Skip to main content

Thẻ: Mạng xã hội

Gas: Mạng xã hội mới nổi tại Mỹ được yêu thích hơn cả TikTok

Ứng dụng mạng xã hội Gas hướng tới việc người dùng đặt câu hỏi tích cực về bạn cùng lớp và khuyến khích khen ngợi nhau đang trở thành hiện tượng trong giới thanh thiếu niên Mỹ.

Gas: Mạng xã hội mới nổi tại Mỹ được yêu thích hơn cả TikTok
Gas: Mạng xã hội mới nổi tại Mỹ được yêu thích hơn cả TikTok

Theo thống kê của Data.AI, ứng dụng mạng xã hội mới có tên Gas đã thu hút hơn 500.000 lượt tải kể từ khi ra mắt vào cuối tháng 8.

Cuối tuần qua, Gas trở thành app mạng xã hội được tải nhiều nhất tại Mỹ, vượt mặt nhiều ứng dụng lớn như TikTok hay Facebook.

Gas ra mắt vào tháng 8 và theo Wall Street Journal, đây là ứng dụng mạng xã hội được tải xuống nhiều nhất ở cửa hàng App Store.

Ấn tượng hơn khi ứng dụng mới chỉ tải được ở 12 tiểu bang của nước Mỹ. Trên trang web, ứng dụng cho biết sẽ tăng công suất máy chủ nhằm đáp ứng nhu cầu tăng vọt của người dùng.

Theo Gizmodo, Gas là ứng dụng hướng tới đối tượng thanh thiếu niên. Khác với những mạng xã hội nổi lên gần đây như TikTok, Gas tập trung phát triển môi trường tích cực hơn và hướng tới những lời khen dành cho nhau.

Về cơ bản, Gas cho phép người dùng trả lời ẩn danh nhiều câu hỏi về mọi người ở trường lớp và bình chọn cho các bảng xếp hạng như “người đẹp nhất mà bạn từng gặp” hoặc “người bạn cùng lớp không bao giờ sợ gặp rắc rối”.

Các câu hỏi trong Gas có bản chất tích cực và khuyến khích người dùng khen nhau. Những người được chọn trong các cuộc thăm dò sẽ nhận được một “ngọn lửa”, thông điệp rằng họ đã được chọn. Quá trình bỏ phiếu này hoàn toàn ẩn danh và người được bình chọn chỉ biết giới tính và cấp tài khoản của người bỏ phiếu.

Đặc biệt khi đăng ký mạng xã hội Gas, người dùng có thể chọn trường trung học của mình để tạo danh sách bạn bè chỉ bao gồm các bạn cùng lớp.

Gas khẳng định dữ liệu vị trí chỉ được sử dụng một lần khi người dùng đăng ký. Đồng sáng lập Nikita Bier nói với Wall Street Journal rằng dữ liệu thậm chí còn không được lưu trữ trên máy chủ của nền tảng này.

5 năm trước cũng có một cái tên tương tự Gas là TBH dành cho thanh thiếu niên khen ngợi nhau. Ứng dụng nhanh chóng đứng đầu bảng xếp hạng App Store và thu hút hàng triệu người dùng là trẻ em ở cấp trung học.

Chưa đầy 3 tháng sau khi ra mắt, Facebook đã mua lại TBH và đóng cửa ngay sau đó.

Bạn có thể tải xuống ứng dụng Gas từ các cửa hàng ứng dụng (App Store).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Facebook là gì? Tìm hiểu toàn diện về mạng xã hội Facebook

Cùng tìm hiểu tất cả các nội dung về mạng xã hội Facebook như: Facebook là gì? Lịch sử hình thành của mạng xã hội Facebook? Những tính năng chính của Facebook là gì? Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội Facebook và hơn thế nữa.

facebook là gì
Facebook là gì? Tìm hiểu về mạng xã hội lớn nhất thế giới

Facebook là gì? Facebook là mạng xã hội lớn nhất toàn cầu với khoảng 3 tỷ người dùng tính đến năm 2022. Cùng với các nền tảng mạng xã hội khác như Instagram, LinkedIn, WhatsApp, TikTok hay Twitter, Facebook nằm trong một bức tranh tổng thể lớn hơn là mạng xã hội (Social Networks) với quy mô hơn 5 tỷ người dùng toàn cầu đến năm 2022.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Facebook là gì?
  • Mạng xã hội là gì?
  • Lịch sử hình thành của mạng xã hội Facebook.
  • Những tính năng chính hiện có trên Facebook là gì?
  • Facebook hoạt động như thế nào hay cách sử dụng Facebook ra sao.
  • Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội Facebook.
  • Facebook phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
  • Lượng người dùng và doanh số của một số mạng xã hội lớn toàn cầu như Instagram, Facebook, YouTube, LinkedIn, TikTok và Twitter.
  • Facebook (Meta) Business Manager là gì?
  • Facebook (Meta) Business Suite là gì?
  • Facebook Ads là gì?
  • FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội hay ứng dụng Facebook.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Facebook là gì?

Facebook là mạng xã hội (Social Network) thuộc Meta Platforms Inc (trước đây là Facebook Platforms Inc), là một công ty truyền thông xã hội có trụ sở chính tại Menlo Park, California, Mỹ.

Mặc dù không phải là mạng xã hội đầu tiên trên thế giới, tính đến năm 2022, Facebook là nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu với khoảng 3 tỷ người dùng.

Theo số liệu từ Statista, tính đến năm 2022, Facebook có khoảng gần 3 tỷ người dùng (MAU) toàn cầu, trong đó Ấn Độ, Mỹ và Indonesia là 3 thị trường lớn nhất.

Không giống như TikTok là nền tảng video ngắn giải trí hay Instagram chuyên về chia sẻ hình ảnh, mạng xã hội Facebook có thể được gọi là “nền tảng mạng xã hội tích hợp”, nơi người dùng có thể kết nối với bạn bè, trò chuyện, giải trí, tìm kiếm thông tin, phục vụ công việc chuyên nghiệp, hay cả việc kinh doanh.

Mạng xã hội là gì?

Thuật ngữ mạng xã hội (Social Network) đề cập đến việc sử dụng các trang web hay ứng dụng truyền thông xã hội (Social Media Sites, platforms) để kết nối với bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp dựa trên môi trường chính là Internet (trực tuyến).

Mạng xã hội có thể được sử dụng với mục đích xã hội, giải trí, mục đích kinh doanh và hơn thế nữa tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể.

Tính đến năm 2022, Facebook (thuộc Meta) là mạng xã hội lớn nhất và phổ biến nhất toàn cầu với gần 3 tỷ người dùng. Bên cạnh Facebook, một số nền tảng mạng xã hội lớn khác có thể kể đến như Instagram, YouTube, TikTok hay Twitter.

Tổng số lượng người dùng mạng xã hội toàn cầu hiện là khoảng hơn 5 tỷ người.

Để có thể tìm hiểu toàn diện về khái niệm mạng xã hội cũng như các nội dung liên quan, bạn có thể xem tại: mạng xã hội là gì

Lịch sử hình thành của mạng xã hội Facebook.

Về mặt tổng thể, lịch sử của Facebook có thể được chia thành 6 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1:  Hình thành, đổi tên và nhận được đầu tư.
  • Giai đoạn 2: Chính thức giới thiệu ra công chúng và bắt đầu tăng trưởng.
  • Giai đoạn 3: IPO và đạt 1 tỷ người dùng đầu tiên.
  • Giai đoạn 4: Sửa đổi giao diện và thuật toán.
  • Giai đoạn 5: Cơ cấu lại tầm nhìn của doanh nghiệp.
Giai đoạn 1:  Hình thành, đổi tên và nhận được đầu tư (2003-2006).

Vào năm 2003, tiền thân của mạng xã hội Facebook ngày nay có tên là “FaceMash” chính thức được hình thành bởi ý tưởng của nhà sáng lập Mark Zuckerberg, khi anh đang theo học tại Đại học Harvard.

Cái tên FaceMash được lấy ý tưởng từ website “Hot or Not” (hotornot.com), một website cho phép người dùng đánh giá “độ hot” của hình ảnh, cụ thể là người dùng sẽ được hỏi và bình chọn đâu là hình ảnh “Hot nhất”.

FaceMash đã thu hút 450 người truy cập và 22.000 lượt xem ảnh trong bốn giờ đầu tiên.

Website này sau đó đã được gửi đến một số nhóm trong trường, nhưng chỉ sau vài ngày, nó đã bị ban quản trị Harvard “cấm cửa”.

Mark Zuckerberg khi này phải đối mặt với việc bị trục xuất và bị buộc tội vi phạm bảo mật, vi phạm bản quyền và vi phạm quyền riêng tư của cá nhân.

Vào tháng 1 năm 2004, Zuckerberg đã viết một website mới, được gọi là “TheFacebook” với ý tưởng chủ đạo là tạo nên một website tập trung (centralized Website), thứ có thể mang lại rất nhiều lợi ích.

Zuckerberg tiếp đó đã gặp một vài sinh viên khác tại Harvard để kêu gọi đầu tư, và mỗi người trong số họ sau đó đã đồng ý đầu tư 1.000 USD.

Vào ngày 4 tháng 2 năm 2004, Zuckerberg ra mắt “TheFacebook” với tên miền (domain) chính thức là thefacebook.com.

Về bản chất, TheFacebook hoạt động như một thư viện trực tuyến nội bộ, nơi cho phép các sinh viên trong trường kết nối với nhau.

Vào tháng 3 năm 2004, TheFacebook được mở rộng sang các trường danh tiếng khác như Columbia, Stanford và Yale. Sau đó là Ivy League, Đại học Boston, NYU, MIT, và tiếp nữa là hầu hết các trường đại học tại Mỹ và Canada.

Vào giữa năm 2004, TheFacebook đã nhận được khoản đầu tư đầu tiên từ người đồng sáng lập của PayPal, Peter Thiel.

Vào năm 2005, TheFacebook được đổi tên thành Facebook sau khi nền tảng này mua lại tên miền Facebook.com với giá 200.000 USD.

Vào tháng 5 năm 2005, Accel Partners đã đầu tư 12,7 triệu USD vào Facebook.

Giai đoạn 2: Chính thức giới thiệu ra công chúng và bắt đầu tăng trưởng (2006-2012).

Vào tháng 9 năm 2006, Facebook chính thức ra mắt nền tảng tới công chúng, cho phép tất cả mọi người ít nhất từ 13 tuổi và có địa chỉ email hợp lệ sử dụng.

Vào cuối năm 2007, Facebook đã có khoảng 100.000 Trang (Page hay Fanpage), nơi các tổ chức hay nhà quảng cáo có thể sử dụng để khởi chạy các chiến dịch quảng cáo.

Vào tháng 10 năm 2007, Microsoft thông báo rằng công ty này đã mua lại 1,6% cổ phần của Facebook với giá 240 triệu USD, giá trị của Facebook đạt mức khoảng 15 tỷ USD.

Vào thời gian này, Facebook cũng bắt đầu sửa đổi khá nhiều lại giao diện của mình.

Vào tháng 11 năm 2010, theo SecondMarket Inc, giá trị của Facebook là 41 tỷ USD, vượt qua cả gã khổng lồ thương mại điện tử lúc bấy giờ là eBay, và là website lớn thứ 3 của Mỹ sau Google và Amazon.com.

Vào tháng 3 năm 2011, Facebook cho biết đã xóa khoảng 20.000 tài khoản mỗi ngày vì vi phạm điều khoản của nền tảng như spam, không đủ độ tuổi sử dụng và hơn thế nữa.

Thống kê cho thấy Facebook đã đạt 1.000 tỷ lượt xem trang (pageviews) trong tháng 6 năm 2011 và là website được truy cập nhiều thứ 2 ở Mỹ sau Google (Theo Nielsen).

Giai đoạn 3: IPO và đạt 1 tỷ người dùng đầu tiên (2012-2013).

Vào ngày 17 tháng 5 năm 2012, Facebook chính thức IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) với giá mỗi cổ phiếu là 38 USD. Facebook được định giá 104 tỷ USD.

Vào đầu tháng 10 năm 2012, Facebook thông báo nền tảng có hơn một tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), bao gồm khoảng 600 triệu người dùng di động, 219 tỷ lượt tải lên ảnh và 140 tỷ kết nối bạn bè (Friend Connections).

Giai đoạn 4: Sửa đổi giao diện và thuật toán (2013-2020).

Vào tháng 1 năm 2013, Facebook ra mắt Facebook Graph Search, một công cụ tìm kiếm theo ngữ nghĩa của Facebook, khi người dùng nhập vào thanh tìm kiếm một từ khoá nào đó, công cụ sẽ trả về các câu trả lời “chính xác” thay vì là một loạt các liên kết (link) mà người dùng phải nhấp vào rồi xem thêm.

Vào tháng 6, tính năng hashtag (thẻ hashtag) chính thức được giới thiệu, người dùng có thể thêm thẻ hashtag vào nội dung bài đăng hoặc sử dụng nó để tìm kiếm các bài đăng khác có cùng hashtag đó.

Tính đến tháng 6 năm 2014, điện thoại di động chiếm 62% doanh thu quảng cáo của Facebook, tăng 21% so với năm trước. Đến tháng 9 cùng năm, vốn hóa thị trường của Facebook đã vượt quá 200 tỷ USD.

Giai đoạn 5: Cơ cấu lại tầm nhìn của doanh nghiệp (2020 đến nay).

Vào tháng 6 năm 2021, Facebook công bố Bulletin, một nền tảng xuất bản nội dung trực tuyến dành cho những người biên tập hay nhà sáng tạo nội dung tự do.

Không giống với các đối thủ cạnh tranh như Substack, Facebook không cắt hay giữ lại một phần doanh thu từ những người này (phí subscription).

Vào tháng 10 năm 2021, Facebook, Inc. đã được đổi tên thành Meta Platforms, Inc. nhằm mục tiêu hướng tới vũ trụ ảo Metaverse.

Vào tháng 11 năm 2021, Facebook tuyên bố sẽ ngừng việc nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên các dữ liệu liên quan đến sức khỏe, chủng tộc, dân tộc, niềm tin chính trị, tôn giáo và khuynh hướng giới tính.

Vào tháng 2 năm 2022, lượng người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) của Facebook lần đầu tiên sụt giảm sau hơn 18 năm. Theo Meta, công ty mẹ của Facebook, DAU đã giảm xuống chỉ còn khoảng gần 2 tỷ người dùng.

Những tính năng chính hiện có trên Facebook là gì?

Những tính năng chính hiện có trên Facebook là gì?
Những tính năng chính hiện có trên Facebook là gì?

Cũng tương tự như các nền tảng mạng xã hội khác, bên cạnh các tính năng cơ bản của một nền tảng mạng xã hội, Facebook cũng có nhiều tính năng mà các nền tảng khác không có.

Dưới đây là một số tính năng chính mà người dùng có thể thực hiện trên mạng xã hội Facebook (có thể hành động sau khi đăng ký tài khoản).

  • Post – Đăng bài.

Khác với TikTok, khi người dùng chỉ có thể đăng video hay với Instagram, chủ yếu là hình ảnh, người dùng Facebook có thể đăng tải video, hình ảnh, văn bản hay cả liên kết (link).

  • Hashtag – Gắn thẻ cho bài đăng.

Như đã có đề cập trong các phần ở trên, hashtag là tính năng mà người dùng có thể sử dụng trong các bài đăng để nội dung được khám phá nhiều hơn, hoặc cũng có thể sử dụng nó để tìm kiếm hay theo dõi các chủ đề cụ thể.

Để sử dụng hay tìm kiếm các thẻ hashtag, người dùng chỉ cần thêm dấu thăng # vào ngay trước cụm từ, ví dụ #marketingtrips hay #marketing, lưu ý không sử dụng khoảng trắng.

  • Facebook Watch.

Là nơi người dùng có thể khám phá tất cả các nội dung video trên nền tảng. Facebook cũng chia Facebook Watch thành các phần (tab) khác nhau như Gaming (video về game), Following (video từ các Trang mà người theo dõi) hay For You, nơi mà nền tảng sẽ đề xuất các video mà người dùng có thể thích.

  • Add Friend.

Add Friend có thể nói là một trong những tính năng phổ biến nhất khi nói đến các nền tảng mạng xã hội nói chung và đặc biệt là Facebook.

Nếu như người dùng chỉ có thể “Follow” nhau trên TikTok thì với Facebook, đa phần mọi người sẽ muốn “kết bạn” với nhau, hiện Facebook giới hạn mỗi người chỉ có tối đa 5000 “bạn bè”, những tài khoản sau ngưỡng này sẽ chuyển thành “Following”.

  •  Stories (Câu chuyện).

Cũng tương tự Instagram Stories, Facebook Stories là phần mà người dùng có thể đăng các Câu chuyện ngắn của mình, họ cũng có thể chỉnh sửa, thêm hiệu ứng vào hình ảnh trước khi đăng. Stories sẽ tự động biến mất sau 24h kể từ khi đăng.

Facebook hoạt động như thế nào hay cách sử dụng Facebook ra sao.

Một khi bạn đã hiểu thực sự Facebook là gì, bạn có thể cần tìm hiểu sâu hơn về cách thức hoạt động của mạng xã hội này.

Sau khi đăng ký tài khoản (sẽ được đề cập trong các phần tiếp theo bên dưới) và thêm các thông tin cho tài khoản của mình, người dùng có thể bắt đầu kết bạn, đăg bài, tương tác với các thương hiệu hay người dùng khác trên nền tảng và hơn thế nữa.

Về bản chất, vì là mạng xã hội, ứng dụng Facebook hoạt động tương tự các nền tảng khác như Instagram hay TikTok, tuỳ vào từng sở thích hay hành vi của người dùng mà thuật toán của nó sẽ đề xuất những nội dung khác nhau.

Tuỳ vào từng mục đích khác nhau, người dùng có thể sử dụng mạng xã hội Facebook để tương tác với bạn bè, để tìm kiếm thông tin, để theo dõi các thương hiệu mình yêu thích, để bán hàng và nhiều công việc khác.

Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội Facebook.

Một khi đã có thể thấu hiểu Facebook là gì và nhận thấy nó phù hợp với bạn, bạn có thể bắt đầu đăng ký và sử dụng mạng xã hội với gần 3 tỷ người dùng này thông qua các bước đơn giản bên dưới.

  • Bước 1: Truy cập https://www.facebook.com/ để bắt đầu điền thông tin đăng ký hoặc tải xuống ứng dụng trên iOS và Android.
Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội Facebook.
Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội Facebook.
  • Bước 2: Điền các thông tin như bạn có thể thấy ở trên.
  • Bước 3: Bấm chọn “Đăng ký”.
  • Bước 4: Xác nhận hoàn tất đăng ký qua email hoặc số điện thoại.
  • Bước 5: Hoàn thành việc đăng ký.

Facebook phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?

Facebook phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
Facebook phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?

Về tổng thể, Facebook dựa trên 4 tín hiệu sau để phân phối và xếp hạng nội dung, hay nói cách khác đây là cách mà Facebook quyết định ai nên xem nội dung gì.

  • Relationship – Mối quan hệ giữa người đăng và người xem: Bài đăng đó có phải từ một người, doanh nghiệp, nguồn tin tức hoặc nhân vật công chúng mà người dùng thường tương tác hay không? Bạn càng tương tác nhiều từ một thương hiệu thì nội dung từ họ càng được ưu tiên hiển thị.
  • Content Type – Loại nội dung được đăng: Loại nội dung nào trong bài đăng và loại phương tiện truyền thông nào mà người dùng tương tác nhiều nhất? (là video, ảnh hay liên kết, v.v.). Facebook hiện ưu tiên hiển thị các kiểu nội dung theo thứ tự: video, hình ảnh, liên kết, và các bài đăng thuần về văn bản (text).
  • Popularity – Mức độ phổ biến của bài đăng: Những người đã xem bài đăng đó phản ứng với nó như thế nào? (Đặc biệt là bạn bè của bạn). Có phải họ đang chia sẻ nó, bình luận về nó, bỏ qua nó, hay tỏ ra không đồng tình với nó hay không? Những nội dung càng được nhiều người tương tác (đặc biệt là bạn bè của bạn) thì càng có cơ hội được hiển thị nhiều hơn.
  • Recency – Mức độ mới mẻ của nội dung: Bài đăng đó được đăng khi nào? Bài đăng càng mới thì càng được ưu tiên hiển thị.

Lượng người dùng và doanh số của một số mạng xã hội lớn toàn cầu như Instagram, Facebook, YouTube, LinkedIn, TikTok và Twitter.

  • Instagram – khoảng 1.5 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng gần 50 tỷ USD.
  • Facebook – khoảng gần 3 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng 120 tỷ USD.
  • YouTube – khoảng hơn 2.5 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng gần 30 tỷ USD.
  • LinkedIn – khoảng 800 triệu người dùng với doanh thu năm 2021 rơi vào khoảng 10 tỷ USD.
  • TikTok – hơn 1 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là hơn 5 tỷ USD.
  • Twitter – hơn 350 triệu người dùng với doanh thu năm 2021 là gần 5 tỷ USD.

Facebook (Meta) Business Manager là gì?

Là trình quản lý doanh nghiệp của Facebook, nơi nhà quảng cáo có thể quản lý tất cả các tài sản quảng cáo của doanh nghiệp trên hệ sinh thái Facebook.

Đó có thể là các Trang (Page) được doanh nghiệp quản lý, các tài khoản quảng cáo (Ad Account), phương thức thanh toán, thông tin về doanh nghiệp, các tệp đối tượng mục tiêu và hơn thế nữa.

Bạn có thể bắt đầu đăng ký và sử dụng Facebook Business Manager tại: https://business.facebook.com/

Facebook (Meta) Business Suite là gì?

Facebook đóng vai trò như công cụ quản lý các tác vụ trên Facebook, sau khi tuy cập vào công cụ, bạn có thể sử dụng trình công cụ này để đăng bài, quản lý các nội dung bài đăng, đặt lịch đăng bài hay quản lý phần tin nhắn.

Bạn có thể bắt đầu đăng ký và sử dụng Facebook Business Suite tại: https://www.facebook.com/business/tools/meta-business-suite

Facebook Ads là gì?

Facebook Ads hay quảng cáo Facebook là một hình thức quảng cáo trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội Facebook, thuộc sở hữu của Meta Inc.

Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác như Google hay TikTok, quảng cáo trên Facebook là hình thức quảng cáo có trả phí (Paid Ads), tức nhà quảng cáo phải trả tiền để được hiển thị nội dung quảng cáo tới các nhóm đối tượng mục tiêu mong muốn.

Điểm khác biệt thú vị của Facebook Ads so với Google Ads là trong khi với Google Ads, nhà quảng cáo chỉ phải trả phí khi có ai đó nhấp vào hay tương tác với quảng cáo (PPC), với Facebook Ads, nhà quảng cáo phải trả phí ngay cả khi không có bất kì ai tương tác với các nội dung quảng cáo (CPM).

Facebok Ads Manager là gì?

Là trình quản lý quảng cáo của Facebook, nơi nhà quảng cáo có thể khởi chạy tất cả các chiến dịch quảng cáo trên tất cả các nền tảng của Meta như Facebook, Instagram, Messenger hay Audience Network.

Bạn có thể truy cập trình quản lý quảng cáo của Facebook tại: https://business.facebook.com/adsmanager

Facebook Pixel là gì?

Còn được gọi là Meta Pixel, Facebook Pixel là một đoạn mã (code) của Facebook mà các nhà quảng cáo có thể sử dụng để đặt lên website của mình với mục tiêu chính là thu thập dữ liệu từ các chiến dịch Facebook Ads (quảng cáo Facebook).

facebook pixel là gì
Facebook Pixel là gì?
Định dạng của Facebook Pixel.

Thông thường, các nhà quảng cáo sẽ sử dụng Facebook Pixel để đo lường các hành động của người dùng sau khi nhấp vào quảng cáo, tối ưu hoá các chiến dịch quảng cáo dựa trên từng chuyển đổi có được hay xây dựng các tệp khách hàng tiềm năng để tiếp thị lại (re-marketing) trong tương lai.

Bạn có thể truy cập Facebook từ trong trình quản lý quảng cáo cá nhân (Ad Manager) hoặc trình quản lý doanh nghiệp (Business Manager).

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội hay ứng dụng Facebook.

  • Facebook ID là gì?

Cũng tương tự như Twitter ID hay Instagram ID, Facebook ID là phần nhận diện tài khoản và do đó nó là duy nhất cho từng tài khoản. Bạn có thể sử dụng nó để tìm kiếm hay chia sẻ tài khoản.

Như bạn có thể thấy, phần nội dung “MarketingTripsVietnam” chính là Facebook ID, phần này là duy nhất trên Facebook, nghĩa là sẽ không có bất cứ tài khoản nào khác được sử dụng lại ID này.

  • Via Facebook là gì?

Cũng là tài khoản cá nhân trên Facebook (Profile), tuy nhiên thuật ngữ này được sử dụng chủ yếu cho những Facebooker hay Nhà quảng cáo với mục tiêu gian lận hoặc lạm dụng.

Thay vì sử dụng một tài khoản “chính thống”, họ đăng ký nhiều “tài khoản ảo” (chính là Via Facebook) để sử dụng cho mục đích quảng cáo (đăng ký và sở hữu nhiều tài khoản quảng cáo) và tương tác (ảo, seeding).

  • Facebook Reels là gì?

Là tính năng video ngắn của Meta. Hiện Reels khả dụng trên cả Facebook lẫn Instagram.

  • Facebook Marketing là gì?

Là khái niệm bao gồm tất cả các hoạt động Marketing trên nền tảng Facebook.

  • Facebook Page hay Fanpage là gì?

Là Trang trên Facebook, công cụ các thương hiệu có thể sử dụng để đăng bài và chạy quảng cáo cho các sản phẩm và dịch vụ của họ. Ngược lại với Page là Profile hay tài khoản cá nhân, bạn không thể chạy quảng cáo với kiểu tài khoản này.

  • Link Facebook là gì?

Là đường dẫn (URL) tới một tài khoản cá nhân hay Trang nào đó, ví dụ https://www.facebook.com/MarketingTripsVietnam chính là Link Facebook của MarketingTrips Page.

  • Tường Facebook hay Facebook Wall là gì?

Chính là toàn bộ phần nội dung có trên giao diện chính của trang cá nhân của một tài khoản Facebook (Profile) nào đó. Tất cả các nội dung mà người dùng chia sẻ và đăng lên Facebook sẽ nằm ở đây.

Kết luận.

Khi mạng xã hội được xem là xu hướng giải trí, mua sắm và hơn thế nữa, các nền tảng như Facebook hay TikTok sẽ tiếp tục là điểm đến ưu tiên của người dùng.

Với tư cách là người làm marketing, bằng cách hiểu rõ bản chất của facebook là gì, nó có những tính năng gì hay nên làm gì để tối ưu nội dung trên ứng dụng, bạn có thể sử dụng Facebook một cách hiệu quả hơn và có nhiều lợi thế hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

TikTok là gì? Tìm hiểu toàn diện về mạng xã hội TikTok

Được nổi lên như là mạng xã hội của giới trẻ (Gen Z), TikTok là mạng xã hội video ngắn của công ty mẹ ByteDance (Trung Quốc). Nhờ vào tính sáng tạo, thuật toán xu hướng, TikTok đang trở thành một trong những mạng xã hội phổ biến nhất toàn cầu. Vậy TikTok là gì? TikToker là ai?  lịch sử hình thành của mạng xã hội video TikTok? TikTok hoạt động như thế nào? đặc điểm, lợi ích và tác hại của TikTok? những tính năng chính hiện có của TikTok là gì? lượng người dùng TikTok tại Việt Nam và trên thế giới, và hơn thế nữa. Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết nhất trong bài viết này.

tiktok là gì
TikTok là gì? Thấu hiểu mạng xã hội video TikTok

TikTok là mạng xã hội lớn thứ 6 trên toàn cầu với hơn 1 tỷ người dùng tính đến năm 2022. Cùng với các nền tảng khác như Facebook, LinkedIn, Instagram, YouTube hay Twitter, TikTok nằm trong bức tranh tổng thể là mạng xã hội (Social Network) với quy mô hơn 5 tỷ người dùng toàn cầu tính đến quý 2 năm 2022.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • TikTok là gì?
  • Mạng xã hội là gì?
  • Lịch sử hình thành của mạng xã hội video ngắn TikTok.
  • Những tính năng chính hiện có trên TikTok là gì?
  • TikTok hoạt động như thế nào hay cách sử dụng TikTok ra sao.
  • Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội TikTok.
  • TikTok phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
  • Lượng người dùng và doanh số của một số mạng xã hội lớn toàn cầu như Instagram, Facebook, YouTube, WhatsApp, LinkedIn, TikTok và Twitter.
  • TikTok for Business là gì?
  • TikTok Ads là gì?
  • TikTok Pixel là gì?
  • FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội video ngắn hay ứng dụng video ngắn TikTok là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

TikTok là gì?

