối tác của công ty mẹ Snap, Giám đốc Điều hành (CEO) Snapchat, ông Evan Spiegel cho biết:

“Giờ đây chúng tôi đã đạt tới ngưỡng hơn 500 triệu người dùng hàng tháng, tức là cứ hai người dùng điện thoại thông minh tại Mỹ thì có gần một người sử dụng Snapchat.”

Theo ông, tại Mỹ, Pháp, Anh, Australia và Hà Lan, Snapchat đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.

Tỷ lệ người dùng lên tới 90% trong độ tuổi 13-24 tuổi, và 75% ở độ tuổi 13-34.

Snapchat đã chứng kiến sự tăng trưởng nóng trong năm qua, khi nhiều khách hàng phải ở trong nhà do đại dịch.

Ông Spiegel cho biết cộng đồng Snapchat bên ngoài Bắc Mỹ và châu Âu đang gia tăng nhanh chóng. Khoảng 40% số người dùng mạng xã hội này hiện ở ngoài hai khu vực trên.

Con số 500 triệu người dùng nói trên cao hơn bất kỳ ước tính nào trước đó, cho thấy sự gia tăng mạnh mức độ sử dụng mạng xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19, đồng thời cho thấy nỗ lực chạy đua của Snapchat trước các đối thủ như TikTok và Instagram của Facebook.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Mạng xã hội là kênh thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á

44% thị trường thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á đến từ các mạng xã hội như Facebook, WhatsApp, Line hay Instagram.

Thương mại điện tử đã trở thành cứu cánh cho các nền kinh tế khi duy trì tiêu dùng không bị gián đoạn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và các lệnh giãn cách xã hội.

Hoạt động thương mại điện tử diễn ra đặc biệt mạnh mẽ ở những nền kinh tế năng động như Trung Quốc hay khu vực Đông Nam Á.

Nhiều doanh nghiệp cũng gặp hái được thành công lớn nhờ vào khởi nghiệp trong lĩnh vực cung ứng kênh thương mại điện tử, từ 2 ông lớn toàn cầu là Amazon và Alibaba cho tới những ông trùm khu vực như Shopee, Tiki, Tokopedia…

Tuy nhiên, theo Bloomberg, thương mại điện tử tại khu vực Đông Nam Á diễn ra tương đối khác biệt so với Mỹ và Trung Quốc, khi 44% hoạt động diễn ra trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook.

Trong đó, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu xu thế với tỷ trọng thương mại điện tử trên mạng xã hội chiếm 65%, tiếp sau là Thái Lan với khoảng 50%.

Xu thế thương mại ở Đông Nam Á này khiến không chỉ những cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ mà cả nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang tìm cách thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua mạng xã hội.

Bloomberg bình luận, sự phổ biến của các mạng xã hội trong thương mại điện tử có thể được giải thích bởi trải nghiệm mua hàng mang tính cá nhân hóa, được xây dựng từ những cuộc giao tiếp và tương tác giữa người với người.

Mặt khác, người bán hàng được đánh giá là đáng tin cậy hơn khi nói chuyện trực tiếp với khách hàng thay vì sử dụng các công cụ trả lời tự động, theo bà Pimnara Hirankasi, Quyền trưởng phòng Phân tích và nghiên cứu Ngân hàng Ayudhya.

Trang web của doanh nghiệp đầy đủ thông tin cũng góp phần tạo ra niềm tin cho khách hàng trên mạng xã hội.

Ông Alessandro, đối tác của Bain&Co tại Singapore cho biết, các quốc gia Đông Nam Á rất phù hợp với mô hình thương mại điện tử như vậy, với nhóm dân số trẻ, biết sử dụng công nghệ và có tinh thần kinh doanh cao.

Tuy nhiên, các mạng xã hội chưa quá tập trung vào phát triển công cụ hỗ trợ thương mại điện tử, đặc biệt là về phương thức thanh toán, do đó người tiêu dùng phải sử dụng các nền tảng thanh toán qua ngân hàng, ví điện tử hoặc thanh toán trực tiếp khi nhận hàng.

Những góc khuất còn tồn tại.

Dẫn đầu xu thế khu vực với 65% thị phần thương mại điện tử được thực hiện thông qua mạng xã hội, tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa thực sự có cách quản lý hiệu quả cho thị trường này.

Cụ thể, các cơ quan chức năng khó có thể xác định được người nộp thuế, doanh thu cũng như quy mô hoạt động. Điều này không chỉ làm thất thu thuế của Nhà nước mà còn gây ra sự thiếu công bằng giữa các loại hình kinh doanh.

Bên cạnh đó, nhiều đối tượng xấu cũng lợi dụng tính dễ lan truyền của mạng xã hội để tổ chức các hoạt động buôn bán lừa đảo với quy mô lớn, gây hại cho người tiêu dùng.

Mới đây, sau phản ánh của một số cơ quan báo chí, cơ quan chức năng đã tiến hành vào cuộc xử lý một nhóm các công ty với quy mô lên tới hàng trăm người, mạo danh bệnh viện, phòng khám, y bác sĩ để bán thực phẩm chức năng.

Nhiều khách hàng đã bị sập bẫy, mua thực phẩm chức năng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh nhưng không có tác dụng, lại làm trễ quá trình điều trị bệnh, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe.

Một trong những hiện tượng tiêu cực nữa là mạng xã hội trở thành kênh phân phối công khai cho hàng giả, hàng nhái.

Tháng 3 vừa qua, lực lượng quản lý thị trường đã triệt phá một kho hàng giả tại Ninh Bình, chuyên phân phối qua hình thức phát trực tiếp (livestream) qua Facebook, với khoảng 1.000 đơn hàng mỗi ngày.

Những hoạt động kinh doanh phi pháp, trái lương tâm như vậy khiến không chỉ người tiêu dùng mà cả các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chân chính cũng chịu nhiều thiệt hại.

Bình luận về các hiện tượng tiêu cực, ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và công nghệ số, Cục Thương mại điện tử, Bộ Công thương thừa nhận, vấn đề nổi cộm đặt ra là làm sao để thúc đẩy thương mại điện tử trên mạng xã hội nhưng cũng phải quản lý hiệu quả, đặc biệt trong công tác chống lừa đảo, bảo vệ quyền khiếu nại của người mua hàng.

Trong giai đoạn 2021 – 2025 là giai đoạn bước ngoặt để phát triển ngành thương mại điện tử, Bộ Công thương sẽ chủ trì đề xuất và thực thi nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng thị trường thay vì mở rộng quy mô như trước đây, đồng thời ứng dụng nền tảng tín nhiệm để bảo vệ quyền lợi của cả người mua và người bán.

Tuy nhiên, khi các thủ đoạn bán hàng lừa đảo trên mạng ngày càng trở nên tinh vi, người tiêu dùng cũng cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động tham khảo kỹ thông tin để tránh “tiền mất tật mang”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Cách tận dụng và khai thác dữ liệu mạng xã hội để tăng ROI (P2)

Dữ liệu là ‘tiền tệ’ và sức mạnh của thế kỷ 21. Các thương hiệu và doanh nghiệp trên toàn cầu đầu tư một số tiền lớn vào nhân sự, công cụ và nền tảng cần thiết cũng chỉ để thu thập, phân tích những thông tin chi tiết từ nguồn dữ liệu đó.

Cách tận dụng và khai thác dữ liệu mạng xã hội để tăng ROI (P2)

5 mẹo phân tích dữ liệu từ các phương tiện truyền thông mạng xã hội để tăng ROI?

Trong phần nội dung này, hãy cùng xem một số mẹo giúp bạn thu thập những thông tin sâu sắc nhất từ dữ liệu mạng xã hội của mình và sau đó, giúp tăng doanh thu của bạn.

1. Xác định KPIs chính trên tất cả các nền tảng truyền thông mạng xã hội của bạn.

Đối với những người làm digital marketing có kinh nghiệm, điều này không cần phải bàn.

Bạn phải tìm ra các chỉ số hiệu suất cốt lõi (core performance) được chia sẻ trên tất cả các tài khoản mạng xã hội đang hoạt động của mình.

Điều này sẽ cho phép bạn so sánh hiệu suất của các chiến dịch marketing của mình giữa các nền tảng này.

Ví dụ: nếu bạn phân tích giữa Twitter và Instagram, bạn có thể dễ dàng phân biệt được nền tảng nào mà các bài đăng của bạn có hiệu quả tốt nhất về ‘lượt thích’ của người dùng.

Snapchat lại không có tính năng “thích” theo cách tương tự, vì vậy nó sẽ không nằm trong danh mục KPIs phổ biến cụ thể là ‘lượt thích’ này.

2. Thu thập dữ liệu và các chỉ số đặc biệt trên từng nền tảng.

Trái ngược hoàn toàn với quan điểm trước đây, các chỉ số cụ thể trên nền tảng là những chỉ số chỉ tồn tại trên một nền tảng truyền thông nhất định.

Điều này có thể là do sự khác biệt về các tính năng, bố cục và các hành động có sẵn của người dùng.

Ví dụ: Hành động trên trang (Actions on Page) là một ví dụ về các chỉ số dành riêng cho Facebook Analytics vì nó cho thấy nơi người dùng đang nhấp vào trang của bạn, bao gồm cả số lần nhấp vào website, số điện thoại và cả nút kêu gọi hành động (CTA).

Các chỉ số thông thường nên được sử dụng cùng với các chỉ số dành riêng cho từng nền tảng để từ đó bạn có cái nhìn tổng thể hơn về hiệu suất tiếp thị nội dung (content marketing) của mình.

MẸO: Để làm cho các chiến dịch truyền thông mạng xã hội của bạn thành công hơn, bạn nên sử dụng dữ liệu để phân khúc dữ liệu (khách hàng) và làm cho quá trình giao tiếp với khách hàng của bạn được cá nhân hóa theo nhu cầu và sở thích của họ, điều này sẽ dẫn đến việc cải thiện kênh bán hàng và ROI marketing của bạn cao hơn.

3. Sử dụng Google và Adobe Analytics để bổ sung cho quá trình phân tích dữ liệu của bạn.

Ngoài các công cụ vốn có trên các nền tảng mạng xã hội, Google Analytics là một công cụ rất hữu ích khi nói đến việc đối chiếu dữ liệu.

Là một công cụ nâng cao, bạn có thể tận dụng sức mạnh của nó để tìm hiểu về khách hàng tiềm năng, doanh số bán sản phẩm, thời lượng truy cập website, tải xuống tài nguyên và hơn thế nữa.

Bạn có thể kết nối các trang mạng xã hội của mình với nhau để có được những thông tin chi tiết giúp bạn tìm ra nền tảng nào đang mang về cho bạn nhiều khách hàng tiềm năng và doanh thu nhất.

Và một khi bạn được trang bị dữ liệu đó, bạn có thể tối ưu hay đưa ra những hành động phù hợp hơn để tăng hiệu suất của mình.

Adobe Analytics cũng là một công cụ hữu ích cho những người muốn có được báo cáo chuyên sâu hơn. Nó không chỉ theo dõi những số liệu mà Google Analytics có sẵn mà còn có thêm nhiều số liệu nâng cao hơn, điều mà Google Analytics chưa làm được.

Adobe Analytics cũng tính các chuyển đổi (conversions) theo nhiều cách khác nhau.

Ví dụ: Tỷ lệ chuyển đổi của bạn phụ thuộc vào việc người dùng hoặc khách truy cập bấm xem video trên website của bạn và bạn có một người dùng truy cập xem 3 video trong một lượt truy cập trang.

Khi này, Google Analytics sẽ tính nó chỉ là 01 chuyển đổi, nhưng Adobe Analytics sẽ tính nó là 03. Đối với Adobe, điều quan trọng không chỉ là ‘hành động’, mà là số lần người dùng thực hiện một hành động cụ thể trên trang của bạn.

4. Sử dụng dữ liệu để phân khúc đối tượng của bạn.

Đến lúc này, bạn đã nên có ý tưởng về cách thu thập những dữ liệu quan trọng từ nhiều tài khoản mạng xã hội của mình và thậm chí là kiểm tra cả chiến lược quảng cáo của đối thủ cạnh tranh.

Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem xét một cách quan trọng để sử dụng dữ liệu đó: phân khúc đối tượng.

Như đã phân tích ở trên, những thông tin chi tiết bạn có được bằng cách sử dụng dữ liệu sẽ cho phép bạn hiểu rõ hơn về nhân khẩu học, sở thích và danh tính của đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Bạn có thể tách biệt những thông tin như giới tính, độ tuổi, vị trí, nghề nghiệp, xu hướng chính trị và tình trạng kinh tế, đồng thời sử dụng các điểm dữ liệu này để tạo những nội dung hoặc quảng cáo phù hợp với từng phân khúc.

Việc phân tích đối tượng cho phép bạn xác định chính xác những gì thu hút từng phân khúc đối tượng của bạn và từ đó bạn tạo ra những nội dung thu hút trực tiếp đến họ.

5. Tận dụng thông tin chi tiết về hành vi để phân phối nội dung hấp dẫn hơn.

Người dùng nữ của bạn có thích bình luận về những nội dung mang tính trực quan như infographics hoặc hình ảnh minh họa không?

Những người trẻ tuổi có thường dành thời gian để xem hết các video có thương hiệu của bạn không? Phụ đề của bạn có thúc đẩy tương tác không? Đây là một số câu hỏi được trả lời bằng thông tin chi tiết về hành vi dựa trên dữ liệu.

Các chỉ số như lượt truy cập trang, thời lượng xem video trung bình, số lần hiển thị, lượt thích tự nhiên và tổng phạm vi tiếp cận là rất quan trọng để tinh chỉnh chất lượng nội dung của bạn theo từng bài đăng.

Bằng cách hiểu cách người dùng tương tác với nội dung của bạn, bạn có thể xác định bất kỳ thiếu sót nào để cải thiện nó.

Ví dụ: nếu bài đăng hình ảnh trên Instagram của bạn có chú thích dài và chi tiết có mức độ tương tác thấp hơn bài đăng có chú thích ngắn gọn, thì điều đó có thể báo hiệu rằng đối tượng mục tiêu của bạn thích ngắn gọn và linh hoạt hơn là ‘những thứ dài lê thê’.

Hơn nữa, bạn cũng có thể sử dụng những thông tin chi tiết này để phục vụ cho chiến lược nội dung nhằm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) của mình.

Có rất nhiều công cụ SEO trực tuyến mà bạn có thể sử dụng để xây dựng bộ từ khoá phù hợp với sở thích nội dung của đối tượng của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips 

Cách tận dụng và khai thác dữ liệu mạng xã hội để tăng ROI (P1)

Dữ liệu là ‘tiền tệ’ và sức mạnh của thế kỷ 21. Các thương hiệu và doanh nghiệp trên toàn cầu đầu tư một số tiền lớn vào nhân sự, công cụ và nền tảng cần thiết cũng chỉ để thu thập, phân tích những thông tin chi tiết từ nguồn dữ liệu đó.

mạng xã hội

Kể từ khi những phương tiện truyền thông mạng xã hội bùng nổ phổ biến, nhiều người làm marketing đã đặt ra câu hỏi về tính hữu ích của nó như một phương tiện marketing và nguồn dữ liệu vô tận từ người dùng.

Với những câu hỏi như “Bài đăng trên Facebook của tôi từ tuần trước thực sự đã tạo ra bao nhiêu doanh thu?” hay “Tweet của tôi đã kiếm được bao nhiêu khách hàng từ việc kinh doanh?”, thật khó để định lượng được lợi ích thực sự của các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Mặc dù một số hoài nghi này là chính đáng, nhưng phương tiện truyền thông mạng xã hội vẫn là tài sản vô giá đối với thương hiệu của bạn – và trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét ‘tại sao?”.

Chúng ta sẽ cùng xem xét cách tận dụng những thông tin chi tiết từ dữ liệu của phương tiện mang xã hội để tăng tỉ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) của doanh nghiệp và đo lường những lợi nhuận đó.

Dữ liệu từ phương tiện mạng xã hội là gì?

Dữ liệu từ những phương tiện truyền thông mạng xã hội bao gồm các chỉ số khác nhau về hành vi, sở thích và mức độ tương tác của người dùng trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội.

Nói một cách đơn giản hơn, đó là thông tin được tổng hợp từ các tài khoản mạng xã hội khác nhau, điều sẽ cho bạn biết cách khán giả chia sẻ, xem và tương tác với những nội dung của bạn.

Dạng dữ liệu từ mạng xã hội khách quan nhất thường ở dạng số liệu. Các chỉ số này có thể khác nhau trên các nền tảng khác nhau và bao gồm những thứ như:

  • Bình luận.
  • Người theo dõi.
  • Chia sẻ.
  • Thích/không thích.
  • Đề cập.
  • Số lần hiển thị.
  • Lượt xem video.
  • Lượt nhấp chuột.
  • Sử dụng thẻ hashtag.
  • Phân tích và từ khóa được sử dụng.
  • Lượt truy cập mới từ Trang.

Trong khi vẫn có một số chỉ số khác có thể xem xét, nhưng trên đây là những chỉ số dữ liệu chính cốt lõi cho chiến lược marketing của bạn.

Mặc dù việc chuẩn bị càng nhiều chỉ số dữ liệu càng tốt, nhưng không phải lúc nào chúng cũng hữu ích. Đây cũng chính là sự phân tách ranh giới giữa dữ liệu hay chỉ số truyền thông có ý nghĩa và các chỉ số ‘phù phiếm’ khác.

Chỉ số ‘phù phiếm’ là các chỉ số nhìn bề ngoài thì có vẻ ấn tượng nhưng thực chất chúng không cung cấp bất cứ thông tin hay căn cứ nào để đánh giá mức độ hiệu quả.

Ví dụ: số lượng người theo dõi của bạn trên mạng xã hội Twitter hay Facebook có thể đang tăng lên, nhưng điều này sẽ không hữu ích lắm nếu không có sự gia tăng tương ứng trong các chỉ số tương tác như ‘bình luận’ và ‘lượt tiếp cận’.

Khai thác dữ liệu trên mạng xã hội có thể tăng ROI của bạn như thế nào?

Nhiều người làm marketing hiểu rằng phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) thực sự hữu ích với các chiến dịch marketing hiệu quả nhưng vẫn phải vật lộn để gắn những lợi ích này trực tiếp đến ROI của doanh nghiệp.

Bằng cách cung cấp cho doanh nghiệp của bạn vô số thông tin chi tiết, dữ liệu từ mạng xã hội có thể được tận dụng để tăng ROI trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Dưới đây là một số cách mà dữ liệu thu thập được từ các tài khoản mạng xã hội có thể giúp tăng ROI của bạn:

  • Thông qua lượt thích, nhấp chuột, chia sẻ, bình luận, v.v., dữ liệu này cung cấp cho bạn hiểu biết sâu sắc hơn về cách người dùng tương tác với nội dung của bạn.
  • Việc hợp nhất các tập dữ liệu này có thể giúp bạn hợp lý hóa các nỗ lực marketing của mình, loại bỏ các khoản chi tiêu không cần thiết hay có các số liệu hiệu suất rõ ràng có thể đo lường được cho khách hàng, đối tác và nhà đầu tư (nếu có).

Ví dụ: bằng cách nhận ra rằng Instagram có giá trị hơn đối với thị trường ngách sản phẩm của bạn so với Twitter, bạn có thể tập trung nhiều hơn vào quảng cáo Instagram có trả phí và ít hơn vào các chiến dịch trên Twitter.

  • Dữ liệu giúp doanh nghiệp của bạn luôn cập nhật các xu hướng sản phẩm và dịch vụ mới nổi, điều này đảm bảo rằng bất kể ngành của bạn đang chuyển theo hướng nào, bạn sẽ không bao giờ bị bỏ lại ở phía sau.
  • Dữ liệu là cơ sở để bạn không ngừng tối ưu và cải thiện mọi khía cạnh của chiến lược – từ các chỉ số như chi phí trên mỗi lần nhấp chuột (CPC), tỉ lệ chuyển đổi (CR)… đến xây dựng thương hiệu, marketing, nội dung…để từ đó giúp giảm chi phí và tăng ROI v.v.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Người dùng LinkedIn có thể thêm video giới thiệu vào tài khoản

Người dùng LinkedIn hiện có thể tối ưu tài khoản của họ bằng video giới thiệu và sử dụng chế độ ‘Nhà sáng tạo’ hoàn toàn mới.