TikTok là mạng xã hội video ngắn (Short-form Video Social Networks) thuộc ByteDance, là một công ty công nghệ internet đa quốc gia có trụ sở chính tại Bắc Kinh, thủ đô của Trung Quốc.

Về bản chất, TikTok khác biệt hoàn toàn với các nền tảng mạng xã hội như LinkedIn, Instagram, Facebook hay thậm chí là mạng xã hội video YouTube.

Trong khi LinkedIn tập trung vào yếu tố chuyên nghiệp và việc làm, Instagram tập trung vào việc chia sẻ hình ảnh hay Facebook dùng để kết nối xã hội nói chung, TikTok là nền tảng giải trí thông qua các đoạn video ngắn dành cho đối tượng chính là Gen Z.

Người dùng TikTok, sau khi đăng ký tài khoản có thể bắt đầu tìm kiếm bạn bè, video, theo dõi những người hay thương hiệu khác, gửi tin nhắn, đăng tải video và hơn thế nữa.

Theo số liệu từ Statista, tính đến năm 2021, mạng xã hội TikTok có hơn 1 tỷ người dùng (MAU) toàn cầu và ước tính đạt khoảng 1.2 tỷ người dùng trong năm 2022.

Mạng xã hội là gì?

Thuật ngữ mạng xã hội (Social Network) đề cập đến việc sử dụng các trang web hay ứng dụng truyền thông xã hội (Social Media Sites, platforms) để kết nối với bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp dựa trên môi trường chính là Internet (trực tuyến).

Mạng xã hội có thể được sử dụng với mục đích xã hội, giải trí, mục đích kinh doanh và hơn thế nữa tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể.

Tính đến năm 2022, Facebook (thuộc Meta) là mạng xã hội lớn nhất và phổ biến nhất toàn cầu với gần 3 tỷ người dùng. Bên cạnh Facebook, một số nền tảng mạng xã hội lớn khác có thể kể đến như Instagram, YouTube, TikTok hay Twitter.

Tổng số lượng người dùng mạng xã hội toàn cầu hiện là khoảng hơn 5 tỷ người (2022).

Để có thể tìm hiểu toàn diện về khái niệm mạng xã hội cũng như các nội dung liên quan, bạn có thể xem tại: mạng xã hội là gì

Một số thông tin chính cần hiểu về TikTok.

Bên cạnh việc hiểu TikTok là gì, dưới đây là một số thông tin khác bạn cần nắm khi tìm hiểu về mạng xã hội video TikTok.

  • TikTok cho phép người dùng xem, tạo và chia sẻ các video ngắn trực tuyến cùng nhiều hiệu ứng chỉnh sửa video khác nhau (video effect).
  • Ứng dụng TikTok được ra mắt vào năm 2016 bởi công ty công nghệ internet của Trung Quốc có tên là ByteDance.
  • Đến năm 2022, TikTok đã có mặt tại hơn 150 thị trường khác nhau và có văn phòng tại Bắc Kinh, Los Angeles, Moscow, Mumbai, Seoul và Tokyo, cùng với đó là nhiều văn phòng đại diện tại nhiều quốc gia khác nhau trong đó có cả Việt Nam.
  • Ứng dụng video ngắn TikTok đã có khoảng hơn 1 tỷ người dùng hàng ngày trên toàn cầu vào đầu năm 2022.
  • Hơn 60% người dùng TikTok là Gen Z, là những người con của Gen X, Gen Z – còn được biết đến với tên gọi Centen-nials – là một nhóm người sinh giữa những năm 1997 và 2009.
  • Từ độ dài video cho phép ban đầu là 15 giây, đến năm 2022, người dùng TikTok có thể tải lên video dài tối đa là 10 phút.

Lịch sử hình thành của mạng xã hội video ngắn TikTok.

TikTok, còn có tên gọi khác ở thị trường Trung Quốc là Douyin, được ByteDance ra mắt tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào tháng 9 năm 2016, ban đầu ứng dụng có tên là A.me, trước khi đổi tên thành Douyin (抖 音) vào tháng 12 năm 2016 (Theo Wikipedia).

Kể từ lúc được thành lập, nhà sáng lập Zhang Yiming đã có tham vọng bành trướng ứng dụng này ra thị trường nước ngoài, nơi đang có khoảng 4/5 phần thị trường còn lại ngoài sân nhà chính là Trung Quốc.

Trong vòng 1 năm kể từ khi được ra mắt, nền tảng video ngắn đã có 100 triệu người dùng, với hơn một tỷ lượt xem video mỗi ngày.

Vào tháng 9 năm 2017, ứng dụng đã được ra mắt thị trường toàn cầu với tên gọi là TikTok và vẫn giữ tên gọi là Douyin tại Trung Quốc.

Vào ngày 23 tháng 1 năm 2018, ứng dụng video dạng ngắn TikTok đứng Top đầu về lượt tải xuống trong số các ứng dụng miễn phí khác ở Thái Lan và cùng một số quốc gia khác.

Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu di động Sensor Tower, TikTok đã được tải xuống hơn 130 triệu lần ở thị trường Mỹ và đạt hơn 2 tỷ lượt tải xuống trên toàn thế giới (không bao gồm người dùng Android ở Trung Quốc).

Vào tháng 7 năm 2020, tức sau khoảng 4 năm kể từ khi được ra mắt, TikTok, (không tính Douyin) cho biết nền tảng này hiện có hơn 800 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) trên toàn thế giới.

Vào tháng 8 năm 2020, Mỹ muốn cấm TikTok đồng thời đề xuất gã khổng lồ công nghệ Microsoft mua lại nền tảng này tại Mỹ.

Cũng vào cùng tháng, Tổng thống Mỹ khi này là Donald Trump đã ban sắc lệnh cấm cả TikTok của ByteDance và ứng dụng nhắn tin WeChat của Tencent, cả hai công ty này đều của Trung Quốc.

Vào tháng 5 năm 2021, TikTok bổ nhiệm Shou Zi Chew làm CEO mới của nền tảng, trước khi đảm nhận vị trí này, Shou Zi Chew từng làm CEO của Vanessa Pappas.

Vào tháng 6 năm 2021, Tổng thống Mỹ, Joe Biden, đã thu hồi lệnh cấm đối với TikTok.

Vào tháng 9 năm 2021, TikTok báo cáo rằng nền tảng này đã đạt mốc 1 tỷ người dùng với khoản doanh thu từ quảng cáo là khoảng 4 tỷ USD.

Những tính năng chính hiện có trên TikTok là gì?

Những tính năng chính hiện có trên TikTok là gì?
Những tính năng chính hiện có trên TikTok là gì?

Như MarketingTrips đã phân tích ở đầu bài viết, TikTok là mạng xã hội có nhiều điểm khác so với các nền tảng như Facebook, Instagram hay LinkedIn.

Ngoài việc là ứng dụng chỉ tập trung vào định dạng video ngắn, TikTok hiện vẫn có một số tính năng khác, vậy những tính năng khác biệt đó của TikTok là gì?

  • Tạo và chỉnh sửa video.

Khi nói đến TikTok, một trong những điểm hay tính năng đáng chú ý nhất của nền tảng này là khả năng tạo video với nhiều hiệu ứng (effect) và mẫu có sẵn (templates) khác nhau.

Thay vì chủ yếu là chọn hình ảnh hoặc video có sẵn từ thư viện sau đó đăng bài trên Facebook và LinkedIn, đa số người dùng TikTok sử dụng các công cụ chỉnh sửa trong ứng dụng để tạo và tuỳ chỉnh video.

Người dùng cũng có thể tuỳ chỉnh tốc độ, thêm âm thanh, hay sử dụng chính camera trên điện thoại để tạo video.

  • Hashtag – Gắn thẻ cho bài đăng.

Cũng tương tự các nền tảng mạng xã hội khác, TikTok cũng cho phép người dùng sử dụng thẻ hashtag để thêm vào bài đăng hoặc tìm kiếm các bài đăng liên quan khác.

  • Đề cập – Mention.

Người dùng TikTok có thể sử dụng tính năng này để tag hay gán một người dùng nào đó trên TikTok, tính năng này cũng giống như với Instagram hay Facebook.

Người dùng có thể gán người khác vào nội dung bài đăng hoặc phần bình luận bằng cách sử dụng ký tự @ ngay trước tài khoản muốn gán.

  • Discover – Khám phá.

Là nơi người dùng có thể tìm kiếm các video mới (bằng cách nhập bất kỳ từ khoá nào vào thanh tìm kiếm) hay các xu hướng đang HOT trên nền tảng.

  • Gửi tin nhắn.

TikTok cũng cho phép người dùng tương tác với nhau bằng cách nhắn tin cho nhau, tuy nhiên tuỳ vào cách thức cài đặt của từng tài khoản mà người dùng có thể gửi được tin nhắn hay không hay có thể gửi tối đa bao nhiêu tin nhắn.

TikTok hoạt động như thế nào hay cách sử dụng TikTok ra sao.

Về cơ bản, cách thức hoạt động của TikTok cũng giống với các nền tảng mạng xã hội khác.

Sau khi đăng ký tài khoản (sẽ được đề cập trong các phần tiếp theo bên dưới) và thêm các thông tin cho tài khoản của mình, người dùng có thể bắt đầu chọn theo dõi những người hay thương hiệu mình thích, tạo và đăng video, hay tương tác với bất cứ tài khoản nào trên nền tảng.

Vì là mạng xã hội, TikTok hoạt động dựa trên các thuật toán, tuỳ vào từng sở thích hay hành vi của từng người dùng trên ứng dụng mà hệ thống sẽ chủ động đề xuất những nội dung khác nhau. Mỗi người dùng “sở hữu” một “Bảng tin” riêng biệt.

Tuỳ vào từng mục đích khác nhau, người dùng có thể sử dụng mạng xã hội TikTok để tương tác với bạn bè, để tìm kiếm thông tin, để giải trí, để theo dõi các thương hiệu mình yêu thích, để bán hàng và hơn thế nữa.

Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội TikTok.

Một khi đã có thể thấu hiểu TikTok là gì và nhận thấy nó phù hợp với bạn, bạn có thể bắt đầu đăng ký và sử dụng mạng xã hội với hơn 1 tỷ người dùng này thông qua các bước đơn giản bên dưới.

  • Bước 1: Truy cập vào https://www.tiktok.com/signup để bắt đầu điền thông tin đăng ký hoặc tải xuống ứng dụng trên iOS và Android. Thay vì phải đăng ký thông tin mới, TikTok cũng cho phép người dùng đăng nhập bằng tài khoản Facebook hoặc Google.
  • Bước 2: Điền các thông tin như email, số điện thoại, ngày tháng năm sinh.
Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội TikTok.
Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội TikTok.
  • Bước 3: Bấm chọn Tiếp.
  • Bước 4: Xác nhận mã qua số điện thoại hoặc email.
  • Bước 5: Nhập tên người dùng (username), chọn sở thích và hoàn tất đăng ký.

TikTok phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?

TikTok phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
TikTok phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?

Về tổng thể, TikTok sẽ căn cứ vào các tín hiệu dưới đây để quyết định xem nên đề xuất nội dung (video) nào cho người dùng.

  • Tương tác của người dùng với nội dung – Đây được xem là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến cách một người dùng cụ thể được nền tảng đề xuất nội dung. Các yếu tố TikTok dựa vào là các video bạn thích và / hoặc chia sẻ, tài khoản bạn theo dõi, nhận xét bạn đã đăng và nội dung bạn tạo. Ví dụ: nếu bạn đăng video có gắn một hashtag cụ thể nào đó, sẽ có nhiều khả năng bạn sẽ thấy những nội dung có cùng thẻ hashtag đó trong bảng tin của mình.
  • Thông tin video – Điều này có thể bao gồm các chi tiết như chú thích (caption), âm thanh và bài hát cụ thể và một lần nữa, nó cũng có thể là hashtag. Nếu các thông tin của video phù hợp với sở thích của người dùng, họ sẽ có thể thấy nó.
  • Cài đặt thiết bị và tài khoản – Các yếu tố ảnh hưởng ít hơn là những thứ như sở thích ngôn ngữ, cài đặt quốc gia và loại thiết bị di động của bạn. TikTok nói rằng những yếu tố này được xem xét để mang đến sự tối ưu cho người dùng, nhưng chúng không được cân nhắc quan trọng như 2 yếu tố ở trên.

Lượng người dùng và doanh số của một số mạng xã hội lớn toàn cầu như Instagram, Facebook, YouTube, WhatsApp, LinkedIn, TikTok và Twitter.

  • Instagram – khoảng 1.5 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng gần 50 tỷ USD.
  • Facebook – khoảng gần 3 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng 120 tỷ USD.
  • YouTube – khoảng hơn 2.5 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng gần 30 tỷ USD.
  • LinkedIn – khoảng 800 triệu người dùng với doanh thu năm 2021 rơi vào khoảng 10 tỷ USD.
  • TikTok – hơn 1 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là hơn 5 tỷ USD.
  • Twitter – hơn 350 triệu người dùng với doanh thu năm 2021 là gần 5 tỷ USD.

TikTok for Business là gì?

TikTok for Business là một nền tảng tập trung cho các nhà quảng cáo doanh nghiệp trên TikTok Ads.

Thay vì phải tự nghĩ ra các chiến lược marketing trên TikTok, nền tảng này hướng đến mục tiêu hướng dẫn các nhà tiếp thị thực hiện toàn bộ quá trình từ việc tạo quảng cáo, đặt ngân sách, tiếp cận đúng đối tượng đến phân tích dữ liệu của chiến dịch.

TikTok Ads là gì?

TikTok Ads hay quảng cáo TikTok là một hình thức quảng cáo trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội TikTok, thuộc sở hữu của công ty mẹ ByteDance.

Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác như Google hay Facebook, quảng cáo trên TikTok là hình thức quảng cáo có trả phí (Paid Ads), tức nhà quảng cáo phải trả tiền để được hiển thị nội dung quảng cáo tới các nhóm đối tượng mục tiêu mong muốn.

TikTok Pixel là gì?

Cũng tương tự như Facebook Pixel, TikTok Pixel là một đoạn mã (code) mà nhà quảng cáo có thể đưa vào website của mình để cho phép họ chia sẻ các sự kiện của người dùng truy cập với TikTok thông qua trình duyệt.

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội video ngắn hay ứng dụng video ngắn TikTok là gì?

  • TikTok Username là gì?

Là tên người dùng trên TikTok, khác với TikTok name, khi người dùng có thể đặt bất cứ tên gì, TikTok username là duy nhất (unique) cho từng tài khoản.

  • TikTok Bio là gì?

Là phần tiểu sử giới thiệu ngắn gọn về tài khoản hay bản thân người dùng. TikTok giới hạn phần nội dung này với tối đa là 80 ký tự.

  • TikTok ID hay TikTok user ID là gì?

Chính là phần TikTok username nói trên, người dùng có thể sử dụng TikTok ID để nhận diện và tìm kiếm các tài khoản hay chia sẻ tài khoản trên TikTok.

  • TikTok Ads Manager là gì?

Là trình quản lý quảng cáo của TikTok. Nơi nhà quảng cáo có thể bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng TikTok.

  • TikTok rate là gì?

TikTok rate là cách viết rút gọn của TikTok Engagement Rate, có nghĩa là tỷ lệ tương tác trên TikTok, được tính bằng cách lấy số lượng người dùng đã tương tác (với một bài đăng nhất định) chia cho số lần bài đăng đó được hiển thị. Tương tác ở đây có thể là thích, bình luận, nhấp chuột hay chia sẻ.

  • TikTok Shop là gì?

Là tính năng bán hàng thương mại điện tử trên TikTok, nơi các nhà bán hàng hay nhà sáng tạo nội dung có thể đăng tải và bán các sản phẩm trực tiếp đến người dùng TikTok.

  • Kênh TikTok là gì?

Kênh TikTok chính là các tài khoản trên TikTok. Kênh TikTok có thể là tài khoản cá nhân của người dùng hoặc tài khoản TikTok của doanh nghiệp được sử dụng để đăng tải nội dung lên nền tảng hay mạng xã hội TikTok.

Kết luận.

Khi mạng xã hội được xem là xu hướng giải trí, mua sắm, tìm kiếm thông tin và hơn thế nữa, các nền tảng như TikTok, Instagram hay Facebook sẽ tiếp tục là điểm đến ưu tiên của người dùng.

Với tư là những người làm marketing, bằng việc hiểu bản chất thực sự của tiktok là gì, hay sử dụng nó như thế nào cho tối ưu, bạn sẽ có nhiều cách hơn để gặt hái được nhiều thành công hơn trên nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips 

Nguồn: MarketingTrips 

Không gian mạng xã hội sẽ ra sao nếu không có Facebook

Thật khó để nói thế giới hiện đại sẽ như thế nào nếu những gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Apple hay Microsoft quyết định theo đuổi một thứ gì khác.

Không gian mạng xã hội sẽ ra sao nếu không có Facebook
Không gian mạng xã hội sẽ ra sao nếu không có Facebook

Theo iTechpost, Mark Zuckerberg có thể đã trở thành chủ sở hữu nhượng quyền thương mại của McDonald’s nếu ông ấy chọn.

Đó là khi cha của người sáng lập ra Facebook đưa cho anh một sự lựa chọn: điều hành một nhượng quyền thương mại hoặc vào trường đại học. Cuối cùng, Zuckerberg đã chọn đại học.

Mặc dù lựa chọn theo đuổi giáo dục đại học, Zuckerberg đã bỏ học đại học vào năm 2005. Là một người theo học ngành khoa học máy tính, vì vậy Zuckerberg đã tạo ra mạng xã hội Facebook. Cho đến nay, đó là quyết định đúng đắn của ông khi nền tảng này hiện đã trị giá 430 tỉ USD.

Trong trường hợp Zuckerberg chọn sai con đường, tức không tạo ra Facebook, Time.com tin rằng nếu không có Facebook, Friendster sẽ có cơ hội vươn lên như Facebook hiện có.

Người sáng tạo Friendster, Jonathan Abrams, đã gợi ý rằng họ nên khởi động sáng kiến “Friendster College” ở thời điểm đỉnh cao của dịch vụ. Về cơ bản, đó là cách Facebook bắt đầu.

Twitter cũng có thể lớn hơn, vì mọi người sẽ chuyển sang trang này để cập nhật về cuộc sống của họ bằng văn bản thay vì cập nhật trạng thái của họ trên Facebook.

Đối với việc đăng ảnh hoặc video trực tiếp, vẫn chưa rõ ràng nhưng Snapchat hoặc Instagram sẽ dẫn đầu.

Ở thời điểm đó, Instagram đang là một đối thủ cạnh tranh về nội dung ảnh và video. Nếu không có Facebook, Instagram sẽ phát triển mạnh và Snapchat sẽ thành công lớn hơn. Instagram cũng sẽ tăng gấp đôi số lượng video trực tiếp mà họ phát.

Nhưng khi nói đến video, TikTok có thể sẽ thống trị. Tuy nhiên, do thành công của TikTok có một phần nhờ vào Facebook nên nền tảng này có thể chỉ thu được một chút tương tác từ cộng đồng.

Trong khi đó, Reddit sẽ là nền tảng thay cho Facebook Pages với mục đích chia sẻ nội dung trong một chủ đề cụ thể thông qua “subreddits”. Đó là nơi mọi người có thể tham gia các cộng đồng phục vụ cùng mục đích như một Facebook Pages.

Dĩ nhiên, cũng không nhiều người quan tâm đến cuộc đời của Zuckerberg nếu ông chọn đi theo một con đường khác.

Nếu chọn con đường nhượng quyền kinh doanh thực phẩm và đồ uống McDonald’s, ông có thể thu được tới 90.388 USD/năm, đôi khi cao hơn tùy thuộc vào vị trí của nhãn hiệu này.

Vấn đề là, con số hơn 90.000 USD/năm khác xa so với 23,4 triệu USD – số tiền mà Zuckerberg nhận được thông qua các hình thức chi phí khác nhau từ Facebook vào năm 2019. Con số này cao hơn khoảng 258 lần so với những gì Zuckerberg nhận được từ nhượng quyền thương mại của McDonald’s.

Là người tạo ra Facebook, giá trị tài sản ròng của Mark Zuckerberg là 50,7 tỉ USD. Với đầu óc am hiểu kinh doanh của mình, không ai đoán được liệu Zuckerberg có thể làm được gì với một ý tưởng kinh doanh khác với Facebook.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

LinkedIn là gì? Tìm hiểu toàn diện về mạng xã hội LinkedIn

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất cả các thông tin cơ bản về mạng xã hội chuyên nghiệp lớn nhất thế giới với hơn 800 triệu người dùng đó là mạng xã hội LinkedIn: LinkedIn là gì, lịch sử hình thành của mạng xã hội việc làm LinkedIn, những tính năng chính của LinkedIn là gì, vai trò quan trọng của LinkedIn trong việc phát triển bản thân, tìm kiếm cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp, cùng nhiều nội dung khác.

linkedin là gì
LinkedIn là gì? Tìm hiểu toàn diện về mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn

Cùng với các nền tảng mạng xã hội lớn khác như Facebook, Instagram, TikTok hay Twitter, LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp và việc làm lớn nhất thế giới với khoảng 800 triệu người dùng tính đến năm 2022. 

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • LinkedIn là gì?
  • Mạng xã hội chuyên nghiệp là gì?
  • Lịch sử hình thành của mạng xã hội LinkedIn.
  • Những tính năng chính hiện có trên LinkedIn là gì?
  • LinkedIn hoạt động như thế nào hay cách sử dụng LinkedIn ra sao.
  • Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn.
  • LinkedIn phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
  • Lượng người dùng và doanh số của một số mạng xã hội lớn toàn cầu như Instagram, Facebook, YouTube, LinkedIn, TikTok và Twitter.
  • LinkedIn for Business là gì?
  • LinkedIn Ads là gì?
  • Những chiến lược chính để tối ưu tài khoản LinkedIn.
  • FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội hay ứng dụng LinkedIn là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

LinkedIn là gì?

LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp tập trung vào các kết nối chuyên nghiệp và việc làm lớn nhất toàn cầu tính đến năm 2022 với hơn 800 triệu người dùng.

Mạng xã hội LinkedIn ban đầu là một công ty khởi nghiệp và sau đó được gã khổng lồ công nghệ Microsoft mua lại vào năm 2016 với giá hơn 26 tỷ USD.

Theo số liệu từ Statista, tính đến quý 2 năm 2022, Instagram có khoảng gần 1.5 tỷ người dùng (MAU) toàn cầu và ước tính đạt khoảng 1.6 tỷ người dùng trong năm 2022.

Cuối cùng, LinkedIn là một phần của không gian mạng xã hội (Social Network) bao gồm nhiều nền tảng khác nhau. Để có thể tìm hiểu toàn diện về khái niệm mạng xã hội cũng như các nội dung liên quan, bạn có thể xem tại: mạng xã hội là gì

Mạng xã hội chuyên nghiệp là gì?

Như đã phân tích ở trên, LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp đầu tiên và cũng lớn nhất thế giới với khoảng 800 triệu người dùng toàn cầu tính đến 2022, vậy mạng xã hội chuyên nghiệp là gì?

Mạng xã hội chuyên nghiệp trong tiếng Anh có nghĩa là Professional Social Network (Professional Social Media Platforms), khái niệm đề cập đến các nền tảng tập trung vào các kết nối chuyên nghiệp, là các chuyên gia, những người làm nghề chuyên nghiệp từ các lĩnh vực khác hau hay các nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp.

Khác với các mạng xã hội như Instagram vốn dĩ dành cho việc chia sẻ hình ảnh, mạng xã hội video ngắn TikTok tập trung vào giải trí cho giới trẻ (Gen Z), hay Facebook là mạng xã hội kết nối rộng (mass connections) nói chung, người dùng LinkedIn hầu hết là các chuyên gia, họ là những nhân viên, nhà quản lý, nhà lãnh đạo từ các doanh nghiệp muốn kết nối với nhau vì mục đích công việc, mở rộng cơ hội việc làm, cơ hội thăng tiến và hơn thế nữa.

Trong vô số các nền tảng mạng xã hội, LinkedIn là nền tảng hiếm hoi tập trung vào các kết nối chuyên nghiệp khi phần lớn các nền tảng khác coi trọng yếu tố giải trí.

Lịch sử hình thành của mạng xã hội LinkedIn.

Lịch sử hình thành của mạng xã hội LinkedIn có thể được chia làm thành 2 giai đoạn chính: Giai đoạn 1 là kể từ khi thành lập, gọi vốn (Funding) và phát triển nền tảng. Và giai đoạn 2 là khi nền tảng bắt đầu hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ.

  • Giai đoạn 1: Thành lập, gọi vốn và vượt qua khó khăn.

LinkedIn ban đầu là một công ty khởi nghiệp được thành lập vào tháng 12 năm 2002 tại Mỹ bởi nhà sáng lập Reid Hoffman và một số thành viên sáng lập khác đến từ PayPal và Socialnet.com (bao gồm Allen Blue, Eric Ly, Jean-Luc Vaillant, Lee Hower, Konstantin Guericke, Stephen Beitzel, David Eves, Ian McNish, Yan Pujante, Chris Saccheri).

Kể từ lúc được thành lập, tốc độ đăng ký thành viên của LinkedIn tương đối chậm chạp do mọi người không thể hiểu nổi giá trị của LinkedIn nằm ở đâu. Đến cuối năm 2004, startup chỉ có 150.000 người dùng, tăng trưởng dưới chuẩn của một công ty Internet.

Không nản lòng, các nhà sáng lập tiếp tục nỗ lực cải thiện và bổ sung tính năng vào nền tảng để xây dựng cộng đồng, gia tăng sức hấp dẫn.

Vào tháng 4 năm 2007, LinkedIn đạt 10 triệu người dùng. Vào tháng 2 năm 2008, LinkedIn đã ra mắt phiên bản web cho thiết bị di động.

Vào tháng 6 năm 2008, Sequoia Capital, Greylock Partners và một số quỹ đầu tư mạo hiểm khác đã mua 5% cổ phần của LinkedIn với giá 53 triệu USD, định giá (post-money valuation) mạng xã hội này khoảng 1 tỷ USD.

Vào tháng 11 năm 2009, LinkedIn đã mở văn phòng của mình tại Mumbai (Ấn Độ) và ngay sau đó là ở Sydney, trước khi bắt đầu mở rộng tại Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Năm 2010, LinkedIn mở Trụ sở Quốc tế tại Dublin, Ireland và nhận được khoản đầu tư trị giá 20 triệu USD từ Tiger Global Management LLC với mức định giá khi này là khoảng 2 tỷ USD.

Vào tháng 10 năm đó, Silicon Valley Insider đã xếp LinkedIn ở vị trí thứ 10 trong danh sách 100 công ty khởi nghiệp có giá trị nhất. Đến tháng 12, công ty được định giá 1,575 tỷ USD tại các thị trường tư nhân (private market).

LinkedIn bắt đầu hoạt động tại Ấn Độ vào năm 2009 và như bản chất vốn có của nền tảng, phần lớn khoảng thời gian đầu mới thâm nhập, LinkedIn tập trung tìm hiểu các chuyên gia ở Ấn Độ, hướng dẫn các thành viên cách tận dụng mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn để phát triển sự nghiệp của họ và hơn thế nữa.

  • Giai đoạn 2: IPO, được Microsoft mua lại và hơn thế nữa.

LinkedIn đã nộp đơn đăng ký để có thể chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 1 năm 2011. Công ty đã giao dịch cổ phiếu đầu tiên vào ngày 19 tháng 5 năm 2011, dưới mã cổ phiếu là LNKD tại sàn giao dịch New York (NYSE), với giá 45 USD/cổ phiếu.

Cổ phiếu của LinkedIn đã tăng tới 171% trong ngày giao dịch đầu tiên trên Sàn giao dịch chứng khoán New York và đóng cửa ở mức 94,25 USD, cao hơn 109% so với giá IPO.

Trong năm 2011, LinkedIn đã kiếm được 154,6 triệu USD doanh thu chỉ tính riêng quảng cáo, vượt qua cả mạng xã hội Twitter lúc này chỉ kiếm được 139,5 triệu USD.

Đến hết năm 2011, LinkedIn có khoảng 2.100 nhân viên toàn thời gian so với con số 500 trước đó 1 năm, vào năm 2010.

Vào tháng 4 năm 2014, LinkedIn thuê một tòa nhà 26 tầng ở San Francisco để tập hợp hơn 2.500 nhân viên của mình, tất cả các nhân viên bán hàng và Marketing cùng với nhóm nghiên cứu và phát triển đều ngồi ở đây.

Vào tháng 6 năm 2016, Microsoft thông báo rằng họ sẽ mua lại LinkedIn với giá 196 USD/cổ phiếu, tổng giá trị thương vụ là 26,2 tỷ USD và là thương vụ mua lại (M&A) lớn thứ hai trong lịch sử của Microsoft.

Sau khi được mua lại, Microsoft sẽ cho phép LinkedIn giữ nguyên tên thương hiệu, văn hóa làm việc và nhiều thứ khác, CEO LinkedIn sẽ báo cáo cho CEO của Microsoft là Satya Nadella.

Vào cuối năm 2016, LinkedIn đã công bố kế hoạch tuyển thêm 200 vị trí mới tại văn phòng Dublin, nâng tổng số nhân viên lên 1.200 người.

Kể từ năm 2017, 94% B2B Marketer sử dụng LinkedIn để phân phối nội dung (Content Distribution).

Vào tháng 9 năm 2021, LinkedIn thông báo ra mắt Sales Navigator nhằm mục tiêu giúp các nhân viên bán hàng tối đa hoá khả năng hiện diện của họ tới các khách hàng tiềm năng. Microsoft đã dừng tất cả các hoạt động của LinkedIn tại Trung Quốc vào tháng 10 năm 2021.

Vào tháng 1 năm 2022, LinkedIn thông báo vượt mốc 800 triệu người dùng và hơn 1 tỷ USD doanh số với mảng giải pháp bán hàng.

Gần đây nhất, vào tháng 6 năm 2022, LinkedIn thông báo ra mắt LinkedIn for Business nhằm mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quản lý quảng cáo và tối ưu nội dung trên nền tảng.

Những tính năng chính hiện có trên LinkedIn là gì?

Những tính năng chính hiện có trên LinkedIn là gì?
Những tính năng chính hiện có trên LinkedIn là gì?

Cũng là mạng xã hội, tuy nhiên vì là mạng xã hội chuyên nghiệp (Professional Networks), cách thức tương tác và xây dựng kết nối trên LinkedIn về cơ bản là rất khác so với các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, Instagram hay Twitter. Vậy sự khác biệt của LinkedIn là gì? Dưới đây là một số tính năng chính hiện có trên LinkedIn.

  • Connect.

Với hầu hết các nền tảng mạng xã hội, ngay cả với LinkedIn cũng không là ngoại lệ, “kết nối” là một trong những tính năng quan trọng nhất và cũng là bản chất của mạng xã hội.

Khác với “Add” trên Facebook hay “Follow” trên Twitter để bắt đầu kết nối với một ai đó, người dùng sẽ chọn “Connect” trên LinkedIn.

Ngoài Connect, bạn cũng có thể chọn Follow để theo dõi các Trang doanh nghiệp, thương hiêu (Page) hay những tài khoản mà bạn không thể Connect.

Thay vì là số lượng Friends trên Facebook, bạn có số lượng Connections trên LinkedIn.

  • Post.

Post là tính năng đăng bài trên LinkedIn, người dùng có thể đăng văn bản (text), hình ảnh (photo), video hoặc các liên kết (link) tuỳ ý.

Ngoài ra người dùng cũng có thể thêm các thẻ hashtag vào nội dung bài đăng để có thể giúp bài đăng được dễ dàng khám phá và tìm kiếm hơn.

  • Hashtag.

Cũng giống các mạng xã hội khác, LinkedIn cũng cung cấp tính năng gắn thẻ hashtag, một cách đơn giản để tối ưu hoá bài đăng. Người dùng có thể thêm ví dụ #marketingtrips để tìm kiếm tất cả các nội dung có gắn hashtag đó trên nền tảng LinkedIn.

  • Write Article (Viết bài).

Là tính năng cho phép người dùng đăng bài viết như cách mà họ đăng bài trên Website của họ bao gồm hình ảnh đại diện, tiêu đề và nội dung bài viết.

Bên dưới là giao diện mà người dùng có thể thấy.

Tính năng viết bài trên mạng xã hội LinkedIn.
Tính năng viết bài trên mạng xã hội LinkedIn.
  • Jobs.

Một tính năng nổi bật khác và cũng là tính năng giúp phân biệt LinkedIn với các nền tảng mạng xã hội khác đó là tính năng tìm kiếm việc làm.

Tính năng tìm kiếm việc làm trên LinkedIn.
Tính năng tìm kiếm việc làm trên LinkedIn.

Bằng cách xây dựng cho mình một “profile đủ ngầu”, bạn có thể tìm kiếm vô số cơ hội việc làm và thăng tiến trên LinkedIn.

  • LinkedIn Learning.

Là nơi cho phép người dùng tìm kiếm và học trực tuyến nhiều khoá học với các chủ đề khác nhau, từ công nghệ, marketing, thương hiệu đến tuyển dụng, tất cả đều xuất hiện ở đây.

Mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn hoạt động như thế nào hay cách sử dụng LinkedIn ra sao.

Cách hoạt động của LinkedIn khá đơn giản.

Sau khi đăng ký tài khoản (sẽ được đề cập trong các phần tiếp theo bên dưới) và thêm các thông tin cho tài khoản của mình, người dùng có thể bắt đầu đăng bài, kết nối, tương tác với các thương hiệu hay người dùng khác trên nền tảng và hơn thế nữa.

Về bản chất, vì là mạng xã hội, LinkedIn hoạt động tương tự các nền tảng khác như Facebook hay Twitter, tuỳ vào từng sở thích hay hành vi của người dùng mà thuật toán của LinkedIn sẽ đề xuất những nội dung khác nhau, từ những người phù hợp để kết nối hay theo dõi đến các thương hiệu mà người dùng có thể thích.

Tuỳ vào từng mục đích khác nhau, người dùng có thể sử dụng mạng xã hội LinkedIn để kết nối với bạn bè, đồng nghiệp, để tìm kiếm thông tin, để tìm kiếm việc làm, để theo dõi các thương hiệu mình yêu thích, để kinh doanh và hơn thế nữa.

Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn.

Một khi bạn đã có thể thấu hiểu LinkedIn là gì và nhận thấy nó phù hợp với bạn, bạn có thể bắt đầu đăng ký và sử dụng mạng xã hội với hơn 800 triệu người dùng toàn cầu này để mở rộng các cơ hội và phát triển sự nghiệp của mình.

Bên dưới là các bước bạn có thể sử dụng để bắt đầu.

  • Bước 1: Truy cập https://www.linkedin.com/signup/ để bắt đầu điền thông tin đăng ký hoặc tải xuống ứng dụng trên iOS và Android.
  • Bước 2: Điền email và mật khẩu.
  • Bước 3: Bấm chọn Đồng ý và tham gia.
  • Bước 4: Xác nhận hoàn tất đăng ký qua email.
  • Bước 5: Hoàn thành việc đăng ký.

Ngoài việc đăng ký tài khoản mới, LinkedIn cũng cho phép người dùng có tuỳ chọn khác là truy cập bằng tài khoản Google.

LinkedIn phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?

LinkedIn phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
LinkedIn phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?

Với bất cứ nền tảng mạng xã hội nào khác, thuật toán phân phối và xếp hạng nội dung là điểm nhấn mang tính cốt lõi giúp nền tảng tồn tại và phát triển. LinkedIn cũng vậy.

Dưới đây là một số tín hiệu chính mà LinkedIn sử dụng để phân phối nội dung trên nền tảng.

LinkedIn quyết định xem liệu bài đăng của người dùng là spam hay nội dung xác thực chính thống.

Thuật toán của LinkedIn sử dụng một loạt các yếu tố để dự đoán mức độ liên quan của bất kỳ bài đăng cụ thể nào đối với các nhóm đối tượng mục tiêu.

Sau đó, nền tảng sẽ sắp xếp nội dung thành 1 trong 3 loại: spam, chất lượng thấp và chất lượng cao.

  • Spam: Người dùng có thể bị gắn cờ là spam nếu họ sử dụng các từ ngữ “không phù hợp” (tương tự như các mạng xã hội khác), bao gồm việc lạm dụng liên kết (link) trong bài đăng. Việc sử dụng quá nhiều thẻ hashtag (thường là quá 10), đặc biệt là các thẻ như #comment, #like, #share hoặc #follow cũng rất dễ bị gắn cờ là vi phạm.
  • Chất lượng thấp: Những bài đăng này không phải là spam tuy nhiên nó không tuân theo các phương pháp hay nhất về xây dựng nội dung của LinkedIn. Nếu bạn không thể làm cho bài đăng của mình hấp dẫn trở nên hấp dẫn hơn với đối tượng mục tiêu, thuật toán LinkedIn sẽ coi đó là chất lượng thấp.
  • Chất lượng cao: Đây là những bài đăng tuân theo tất cả các đề xuất xây dựng nội dung của LinkedIn như: Bài đăng rất dễ đọc, khuyến khích người dùng phản hồi, sử dụng tối đa 3 thẻ hashtag, sử dụng các từ khóa mạnh nhằm tập trung vào chủ đề chính đang đề cập, và một số nguyên tắc khác.
LinkedIn đưa bài đăng vào thử nghiệm.

Sau khi thuật toán LinkedIn xác định rằng các nội dung là phù hợp, nó sẽ đẩy bài đăng của người dùng đến với một số ít người theo dõi (kết nối).

Nếu bài đăng chất lượng cao, tức có những tín hiệu tốt, bài đăng sẽ được đẩy đi nhanh và nhiều hơn, và ngược lại với các bài đăng chất lượng thấp.

Cũng tương tự như các nền tảng mạng xã hội khác, LinkedIn ưu tiên “đẩy” với các bài đăng mới (thường là trong vòng 1h đầu tiên từ khi đăng), do đó, để có thể thúc đẩy lượng tiếp cận, người dùng có thể cân nhắc các chiến thuật sau:

  • Đăng bài vào thời điểm những người có trong vòng kết nối “Active” nhiều nhất.
  • Trả lời bất kỳ bình luận (comment) hoặc câu hỏi nào từ phía người đặt câu hỏi.
  • Thúc đẩy khả năng tương tác bằng một câu hỏi hoặc lời nhắc.
  • Đăng bài thường xuyên và đều đặn theo ngày, tuần, tháng, năm.
  • Chủ động tương tác nhiều hơn với những người dùng khác.
LinkedIn muốn đưa những nội dung hấp dẫn tới nhiều người hơn.

Nếu bài đăng của người dùng nhận được nhiều tương tác, thì thuật toán của LinkedIn sẽ bắt đầu “chuyển” nội dung đó đến nhiều đối tượng hơn.

Những đối tượng có khả năng xem được bài đăng này sẽ dựa trên 3 tín hiệu chính:

  • Mức độ kết nối với người đăng.

Bạn càng có mối quan hệ chặt chẽ với người theo dõi, thì khả năng họ xem nội dung của bạn càng cao.

Điều này có nghĩa là những người bạn làm việc cùng hoặc đã từng làm việc cùng hoặc những người mà bạn đã từng tương tác trong quá khứ trên LinkedIn.

  • Các chủ đề quan tâm.

Thuật toán LinkedIn xác định sở thích của người dùng dựa trên các nhóm (groups), trang (page), thẻ hashtag và những người mà bạn theo dõi.

Nếu bài đăng của bạn đề cập đến các chủ đề hoặc doanh nghiệp phù hợp với sở thích của người dùng, thì… đó là tin rất tốt!

  • Khả năng tương tác.

Cũng giống Facebook, LinkedIn sử dụng thuật toán dự báo để xác định xem cách mà người dùng sẽ tương tác với bài đăng cụ thể.

Đầu tiên là khả năng mà người dùng sẽ tương tác với bài đăng, tức bao nhiêu phần trăm, thứ hai là tổng mức độ tương tác mà bài đăng có thể có được, nếu đó là một bài đăng hấp dẫn, nóng hổi, có nhiều cuộc trò chuyện, thì nhiều người khác cũng có khả năng muốn tham gia tương tác.

Lượng người dùng và doanh số của một số mạng xã hội lớn toàn cầu như Instagram, Facebook, YouTube, LinkedIn, TikTok và Twitter.

  • LinkedIn – khoảng 800 triệu người dùng với doanh thu năm 2021 rơi vào khoảng 10 tỷ USD.
  • Instagram – khoảng 1.5 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng gần 50 tỷ USD.
  • Facebook – khoảng gần 3 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng 120 tỷ USD.
  • YouTube – khoảng hơn 2.5 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng gần 30 tỷ USD.
  • TikTok – hơn 1 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là hơn 5 tỷ USD.
  • Twitter – hơn 350 triệu người dùng với doanh thu năm 2021 là gần 5 tỷ USD.

LinkedIn for Business hay LinkedIn Business Manager là gì?

LinkedIn Business Manager là một nền tảng tập trung được thiết kế để giúp các doanh nghiệp và agency lớn quản lý con người, tài khoản quảng cáo và các trang doanh nghiệp (Business Page) một cách dễ dàng hơn.

LinkedIn Business Manager được xây dựng với mục tiêu là đơn giản hóa cách các marketer theo dõi tài khoản của họ bằng cách cung cấp các tùy chọn Trình quản lý chiến dịch quảng cáo (Campaign Manager) và Trang (Pages) từ một nơi duy nhất.

LinkedIn Ads là gì?

LinkedIn Ads hay LinkedIn Advertising là giải pháp quảng cáo trên nền tảng LinkedIn.

Các thương hiệu hay doanh nghiệp có thể sử dụng LinkedIn Ads hay trình quản lý quảng cáo của LinkedIn để tạo, tối ưu quảng cáo và tiếp cận hơn 800 triệu người dùng LinkedIn với nhiều mục tiêu khác nhau như lượng tương tác với bài viết, lượt xem video, thúc đẩy khách hàng tiềm năng (Lead Generation) và hơn thế nữa.

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội hay ứng dụng LinkedIn là gì?

  • LinkedIn là mạng xã hội của nước nào?

LinkedIn được thành lập và xây dựng ở Mỹ.

  • Điểm khác biệt lớn nhất của LinkedIn là gì?

Chính là “tính chuyên nghiệp” của nền tảng, thứ giúp cho người dùng có thể có thêm được các kết nối chất lượng, có thêm cơ hội phát triển sự nghiệp và thăng tiến.

  • Profile LinkedIn là gì?

Là tài khoản cá nhân trên mạng xã hội LinkedIn, ngược lại với Profile là các Page, tức là Trang doanh nghiệp hay tài khoản doanh nghiệp.

  • LinkedIn Learning là gì?

Là nền tảng học trực tuyến của LinkedIn. Tại đây, người dùng có thể học vô số các chủ đề khác nhau từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Đa số các khoá học ở đây là có trả phí.

  • LinkedIn Premium là gì?

Là tài khoản cá nhân có trả phí của LinkedIn. Bằng cách trả phí, người dùng sử dụng kiểu tài khoản này có thể truy cập vào một số tính năng nâng cao trên LinkedIn. LinkedIn Premium hoạt động tương tự YouTube Premium và Twitter Blue.

  • LinkedIn URL là gì?

LinkedIn URL chính là đường dẫn (link) tới một tài khoản cá nhân (Profile) hay trang doanh nghiệp (Page) nào đó, ví dụ, bên dưới (phần khoanh đỏ) là LinkedIn URL của MarketingTrips.

LinkedIn URL là gì?
LinkedIn URL là gì?
  • Ứng dụng LinkedIn là gì?

Ngoài phiên bản web, mạng xã hội chuyên nghiệp và việc làm LinkedIn còn có bản ứng dụng (app) trên cả iOS và Android. Người dùng có thể tải xuống và sử dụng nó miễn phí.

  • LinkedIn đọc là gì?

Mặc dù là mạng xã hội rất phổ biến trên cả toàn cầu và tại Việt Nam, đa số người dùng Việt Nam đọc là “link kịt in” hoặc “Lin kin”.

Theo phát âm chuẩn, LinkedIn sẽ được đọc là “lin tin” (phiên âm chuẩn là /ˌliŋkt.ˈɪn/).

Kết luận.

Như đã phân tích ở trên, với mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn, cơ hội cho bạn là rất lớn, dù bạn là người làm marketing, sinh viên, nhân viên kinh doanh hay nhà lãnh đạo, bạn đều hưởng lợi từ các tính năng mà LinkedIn cung cấp.

Bằng cách thấu hiểu cách thức hoạt động của LinkedIn, những tính năng chính hiện có trên LinkedIn là gì, bạn có thể bắt đầu sử dụng nền tảng một cách tối ưu nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

NguồnMarketingTrips

Marketing trong Metaverse: Tương lai của Quảng cáo, SEO và Social Media

Trong khi vũ trụ ảo Metaverse đang tiếp tục phát triển, nhiều dự báo cho thấy công nghệ này sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành Marketing nói riêng và những người làm truyền thông nói chung. Từ các hoạt động SEO, Quảng cáo, Content Marketing, PR đến Social Media.

metaverse marketing
Marketing trong Metaverse: Tương lai của Quảng cáo, SEO và Social Media

Để có thể có được những góc nhìn rõ ràng nhất về Metaverse Marketing hay cách Metaverse sẽ ảnh hưởng đến ngành Marketing cũng như các hoạt động cụ thể có trong Marketing, bài viết dưới đây từ MarketingTrips sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về chủ đề này.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài bao gồm:

  • Metaverse Marketing là gì?
  • Metaverse là gì?
  • Những số liệu bạn cần nắm về Metaverse.
  • Người làm Marketing có thể tìm thấy điều gì trong Metaverse.
  • Marketer và Thương hiệu nên làm gì để chuẩn bị cho việc gia nhập Metaverse.
  • Ngành SEO và Metaverse.
  • Social Media Marketing và Metaverse.
  • Ngành PR – Marketing và Metaverse.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp về chủ đề làm Marketing trong Metaverse.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Metaverse Marketing là gì?

Cũng tương tự như Digital Marketing hay Performance Marketing, Metaverse Marketing là khái niệm đề cập đến việc các thương hiệu hay doanh nghiệp sẽ tiến hành làm Marketing trong vũ trụ ảo Metaverse.

Từ các hoạt động quảng cáo, xây dựng thương hiệu, bán hàng và hơn thế nữa, tất cả các hoạt động này đều có thể diễn ra trong Metaverse.

Metaverse là gì?

Metaverse trong tiếng Việt có nghĩa là Vũ trụ ảo hoặc Siêu vũ trụ, khái niệm dùng để chỉ một vũ trụ (Universe) 3D (không gian đa chiều) trực tuyến nơi kết hợp nhiều không gian khảo (Virtual Spaces) khác nhau.

Metaverse có thể được xem như là tương tai của thế giới internet, cho phép người dùng làm việc, gặp gỡ, chơi game, mua sắm và giao lưu cùng nhau trong những không gian 3D này.

Theo số liệu nghiên cứu từ McKinsey, Metaverse sẽ có giá trị khoảng 5000 tỷ USD vào năm 2030, tức 8 năm sau kể từ thời điểm bài viết này được đăng.

Để có thể hiểu chi tiết về thuật ngữ Metaverse, bạn có thể xem tại: metaverse là gì

Những số liệu bạn cần nắm về Metaverse.

  • Theo số liệu từ Google, lưu lượng tìm kiếm các từ khoá về “Metaverse” mỗi tháng là gần 3 triệu lượt trên phạm vi toàn cầu, một con số khổng lồ.
  • Metaverse là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên các trang báo chí lớn như Reuters, Forbes hay New York Times.
  • Nếu bạn thử tìm kiếm từ khoá Metaverse trên mạng xã hội chuyên nghiệp và việc làm LinkedIn, có hàng ngàn kết quả trả về là những người đã sử dụng từ khoá này trong hồ sơ cá nhân của họ. CMO giờ đây không chỉ là Chef Marketing Officer nữa mà còn là Chef Metaverse Officer .
  • Theo số liệu từ Google News, có hơn 20 triệu kết quả trả về với từ khoá “Metaverse News”.
  • Trên mạng xã hội Twitter, các bài đăng có hashtag #Metaverse vẫn đang ở con số khổng lồ.
  • Trên mạng xã hội Instagram cũng không phải là ngoại lệ, hàng trăm ngàn bài đăng có sử dụng hashtag Metaverse.
  • Metaverse sẽ có giá trị khoảng 5000 tỷ USD vào năm 2030, tức 8 năm sau kể từ thời điểm MarketingTrips đăng bài viết này.

Người làm Marketing có thể tìm thấy điều gì trong Metaverse.

Người làm Marketing có thể tìm thấy điều gì trong Metaverse.
Người làm Marketing có thể tìm thấy điều gì trong Metaverse.

Theo Wikipedia, Metaverse là tổng thể của tất cả các thế giới ảo, thực tế tăng cường (AR) và môi trường Internet.

Đó là một không gian chia sẻ ảo tập trung được tạo ra bởi sự hội tụ của thực tế vật lý ảo tăng cường (virtually enhanced physical reality) và không gian ảo bền vững về mặt vật lý (physically persistent virtual space), bao gồm tổng thể tất cả các thế giới ảo, thực tế tăng cường và Internet.

Metaverse là nơi mọi người sẽ có hình đại diện của riêng mình (Avatar). Đó là một trải nghiệm ảo ở chế độ 3D khi bạn đang chơi game, sáng tạo, hay khám phá.

Nhờ sự thúc đẩy của đại dịch và sự ra đời của các công nghệ mới, VR đang nhanh chóng thoát khỏi sự kỳ thị truyền thống là lãng phí thời gian để đến với một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo – giống như các cuộc cách mạng thiết bị di động hay internet trước đây.

Các thương hiệu lớn toàn cầu như Gucci, Nike, Disney, Snap và Meta đang trong quá trình tạo ra các cộng đồng ảo, nội dung kỹ thuật số (digital content), tài sản số, thời trang số, nghệ thuật và trải nghiệm số, và hơn thế nữa.

Metaverse sẽ tạo ra một nền kinh tế, nền kinh tế kỹ thuật số kiểu mới.

Marketer và Thương hiệu nên làm gì để chuẩn bị cho việc gia nhập Metaverse.

Trong thế giới mới với sự hỗ trợ của các yếu tố công nghệ, cụ thể là Metaverse, việc sử dụng các công nghệ mới xoay quanh thực tế ảo, thực tế tăng cường và trí tuệ nhân tạo (AI) là một phần của các chiến lược Digital Marketing tổng thể.

Cũng giống như sự phát triển của Internet và tác động của cuộc cách mạng công nghệ di động trước đây, những người làm marketing sẽ cần phải thay đổi (nhanh hơn) để thích nghi với bối cảnh kinh doanh mới, nơi hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi.

Các thương hiệu sẽ cần phải suy nghĩ lại câu chuyện thương hiệu của họ theo không gian ba chiều và các nhà Digital Marketer sẽ cần phải nắm bắt các công nghệ mới nổi với tốc độ nhanh hơn.

Trong thế giới Metaverse, mọi người đều là những người xây dựng thế giới, bao gồm cả các cá nhân và thương hiệu.

Vậy làm thế nào để các thương hiệu và người làm marketing có thể bắt kịp được xu hướng mới này?

Đối với các thương hiệu và người làm marketing, điều quan trọng là phải thấu hiểu được Gen Z và Gen Y, những thế hệ đang “chế ngự” nền kinh tế hiện tại.

Hãy xem xét đến tất cả các hành vi của họ, việc họ làm thường xuyên, cách họ mua sắm và giải trí, cách họ tương tác với bạn bè trên các nền tảng mạng xã hội và hơn thế hữa.

Các nghiên cứu cho thấy mức chi tiêu toàn cầu của Gen Z đã chạm mốc hơn 4000 tỷ USD vào năm 2021, và họ cũng là thế hệ có ảnh hưởng lớn nhất đến các quyết định chi tiêu trong gia đình (hơn 80% cha mẹ của Gen Z báo cáo rằng thế hệ này ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình).

Khi Gen Z tiếp tục phát triển và mua sắm nhiều hơn (cả trong Metaverse), làm Marketing hay bán hàng cho Gen Z sẽ mang đến cho thương hiệu những cơ hội khổng lồ.

Ngành SEO và Metaverse.

Ngành SEO và Metaverse.
Ngành SEO và Metaverse.

Khi nói đến ảnh hưởng của Metaverse trong Marketing nói chung mà cụ thể ở đây là ngành SEO, tức tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, về bản chất nó cũng tương tự như các cách làm truyền thống trước đây.

Nếu bạn đã từng tham gia vào việc tối ưu hoá thứ hạng website hay ứng dụng trên các công cụ tìm kiếm như Google hay Yahoo với mục tiêu là khiến nhiều người dùng hơn “nhìn thấy” bạn, đã đến lúc bạn cần bắt đầu tìm cách để được tìm thấy trong Metaverse.

Một câu hỏi được đặt ra khi này là, liệu các công cụ tìm kiếm có phải là cửa ngõ (gateway) để thương hiệu của bạn được tìm thấy trong Metaverse hay không không?

Hay liệu các từ khoá có liên quan đến “metaverse” có giúp thương hiệu được tìm thấy một cách dễ dàng hơn hay không?

  • Chiến lược nội dung AR, Local SEO và hơn thế nữa.

Nếu bạn là chủ của các cửa hàng địa phương? Công nghệ AR và VR của Google sẽ giúp tạo ra các trải nghiệm 3D trực tiếp từ danh sách địa phương của bạn.

Theo Google:

“Thực tế tăng cường (AR) đóng vai trò phủ nội dung kỹ thuật số và thông tin lên thế giới thực – như thể chúng thực sự đang ở đó với bạn.”

Từ việc sử dụng AR để thử giày, mua hàng (chẳng hạn như Ikea đã làm) hay đào tạo ai đó về một trình nào đó đều là những ví dụ về cách chiến lược nội dung của thương hiệu có thể tác động đến kết quả tìm kiếm.

Một trong những khía cạnh quan trọng của Metaverse mà người làm marketing cần hiểu đó là hình ảnh (trực quan) sẽ đóng vai trò lớn hơn, các tìm kiếm sử dụng AR cũng hoạt động theo cách tương tự, giúp người dùng khám phá sản phẩm hay dịch vụ một cách chân thực hơn và trực quan hơn.

  • Tìm kiếm trực quan (Visual Search) đóng một vai trò quan trọng.

Chất lượng hay giá trị của nội dung là trọng tâm của bất kỳ chiến lược SEO bền vững nào.

Nội dung đó càng có thể phục vụ nhiều nhu cầu của người dùng, thì càng tốt hơn về mặt thúc đẩy xếp hạng tìm kiếm và lưu lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên (organic traffic).

Hình ảnh (hay nội dung trực quan) là một định dạng nội dung (content format) có hiệu quả cao. Khi Google ngày càng hiểu rõ hơn về nội dung và chất lượng của hình ảnh, thì yếu tố này càng trở nên lớn hơn.

Social Media Marketing và Metaverse.

Social Media Marketing và Metaverse.
Social Media Marketing và Metaverse.

Nếu bạn quan tâm đến các tin tức về kinh doanh, bạn thấy rằng, việc Facebook đổi tên thành Meta là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất thể hiện tham vọng của nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu này với vũ trụ ảo Metaverse.

Với tên gọi tiền thân hiện tại là Horizon Worlds, đây được xem là ý tưởng đầu tiên của Meta với Metaverse, nơi người dùng có thể gia nhập và trải nghiệm các không gian 3D thông qua các thiết bị hỗ trợ (như tai nghe thực tế ảo).

Một nhà sáng tạo hiện đã gia nhập Horizon Worlds cho biết:

“Kết nối nguồn cấp dữ liệu 2D với cộng đồng 3D trong Horizon, nơi xây dựng thế giới với những người khác thực sự là một trải nghiệm xây dựng mang tính cộng đồng. Horizon là trung tâm của khái niệm Metaverse xã hội, Social Metaverse.”

Khi ở trong Horizon, bạn có thể thực hiện những việc như ghé thăm các thế giới khác nhau xoay quanh các sở thích và chủ đề cụ thể. Bạn sẽ tìm thấy mọi thứ từ việc làm vườn đến chơi game và thậm chí là gia nhập các nhóm cộng đồng tương tự Facebook Groups.

Facebook cho phép bạn chia sẻ những khoảnh khắc trong Horizon thông qua Facebook Groups chẳng hạn như chia sẻ ảnh tự chụp, chia sẻ thế giới từ thế giới 3D của bạn với các nhóm đối tượng 2D.

Bạn cũng có thể tạo ra các thế giới mới, cộng tác với những người khác, tổ chức sự kiện, gặp mặt, chụp ảnh tự sướng cũng như xây dựng nên các mối quan hệ có ý nghĩa, thông qua các hình ảnh đại diện (Avatar).

  • Bắt đầu với Snapchat Metaverse.

Hiện tại, các thương hiệu đã có thể bắt đầu trải nghiệm với công nghệ thực tế tăng cường (AR) trên Snapchat.