LinkedIn đang cập nhật hồ sơ người dùng bằng khả năng thêm video giới thiệu và triển khai chế độ ‘Nhà sáng tạo’ (Creator) hoàn toàn mới.

Với những tính năng mới cập nhật này, LinkedIn đang đạo điều kiện cho người dùng thích nghi hơn với kỷ nguyên tìm kiếm việc làm ảo (virtual job).

Theo một nghiên cứu mới nhất của LinkedIn với 1.009 nhà quản lý tuyển dụng và 2.101 người tìm việc ở Mỹ, 79% nhà quản lý tuyển dụng tin rằng video trở nên quan trọng hơn khi tương tác với các ứng viên trong quá trình tuyển dụng.

Gần 80% người tìm việc mong muốn có một phương thức tốt hơn để thể hiện bản thân trước các doanh nghiệp và nhà quản lý tuyển dụng, và 60% tin rằng một đoạn video ngắn được quay có thể được xem là thư xin việc trong thời đại mới.

Như sứ mệnh ban đầu của nền tảng, các bản cập nhật mới nhất của LinkedIn được thiết kế nhằm mục tiêu cải thiện trải nghiệm tuyển dụng cho các nhà tuyển dụng cũng như các ứng viên được tốt hơn.

Dưới đây là những gì sẽ được LinkedIn ra mắt trong tuần này.

Thêm video vào phần ‘cover’ của tài khoản.

Người dùng LinkedIn có thể thêm một câu chuyện dưới dạng video vào phần đại diện (cover) tài khoản của họ, điều này cho phép họ có thể cá nhân hóa lần tương tác đầu tiên của mình với nhà quản lý tuyển dụng.

Khi người dùng tải lên một câu chuyện, một vòng tròn màu cam sẽ xuất hiện xung quanh ảnh đại diện tài khoản của họ. Khi nhấn vào ảnh đó, nó sẽ mở ra một video dọc toàn màn hình về phần tự giới thiệu của người dùng.

“Đối với những người tìm việc, câu chuyện video giới thiệu (Cover Story) là một cách tuyệt vời để giới thiệu bản thân với những nhà quản lý tuyển dụng bằng cách chia sẻ mục tiêu nghề nghiệp của bạn, cung cấp những cái nhìn về tính cách và thể hiện kỹ năng giao tiếp của bạn…

Nếu bạn là một người làm việc tự do, bạn có thể thu hút khách hàng mới bằng cách sử dụng Cover Story này để nói về các sản phẩm hay dịch vụ của mình.”

Chế độ nhà sáng tạo mới.

Với chế độ nhà sáng tạo mới, người dùng có thể thêm thẻ hashtag (#) để chỉ ra chủ đề mà họ đã đăng nhiều nhất. Kích hoạt chế độ nhà sáng tạo sẽ chuyển các phần ‘hoạt động’ và ‘nổi bật’ của người dùng lên đầu tài khoản của họ.

Bạn cũng sẽ thấy, khi chế độ nhà sáng tạo được bật, nút “Connect” cũng sẽ được chuyển thành nút “Follow”.

Một lợi thế khác của việc kích hoạt chế độ nhà sáng tạo là nền hồ sơ của người dùng sẽ hiển thị chương trình phát sóng trực tiếp (live broadcasts) khi họ đang phát trực tiếp, điều này sẽ giúp tăng khả năng hiển thị nội dung của họ hơn.

Trang dịch vụ dành cho người làm tự do (Freelancers).

Những người làm nghề tự do trên LinkedIn có thể tạo các trang dịch vụ chuyên dụng để liệt kê những gì họ cung cấp cho khách hàng của mình.

Các trang dịch vụ được liên kết đến từ tài khoản của người dùng, điều này giúp bạn dễ dàng thu hút khách hàng mới hơn trực tiếp từ nền tảng LinkedIn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

TikTok vẫn là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong quý 1 năm 2021

Bất chấp nhiều thách thức khác nhau xảy ra gần đây từ các nước, theo số liệu thống kê lượt tải xuống mới nhất từ App Annie thì TikTok vẫn tiếp tục là ứng dụng mạng xã hội được tải xuống nhiều nhất.

Như bạn có thể thấy, TikTok vẫn là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong Quý 1 năm 2021 đồng thời giữ đà tăng trưởng trong hai năm qua.

Tất nhiên, hầu hết mọi người đều đã tải xuống Facebook và Instagram, vì vậy, số liệu thống kê về lượt tải xuống nhiều nhất không đồng nghĩa với mức độ sử dụng nhiều nhất.

Nhìn vào số liệu thống kê người dùng hoạt động hàng tháng ở cột bên phải, bạn có thể thấy rằng Facebook vẫn đang là ứng dụng chiếm ưu thế – nhưng sự phát triển mạnh mẽ liên tục của TikTok cũng đã cho thấy mức độ phổ biến và sức ảnh hưởng ngày càng lớn của nó đối với phần lớn người dùng.

Nhưng có lẽ điều thú vị nhất ở số liệu lần này là biểu đồ ‘Ứng dụng đột phá’ của App Annie, cho thấy những ứng dụng có lượt tải xuống tăng trưởng lớn nhất so với quý trước.

Cuộc tranh cãi về những thay đổi trong việc chia sẻ dữ liệu của WhatsApp hồi tháng 1 đã góp phần làm cho những ứng dụng thay thế như Signal và Telegram đều tăng bảng xếp hạng trong lượt tải xuống.

Tuy nhiên, WhatsApp vẫn đang lên kế hoạch thực hiện những thay đổi nhằm mục tiêu lấy lại vị trí của mình.

Sự tăng trưởng của MX Takatak cũng rất đáng kể. Ứng dụng video dạng ngắn của Ấn Độ đã góp phần lấp đầy khoảng trống do lệnh cấm của TikTok để lại ở quốc gia này đồng thời đã chứng kiến sự chấp nhận đáng kể của người dùng Ấn Độ. Ứng dụng này hiện vẫn chỉ áp dụng cho người dùng ấn độ.

Ngoài số liệu thống kê về lượt tải xuống và sử dụng, App Annie cũng đã chia sẻ một số thông tin mới về chi tiêu ứng dụng.

“Chi tiêu toàn cầu cho ứng dụng tăng 40% trong một năm, với 32 tỷ USD được chi tiêu cho việc mua hàng trong ứng dụng iOS và Google Play trên toàn cầu trong quý 1 năm 2021.”

Xu hướng này dự kiến vẫn sẽ tiếp tục khi những thói quen được áp dụng trong thời gian đóng cửa toàn cầu có khả năng ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng trong tương lai.

Theo ước tính, đây có thể sẽ trở thành câu chuyện bán lẻ của thập kỷ tới, với việc đại dịch đang đẩy nhanh sự dịch chuyển kỹ thuật số.

Trong khi nhiều ứng dụng thịnh hành sẽ lại sụt giảm và các nền tảng của Facebook sẽ vẫn chiếm ưu thế, bạn nên xem xét đến những sự thay đổi mới nổi và chúng có thể có ý nghĩa gì đối với cách tiếp cận marketing của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Facebook làm rò rỉ dữ liệu của 533 triệu người dùng trên thế giới

Vụ rò rỉ dữ liệu được cho là đã ảnh hưởng đến hơn 32 triệu người dùng Facebook ở Mỹ, gần 20 triệu người ở Pháp, 11,5 triệu người ở Vương quốc Anh và 10 triệu người ở Nga.

Hãng tin AFP dẫn thông tin từ chuyên gia an ninh mạng và truyền thông quốc tế cho biết dữ liệu cá nhân của 533 triệu người dùng Facebook đã bị đăng tải trên một diễn đàn “tin tặc” trực tuyến.

Các thông tin này có thể bị sử dụng trong các vụ lừa đảo, tấn công mạng hay tiếp thị.

AFP dẫn thông báo của chuyên gia Alon Gal, người đồng sáng lập Hudson Rock, một công ty tình báo tội phạm mạng có trụ sở tại Israel, nêu rõ: “Tất cả 533.000.000 hồ sơ Facebook vừa bị rò rỉ miễn phí… Tôi vẫn chưa thấy Facebook thừa nhận về sự bất cẩn tuyệt đối này về dữ liệu của các bạn.”

Theo ông Gal, dữ liệu bị rò rỉ bao gồm tên đăng nhập Facebook, số điện thoại, họ tên, vị trí, ngày sinh, địa chỉ email, thông tin tiểu sử và các thông tin khác.

Ông nói: “Những kẻ xấu chắc chắn sẽ sử dụng những thông tin này để lừa đảo, tấn công mạng và tiếp thị.”

Theo chuyên gia này, dữ liệu bị rò rỉ đã được lưu hành trực tuyến từ tháng 1/2021.

Vụ việc được cho là đã ảnh hưởng đến hơn 32 triệu người dùng ở Mỹ, gần 20 triệu người ở Pháp, 11,5 triệu người ở Vương quốc Anh và 10 triệu người ở Nga.

Về phần mình, người phát ngôn của Facebook Liz Bourgeois thừa nhận việc làm rò rỉ dữ liệu song giải thích: “Đây là dữ liệu cũ đã được báo cáo trước đó vào năm 2019. Chúng tôi đã phát hiện và khắc phục sự cố này vào tháng 8/2019”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Đo lường hiệu quả Instagram: Hiểu số liệu để cải thiện hiệu suất

Lượt hiển thị (impressions) trên Instagram là gì? Cách hiểu số liệu, đo lường và cải thiện các chỉ số trên Instagram như thế nào? Tất cả đều có trong bài viết này.

Đo lường hiệu quả Instagram: Hiểu số liệu để cải thiện hiệu suất
Đo lường hiệu quả Instagram: Hiểu số liệu để cải thiện hiệu suất

Phương tiện truyền thông mạng xã hội, nghe thì có vẻ đơn giản, đặc biệt là khi bạn cuộn qua các bài đăng, nhưng với bất kỳ ai đã dành thời gian để nghiên cứu backend của các nền tảng đó (code, thuật toán…) đều biết nó không dễ như bạn nghĩ.

Khi các chủ doanh nghiệp và các chuyên gia truyền thông mạng xã hội có rất nhiều dữ liệu có thể tuỳ chỉnh thì đối với những người chưa quen, nó có thể giống như việc đang cố gắng để đọc một ngôn ngữ mới.

Để giúp bạn chia nhỏ mọi thứ cần biết trên nền tảng, dưới đây là những điều bạn cần biết về số lần hiển thị trên Instagram, cũng như sự khác biệt của nó với phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác.

Số lần hiển thị (impressions) trên Instagram là gì và chúng được tính như thế nào?

Số lần hiển thị theo dõi số lần nội dung của bạn (bao gồm các ‘câu chuyện’ và bài đăng) được hiển thị cho người dùng trên nền tảng.

Nói cách khác, nếu ai đó đang cuộn nguồn cấp dữ liệu (feed) của họ và lướt qua bài đăng của bạn, đó là một lần hiển thị.

Lượt hiển thị không tính cho những người xem duy nhất (unique viewer) mà chỉ đơn giản là những người xem (viewer). Do đó, nếu cùng một người dùng cuộn qua bài đăng của bạn hai lần, thì đó là hai lần hiển thị – nhưng chỉ có một “phạm vi tiếp cận” hay một người xem duy nhất.

Số lần hiển thị nhằm theo dõi mức độ nhận biết và về lý thuyết, bạn càng tạo được nhiều lần hiển thị theo thời gian, thì người dùng duy nhất sẽ càng quen thuộc với thương hiệu của bạn.

Khi đó, sự quen thuộc này hy vọng sẽ dẫn đến việc người dùng đó mua sản phẩm hoặc xem thêm nội dung của bạn trong tương lai.

Số lần hiển thị trên Instagram khác như thế nào với phạm vi tiếp cận, mức độ tương tác và tỷ lệ tương tác.

  • Phạm vi tiếp cận (Reach): đề cập đến số lượng người dùng duy nhất đã xem nội dung của bạn.
  • Tương tác (engagement): đề cập đến bất kỳ lúc nào có ai đó (bao gồm cả bạn) tương tác với nội dung của bạn. Điều này bao gồm các hành động như:
    – Bình luận
    – Chia sẻ hoặc lưu
    – Thích
    – Theo dõi
    – Đề cập đến tài khoản của bạn (có hoặc không gắn thẻ bạn)
    – Sử dụng thẻ hashtag (#) có thương hiệu
    – Nhấp chuột vào một câu chuyện hoặc liên kết
    – Nhắn tin trực tiếp cho bạn
  • Tỷ lệ tương tác (engagement rate): đo lường số người đã xem nội dung của bạn so với số người đã tương tác với nội dung đó. ví dụ: nếu 10 người xem bài đăng của bạn, nhưng chỉ có 5 người thích bài đăng đó thì bạn có tỷ lệ tương tác là 50% (hoặc 0,5).

Bạn có thể tính tỷ lệ tương tác của mình bằng cách chia tổng mức tương tác (trên một bài đăng hoặc trên toàn bộ tài khoản của bạn) cho lượng người theo dõi, phạm vi tiếp cận hoặc số lần hiển thị.

Cách bạn tính toán chính xác sẽ khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu truyền thông trên các trang mạng xã hội của cá nhân hay doanh nghiệp bạn.

Làm cách nào để bạn cải thiện tỷ lệ tương tác của mình?

Về cơ bản, sẽ không có cách nào chắc chắn sẽ tăng cường tương tác của bạn. Nhưng nói chung, bạn càng năng động trên nền tảng bao nhiêu thì bạn càng có nhiều cơ hội để mọi người tham gia tương tác bấy nhiêu.

Điều này có nghĩa là bạn cần đăng thường xuyên, thêm câu hỏi vào bài đăng của bạn, “phát trực tiếp”, đăng video hoặc sử dụng tính năng băng chuyền (carousel), thường xuyên viết phụ đề dài hơn, đăng vào thời điểm thích hợp nhất cho đối tượng mục tiêu của bạn và nhiều hơn thế nữa.

Tuy nhiên tất cả những điều này cũng cần có chút may mắn nữa, vì suy cho cùng, chính các thuật toán của Instagram sẽ quyết định ai sẽ nhìn thấy những gì.

Làm cách nào để bạn theo dõi phạm vi tiếp cận, số lần hiển thị và mức độ tương tác?

Bạn có thể có quyền truy cập vào mục phân tích tài khoản của mình nếu bạn có ‘Tài khoản doanh nghiệp Instagram’ (Instagram Business Account), tài khoản này bạn cũng có thể liên kết với trang doanh nghiệp Facebook của mình nếu có.

Sau khi thiết lập, hãy chuyển đến phần “Thông tin chi tiết” (Insight) trong tài khoản cá nhân của bạn để xem phân tích tài khoản của bạn.

Tại đây, bạn sẽ thấy thông tin và dữ liệu có thể giúp bạn cải thiện chiến lược nội dung của mình cũng như việc đánh giá hay điều chỉnh những gì bạn muốn.

Ngoài công cụ phân tích của mạng xã hội Instagram, bạn có thể tải xuống ứng dụng của những bên thứ ba như Hootsuite hoặc Sprout để xem dữ liệu chi tiết hơn ngoài những gì đã phân tích của Instagram.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Twitter thêm thử nghiệm cải tiến mới với Photos & Video

Twitter đang thử nghiệm các cải tiến mới đối với trải nghiệm hình ảnh và video trên nền tảng: khi tải lên sẽ có độ phân giải cao hơn và tích hợp YouTube.

Mạng xã hội Twitter xác nhận rằng họ đang thử nghiệm các bản cập nhật vốn được yêu cầu từ lâu bao gồm việc các tweet sẽ có hình ảnh và tích hợp với YouTube để có trải nghiệm video tốt hơn trên nền tảng.

Với những thử nghiệm này, Twitter đang tìm cách giải quyết một số phàn nàn phổ biến nhất từ ​​người dùng của mình.

Khi đăng ảnh lên Twitter, người dùng bày tỏ sự không hài lòng với cách cắt ảnh trong dòng thời gian và mức độ nén ảnh khi tải lên.

Để giải quyết những vấn đề này, Twitter đang thử nghiệm các thay đổi đối với quy trình xuất bản ảnh, bao gồm tùy chọn tải lên hình ảnh chất lượng 4K.

Tính năng nén tệp của Twitter cũng là một chủ đề vốn nhận được nhiều phàn nàn đối với video được tải lên. Để giải quyết vấn đề đó, Twitter đang tìm cách để người dùng xem video chất lượng cao hơn thông qua việc tích hợp YouTube.

Dưới đây là thông tin thêm về các thử nghiệm đã được xác nhận, những thử nghiệm này đang trong quá trình triển khai rộng rãi hơn.

Hình ảnh lớn hơn trong dòng thời gian Twitter.

Twitter đang thử nghiệm một thay đổi đối với các tweet có hình ảnh, hình ảnh sẽ được hiển thị với kích thước đầy đủ trong dòng thời gian của người dùng thay vì bị cắt.

Với bản cập nhật này, những gì người dùng nhìn thấy trong trình soạn tweet sẽ cũng chính là nội dung được xuất bản. Không còn tình trạng hình ảnh bị cắt xén nào nữa, người dùng có thể nhấp vào hình để xem đầy đủ.

Cập nhật này hiện đang được thử nghiệm trong ứng dụng Twitter dành cho iOS và Android.

Tải lên hình ảnh có độ phân giải cao hơn.

Twitter đang thử nghiệm một bản cập nhật cho phép người dùng tweet hình ảnh ở độ phân giải 4K.

Thay đổi này giúp người dùng có thể tweet những bức ảnh có chất lượng cao mà vẫn giữ được chất lượng gốc ban đầu mà không bị nén.

Hiện tại, kích thước tệp tối đa để tải lên hình ảnh trên Twitter là 5MB. Một bức ảnh ở độ phân giải 4K có thể gấp nhiều lần kích thước đó.

Twitter không chỉ định giới hạn kích thước tệp mới sẽ là bao nhiêu, ngoại trừ việc nói tăng chất lượng hình ảnh “lên đến 4K”.

Tích hợp Video YouTube trong dòng thời gian Twitter.

So với các trang web khác, Twitter hiện cung cấp trải nghiệm không đạt tiêu chuẩn khi nói đến các tweet có chứa video và các tweet có liên kết YouTube.

Độ phân giải tối đa cho video trên Twitter là 720p. Nếu người dùng tải lên video ở 1080p hoặc 4K, video đó sẽ bị nén, dẫn đến chất lượng video kém đi đáng kể.

Twitter không tăng độ phân giải cho video như cách nền tảng đã làm với hình ảnh, nhưng đang cố gắng cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho video YouTube.

Với thử nghiệm này, khi người dùng tweet một liên kết đến video YouTube, nó sẽ có thể được phát trong dòng thời gian của Twitter.

Điều này hy vọng sẽ cho phép người dùng xem video ở độ phân giải cao hơn những gì Twitter thường cho phép.

Twitter hiện chỉ đang thử nghiệm các video YouTube nếu được nhúng trên thiết bị iOS.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Facebook chia sẻ mẹo để phát triển ‘kỹ năng xã hội’ mới

Nếu bạn đang tìm kiếm các kỹ năng truyền thông trên mạng xã hội thì sau đây là một số quan điểm từ các nhà quản lý truyền thông mạng xã hội khác bạn có thể tham khảo.

Theo đó, Facebook gần đây đã tung ra một loạt video mới nhằm mục đích cung cấp cho các nhà quản lý mạng xã hội các mẹo và thông tin chi tiết để giúp tối đa hóa hiệu suất của họ.

Một trong những video đó là sự chia sẻ từ Bà Laurise McMillan, Trưởng bộ phận mạng xã hội (Head of Social) của Unbothered, McMillan thảo luận về việc xây dựng cộng đồng như một thương hiệu và cách để có nhiều tương tác trực tuyến hơn.

Sau đây là 3 mẹo chính của McMillan để thành công trên mạng xã hội:

1. Sử dụng sự đóng góp từ cộng đồng – nội dung do người dùng tạo ra (UGC – user-generated content).

McMillan nhấn mạnh tầm quan trọng của UGC như là một công cụ xây dựng cộng đồng trực tuyến hiệu quả.

“Chúng tôi luôn kêu gọi những nội dung do người dùng tạo ra. Nếu khách hàng bình luận bằng một bức ảnh nào đó trên Instagram, chúng tôi sẽ thông báo đến người dùng và sau đó đưa nó lên Trang nội dung của mình.”

Đây có thể là một cách tuyệt vời để thiết lập sự kết nối và xây dựng sự hiện diện thương hiệu trực tuyến của bạn.

2. Duy trì sự nhất quán và cảm xúc cho thương hiệu của bạn.

McMillan gọi các nguyên tắc xây dựng thương hiệu của mình là “Kinh thánh”, thiết lập các thông số rõ ràng cho sự hiện diện cũng như cảm xúc của các bài đăng có mang hình ảnh thương hiệu của mình.

Điều này có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập nhận diện thương hiệu, đặc biệt là trên các nền tảng trực quan như Instagram.

3. Quản lý nội dung của bạn với Facebook Creator Studio.

McMillan hết lời ca ngợi khả năng phân tích và lập kế hoạch của công cụ Creator Studio, cũng như khả năng phản hồi tin nhắn trực tiếp từ cả Facebook và IG từ một nền tảng tích hợp duy nhất.

Trên đây là một số ghi chú và gợi ý hữu ích mà bạn có thể xem xét trong quá trình lập kế hoạch và chiến lược truyền thông mạng xã hội của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Giám đốc Marketing Pinterest: “Marketer đang hiểu sai giá trị của insight”

CMO Pinterest, Bà Andréa Mallard lập luận rằng insights và dữ liệu (data) nên được sử dụng để cung cấp thông tin cho các ý tưởng, chứ không phải là để cung cấp câu trả lời.

CMO Pinterest | Andréa Mallard

Khi nói đến những công việc liên quan đến insights (tạm dịch: sự thấu hiểu người tiêu dùng), một số người làm marketing đang bỏ lỡ nhiều cơ hội thông qua việc thu thập một lượng lớn dữ liệu và mong đợi tìm ra một chiến lược mới từ những cơ hội đó.

Các nhà tiếp thị nên coi dữ liệu như là một công cụ để chứng minh hoặc bác bỏ tính hợp lệ của các ý tưởng sáng tạo và chiến lược của riêng họ.

Bà Mallard nói: “Tôi nghĩ rằng mọi người đang hiểu lầm về insights.”

“Tôi luôn coi insights là thứ mà chúng ta sử dụng để cung cấp thông tin đến trực giác hay một ý tưởng nào đó, và chúng không thể cho bạn biết doanh nghiệp của bạn cần phải làm gì để thành công hơn.”

Để minh họa cho quan điểm của mình, Mallard đã dựa trên một câu nói nổi tiếng của Henry Ford, nhà sáng lập Ford Motor vào năm 1903: “Nếu tôi hỏi mọi người họ muốn gì, họ sẽ nói họ muốn những con ngựa nhanh hơn”.

Bà Mallard nói: “Tôi luôn nói với mọi người, người tiêu dùng nói với bạn chính xác những gì họ muốn. Họ nói là phải nhanh hơn.

Họ đã đưa cho bạn một giải pháp – ở đây là một con ngựa – nhưng bạn không nên lắng nghe giải pháp của họ. Thay vào đó, bạn nên lắng nghe nhu cầu của họ là gì và nhu cầu của họ sẽ nhanh hơn như thế nào.

Vì vậy, đối với chúng tôi, chúng tôi cố gắng lắng nghe rất kỹ những gì người tiêu dùng yêu cầu chứ không phải cách họ yêu cầu.

Họ muốn có một kết quả nhưng nhiệm vụ của chúng tôi là phát triển một giải pháp tốt nhất – chúng tôi không thể mong đợi họ biết thực chất giải pháp đó là gì ”.

Bà Mallard có hơn 20 năm kinh nghiệm làm marketing với nhiều ngành hàng khác nhau, bà tham gia Pinterest với tư cách là CMO vào cuối năm 2018.

“Bạn nên đi câu cá bằng dữ liệu. Bạn không nên ném lưới ra biển, kéo mọi thứ vào và hy vọng câu trả lời của bạn nằm sẵn trong lưới”, CMO Pinterest.

Bà Mallard tuyên bố bà đã quan sát và nhận thấy hầu hết các công ty đang bỏ qua những gì người tiêu dùng yêu cầu từ họ hoặc họ đang tìm kiếm dữ liệu và hy vọng chúng sẽ cho họ biết phải làm gì tiếp theo.

“Và cả hai cách đó đều là sai lầm,” bà tiếp tục. “Bạn nên đi câu cá bằng dữ liệu. Bạn không nên ném lưới ra biển, kéo mọi thứ vào và hy vọng câu trả lời của bạn nằm sẵn trong lưới.”

“Bạn phải có một ý tưởng và sau đó bạn đi tìm thông tin để chứng minh và đánh giá những ý tưởng hay chiến lược đó.”

Bà Mallard chia sẻ thêm rằng Pinterest có một nhóm insight đủ tốt, nhóm này đã xác định cách các doanh nghiệp sử dụng dữ liệu để “chuyển mình về phía trước”.

Các nền tảng truyền thông mạng xã hội sử dụng kết hợp dữ liệu định lượng được lấy trực tiếp từ nền tảng với dữ liệu định tính được thu thập thông qua các cuộc trò chuyện trực tiếp với người dùng để thông tin đến chiến lược marketing và phát triển sản phẩm của nó.

Bà Mallard nói:

“Chúng tôi luôn cố gắng để cân bằng và kết hợp giữa hai nguồn dữ liệu này để thông tin đến trực giác của chúng tôi về những gì chúng tôi cần làm tiếp theo”.

Chúng tôi cần biết “lý do” (why) đằng sau “cái gì” (what) của những gì đang xảy ra trên nền tảng của chúng tôi.”

Bà Mallard tiếp tục lập luận rằng CMO hiện đại cần phải hiểu biết về dữ liệu và phải hiểu cách sử dụng dữ liệu để chứng minh tính hiệu quả và tính toàn vẹn của các quyết định của họ. “Nhưng họ cũng cần một tầm nhìn sáng tạo – họ phải có tính bản năng”.

Đối với những người làm marketing nói chung, kiến ​​thức về dữ liệu là “hoàn toàn có thể dạy được, các ‘junior marketer‘ nên tò mò và phát triển với các kỹ năng và chuyên môn khác nhau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Mẹo giúp bạn sáng tạo quảng cáo trên TikTok

Với định dạng video ngắn phong phú, quảng cáo trên TikTok đã trở thành một kênh trọng yếu để tiếp cận khán giả trẻ tuổi của bạn theo một cách mới và sáng tạo hơn.

Những đề xuất bên dưới được tổng hợp dựa trên hàng nghìn quảng cáo video thành công trên nền tảng TikTok mà bạn có thể tham khảo.

Truyền tải thông điệp thương hiệu của bạn một cách rõ ràng.

Hãy để lại dấu ấn với khách hàng của bạn trong vài giây đầu tiên.

Mọi người có xu hướng ‘tiêu thụ’ nội dung video dạng ngắn nhanh hơn nhiều so với các định dạng quảng cáo video khác.

Vài giây đầu tiên trên quảng cáo TikTok của bạn rất quan trọng để thu hút và duy trì sự chú ý của đối tượng mục tiêu. Vì vậy, bạn hãy làm hấp dẫn họ ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

Làm nổi bật nhanh về thương hiệu và duy trì nó.

Hãy duy trì khả năng hiển thị thương hiệu của bạn. Các quảng cáo có hiệu suất tốt nhất thường có xu hướng đưa các thông điệp chính lên đầu quảng cáo.

Đồng thời bạn cũng nên đặt logo hoặc các thành phần của thương hiệu của bạn ở phần đầu quảng cáo.

Tạo thông điệp rõ ràng và ngắn gọn.

Bạn nên sử dụng một câu truyện (storyline) thẳng thắn; đảm bảo rằng bạn cũng đưa ra một thông điệp ngắn gọn, hấp dẫn và đi thẳng vào vấn đề.

Kết thúc bằng một CTA mạnh mẽ.

Lời kêu gọi hành động (CTA) có tác dụng thúc đẩy người xem video thực hiện một hành động nào đó trên quảng cáo của bạn.

Nhấn mạnh hành động mà bạn muốn khách hàng của mình thực hiện, chẳng hạn như “Tải xuống ngay” hoặc “Tìm hiểu thêm”.

Làm cho quảng cáo của bạn được nổi bật.

Hãy tối ưu quảng cáo video của bạn bằng âm thanh / âm nhạc / giọng nói.

Âm thanh có thể giúp bạn tạo ra một sự khác biệt lớn, đặc biệt là trên TikTok.

Thông thường, các video có giọng nói hoặc âm nhạc phù hợp sẽ mang lại kết quả tốt hơn.

Bạn cũng có thể thêm lồng tiếng, đặc biệt khi bạn muốn thêm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Thêm văn bản.

Văn bản có thể là phần bổ sung cho video của bạn, đặc biệt khi bạn muốn thêm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Tận dụng stickers.

Stickers hay biểu tượng nhãn dán có thể là một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý đến sản phẩm của bạn đồng thời chúng có thể khiến quảng cáo của bạn trở nên tự nhiên hơn.

Hãy sử dụng các tỷ lệ video khác nhau.

Bạn cần thiết kế video thân thiện với thiết bị di động. Thử nghiệm với các định dạng video dọc, vuông và ngang.

So với video ngang, video dọc cũng có thể truyền tải thông điệp sản phẩm của nhà quảng cáo đồng thời định dạng này lại phù hợp với định dạng video trên nguồn cấp tin tức tự nhiên (news feed) của TikTok.

Thử nghiệm với các độ dài khác nhau của video.

Thử nghiệm với các thời lượng video khác nhau để xem video nào phù hợp nhất với quảng cáo, thông điệp và đối tượng cụ thể của bạn.

Thử nghiệm với nội dung do người dùng tạo ra (UGC – User-generated content).

Người dùng thường thích những nội dung tự nhiên. Để trở nên phù hợp với TikTok và cũng như định dạng của nguồn cấp dữ liệu, bạn nên cố gắng để tạo ra các quảng cáo chỉ dành riêng cho TikTok mà không phải cắt ghép từ các nền tảng khác.

Quảng cáo với nội dụng do người dùng tạo ra (UGC) thường trở nên gần gũi và đầy cảm xúc hơn. Các tính năng như nói chuyện trước ống kính giúp tăng cường khả năng xem qua video của bạn tốt hơn đáng kể.

Cá nhân hóa video cho khách hàng của bạn.

Bạn cần hiểu đối tượng mục tiêu của mình, xem xét đến tính cách của người mua và cách bạn có thể tạo ra nội dung cho từng người trong số họ.

Thu hút cảm tình của khách hàng.

Hãy kể một câu chuyện – một câu chuyện có phần mở đầu, phần giữa và phần cuối. Đảm bảo rằng bạn có một dòng cảm xúc được kết nối xuyên suốt giữa tất cả các loại quảng cáo video khác nhau của mình.

Liên tục thử nghiệm.

Không có công thức thành công duy nhất nào cho sự sáng tạo và cũng không có bất cứ một kích thước nào phù hợp hoàn toàn với nền tảng.

Bạn nên liên tục thử nghiệm và thử nghiệm với các quảng cáo của mình.

Mặc dù những mẹo trên đây đã được kiểm chứng là thành công đối với một số doanh nghiệp nhất định, tuy nhiên hãy luôn thử nghiệm và kiểm tra để biết liệu chúng có phù hợp với quảng cáo và đối tượng của bạn hay không.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips

Trẻ em vẫn xem được TikTok mặc dù chính sách thì chỉ dành cho người từ 13 tuổi

TikTok giới hạn độ tuổi sử dụng là 13 nhưng không có biện pháp ngăn chặn người dưới độ tuổi này xem video.

Trong việc một “TikToker” đăng video bị đánh giá là “truyền bá mê tín dị đoan”, chủ kênh cho biết một trong những lý do khiến cô đăng video này lên TikTok là nền tảng này dành cho độ tuổi trên 13.

Trong điều khoản sử dụng, TikTok cũng ghi rõ: “Dịch vụ chỉ dành cho người từ đủ 13 tuổi trở lên”. Tuy nhiên, không cần phải chứng minh đủ 13 tuổi, người dùng vẫn có thể xem được các video đăng công khai trên nền tảng này.

Trang TikTok.com hiển thị toàn bộ nội dung công khai của người dùng trên toàn thế giới.

Người không có tài khoản sẽ bị hạn chế một số tính năng, như bấm nút Yêu thích, xem bình luận hay lưu video. Các tác vụ vẫn thực hiện được là tìm kiếm video, tìm kiếm người dùng, xem video, chia sẻ video.

Cơ chế này khiến TikTok bị đánh giá là “dễ” hơn cả Douyin – phiên bản TikTok được ByteDance phát triển riêng cho thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, khác với TikTok, người Trung Quốc buộc phải tải ứng dụng Douyin về để sử dụng, không thể truy cập thông qua trình duyệt web.

TikTok không gắn nhãn nội dung hạn chế trẻ em.

Trên một số nền tảng video lớn khác, như YouTube, khi tải video lên, người dùng sẽ được yêu cầu khai báo nội dung có dành cho trẻ em không.

Nếu có, hệ thống sẽ thiết lập giới hạn, để chỉ những người trên 18 tuổi mới có thể xem được. TikTok hiện chưa có tùy chọn này, mà chỉ dừng lại ở việc phân loại video công khai, riêng tư, hoặc chế độ bạn bè.

Một yếu tố khác khiến các chuyên gia lo ngại là việc khai gian tuổi của người dùng.

Dữ liệu nội bộ của TikTok từng được trang The New Yorks Times phát hiện cho thấy khoảng 1/3 trong số 49 triệu người dùng nền tảng này tại Mỹ dưới 14 tuổi, trong khi độ tuổi tối thiểu để dùng TikTok là 13.

“Mối lo ngại đến từ việc những người dưới 13 tuổi có thể nói dối để vượt qua giới hạn độ tuổi, trong khi nền tảng này lại không yêu cầu sự đồng ý từ người giám hộ”, trang này viết.

Thách thức về việc kiểm soát độ tuổi người xem là điều mà hầu hết nền tảng mạng xã hội, như TikTok, YouTube, đều gặp phải.

Theo chuyên gia công nghệ Phạm Hồng Phước, các mạng xã hội này phải liên tục cập nhật các chính sách và áp dụng cơ chế kiểm tra nội dung để đảm bảo sự an toàn cho nền tảng và cho người dùng.

Chẳng hạn, YouTube có chính sách dán nhãn video để kiểm soát chặt hơn các video cho trẻ em, đồng thời người dùng có quyền báo cáo video nguy hiểm để YouTube xử lý.

TikTok mới đây đã cập nhật thêm nhiều điều khoản bảo vệ người dùng nhỏ tuổi. Chẳng hạn, Family Pairing cho phép kết nối các tài khoản trong gia đình, để phụ huynh có thể quản lý việc sử dụng TikTok của trẻ em.

Các tài khoản TikTok từ 13 đến 15 tuổi sẽ được đặt mặc định ở chế độ riêng tư và tắt tính năng đề xuất, livestream cũng như nhận tin nhắn.

“Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên phó mặc việc kiểm soát cho nền tảng, hay tin tưởng vào những kênh mang danh thiếu nhi.

Thiếu nhi mỗi nước không giống nhau, người làm nội dung cho trẻ em cũng chẳng ai như ai. Vậy nên, phụ huynh cần phải để mắt, canh chừng trẻ khi giải trí trên các mạng xã hội”, chuyên gia Phạm Hồng Phước chia sẻ.

TikTok hiện là một trong những ứng dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Trên cả iOS và Android, ứng dụng này liên tục nằm trong top 5 được tải về nhiều nhất.

Nhiều nội dung guy hiểm cho trẻ em từng xuất hiện trên nền tảng này TikTok. Một bé gái 10 tuổi ở Palermo (Italia) từng quấn thắt lưng quanh cổ để thực hiện “Thử thách Bất tỉnh” trên TikTok, nhưng bị ngạt và chết não.

Italy phải yêu cầu mạng xã hội này chặn những người dùng chưa được xác minh độ tuổi. Ngoài ra, ByteDance chủ sở hữu của TikTok cũng từng bị phạt 5,7 triệu USD, vì vi phạm luật riêng tư của trẻ em tại Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnExpress

TikTok và tương lai đầy chông gai

Tham vọng đưa TikTok trở thành ứng dụng toàn cầu của Zhang Yiming tiếp tục gặp nhiều khó khăn dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Thoạt nhìn, phiên bản tiếng Anh và tiếng Trung của trang web ByteDance (công ty mẹ của TikTok) trông tương tự.

Cả hai đều đăng tải những hình ảnh lạc quan, vui vẻ của nhân viên văn phòng và một người cha rạng rỡ nhìn vào màn hình smartphone cùng con trai. Tuy nhiên, nếu kéo xuống cuối trang, sẽ có những khác biệt đáng kể.

Phiên bản tiếng Anh có phần hiển thị 5 thành viên hội đồng quản trị của ByteDance.

Bốn trong số đó là các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Mỹ, gồm: Susquehanna International Group (SIG), General Atlantic, Coatue Management và công ty liên doanh Sequoia Capital. Tiếp đó là sơ đồ tổ chức các pháp nhân nước ngoài quản lý hoạt động của TikTok ở thị trường Mỹ, Australia, Singapore và Anh.

Danh sách thành viên hội đồng quản trị và sơ đồ tổ chức này không xuất hiện trên trang web phiên bản tiếng Trung. Khác biệt này thể hiện những khó khăn ByteDance gặp phải trên con đường toàn cầu hóa.

Thoạt nhìn giao diện Web của ByteDance phiên bản tiếng Anh và Tiếng Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng, nhưng một số chi tiết cho thấy nhiều định hướng quan trọng. Ảnh: SCMP.

Cuộc đấu tranh của ByteDance với sự tồn tại của TikTok và Douyin sẽ là hình mẫu cho các công ty Trung Quốc muốn vươn ra thị trường quốc tế trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang.

Trong khi ByteDance đặt trụ sở ở Trung Quốc, phần lớn doanh thu quảng cáo họ kiếm được lại đến từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, làm hài lòng cả hai là điều không hề dễ dàng.

Mặc dù nguy cơ TikTok bị “trục xuất” khỏi Mỹ đã lắng xuống sau khi Joe Biden tiếp quản Nhà Trắng, ByteDance cũng tạm gác thương vụ bán TikTok tại Mỹ, kịch tính vẫn có thể kéo dài trong tương lai.

“Chính quyền Biden thích một giải pháp toàn thể về cách các công ty Trung Quốc hoạt động tại Mỹ cũng như những lo ngại về việc xử lý dữ liện người dùng”, Paul Triolo, nhà phân tích chính sách công nghệ tại công ty tư vấn rủi ro Eurasia Group nói.

Triolo cho rằng có nhiều khía cạnh trong cuộc đàm phán hiện có giữa các bên. Biden muốn xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ sự chấp thuận nào.

Tuy nhiên, bất kỳ kế hoạch nào được chính phủ Mỹ đưa ra đều có thể được đón nhận rất khác ở quê nhà TikTok.

Năm ngoái, khi TikTok nỗ lực đạt được các thoả thuận trong thương vụ với Oracle và nhận được sự ủng hộ của cựu Tổng thống Donald Trump, người Trung Quốc tức giận cho rằng, Zhang Yiming đã “quỳ gối” dưới áp lực của Mỹ.

Đáp lại cơn thịnh nộ của người dân, ByteDane hứa sẽ giữa quyền kiểm soát với hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ. Zhang Yiming cũng nói sẽ không chuyển giao thuật toán của TikTok sau khi Bắc Kinh bổ sung danh mục kiểm soát xuất khẩu công nghệ.