Snapchat Metaverse AR cung cấp một cách dễ dàng và nhanh chóng cho bất kỳ ai để tạo nên những nội dung AR chuyên nghiệp, hấp dẫn thông qua các mẫu có sẵn kết hợp với các tài sản 3D khác.

Vừa mới được phát hành không lâu, Snapchat Trends là một công cụ dựa trên nền tảng web dành cho các nhà quảng cáo, đối tác và hơn thế nữa để tìm hiểu những từ và cụm từ đang thịnh hành (Trending) trên Snapchat và điều gì đang thúc đẩy cộng đồng mạng xã hội với hơn 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng này.

Ngành PR – Marketing và Metaverse.

Ngành PR – Marketing và Metaverse.

Khi Metaverse là một phần không thể thiếu trong tương lai của ngành marketing, dưới đây là một số cách mà bạn có thể làm bằng cách ứng dụng công nghệ VR và AR.

  • Bắt đầu tạo nội dung bằng AR.
  • Tổ chức hoặc tham dự một sự kiện trong VR trên các nền tảng như AltSpace VR hoặc Facebook Horizon Worlds.
  • Hợp tác với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và những người có ảnh hưởng (Influencer) hay những người đã có mặt trong không gian Metaverse.
  • Tạo nội dung PR bằng AR như một cách để trở nên nổi bật hơn khi giới thiệu trực tiếp các câu chuyện đến với khán giả mục tiêu hoặc các nhà báo.
  • Bắt đầu tương tác và theo dõi các nhà báo, phóng viên và nhà phân tích, những người đang nói về AR, VR và Metaverse.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp về chủ đề làm Marketing trong Metaverse.

  • Metaverse có ảnh hưởng đến cách các thương hiệu làm Marketing hay không?

Hiển nhiên là có, chỉ là ảnh hưởng theo cách nào và cấp độ bao nhiêu, điều này còn phụ thuộc vào cách mà Metaverse được xây dựng trong tương lai.

  • Quảng cáo trên Metaverse sẽ được thể hiện như thế nào?

Nếu bạn đã tìm hiểu đầy đủ khái niệm Metaverse, bạn hiểu rằng, bản chất của Metaverse là một thế giới ảo đa chiều, điều này có nghĩa là khi người dùng truy cập vào Metaverse, thương hiệu của bạn hoàn có thể tiếp cận họ ở đó, như cách bạn tiếp cận người dùng thông qua quảng cáo Facebook hay quảng cáo tìm kiếm trên Google.

Kết luận.

Như đã phân tích ở trên, khi thế giới và hành vi của người tiêu dùng thay đổi, điều cuối cùng sẽ khiến các thương hiệu phải thay đổi, bằng cách thích ứng nhanh hơn, thương hiệu có nhiều cách hơn để xây dựng các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình.

Với tư cách là những người làm Marketing, những người luôn cần đi đầu trong việc nắm bắt và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng mục tiêu, sớm gia nhập Metaverse là con đường mà bạn cần nên làm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Mạng xã hội là gì? Tìm hiểu toàn diện về mạng xã hội

Cùng tìm hiểu về một trong những thuật ngữ phổ biến nhất trong thế giới internet đó là mạng xã hội (Social Network): mạng xã hội là gì, Tác hại, mục đích và lợi ích khi sử dụng mạng xã hội, tổng quan về các nền tảng mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới, và nhiều nội dung khác.

mạng xã hội là gì
Mạng xã hội là gì? Lợi ích và tác hại khi sử dụng Mạng xã hội

Trong thế giới internet ngày nay, thuật ngữ “Mạng xã hội” vốn đã rất quen thuộc với phần đông mọi người. Từ việc sử dụng Mạng xã hội để giải trí và tìm kiếm thông tin, để kết nối với bạn bè, đến các hoạt động mua sắm và hơn thế nữa. Bên cạnh nhiều lợi ích, mạng xã hội cũng đi kèm với nhiều tác hại nếu không sử dụng đúng cách. Vậy thực chất thì Mạng xã hội là gì và nên sử dụng Mạng xã hội như thế nào.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:

  • Mạng xã hội là gì?
  • Mạng xã hội hoạt động như thế nào.
  • Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về mạng xã hội là gì?
  • Lịch sử hình thành mạng xã hội.
  • Mạng xã hội được phân loại như thế nào hay những kiểu mạng xã hội chính hiện có là gì?
  • Những cột mốc phát triển đáng chú ý nhất trong không gian mạng xã hội.
  • Vai trò của các nền tảng mạng xã hội đối với xã hội con người nói chung là gì?
  • Các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới.
  • Những yếu tố chính quyết định sự thành công của các nền tảng mạng xã hội là gì?
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề mạng xã hội.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội trong tiếng Anh có nghĩa là Social Network (Social Networks).

Mạng xã hội là khái niệm đề cập đến việc người dùng sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội (Social Media Platform) để kết nối với bạn bè, gia đình, thương hiệu và hơn thế nữa.

Tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể, mạng xã hội có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như để kết nối, để giải trí, để tìm kiếm thông tin, để kinh doanh, để xây dựng thương hiệu và nhiều mục đích khác.

Trong thế giới ngay nay, mạng xã hội còn là công cụ của những người làm Marketing để tương tác với khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng hay bán hàng.

Tính đến năm 2022, Facebook (thuộc Meta) là nền tảng mạng xã hội lớn nhất và phổ biến nhất toàn cầu với gần 3 tỷ người dùng. Bên cạnh Facebook, một số nền tảng mạng xã hội lớn khác có thể kể đến như Instagram, YouTube, LinkedIn, TikTok, Pinterest hay Twitter.

Tổng số lượng người dùng mạng xã hội toàn cầu hiện là khoảng hơn 5 tỷ người.

Mạng xã hội hoạt động như thế nào.

Đúng với bản chất tên gọi của nó, mạng xã hội hoạt động dựa trên mô hình “mạng” (chính là Network hay Networking), tức nó được liên kết theo hình thức “mạng nhện”, mọi thứ được liên kết hay kết nối chặt chẽ với nhau.

Mạng xã hội liên quan đến việc xây dựng, phát triển và duy trì các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tổ chức hoặc cũng có thể là giữa các tổ chức với nhau.

Bản chất đằng sau của các nền tảng mạng xã hội và cũng là yếu tố quyết định liệu một mạng xã hội nào đó có tồn tại được hay không đó là lượng người dùng sử dụng.

Vì là “mạng” nên nếu một nền tảng nào đó sau khi được ra mắt một thời gian nhất định mà có rất ít người dùng sử dụng, các nền tảng này hoặc là thúc đẩy thật nhanh (scale) lượng người dùng sử dụng nền tảng (Active) hoặc là chọn cách “rời bỏ cuộc chơi”.

Trợ thủ đắc lực cho các mạng xã hội là nền tảng công nghệ, những công nghệ như AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data hay Machine Learning (ML) là yếu tố mang tính sống còn hay bắt buộc quyết định sự tồn tại của bất cứ mạng xã hội nào.

Cuối cùng, hầu hết các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok hay Instagram hoạt động dựa trên cơ chế lan truyền (Viral).

Nghĩa là, một khi một người dùng nào đó gia nhập vào các nền tảng mạng xã hội, các công nghệ đằng sau các nền tảng này có nhiệm vụ đề xuất, hướng dẫn, thúc đẩy họ “hoạt động” nhiều hơn trên nền tảng, đề xuất bạn bè mới để họ có thể kết nối (Add, Connections) là một ví dụ điển hình cho điều này.

Mục tiêu cuối cùng là “mọi thứ cứ thế được lây lan và không ngừng mở rộng.”

Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về mạng xã hội là gì?

Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về mạng xã hội là gì?
Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về mạng xã hội là gì?
  • Mạng xã hội đề cập đến việc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội (Social Media Platforms/sites) dựa trên internet để có thể kết nối. Không có internet thì không có mạng xã hội.
  • Theo số liệu từ Statista, Facebook, YouTube và Instagram là 3 nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu tính đến năm 2022.
  • Những người dùng bình thường sử dụng mạng xã hội để kết nối với bạn bè, người thân, hay với các thương hiệu họ yêu thích.
  • Trong khi các nhà marketer sử dụng mạng xã hội để xây dựng thương hiệu, kết nối với khách hàng tiềm năng bán hàng và hơn thế nữa.
  • Tuỳ vào từng nhu cầu hay đối tượng khác nhau, các nền tảng mạng xã hội sẽ được sử dụng theo những cách khác nhau.
  • Một nền tảng mạng xã hội sẽ không tồn tại nếu nó chỉ có một số lượng ít người dùng.
  • Mạng xã hội có thể mang lại nhiều lợi ích hay cả những bất cập tuỳ thuộc vào cách các nền tảng được xây dựng và cách những người dùng sử dụng nó.

Lịch sử hình thành mạng xã hội.

Theo Wikipedia, dưới đây là sơ lược về lịch sử hình thành của khái niệm mạng xã hội, là những gì mà thuật ngữ này từng trải qua.

Vào cuối những năm 1890, Émile Durkheim và Ferdinand Tönnies là 2 người đầu tiên đã tiên đoán về ý tưởng của mạng xã hội trong các lý thuyết và nghiên cứu của họ về các nhóm xã hội (social groups).

Tönnies lập luận rằng các nhóm xã hội này có thể tồn tại dưới dạng các mối quan hệ xã hội trực tiếp và cá nhân, liên kết các cá nhân muốn chia sẻ các giá trị và niềm tin với nhau, hoặc các liên kết xã hội (social links) và phi cá nhân.

Durkheim tiếp đó lại đưa ra một cách giải thích phi cá nhân về các dữ kiện xã hội, lập luận rằng các hiện tượng xã hội (social phenomena) nảy sinh khi các cá nhân tương tác với nhau tạo thành một thực tại không còn có thể được giải thích về mặt thuộc tính thông qua các chủ thể cá nhân riêng lẻ.

Những phát triển lớn nhất với mạng xã hội được hình thành vào những năm 1930 bởi một số nhóm làm việc trong lĩnh vực tâm lý học, nhân chủng học và toán học.

Về tâm lý học, vào những năm 1930, Jacob L. Moreno bắt đầu ghi chép và phân tích có hệ thống về các tương tác xã hội (social interaction) trong các nhóm nhỏ, đặc biệt là lớp học và đội nhóm làm việc.

Trong bối cảnh nhân học, nền tảng cho các lý thuyết về mạng xã hội là công trình lý thuyết và dân tộc học của Bronislaw Malinowski, Alfred Radcliffe-Brown, và Claude Lévi-Strauss.

Về mặt xã hội học, công trình đầu tiên (được công bố vào những năm 1930) của Talcott Parsons đã tạo tiền đề cho việc áp dụng cách tiếp cận theo kiểu mối quan hệ để hiểu về cấu trúc xã hội (social structure).

Bắt đầu từ cuối những năm 1990, các phân tích mạng xã hội do các nhà xã hội học, nhà khoa học chính trị và vật lý học như Duncan J. Watts, Albert-László Barabási, Peter Bearman, Nicholas A. Christakis, James H. Fowler, và những người khác thực hiện.

Mục tiêu chính là phát triển và áp dụng các mô hình cũng như phương pháp mới đối với những dữ liệu mới nổi có sẵn về mạng xã hội trực tuyến và các “dấu vết kỹ thuật số” đầu tiên liên quan đến khái niệm mạng trực tiếp (face-to-face networks).

Mạng xã hội được phân loại như thế nào hay những kiểu mạng xã hội chính hiện có là gì?

Trong phạm vi không gian mạng xã hội, các nền tảng cũng có thể được phân loại thành các kiểu khác nhau bao gồm:

  • Mạng xã hội về video như YouTube và TikTok.
  • Mạng xã hội (đa năng) như Facebook.
  • Mạng xã hội hình ảnh như Instagram hay Pinterest.
  • Mạng xã hội theo hình thức đăng các nội dung ngắn (miniblog) như Twitter.
  • Mạng xã hội việc làm như LinkedIn.

Những cột mốc phát triển đáng chú ý nhất trong không gian mạng xã hội.

Kể từ lúc ra đời và phát triển đến hiện tại, mạng xã hội cũng như các nền tảng (Socia Media Platforms) đi cùng với nó đã trải qua một chặng đường khá dài, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

  • Vào năm 1997, các trang mạng xã hội (social media site) đầu tiên trên thế giới ra đời với tên gọi là SixDegrees.comnền tảng cho phép người dùng tạo hồ sơ, tạo kết nối, nhắn tin…với những người khác trong mạng lưới (networks).
  • Vào năm 2003, mạng xã hội Myspace ra đời. Myspace là một trang mạng xã hội cung cấp mạng lưới thông tin tương tác giữa người dùng với bạn bè của họ, cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân, viết blog, lập nhóm, tải hình ảnh lên hay lưu trữ nhạc. Nền tảng đạt hơn 25 triệu người dùng vào năm 2005.
  • Cũng vào năm 2003, tiền thân của mạng xã hội lớn nhất thế giới ngày nay là Facebook chính thức ra đời với tên gọi FaceMash và sau đó đổi tên thành TheFacebook vào 2004. Mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn cũng ra đời vào năm này.
  • Vào năm 2005, mạng xã hội video YouTube thuộc Google (Alphabet) ra đời.
  • Vào năm 2006, mạng xã hội Twitter ra đời. Mặc dù được khai sinh vào 2004, nhưng 2006 mới là năm chính thức Twitter công bố ra mắt.
  • Vào năm 2010, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Instagram và Pinterest chính thức ra mắt.
  • Vào năm 2016, mạng xã hội video ngắn đầu tiên trên thế giới ra đời với tên gọi là TikTok thuộc công ty mẹ ByteDance.

Vai trò của các nền tảng mạng xã hội đối với xã hội con người nói chung là gì?

Vai trò của các nền tảng mạng xã hội đối với xã hội con người nói chung là gì?
Vai trò của các nền tảng mạng xã hội đối với xã hội con người nói chung là gì?

Đến đây, hẳn là bạn đã có được những góc nhìn tổng quan nhất về khái niệm mạng xã hội, hiểu mạng xã hội là gì và nó được hình thành như thế nào.

Dưới đây là một số vai trò hay lợi ích mà các nền tảng mạng xã hội nói chung có thể mang lại cho xã hội nói chung và người dùng nói riêng.

  • Công cụ kết nối và giao tiếp tức thời.

Khi nói đến vai trò của các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram, khả năng giao tiếp tức thời (và cũng miễn phí) là lợi ích đầu tiên phải kể đến.

Bạn thử hình dung lại thời điểm trước khi các nền tảng mạng xã hội ra đời, khi bạn phải liên hệ với nhau qua điện thoại và hiện tại, bạn hình dung ngay ra điều này.

Chỉ cần có kết nối internet, giờ đây bạn có thể trò chuyện cùng bạn bè, gia đình, đồng nghiệp hay bất cứ ai ở bất cứ lúc nào với mạng xã hội, qua cả âm thanh lẫn video trực tiếp.

  • Mạng xã hội là công cụ đắc lực để tìm kiếm thông tin.

Nếu như trước đây, bạn có thường sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google hay Yahoo để tìm kiếm thông tin, bạn hoàn toàn có thể làm điều này trên các nền tảng mạng xã hội. Facebook, YouTube hay TikTok là những nơi mà bạn có thể tìm kiếm bất cứ thứ gì bạn muốn.

  • Mạng xã hội cũng là nơi bạn có thể tương tác với các thương hiệu hay những người có ảnh hưởng (Influencer) mà bạn thích. 

Ngoài việc được sử dụng để giao tiếp và kết nối cá nhân, mạng xã hội cũng là nơi bạn có thể chọn để tương tác với các thương hiệu hay doanh nghiệp mà mình yêu thích. Với những người có ảnh hưởng cũng vậy, bạn hoàn toàn có thể theo dõi họ từ đây.

  • Mạng xã hội trong hoạt động kinh doanh và Marketing.

Cuối cùng, một trong những vai trò không thể thiếu của các nền tảng mạng xã hội đó là được các doanh nghiệp hay người làm marketing sử dụng để tiếp cận khách hàng tiềm năng, xây dựng thương hiệu và bán hàng.

Với hơn 5 tỷ người dùng (DAU) hoạt động toàn cầu tính đến năm 2022, mạng xã hội thực sự mang đến cho các thương hiệu những cơ hội khổng lồ để bán hàng, kinh doanh và hơn thế nữa.

Các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới.

Tính đến năm 2022, dưới đây là một số nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất toàn cầu.

  • Mạng xã hội Facebook – gần 3 tỷ người dùng.
  • Mạng xã hội chia sẻ video YouTube – hơn 2.5 tỷ người dùng.
  • Mạng giao tiếp xã hội WhatsApp – hơn 2 tỷ người dùng.
  • Mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Instagram – gần 1.5 tỷ người dùng.
  • Mạng xã hội video ngắn TikTok – hơn 1 tỷ người dùng.
  • Mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn – gần 800 triệu người dùng.
  • Mạng xã hội Snapchat – hơn 500 triệu người dùng.
  • Mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Pinterest – gần 500 triệu người dùng.
  • Mạng xã hội theo kiểu miniblog Twitter – hơn 400 triệu người dùng.

Những yếu tố chính quyết định sự thành công của một nền tảng mạng xã hội là gì?

Những yếu tố chính quyết định sự thành công của một nền tảng mạng xã hội là gì?

Trong khi mạng xã hội là “miếng bánh” mà hầu hết các công ty công nghệ đều “thèm khát” vì những những gì mà nó có thể mang lại, chỉ một số rất ít các doanh nghiệp dám theo đuổi con đường này.

Vậy lý do chính ở đây là gì? Câu trả lời là, để có thể xây dựng nên một nền tảng mạng xã hội thành công, doanh nghiệp cần rất rất nhiều nguồn lực, dưới đây là một số yếu tố quyết định chính mà doanh nghiệp cần có.

  • Nguồn lực mạnh về tài chính và con người.

Bởi độ lớn về người dùng mà các nền tảng mạng xã hội cần để tồn tại, hệ thống của họ phải có khả năng xử lý hàng trăm triệu hay hàng tỷ người dùng khác nhau (thậm chí là trong cùng một thời điểm), cũng tương tự nhưng lớn hơn rất nhiều lần so với các nền tảng thương mại điện tử, doanh nghiệp cần rất nhiều tiền để xây dựng nền tảng công nghệ, tuyển dụng nhân tài và cả thu hút một lượng lớn người dùng mới.

  • Để mạng xã hội có thể tồn tại được, nó cần phải có một lượng lớn người dùng.

Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn có rất nhiều vốn và cũng đã thu hút được rất nhiều nhân tài, tất cả những điều này sẽ không có ý nghĩa gì nếu nền tảng bạn xây dựng không thể thu hút và giữ chân được một lượng lớn (rất lớn) người dùng tham gia.

Như đã phân tích trong các phần ở trên, bởi bản chất vốn có của mạng xã hội là tính có mạng lưới (networks), điều này có nghĩa là nó chỉ có ý nghĩa khi mỗi người tham gia dù là cá nhân hay doanh nghiệp, họ phải có thể xây dựng được một mạng lưới cho riêng họ.

Bạn cứ thử hình dung thế này, một mạng xã hội A nào đó ra đời và bạn tò mò nên đã đăng ký dùng thử, sau đó bạn phát hiện ra rằng xung quanh bạn, từ bạn bè, đồng nghiệp hay cả các thương hiệu bạn yêu thích đều không có ở trên nền tảng đó, điều gì sẽ xảy ra?

Hiển nhiên là, bạn cũng sẽ dần “lãng quên” mạng xã hội đó.

Ngược lại, nếu mạng xã hội có thể thu hút được tất cả các bên này tham gia, như một vòng xoáy liên tục, “mạng” liên tục được xây dựng, kết nối và phát triển, “mạng xã hội” dần dần hình thành.

Điều này cũng giải thích lý do tại sao một số mạng xã hội tại Việt Nam như Lotus (VCCorp) hay Gapo (Gapo) dần biến mất khi nó chỉ có thể thu hút được một lượng nhỏ người dùng.

Mặc dù không có một con số cụ thể để quyết định một nền tảng mạng xã hội có thể “trụ” được, nhưng ít nhất con số đó phải là hàng trăm triệu người dùng trở lên.

Gapo hay Lotus có khoảng dưới 10 triệu người dùng (chỉ bằng 1/10 dân số Việt Nam) nên việc các nền tảng này khó duy trì được cũng là điều dễ hiểu.

  • Nền tảng công nghệ (sản phẩm) cũng là điều kiện mang tính sống còn với các nền tảng mạng xã hội.

Tới đây, bạn lại tiếp tục cứ giả sử rằng, doanh nghiệp của bạn có vốn khá mạnh, bên cạnh đó, vì các chương trình marketing đang tỏ ra rất hiệu quả, bạn lôi kéo rất nhiều người có ảnh hưởng (Influencer) tham gia vào nền tảng nên từ đó bạn cũng có một lượng người dùng khá lớn (giả sử đủ để bạn có thể đi tiếp).

Khi tất cả mọi người dùng đã gia nhập, hiển nhiên, họ sẽ bắt đầu trải nghiệm, “lướt” và tương tác với những người khác (giả sử bạn bè của họ cũng đang có mặt trên nền tảng), với các thương hiệu mà họ yêu thích (giả sử các thương hiệu cũng đã nhanh chóng gia nhập), cũng như bắt đầu trải nghiệm những thứ nâng cao khác (chẳng hạn như tìm kiếm).

Như là điều tất yếu, sau một quá trình trải nghiệm, nếu các tính năng, giao diện, hay những thứ nâng cao như thuật toán không thể làm hài lòng được họ, họ sẽ chọn cách rời đi và tìm kiếm sang một nền tảng khác. Mạng xã hội có thể rơi vào thất bại.

Để có thể tiếp tục hình dung điều này một cách rõ hơn, bạn lại hình dung thế này, bạn gia nhập một mạng xã hội nào đó nhưng nền tảng lại “không thể hiểu” bạn thích hay muốn gì, thậm chí bạn chủ động tìm kiếm cũng không thể thấy, liệu bạn có tiếp tục “lướt” nó.

Hay chuyện gì sẽ xảy ra nếu cứ mỗi lần mở ứng dụng, hàng loạt tin rác ập đến bạn, quảng cáo ngổn ngang không thể kiểm soát…bạn lại chọn cách rời đi.

Nếu bạn tìm hiểu, bạn sẽ thấy rằng, một trong những điểm cốt lõi quyết định sự thành công của các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok là thuật toán, mà cụ thể đằng sau nó là AI (trí tuệ nhân tạo), Machine Learning (công nghệ máy học), Big Data (dữ liệu lớn) và hơn thế nữa.

Không có thuật toán tốt (“chiều” người dùng) thì không có mạng xã hội.

Khi nói đến các thuật toán của mạng xã hội, thuật toán của TikTok là một trong những thứ đáng tham khảo nhất, nó cũng là thứ giúp TikTok có hơn 1 tỷ người dùng nhanh nhất trong không gian các nền tảng mạng xã hội.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề mạng xã hội.

  • Nền tảng mạng xã hội là gì?

Là khái niệm đề cập đến các nền tảng (Platforms, sites) cụ thể, nơi mà người dùng có thể truy cập và tương tác với nhiều các mục đích khác nhau. Các nền tảng mạng xã hội phổ biến có thể kể đến như Facebook hay Instagram.

  • Mạng xã hội trong tiếng Anh có nghĩa là gì?

Trong tiếng Anh, mạng xã hội có nghĩa là Social Networks, khái niệm đề cập đến cách thức tương tác xã hội (là social và networks) hơn là các nền tảng hay yếu tố công nghệ (là platforms hay technology).

  • Mạng xã hội được sử dụng để làm gì?

Như đã phân tích ở đầu bài, tuỳ vào từng đối tượng cụ thể, mạng xã hội có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như để giao tiếp, tìm kiếm thông tin hay bán hàng.

  • Sự khác biệt giữa khái niệm mạng xã hội và phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media) là gì?

Trong khi vẫn thường được sử dụng với tên gọi chung là “mạng xã hội” hay nền tảng mạng xã hội, social network và social media là hai khái niệm khác nhau.

Social Network đề cập đến yếu tố môi trường (mạng lưới – network), tức cách mà người dùng tương tác với nhau, còn Social Media lại đề cập đến nền tảng hay phương tiện (về mặt công nghệ), là nơi cho phép các mạng lưới được hình hành và kết nối.

  • Phân tích mạng xã hội là gì?

Là hoạt động tìm kiếm thông tin và thu thập dữ liệu để phục vụ cho các mục tiêu khác nhau, có thể là để kinh doanh, nghiên cứu hay vì bất cứ mục đích gì khác.

  • Lạm dụng mạng xã hội là gì?

Lạm dụng mạng xã hội có thể được hiểu là cách mà cá nhân hay tổ chức nào đó sử dụng mạng xã hội với mục đích sai trái, hoặc khái niệm lạm dụng mạng xã hội cũng có thể được dùng để chỉ một cá nhân nào đó sử dụng mạng xã hội nhiều quá mức.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về Mạng xã hội, từ khái niệm, các nền tảng mạng xã hội phổ biến, cách sử dụng mạng xã hội đến những tác hại và lợi ích mà mạng xã hội có thể mang lại.

Dù với tư cách là người dùng sử dụng mạng xã hội với mục tiêu giao tiếp hay tìm kiếm thông tin, hay với tư cách là những người làm marketing và kinh doanh, sử dụng mạng xã hội để tương tác với khách hàng tiềm năng, việc hiểu bản chất của các nền tảng mạng xã hội là điều hết sức cần thiết.

Bằng cách hiểu bản chất của mạng xã hội là gì và tất cả những lợi ích mà nó có thể mang lại, bạn đang giúp chính bản thân mình có nhiều cơ hội hơn để phát triển bản thân, phát triển sự nghiệp và trên nữa là phát triển doanh nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Twitter là gì? Tìm hiểu toàn diện về mạng xã hội Twitter

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất cả các nội dung về một trong những mạng xã hội lớn nhất toàn cầu đó là Twitter: Twitter là gì, lịch sử hình thành của mạng xã hội Twitter, những tính năng chính của Twitter là gì, cách đăng ký và sử dụng Twitter cho người mới, lượng người dùng Twitter và hơn thế nữa.

twitter là gì
Twitter là gì? Tìm hiểu toàn diện về mạng xã hội Twitter

Mạng xã hội Twitter nằm trong bức tranh tổng thể là mạng xã hội (Social Network) với quy mô hơn 5 tỷ người dùng toàn cầu tính đến quý 2 năm 2022. Cùng với các nền tảng khác như Facebook, TikTok hay Instagram, Twitter là một trong những nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu với khoảng 250 triệu người dùng toàn cầu tính đến năm 2022.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Twitter là gì?
  • Mạng xã hội là gì?
  • Lịch sử hình thành của mạng xã hội Twitter.
  • Những tính năng chính hiện có trên Twitter là gì?
  • Twitter hoạt động như thế nào.
  • Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội Twitter.
  • Twitter phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
  • Lượng người dùng và doanh số của một số mạng xã hội lớn toàn cầu như Twitter, Facebook, YouTube, TikTok và Instagram.
  • Twitter for Business là gì?
  • Twitter Ads là gì?
  • Những chiến lược chính để tối ưu tài khoản Twitter.
  • Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội hay ứng dụng Twitter là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Twitter là gì?

Twitter là mạng xã hội (Social Network) thuộc Twitter Inc, là một công ty truyền thông xã hội có trụ sở chính tại San Francisco, California, Mỹ.

Về bản chất, Twitter hoạt động giống như một microblog, nơi người dùng có thể giao tiếp với nhau thông qua những đoạn nội dung ngắn bằng văn bản (Text).

Theo số liệu từ Statista, tính đến hết năm 2021, Twitter có khoảng hơn 300 triệu người dùng toàn cầu và ước tính đạt khoảng gần 350 triệu người dùng trong năm 2022.

Cuối cùng, Twitter là một phần của không gian mạng xã hội bao gồm nhiều nền tảng khác nhau. Để có thể tìm hiểu toàn diện về khái niệm mạng xã hội cũng như các nội dung liên quan, bạn có thể xem tại: mạng xã hội là gì

Twitter trong tiếng Việt có nghĩa là “một loạt các thông tin vụn vặt” và “tiếng chim kêu”. Và đó chính xác là những gì mô tả về mạng xã hội Twitter.

Lịch sử hình thành của mạng xã hội Twitter.

Vào năm 2006, Jack Dorsey, người đồng sáng lập của Twitter, đã có một ý tưởng rằng – ông sẽ tạo ra một nền tảng giao tiếp dựa trên tin nhắn SMS (SMS-based communications platform), trong đó bạn bè có thể theo dõi nhau bằng cách cập nhật trạng thái (Status).

Ban đầu, Twitter khá giống với các nền tảng nhắn tin truyền thống, tuy nhiên, sau nhiều lần nghiên cứu cùng với người đồng sáng lập Evan Williams, Twitter đã hoàn toàn thay đổi.

Vào ngày 21 tháng 3 năm 2006, Founder Jack Dorsey gửi tweet đầu tiên có nội dung – “just setting up my twitter” (Tài khoản Twitter của tôi vừa được thiết lập).

Vào năm 2007, tại hội nghị South By Southwest Interactive (SXSWi), khi có đến hơn 60.000 tweet đã được gửi đi, Twitter bắt đầu chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, nền tảng đã tận dụng lợi thế này để bắt đầu phát triển lượng người dùng của mình.

Như đã có đề cập ở trên, Twitter bắt đầu là một nền tảng giao tiếp dựa trên SMS, với giới hạn 140 ký tự, chính là giới hạn mà các nhà cung cấp dịch vụ di động thời điểm đó áp dụng với các đơn vị sử dụng dịch vụ (không phải do Twitter đưa ra).

Khi Twitter dần phát triển và trở thành một nền tảng web (web platforms), họ vẫn giữ giới hạn này vì đơn giản là nó phù hợp với định vị thương hiệu của Twitter – Twitter định vị mình là một nền tảng giúp người dùng tạo ra những nội dung ngắn, những thứ có thể đọc lướt qua nhưng vẫn cập nhật được mọi thứ.

Trải qua hơn 16 năm hình thành và phát triển, hiện mạng xã hội Twitter có hơn 300 triệu người dùng toàn cầu, từ những người có ảnh hưởng, đến các doanh nhân (như Elon Musk) và chính trị gia, Twitter là lựa chọn của nhiều người dùng chuyên nghiệp.

Mạng xã hội là gì?

Thuật ngữ mạng xã hội (Social Network) đề cập đến việc sử dụng các trang web truyền thông xã hội (Social Media Sites) để kết nối với bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp dựa trên môi trường chính là Internet (trực tuyến).

Mạng xã hội có thể được sử dụng với mục đích xã hội, mục đích kinh doanh hoặc kết hợp cả hai tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể.

Tính đến năm 2022, Facebook (thuộc Meta) hiện là mạng xã hội lớn nhất và phổ biến nhất toàn cầu với gần 3 tỷ người dùng. Bên cạnh Facebook, một số nền tảng mạng xã hội lớn khác có thể kể đến như Instagram, YouTube, TikTok hay Twitter.

Tổng số lượng người dùng mạng xã hội toàn cầu hiện là khoảng hơn 5 tỷ người.

Những tính năng chính hay thành phần hiện có trên Twitter là gì?

Cũng tương tự như các nền tảng mạng xã hội khác, bên cạnh các tính năng cơ bản của một nền tảng mạng xã hội, Twitter cũng có nhiều tính năng mà các nền tảng khác không có.

Dưới đây là các tính năng mà người dùng có thể thực hiện trên mạng xã hội Twitter (có thể hành động sau khi đăng ký tài khoản).

  • Tweets.

Cũng tương tự như thuật ngữ Post tức bài đăng trên Facebook hay Instagram, Tweets (Tweet) là tính năng đăng bài trên Twitter.

Tính năng đăng bài Tweet trên Twitter.

Như bạn có thể thấy ở trên, từ giao diện chính của Twitter, khi bạn nhấp vào Tweet, bạn có thể bắt đầu viết nội dung và đăng Tweet của mình.

  • Retweet.

Tính năng phổ biến tiếp theo trên Twitter là Retweet, vậy Retweet là gì?

Về cơ bản, Retweet sẽ giống với tính năng Share của Facebook, có nghĩa là người dùng sẽ chọn Retweet khi muốn chia sẻ lại một bài đăng (Tweets) nào đó.

Như bạn có thể thấy ở trên, những ký hiệu như #Google chính là các thẻ hashtag. Cũng giống với các nền tảng mạng xã hội khác, hashtag trên Twitter là tính năng cho phép người dùng chọn theo dõi hay tìm kiếm một nội dung (từ khoá) nào đó trên nền tảng.

Ví dụ, bạn có thể nhấp vào thẻ hashtag #Google để xem tất cả các bài đăng có gắn hashtag này, và ngược lại, nếu bạn cũng muốn người dùng khác tìm thấy bài đăng của bạn với thẻ đó, bạn cũng có thể thêm nó vào các bài đăng của mình.

  • Mention (Đề cập).

Mention có nghĩa là đề cập, cũng giống với Facebook, Đề cập là thuật ngữ dùng để chỉ việc bạn muốn nhắc đến tên một người dùng (User) hay Trang (Page) nào đó trong nội dung.

tính năng mention hay đề cập trên Twitter
Tính năng Mention trên Twitter.

Như ví dụ ở trên, @Entrepreneur (Page) hay @TerriLonier (User) chính là các Mention. Tính năng Mention được sử dụng bằng cách bạn thêm ký tự @ vào ngay trước Tên của Trang hoặc người dùng bạn cần nhắc đến.

  • Explore (Khám phá).

Theo giải thích trực tiếp từ Twitter, Explore là tính năng giúp người dùng khám phá những gì được coi là xu hướng (Trending) đang diễn ra trên nền tảng, họ có thể khám phá các chủ đề hay nội dung mới.

Explore là gì trên Twitter? Ví dụ về tính năng Explore.

Như ví dụ nêu ở trên, bạn có thể thấy ngay tính năng này bên trái màn hình trên giao diện web PC (máy tính để bàn) hay ký tự tìm kiếm trên giao diện điện thoại di động.

  • Fleets.

Khi Câu chuyện (Stories) là một trong những tính năng được sử dụng khá phổ biến trên các nền tảng như Facebook hay Instagram, Twitter cũng ra mắt tính năng tương tự với tên gọi là Fleets. Fleets chính thức được ra mắt toàn cầu vào tháng 11 năm 2020.

Tuy nhiên, trái ngược với mục tiêu ban đầu của Twitter là sử dụng Fleet (s) để khuyến khích nhiều người dùng mới tham gia nền tảng, tính năng này lại chủ yếu được sử dụng bởi những người dùng đã đăng rất nhiều Tweet hiện tại.

Twitter đã xoá bỏ tính năng này vào tháng 8 năm 2021.

  • Twitter Blue.

Vào tháng 6 năm 2021, Twitter chính thức ra mắt Twitter Blue, tính năng chỉ dành riêng cho những người dùng có trả phí.

Thông qua Twitter Blue, người dùng có thể sử dụng các tính năng nâng cao như thu hồi bài đăng (undo Tweet), lưu bài đăng thành các chuyên mục riêng (Bookmarks), tuỳ chỉnh màu sắc cho giao diện trên ứng dụng (Twitter App) và hơn thế nữa.

  • Twitter Shops.
twitter shops là gì
Tính năng Twitter Shops trên Twitter.

Khi thương mại điện tử (eCommerce) và thương mại xã hội (Social Commerce) là xu hướng mua sắm chính của người tiêu dùng hiện đại, Twitter chính thức ra mắt tính năng mua sắm với tên gọi Twitter Shops, vậy Twitter Shops là gì?

Cũng tương tự như TikTok Seller của TikTok hay Facebook Shops của Facebook, Twitter Shops là nơi người bán (Merchant) có thể chọn một bộ sưu tập lên đến 50 sản phẩm khác nhau để giới thiệu đến người dùng trên Twitter.

  • Live Shopping.
Live Shopping là gì trên twitter
Tính năng Live Shopping trên Twitter.

Như bạn có thể thấy ở trên, Live Shopping là tính năng Twitter cho phép người dùng có thể mua hàng trực tiếp từ các video đang phát trực tiếp trên nền tảng.

Về cơ bản, tính năng này cũng giống với Facebook hay TikTok.

Twitter hoạt động như thế nào.

Như đã phân tích ở trên, Twitter là một trang mạng xã hội trong đó người dùng có thể đăng tối đa 280 ký tự (Twitter đã tăng số lượng ký tự lên gấp đôi vào năm 2017) trên mỗi bài đăng hay còn gọi là “tweet”.

Tuỳ vào từng chế độ, bạn có thể chọn tuỳ chọn là tất cả mọi người đều có thể xem bài đăng (Public) hay chỉ có người theo dõi mới có thể xem (follower only). Trong bài đăng (tweet), bạn có thể liên kết đến các bài báo hoặc video khác.

Bạn có thể cuộn qua trang chủ của Twitter của mình để xem những người khác, những người bạn đã chọn theo dõi đang đăng những gì.

Bạn có thể sử dụng mạng xã hội Twitter cho nhiều mục đích khác nhau như giải trí (theo dõi các diễn viên hài), tin tức (theo dõi các Trang về tin tức) hay thậm chí là chính trị (theo dõi các chính trị gia như Tổng thống Mỹ) và nhiều mục đích khác.

Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội Twitter.

Một khi đã có thể thấu hiểu Twitter là gì, bạn có thể bắt đầu đăng ký và sử dụng mạng xã hội với hơn 300 triệu người dùng này.

Bạn có thể đăng ký tài khoản Twitter thông qua một vài bước đơn giản dưới đây.

  • Bước 1: Truy cập twitter.com/signup.
  • Bước 2: Chọn Sign up (Đăng ký).
  • Bước 3: Chọn Create your account (Đăng ký một tài khoản) và nhập những thông tin như tên, số điện thoại (hoặc email), ngày tháng năm sinh.
  • Bước 4: Xác nhận hoàn tất đăng ký qua email.
  • Bước 5: Hoàn thành việc đăng ký.
twitter là gì? đăng ký tài khoản twitter
Hướng dẫn đăng ký tài khoản Twitter.

Với tuỳ chọn hiện tại, người dùng cũng có thể đăng ký tài khoản thông qua tài khoản của Google hoặc Apple.

Twitter phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?

Cũng giống như với hầu hết các nền tảng mạng xã hội khác, thuật toán xếp hạng nội dung của Twitter cũng là một câu hỏi lớn đối với người dùng.

Theo đó, Twitter sẽ xếp hạng nội dung dựa vào các yếu tố chính sau.

  • Thời gian đăng của các bài đăng (Tweet).

Về cơ bản, Twitter sẽ ưu tiên hiển thị cho các bài đăng mới (cũng giống với Facebook hay Instagram). Ngoài các từ khoá hay tìm kiếm khác, hầu hết các bài đăng được hiển thị sẽ là từ vài giờ (đến tối đa khoảng 1 hoặc 2 ngày).

  • Ưu ái nhiều hơn với các nội dung hình ảnh và video.

Vì phần lớn người dùng nói chung thích tương tác nhiều hơn với các nội dung là hình ảnh và video thay vì văn bản (text) hay liên kết (link), Twitter theo đó cũng xếp hạng cao hơn cho những định dạng nội dung (Content Format) này.

Twitter for Business là gì?

Twitter for Business chính là giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trên Twitter, cụ thể, Twitter cung cấp tất cả các giải pháp quảng cáo cho thương hiệu muốn tiếp cận người dùng Twitter.

Với Twitter for Business, doanh nghiệp có thể quảng cáo, tiếp cận người dùng tiềm năng, xây dựng độ nhận biết thương hiệu, thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi, bán hàng, theo dõi đối thủ cạnh tranh và hơn thế nữa.

Twitter Ads là gì?

Tương tự Facebook Ads hay Google Ads, Twitter Ads là giải pháp quảng cáo trên Twitter.

Hiện Twitter cung cấp một số các tuỳ chọn quảng cáo khác nhau cho phép doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, thúc đẩy chuyển đổi hay tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng.

Bạn có thể bắt đầu quảng cáo trên Twitter tại: https://ads.twitter.com/login?

Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội hay ứng dụng Twitter.

  • Twitter là gì?

Twitter đơn giản là một nền tảng hay ứng dụng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, người dùng có thể sử dụng nó để giải trí, kinh doanh, đọc tin tức và nhiều thứ khác.

  • Twitter là mạng xã hội của nước nào?

Như MarketingTrips đã đề cập ở các phần đầu của bài viết, Twitter là mạng xã hội của Mỹ, được phát triển bởi nhà sáng lập Jack Dorsey vào năm 2006 tại San Francisco, California, Mỹ.

  • Twitter được sử dụng để làm gì?

Cũng giống với Instagram hay Facebook, tuỳ vào từng mục đích khác nhau, người dùng có thể sử dụng Twitter theo những cách khác nhau như để giao tiếp (chat) với bạn bè, để kinh doanh (Twitter Shops), để giải trí (theo dõi các nghệ sỹ hay trang tin về giải trí) và nhiều hoạt động khác.

  • Cách sử dụng Twitter như thế nào?

Cách sử dụng Twitter tương đối đơn giản, sau khi đăng ký tài khoản như các bước đã đề cập ở trên, bạn có thể bắt đầu chia sẻ và tương tác với người dùng hay Trang Twitter.

  • Tweet nghĩa là gì?

Trên Twitter, Tweet có nghĩa là bài đăng, tương tự như khái niệm Post trên Facebook hay Instagram. Người dùng sẽ chọn Tweet nếu họ muốn đăng một nội dung (liên kết, văn bản, video, hình ảnh…) nào đó lên Twitter.

  • Tác hại của Twitter? Twitter có an toàn không?

Cũng giống như các nền tảng mạng xã hội khác, về cơ bản, Twitter có hại hay có lợi phụ thuộc nhiều vào cách người dùng sử dụng nền tảng. Để sử dụng ứng dụng một cách an toàn, người dùng nên tránh tương tác với những tài khoản lạ, tài khoản có nhiều dấu hiệu nghi ngờ, và nên cài đặt bảo mật 2 lớp để bảo vệ tài khoản.

  • Twitter Handle là gì?

Twitter Handle là tên người dùng xuất hiện ở cuối URL Twitter duy nhất của người dùng, mỗi Twitter Handle phải chứa ít hơn 15 ký tự và xuất hiện như phần bên dưới.

Twitter Handle là gì?
Twitter Handle là gì?

Twitter Handle không nhất thiết phải giống với tên Twitter (Twitter name). Trong khi Twitter Handle là duy nhất cho từng tài khoản, Twitter name có thể trùng nhau với các tài khoản khác nhau và thường được sử dụng theo tên thương hiệu.

  • Twitter ID là gì?

Twitter ID hay còn được gọi là username chính là phần được bắt đầu sau ký tự “@” trên mỗi tài khoản Twitter. Twitter ID là duy nhất cho từng tài khoản.

Twitter ID là gì?
Twitter ID là gì?

Trong ví dụ ở trên trong tài khoản Twitter của MarketingTrips, phần @MarketingTrips (được khoanh đỏ) chính là Twitter ID.

  • Twitter trong tiếng Việt là gì?

Theo giải thích trực tiếp từ Founder Twitter, Dorsey, Twitter có nghĩa là “một loạt các thông tin vụn vặt” và “tiếng chim kêu”. Và đó chính xác là những gì mô tả về mạng xã hội Twitter.

  • Vòng tròn Twitter là gì?

Vòng tròn Twitter hay còn được gọi là “vòng kết nối” Twitter, là tính năng cho phép người dùng giới hạn đối tượng cho các câu chuyện trên trang cá nhân của họ. Tương tự, tính năng này của Twitter sẽ cho phép người dùng chọn một nhóm nhỏ hơn 150 người mà họ muốn chia sẻ tweet của họ khi đăng bài.

  • Twitter Blue là gì?

Là gói có trả phí của Twitter, với 4.99 USD mỗi tháng, những người dùng sử dụng gói này có thể truy cập vào các tính năng nâng cao trên Twitter như chỉnh sửa giao diện, không xem quảng cáo và hơn thế nữa.

  • Rwt trong Twitter là gì?

Rwt là cách viết ngắn của Retweet có nghĩa là Tweet lại hay chia sẻ lại một bài đăng trên mạng xã hội Twitter (chia sẻ bài đăng từ một tài khoản khác về tài khoản của mình).

Kết luận.

Khi mạng xã hội được xem là xu hướng giải trí, mua sắm và hơn thế nữa, các nền tảng như mạng xã hội Twitter hay Facebook sẽ tiếp tục là điểm đến ưu tiên của người dùng.

Bằng cách thấu hiểu cách thức hoạt động của nền tảng Twitter hay những tính năng chính hiện có trên twitter là gì, bạn có thể bắt đầu sử dụng nó như là một kênh để giao tiếp, bán hàng, làm marketing và nhiều hoạt động khác một cách hiệu quả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

TikTok được ví như ‘cocaine kỹ thuật số’

Trung bình mỗi người “lướt” 26 video trên TikTok mỗi phiên, đủ để mạng xã hội này thu thập nguồn dữ liệu khổng lồ.

TikTok bị Mỹ điều tra

TikTok, nền tảng video ngắn thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc ByteDance hiện được Facebook xem là đối thủ đáng gờm nhất.

Trên đó, người dùng có thể tìm thấy vô số video thời lượng chỉ từ 15 giây với nhiều thể loại từ trò đùa, các pha nguy hiểm, thủ thuật, khiêu vũ cho đến những kênh truyền đạt kinh nghiệm ở một lĩnh vực nào đó.

Tuy nhiên, đằng sau các video triệu view hay những nội dung hấp dẫn là một khối lượng lớn dữ liệu được thu thập.

Hai vấn đề lớn của TikTok.

Theo nghiên cứu độc lập của giáo sư Scott Galloway tại Đại học New York, trung bình mỗi người lướt TikTok một phiên kéo dài 11 phút – khoảng thời gian đủ để xem 26 video, mỗi đoạn 25 giây.

Galloway kể, sau bữa trưa tại nhà của một người bạn đầu năm nay, chủ nhà ra hiệu cho ông quan sát cậu con trai 11 tuổi. “Cậu bé nằm nghiêng trên chiếc ghế dài, tay cầm điện thoại trước mặt.

Trong một giờ tiếp theo, khuôn mặt cậu như bị thôi miên, không có dấu hiệu sinh động nào ngoài đôi mắt mở trừng trừng và những cái vuốt ngón tay thường xuyên lên màn hình”, Galloway mô tả. “Tôi thậm chí nghĩ đến cảnh người nghiện thuốc phiện”.

Theo ông, có hai vấn đề ở khung cảnh này. Thứ nhất là đặc tính gây nghiện của TikTok đã nâng lên một tầm mới và được ví như “cocaine kỹ thuật số”.

Nhà báo John Koetsier của Forbes đồng ý với quan điểm này. Ông cho biết từng trải nghiệm TikTok và thấy mạng xã hội này gây nghiện “đến mức đáng sợ”.

“Tôi tải ứng dụng để làm quen, tìm hiểu về nó và bắt đầu xem các video ngắn 15 giây. Một tiếng sau, tôi tái mặt, lắc đầu và tự hỏi buổi chiều của mình đã trôi về đâu”, Koetsier nói. “Theo một nghĩa nào đó, tôi bị nghiện ngay từ lần thử đầu tiên”.

Theo ông, có thể ví thuật toán của TikTok như trò cờ bạc, điều mà các nền tảng khác như Facebook, Instagram không có. Gần đây, hai mạng xã hội thuộc Meta mới bắt đầu triển khai tính năng video ngắn Reels, trong khi YouTube cũng bổ sung Shorts.

Vấn đề thứ hai là TikTok được cho là đang biến thế hệ nghiện video thành mỏ vàng dữ liệu.

Thực tế, mọi nền tảng mạng xã hội đều giám sát người dùng để thu thập càng nhiều thông tin càng tốt thông qua hoạt động trực tuyến của họ. Nhưng TikTok còn làm nhiều hơn thế.

Theo Galloway, 26 video trong mỗi phiên lướt TikTok là con số hoàn hảo để có thể thu thập nhiều dữ liệu chi tiết hơn từ người dùng so với các công ty khác.

Mỗi video sẽ tạo ra những “dấu hiệu nhỏ”, như cuộn, tạm dừng, xem lại, thích, nhận xét về video, chia sẻ và theo dõi người sáng tạo cũng như thời lượng đã xem trước khi tiếp tục.

“Đó là vô số tín hiệu được thu thập”, Guardian nhận xét. “Nếu dữ liệu là loại dầu mỏ mới, TikTok cung cấp loại dầu có chất lượng cao nhất mà thế giới chưa từng thấy”.

Kết quả nghiên cứu từ The Wrap đầu năm nay cho thấy, TikTok có thể vượt qua quá trình sàng lọc mã của App Store hay và Google Play, thậm chí tùy chỉnh hành vi và khả năng của ứng dụng một cách âm thầm.

Điều này cho phép công ty và các bên thứ ba có thể truy cập vào mọi dữ liệu người dùng – điều các nền tảng trước đó như Facebook, Twitter hay YouTube chưa thể làm.

TikTok phủ nhận vấn đề, cho biết họ tuân thủ quy tắc của Google và Apple trên các cửa hàng ứng dụng.

Khả năng gây nghiện của TikTok.

Theo số liệu của Omni Core Agency hồi tháng 3, người dùng TikTok chủ yếu là Gen Z khi có đến 43% ở độ tuổi từ 18 đến 24 và chỉ 3,4% trên 55 tuổi, giới nữ chiếm 57%.

Tuy nhiên, mối đe dọa của TikTok đối với các mạng xã hội lớn như Facebook không đơn thuần là tỷ lệ nam nữ hay độ tuổi, mà là về khả năng thu hút. Trong một thế giới thông tin dồi dào, sự chú ý trở thành thứ hái ra tiền.

“Sự chú ý là tài nguyên hữu hạn, nên sự cạnh tranh giữa chúng đã trở thành một trò chơi có tổng bằng không. Khi một người càng gây chú ý, sức hút đối với những người khác sẽ giảm xuống”, Guardian bình luận.

Ở cuộc đua này, TikTok đang thắng thế. Theo Forbes, từ năm 2020, người dùng mạng video ngắn dành trung bình 52 phút mỗi ngày trên ứng dụng, 90% trong số đó truy cập ứng dụng nhiều hơn một lần mỗi ngày. Sau hai năm, con số trên được đánh giá là còn lớn hơn nhiều lần.

Bí quyết của TikTok là thuật toán bí mật. Giới chuyên gia nhận định, hiện gần như không thuật toán AI nào toàn diện hơn mạng xã hội video ngắn này.

Trong khi Facebook yêu cầu người dùng xây dựng cả một trang hồ sơ và cung cấp thông tin cá nhân để làm được điều đó, TikTok chỉ cần thuật toán.

“TikTok như thể đọc tâm hồn bạn. Nó giống kiểu tiên tri kỹ thuật số. Thuật toán này có thể khám phá từng lớp tâm trí, có những thứ bạn thậm chí chưa từng biết đến”, một chuyên gia nhận xét trên Mashable.

Bảo Lâm

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

(Theo VnExpress)

Khaby Lame trở thành TikToker có lượt theo dõi lớn nhất thế giới

TikToker Khaby Lame chính thức trở thành người có ảnh hưởng (Influencer) được nhiều người theo dõi nhất thế giới trên TikTok vào ngày 23/6 vừa qua.

khaby lame tiktoker
Khaby Lame chính thức trở thành TikToker có lượt theo dõi lớn nhất trên thế giới

Khaby Lame, một nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) 22 tuổi sinh ra tại Senegal, Tây Phi, đã chính thức trở thành người được theo dõi nhiều nhất trên TikTok.

Vượt qua ngôi sao TikTok kỳ cựu người Mỹ Charli D’Amelio, hiện Khaby Lame có hơn 142,7 triệu người theo dõi so với con số 142,3 triệu của D’Amelio.

Khaby Lame đã trở nên nổi tiếng như thế nào.

Khaby Lame, mặc dù được sinh ra tại Tây Phi nhưng anh sống ở Ý, ban đầu đã nổi tiếng nhờ việc sử dụng các tính năng song ca (Duet) và ghép đôi video (Stitch) của TikTok, rồi đến các hành động không lời với những kiểu “hack não ngớ ngẫn”.

Cách đây không lâu, Khaby Lame càng gây được nhiều sự chú ý hơn khi xuất hiện trong video quảng cáo về Metaverse của Facebook với CEO Mark Zuckerberg.

Hiện Lame chủ yếu sản xuất các nội dung hài câm và thu về hàng triệu lượt xem.

Charli D’Amelio là ai?

Trước khi bị Khaby Lame vượt qua, D’Amelio là ngôi sao đình đám nhất trên TikTok với hơn 142 triệu người theo dõi (followers).

D’Amelio và chị gái của cô là Dixie, là hai trong số những người có ảnh hưởng (Influencer) nhất trên nền tảng TikTok, và cả hai cũng thừa nhận rằng họ là những ngôi sao tình cờ.

Sự nổi tiếng như vũ bão của họ cũng có phần “ngớ ngẫn” như Khaby Lame, chỉ thông qua các video khiêu vũ dài vài giây – thứ đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người theo dõi họ cũng muốn cố gắng làm điều tương tự.

Theo ước tính của Forbes, hai chị em đã kiếm được khoảng 27,5 triệu USD vào năm 2021.

Khaby Lame là trường hợp đặc biệt của các nhà sáng tạo nội dung.

Việc Khaby Lame trở thành TikToker được nhiều người theo dõi nhất cũng có phần xoá bỏ đi các rào cản trong quá khứ khi các nền tảng mạng xã hội vẫn là “cấm địa” của rất nhiều nhà sáng tạo da màu, đặc biệt là nhà sáng tạo da Đen.

Vào năm 2020, trước những cáo buộc rằng thuật toán của TikTok ngăn chặn nội dung của những nhà sáng tạo da màu, TikTok sau đó lập tức đã có những động thái phản hồi, bao gồm cả việc tạo ra một cộng đồng đa dạng hơn và quyên góp tiền cho các tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu “giúp đỡ cộng đồng người da màu.”

Hiện Khaby Lame kiếm được khoảng hơn 5 triệu USD mỗi năm với mỗi bài đăng quảng cáo trên TikTok và Instagram ước tính có giá khoảng từ 50.000 USD – 100.000 USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

LinkedIn: Từ cổng tuyển dụng tới mạng xã hội chuyên nghiệp lớn nhất thế giới

‘Không quan trọng bạn biết gì, quan trọng là bạn biết ai’. Đó là câu nói nổi tiếng mà bất kỳ ai xin việc làm cũng từng nghe qua. LinkedIn là bằng chứng sống cho điều này.

LinkedIn: Từ cổng tuyển dụng tới mạng xã hội chuyên nghiệp lớn nhất thế giới

Có lẽ, ứng viên nào cũng ít nhất một lần xem hay dùng qua LinkedIn để kích hoạt mạng lưới quan hệ rộng lớn trong ngành mình đang tìm hiểu.

LinkedIn chính là mạng xã hội dành cho người chuyên nghiệp lớn nhất hành tinh. Nếu Facebook mở ra kỷ nguyên “mạng xã hội”, LinkedIn đã cách mạng hóa với những sáng tạo không ngừng nghỉ.

Mùa hè năm 2003, nhà sáng lập Reid Hoffman lên ý tưởng về LinkedIn nhưng hành trình đến đỉnh cao của nó không hề dễ dàng.

Có những ngày, mạng tuyển dụng chỉ có 20 người đăng ký tài khoản. Song, đến nay, LinkedIn đã có 740 triệu thành viên tại 200 quốc gia.

Khởi đầu khiêm tốn và chậm chạp.

Reid Hoffman 41 tuổi khi thành lập LinkedIn năm 2003. Ngay từ đầu, cựu sinh viên Stanford đã hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng và dựa vào mạng lưới.

Ông từng có trải nghiệm cay đắng khi tiếp cận nhiều nhà đầu tư mạo hiểm để trình bày ý tưởng thành lập công ty phần mềm nhưng đều bị từ chối.

Sau đó, ông vào làm tại Apple và Fujitsu trước khi nghỉ việc để tự kinh doanh. Ông cùng hai người bạn Peter Thiel và Max Levchin gia nhập ban quản trị PayPal, rồi bán PayPal cho eBay năm 2002.

Năm 2003, LinkedIn ra đời với tầm nhìn thay đổi cách mọi người quản lý cuộc sống công việc thông qua kết nối đúng người, đúng thông tin. Ban đầu, công ty muốn bỏ tiền tiếp thị đến những khách hàng doanh nhân, nhà đầu tư mạo hiểm, người tìm việc làm tại khu vực Vùng Vịnh San Francisco.

Tốc độ đăng ký thành viên tương đối chậm chạp do mọi người không thể hiểu nổi giá trị của LinkedIn nằm ở đâu. Đến cuối năm 2004, startup chỉ có 150.000 người dùng, tăng trưởng dưới chuẩn một sản phẩm Internet.

Không nản lòng, các nhà sáng lập tiếp tục nỗ lực cải thiện và bổ sung tính năng vào nền tảng để xây dựng cộng đồng, gia tăng sức hấp dẫn.