Trong khi thương vụ chưa đến hồi kết, ông Trump không đắc cử, TikTok vẫn tiếp tục tìm kiếm một thoả thuận, chuẩn bị cho tương lai khó khăn.

Trong thời gian tạm lắng, sự phổ biến của TikTok tại Mỹ đã tăng trở lại. Số lượt tải xuống tăng 33% vào tháng 12/2020, tăng 5,7 triệu lượt so với tháng trước đó. Các nhà quảng cáo cũng đã quay lại với ByteDance sau khi Biden thắng cử.

Ở châu Âu, TikTok cũng đã tăng gần gấp đôi quy mô nhân sự trong những tháng qua và thiết lập văn phòng mới ở London bên cạnh hai văn phòng trước đó.

Trái với những tín hiệu khả quan ở thị trường quốc tế, hoạt động kinh doanh của ByteDance ở Trung Quốc vẫn thấp hơn doanh thu ở các thị trường khác.

TikTok đang có những tháng ngày khá “yên ổn”, nhưng đó không phải tương lai lâu dài.

Chỉ vài ngày sau lễ nhậm chức, chính quyền Biden đã phát đi thông điệp về việc đối đầu Bắc Kinh trên nhiều mặt trận. “Chính quyền Biden rõ ràng sẽ tập trung vào các rủi ro bảo mật do công nghệ đến từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, Biden sẽ làm tốt hơn về chính sách với những vấn đề rủi ro đến từ ứng dụng nước ngoài”, Justin Sherman, thành viên của tổ chức Sáng kiến Cyber Statecraft của Hội đồng Đại Tây Dương cho biết.

Chuyên gia Dev Lewis của tổ chức nghiên cứu Digital Asia Hub cho rằng chừng nào mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc còn căng thẳng, ByteDance vẫn là mục tiêu bị nhắm tới.

“Dù TikTok có cố gắng tuân thủ bao nhiêu quy định và minh bạch dữ liệu đến mức nào, họ vẫn luôn bị gắn mác một công ty Trung Quốc”, Lewis nói.

Giấc mộng toàn cầu hoá của ByteDance còn trở thành cơn ác mộng khi TikTok chính thức bị Ấn Độ cấm vào tháng 6/2020.

ByteDance đã sa thải hàng trăm nhân viên và tìm cách bán các hoạt động của mình tại thị trường này.

TikTok đang bị kẹt vào nhiều vấn đề phức tạp trong một cuộc chơi không do mình làm chủ. Tham vọng của Yang Zhing khi chọn công ty bằng tiếng Anh thay vì tiếng Trung đang chông gai hơn những gì ông hình dung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnExpress

Thuật toán Instagram dắt lối người dùng đến tin giả?

Theo các nhà nghiên cứu, mạng xã hội Instagram có xu hướng dẫn dắt người dùng đến thông tin sai lệch về Covid-19.

CCDH, tổ chức phi lợi nhuận chống lại hành vi gây thù địch trên Internet cho rằng mạng xã hội Instagram dưới quyền Mark Zuckerberg đưa ra những khuyến nghị sai lệch về Covid-19, chống lại việc tiêm vaccine và ủng hộ thuyết âm mưu QAnon.

Bằng cách sử dụng một số tài khoản thử nghiệm, CCDH phát hiện thuật toán gợi ý trong tính năng Suggested Post (Bài viết được đề xuất) và Explore page (Khám phá trang tin) khuyến khích người dùng xem các thông tin sai lệch, từ đó đưa họ đến với nhiều nội dung cực đoan.

“Nếu một người dùng theo phe chống vaccine, họ sẽ nhận được bài viết về QAnon, các thuyết âm mưu và kích động thù địch”, CCDH cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã tạo 15 hồ sơ Instagram và theo dõi nhiều tài khoản khác nhau, từ các cơ quan y tế cho đến những người chống vaccine. Họ đăng nhập vào tài khoản Instagram mỗi ngày, ghi lại các đề xuất nhận được.

Vì tính năng Suggested Post không kích hoạt đối với tài khoản mới, chưa tương tác, nên các nhà nghiên cứu lướt qua News Feed và Explore page, đồng thời thích những bài viết ngẫu nhiên để tạo nội dung đề xuất.

Sau đó, họ chụp ảnh màn hình các đề xuất nhận được trong khoảng thời gian từ 14/9-16/11/2020.

Tổng cộng, Instagram đã đề xuất 104 bài viết chứa thông tin sai lệch. Hơn một nửa trong số đó là về Covid-19, 1/5 về vaccine và 1/10 nội dung liên quan bầu cử Tổng thống Mỹ.

Người dùng cũng nhận được đề xuất các bài viết lan truyền thuyết âm mưu QAnon và nội dung thù địch. Chỉ có duy nhất một tài khoản không xuất hiện các gợi ý tương tác với thông tin sai lệch.

“Nghiên cứu cho thấy thông tin sai lệch được chia sẻ và nhận nhiều quan tâm hơn sự thật trên mạng xã hội”, Imran Ahmed, Giám đốc điều hành của CCDH đánh giá.

“Tệ hơn nữa, số lượng tương tác cao làm tăng khả năng lôi kéo những trung lập. Đối với Instagram và thuật toán của họ, mọi cú nhấp chuột đều là chiến thắng, bất kể nội dung gì”.

CCDH đã gửi một thư ngỏ cho Mark Zuckerberg, Giám đốc Điều hành của Facebook, công ty sở hữu Instagram, kêu gọi ông vô hiệu hóa và sửa chữa “thuật toán bị hỏng”.

Đáp lại, người phát ngôn của Facebook cho biết nghiên cứu đã lỗi thời 5 tháng và dựa trên “kích thước mẫu cực kỳ nhỏ” gồm 104 bài viết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Hà Anh

Theo Zing

Làm 4 điều này để website của bạn bán được nhiều hàng hơn

Website vốn được xem là ‘cửa ngõ’ của một doanh nghiệp. Với tất cả các nền tảng truyền thông mạng xã hội sẵn có, Instagram và Facebook là những nền tảng quảng bá tuyệt vời.

Tuy nhiên, bạn nên kiểm soát hay hạn chế đối với những gì bạn có thể đăng khi sử dụng các kênh này. Một tên miền riêng sẽ giúp bạn có toàn quyền kiểm soát nội dung bạn muốn khách hàng xem và cách bạn muốn thương hiệu của mình được đại diện.

Các trang mạng xã hội cũng mất dần tính phổ biến trong những năm qua. Myspace là nền tảng phổ biến nhất từ ​​năm 2005 đến 2008 với hầu hết mọi người nổi tiếng trên diễn đàn.

Tuy nhiên, đến ngày hôm nay đích đến của Myspace chỉ là một mạng lưới trực tuyến, sự sụp đổ của nó chứng tỏ rằng bất kỳ nền tảng truyền thông mạng xã hội nào cũng có thể trở nên lỗi thời theo thời gian.

Mọi khách hàng đều cần những thông tin để hiểu rằng một doanh nghiệp XYZ nào đó là hợp pháp. Website của riêng bạn cung cấp một trong những đảm bảo tốt nhất cho điều này.

Dưới đây là một số hướng dẫn đã được kiểm nghiệm bạn có thể tham khảo.

1. Hãy chào đón.

Nếu bạn đang bán hàng ở một cửa hàng (physical store), bạn sẽ bỏ qua khách hàng khi họ bước lại và xem sản phẩm hay dịch vụ của bạn chứ? Chắc là không rồi.

Thay vào đó, bạn sẽ chào đón họ một cách nồng nhiệt, hỏi họ về những gì họ đang tìm kiếm, hướng dẫn họ xem cửa hàng, v.v.

Với website, bạn cũng cần có một cách tiếp cận tương tự trong việc chào đón người dùng của mình. Điều đó có thể đạt được bằng cách bạn thiết kế một trang đích đảm bảo với khách truy cập rằng họ đã đến đúng nơi họ muốn đến.

2. Xây dựng niềm tin.

Niềm tin là một phần không thể thiếu trong mọi mối quan hệ. Vì vậy, một khi bạn đã chào đón nồng nhiệt người dùng của mình, đã đến lúc bạn phải xây dựng niềm tin ở họ.

Các công ty xây dựng niềm tin cho người dùng vào website của họ bằng cách cung cấp những lời chứng thực nào đó. Nó có thể là những câu tuyên ngôn, lời cam kết, giấy chứng nhận kinh doanh hay bất cứ thứ gì khiến khách hàng thêm tin về thương hiệu.

Hãy sử dụng ngôn ngữ mang tính đàm thoại và trung thực thay vì nghe có vẻ “bán hàng”.

Và bạn đừng bao giờ nói dối về bất cứ điều gì.

3. Tin tưởng vào sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Khách hàng cần được cung cấp thông tin khách quan về công ty của bạn cũng như các sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp.

Khi đưa ra thông tin, chúng đòi hỏi bạn phải có niềm tin sâu sắc vào sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng nhận thức của khách hàng và nhân viên của bạn vì thành công lâu dài là không thể nếu bạn không tin vào các giải pháp mà bạn đang bán.

4. Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.

Hãy xây dựng một nơi để khách hàng của bạn có thể phản hồi sau khi mua và sử dụng sản phẩm của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích website để hiểu thêm về hành vi của người dùng trên website của mình.

Khách hàng của bạn xem những trang nội dung nào, ở lại bao lâu. Họ làm gì trước khi quyết định đến trang mua hàng.

Có một số lượng đáng kể người dùng đi trực tiếp từ trang “Sản phẩm” của bạn đến trang “Trợ giúp” không?

Tốt nhất bạn nên theo dõi thường xuyên những hành vi đó để có cách tối ưu hành trình trải nghiệm mua hàng của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm

7 nền tảng mạng xã hội khác đáng để bạn cân nhắc

Mệt mỏi với các mạng xã hội của Big Tech? Hãy xem ngay 7 nền tảng truyền thông mạng xã hội thay thế này nhé.

Bởi vì mạng xã hội không chỉ nói về những thứ khủng khiếp như dữ liệu của bạn được thu thập và sử dụng vì mục tiêu quảng cáo hay lợi nhuận.

Nó cũng là các thứ về kết nối; những kết nối thực sự.

Đăng ký một nền tảng truyền thông mạng xã hội thay thế.

Bạn có từng nghĩ tới chưa?

Dưới đây là 07 nền tảng mạng xã hội thay thế tuyệt vời mà bạn sẽ thích.

1. MeWe

Khi nhìn vào trang chủ của MeWe và bạn sẽ nghĩ ngay rằng “Điều này trái ngược với các nền tảng mạng xã hội mà tôi biết”.

Và đúng là như thế!

MeWe tự hào về việc có một mô hình kinh doanh coi mọi người là khách hàng chứ không phải dữ liệu. (Đó là cách mà Facebook vẫn đang làm!)

Dưới đây là năm điều bạn sẽ thích về mạng xã hội này:

  • Không có quảng cáo. Không có nội dung được tài trợ gây phiền nhiễu.
  • Nguồn cấp tin tức là của bạn, bạn có thể kiểm soát. Nó sẽ không bị thao túng theo bất kỳ cách nào để bán cho bạn bất cứ thứ gì.
  • Bạn nhận được một ứng dụng nhắn tin giống như Messenger.
  • Bạn không cần phải lo lắng về việc dữ liệu cá nhân của mình bị bán cho các doanh nghiệp lớn.
  • Nó cũng thú vị và thăng hoa như các nền tảng mạng xã hội khác, nhưng được xây dựng dựa trên niềm tin và tình yêu.

2. Ello

Ello khởi đầu là một nền tảng truyền thông mạng xã hội giống như Facebook, nhưng không có quảng cáo, vẫn có các mối đe dọa đối với bảo mật và quyền riêng tư.

Tuy nhiên, ứng dụng này đã dần trở thành một nền tảng giống như Pinterest dành cho những người sáng tạo và người hâm mộ quan tâm đến nghệ thuật, thời trang, nhiếp ảnh và văn hóa.

Tham gia nền tảng rất dễ dàng. Chỉ cần đăng ký bằng tên và địa chỉ email của bạn, và bạn đã sẵn sàng.

Điều bạn sẽ thích ở Ello:

  • Không có quảng cáo.
  • Bạn có thể cộng tác, làm việc hoặc thậm chí thuê những người sáng tạo khác.
  • Bạn không cần phải cung cấp tên thật của mình.
  • Có rất nhiều sáng tạo độc đáo, nguyên bản và đáng ngạc nhiên từ mọi người trên khắp thế giới.

3. BitChute

Lời hứa của BitChute là “đặt người sáng tạo lên hàng đầu và cung cấp cho họ một dịch vụ mà họ có thể sử dụng để phát triển và tự do thể hiện ý tưởng của mình”.

Nói một cách đơn giản, đó là một nền tảng truyền thông mạng xã hội dựa trên video giống như YouTube…

Bạn có thể nói bất cứ điều gì trên BitChute mà không sợ bị cấm.

Kể từ khi được thành lập vào năm 2017, BitChute đã phải hứng chịu nhiều lời chỉ trích.

Bởi vì không có quy tắc, ứng dụng này tự nhiên chứa đầy những người cực đoan và bình luận gây căm phẫn.

Nhưng bỏ qua những điều này, bạn có thể dễ dàng tìm thấy vô số nội dung thú vị trên nền tảng này.

Có tin tức, sự kiện hiện tại và một loạt các chủ đề như hoạt hình, kinh doanh, giáo dục, làm vườn, sức khỏe, v.v.

4. Minds

Khi bạn đăng thứ gì đó lên Facebook, một loạt quảng cáo sẽ hiển thị bên cạnh nó.

Câu hỏi đặt ra là bạn có kiếm được gì từ những gì bạn đăng không?

Câu trả lời tất nhiên là Không.

Nếu bạn không thích ý tưởng này, bạn sẽ thích Minds.

Được tạo ra như một nền tảng mạng xã hội chống lại Facebook, Minds là tất cả những gì nhằm giúp những người sáng tạo nội dung và phát triển chúng.

Đây là cách nó hoạt động:

  • Mỗi lần bạn đăng bài, tương tác với một bài đăng khác hoặc đơn giản là dành thời gian trên Minds, bạn sẽ nhận được một mã thông báo.
  • Bạn có thể sử dụng mã thông báo của mình để nâng cấp tài khoản hoặc tăng phạm vi tiếp cận của mình.
  • Bạn cũng có thể rút tiền từ các token của mình bằng USD hoặc Bitcoin.

5. Parler

Parler tự gọi mình là quảng trường thị trấn của thế giới.

Đó là nền tảng mà bạn có quyền tự do ngôn luận mà không bị kiểm duyệt.

Và một điều tuyệt vời về nó nữa là?

Bạn có thể sửa đổi nguồn cấp dữ liệu của mình để chỉ hiển thị những người dùng mà bạn quan tâm.

Ví dụ: bạn có thể “cấm đoán” những thứ bạn không thích…

Ngoài ra, với quy trình xác minh nghiêm ngặt của nền tảng nên đảm bảo rằng tất cả các bot đều bị cấm khỏi ứng dụng của mình.

6. EyeEm

EyeEm là một nền tảng hình ảnh miễn phí và cũng là một nền tảng truyền thông mạng xã hội.

Nếu bạn là một nhiếp ảnh gia đang tìm cách tiếp cận và marketing dịch vụ của mình, thì đó là một nơi rất tuyệt vời.

Nhưng EyeEm không chỉ dành cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Đây cũng là một nền tảng nơi bạn có thể tạo sự kiện với bạn bè, kết nối với những người sáng tạo nội dung và tăng mức độ tiếp cận cho thương hiệu của mình.

7. Nextdoor

Một điều chúng ta có thể yêu thích mạng xã hội này đó là nó cho phép chúng ta kết nối với mọi người từ mọi nơi trên thế giới.

Với gần 8 tỷ người trên hành tinh, có rất nhiều điều đang diễn ra với Facebook, Instagram và Twitter.

Đây là nơi Nextdoor xuất hiện.

Nextdoor là một nền tảng truyền thông mạng xã hội, nơi bạn có thể làm quen với những người hàng xóm của mình.

Bạn sẽ kết nối với những người dùng sống xung quanh khu vực cho dù họ là người dùng tư nhân, doanh nghiệp địa phương, tổ chức phi lợi nhuận.

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, tham gia Nextdoor là một cách tuyệt vời để mang lại lượng người ghé qua cửa hàng của bạn.

Ngay sau khi bạn đăng ký và xác minh địa chỉ của mình, bạn sẽ ngay lập tức được kết nối với những người trong vùng lân cận của bạn.

Tất cả những gì bạn cần làm là kiểm tra hồ sơ của họ và nói chuyện với họ!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Twitter và NBCUniversal hướng tới hợp tác để sản xuất ‘Premium Social Content’

Theo đó, Twitter và NBCUniversal đang khám phá những cách mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Premium Social Content (nội dung cao cấp trên các mạng xã hội, có thể sẽ được tính phí khi đọc).

Tóm tắt:

  • NBCUniversal, nhà xuất bản toàn cầu đang sở hữu các kênh đắt giá như CNBC, NBC News, Olympic Channel… và Twitter đã ký một thỏa thuận mới trong nhiều năm sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ hiện có của họ trong các lĩnh vực bao gồm bán quảng cáo toàn cầu và nội dung định dạng cao cấp (premium content), theo một thông cáo báo chí cho biết.
  • Twitter hiện sẽ cung cấp hỗ trợ bán hàng cho các đối tác quảng cáo của NBCUniversal ở cấp độ toàn cầu, quốc gia và cả địa phương. NBCUniversal sẽ tăng cường hỗ trợ cho Twitter khoảng hơn 30 sự kiện trực tiếp sắp tới, bao gồm Golden Globes, E! People’s Choice Awards và Macy’s Thanksgiving Day Paradecy.
  • Mặc dù hai công ty này đã làm việc cùng nhau từ năm 2013, nhưng tin tức này đánh dấu sự mở rộng đáng chú ý hơn của sự hợp tác của họ. Nó xuất hiện khi người tiêu dùng đang sử dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội thường xuyên hơn để cập nhật các sự kiện hiện tại và giải trí.

Cụ thể:

NBCUniversal và Twitter đang mở rộng đáng kể mối quan hệ đối tác của họ khi đại dịch thúc đẩy các nhà xuất bản (publishers) và nền tảng (platforms) giống nhau phải điều chỉnh nội dung và chiến lược để bán quảng cáo.

Mọi người đã đổ xô vào mạng xã hội ngày càng nhiều kể từ khi cuộc khủng hoảng Covid-19 đã đóng cửa một phần lớn xã hội vào tháng 3 năm ngoái, với nhiều người tương tác hơn với các định dạng như video phát trực tiếp.

Là một phần của thỏa thuận mới, NBCUniversal nhằm mục đích tận dụng tốt hơn các chiến thuật nhắm mục tiêu nâng cao của Twitter, các định dạng quảng cáo trên thiết bị di động và các công cụ quản lý chiến dịch ở quy mô toàn cầu.

Khi kết hợp cùng nhau, công ty này tìm cách điều chỉnh nhiều trải nghiệm quảng cáo hơn dựa trên những gì đang thịnh hành trên Twitter để tiếp cận tốt hơn với văn hóa, bao gồm thông qua các định dạng như ‘thể thao nổi bật được tài trợ’, ‘phát trực tiếp’, ‘tiệc xem chung’ và bình chọn của người hâm mộ.

Bà Maggie McLean Suniewick, chủ tịch phát triển kinh doanh và quan hệ đối tác tại NBCUniversal cho biết trong một tuyên bố với báo chí:

“Khi người tiêu dùng ngày càng gia tăng việc truy cập vào các nền tảng số như Twitter, chúng tôi sẽ tiếp tục những cách mà người xem có thể tìm thấy NBCUniversal đúng lúc cùng với những nội dung chất lượng cao”.