Dù vậy, sự tự tin của cả nhóm không đồng nghĩa với hứng thú từ các nhà đầu tư. Chỉ có 2/26 nhà đầu tư mạo hiểm là Sequoia và Nokia Ventures phản hồi lại hồ sơ của LinkedIn.

Nhận thấy nhu cầu phải chứng minh lợi nhuận nhanh chóng và ổn định, LinkedIn “bật” chế độ nghiêm túc vào năm 2005 với màn ra mắt của các tính năng việc làm và mô hình trả phí, mở rộng quy mô với hơn 5 triệu người đăng ký.

Một năm sau, LinkedIn bắt đầu kiếm ra tiền, ngay cả khi Internet chưa phổ biến như bây giờ. Khi toàn cầu hóa và kết nối thế giới trở thành xu hướng, LinkedIn mở rộng tầm với sang các thị trường châu Âu và mở văn phòng quốc tế đầu tiên tại Vương quốc Anh.

Có lẽ, bạn sẽ nghĩ, cuối cùng cả nhóm đã được đền đáp, tuy nhiên, thực tế LinkedIn vấp phải hai rào cản lớn: quan điểm của người tiêu dùng và sự nhạy bén của tổ chức. Duy trì sự phát triển đồng nghĩa với việc họ cần phải thuê một CEO càng sớm càng tốt.

Cho đến lúc đó, các nhà sáng lập đầu tư nỗ lực để trả lời các câu hỏi về sản phẩm hơn là nhu cầu của tổ chức. Ông Reid – một chiến lược gia xuất sắc – đã phát triển một văn hóa với tầm nhìn sản phẩm, chiến lược kinh doanh mạnh mẽ, song những gì LinkedIn cần lại là một người giàu kinh nghiệm về sản phẩm Internet.

Một người có thể thúc đẩy công ty mở rộng quy mô và đọi ngũ, hiểu sâu sắc về người dùng và đặt mọi người vào đúng vị trí của họ.

Vì vậy, giữa năm 2009, LinkedIn đã mời Jeff Weiner – một cựu tướng Warner Bros và Yahoo – vào ghế CEO, thay thế nhà sáng lập Reid Hoffman.

Từ startup đến công ty đại chúng.

Sự xuất hiện của ông Weiner đã thổi làn gió mới vào LinkedIn. LinkedIn đang ở giai đoạn cần tạo cảm hứng cho nhân viên của mình.

Điều đó đòi hỏi một tầm nhìn rõ ràng hơn, đó là tạo sinh kế cho 3,3 tỷ lao động trên toàn cầu bằng cách khớp kỹ năng của họ với cơ hội việc làm.

Thông thường, văn hóa tổ chức thường không được ưu tiên bằng lợi nhuận hay gia tăng giá trị cho cổ đông.

Tuy nhiên, sức mạnh của ông Jeff lại là đặt nền móng cho nền văn hóa kết hợp cả hiệu suất lẫn nhân ái. Ông ấy đưa các chỉ số hiệu suất cá nhân vào chỉ số hiệu suất của nhóm, trong khi thiết lập văn hóa thúc đẩy sự hòa nhập và đồng cảm.

Ông khuyến khích nhân viên suy nghĩ như ông chủ và đưa ra quyết định kinh doanh xét đến tác động đến kết quả hoạt động.

Ông Weiner liên tục duy trì sự sáng tạo trong LinkedIn. Cuối cùng, LinkedIn đã chuyển từ một cổng thông tin tuyển dụng sang một mạng lưới dành cho dân chuyên nghiệp với các nội dung liên quan đến các ngành nghề và giải pháp văn phòng.

Không chỉ có vậy, LinkedIn còn chuyển hướng sang các ấn phẩm, hướng tới đối tượng doanh nhân.

Các nhà báo từ Financial Times tới Huffington Post thường xuyên đăng tải nội dung cho dân chuyên. Sáng kiến rõ ràng làm thay đổi nhận thức của mọi người về LinkedIn, từ “cổng tuyển dụng” đến “nền tảng chuyên nghiệp đa ngành”.

CEO LinkedIn đặt ra tham vọng tác động đến thế giới một cách sâu sắc, xóa bỏ định nghĩa hoang đường về thành công của doanh nghiệp. Ông đánh giá cao khả năng mở rộng dịch vụ của LinkedIn mà các mạng xã hội khác không theo kịp.

Quan trọng nhất, bản chất của LinkedIn nằm ở sự tin tưởng mà họ tạo ra ở người tiêu dùng. Không như các nền tảng khác, việc thiết lập kết nối trên LinkedIn đem lại giá trị rõ ràng, hữu hình cho khách hàng.

4 năm sau khi được bổ nhiệm vào tháng 12/2008, mạng xã hội việc làm LinkedIn ghi nhận doanh thu tăng gấp 10 lần. Ông vượt kỳ vọng của các nhà phân tích hết quý này sang quý khác, tăng 50% nhân viên và đẩy nhanh việc tuyển dụng trên toàn cầu.

Ngày 19/5/2011, LinkedIn trở thành công ty đại chúng, đặt nền móng cho các công ty mạng xã hội tư nhân khác.

Năm 2016 tiếp tục là một năm trọng đại khi Microsoft thâu tóm LinkedIn với giá 26,2 tỷ USD. Ông Weiner chính là chất xúc tác quan trọng để kết nối LinkedIn với một trong các hãng phần mềm lớn nhất thế giới.

Quyết định táo bạo mang lại lợi ích không nhỏ cho LinkedIn. Nền tảng người dùng của họ tăng gần 50% kể từ khi thông báo giao dịch, mang về 6,8 tỷ USD doanh thu. Microsoft đánh bại những người mua tiềm năng khác như Salesforce, Facebook, Google.

Với các thương vụ quy mô lớn như vậy, rất khó để giữ văn hóa độc lập với nhau, song ông Weiner yêu cầu vận hành LinkedIn như một doanh nghiệp độc lập. Đó là lý do chính khiến thương vụ thành công.

Bất chấp các thành tích mà LinkedIn đạt được, họ không có thời gian để tự mãn. LinkedIn không có đối thủ trong thị trường tuyển dụng, nhưng trong bối cảnh Covid-19 hoành hành và vòng xoáy không bao giờ dứt về nỗi lo thất nghiệp, thay đổi trong mô hình làm việc, nhiều thách thức mới xuất hiện.

Hơn bao giờ hết, công ty cần nỗ lực gấp đôi để hỗ trợ cả nhà tuyển dụng và ứng viên thay đổi kỹ năng, chuyển đổi trước nhu cầu tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo ICT News)

Social Media Marketing là gì? Vai trò của Social Media Marketing

Social Media Marketing là gì? Vai trò và lợi ích của Social Media Marketing trong doanh nghiệp và với thương hiệu? Những ưu điểm và nhược điểm của Social Media Marketing là gì? Một số chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất Marketing trên các nền tảng Social Media? Một số nền tảng Social Media phổ biến trên toàn cầu mà thương hiệu có thể sử dụng để làm Marketing?

social media marketing là gì
Social Media Marketing là gì? Vai trò của Social Media Marketing

Social Media Marketing là gì? Cũng như bất cứ cách thức tiếp cận nào khác tới các hoạt động marketing như digital marketing, buzz marketing, outbound marketing hay agile marketing, social media marketing đơn giản là chiến lược tận dụng tất cả những gì mà social media có để đạt được các mục tiêu của marketing.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:

  • Social Media Marketing là gì?
  • Social Media là gì?
  • Marketing là gì?
  • Một số lưu ý về khái niệm Social Media Marketing bạn nên hiểu.
  • Những ưu điểm và nhược điểm của Social Media Marketing là gì?
  • Một số chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất Marketing trên các nền tảng Social Media.
  • Social Media Marketing bao gồm những gì?
  • Những vị trí thường có xoay quanh Social Media Marketing.
  • Lợi ích của Social Media Marketing là gì?
  • Một số nền tảng Social Media phổ biến trên toàn cầu mà thương hiệu có thể sử dụng để làm Marketing.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Social Media Marketing là gì?

Social Media Marketing hiểu một cách đơn giản nhất đó là việc sử dụng các nền tảng hay phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) như Facebook hay TikTok để đạt được các mục tiêu Marketing hay những gì mà thương hiệu mong muốn.

Khi áp dụng Social Media Marketing, các doanh nghiệp hay thương hiệu chọn cách đưa các sản phẩm và dịch vụ của họ đến với các nhóm đối tượng mục tiêu thông qua mạng xã hội.

Với những tiến bộ của các yếu tố công nghệ, các hoạt động Social Media Marketing cũng có thể được theo dõi và đo lường một cách chi tiết từ đó giúp những người làm marketing luôn có thể kiểm soát được các nguồn lực hay ngân sách của họ.

Theo một định nghĩa từ Wikipedia, Social Media Marketing hay tiếp thị truyền thông mạng xã hội là việc sử dụng các website hay nền tảng mạng xã hội để quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.

Khi sử dụng Social Media Marketing, các thương hiệu cho phép khách hàng hay người dùng đăng tải các nội dung do chính họ tạo ra (UGC) thay vì liên tục đẩy các nội dung được sản xuất bởi thương hiệu.

Social Media là gì?

Social Media hay các phương tiện truyền thông mạng xã hội là khái niệm đề cập đến các công nghệ (hoặc nền tảng) dựa trên máy tính được sử dụng để chia sẻ nội dung, ý tưởng hay thông tin thông qua các cộng đồng và mạng lưới ảo (online hay virtual networks).

Các phương tiện truyền thông mạng xã hội này hoạt động dựa trên môi trường internet và các thiết bị điện tử nhằm mục tiêu giúp người dùng có thể nhanh chóng truy cập và chia sẻ các nội dung (hình ảnh, video…) khi cần.

Marketing là gì?

Trong khi không có bất cứ một định nghĩa nào được cho toàn diện về marketing, marketing được hiểu một cách đơn giản là bao gồm tất cả các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Thị trường mà ở đây chủ yếu là khách hàng và đối thủ là hai mục tiêu chính của marketing.

Một số lưu ý về khái niệm Social Media Marketing bạn nên hiểu.

  • Social Media Marketing sử dụng Social Media (nền tảng mạng xã hội) và Social Networks (cách thức mọi người giao tiếp trên mạng xã hội) để mở rộng thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ.
  • Những gì mà Social Media Marketing hướng tới là tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng, tương tác nhiều hơn với họ, xây dựng lòng tin của họ với thương hiệu để sau đó thúc đẩy họ hành động và mua hàng.
  • Những nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, TikTok, Instagram hay LinkedIn chính là mục tiêu của các doanh nghiệp khi triển khai Social Media Marketing.

Những ưu điểm và nhược điểm của Social Media Marketing là gì?

Cũng giống như các cách thức tiếp cận marketing khác, Social Media Marketing cũng có một số ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

Ưu điểm của Social Media Marketing.

  • Với sức mạnh lan truyền (Viral) vốn có mà các nền tảng mạng xã hội có thể mang lại, thương hiệu có thể nhanh chóng tiếp cận được một lượng lớn khách hàng tiềm năng cho thương hiệu. Thúc đẩy nhanh quá trình nhận biết và yêu thích thương hiệu.
  • Thay vì chỉ tiếp cận được một hoặc một số ít nhóm đối tương mục tiêu như các kênh marketing truyền thống, Social Media Marketing có thể tiếp cận đồng thời nhiều nhóm đối tượng khác nhau như khách hàng, nhân viên, giới truyền thông, người có ảnh hưởng (Influencer), KOL, hay các bên thứ ba khác.

Nhược điểm của Social Media Marketing.

  • Ưu điểm lớn nhất của Social Media Marketing là gì thì nhược điểm của nó cũng xuất phát từ đây. Trong khi Social Media có thể giúp lan truyền nhanh thông điệp của thương hiệu, những nội dung hay thông tin sai lệch theo đó cũng được đẩy đi nhanh hơn. Đây chính là lý do giải thích tại sao có không ít các thương hiệu gặp khủng hoảng truyền thông khi các nội dung xấu về thương hiệu liên tục được chia sẻ.
  • Vì khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội có thể dễ dàng tương tác hay phản hồi (bình luận, thích, chia sẻ…) với thương hiệu, những phản hồi tiêu cực có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.

Một số chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất Marketing trên các nền tảng Social Media.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng mô hình kinh doanh, từng giai đoạn kinh doanh hay chiến lược cụ thể, các mục tiêu của doanh nghiệp có thể khác nhau khi tiếp cận và sử dụng Social Media Marketing, dưới đây là một số chỉ số chính thường được sử dụng.

  • Mức độ tiếp cận khách hàng (Reach): Là chỉ số được sử dụng để đo lường tổng số người mà thương hiệu đã tiếp cận được trong một khoảng thời gian hay chiến dịch nhất định.
  • Tổng số lần quảng cáo được hiển thị (Impressions): Chỉ số ghi nhận tổng số lần một quảng cáo được hiển thị trên một nền tảng nhất định. Liên quan đến chỉ số này, các nhà quảng cáo sử dụng chỉ số CPM (chi phí trên 1000 lần hiển thị quảng cáo) để đánh giá mức độ hiệu quả hay chi phí của quảng cáo.
  • Tổng số lượt tương tác (Engagement): Tổng số lần mà người dùng đã tương tác (nhấp chuột, bình luận, thích, chia sẻ) với thương hiệu.
  • Tổng số khách hàng tiềm năng (Lead): Bên cạnh các chỉ số về tương tác, nhiều thương hiệu cũng sử dụng tổng số lượng khách hàng tiềm năng để đánh giá hiệu suất marketing.
  • Tổng số lần đề cập đến thương hiệu (Brand Mention): Với không ít các thương hiệu lớn, những gì họ cần từ các chiến dịch Social Media Marketing không phải khách hàng hay doanh số bán hàng mà là lượng người dùng thảo luận hay đề cập đến thương hiệu. Bằng cách sử dụng các công cụ lắng nghe khách hàng (social listening), các thương hiệu có thể đo lường chỉ số này một cách dễ dàng.
  • Doanh số bán hàng (Sales): Với không ít các doanh nghiệp (thường là các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp hoạt động theo mô hình D2C), họ sử dụng Social Media Marketing với mục đích trực tiếp là bán hàng.

Social Media Marketing bao gồm những gì?

Theo nền tảng Buffer, Social Media Marketing có 05 thành phần chính:

  • Chiến lược: Bao gồm các nội dung như mục tiêu của thương hiệu khi sử dụng Social Media Marketing là gì, những kênh nào sẽ được sử dụng, các kiểu hay định dạng nội dung nào sẽ được ưu tiên hay có nên áp dụng Social Commerce không.
  • Lập kế hoạch và đăng tải nội dung: Các thương hiệu cần quyết định nội dung của họ sẽ xuất hiện như thế nào trên các nền tảng và kế hoạch đăng bài ra sao.
  • Lắng nghe và tương tác:  Như đã phân tích ở trên, một trong những lợi thế lớn nhất của các nền tảng Social Media đó là khách hàng có thể dễ dàng tương tác và để lại phản hồi. Các thương hiệu cần lắng nghe xem hiện khách hàng đang nói về điều gì để từ đó có kế hoạch tương tác lại phù hợp.
  • Phân tích và báo cáo: Các chỉ số như lượt tiếp cận, tỷ lệ tương tác cũng rất quan trọng khi sử dụng Social Media Marketing.
  • Quảng cáo: Quảng cáo là một thành phần quan trọng khác để tiếp cận nhanh và nhiều hơn khách hàng tiềm năng.

Những vị trí thường có xoay quanh Social Media Marketing.

Khi trở thành một nhân viên trong lĩnh vực Social Media Marketing, dưới đây là một số vị trí mà doanh nghiệp có thể cần.

  • Social Media Executive: Là những nhân viên phụ trách các công việc liên quan đến Social Media Marketing. Thường cấp độ Executive sẽ dành cho những người mới có từ 1-3 năm kinh nghiệm.
  • Social Media Specialist: Là các chuyên viên phụ trách các công việc liên quan, vị này thường dành cho những nhân viên đã có từ ít nhất 2-3 năm kinh nghiệm đi làm ở vị trí tương đương.
  • Social Media Leader: Là những nhà quản lý mới nổi, vị trí này có thể quản lý các vị trí bên dưới như Social Media Executive hay Social Media Specialist.
  • Social Media Manager: Là những nhà quản lý phương tiện truyền thông đúng nghĩa. Họ có thể quản lý tất cả các vị trí nói trên (nhưng không bắt buộc).
  • Social Media Director: Mặc dù có rất ít doanh nghiệp tuyển dụng vị trí này, nếu có, họ là sếp của tất cả các vị trí nói trên.

Một số nền tảng Social Media phổ biến trên toàn cầu mà thương hiệu có thể sử dụng để làm Marketing.

  • Facebook: với gần 3 tỷ người dùng.
  • Instagram: với gần 1.5 tỷ người dùng.
  • TikTok: với hơn 1 tỷ người dùng.
  • LinkedIn: với hơn 700 triệu người dùng.
  • Twitter: với gần 300 triệu người dùng.
  • Pinterest: với hơn 400 triệu người dùng.

Kết luận.

Trong bối cảnh khi ngày càng nhiều người sử dụng mạng xã hội để không chỉ giải trí, tương tác mà còn là để mua sắm và hơn thế nữa.

Bằng cách hiểu bản chất và vai trò của các nền tảng mạng xã hội hay thấu hiểu Social Media Marketing là gì, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để gặp gỡ khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và thúc đẩy sự tăng trưởng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Elon Musk muốn thay đổi Twitter nhưng từ chối vào ban lãnh đạo

Sau khi trở thành cổ đông lớn nhất của Twitter, Elon Musk đưa ra hàng loạt đề xuất cho nền tảng này. Tuy nhiên, ông từ chối tham gia hội đồng quản trị công ty.

Sau khi chi 2,9 tỷ USD để mua 9,2% cổ phiếu của Twitter, Musk được ban lãnh đạo công ty này mời vào hội đồng quản trị. Đề nghị có hiệu lực tới ngày 9/4.

Tuy nhiên, trong lá thư mới nhất gửi đến nhân viên, CEO Twitter Parag Agrawal cho biết Elon Musk sẽ không gia nhập hội đồng quản trị của Twitter. Theo chi tiết trong bức thư, Musk đưa ra lời từ chối đúng ngày cuối của đề nghị.

Phản hồi lại chia sẻ của Agrawal, Musk chỉ đăng tải biểu cảm hình người che miệng trên Twitter.

Điều nghịch lý là trước đó, sau khi công bố tin tức mua lại cổ phần của Twitter, vị tỷ phú cho biết ông rất mong chờ được làm việc với ban giám đốc và dự định sẽ mang đến nhiều cải tiến đáng kể cho nền tảng mạng xã hội này.

Sau khi thành cổ đông lớn nhất của Twitter, Elon Musk đưa ra nhiều đề xuất cho nền tảng này. Twitter không đưa ra phản hồi công khai với phần lớn đề xuất của Musk.

Đề xuất đầu tiên là tắt quảng cáo. Theo ông, các nhãn hàng, thương hiệu sẽ trở thành người quyết định những chính sách của Twitter nếu tiếp tục nhận tiền quảng cáo của họ.

Ngoài ra, ông cho rằng tất cả người dùng Twitter Blue, dịch vụ tính phí của mạng xã hội, nên được nhận dấu xác thực riêng. Con dấu này khác với tích xanh trên các tài khoản chính thức hoặc người nổi tiếng. Elon Musk còn đề nghị giảm giá dịch vụ này.

“Mức giá nên dao động ở khoảng 2 USD/tháng nhưng người dùng cần trả trước trong 12 tháng. Những tài khoản lừa đảo hoặc spam sẽ bị xóa dấu xác thực và chấm dứt tài khoản mà không hoàn lại tiền”, ông cho biết trên trang cá nhân.

Elon Musk từng lập một cuộc thăm dò trên Twitter về việc liệu người dùng có muốn bổ sung thêm nút chỉnh sửa cho bài đăng hay không. Một ngày sau, Twitter thông báo tính năng chỉnh sửa sẽ được mạng xã hội này đưa vào thử nghiệm.

Ngoài những đề xuất về chính sách Twitter, Elon Musk còn đùa cợt về việc có nên biến trụ sở ở San Francisco của hãng thành nơi ở cho người vô gia cư hay không. “Bởi không có ai đến đây làm việc cả”, CEO Tesla viết.

Trước đó, thông tin Musk được bổ nhiệm vào ban lãnh đạo đã khiến nhiều nhân viên Twitter đặt câu hỏi về việc kiểm duyệt nội dung trên nền tảng này trong tương lai, theo Reuters.

The Verge cũng lưu ý việc không tham gia hội đồng quản trị khiến Musk không phải chịu giới hạn 14,9% nếu muốn mua thêm cổ phần Twitter.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Elon Musk mua lại 9.2% cổ phần của Twitter

Hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) cho biết CEO Tesla và SpaceX Elon Musk vừa mua 9.2% cổ phần của Twitter với giá 2,89 tỉ USD.

Elon Musk mua Twitter
Elon Musk mua lại 9.2% cổ phần của Twitter

Theo Engadget, việc mua lại của Elon Musk diễn ra sau những lời chỉ trích gần đây của Musk về các chính sách tự do ngôn luận của trang mạng xã hội này.

Trong tweet vào tuần trước, ông Musk từng nói: “Với vai trò một nền tảng công cộng quyền lực, việc Twitter không tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về tự do ngôn luận làm suy yếu nền dân chủ”.

Ông Musk là một người dùng Twitter thường xuyên với hơn 80 triệu người theo dõi, tuy nhiên nền tảng này cũng khiến ông gặp nhiều rắc rối.

Vào năm 2018, ông tweet rằng mình đã “được đảm bảo nguồn tài chính” để đưa Tesla trở thành công ty tư nhân với giá 420 USD/cổ phiếu, dẫn đến một vụ kiện từ SEC khiến ông mất 20 triệu USD và vị trí chủ tịch hội đồng quản trị.

Cùng với bình luận của mình, ông Musk đã khởi động một cuộc thăm dò ý kiến ​​trên Twitter vào tuần trước với câu hỏi rằng “Bạn có tin rằng Twitter tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tự do ngôn luận hay không?”.

Ông cũng đề xuất về ý tưởng xây dựng nền tảng mạng xã hội của riêng mình, nói rằng ông đang đưa ra suy nghĩ một cách nghiêm túc.

Trong một tweet tiếp theo, Elon Musk nói “hậu quả của cuộc thăm dò này sẽ rất quan trọng” và dự đoán đó dường như đã trở thành sự thật.

Với lượng cổ phần tại Twitter, Musk vẫn là một người bị động, tuy nhiên ông hoàn toàn có thể tăng số cổ phần của mình lên trong tương lai, thậm chí nhà phân tích Dan Ives nói với CNBC rằng “Điều này cuối cùng có thể dẫn đến mua đứt”.

Thương vụ giúp định giá Twitter với giá trị hơn 30 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Ác mộng hàng ngày của nhân viên TikTok

Làm việc suốt 12 giờ, xem video có nội dung bạo lực, chết chóc… là những công việc mà nhân viên kiểm duyệt nội dung của TikTok phải làm mỗi ngày.

Ác mộng hàng ngày của nhân viên TikTok

Vào ngày 24/3, 2 cựu nhân viên của TikTok đã khởi kiện hãng công nghệ vì không có biện pháp hỗ trợ nhóm kiểm duyệt nội dung trước những ảnh hưởng tâm lý họ phải gánh chịu.

Theo TechCrunch, đơn kiện này một lần nữa phơi bày sự khắc nghiệt của công việc kiểm duyệt nội dung tại các nền tảng video như TikTok.

Mặt tối của TikTok.

Khi tiếp nhận vị trí kiểm duyệt video tại TikTok vào năm 2021, Ashley Velez được dặn dò cô sẽ là đội ngũ trực tiếp bảo vệ trẻ em khỏi hình ảnh bạo lực. Tuy nhiên sau vài tháng tại đây, cô dần nhận ra mặt tối của công việc này.

“Chúng tôi phải nhìn thấy hình ảnh chết chóc, đồi trụy hay ảnh khỏa thân của trẻ dưới tuổi vị thành niên mỗi ngày.

Tôi thậm chí còn bắt gặp hình ảnh người bị súng bắn thẳng vào mặt, video trẻ em bị đánh đập. Chúng khiến tôi khóc suốt 2 tiếng đồng hồ”, cô tâm sự.

Trong thời gian làm việc tại TikTok từ tháng 5-11/2021, Velez nằm trong đội ngũ 10.000 người kiểm duyệt nội dung trên toàn cầu của nền tảng này. Nhóm nhân viên sẽ đảm nhiệm việc quét sạch các video mang tính bạo lực, gây khó chịu để biến TikTok thành một mạng xã hội an toàn.

Nhưng sau thời gian làm việc, Ashley Velez cùng đồng nghiệp của mình, Reece Young, đâm đơn kiện TikTok và công ty mẹ ByteDance vì những ảnh hưởng xấu đến tâm lý của họ.

Đơn kiện cáo buộc TikTok và ByteDance vi phạm luật lao động của bang California vì đã không bảo vệ sức khỏe tinh thần của Velez và Young trong thời gian họ làm việc, phải tiếp nhận nhiều nội dung độc hại, ảnh hưởng đến tâm thần.

Ngoài ra, hãng công nghệ còn buộc các nhà kiểm duyệt nội dung phải làm việc với cường độ cao để đáp ứng chỉ tiêu, thậm chí yêu cầu họ ký thỏa thuận nhằm giữ bí mật những nội dung đã xem qua.

“TikTok không cung cấp môi trường làm việc an toàn cho hàng nghìn người kiểm duyệt nội dung trước những nội dung chưa qua kiểm duyệt, rùng rợn và hàng trăm triệu người dùng ứng dụng mỗi ngày”, đơn kiện viết.

Hai cựu nhân viên còn chỉ ra dù nhận thức rõ những rủi ro về mặt tinh thần khi phải tiếp xúc nhiều với nội dung độc hại, TikTok và ByteDance vẫn không đưa ra biện pháp thích hợp để hỗ trợ nhân viên.

Velez và Young phải làm việc 12 giờ/ngày, xem những video phản cảm, gây khó chịu như “lạm dụng tình dụng trẻ em, hiếp dâm, tra tấn, quan hệ tình dục với độc vật, tự sát và giết người”.

Ngoài những hình ảnh độc hại, 2 cựu nhân viên còn phải tiếp nhận những phát ngôn gây thù hằn, thuyết âm mưu sai lệch, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần của họ.

“Xem những video vui vẻ trên TikTok, người dùng tưởng chừng như mạng xã hội này rất tích cực.

Nhưng đa số mọi người đều không biết đằng sau là những nhân viên phải cật lực làm việc để giữ nền tảng an toàn”, luật sư Steve Williams, người tiếp nhận vụ kiện này chia sẻ.

Xem nội dung phản cảm mỗi ngày.

Trước đó, nền tảng chia sẻ video đình đám cũng từng bị Candie Frazier, nhân viên kiểm duyệt nội dung, kiện vì những nội dung độc hại đã khiến cô bị sang chấn tâm lý (PTSD) nghiêm trọng.

Frazier cho biết mỗi ngày cô phải dành 12 giờ để kiểm duyệt các nội dung được đăng tải lên TikTok. Cụ thể, nhân viên phải xem từ 3-10 video cùng lúc với các video có nội dung ít nhất 25 giây. Trong 4 giờ làm việc đầu tiên, họ chỉ được phép nghỉ 15 phút và nghỉ thêm 15 phút sau mỗi 2 giờ làm việc.

Với khối lượng lớn nội dung được đăng tải lên TikTok hàng ngày, Frazier thường xuyên phải chứng kiến những video nhạy cảm, gây khó chịu.

TikTok không phải là mạng xã hội duy nhất vướng phải những cáo buộc này. Năm 2018, Facebook bị nhân viên kiểm duyệt Selena Scola kiện vì những tác hại tâm lý do phải xem nội dung độc hại liên tục.

Vụ kiện sau đó đã biến thành vụ kiện tập thể và hãng công nghệ đồng ý bồi thường 52 triệu USD cho 11.000 người kiểm duyệt nội dung.

Theo NPR, không chỉ TikTok, nhiều công ty mạng xã hội khác phải sử dụng trí tuệ nhân tạo để lọc hàng triệu video có nội dung phản cảm. Tuy vậy, họ vẫn cần yếu tố con người để giải quyết những vấn đề còn lại, giữ cho nền tảng an toàn với người dùng.

“Chúng ta đều hy vọng trí tuệ nhân tạo sẽ làm tất cả phần việc, nhưng điều này vẫn chưa thể thành sự thật và con người phải thực hiện hầu hết công việc khó khăn này”, luật sư Steve Williams cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Instagram vượt qua TikTok và trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất

Theo số liệu báo cáo mới nhất của App Annie trong quý 1 năm 2022, Instagram đã vượt qua TikTok để trở thành ứng dụng mạng xã hội được tải xuống nhiều nhất.