Sự hợp tác của NBCUniversal với Twitter đã mang lại sự tương tác ngoài sức tưởng tượng, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch. Số lượt xem toàn cầu trên các video được chia sẻ trên Twitter của NBCUniveral đã tăng trung bình 26% vào năm ngoái, trong khi số lượng các chiến dịch do các thương hiệu thực hiện đã tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

NBCUniversal đang mở rộng ra ngoài các phương tiện truyền thống theo những cách khác. Vào ngày 25/1, WWE (công ty chuyên về giải trí và truyền thông tích hợp của Mỹ) đã ký một thỏa thuận nhiều năm biến dịch vụ đăng ký Peacock non trẻ của NBC trở thành máy chủ phát trực tuyến độc quyền của mạng lưới WWE ở Mỹ.

Cuối năm ngoái, NBCUniversal và Twitter đã mở rộng mối quan hệ xung quanh thế vận hội bao gồm chương trình phát trực tiếp, nội dung trò chơi và thời gian thực nổi bật.

Twitter đang phát triển tham vọng video của mình khi phương tiện này tạo ra một cơn gió lớn cho các công ty truyền thông xã hội.

Theo một phân tích gần đây của Socialbakers, chi tiêu toàn cầu cho quảng cáo trên mạng xã hội đã tăng vọt 50,3% trong thời gian cao điểm của mùa lễ năm 2020 so với thời điểm cách đây một năm, với các hình thức như phát trực tiếp đang thu hút sự chú ý của các nhà marketers hơn bao giờ hết.

Các bài đăng video được chia sẻ lên Twitter đã tăng 26,7% trong quý 4 so với quý trước, công ty này cho biết trong một phân tích dữ liệu nền tảng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Thổ Nhĩ Kỳ áp đặt lệnh cấm quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội

Thổ Nhĩ Kỳ áp đặt lệnh cấm quảng cáo trên Twitter, Periscope và Pinterest do các nền tảng mạng xã hội này không chỉ định đại diện tại Thổ Nhĩ Kỳ theo quy định của luật mới.

Thổ Nhĩ Kỳ đã áp đặt lệnh cấm quảng cáo trên Twitter, Periscope và Pinterest do các nền tảng mạng xã hội này không chỉ định đại diện tại Thổ Nhĩ Kỳ theo quy định của luật mới.

Theo luật mới của Thổ Nhĩ Kỳ, các nền tảng mạng xã hội có hơn 1 triệu lượt người dùng phải chỉ định đại diện tại Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách thực hiện các lệnh của tòa án.

Luật mới cho phép nhà chức trách dỡ bỏ các nội dung gây tranh cãi khỏi những nền tảng này thay vì chặn người dùng như trước đây.

Với quy định mới ban hành, Twitter, Periscope và Pinterest sẽ bị cấm quảng cáo ngay từ ngày 19/1.

Trong một tuyên bố đăng trên Twitter, Bộ Giao thông và Cơ sở hạ tầng Thổ Nhĩ Kỳ Omer Fatih Sayan cho biết băng thông của Twitter và Pinterest sẽ bị cắt giảm 50% trong tháng 4 và 90% trong tháng 5.

Ông khẳng định nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm mọi điều cần thiết để bảo vệ dữ liệu, quyền riêng tư cũng như các quyền khác của đất nước, cũng như không cho phép việc vi phạm các quy định diễn ra ở nước này.

Hiện các nền tảng xã hội trên chưa đưa ra bình luận nào về thông tin trên. Tháng trước, Twitter cho biết sẽ đóng ứng dụng Periscope của mạng xã hội này do lượng người dùng giảm.

Tháng 11/2019, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo phạt Facebook, Instagram, Twitter, Periscope, YouTube và TikTok 10 triệu lira (1,2 triệu USD) vì không chỉ định đại diện tại quốc gia này.

Chính quyền Ankara cũng quy định các công ty này nếu không mở các văn phòng đại diện tại Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 1 tháng thì khoản phạt tăng thêm 30 triệu lira và bị cấm quảng cáo nếu tiếp tục vi phạm tới đầu tháng 1/2021.

Trong trường hợp các nền tảng xã hội này vẫn không thực hiện yêu cầu của nhà chức trách sau 3 tháng kể từ thời điểm bị cấm quảng cáo thì sẽ bị giảm 50% băng thông, tiến tới giảm tối đa 90%.

Ngày 18/1 vừa qua, Facebook và các công ty khác cho biết sẽ cử đại diện tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, YouTube cũng tuyên bố sẽ tuân thủ luật mới của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan thường xuyên sử dụng mạng xã hội và có tới 17 triệu lượt người theo dõi. Ông đã nhiều lần cảnh báo sẽ cấm hoạt động tại Thổ Nhĩ Kỳ đối với những trang mạng cho đăng tải những thông tin không phù hợp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo VietnamPlus

Thời gian ‘vàng’ để đăng bài trên Social Media năm 2021

Khi nào bạn nên lên lịch cho các bài đăng trên mạng xã hội của mình để tối đa hóa sự tương tác và phản hồi.

Những thông tin chi tiết, được liệt kê trong đồ họa thông tin dưới đây, có thể được sử dụng làm hướng dẫn cơ bản cho việc lập lịch đăng bài trên mỗi nền tảng mạng xã hội chính.

Tại sao đăng vào đúng thời điểm lại quan trọng?

Thực tế là bất cứ khi nào bạn đăng trên bất kỳ mạng xã hội nào, chỉ một phần nhỏ những người theo dõi bạn sẽ thực sự nhìn thấy nội dung của bạn, ít nhất là trong giai đoạn đầu của bài đăng khi được đăng lên.

Thời gian tồn tại trung bình của một bài đăng trên mạng xã hội là khác nhau trên mỗi nền tảng xã hội – ví dụ: một tweet trung bình sẽ chỉ tồn tại được 20 phút trước khi nó chìm trong dòng nội dung không bao giờ kết thúc trên Twitter.

Tuy nhiên, một phần của việc tối đa hóa phạm vi tiếp cận là phản hồi bài đăng ban đầu của bạn. Khi mọi người Thích, nhận xét và chia sẻ bài đăng của bạn khi nội dung vừa mới được đăng lên, điều đó sẽ gửi tín hiệu đến các thuật toán của các nền tảng rằng nội dung của bạn luôn mới mẻ, kịp thời và nó sẽ thúc đẩy một cuộc trò chuyện mà nhiều người có thể muốn tham gia.

Sau đó, bài đăng của bạn sẽ tiếp cận được nhiều người hơn, để đảm bảo rằng họ biết về xu hướng thảo luận.

Do đó, nếu bạn đăng bài khi có nhiều người trực tuyến, điều đó sẽ tối đa hóa cơ hội của bạn để nhận được nhiều phản ứng ban đầu hơn, mở rộng phạm vi tiếp cận.

Đồ họa thông tin dưới đây xem xét thời gian xuất bản tối ưu cho các mạng khác nhau.

Và một lần nữa, mặc dù điều này không mang tính chất bắt buộc, nhưng nó có thể hữu ích trong việc cung cấp một số định hướng và hướng dẫn cho các thử nghiệm đăng của bạn.

Cũng cần lưu ý: Các ngày trong tuần khác với cuối tuần. Hy vọng rằng điều này sẽ giúp ích cho kế hoạch năm 2021 của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Chiến thuật tối ưu bài đăng cho Facebook, LinkedIn và Twitter trong năm 2021 (P3)

Mặc dù phương tiện truyền thông mạng xã hội đã đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh truyền thông của chúng ta trong thập kỷ qua, nhưng nhiều doanh nghiệp thậm chí là cả người làm marketing vẫn phải vật lộn để hiểu các phương pháp và cách tiếp cận hiệu quả nhất trên các kênh khác nhau.

Twitter

Trên thực tế, gần đây, Twitter đã khuyên các thương hiệu không nên sử dụng thẻ bắt đầu bằng # (hashtag) vì nó có thể làm mất tập trung mục tiêu của bạn – tức là thu hút mọi người nhấp vào liên kết của bạn.

Nếu bạn thêm thẻ hashtag, nghĩa là khi đó bạn thực sự chỉ muốn họ tập trung vào một CTA là hashtag. Mặt khác, nếu mục tiêu của bạn không phải là CTA hashtag thì theo đó bạn cũng không nên lạm dụng khi sử dụng.

Nếu bạn đang tìm cách khai thác các cuộc thảo luận đang thịnh hành thông qua các thẻ, thì bạn cần nghiên cứu các thẻ hashtag có liên quan đến cuộc thảo luận (các ứng dụng như Hashtagify có thể giúp ích cho bạn) và đảm bảo bạn thêm các chữ cái in hoa vào thẻ của mình cho rõ ràng (ví dụ: #WednesdayWisdom).

Điều này cũng đảm bảo trình đọc màn hình có thể giao tiếp tốt hơn các thẻ có liên quan cho người dùng bị khiếm thị.

Thuật toán của Twitter ít phức tạp và có ảnh hưởng hơn Facebook, đó là lý do tại sao các tổ chức thường dựa vào thẻ hashtag để gia tăng phạm vi tiếp cận, đặc biệt là khi mới bắt đầu.

Có thể khó để đạt được yêu cầu theo dõi ban đầu đó để sau đó thúc đẩy phân phối tweet của bạn, nhưng việc tương tác với các tài khoản (profile) khác trong thị trường ngách của bạn bằng cách theo dõi hoặc trả lời sẽ giúp bạn sớm đạt được kết quả hơn.

Bạn cũng có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện có liên quan trên Twitter và hợp tác với các nhà lãnh đạo trong ngành của bạn để nâng cao nhận thức ban đầu.

Về nội dung tweet, Twitter tuân thủ cách tiếp cận ‘ba chữ C’ để có được tweet tối ưu:

  • Concise – Ngắn gọn
  • Clear – Rõ ràng
  • Conversational – Hội thoại

Bạn chỉ có 280 ký tự, vì vậy bạn cần phải ngắn gọn, nhưng điều quan trọng là phải rõ ràng và quan sát để thảo luận nhanh chóng giữa các đối tượng mục tiêu của bạn.

Về định dạng nội dung, tweet có video sẽ thu hút nhiều người xem nhất, tiếp theo là tweet có ảnh GIF, sau đó là nội dung Ảnh và cuối cùng là văn bản thuần túy.

Ngoài ra, khi bạn thêm liên kết vào một tweet, nếu bạn đặt liên kết của mình ngay cuối văn bản và trang web của bạn đã bật thẻ Twitter, nó sẽ tự động tạo bản xem trước liên kết và xóa văn bản liên kết khỏi tweet của bạn, điều này giúp bạn có một khu vực nhấp vào liên kết rộng hơn trong thông báo của bạn.

Bạn có thể sử dụng các ứng dụng như Tweriod hoặc Followerwonk để biết thông tin chi tiết về thời điểm những người theo dõi của bạn đang hoạt động và sử dụng nó như một hướng dẫn về thời điểm đăng bài, liên quan đến số lượng cập nhật bạn muốn chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Chiến thuật tối ưu bài đăng cho Facebook, LinkedIn và Twitter trong năm 2021 (P2)

Mặc dù phương tiện truyền thông mạng xã hội đã đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh truyền thông của chúng ta trong thập kỷ qua, nhưng nhiều doanh nghiệp thậm chí là cả người làm marketing vẫn phải vật lộn để hiểu các phương pháp và cách tiếp cận hiệu quả nhất trên các kênh khác nhau.

LinkedIn là mạng xã hội nghề nghiệp lớn nhất thế giới, nơi các doanh nhân tìm hiểu về những diễn biến mới nhất trong ngành của họ cũng như sự phát triển nghề nghiệp giữa các đồng nghiệp hiện tại và trước đây.

Và mặc dù bạn có thể đã thấy ngày càng nhiều các bài đăng giống như Facebook trên LinkedIn, nhưng một số trong số đó lại không nhận được sự tương tác lớn, đó có lẽ không phải là cách bạn muốn áp dụng cho các tài khoản doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Các bài đăng trên LinkedIn có thể dài hơn một chút so với Facebook và Twitter, nhưng một lần nữa cần lưu ý rằng bài đăng trên LinkedIn của bạn sẽ bị cắt ở 140 ký tự trong ứng dụng di động.

Như vậy, ngắn hơn có thể tốt hơn, nhưng độc giả của LinkedIn đã sẵn sàng hơn để đọc các bản cập nhật dài hơn, nếu chúng có liên quan.

Hashtags (#) bây giờ cũng là một vấn đề lớn hơn trên LinkedIn. Trong vài năm qua, LinkedIn đã nỗ lực tăng cường việc sử dụng thẻ bắt đầu bằng # trên các bài đăng như một phương tiện để phân loại nội dung tốt hơn và đánh dấu các bài đăng có liên quan đến nhóm từng người dùng.

Không có số lượng thẻ tối ưu nhất định cho mỗi bài đăng, nhưng một vài thẻ có liên quan nhất có thể giúp phân phối mà không ảnh hưởng đến khả năng đọc.

Tập trung vào phát triển chuyên môn và ngành có thể sẽ nhận được nhiều phản ứng tốt hơn – mặc dù như đã lưu ý, có một số bài đăng kiểu hài hước, nhẹ nhàng cũng đã hoạt động tốt.

Cách bạn tiếp cận điều này sẽ phụ thuộc vào cách tiếp cận thương hiệu của riêng bạn và cách bạn muốn tổ chức của mình được nhìn thấy – và cả những kiểu người bạn muốn phản hồi đến các cập nhật của bạn.

Nhưng tiếp cận nhiều người hơn thì tốt hơn, phải không?’ Đúng vậy, truyền tải tới một mạng lưới rộng hơn sẽ có nghĩa là đưa thông điệp của bạn đến với nhiều người dùng tiềm năng quan tâm hơn.

Bạn có thể nhận được phản hồi tốt từ một câu chuyện hoặc bản cập nhật đầy cảm hứng, nhưng điều đó có thể không liên quan chặt chẽ đến cách tiếp cận và xây dựng thương hiệu tổng thể của bạn.

Người dùng LinkedIn có khả năng chia sẻ video trên nền tảng này cao hơn 20 lần so với bất kỳ loại bài đăng nào khác, với một lần nữa, bài đăng hình ảnh đứng thứ hai trước văn bản thuần túy, vì vậy bạn nên xem xét các phương pháp đăng bài của mình.

Giống như Facebook, LinkedIn cũng sẽ tạo ra các bản xem trước liên kết có thể nhấp khi bạn thêm một liên kết vào văn bản bài đăng của mình trong trình soạn nội dung, bản xem trước sẽ vẫn còn ngay cả khi bạn xóa văn bản liên kết, điều này có thể làm cho nội dung cập nhật của bạn trông gọn gàng hơn.

Thuật toán của LinkedIn khó đoán hơn một chút so với các thuật toán khác, với một số bản cập nhật cũ hơn sẽ hiển thị lại sau thời gian hàng tuần, điều này có thể liên quan đến tần suất đăng.

Đăng nhiều hơn 02 lần một ngày có thể là quá nhiều, nhưng nội dung có liên quan sẽ vẫn hoạt động, nếu bạn có một lượng cập nhật ổn định.

Những bổ sung gần đây hơn như tab “Stories’ trên LinkedIn và các cuộc thăm dò (Polls) cũng có thể giúp thúc đẩy sự tương tác tốt, mặc dù ‘Stories’ có vẻ ít được chú trọng hơn trong giai đoạn đầu.

Ngoài ra, giờ đây bạn có thể đính kèm tài liệu vào các bài đăng trên LinkedIn của mình và chúng sẽ tạo ra dưới dạng hình ảnh xem trước, có nghĩa là bạn cũng có thể tạo bài kiểu băng chuyền tự nhiên, có thể vuốt trong các bài đăng trên LinkedIn bằng cách thêm tài liệu PDF tập trung trực quan. Đây là một lựa chọn khác để xem xét.

Tương tác với các nhận xét cũng là chìa khóa quan trọng – nếu mọi người phản hồi bài đăng của bạn, hãy trả lời họ để giúp thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng.

Đây thường là những nền tảng chính mà các tổ chức bắt đầu trên mạng xã hội, trước khi xem xét Instagram, Snapchat, TikTok, v.v.

Instagram cũng rất phổ biến, nhưng ở mức cơ bản, đây là những nền tảng chính mà bạn có thể đang xem xét và tìm cách làm chủ để xây dựng sự hiện diện cốt lõi của bạn.

Hết phần 2 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Chiến thuật tối ưu bài đăng cho Facebook, LinkedIn và Twitter trong năm 2021 (P1)

Mặc dù phương tiện truyền thông mạng xã hội đã đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh truyền thông của chúng ta trong thập kỷ qua, nhưng nhiều doanh nghiệp thậm chí là cả người làm marketing vẫn phải vật lộn để hiểu các phương pháp và cách tiếp cận hiệu quả nhất trên các kênh khác nhau.

Điều này có nghĩa là, nó có thể phức tạp. Các nền tảng và thuật toán của chúng luôn thay đổi và có thể khó để theo kịp các phương pháp và sự thay đổi tốt nhất khác nhau.

Nhưng các nguyên lý cơ bản của mỗi nền tảng thường không thay đổi và có thể đó là điểm khởi đầu vững chắc cho chiến lược tương ứng của bạn trong tương lai.

Vì vậy, để có một cái nhìn tổng quan hơn, đây là một số lưu ý thực tiễn tốt nhất hiện tại cho 03 trong số các nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới, điều này có thể giúp cung cấp cho bạn những thông tin và chiến thuật tốt hơn về các phương pháp tiếp cận nhằm tối đa hóa hiệu suất vào năm 2021.

Facebook

Đầu tiên là Facebook, nền tảng truyền thông mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, cung cấp cho bạn khả năng tiếp cận và phân phối tiềm năng rộng nhất cho thông điệp của bạn. Nếu bạn có thể làm đúng.

Cơ sở của thuật toán ‘Nguồn cấp tin tức’ (News Feed) của Facebook xác định mức độ tiếp cận bài đăng của bạn, mức độ này ảnh hưởng bởi các yếu tố chính sau:

  • Ai đã đăng nó? – Tần suất tương tác của một người dùng đóng vai trò xác định phạm vi tiếp cận. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên ‘Thích’ hoặc ‘nhận xét’ về các bài đăng từ một Trang nào đó, bạn sẽ thấy nhiều bài đăng hơn của Trang đó, trong khi nếu ai đó mà bạn thường xuyên tương tác và chia sẻ liên kết, bạn cũng sẽ có nhiều khả năng nhìn thấy nó hơn.
  • Nó được đăng khi nào? – Tính kịp thời vẫn là một yếu tố trong ‘Bảng tin’ của Facebook, vì vậy mức độ phản hồi bài đăng ban đầu cũng sẽ đóng một vai trò trong việc xác định phạm vi tiếp cận. Điều đó có nghĩa là bạn cần thu hút sự chú ý của những người ban đầu nhìn thấy nó, đó là lý do tại sao bạn cần hiểu khi nào đối tượng mục tiêu của bạn trực tuyến (thông qua số liệu phân tích của bạn) và những gì họ có khả năng tương tác.
  • Khả năng mỗi người dùng sẽ tương tác với nó như thế nào – Facebook cũng hoạt động để xác định thói quen tương tác của từng người dùng và sẽ tối ưu hóa thuật toán của mình để tối đa hóa các hành vi cụ thể của họ. Theo Facebook: “Đối với bất kỳ câu chuyện nhất định nào, chúng tôi dự đoán khả năng bạn có thể nhận xét về câu chuyện đó hoặc chia sẻ câu chuyện đó”. Facebook cũng sẽ ước tính khoảng thời gian mà họ nghĩ rằng người dùng có thể xem video hoặc đọc một bài báo, cũng như các chỉ số báo cáo khác về khả năng tương tác.

Về cơ bản, Facebook muốn giữ cho bạn hoạt động trên Facebook càng lâu càng tốt, vì vậy bạn càng bình luận và tương tác – hoặc thực hiện các hoạt động giữ chân bạn, cụ thể là trong ứng dụng – thì Facebook càng có thể sử dụng những tín hiệu đó để cung cấp cho bạn nhiều hơn thông tin.

Đó là những cân nhắc mang tính kỹ thuật, nhưng điều gì thực sự khiến mọi người trên Facebook tương tác?

‘Tin tức mang tính xu hướng’ hiện là loại nội dung được chia sẻ nhiều nhất trên Facebook, nhưng bên ngoài đó, nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng các bài đăng hoạt động tốt nhất trên mạng xã hội là những bài viết kích hoạt phản ứng cảm xúc, khiến người dùng thích, bình luận hoặc chia sẻ với bạn bè của họ.