Instagram vượt qua TikTok
Instagram vượt qua TikTok và trở thành mạng xã hội được tải xuống nhiều nhất trong Quý 1 năm 2022.

Sau một vài quý dẫn đầu về lượt tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng, TikTok hiện đã đánh mất vị trí số 1 về tay Instagram (thuộc Meta).

Theo số liệu báo cáo Quý 1 năm 2022 của data.ai, Instagram và TikTok là những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất, Facebook vẫn là nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất toàn cầu còn TikTok thì dẫn đầu về lượng chi tiêu của người tiêu dùng.

Instagram vượt qua TikTok

Hiện 57% doanh thu của TikTok đến từ nhóm người dùng Trung Quốc.

Theo ghi nhận của data.ai:

“Snapchat đã chuyển mình từ vị trí thứ 7 lên vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng lượt tải xuống từ quý trước, trong khi đó, Shopee đã tăng từ vị trí thứ 10 lên vị trí thứ 7.

Công ty về thương mại điện tử hay thương mại di động có trụ sở tại Singapore này đã báo cáo doanh thu GAAP là 5,1 tỷ USD vào năm 2021 và hoạt động tại hơn 13 quốc gia.”

Về phần Snapchat, ngày càng nhiều người dùng trẻ coi nó như là một nền tảng nhắn tin chính cho các cuộc thảo luận có tính riêng tư – so với các nền tảng nhắn tin phổ biến khác như Facebook Messenger hay Telegram, Snapchat có được sự tín nhiệm cao hơn.

data.ai cũng xem xét đến các mức độ chi tiêu tổng thể của người tiêu dùng.

Instagram vượt qua TikTok

Theo data.ai:

“Nhìn chung, mức độ chi tiêu của người tiêu dùng cho các ứng dụng đã tăng hơn 40% trong hai năm qua, với tổng chi tiêu dành cho iOS tăng gần 42% so với quý 1 năm 2020 và tăng 44% đối với Google Play.”

data.ai cũng lưu ý rằng iOS chiếm 65% trong tổng số 33 tỷ USD chi tiêu cho các cửa hàng ứng dụng trên toàn cầu, con số này vẫn được duy trì với 5 quý trước đó.

Trong khi Android vẫn là hệ điều hành phổ biến nhất toàn cầu, đặc biệt là ở các khu vực đang phát triển, người dùng iOS lại chi tiêu nhiều hơn.

Bạn cũng có thể xem chi tiết báo cáo này tại: Latest App Download

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Những số liệu thống kê về người dùng TikTok 2023

Những số liệu thống kê về người dùng TikTok trong năm 2023 dưới đây sẽ rất hữu ích cho những nhà Marketer.

Những số liệu thống kê về TikTok cho Marketer năm 2023
Những số liệu thống kê về TikTok cho Marketer năm 2023

Vốn được coi là nền tảng của Gen Z, nếu thương hiệu của bạn tập trung vào nhóm đối tượng này trong các chiến lược marketing vào năm 2023, đừng bỏ qua các số liệu được nhắc đến trong bài viết này.

Các số liệu thống kê tổng quan mà các Digital Marketer cần nắm.

1. TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất năm 2021, với 656 triệu lượt tải xuống.

Xếp thứ hai là Instagram với hơn 100 triệu lượt tải xuống (năm trước đó tức 2020, con số này là 545 triệu).

2021 cũng là năm thứ ba liên tiếp TikTok giữ vị trí số một về lượt tải. Ứng dụng này đã được tải xuống 693 triệu lần vào năm 2019 và 850 triệu lần vào năm 2020.

Theo Apptopia, TikTok được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ với 94 triệu lượt tải xuống vào năm 2021 – tăng 6% so với năm 2020.

Doanh số của TikTok đã vượt qua mức 2,5 tỷ USD vào năm 2021.

2. TikTok đã được tải xuống hơn 3 tỷ lần.

TikTok đạt 3 tỷ lượt tải xuống vào tháng 7 năm 2021. Đây cũng là ứng dụng ngoài sở hữu của Facebook (Meta) đầu tiên đạt 3 tỷ lượt tải xuống.

Kể từ tháng 1 năm 2014, các ứng dụng duy nhất khác đã đạt được con số này là Facebook, Facebook Messenger, Instagram và WhatsApp.

3. TikTok là nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều thứ 6 trên thế giới.

Đứng sau các nền tảng khác như Facebook, YouTube, WhatsApp, Instagram và WeChat, kể từ năm 2021, TikTok đã vượt qua Facebook Messenger để tiến lên vị trí thứ 6, cao hơn cả mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn.

Ở một khía cạnh khác, ‘phiên bản anh em’ của TikTok là Douyin hiện có khoảng 600 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (DAU).

4. Người lớn ở Mỹ có nhiều ý kiến ​​trái chiều với TikTok.

Ở Mỹ, khoảng 34% người lớn có quan điểm không tốt về TikTok, so với mức 37% có quan điểm thuận lợi.

So với Facebook và TikTok, Instagram hiện là ứng dụng được là “tốt đẹp” nhất.

Số liệu thống kê về người dùng TikTok.

5. TikTok hiện có hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).

Theo số liệu từ Hootsuite, cứ mỗi giây trôi qua TikTok lại có thêm 8 người dùng mới với trung bình 650.000 người dùng mới tham gia hàng ngày.

So với Facebook và YouTube, cả hai ứng dụng này đều mất khoảng 8 năm để đạt được 1 tỷ người dùng, TikTok đã đạt được con số đó chỉ trong 5 năm.

6. Người dùng TikTok cũng đang hoạt động trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội khác.

Theo số liệu thống kê, những người dùng trong độ tuổi từ 18 đến 34 đang sử dụng khoảng 8 nền tảng mỗi tháng. Người dùng TikTok cũng không là ngoại lệ với 99,9% báo cáo rằng họ đang sử dụng các nền tảng khác.

Cụ thể, những người dùng TikTok cũng ở trên Facebook (84,6% trùng lặp), Instagram (83,9% trùng lặp) và YouTube (80,5% trùng lặp).

7. TikTok hiện phổ biến hơn Instagram đối với những người dùng Gen Z ở thị trường Mỹ.

TikTok hiện đã vượt qua Instagram về mức độ phổ biến của người dùng Thế hệ Z (sinh từ 1997 đến 2012) ở Mỹ, với 37,3 triệu người dùng so với 33,3 triệu của Instagram.

Mặc dù Snapchat vẫn phổ biến hơn Instagram và TikTok với Gen Z, nhưng đến năm 2025, cả ba ứng dụng này dự kiến sẽ có số lượng người dùng xấp xỉ bằng nhau.

8. So với nam giới, lượng người dùng là nữ giới trên TikTok cao hơn.

Trên toàn thế giới, lượng người dùng nữ của TikTok là 57%. Con số này tăng lên 61% đối với người dùng TikTok tại Mỹ.

9. Có rất ít người coi TikTok là ứng dụng yêu thích.

Chỉ có 4,3% người dùng internet coi TikTok là nền tảng mạng xã hội yêu thích của họ. Con số này của Instagram là 14,8% hoặc Facebook là 14,5%.

Những số liệu thống kê về TikTok cho Marketer năm 2022
Những số liệu thống kê về TikTok cho Marketer năm 2023

Người dùng trong độ tuổi từ 16 đến 24 xếp Instagram là lựa chọn hàng đầu của họ: 22,8% nam và 25,6% nữ. Chỉ 8,9% người dùng nữ trong độ tuổi này chọn TikTok là lựa chọn hàng đầu của họ (và chỉ 5,4% trong số này là nam giới).

Số liệu thống kê mức độ sử dụng TikTok.

10. Người dùng Android dành 19,6 giờ mỗi tháng trên TikTok.

Về thời gian sử dụng trên ứng dụng, TikTok đứng ở vị trí thứ hai với Facebook. YouTube vẫn ở vị trí hàng đầu với trung bình 23,7 giờ mỗi tháng.

11. Đa số mọi người sử dụng TikTok để tìm các nội dung hài hước và mang tính giải trí.

Khi được hỏi trong cuộc khảo sát của GlobalWebIndex năm 2023 về cách người dùng chủ yếu sử dụng TikTok, đa số người được hỏi trả lời: “để tìm nội dung hài hước và giải trí.”

12. Người dùng đang xem các video dài hơn (và thích nó).

Trước đây người dùng TikTok bị giới hạn 60 giây cho video của họ. Nhưng vào tháng 7 năm 2021, TikTok bắt đầu cung cấp cho người dùng tùy chọn tải lên video có độ dài tối đa 3 phút – và gần đây là 10 phút vào năm 2023.

13. Các chủ đề về tài chính trên TikTok tăng 255% vào năm 2021.

Theo Báo cáo của TikTok’s What’s Next 2023, các chủ đề liên quan đến đầu tư, tiền điện tử và tất cả mọi thứ liên quan đến tài chính đã có một năm thành công rực rỡ.

So với năm 2020, lượt xem các video được gắn thẻ hashtag #NFT đã tăng 93.000%. Hashtag #crypto cũng bùng nổ, thu về 1,9 tỷ video.

Xem thêm:

Các số liệu thống kê khác.

14. TikTok là ứng dụng hàng đầu về chi tiêu của người tiêu dùng.

Theo AppAnnie, TikTok là ứng dụng số một trong việc thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng, vượt qua Tinder để giành vị trí đầu bảng.

Chi tiêu của người tiêu dùng trên TikTok đã tăng lên tới 77% vào năm 2021. Nhìn chung, người dùng đã chi 2,3 tỷ USD cho ứng dụng, so với 1,3 tỷ USD của năm trước.

15. Quảng cáo trên TikTok tiếp cận 17,9% tổng số người dùng Internet trên 18 tuổi.

Phạm vi tiếp cận của quảng cáo TikTok cao nhất đối với nhóm người dùng Gen Z, tiếp cận 25% người dùng nữ trong độ tuổi 18-24 và 17,9% nam giới.

Phạm vi tiếp cận cũng khác nhau tùy theo quốc gia: Các quốc gia có nhóm người dùng mục tiêu của quảng cáo có tiềm năng lớn nhất bao gồm Mỹ, Indonesia, Brazil, Nga và Mexico.

16. Các Marketer ngày càng đánh giá TikTok cao hơn.

Khảo sát về xu hướng xã hội năm 2023 của Hootsuite cho thấy 24% người làm marketing cho rằng TikTok có thể giúp họ đạt được mục tiêu kinh doanh, so với con số chỉ 3% trong năm trước— tăng 700%.

17. Hợp tác với nhà sáng tạo giúp tăng tỷ lệ xem qua lên 193%.

Các thương hiệu có thể hợp tác với hơn 100.000 nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) thông qua nền tảng dành riêng cho nhà sáng tạo TikTok để phát triển các chiến dịch của họ.

35% người dùng có xu hướng khám phá sản phẩm và thương hiệu từ nhà sáng tạo và 65% cảm thấy thích thú khi nhà sáng tạo đăng về sản phẩm và thương hiệu.

18. 67% người dùng nói rằng TikTok truyền cảm hứng cho họ mua sắm.

Người dùng TikTok thích kết nối với các thương hiệu, với 73% báo cáo rằng họ cảm thấy có mối liên hệ sâu sắc hơn với các thương hiệu mà họ tương tác trên nền tảng.

Nghiên cứu riêng của mạng xã hội TikTok về hành vi của người dùng cũng cho thấy sức ảnh hưởng của họ đối với thói quen mua sắm của người dùng.

37% người dùng có xu hướng khám phá một sản phẩm trên ứng dụng và ngay lập tức muốn mua sản phẩm đó sau đó.

19. Các video có hiệu suất cao nhất dài từ 21 đến 34 giây.

20. Thêm chú thích (captions) có thể làm tăng số lần hiển thị tới 55,7%.

21. TikTok Shop là ứng dụng mua sắm thương mại điện tử phổ biến hàng đầu trên thế giới.

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê từ DataReportal, TikTok Shop là ứng dụng mua sắm trực tuyến phổ biến thứ 3 chỉ sau Shopee và Lazada. Cùng với đó, cổng thông tin hỗ trợ người bán TikTok Seller cũng là nền tảng có lượng người dùng truy cập lớn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Cuộc chạy đua mới trên các nền tảng mạng xã hội

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, con người ngày nay đang dành rất nhiều thời gian trên không gian mạng xã hội như Facebook, YouTube hay các hình thức giải trí như gaming, eSports… Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 như một đòn bẩy khiến “làn sóng” livestream ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Cuộc chạy đua mới trên các nền tảng mạng xã hội

Game streaming – “món ăn tinh thần” của giới trẻ.

Nếu như livestream nói chung là 1 đế chế triệu USD thì Game streaming lại là món ăn tinh thần của đa số giới trẻ toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Theo báo cáo “Tổng quan Creator Việt Nam” do Appota phát hành: Trải qua đại dịch, eSports đã trở thành một hình thức giải trí phổ biến. Có đến 80% cộng đồng nhận thấy rằng họ đã dành nhiều gian hơn để xem các Gaming Creators trong khi dịch bùng phát.

Trung bình khán giả dành 3 giờ/ngày chơi và xem các trò chơi eSports, đứng thứ hai chỉ sau thể thao truyền thống (3,4 giờ). 45% khán giả eSports là những fan hâm mộ cuồng nhiệt, tương đương khoảng 9,1 triệu người.

Họ tiếp xúc và coi eSports là một hình thức giải trí hàng ngày. Nhóm tuổi chiếm phần lớn là nhóm 18-22 tuổi (40,8%), theo sau đó là nhóm 13-17 tuổi (35%).

Cũng theo khảo sát của Appota, có tới 43% Content Creator đồng ý rằng kênh của họ có lượt tương tác cao trong thời điểm dịch bệnh. Tuy nhiên mức tăng này có thể chỉ là do tình trạng chung của dịch bệnh khi khán giả có thêm nhiều thời gian rảnh rỗi.

Bằng chứng cho thấy trong số họ, chỉ có 6,3% Creators chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội và ngược lại, cũng có 18,8% trả lời kênh của họ giảm mạnh về mặt tương tác.

Với việc cộng đồng dành nhiều thời gian hơn để xem các phiên stream, nhưng ngược lại vẫn có nhiều Creators sụt giảm tương tác cho thấy rằng đây đang là một ngành có mức độ cạnh tranh rất cao. Khán giả có thể xem một Creators lần đầu nhưng để trở thành “fan trung thành” thì không đơn giản.

Thị trường Game Streaming tại Việt Nam có thể được xét trên 3 yếu tố cốt lõi chủ đạo bao gồm: Gaming Creators đóng vai trò là những người sáng tạo nội dung gaming, các KOL dẫn dắt thị trường. Nền tảng livestream đóng vai trò là đơn vị phân phối, truyền tải nội dung từ các Creators đến với khán giả.

Cộng đồng Gamers bao gồm cả những khán giả và người chơi các trò chơi game nói chung và eSports, đóng vai trò người xem stream, đối tượng mục tiêu của Creators và nền tảng livestream.

Nền tảng livestream và sự xuất hiện của những ông lớn.

Nền tảng livestream là những nền tảng cho người dùng khả năng phát sóng trực tiếp luồng stream và cho phép khán giả có khả năng tương tác (bình luận, thích, chia sẻ).

Những người phát sóng còn được gọi là Creators sẽ phát các nội dung phù hợp với chiến lược của từng nền tảng nhằm mục tiêu thu hút nhiều người xem và lượng tương tác nhất có thể.

Nếu năm 2014 tại thị trường Việt Nam chỉ có sự xuất hiện của TalkTV thì từ năm 2017 đến nay, cuộc cạnh tranh giữa các nền tảng livestream, mạng xã hội ngày một sôi động.

Những cái tên quốc tế như Facebook, YouTube, Garena (SEA Group) hay những thương hiệu khu vực NimoTV, Booyah đều đã có cho mình một hệ sinh thái livestream game và cạnh tranh khốc liệt trong cả số lượng Creators lẫn người dùng, minh chứng rõ ràng cho sự phát triển của ngành công nghiệm Game Streaming tại Việt Nam.

Các nền tảng được ưa chuộng nhất hiện nay được chia làm 2 mảng, stream gaming với các ứng dụng nổi bật như: Facebook Gaming; YouTube Gaming; Nimo TV; Booyah…, non-gaming với các ứng dụng như: Facebook; Instagram; TikTok

Tại Việt Nam, hầu hết các nền tảng đều không thu phí người dùng mà thay vào đó nguồn doanh thu chủ yếu đến từ việc chèn quảng cáo.

Tỉ lệ chứa quảng cáo của các ứng dụng tại Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều so với mức trung bình trên toàn cầu là 59% so với 38%.

Do thói quen của người dùng Việt thích sử dụng miễn phí và chấp nhận quảng cáo khiến đây tiếp tục trở thành phương thức thương mại hóa phổ biến tại Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen (Theo The Leader)

TikTok đang ‘giành’ người dùng của Facebook

Nghiên cứu mới từ Q&Me thực hiện đầu năm 2022 với một nhóm người dùng từ 18 – 44 tuổi cho thấy, mạng xã hội ngày càng được nhiều người Việt sử dụng.

TikTok đang 'giành' người dùng của Facebook

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế Internet năng động nhất trong khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ dân số sử dụng mạng Internet ở mức cao.

Theo một con số thống kê, tỷ lệ người Việt sử dụng Internet chiếm tới hơn 70% dân số. Cũng theo báo cáo e-Conomy SEA 2021 do Google, Temasek và Bain & Company công bố, từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, trong đó có hơn một nửa đến từ các khu vực không phải thành phố lớn với mức độ thâm nhập cao của các ứng dụng, mạng xã hội.

Nghiên cứu mới từ Q&Me thực hiện đầu năm 2022 với một nhóm người dùng từ 18 – 44 tuổi cho thấy, mạng xã hội ngày càng được nhiều người Việt sử dụng.

Theo đó, 84% người dùng cho biết dùng mạng xã hội để kết nối với bạn bè; 79% người sử dụng để giải trí; 72% người dùng đọc các tin tức mới.

Tỷ lệ người dùng mạng xã hội để mua sắm là 44% và 41% sử dụng cho mục đích học tập, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn.

Thời gian sử dụng mạng xã hội trải ra các giờ trong ngày, nhưng cao điểm nhất là thời gian từ 18h – 22 giờ hàng ngày.

Theo kết quả khảo sát đối với những người dùng trong độ tuổi từ 18 – 44 tuổi cho thấy, Facebook vẫn là nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất đang được sử dụng tại Việt Nam.

Theo đó, tỷ lệ người dùng đang sử dụng Facebook đạt 97%, trong đó 94% là người dùng hàng ngày, tăng 1% so với năm ngoái.

Sau Facebook, 86% người dùng sử dụng YouTube, trong đó 81% người dùng hàng ngày, tương đương so với năm ngoái. Ứng dụng này có mức độ phổ biến cao hơn trong giới trẻ.

Có 87% người sử dụng mạng xã hội dùng Zalo, với mức độ phổ biến cao hơn ở nữ và độ tuổi từ 26 – 44. Trong đó, tỷ lệ người dùng hàng ngày lên tới 88%, tăng 4% so với năm ngoái.

TikTok là ứng dụng có mức tăng trưởng tốt nhất khi tỷ lệ người dùng đang sử dụng tăng từ 49% lên 62%. Lượng người dùng ứng dụng này hàng ngày là 74%, tăng lên 8% so với trước đó.

Cùng với mức độ phổ biến, Facebook vẫn là mạng xã hội được yêu thích nhất nhưng tỷ lệ này đã sụt giảm đáng kể so với năm ngoái. Số liệu cho thấy, tỷ lệ yêu thích mạng xã hội này sụt giảm từ 56% xuống 46%.

Trong khi đó, mức độ yêu thích của TikTok tăng lên mạnh, từ 5% lên 14%, tương đương với mức độ phổ biến tăng lên thời gian qua. Người dùng TikTok tập trung cao ở độ tuổi từ 18 – dưới 30 tuổi.

Nền tảng mạng xã hội với định dạng video ngắn, nhiều bộ lọc hình ảnh, âm thanh độc đáo này ngày càng trở nên phổ biến với giới trẻ khi tạo được các “trend” (xu hướng).

Trước đó, hãng nghiên cứu thị trường này cũng đã công bố nghiên cứu cho thấy các ứng dụng được sử dụng trên điện thoại di động hàng ngày của người Việt tăng cao, trong đó có cả các mạng xã hội.

Theo đó, số lượng ứng dụng trên điện thoại năm 2021 tăng lên với con số 25,7 so với 22,1 ứng dụng của năm 2020. Trong đó, tỷ lệ sử dụng nhiều ứng dụng cũng tập trung ở nhóm người dưới 26 tuổi.

Người dùng Việt dành 1/5 thời gian sử dụng mỗi ngày dành cho các ứng dụng mạng xã hội, xem video, tin nhắn/cuộc gọi trực tuyến. Thời gian sử dụng còn lại dành cho các ứng dụng chơi game, tìm kiếm hay mua sắm online.

Năm 2021 có nhiều ứng dụng di động hơn, tuy nhiên, các ứng dụng được sử dụng nhiều nhất vẫn là Facebook, YouTube, Zalo, TikTok, Facebook Messenger, Shopee. Các ứng dụng này chiếm tới 60% thời gian sử dụng của người dùng điện thoại tại Việt Nam.

TikTok tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành ứng dụng phổ biến hơn, nhất là trong giới trẻ.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ người dùng ứng dụng này tăng từ 34% (năm 2020) lên 53% (năm 2021); thời lượng sử dụng ứng dụng này tăng lên gấp đôi, từ 4% lên 8% trong năm 2021. Zalo có mức tăng trưởng từ 7% lên 8%.

Ở chiều ngược lại, thời lượng sử dụng Facebook của người dùng tại Việt Nam giảm từ 25% (năm 2020) xuống còn 20% (năm 2021).

Trước đó, số liệu từ cơ quan hữu trách cho thấy các mạng xã hội xuyên biên giới vào Việt Nam như Facebook, YouTube, TikTok đang chiếm ưu thế so với mạng xã hội trong nước. Theo thống kê, Facebook có khoảng 65 triệu thành viên Việt Nam, YouTube có khoảng 60 triệu và TikTok khoảng 20 triệu người dùng.

Nghiên cứu cũng cho thấy, tỉ lệ người sử dụng các ứng dụng mua sắm và thanh toán trực tuyến đều tăng lên trong năm qua.

Những người sử dụng ứng dụng trên di động đã tăng lên tới 68% so với con số 61% của năm 2020, trong đó, Shopee và MoMo là các ứng dụng dẫn đầu của những xu hướng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Performance Benchmark: Hiệu suất của một số nền tảng mạng xã hội

Những báo cáo mới cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa một số nền tảng mạng xã hội về điểm hiệu suất tiêu chuẩn (benchmark).

Benchmarks của một số mạng xã hội
Performance Benchmark: Hiệu suất của một số nền tảng mạng xã hội

Theo dữ liệu từ nền tảng phân tích mạng xã hội Rival IQ, bằng cách phân tích hơn 150 doanh nghiệp ở các nhóm ngành khác nhau với hơn 200,000 thương hiệu, nền tảng này đã tìm ra được tỷ lệ tương tác trung bình giữa các thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram hay Twitter.

Theo giải thích của Rival IQ:

“Các doanh nghiệp được chọn là những cái tên có sự hiện diện tích cực trên Facebook, Instagram và Twitter kể từ tháng 1 năm 2021, những Trang này có số lượng người hâm mộ Facebook (followers/fans) từ 25.000 đến 1.000.000 và 5000 với Instagram và Twitter.

Điều này có nghĩa là các số liệu bên dưới chủ yếu được rút ra dựa trên các thương hiệu lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn (SMEs) có thể có lượng tương tác lớn hơn vì cộng đồng tương đối nhỏ và hạn chế của họ.”

Rival IQ cũng lưu ý thêm rằng dữ liệu của họ ở đây dựa trên các tương tác tích lũy của cả những bài đăng tự nhiên lẫn bài đăng có trả phí bao gồm lượt thích, nhận xét, lượt yêu thích, lượt retweet, lượt chia sẻ, phản ứng (react) và những cách thức tương tác khác.

Tổng số lượng tương tác sẽ là số tổng của tất cả các lần tương tác trên bài đăng, ví dụ nếu bài đăng của bạn có 3 nhận xét, 5 lượt thích và 1 lượt chia sẻ, thì số lượng tương tác của bạn sẽ là 9, và khi này tỷ lệ tương tác (engagement rate) sẽ được tính bằng cách lấy tổng số lượt tương tác chia cho tổng số lượng người theo dõi của Trang.

Để có thể hiểu sâu hơn về thuật ngữ Benchmark, bạn có thể xem tại: benchmark là gì

Trước hết, trên Facebook – theo phát hiện của Rival IQ, tỷ lệ tương tác trung bình trên tất cả các ngành dọc là rất nhỏ, chỉ khoảng 0,064%.

Benchmarks của một số mạng xã hội facebook

Để so sánh với con số này, vào năm 2019 và 2020, mức độ tương tác tương tự của Facebook theo cùng một báo cáo là 0,09%, trước khi giảm xuống 0,08% vào năm ngoái.

Về cơ bản, tỷ lệ tương tác trên tất cả các bài đăng ở hầu hết các ngành hàng và thương hiệu trên Facebook đều giảm dần qua các năm.

Về tần suất đăng bài, trung bình hiện tại mỗi thương hiệu đăng 5,87 bài mỗi tuần.

Tiếp theo là Instagram, cũng theo chân Facebook theo một cách còn tệ hơn, tỷ lệ tương tác giảm từ 0,98% vào năm 2021 xuống còn 0,67% trong báo cáo mới này. Nhìn lại năm 2020, con số này là 1,22%.

Benchmarks của một số mạng xã hội instagram

Theo dữ liệu của Rival IQ, các thương hiệu đăng lên Instagram 4,55 lần mỗi tuần.

Cuối cùng là mạng xã hội Twitter, cũng đã giảm từ 0,045% vào năm 2020, xuống còn 0,037% hiện nay và các thương hiệu đăng 5 bài mỗi tuần trên Twitter.

Benchmarks của một số mạng xã hội twitter

Bạn cũng có thể xem chi tiết báo cáo tại: Social Platforms Benchmarks 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bảng xếp hạng các nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu

Bằng cách căn cứ vào tổng số lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), dưới đây là các nền tảng mạng xã hội (social network) lớn nhất toàn cầu tính đến hết năm 2021.

các nền tảng mạng xã hội lớn
Các nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu

Đâu là nền tảng truyền thông mạng xã hội phổ biến nhất trên toàn thế giới?

Facebook hiện vẫn là ‘market leader’ của không gian mạng xã hội hơn 2,89 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).

Ngoài Facebook, công ty mẹ Meta hiện cũng sở hữu 4 nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu khác, tất cả đều có hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng: Facebook (nền tảng cốt lõi), WhatsApp, Facebook Messenger và Instagram.

Trong quý 3 năm 2021, Facebook cho biết họ có hơn 3,58 tỷ người dùng đang sử dụng các sản phẩm trong “gia đình ứng dụng” của mình.

các nền tảng mạng xã hội lớn
Số liệu từ Statista 2021

Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia hiện sở hữu nhiều nền tảng mạng xã hội lớn nhất.

Hầu hết các mạng xã hội đều có nguồn gốc từ Mỹ, tuy nhiên các nền tảng khác đến từ Trung Quốc như WeChat, TikTok, QQ hay ứng dụng chia sẻ video Douyin cũng thu hút được sự hấp dẫn không kém.

Hiện có bao nhiêu người đang sử dụng mạng xã hội?

Một trong những đặc điểm quan trọng hàng đầu của các nền tảng mạng xã hội đó là chúng thường có sẵn nhiều loại ngôn ngữ khác nhau và do đó cho phép người dùng có thể kết nối với bạn bè hoặc mọi người ở khắp các khu vực trên toàn cầu.

Vào năm 2022, tổng số lượng người dùng sử dụng mạng xã hội được ước tính sẽ đạt mức 3,96 tỷ và con số này vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng lên khi việc sử dụng thiết bị di động và mạng xã hội di động ngày càng có được sức hút ở các thị trường mới nổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Mạng xã hội Truth Social của Donald Trump chính thức ra mắt

Truth Social – mạng xã hội “không bị kiểm duyệt” của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump – dự kiến ra mắt trên kho ứng dụng của Apple vào ngày 21/2.

Mạng xã hội Truth Social ra mắt

“Chúng tôi đang chuẩn bị phát hành trên App store vào ngày 21/2”, Reuters dẫn lại bài đăng của giám đốc sản xuất Truth Social.