Quay trở lại năm 2019, nền tảng Buffer đã phân tích hơn 777 triệu bài đăng trên Facebook từ các Trang và nhận thấy rằng các bài đăng có mức độ tương tác cao nhất và khả năng tiếp cận tốt nhất là các bài đăng truyền cảm hứng, hài hước hoặc thiết thực.

Tất nhiên, nhắm đến những yếu tố này là một chuyện, thực sự thì việc tạo ra một bài đăng về thương hiệu, hài hước phổ biến là một chuyện hoàn toàn khác, nhưng điểm chính là bạn cần kích hoạt phản ứng cảm xúc của khách hàng của bạn. Tức, điều gì sẽ khiến người dùng tương tác với nội dung này?

Đó cũng là cách Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thống trị Facebook – cách tiếp cận của Trump hoàn toàn gây chia rẽ, tập trung vào phản ứng cảm xúc và được thiết kế để kích hoạt những người xem các cập nhật của ông.

BuzzSumo đã xác định những loại bài đăng sau đây là động lực tương tác chính trong nghiên cứu năm 2017 của họ về 02 tỷ bài đăng trên Facebook:

  • Nội dung truyền cảm hứng
  • Thực phẩm và công thức nấu ăn
  • Các con vật dễ thương
  • Video âm nhạc
  • Câu đố
  • Du lịch và Phiêu lưu

Không phải tất cả các loại bài đăng đó sẽ áp dụng cho cách tiếp cận của bạn, nhưng nó cung cấp thêm một số ngữ cảnh về những gì hoạt động tốt nhất.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

LinkedIn chia sẻ những insights mới cho bạn trong năm 2021

LinkedIn có trở thành nền tảng trọng tâm cho doanh nghiệp của bạn vào năm 2021 không? Nếu có hoặc không thì bạn vẫn nên tham khảo nhé.

Giống như tất cả các nền tảng mạng xã hội khác, LinkedIn đã chứng kiến mức sử dụng tăng mạnh vào năm 2020, đặc biệt là nội dung video, tạo đà và thúc đẩy nhiều cuộc trò chuyện hơn trong ứng dụng.

Và trong khi trọng tâm của LinkedIn từ lâu là B2B, nền tảng này cũng đang phát triển ở các lĩnh vực khác, điều này có thể mang lại nhiều cơ hội hơn cho việc tiếp cận và kết nối của thương hiệu trong những thời gian tới.

Khi bạn vạch ra phương pháp tiếp cận của mình cho năm 2021, LinkedIn đã cung cấp một số insight mới trong tuần này:

Trong số các điểm lưu ý chính:

  • Các chuyên gia đang đăng ký tham gia LinkedIn với tốc độ gần 3 thành viên mới mỗi giây.
  • Có 2,9 triệu nhóm (groups) trên LinkedIn, bao gồm các cộng đồng trong ngành và cộng đồng theo sở thích, các nhóm công ty, nhóm cựu sinh viên đại học, và cả các hiệp hội nghề nghiệp khác.
  • Các luồng trực tiếp trên LinkedIn đã tăng 89% kể từ tháng 3.
  • Có nhiều điểm dữ liệu và ghi chú hơn trong infographics thông tin dưới đây, có thể cung cấp thêm bối cảnh về tiềm năng của LinkedIn trong chiến lược năm 2021 của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo LinkedIn

LinkedIn: 5 đặc điểm này tạo ra ‘khoảng trống kỹ năng’ lớn nhất trên toàn cầu

Tác động của công nghệ đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta là không thể phủ nhận – và nó được ứng dụng nhiều trong cách chúng ta làm việc cũng như cách chúng ta giao tiếp, mua sắm và thậm chí là đi du lịch.

Ảnh: Talking Influence

Theo nghiên cứu mới từ LinkedIn, đến năm 2022, công nghệ dự kiến ​​sẽ thay thế 75 triệu việc làm trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong cùng khoảng thời gian đó, chính những lực lượng đó sẽ tạo ra 133 triệu lực lượng mới.

Do đó, hầu như không có gì ngạc nhiên khi 10 kỹ năng tại nơi làm việc đang gia tăng ở Châu Á Thái Bình Dương đều liên quan đến công nghệ, theo báo cáo mới LinkedIn.

Từ khả năng phát triển web front-end cho đến bí quyết marketing trên mạng xã hội, LinkedIn cho biết những kỹ năng đó “có thể mới xuất hiện ngay bây giờ nhưng có khả năng sẽ được áp dụng trên quy mô rộng trong tương lai.”

Nhưng trong khi kiến ​​thức chuyên môn về công nghệ có thể hữu ích để theo đuổi những con đường sự nghiệp mới, thì những đặc điểm chuyên môn chính có khả năng tồn tại theo thời gian và trong các ngành thực sự là kỹ năng mềm, LinkedIn cho biết.

Và đây là những kỹ năng mà các nhà tuyển dụng trên toàn cầu khó tìm nhất, Theo Bà Feon Ang, phó chủ tịch LinkedIn về các giải pháp học tập và tài năng ở Châu Á Thái Bình Dương cho biết.

Bà Ang nói: “Các kỹ năng gia tăng không gây ngạc nhiên. “Nhưng các kỹ năng mềm cũng là những kỹ năng sẽ rất quan trọng trên toàn cầu trong tương lai.”

Cụ thể, các kỹ năng mềm còn thiếu bao gồm:

  • Tư duy phản biện hoặc giải quyết vấn đề
  • Khả năng thích ứng và tính linh hoạt
  • Giao tiếp
  • Khả năng lãnh đạo
  • Đổi mới và sáng tạo

Phát biểu tại sự kiện LinkedIn’s Talent Intelligence Experience ở Singapore, Bà Ang cho biết những kỹ năng đó dễ “học được” và không phải là đặc điểm bẩm sinh.

Tuy nhiên, chúng yêu cầu sự cam kết của cả người sử dụng lao động và người lao động.

Bà Ang nói: “Đó là trách nhiệm của tất cả mọi người. “Trách nhiệm của người sử dụng lao động là đầu tư vào nhân viên. Nhưng điều quan trọng không kém là nhân viên cũng phải nỗ lực không ngừng”.

Hơn hai trong năm nhân viên nói rằng họ đã rời công ty vì thiếu cơ hội học tập và phát triển, Theo báo cáo “Tương lai của các kỹ năng” của LinkedIn cho thấy.

Để vượt qua những rào cản nhận thức được về các khoảng trống của kỹ năng, Bà Ang khuyến khích nhân viên chủ động tìm kiếm cơ hội để học thêm các kỹ năng. Điều đó có thể bao gồm thực hiện các dự án mới tại nơi làm việc, tìm kiếm sự cố vấn và tham gia các khóa học giáo dục.

Bà nói tiếp. “Bạn càng làm một điều gì đó, bạn sẽ càng trở nên tốt hơn.”

“Khoảng trống kỹ năng” là một trong ba xu hướng lớn được báo cáo “Tương lai của kỹ năng” của LinkedIn xác định là ảnh hưởng đến lực lượng lao động của cả ngày hôm nay và ngày mai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Top 7 nền tảng truyền thông mạng xã hội lớn nhất thế giới năm 2020

Hãy cùng điểm qua 7 nền tảng truyền thông mạng xã hội lớn nhất hiện nay: Facebook, Twitter, LinkedIn, Instagram, Snapchat, Pinterest và Reddit.

Ảnh: Search Engine Journal

Tất cả các mạng xã hội đều được tạo ra theo một cách riêng.

Trong khi Instagram có thể là một sức mạnh cho một thương hiệu nào đó, thì đối với thương hiệu khác nó lại không mang lại được giá trị gì – và trong khi một doanh nghiệp có thể có rất nhiều lượt tương tác trên Facebook, thì một doanh nghiệp khác sẽ thu hút nhiều hơn trên LinkedIn.

Với ý nghĩ đó, làm cách nào để bạn có thể lựa chọn nơi đầu tư thời gian của mình cũng như khả năng chi tiêu cho quảng cáo?

Động thái tốt nhất cho bạn là nên có sự hiện diện của thương hiệu trên nhiều nền tảng, và trong đó chọn một hoặc vài nền tảng chính yếu để đầu tư và tăng trưởng.

Chúng ta sẽ xem xét từng nền tảng trong số 7 nền tảng truyền thông mạng xã hội chính bao gồm: Facebook, Twitter, LinkedIn, Instagram, Snapchat, Pinterest và Reddit.

Bạn sẽ có được những thông tin chi tiết về nội dung nào thành công trên mỗi nền tảng và nhận được các mẹo hữu ích để đưa hoạt động marketing truyền thông mạng xã hội của riêng bạn.

1. Facebook

  • Trụ sở: Menlo Park, CA
  • Thành lập: 2004
  • MAU: 2.45 Tỷ.

Một số ngành hàng phát triển mạnh trên Facebook bao gồm dịch vụ tài chính, thương mại điện tử, bán lẻ, trò chơi, giải trí, truyền thông, viễn thông, công nghệ, hàng tiêu dùng và doanh nghiệp ô tô.

Trong khi ‘News Feed’ ngày càng ngăn chặn các bài đăng của doanh nghiệp, vẫn có nhiều cách để tăng cường sự tương tác mà không cần đầu tư vào quảng cáo.

Bạn nên cân nhắc tham gia (hoặc tạo) các nhóm, sử dụng chatbot Facebook Messenger hoặc sử dụng video trực tiếp để tăng mức độ tương tác của bạn.

2. Twitter

  • Trụ sở: San Francisco, CA
  • Thành lập: 2006
  • MAU: 330 Triệu.

Nếu doanh nghiệp của bạn liên quan đến giải trí, thể thao, chính trị hoặc marketing, bạn có thể kiếm được mức độ tương tác lớn trên Twitter.

Trên Twitter, các thương hiệu có cơ hội để tạo dựng và xây dựng tiếng nói của họ.

Tham gia vào các chủ đề, cung cấp giá trị, chia sẻ nội dung của riêng bạn cũng như của những người khác và tham gia cuộc trò chuyện liên tục với đối tượng mục tiêu.

3. LinkedIn

  • Trụ sở: Mountain View, CA
  • Thành lập: 2003
  • MAU: 310 Triệu

Trong mạng lưới chuyên gia khổng lồ của mình, bạn sẽ tìm thấy hơn 61 triệu người dùng ở các vị trí cấp cao trên LinkedIn.

Nếu bạn đang tìm kiếm những người ra quyết định có khả năng thuê công ty của bạn, cung cấp sản phẩm hoặc hợp tác với bạn, thì LinkedIn là nơi dành cho bạn.

Bạn có biết rằng 44% người dùng LinkedIn có thu nhập trên mức trung bình của quốc gia? Hay hơn 50% người Mỹ có bằng đại học sử dụng LinkedIn?

Nó có thể không phải là mạng xã hội ‘hào nhoáng’ nhất, nhưng có tiềm năng vô hạn để kết nối với một nhóm chuyên gia ưu tú, những người có thể tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn.

4. Instagram

  • Trụ sở: Menlo Park, CA
  • Thành lập: 2010
  • MAU: 1 Tỷ.

Instagram là một nền tảng chứa nhiều hình ảnh bắt mắt và cảm hứng sáng tạo.

Đây cũng là một mạng xã hội nơi các doanh nghiệp dựa trên sản phẩm và những người có ảnh hưởng.

Kể từ khi giới thiệu các bài đăng có trả phí vào năm 2018, ROI tiềm năng cho các doanh nghiệp dựa trên sản phẩm cao hơn bao giờ hết – Không chỉ ngành B2B có thể kết nối với một lượng lớn khán giả, bạn còn có thể liên kết thông tin sản phẩm và doanh số bán hàng trực tiếp từ nền tảng này.

Nếu nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu của bạn dưới 35 tuổi, thì Instagram là ‘một mỏ vàng’: 63% người dùng ở độ tuổi từ 18 đến 34, hầu như có sự phân chia giữa người dùng nam và nữ.

5. Snapchat

  • Trụ sở: Los Angeles, CA
  • Thành lập: 2011
  • MAU: 360 Triệu.

Nếu đối tượng mục tiêu của bạn là trẻ, bạn chắc chắn muốn tham gia vào Snapchat.

Những người dùng tích cực nhất Snapchat là những người từ 13 tuổi và họ dành tới 30 phút mỗi ngày cho ứng dụng này.

Snapchat là ‘nơi ẩn náu’ của nội dung do người dùng tạo, video hậu trường, ưu đãi độc quyền và người có ảnh hưởng.

6. Pinterest

  • Thành lập: 2010
  • Trụ sở: San Francisco, CA
  • MAU: 322 Triệu.

Một số nội dung phổ biến nhất trên Pinterest bao gồm thời trang, thực phẩm, trang trí, đám cưới, tập luyện.

Ngoài ra, bất kỳ thứ gì có hình ảnh phong phú đều có thể phát triển mạnh trên Pinterest.

Đáng chú ý, 81% người dùng Pinterest là nữ – nếu bạn có đối tượng chủ yếu là nữ, đó là lý do thuyết phục để đầu tư thời gian vào hoạt động marketing trên nền tảng này.

Điều đó không có nghĩa là nam giới không có trên Pinterest.

Trên thực tế, 40% người đăng ký Pinterest mới là nam giới.

7. Reddit

  • Thành lập: 2005
  • Trụ sở: San Francisco, CA
  • MAU: 430 Triệu.

Reddit tự coi mình là “trang đầu của internet”.

Theo bảng xếp hạng của Alexa, Reddit là một trong 20 trang web được truy cập nhiều nhất.

Reddit có sự pha trộn độc đáo giữa nội dung và cộng đồng, với hơn 150.000 cộng đồng dành riêng cho mọi chủ đề.

Với rất nhiều ngóc ngách, luôn có một vị trí cho mọi thương hiệu và doanh nghiệp – vấn đề của bạn là tìm ra những ngóc ngách, nơi mà khách hàng tiềm năng của bạn đang hoạt động và tìm hiểu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Telegram – Không bán quảng cáo hay dữ liệu vẫn sống khỏe với hàng trăm triệu người dùng

Telegram là một ứng dụng đặc biệt nhấn mạnh về sự riêng tư, không bán quảng cáo hay dữ liệu vẫn sống khỏe với hàng trăm triệu người dùng.

quảng cáo telegram
Telegram – Không bán quảng cáo hay dữ liệu vẫn sống khỏe với hàng trăm triệu người dùng

Telegram ra đời năm 2013 bởi hai anh em tên Pavel Durov và Nikolai. Năm 2006, Pavel Durov từng được xem như là Mark Zuckerberg của Nga khi sáng lập nên mạng xã hội VKontakte (VK).

Mạng xã hội này khá phổ biến ở Nga, tuy nhiên sau khi chính phủ của Vladimir V. Putin siết chặt kiểm soát VK và đưa ra một số yêu cầu tiết lộ thông tin thì Pavel Durov đã không còn cảm thấy an toàn ở Nga, thế nên ông rời đi.

“Bản thân tôi không tin tưởng vài khái niệm quốc gia”, Durov nói. Ông bán hết số cổ phần còn lại của mình ở VK cho hãng Mail.ru và rời khỏi Nga vào năm 2014 với số tiền khoảng 300 triệu USD trong túi.

Khi đã ra nước ngoài, ông tiếp tục phát triển Telegram và đến giờ, ông cùng với một nhóm các kĩ sư phần mềm luôn di chuyển giữa các nước mà không có điểm đến cố định.

Tuần này nhóm có thể ở Paris, vài tuần sau có thể đã sang Singapore làm việc, rồi tuần sau nữa có thể sang Dubia (hiện tại họ đang đóng ở Dubai nhưng sẵn sàng đổi vị trí nếu luật pháp thay đổi). Durov cũng có passport của St. Kitts and Nevis, một quốc gia ở vùng Caribbean.

Trên website của Telegram, họ nói rằng đa số các lập trình viên quan trọng của Telegram đến từ St. Petersburg, thàn phố nổi tiếng với các nhân sự IT giỏi.

Nikolai Durov là người đã tạo nên giao thức MTProto, một giao thức mới hoàn toàn cho việc trao đổi tin nhắn, trong khi Pavel Durov cung cấp hỗ trợ tài chính và hạ tầng thông qua quỹ Digital Fortress (Pháo Đài Số).

MTProto được cho là sẽ đảm bảo độ an toàn, chống hack tốt và có thể hoạt động nhanh trên nhiều hạ tầng máy chủ khác nhau trải dài ở nhiều quốc gia, trong nhiều data center.

Telegram có đăng kí thành lập công ty ở Mỹ và Anh nhưng không tiết lộ địa chỉ văn phòng hay pháp nhân đứng ra thuê vì muốn “bảo vệ nhóm phát triển khỏi những ảnh hưởng không cần thiết” và để bảo vệ người dùng khỏi các yêu cầu về truy xuất dữ liệu từ chính phủ các nước.

Telegram nói rằng họ không bao giờ bán quảng cáo hay bán dữ liệu của bạn. “Chúng tôi tin vào ứng dụng chat nhanh, bảo mật và 100% free”. Pavel Durov cung cấp cho Telegram một khoảng tiền “rộng rãi nên chúng tôi khá đủ tiền để hoạt động vào lúc này.

Nếu số tiền tài trợ cho Telegram cạn đi, chúng tôi sẽ đưa ra một số tùy chọn nâng cao để bạn giúp chúng tôi vận hành hạ tầng và trả lương cho các lập trình viên. Nhưng kiếm lợi nhuận chưa bao giờ là mục đích cuối cùng của Telegram”.

Với Telegram, có 2 thứ quan trọng nhất:

  • Bảo vệ cuộc hội thoại của bạn những bên có thể xem lén, ví dụ như các hacker, công ty, nhà tuyển dụng và bất kì bên nào khác muốn xem được nội dung chat của bạn
  • Bảo vệ dữ liệu riêng tư của bạn khỏi các bên thứ ba như nhà quảng cáo, marketer

Năm 2018, Telegram công bố kế hoạch gọi vốn thông qua việc bán các token ra thị trường (ICO) với tên gọi Gram – đây cũng là một loại tiền mã hóa (cryptocurrency).

Tuy nhiên, năm 2019 Ủy ban chứng khoán Mỹ đã yêu cầu Telegram dừng việc này vì đã không đăng kí việc mở bán 1,7 tỉ USD đồng token. Hiện tại vụ việc vẫn đang được xử lý tiếp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Tinhte

Trang thương mại điện tử đang trở thành mạng xã hội

Để giữ chân người dùng lâu hơn, tăng tính tương tác trên ứng dụng, các nền tảng thương mại điện tử lớn tại Việt Nam đang tích hợp tính năng mạng xã hội vào ứng dụng của họ.

Facebook đã, đang tận dụng lượng người dùng đông đảo để biến nền tảng này thành một xã hội thu nhỏ, trong đó việc buôn bán kiếm tiền là tính năng không thể thiếu.

Ngược lại, các trang thương mại điện tử tại Việt Nam cũng sao chép mô hình của Facebook để giữ chân người dùng lâu hơn, bán được nhiều hàng hoá hơn.

Nếu mở ứng dụng Shopee ở mục Shopee Feed, nhìn qua giao diện dễ nghĩ ngay đến Facebook. Lazada cũng có tính năng Feed khá giống mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Ngoài ra, Tiki vừa ra tính năng “Lướt” vào ngày 11/11, với chức năng tương tự.

Trên Shopee Feed, người dùng có thể tự đăng bài viết với nội dung bất kỳ. Họ có thể “thả tim”, bình luận trên những bài viết khác, vốn chủ yếu là bài viết bán hàng.

Ngoài ra, nhiều video hiển thị dạng story như Facebook được đặt ở vị trí tốt nhất trên tính năng Feed.

Tính năng Feed của Lazada hay “Lướt” của Tiki cũng tương tự. Giao diện gồm các bài đăng của các nhà bán hàng, khách có thể “thích”, bình luận, chia sẻ, chọn theo dõi nhà bán hàng.

Tuy nhiên, trên hai nền tảng này chỉ nhà bán hàng mới được đăng bài viết, khách hàng bình thường dường như không được tự tạo bài viết.

Tất cả các nền tảng đều có tính năng “Live”, phát video trực tuyến, dành cho những nhà bán hàng rao sản phẩm.

Lazada Feed đã được giới thiệu từ cuối năm 2018, Shopee Feed được nhắc đến sau đó khoảng một năm.

Cả hai nền tảng đã áp dụng tính năng Feed trên ứng dụng của hầu hết các nước Đông Nam Á mà họ có mặt. Trong khi đó, Tiki – startup Việt Nam – vừa giới thiệu tính năng tương tự vào ngày 11/11 mới đây.

Theo Tiki, tính năng “Lướt” được cá nhân hóa cho từng khách hàng, giúp người tiêu dùng có thể theo dõi thông tin về sản phẩm, dịch vụ, nội dung đánh giá sản phẩm mà họ quan tâm, đồng thời có thể thực hiện mua sắm ngay trên tính năng này.

Startup thương mại điện tử Việt khẳng định đã đầu tư nghiêm túc về cả tài chính, nhân sự, công nghệ cho tính năng mới, nhằm đẩy mạnh chiến lược phát triển Social Commerce – thương mại trên mạng xã hội.

Theo Statista, Facebook hiện có khoảng 2,7 tỷ người dùng hàng tháng, tăng trưởng đều đặn mỗi năm. Mỗi người dành thời gian trung bình 1 giờ 15 phút trên nền tảng này hàng ngày. Riêng tính năng xem video (story), hiện có khoảng 300 triệu người xem hàng ngày.

Điều này cho thấy những nội dung mang tính giải trí và tương tác sẽ giữ chân người dùng trên một nền tảng lâu hơn.

Facebook đã mở tính năng bán hàng ngay trên từng bài viết cho người dùng, và từ lâu đã có chợ (Marketplace) chuyên nghiệp dành cho người bán. Đó là chưa kể việc mua bán diễn ra trong các hội nhóm Facebook khác.

Tiki cho rằng các nội dung giải trí kết hợp cùng hoạt động mua sắm sẽ mang đến trải nghiệm trọn vẹn hơn cho người tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy kinh doanh cho các đối tác nhãn hàng và nhà bán trên sàn.

Chẳng hạn, nền tảng này tạo một đêm trình diễn âm nhạc vào tối 10/11. Chỉ trong 30 giây đầu tiên của livestream, tất cả các chương trình khuyến mại và phiếu mua hàng được tung ra trong sô diễn đã hoàn toàn “cháy” hàng.

Trong lễ hội mua sắm kéo dài từ 1-11/11, lượt xem livestream trên LazLive của Lazada tăng gấp 20 lần năm trước. Một sô diễn tối ngày 10/11 đã thu hút gần 10 triệu lượt xem. Tổng số đơn hàng thành công qua hoạt động livestream tăng 70 lần so với năm ngoái. Số thương hiệu và nhà bán hàng tham gia livestream tăng 120%.

Dịp 11/11, trên 7 nước Đông Nam Á, Shopee ghi nhận hơn 20 triệu giờ xem các hoạt động livestream.

Có thể nói các nền tảng thương mại điện tử hoạt động tại Việt Nam đang muốn kết nối với người dùng nhiều hơn, khiến họ dành nhiều thời gian trên ứng dụng hơn, qua đó thực hiện nhiều giao dịch mua sắm hơn.

Với mục tiêu đó, tích hợp các tính năng mạng xã hội vào trong ứng dụng là một cách mà kết quả đã được chứng minh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo ICTNews

Unilever sẽ chạy lại các chiến dịch quảng cáo trên Facebook, Instagram và Twitter

Trong một thông báo, Unilever nêu rõ công ty dự kiến chấm dứt việc tạm ngưng quảng cáo từ tháng sau và sẽ tiếp tục đánh giá các mạng xã hội này trong thời gian tới.

Ngày 17/12, Tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng Unilever thông báo sẽ nối lại hoạt động quảng cáo trên Facebook, Instagram và Twitter tại Mỹ, sau khi tạm ngừng từ tháng Sáu do các phát ngôn thù ghét và gây chia rẽ trên các mạng xã hội này trong thời gian diễn ra bầu cử Mỹ.

Trong thông báo, Unilever nêu rõ công ty dự kiến chấm dứt việc tạm ngưng quảng cáo từ tháng sau và sẽ tiếp tục đánh giá các mạng xã hội này trong thời gian tới.

Unilever nhấn mạnh công ty sẽ đánh giá sát sao các nội dung trên mạng xã hội dựa trên lộ trình và cam kết mà các nền tảng này đưa ra, cũng như xu hướng chia rẽ trên môi trường thông tin của mạng xã hội giai đoạn hậu bầu cử.

Facebook đã hoan nghênh động thái này của Unilever.

Trong tuyên bố, Phó Chủ tịch về nhóm kinh doanh toàn cầu của Facebook Carolyn Everson bày tỏ mong muốn duy trì hợp tác với Unilever trong năm 2021, cũng như cam kết hợp tác với Liên minh toàn cầu về truyền thông trách nhiệm (GARM) để chống các nội dung độc hại trên mạng.

GARM bao gồm các nhà quảng cáo, cơ quan truyền thông và tổ chức công nghiệp đặt mục tiêu chống thông tin độc hại, đảm bảo môi trường trực tuyến an toàn, cũng như đề ra hành động cụ thể nhằm bảo vệ các thương hiệu.

Trước đó, Unilever đã tẩy chay quảng cáo trên Facebook, trong khuôn khổ chiến dịch #StopHateForProfit (Ngừng kiếm lời từ sự thù ghét) do các nhóm hoạt động Mỹ khởi xướng sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd vào tháng Năm vừa qua.

Chiến dịch do các tổ chức Color of Change, NAACP và ADL khởi xướng từ ngày 17/6 nhằm thúc đẩy Facebook xây dựng một nền tảng an toàn hơn, đưa ra chính sách quyết liệt hơn để ngăn chặn hành vi phát tán thông tin thù ghét, bạo lực, phân biệt chủng tộc… thay vì tiếp tục kiếm tiền từ những nội dung này.

Hơn 1.000 đối tác quảng cáo của Facebook, trong đó có Verizon, HP, Ford, Honda, Lego, Adidas, The Body Shop, Coca-Cola, Unilever, Best Buy… đã công khai tham gia chiến dịch tẩy chay này./.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo TTXVN

4 mẹo đơn giản giúp bạn xây dựng thương hiệu trên Instagram

Instagram là một nền tảng đã chứng tỏ sự phát triển vượt bậc. Trên thực tế, cộng đồng Instagram đã tăng lên hơn 400 triệu người dùng trong năm qua.

Photo: businessnewsdaily

Mặc dù có phạm vi tiếp cận rất ấn tượng, nhiều chủ doanh nghiệp vẫn đang bỏ qua tiềm năng marketing của nó. Kết quả là họ đã ‘bỏ qua’ một nền tảng có mức độ tương tác cao, nhận thức về thương hiệu tốt và thậm chí là lợi nhuận vô cùng tiềm năng.

1. Tăng lượng theo dõi trên Instagram của bạn bằng các quan hệ đối tác chiến lược.

Một trong những nỗi thất vọng lớn nhất đối với hầu hết các nhà marketer khi nghiên cứu Instagram đó là họ không biết cách xây dựng lượng người theo dõi (follower).

Rốt cuộc, nếu không có một lượng lớn người theo dõi, thì làm sao nó có thể trở thành một kênh làm marketing hiệu quả?

Nhưng dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi kể từ khi khởi chạy tài khoản Instagram, việc tăng lượng người theo dõi của bạn không quá phức tạp như bạn tưởng.

Có một chiến thuật đặc biệt mà chúng tôi đã sử dụng để nhanh chóng tăng lượng người theo dõi trên Instagram của mình lên 10.000 người chỉ trong vài tuần: hợp tác với các tài khoản Instagram khác.

Để bắt đầu, hãy tạo danh sách các tài khoản Instagram phổ biến tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Khi bạn đã tìm thấy họ, bạn có thể hợp tác với họ cho cái mà họ gọi là “lời phát biểu” ‘lời cảm ơn’ hay một ‘sự tán dương’ nào đó, bạn có thể trả phí hoặc không trả phí. Đây là cách cả hai khác nhau …

Những lời phát biểu không được trả phí

Lời phát biểu không được trả phí thường được gọi là “chia sẻ để chia sẻ”. Bạn chia sẻ nội dung của nhau và cả hai đều khuyến khích những người theo dõi của mình theo dõi tài khoản kia. Bạn có quyền tiếp cận đối tượng của họ và ngược lại.

Để bắt đầu với lời phát biểu hay lời cảm ơn miễn phí, hãy tập trung vào các tài khoản có phạm vi tiếp cận tương tự như của bạn. Chủ sở hữu của những tài khoản đó sẽ dễ dàng tiếp nhận sự chia sẻ, vì cả hai bên đều có lợi như nhau.

Những lời phát biểu được trả phí

Nếu bạn không có ngân sách cho mạng xã hội, bạn có thể muốn bỏ qua phần này, nhưng lời phát biểu có trả phí có thể là một cách tuyệt vời để thu hút hàng nghìn người theo dõi – và đạt được họ nhanh chóng.

Với lời phát biểu có trả phí, bạn đang nhắm đến những tài khoản có số lượng cao hơn nhiều và mức độ tương tác mạnh mẽ (những tài khoản có 2-3% người theo dõi “thích” nội dung của họ).

Đảm bảo yêu cầu kêu gọi hành động trong lời phát biểu, trong đó chủ sở hữu tài khoản thực sự yêu cầu những người theo dõi của họ thực hiện một hành động nào đó.

Khi bạn bắt đầu có được vài nghìn người theo dõi đầu tiên, bạn có thể bắt đầu thu hút những người theo dõi đó đến trang web của mình, tương tác với thương hiệu của bạn và đăng ký vào danh sách email của bạn.

2. Xây dựng danh sách email của bạn bằng cách chuyển đổi những người theo dõi của bạn thành người đăng ký.

Như bạn đã biết, marketing qua email là rất quan trọng để kinh doanh được tốt hơn. Danh sách email của bạn được tạo thành từ các khách hàng của bạn. Đây là những người hâm mộ của bạn – những người sẽ mua sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Nếu bạn đã quen với những hạn chế của Instagram, bạn có thể tự hỏi làm thế nào điều này có thể thực hiện được. Xét cho cùng, Instagram không cho phép liên kết trong phần mô tả ảnh.

Đó là lúc mà một tiểu sử (bio) được trau chuốt kỹ càng phát huy tác dụng.

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu hút người theo dõi nhấp vào các liên kết trong bios của họ vì xu hướng quá mơ hồ. Hãy phá vỡ khuôn mẫu đó bằng cách viết tiểu sử của bạn giống như bạn viết một Tweet: ngắn gọn, hữu ích và chứa đựng nhiều ý định.

3. Tạo nội dung hấp dẫn đáng được người khác chia sẻ.

Chiến lược Instagram bao gồm việc tạo nội dung đẹp, ‘dễ tiêu thụ’ không chỉ gây tiếng vang với đối tượng mục tiêu mà còn thúc đẩy họ chia sẻ và tương tác với thương hiệu của bạn là yếu tố quan trọng và có thể thúc đẩy sự phát triển của bạn.

Một bài đăng trên Instagram tuyệt vời có thể được tóm tắt theo một công thức và yêu cầu hai yếu tố: hình ảnh đẹp và văn bản hấp dẫn.

Hình ảnh đẹp

Chọn hình ảnh kể một câu chuyện hoặc khơi gợi cảm xúc. Hình ảnh chia sẻ này không chỉ hấp dẫn và thú vị mà còn khơi gợi cảm xúc và do đó thúc đẩy sự tương tác từ những người theo dõi bạn.

Văn bản hấp dẫn

Mặc dù bạn không phải thêm văn bản vào các bài đăng trên Instagram của mình, nhưng làm như vậy sẽ tạo ra một cú hích mà hình ảnh đơn thuần sẽ không mang lại.

Văn bản có thể bao gồm bất cứ điều gì, từ một câu hỏi hấp dẫn đến một trích dẫn mạnh mẽ, có động lực.

Chúng tôi khuyến khích bạn thử nghiệm, vì một nghiên cứu được thực hiện bởi Jonah Berger, tác giả của cuốn sách Contagious: Tại sao mọi thứ lại bắt đầu, cho thấy rằng cảm xúc “kích thích cao” khiến chúng ta muốn chia sẻ nhiều hơn những điều không gợi ra như vậy cảm xúc.

4. Nuôi dưỡng một cộng đồng những người theo dõi tương tác cao.

Tương tác có nhiều hình thức, bao gồm những người theo dõi chia sẻ nội dung của bạn, tương tác với nội dung đó theo một cách nào đó, gắn thẻ bạn bè của họ và nhấp vào lời kêu gọi hành động (CTA) của bạn.

Trong phần này, chúng tôi sẽ xem xét một số chiến thuật của chúng tôi để thúc đẩy cộng đồng những người theo dõi tương tác cao trên Instagram.

Đăng khi những người theo dõi của bạn sẽ thực sự thấy nội dung của bạn

Bạn đã bao giờ đăng điều gì đó lên mạng xã hội mà bạn nghĩ rằng sẽ làm rất tốt, Không ai thích bài đăng, không ai chia sẻ nó với bạn bè của họ và những nhận xét duy nhất bạn nhận được là từ spam bots.

Mặc dù rất có thể rằng bạn đã tính toán sai tiềm năng của bài đăng, nhưng cũng có thể là bạn đã đăng cập nhật sai thời điểm.

Xét cho cùng, các mạng như Instagram, Twitter và Facebook chỉ đơn giản là nguồn cấp dữ liệu: nội dung càng mới (trừ một số trường hợp ngoại lệ) thì nội dung đó sẽ càng cao trong nguồn cấp dữ liệu của những người theo dõi bạn.

Để tránh điều này xảy ra một lần nữa, hãy phát triển một hệ thống cập nhật tự động để được đăng khi những người theo dõi của bạn thực sự sẽ nhìn thấy chúng.

Đăng khi phần lớn người theo dõi trực tuyến sẽ đảm bảo nội dung của bạn hoạt động được tốt hơn.

Yêu cầu tương tác

Rất nhiều thương hiệu sẽ bắt đầu sử dụng tài khoản Instagram và trở nên thất vọng khi mọi người không tương tác với hình ảnh của họ.

Nó có vẻ quá hiển nhiên và đơn giản, nhưng đôi khi thực sự yêu cầu đối tượng mục tiêu của bạn tương tác sẽ tạo nên sự khác biệt.

Bạn có thể bao gồm hành động bạn muốn người theo dõi thực hiện như một phần của chính hình ảnh hoặc đưa nó vào phần mô tả bài đăng của bạn.

Instagram là một nền tảng xã hội có tiềm năng to lớn cho các doanh nghiệp trong hầu hết mọi ngành. Và nếu bạn sử dụng Instagram một cách chiến lược, nó có thể có tác động đáng kể đến phạm vi tiếp cận, nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) và cuối cùng là doanh thu của công ty bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Mạng xã hội Twitter siết chặt thêm quy định về nội dung

Mạng xã hội Twitter vừa mở rộng quy mô đánh giá bài đăng chứa nội dung thù địch và gây thù hận.

Động thái này của Twitter là biện pháp mới nhất nhằm điều chỉnh lại định nghĩa về nội dung lăng mạ và gây hại dẫn đến làn sóng chỉ trích dữ dội trên các mạng xã hội.

Twitter cho biết sự điều chỉnh mới nhất về quy định đối với người dùng được đưa ra dựa trên những phản hồi của cộng đồng sau khi công ty này công bố các quy định cập nhật về nội dung thù địch năm 2019.

Thông báo ngày 2/12 của đội ngũ an ninh Twitter cho biết: “Mặc dù chúng tôi khuyến khích mọi người tự do thể hiện bản thân trên Twitter, nhưng những hành vi quấy rối và thù địch sẽ không có chỗ trên nền tảng này.

Hiện tại chúng tôi đang mở rộng hơn nữa chính sách liên quan đến những hành vi gây thù hận để cấm những ngôn từ vô nhân đạo, phân biệt chủng tộc, dân tộc hoặc nguồn gốc quốc gia.”

Twitter nêu rõ mạng xã hội này sẽ xóa các bài đăng bị tố cáo vi phạm các quy định này. Twitter tuyên bố: “Nếu một tài khoản liên tục vi phạm các quy tắc của Twitter, chúng tôi có thể tạm thời khóa hoặc xoá luôn tài khoản đó”.

Trong năm ngoái, Twitter đã cấm các bài đăng mang nội dung vô nhân đạo, phân biệt tôn giáo và đẳng cấp xã hội. Tháng 3 vừa qua, mạng xã hội này đã mở rộng quy định này, theo đó bổ sung tuổi tác, khuyết tật và bệnh tật vào danh sách các vấn đề cần được bảo vệ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

25 dự báo về Social Media Marketing trong 2021 (P2)

Nhiều doanh nghiệp đã phải nhanh chóng xoay sở để trụ vững trong bối cảnh toàn cầu ngừng hoạt động để hạn chế sự lây lan của COVID-19, trong khi nhiều doanh nghiệp khác lại không may mắn được như vậy và kết quả là họ buộc phải đóng cửa vĩnh viễn.

25 dự báo về Social Media Marketing trong 2021 (P2)

Twitter

Ngay cả sau ngần ấy năm, vẫn rất khó để nói Twitter là gì, thế mạnh chính của nó là gì và nó sẽ phát triển ở đâu trong tương lai.

Bởi vì bất chấp sự phổ biến liên tục của nền tảng, Twitter hầu như không thay đổi gì, không có sự đổi mới hoặc cập nhật lớn nào làm thay đổi cách mọi người sử dụng ứng dụng này.

Chắc chắn, nền tảng này đã làm cho các tweet dài hơn vào năm 2018 và nó đã thử phát trực tiếp (live-streaming), ‘Moments’ và tweet âm thanh, trong số nhiều tùy chọn khác. Nhưng không tính năng trong số đó thực sự nổi bật.

Vậy làm thế nào Twitter có thể phát triển vượt ra ngoài những điều này? chúng ta liệu sẽ thấy thay đổi lớn nào trong suốt 12 tháng tới không?

Cập nhật “Fleets”

Phiên bản ‘Stories’ riêng của Twitter – được gọi là ‘Fleets’ – hiện đã có sẵn cho tất cả người dùng và trong năm tới, bạn có thể mong đợi Twitter tung ra các bản cập nhật mới cho tùy chọn này vì nó có vẻ như đang khai thác sự phổ biến ngày càng tăng của định dạng này.

Những thiếu sót đáng chú ý từ Fleets là các tùy chọn và hiệu ứng AR, và có vẻ như Twitter sẽ bổ sung nhiều công cụ khác nhau trên định dạng này khi mua lại Chroma Labs vào tháng Hai.

Nhưng dường như Twitter hơi chậm chân khi người dùng đã có một loạt các hiệu ứng và công cụ hình ảnh trên Snapchat, Instagram và TikTok, và sẽ khó có khả năng Twitter vượt qua những ứng dụng này.

Fleets cũng sẽ được cập nhật nhưng có vẻ như nó sẽ không trở thành một yếu tố chính của người dùng khi trải nghiệm Twitter. Fleets sẽ không thúc đẩy sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng hoặc quan tâm đến ứng dụng này.

Không gian âm thanh

Twitter cũng đang cập nhật không gian âm thanh, đây sẽ là một tính năng giống như Clubhouse, mang đến cho người dùng một cách khác để tương tác.

Không gian âm thanh dường như vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, nó sẽ là thứ để thử nghiệm và với những phát triển gần đây, nó có vẻ sẽ ra mắt vào đầu năm 2021.

Tập trung vào chủ đề (Topic)

Twitter cũng đang tìm cách mở rộng tiềm năng tương tác của mình bằng cách cung cấp cho người dùng nhiều đề xuất hơn về ‘Chủ đề’ để theo dõi trong nguồn cấp dữ liệu của họ, thay vì hồ sơ (Profile).

Vào năm 2021, sẽ không ngạc nhiên khi Twitter tiến thêm một bước nữa và thêm không gian ‘Chủ đề’, nơi nó sẽ thu thập các tweet có liên quan về một chủ đề nào đó, do nhóm của Twitter quản lý, vào một trang hoặc phần dành riêng trong ứng dụng.

Điều này có thể tương tự với danh sách hiện tại liên quan đến các sự kiện thể thao đang diễn ra và luồng trực tiếp, cung cấp danh sách tập trung, phong phú hơn về các tweet và hồ sơ chính về mỗi chủ đề, điều có thể giúp cải thiện mức độ tương tác trên ứng dụng.

Chỉ báo trạng thái trên hồ sơ

Twitter đã thử nghiệm những điều này trong một khoảng thời gian và có vẻ như đây là một sự bổ sung hợp lý, đặc biệt là phù hợp với việc triển khai Fleets.

Nó không phải là một yếu tố chính, nhưng nó có thể cung cấp nhiều cơ hội hơn để kết nối và tương tác, đặc biệt là xung quanh các sự kiện lớn.

Dự kiến sẽ thấy những tính năng này trong nửa đầu năm 2021.

Các danh mục xác minh

Tuần trước, Twitter giải thích rằng họ đang phát triển và cập nhật các danh mục xác minh mới ngoài việc chỉ đánh dấu màu xanh cơ bản. Điều đó có thể thấy các loại tài khoản đã xác minh mới, có thể bao gồm các chỉ số cụ thể dựa trên những gì mỗi tài khoản đại diện.

Sự bổ sung quan trọng ở đây có thể là một số nhận dạng mới cho các tài khoản bot – vào tháng 10 năm ngoái, Twitter cho biết rằng họ đang phát triển một số nhận dạng khả thi cho các hồ sơ bot, để cho người dùng biết họ đang giao dịch với ai (hoặc cái gì).

Đó có thể là một thay đổi lớn, có thể thay đổi mức độ tương tác trong ứng dụng. Và nếu Twitter muốn tiến thêm một bước nữa …

Loại bỏ Bots

Bots vẫn là một vấn đề lớn trên Twitter, với các xu hướng chính trị khác nhau được cho là do ‘đội quân’ bot được sử dụng để thao túng sự tương tác và làm lung lay ý kiến chung của dư luận.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như một phần của quy trình xác minh bot mới, Twitter đã thiết lập một ngưỡng về những gì đủ điều kiện là tài khoản bot.

Ví dụ: điều gì sẽ xảy ra nếu Twitter nói rằng ‘nếu 80% tweet của bạn được retweet, bạn sẽ được gắn nhãn là một hồ sơ bot’.

Điều đó sẽ làm phiền rất nhiều người dùng, nhưng nó cũng có thể khiến nhiều người dùng chia sẻ nhiều suy nghĩ của họ hơn, thay vì chỉ đơn giản là khuếch đại các nhận xét hiện có.

Điều này cũng phù hợp với những nỗ lực gần đây của Twitter nhằm khiến người dùng dành nhiều thời gian hơn để xem xét những gì họ đang chia sẻ, thay vì retweet trực tiếp.

Không có dấu hiệu nào cho thấy Twitter sẽ làm bất cứ điều gì, nhưng chắc chắn Twitter sẽ giải quyết ‘những mối bận tâm’ liên quan đến các tài khoản bot này.

Tài khoản của Donald Trump bị cấm

Đây là một dự đoán ngẫu nhiên, nhưng vào một thời điểm nào đó, khoảng giữa năm sau, Twitter sẽ cấm hoàn toàn tài khoản của Donald Trump.

Nhiều người đã kêu gọi Twitter hành động với tài khoản của Trump trong nhiều năm và với việc cựu Tổng thống sẽ sớm đăng tweet với tư cách là một thường dân, Twitter đã nói rằng ông ấy sẽ mất hết bất kỳ sự cân nhắc hoặc bảo vệ đặc biệt nào.

Nếu Twitter muốn đưa ra tuyên bố, như đã làm bằng cách cấm các quảng cáo chính trị vào cuối năm 2019, nó có thể tìm cách loại bỏ Trump hoàn toàn.

Hết phần 2 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Snapchat công bố tính năng tạo video dạng ngắn nhằm cạnh tranh với TikTok

Tính năng mới này của Snapchat có tên gọi là Spotlight sẽ gợi ý người dùng xem các nội dung do những người có ảnh hưởng và những thành viên khác của mạng xã hội này chia sẻ.

Để cạnh tranh với các đối thủ khác như TikTok của Trung Quốc, ngày 23/11, mạng xã hội Snapchat của Mỹ công bố một tính năng gợi ý video ngắn mới.

Snapchat là một ứng dụng phổ biến trên thế giới với những người dùng điện thoại thông minh trẻ tuổi, với 249 triệu người dùng (số liệu tính tới cuối tháng 9).

Tính năng mới có tên gọi là Spotlight sẽ gợi ý người dùng xem các nội dung do những người có ảnh hưởng và những thành viên khác của mạng xã hội này chia sẻ.

Spotlight được tung ra để mở rộng các kết nối trong cộng đồng người dùng Snapchat bằng cách cho phép mọi người tạo các video ngắn và đưa lên mạng xã hội này.

Tính năng này khuyến khích người dùng tạo các video ngắn đi kèm những công cụ chỉnh sửa sử dụng filters (bộ lọc) và thêm các hiệu ứng làm đẹp.

Công ty Snap, đơn vị sở hữu của nền tảng Snapchat, cho biết Spotlight mang lại một trải nghiệm mới, giúp người dùng chia sẻ video với hàng triệu người khác và cũng có thể kiếm lời từ những video này.

Snap cũng khẳng định triển khai đội ngũ nhân sự kiểm duyệt nội dung các video đăng tải, thay vì các hệ thống tự động mà các đối thủ áp dụng. Spotlight cũng không có mục bình luận từ cộng đồng.

Spotlight sử dụng thuật toán phân tích thói quen xem video của người dùng để gợi ý những video phù hợp nhất.

Hiện các mạng xã hội đang cạnh tranh mạnh mẽ trong phát triển những tính năng mới để đáp ứng thị hiếu, đặc biệt là những người dùng trẻ tuổi.

Trên thực tế, mạng xã hội lớn nhất toàn cầu hiện nay là Facebook bị cho là đang dần mất thị phần người xem trẻ tuổi vào tay những đối thủ như Snapchat và TikTok.

Một nghiên cứu của Piper Jaffay tiến hành tháng trước cho thấy Snapchat hiện là nền tảng mạng xã hội được các thanh thiếu niên Mỹ yêu thích nhất, trong khi TikTok cũng đã vượt qua nền tảng chia sẻ video và hình ảnh của Instagram (thuộc sở hữu của Facebook) để chiếm vị trí thứ hai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

60% đơn hàng online tại Việt Nam được thực hiện trên mạng xã hội

Người Việt có thói quen mua hàng trên mạng xã hội nhiều hơn các trang thương mại điện tử. Tuy vậy, việc thanh toán khi mua bán, trao đổi hàng hóa trên mạng xã hội hiện vẫn còn rất sơ khai. 

Tiki, Lazada, Shopee… chỉ chiếm 40% tổng giao dịch TMĐT tại Việt Nam

Thông tin này vừa được chia sẻ tại lễ ký kết hợp tác giữa tập đoàn công nghệ NextTech của Việt Nam và công ty cung cấp dịch vụ thanh toán VISA. Đây là một thỏa thuận về việc thúc đẩy các hình thức thanh toán số trên mạng xã hội.

Theo chuyên gia công nghệ Nguyễn Hòa Bình, người tiêu dùng Việt có xu hướng mua hàng dựa trên cảm xúc nhất thời. Do vậy, Việt Nam đã trở thành mảnh đất màu mỡ để phát triển thương mại điện tử.

Tuy vậy, có một đặc điểm khác biệt ở thị trường Việt Nam, đó là số lượng người bán hàng không được thống kê chính thức trên các nền tảng mạng xã hội là rất lớn.

Bốn mặt hàng chủ yếu được bày bán trên các trang mạng xã hội là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thời trang và đồ gia dụng.

Người Việt Nam sử dụng Internet trung bình 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày, chủ yếu thông qua smartphone. Mục đích sử dụng Internet chính của người Việt là để vào các mạng xã hội.

Điều này dẫn tới việc mạng xã hội đang trở thành một trong những kênh bán hàng hiệu quả nhất hiện nay.

Dựa trên những số liệu thống kê của mình, vị chuyên gia này cho rằng, các nền tảng (sàn) thương mại điện tử hiện chỉ chiếm 40% tổng số giao dịch trực tuyến tại Việt Nam.

60% tổng giao dịch còn lại thuộc về các tài khoản cá nhân, các trang fanpage và group trên mạng xã hội.

Điều này dẫn tới một thực tế là việc thanh toán khi mua bán, trao đổi hàng hóa trên mạng xã hội tại Việt Nam hiện vẫn còn rất sơ khai, chủ yếu qua hình thức COD (nhận hàng – trả tiền), ông Bình nói.

Phát triển thanh toán số trên mạng xã hội sẽ thúc đẩy TMĐT

Tại các thị trường như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, hình thức thanh toán qua COD chiếm tỷ trọng rất thấp, dưới 40% số giao dịch thương mại điện tử.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Hòa Bình, khoảng 90% số giao dịch qua mạng xã hội hiện nay tại Việt Nam được thực hiện qua hình thức COD, chỉ 10% còn lại được thực hiện thông qua chuyển khoản.

Ở Việt Nam, các hãng vận chuyển gần như miễn phí dịch vụ COD. Nhiều doanh nghiệp logistic coi hình thức thanh toán COD như một dịch vụ giá trị gia tăng khi vận chuyển, trong khi ở các thị trường khác, phí COD chiếm khoảng 3% giá trị đơn hàng.

Hình thức thanh toán qua dịch vụ COD có một điểm yếu là số lượng khách hàng bỏ đơn nhiều, thời gian quay vòng vốn chậm. Tỷ lệ hoàn đơn của loại hình này rơi vào khoảng từ 8-10%, cá biệt, một số sản phẩm, dịch vụ có tỷ lệ hoàn đơn lên tới 25-30%.

Nguyên nhân của tình trạng này là bởi, người dùng Việt thường thay đổi quyết định mua hàng do việc chốt đơn theo cảm xúc.

Bên cạnh đó, các nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ hoàn đơn khi mua hàng online cao còn do người mua hết tiền lúc nhận hàng, shipper không gọi điện được cho người mua hoặc người mua “bom đơn” không nhận.

Từ đây, có thể thấy, tính trách nhiệm trong việc đặt đơn hàng theo hình thức giao hàng – nhận tiền (COD) rất thấp. Thực tế này gây thiệt hại lớn cho các cá nhân, doanh nghiệp bởi những thiệt hại về chi phí marketing và cơ hội doanh thu.

Theo ông Nguyễn Hòa Bình, việc phát triển công cụ thanh toán số trên môi trường mạng xã hội sẽ giúp các doanh nghiệp nhanh chốt đơn hàng, giảm tỷ lệ hoàn đơn, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo ICTNews

Sẽ định danh người dùng mạng xã hội

Bộ Thông tin & Truyền thông sẽ ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng và định danh người sử dụng mạng xã hội, tránh tình trạng lợi dụng mạng xã hội để thông tin xuyên tặc, bịa đặt.

Trả lời câu hỏi tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 6/11 của đại biểu Vũ Thị Thủy (Hải Dương) về tình trạng lợi dụng mạng xã hội để thông tin xuyên tạc, bịa đặt về tình hình đất nước, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đây là vấn nạn toàn cầu.

Bộ xác định làm sạch không gian mạng là nhiệm vụ trọng tâm, làm rất quyết liệt cả về thể chế, về công cụ quản lý (trung tâm giám sát xử lý an toàn thông tin mạng quốc gia, đường dây nóng tiếp nhận phản ánh tin giả).

Bộ đã làm việc cứng rắn với các nền tảng xuyên biên giới, nhất là Facebook và Youtube, các nền tảng này đã tăng mạnh số lượng tin giả được gỡ bỏ. Từ đầu năm tới nay, Bộ phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý hàng trăm trường hợp tin sai, tin giả.

Thời gian tới, Bộ sẽ ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng và định danh người sử dụng mạng xã hội để người sử dụng không nghĩ rằng vô danh nên vô trách nhiệm; yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới tuân thủ pháp luật Việt Nam và đóng thuế. Bộ cũng đề nghị Quốc hội sửa hình thức xử phạt vi phạm từ mức tuyệt đối thành mức xử phạt theo doanh thu…

Còn với câu hỏi của Đại biểu Ngàn Phương Loan (Lạng Sơn) về xử lý những nội dung nhảm nhí, trái văn hóa, thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ em, Bộ trưởng cho biết, Bộ Thông tin Truyền thông đã xây dựng và nâng cấp Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia có cái năng lực xử lý mỗi ngày là 300 triệu tin, có thể phân tích, đánh giá, phân loại và phát hiện sớm.

Hình thành các đường dây nóng của Cục phát thành – truyền hình và thông tin điện tử và các Sở Thông tin & Truyền thông để tiếp nhận phản ánh về các tin giả, tin xấu độc.

Bộ cũng đã làm việc cứng rắn với các nền tảng xuyên giới, nhất là Facebook và Youtube. Tỷ lệ đáp ứng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook đã tăng từ 10% lên 95% và của Youtube là tăng từ 50% lên 90%.

Số lượng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook năm 2020 tăng 3 lần so với năm 2017 và số lượng video xấu độc được gỡ bỏ trên Youtube năm 2020 là tăng 8 lần so với năm 2017. Số trang giả mạo được gỡ bỏ cũng tăng được 8 lần so với năm 2017.

Về xử lý vi phạm hành chính thì từ đầu năm 2020 đến nay, Bộ Thông tin Truyền thông cùng các Sở Thông tin & Truyền thông các tỉnh phối hợp với cơ quan chức năng địa phương đã xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm về tin sai tin giả, xử lý hàng ngàn đơn thư khiếu nại và phản ánh, tố cáo về tin giả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo NDH

Tài khoản Twitter của Elon Musk và Bill Gates bị hack

Vụ việc tài khoản Twitter của hàng loạt lãnh đạo công ty công nghệ và người nổi tiếng bị hack cho thấy hacker có thể tấn công bất kỳ ai.

Ảnh: BBC

Trong cuộc tấn công quy mô lớn vào hôm 15/7 (giờ Mỹ), hàng loạt tài khoản Twitter của người nổi tiếng, lãnh đạo công ty công nghệ, chính trị gia đều bị kẻ xấu hack thành công.

Elon Musk, Joe Biden, Bill Gates, Kardashian West, Jeff Bezos, Barack Obama, Warren Buffett, YouTuber MrBeast,… nằm trong số các tài khoản bị hack.

Những tài khoản này đều đăng thông điệp quảng bá địa chỉ một ví bitcoin, khẳng định bất kỳ thanh toán nào gửi tới địa chỉ này đều được tăng gấp đôi và hoàn lại.

Ông Dmitry Bestuzhev, Chuyên gia an ninh mạng tại Kaspersky ước tính chỉ trong 2 giờ, ít nhất 367 người dùng đã chuyển tổng cộng khoảng 120.000 USD cho tin tặc.

“Chúng ta đang sống trong thời đại mà ngay cả những người có kỹ năng về công nghệ thông tin cũng có thể bị rơi vào bẫy của tin tặc và ngay cả những tài khoản an toàn nhất cũng có thể bị hack”, ông Dmitry Bestuzhev cảnh báo.

Theo Kaspersky, trong cuộc tấn công này tin tặc đã chiếm được quyền kiểm soát tài khoản – do email bị thay đổi, chủ tài khoản không thể nhanh chóng lấy lại quyền truy cập. Dù sau đó các tài khoản này đã được đưa về chính chủ.

Trước đây, bản thân tài khoản của Jack Dorsey, CEO Twitter, cũng bị tấn công. Số điện thoại của ông bị hack và gửi các dòng tweet thông qua tin nhắn SMS.

Mặc dù các mạng xã hội lớn đều ưu tiên bảo mật nhưng cả trang web và phần mềm đều không thể miễn dịch hoàn toàn với lỗ hổng bảo mật, và sai lầm từ yếu tố con người cũng không ngoại lệ. Do đó, bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào cũng có thể bị tấn công.

Kẻ lừa đảo sử dụng kết hợp kỹ thuật cũ nhưng hiệu quả cùng phương thức tấn công mới, cũng như tận dụng yếu tố bất ngờ và lợi dụng sự tin tưởng của người dùng để đưa nạn nhân vào bẫy.

Ngoài ra, các tác nhân đe dọa có thể có quyền truy cập vào tài khoản nạn nhân theo những cách khác như xâm nhập vào ứng dụng của bên thứ ba để đạt quyền truy cập vào hồ sơ cá nhân, hoặc mật khẩu của người dùng.

Dù vậy, chuyên gia của hãng bảo mật Nga kêu gọi người dùng cẩn trọng khi dùng mạng xã hội, có ý thức với tài sản số nhưng đừng quá hoảng sợ.

Chuyên gia khuyên cần dành thời gian để tìm hiểu bảo mật tài khoản mạng xã hội. Khi đó người dùng sẽ có kiến ​​thức và công cụ để nhận ra ngay cả những lừa đảo phức tạp nhất, cũng như giảm thiểu ảnh hưởng nếu nó xảy ra.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú | MarketingTrips via ictnews

Thêm LinkedIn và Reddit bị phát hiện ‘lén’ lấy dữ liệu người dùng

LinkedIn và Reddit là hai ứng dụng mới nhất bị phát hiện đọc và lấy dữ liệu bộ nhớ tạm clipboard trên bản thử nghiệm iOS 14.

Phát hiện của Don Morton lập tức được đại diện của LinkedIn phản hồi.

Don Morton, đồng sáng lập Urspace đã tìm thấy bằng chứng về việc LinkedIn liên tục sao chép nội dung bộ nhớ tạm clipboard của MacBook Pro khi ông đang sử dụng iPad Pro (iOS và MacOS có khả năng chia sẻ bộ nhớ tạm nếu cùng tài khoản Apple). “LinkedIn sao chép nội dung trong clipboard liên tục mỗi khi tôi nhấn phím”, ông viết trong bài đăng Twitter hôm 3/7

Phó chủ tịch kỹ thuật về sản phẩm tiêu dùng của LinkedIn, Erran Berger, đã nhanh chóng trả lời phát hiện của Morton: “Chúng tôi chỉ kiểm tra sự tương đồng giữa nội dung trong clipboard và nội dung hiển thị trong khung nhập ký tự. Chúng tôi không lưu trữ hoặc truyền tải nội dung clipboard”.

Sáng nay, ngày 5/7, LinkedIn đã ra mắt phiên bản cập nhật mới với lời hứa đã loại bỏ đoạn mã cho phép đọc dữ liệu clipboard của người dùng. LinkedIn là mạng xã hội chuyên về tuyển dụng và tìm kiếm cơ hội việc làm lớn nhất thế giới hiện nay.

Morton cũng tìm thấy vấn đề tương tự với Reddit khi iOS 14 bản thử nghiệm liên tục báo phần mềm này đang đọc dữ liệu clipboard.

Trả lời email của Verge về sự việc, đại diện của Reddit cho biết phần mềm chỉ kiểm tra xem trong clipboard của người dùng có đường dẫn trang web nào không để đưa ra gợi ý về tiêu đề bài viết phù hợp nhất.

Mạng xã hội Reddit cho biết phần mềm của họ sẽ có bản cập nhật mới vào ngày 14/7 để loại bỏ đoạn mã theo dõi clipboard của người dùng.

Trong bài đăng mới nhất trên trang blog cá nhân, Don Morton cho biết điều đáng lo ngại nhất là bất kỳ phần mềm nào cũng có khả năng truy cập vào bộ nhớ tạm của iPhone mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu.

Ông cho rằng ngoài thông báo dữ liệu này đang bị xâm phạm, iOS 14 nên yêu cầu các ứng dụng phải xin phép người dùng trước khi được truy cập clipboard.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VnExpress