Thông tin này được đưa ra vào hôm 18/2 khi tài khoản Billy B., đã được xác minh là của giám đốc mạng xã hội này, trả lời câu hỏi từ những người được mời sử dụng trong giai đoạn thử nghiệm ứng dụng.

Việc ra mắt mạng xã hội mới sẽ đánh dấu sự trở lại của ông Trump trên các phương tiện truyền thông xã hội, sau hơn một năm bị những nền tảng như Facebook, Twitter và YouTube “cấm cửa”.

Động thái này diễn ra sau cuộc bạo loạn tại Điện Capitol ngày 6/1/2021, sự kiện mà cựu tổng thống bị cáo buộc đã đăng tin nhắn kích động những người ủng hộ ông.

Vào ngày 15/2, con trai cả của ông Trump, Donald Jr, đã đăng trên Twitter ảnh chụp màn hình tài khoản của cha mình @realDonaldTrump trên mạng xã hội Truth Social, cùng bài đăng: “Hãy sẵn sàng! Tổng thống yêu thích của bạn sẽ sớm thấy bạn!”.

Các câu trả lời khác của giám đốc sản phẩm trong phiên hỏi đáp hôm 18/2 cho thấy các tính năng của mạng xã hội mới sẽ giống với Twitter.

Ngoài bài đăng tiết lộ ngày ra mắt ngày 21/2, các ảnh chụp màn hình mà Reuters thu thập được cũng cho thấy ứng dụng hiện đã ở phiên bản 1.0, sẵn sàng để phát hành ra công chúng. Vào cuối ngày 16/2, mạng xã hội mới ở phiên bản 0.9, theo hai người có quyền truy cập vào phiên bản này.

Trước đó, cựu nghị sĩ đảng Cộng hòa Devin Nunes, người điều hành Tập đoàn Truyền thông & Công nghệ Trump (TMTG), từng cho biết mạng xã hội dự kiến được ra mắt cuối tháng 3.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

TikTok là ứng dụng thu thập và chia sẻ nhiều dữ liệu người dùng nhất

Theo các nghiên cứu thì TikTok và YouTube là hai ứng dụng đang thu thập và chia sẻ nhiều dữ liệu người dùng nhất.

TikTok là ứng dụng chia sẻ dữ liệu người dùng nhiều nhất

Theo một nghiên cứu gần đây, được công bố bởi công ty tiếp thị di động (mobile marketing) URL Genius, YouTube và TikTok theo dõi dữ liệu cá nhân của người dùng nhiều hơn bất kỳ ứng dụng truyền thông mạng xã hội nào khác hiện có trên thị trường.

Nghiên cứu cho thấy rằng YouTube, thuộc sở hữu của Google, thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng cho các mục đích riêng – bằng cách theo dõi lịch sử tìm kiếm trực tuyến hoặc vị trí sinh sống hiện tại, YouTube hay Google có thể phân phối các quảng cáo có liên quan nhất đến từng người dùng khác nhau.

Với TikTok, thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ByteDance, lại sử dụng (hoặc cho phép) các trình theo dõi của bên thứ ba (third-party trackers) để thu thập dữ liệu và câu chuyện đằng sau các dữ liệu đó vẫn là những ẩn số lớn.

Với các trình theo dõi của bên thứ ba, về cơ bản người dùng không thể biết ai đang theo dõi dữ liệu của họ hoặc họ đang thu thập những thông tin gì.

Tuy nhiên tất cả các thông tin như bạn đã tương tác với bài đăng nào, thời gian bạn dành cho mỗi bài đăng ra sao hoặc vị trí thực của bạn đều được ghi nhận lại.

Như nghiên cứu đã lưu ý, các trình theo dõi của bên thứ ba có thể theo dõi hoạt động của người dùng trên các trang web khác ngay cả sau khi người dùng rời khỏi ứng dụng.

Để tiến hành nghiên cứu, URL Genius đã sử dụng tính năng ghi lại các hoạt động trong ứng dụng (Record App Activity) từ iOS của Apple để đếm xem hiện có bao nhiêu tên miền khác nhau đang theo dõi hoạt động của người dùng trên 10 ứng dụng truyền thông mạng xã hội như YouTube, TikTok, Twitter, Telegram, LinkedIn, Instagram, Facebook, Snapchat, Messenger và Whatsapp.

Kết quả sau nghiên cứu cho thấy rằng, YouTube và TikTok đứng là hai ứng dụng hiện sử dụng nhiều phương tiện theo dõi người dùng nhất so với các ứng dụng khác.

10 trong số các trình theo dõi của YouTube là mạng lưới của bên thứ nhất, có nghĩa là nền tảng này đang theo dõi hoạt động của người dùng cho các mục đích riêng.

4 trong số các trình theo dõi khác đến từ các tên miền của bên thứ ba, có nghĩa là nền tảng này đã cho phép một số ít các bên khác bên ngoài ứng dụng thu thập thông tin và theo dõi hoạt động của người dùng.

Đối với TikTok, một con số kỷ lục đã được thể hiện: 13 trong số 14 các trình theo dõi đến từ các mạng lưới hay nền tảng của bên thứ 3, tức TikTok để cho rất nhiều các bên khác theo dõi dữ liệu hay hành vi của người dùng thay vì chỉ là theo dõi cho mục đích riêng.

Theo tờ Wired, TikTok theo dõi dữ liệu người dùng, bao gồm vị trí, lịch sử tìm kiếm, địa chỉ IP, các video họ xem, thời lượng họ xem chúng và nhiều thông tin khác.

Từ những thông tin này, TikTok có thể dự báo hoặc suy ra hầu hết các đặc điểm cá nhân của người dùng từ độ tuổi đến giới tính. Google và các ứng dụng khác cũng đang làm điều tương tự, phương pháp này được gọi là “phỏng đoán nhân khẩu học”.

Như tờ CNBC đã lưu ý vào năm ngoái, chính sách quyền riêng tư của TikTok tuyên bố rằng ứng dụng này có thể chia sẻ dữ liệu của người dùng với công ty mẹ của nó ở Trung Quốc mặc dù ứng dụng vẫn tuyên bố rằng họ đang áp dụng các biện pháp khác nhau để bảo mật “các dữ liệu nhạy cảm của người dùng”.

Vào năm 2020, Tổng thống Donald Trump cũng đã ra lệnh cấm TikTok ở thị trường Mỹ vì lo ngại về chính sách bảo mật liên quan đến dữ liệu, tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi kể từ khi tổng thống mới Joe Biden lên nắm quyền.

Hiện cả YouTube và TikTok vẫn chưa bình luận gì thêm về vấn đề này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

LinkedIn vượt mốc 800 triệu người dùng và hơn 1 tỷ USD doanh số với mảng giải pháp bán hàng

Theo thông tin từ công ty mẹ Microsoft, lượng người dùng của LinkedIn vẫn tăng trưởng bất chấp đại dịch, hiện nền tảng có hơn 800 triệu người dùng và riêng mảng giải pháp bán hàng đã cán mốc 1 tỷ USD doanh thu.

LinkedIn vượt mốc 800 triệu người dùng
Getty Images

Trong báo cáo kết quả kinh doanh quý mới nhất, doanh thu tổng thể của LinkedIn tăng 36% khi nhu cầu quảng cáo trên LinkedIn tăng lên đồng thời thị trường việc làm cũng đang phục hồi mạnh mẽ sau đai dịch.

Theo giải thích của Microsoft:

“Chúng ta đang trải qua một Great Resignation trên toàn thị trường lao động khi nhiều người ở nhiều nơi trên thế giới đang suy nghĩ lại về cách thức, vị trí và lý do họ làm việc.

Trong nền kinh tế mới này, LinkedIn đảm nhận một sứ mệnh quan trọng trong việc kết nối nhà sáng tạo với cộng đồng của họ, người tìm việc với nhà tuyển dụng, người cần học các kỹ năng với những người cung cấp các dịch vụ liên quan”.

Trong khi một số người có thể dễ dàng thay đổi nghề nghiệp của họ, những người khác vẫn còn đang xoay sở với các cơ hội mới và điều đó sẽ tiếp tục mang đến những cơ hội mới cho LinkedIn.

Bên cạnh mảng tuyển dụng và học tập, mảng giải pháp bán hàng (Sales Solutions) của LinkedIn cũng chứng kiến tốc độ tăng trưởng ấn tượng.

Bằng cách giới thiệu công cụ điều hướng bán hàng Sales Navigator, hiện công cụ này có hơn một triệu người dùng có trả phí với mức doanh thu 1 tỷ USD trong năm 2021.

Trở lại năm 2016, khi Microsoft mua lại LinkedIn với giá 26,2 tỷ USD, mạng xã hội chuyên nghiệp này khi đó chỉ có khoảng 430 triệu thành viên, và con số này ở thời điểm hiện tại là 810 triệu thành viên.

Nếu bạn đang là người làm marketing nói riêng và kinh doanh nói chung, LinkedIn là nền tảng rất đáng để bạn tham khảo và đưa vào chiến lược tổng thể của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Instagram Reels là gì? Tại sao Marketer nên chọn Instagram Reels

Trong cuộc đua cạnh tranh về định dạng video dạng ngắn với TikTok và Shorts, Instagram Reels là chiến lược ưu tiên hàng đầu của Facebook. Vậy Instagram Reels là gì, nó có những tính năng gì và sử dụng ra sao?

Instagram Reels
Instagram Reels và những thông tin Marketers nên biết trước khi kết thúc 2021

Hàng loạt tính năng mới như xuất hiện trên nguồn cấp dữ liệu (feeds), hiển thị nổi bật hơn trong mục Khám phá (Explore), có sẵn dưới dạng tùy chọn trả lời bình luận và hơn thế nữa là những gì Reels đã ra mắt gần đây.

Theo CEO Mark Zuckerberg: “Instagram Reels là động lực chính để thúc đẩy sự tăng trưởng tương tác trên Instagram và hiện có hàng triệu người dùng đang tương tác với các video trên Reels mỗi ngày.”

Nếu Social Media là một phần trọng chiến lược marketing tổng thể của bạn trong năm mới 2022, những insights dưới đây được cung cấp bởi Branex sẽ rất hữu ích.

Một số dữ liệu chính.

  • Hiện có khoảng hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).
  • 500 triệu người dùng sử dụng stories trên Instagram mỗi ngày.
  • Trung bình mỗi tuần, các thương hiệu đăng tải 2.5 stories.
  • 63% người dùng Instagram đăng nhập tài khoản mỗi ngày.
  • 42% người dùng mở và lướt Instagram nhiều lần trên ngày.
  • 33% stories được xem nhiều nhất là các stories về chủ đề kinh doanh.

Instagram Reels là gì.

Instagram Reels hay gọi tắt là Reels là định dạng video dạng ngắn (short-form video) cho phép người dùng tạo các video dài đến 15s cho các stories trên Instagram.

Instagram Reels hoạt động như thế nào.

  • Bước 1: Tạo Reels.

Người dùng có thể tạo hoặc tải lên từ các bộ sưu tập video có sẵn. Ấn và giữ nút Capture để bắt đầu tạo reel, họ cũng có thể thêm các thành phần như hiệu ứng AR, audio, đếm ngược thời gian…vào Reels.

  • Bước 2: Chia sẻ Reels.

Những tài khoản ở chế độ công khai (public) có thể chia sẻ video tới những người theo dõi hoặc mục Khám phá. Với những tài khoản ở chế độ riêng tư (Private), họ chỉ có thể chia sẻ đến những người theo dõi.

  • Bước 3: Xem Reels.

Hiện Instagram cung cấp 4 cách để người dùng có thể tìm và xem Reels trên Instagram.

Cách 1: Tại nguồn cấp dữ liệu (màn hình chính), nhấp vào icon Reels.

Cách 2: Truy cập trang Khám phá, sau đó khám phá các video, cuộn để xem nhiều hơn.

Cách 3: Tìm kiếm Reels bằng các hashtag.

Cách 4: Bấm vào tên các audio hoặc hashtag, người dùng sẽ được chuyển hướng tới các Reels sử dụng audio và hashtag đó.

Ngoài ra khi lướt nguồn cấp dữ liệu (feed), bạn cũng sẽ nhận được các video đề xuất (suggest) để truy cập Reels.

* Lưu ý: Có một số tài khoản hiện có thể chưa được cập nhật tính năng Reels với nhiều lý do khác nhau. Bạn cũng cần cập nhật ứng dụng để đảm bảo bạn đang nhận được những tính năng mới nhất.

Tại sao Marketer nên chọn Instagram Reels.

Khi TikTok liên tiếp ‘gây bão’ với thế giới trong vài năm qua thông qua định dạng nội dung video ngắn (short-form video), đầy hấp dẫn, những nhài sáng tạo bắt đầu ‘nhảy’ vào nền tảng này để tận dụng phạm vi tiếp cận vô cùng lớn mà bài đăng của họ có thể đạt được.

Giờ đây, với việc ngày càng nhiều người dùng Instagram chuyển hướng sang TikTok, Instagram đang tìm đủ mọi cách trong khả năng của mình để thu hút người dùng trở lại với nền tảng của họ, sự ra đời của Instagram Reels là một trong số những giải pháp đó.

Mặc dù đã tồn tại được hơn 6 tháng, nhưng một số lượng khá lớn người dùng Instagram Reels vẫn không tận dụng được sức mạnh của nền tảng này.

Dưới đây là 04 lý do tại sao bạn cần sử dụng và tối ưu ngay Instagram Reels trong 2021.

1. Tăng cường phạm vi tiếp cận (Reach).

Mức độ tương tác trung bình (average engagement) hiện tại đối với các bài đăng trên Instagram là từ khoảng 2 đến 3%. Giả sử rằng bạn có 1.000 người theo dõi và đăng một video bình thường trên Instagram.

Khi này, chỉ một số lượng nhỏ những người theo dõi của bạn có khả năng nhìn thấy bài đăng của bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn thay bài đăng đó bằng video (Reels), không có gì là lạ khi video đó sẽ được xem nhiều lần hơn bởi những người theo dõi của bạn do tính năng ‘Khám phá’.

2. Nội dung hấp dẫn hơn.

Tất cả chúng ta đều cảm thấy nhàm chán khi nhìn xem những hình ảnh tương tự nhau hết lần này đến lần khác trên Instagram.

Nhà sáng tạo cần phải phát triển nội dung của họ để trở nên phù hợp hơn, điều tối quan trọng để duy trì sự thành công trên các nền tảng trực tuyến.

Reels không chỉ nhanh mà khi được thực hiện đúng cách, chúng còn hấp dẫn hơn, hài hước hơn và thực sự đáng để xem hơn.

Nguồn cấp dữ liệu (feed) của Reels được thiết kế để liên tiếp cung cấp cho bạn những nội dung mà bạn không thể chối từ.

3. Thể hiện tính cách thực sự của bạn.

Nhà sáng tạo thường cảm thấy họ phải xuất hiện với một tính cách khác trên mạng: Chuyên nghiệp hơn trên máy ảnh và thoải mái ngoài máy ảnh.

Tất cả chúng ta đều có thể nhìn thấy những cảnh ai đó vừa nhảy theo bài hát họ yêu thích trong khi vừa chạm hoặc gõ một thứ gì đó vào màn hình ⁠— loại nội dung mà chúng ta chưa từng thực sự được xem trước đây.

Tính chân thực này rất tốt từ góc độ của người làm marketing, điều có thể dẫn đến nhiều thành công hơn trong các hoạt động kinh doanh.

Thể hiện cá tính thật của bạn thông qua các bài hát và điệu nhảy chắc chắn là một phần của văn hóa truyền thông mạng xã hội, ít nhất là trong thời gian hiện tại.

4. Trải nghiệm trang ‘Khám phá’.

Hãy tạm quên đi việc bạn phải mất hàng giờ để tìm các thẻ hashtag phù hợp cho các bài đăng của bạn tại thời điểm này, Instagram Reels đang được thiết kế để việc khám phá trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Với trang khám phá riêng biệt (Explore Page) từ Reels, nhà sáng tạo có nhiều cơ hội để đưa video của mình đến với nhiều người xem hơn.

Việc kết hợp Reels vào chiến lược marketing trên Instagram là điều bắt buộc nếu bạn muốn phát triển thương hiệu cũng như tăng cường sự hiện diện trực tuyến của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Một vài chiến lược Social Media “hay ho” bạn có thể áp dụng cho 2022

Theo một khảo sát mới đây của CMO Survey, các phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media) đã trở nên quan trọng hơn đối với các marketers trong suốt đại dịch.

chiến lược social media

Điều này có nghĩa là các phương tiện truyền thông mạng xã hội sẽ tiếp tục đóng một vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy và tương tác với khách hàng, ngay cả trong bối cảnh hậu đại dịch.

Nhằm hỗ trợ vấn đề này, Grazitti Interactive đã phác thảo một loạt các chiến thuật và chiến lược để giúp các marketers thiết lập một phương án nhanh nhẹn và nhạy bén hơn cho các chiến lược social media của họ vào năm 2022.

Dưới đây là những gì thương hiệu có thể tham khảo.

Chiến lược 1: Khám phá các cơ hội mới với các thử nghiệm marketing.

Social media là một nơi tuyệt vời cho phép các thương hiệu:

  • Truyền tải và củng cố các thông điệp thương hiệu.
  • Thu thập thêm nhiều hiểu biết (insights) từ khách hàng mục tiêu thông qua các phản hồi (bình luận, thích, chia sẻ, nhắn tin…).
  • Thử nghiệm quảng cáo (A/B Testing).

Tuy nhiên, vào năm 2020, chỉ có 29% người làm marketing đầu tư nguồn lực vào việc xây dựng các năng lực thử nghiệm marketing (đúng bản chất vốn có của marketing) trên các kênh truyền thông mạng xã hội.

Do đó, trước khi bắt tay vào thực thi các chiến lược của mình trên các nền tảng này, bạn cần thấu hiểu được sức ảnh hưởng của nó đến mục tiêu chung của tổ chức.

Chiến lược 2: Khám phá các các tính năng hoặc các kênh truyền thông mạng xã hội mới.

Sẽ là một ý tưởng hay ho nếu bạn xây dựng được tư duy khám phá và thử nghiệm các kênh mới, các tính năng mới với các nền tảng như Facebook, TikTok, Instagram hay Shorts.

Nếu khai thác đúng, bạn có thể:

  • Gia tăng mức độ kết nối với khách hàng.
  • Xây dựng độ nhận biết thương hiệu.
  • Phát triển nội dung nhanh hơn.

Chiến lược 3: Gắn kết chiến lược social media với chiến lược marketing tổng thể.

Cũng theo khảo sát của CMO Survey, khoảng 73% marketer tin rằng social media marketing đã chứng minh được mức độ hiệu quả hoặc rất hiệu quả đến doanh nghiệp của họ. Khi điều này xảy ra, các giám đốc hay các nhà quản lý marketing nên nhanh chóng kết hợp chúng với chiến lược marketing tổng thể để khai thác các cơ hội mới.

Chiến lược 4: Quản trị bằng sự nhanh nhạy.

Khi môi trường kinh doanh nói chung và các phương tiện truyền thông mạng xã hội nói riêng liên tục thay đổi, điều này đòi hỏi các thương hiệu hay doanh nghiệp phải thích ứng một cách nhanh nhạy (agile) với những gì đang thay đổi.

Để đảm bảo điều này xảy ra, bạn nên vạch ra các quy trình có thể lặp lại và mục tiêu có thể đạt được, từ đó đội nhóm của bạn có thể thử nghiệm, học hỏi và phát triển một cách nhanh chóng hơn.

Chiến lược 5: Hợp tác với những người có ảnh hưởng (influencer).

Những người có ảnh hưởng có thể không mang lại các khoản doanh số tức thời cho thương hiệu, tuy nhiên họ có thể xây dựng niềm tin và xác thực cho doanh nghiệp.

Theo nhiều số liệu dự báo khác nhau, các khoản ngân sách dành cho influencer marketing sẽ tăng đến gần 13% trong 3 năm tiếp theo.

Trong khi điều quan trọng nhất của các thương hiệu vẫn là chọn được những người có ảnh hưởng phù hợp để từ đó tiếp cận đúng với đối tượng mục tiêu, việc cung cấp hay đào tạo cho họ những hiểu biết cơ bản về thương hiệu và sản phẩm cũng mang ý nghĩa không kém.

Chiến lược 6: Nội dung sáng tạo là chìa khoá.

Xây dựng những nội dung có tính tương tác và sáng tạo cao vốn là hoạt động cần thiết của bất cứ doanh nghiệp nào, vai trò của các content marketer là tìm ra các chủ đề mà khách hàng quan tâm và xoay quanh các giải pháp của doanh nghiệp để từ đó sáng tạo ra những nội dung mới vừa giúp doanh nghiệp thu hút nhiều tương tác hơn, bán được nhiều hàng hơn đồng thời có được các thứ hạng tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm.

Chiến lược 7: Thấu hiểu ý định tìm kiếm trên social media.

Bằng cách quan sát và theo dõi những truy vấn tìm kiếm của người dùng, marketer có thể dự báo những ý định hoặc ý niệm (intent) đằng sau những cụm từ khoá đó.

Sau khi có được những dự báo ban đầu, bạn có thể thử nghiệm và xác nhận các dự báo đó, sau đó tiếp tục quay lại con đường tối ưu như ban đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Data Performance: Xu hướng hiệu suất của định dạng Stories trên Instagram

Bằng cách phân tích dữ liệu từ hơn 962,402 Stories trên Instagram, dưới đây là những xu hướng dữ liệu mà các nhà nghiên cứu đã tìm thấy.

Xu hướng hiệu suất của định dạng Stories trên Instagram

Nếu Instagram Stories là một phần trong chiến lược marketing của bạn thì những nội dung dưới đây từ SocialInsider rất đáng để bạn tham khảo.

Trong khi TikTok hay những ứng dụng video dạng ngắn khác hiện đang là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của nhiều thương hiệu, những Stories hay Câu chuyện trên Instagram vẫn mang lại nhiều tiềm năng tiếp cận và xây dựng thương hiệu khi được sử dụng đúng cách.

Vậy làm thế nào để có thể khám phá được tiềm năng của định dạng này?

Để làm rõ hơn về câu hỏi trên, Socialinsider gần đây đã tiến hành phân tích hơn 962.000 Stories khác nhau của các thương hiệu để từ đó tìm ra đâu là những yếu tố chính có thể thúc đẩy hiệu suất.

Một số phát hiện nổi bật là:

  • Các thương hiệu có lượng người theo dõi lớn đã tăng gấp đôi mức sử dụng các Stories của họ vào năm 2021.
  • Những Stories bằng hình ảnh có tỷ lệ nhấp chuyển tiếp cao hơn 0,80% so với các Stories bằng video.
  • Các Stories trên Instagram tiếp cận được khoảng một nửa số người so với các bài đăng trên nguồn cấp dữ liệu (In-Feed).

Bạn có thể xem báo cáo đầy đủ của SocialInsider tại đây hoặc xem qua bản tóm tắt như bên dưới:

  • Các thương hiệu lớn có xu hướng sử dụng định dạng Stories nhiều hơn. Vào năm 2020, các thương hiệu này đã tăng gấp đôi mức độ sử dụng.
  • Khi đăng từ 5 bài đăng trở lên trên một ngày, các thương hiệu chứng kiến tỷ lệ giữ chân (retention rate) lên đến 70%.
  • Các Stories bằng hình ảnh có xu hướng được người dùng nhấp chuyển tiếp nhanh hơn.
  • Các Stories bằng hình ảnh có mức độ tiếp cận tốt hơn các Stories bằng video.
  • Người dùng có xu hướng thoát nhanh hơn với các Stories bằng video. Và hầu hết các Stories này thuộc 3 Stories đầu tiên trên màn hình.
  • Các Stories có mức độ tiếp cận thấp hơn so với các bài đăng trên nguồn cấp dữ liệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Instagram công bố báo cáo xu hướng cho marketers và thương hiệu trong 2022

Báo cáo nêu bật một loạt những sự thay đổi trên nhiều danh mục khác nhau từ đó giúp các thương hiệu và marketer hiểu rõ hơn về những xu hướng chính trên nền tảng trong năm mới 2022.

Instagram công bố báo cáo xu hướng cho marketers và thương hiệu trong 2022
Source: Mashable

Theo giải thích của Instagram:

“Để có được báo cáo chi tiết này, chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu sâu về tâm trí của Gen Z để từ đó học hỏi thêm về các xu hướng mới đang gia tăng trên Instagram qua nhiều danh mục khác nhau bao gồm âm nhạc, thời trang, nhà sáng tạo và người nổi tiếng, làm đẹp, sự công bằng xã hội và nhiều hơn thế nữa.

Từ việc xác định lại cách họ tiếp cận các hoạt động giáo dục và khái nhiệm về “nghề nghiệp” cho đến những nhận định về thời trang theo chủ nghĩa tối đa (ngược lại với chủ nghĩa tối giản), những nhóm đối tượng tập trung vào tương lai (future-focused audiences) này luôn muốn tạo ra một thế giới thực nơi mà họ muốn sống.”

Báo cáo nêu bật các xu hướng chính trong một số lĩnh vực nhất định, bao gồm thực phẩm, sức khỏe, meme, thời trang và làm đẹp, giáo dục và nghề nghiệp, mua sắm…

Ngoài bản báo cáo chi tiết này, Instagram cũng đã xuất bản một loạt các video phỏng vấn với những người có ảnh hưởng có liên quan ở nhiều chủ đề khác nhau, từ đó cung cấp những cái nhìn trực quan hơn về những xu hướng đang diễn ra trên nền tảng.

Nếu thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn đang tìm cách tối đa hóa các phương pháp marketing trên Instagram vào năm 2022, thì báo cáo này rất hữu ích đối với bạn.

Bạn có thể xem đầy đủ hoặc tải xuống báo cáo tại: 2022 Instagram Trend Report

ham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

10 mẹo thiết kế nhỏ trên mạng xã hội có thể “kéo” traffic cho thương hiệu

Nếu thương hiệu của bạn coi mạng xã hội là một chiến lược quan trọng và bạn cũng muốn tạo ra nhiều traffic đến website của thương hiệu, những mẹo nhỏ dưới đây là dành cho bạn.

10 mẹo thiết kế nhỏ trên mạng xã hội có thể "kéo" traffic cho thương hiệu

Dưới đây là 10 mẹo rất đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng và có thể tạo ra nhiều sự đột phá cho thương hiệu, được chia sẻ từ ConversionMinded.

  • Quyết đâu là thông điệp quan trọng nhất bạn muốn truyền tải.
  • Sử tối đa là 2 font chữ trên mỗi đồ hoạ. Font chữ nên dễ đọc (dưới 3s để nhận ra).
  • Sử dụng không quá 5 màu sắc của thương hiệu và sử dụng chúng một cách nhất quán.
  • Sử dụng bản mô tả hay hướng dẫn cho hình ảnh.
  • Sử dụng khoảng trắng để tách biệt các thành phần trên hình ảnh.
  • Sử dụng các hình ảnh có liên quan (mật thiết) đến chủ để nội dung và thương hiệu.
  • Đảm bảo các đoạn văn bản (text) có thể dễ đọc và quan sát trên hình ảnh.
  • Nhận phản hồi từ các bên có liên quan (nội bộ) hay thậm chí là khách hàng về các hình ảnh họ đã xem.
  • Xem số liệu hiệu suất (view, CTR, engagement…) để xem liệu hình ảnh có thu hút nhiều lượt tương tác.
  • Xây dựng hàng loạt mẫu (template, framework) thiết kế có thương hiệu để tiết kiệm thời gian trong những khoảng thời gian bận rộn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

5 xu hướng Social Media quan trọng nhất cho Marketer trong 2022

Dựa trên nhiều nghiên cứu khác nhau từ nhiều kênh khác nhau, từ nhiều marketer khác nhau, dưới đây là những xu hướng chính của Social Media trong năm 2022.

5 xu hướng Social Media quan trọng nhất cho Marketer trong 2022
Getty Images

Bằng cách thích ứng nhanh với các xu hướng Social Media được dự báo là sẽ phát triển mạnh trong năm mới 2022, bạn có nhiều cơ hội hơn để xây dựng sự khác biệt và khả năng cạnh tranh cho thương hiệu.

Dưới đây là 05 xu hướng chính của Social Media trong năm 2022.

Xu hướng 1: Xu hướng về chiến lược thương hiệu.

  • Các thương hiệu ngày càng tâp trung vào yếu tố cộng đồng cùng với sự hỗ trợ từ các nhà sáng tạo (creator).
  • 77% số người được khảo sát bởi Facebook và trung tâm quan sát quảng cáo NYU, nói rằng công đồng (community) là một trong những phần quan trọng nhất đối với họ khi trải nghiệm trực tuyến.

Xu hướng 2: Xu hướng về tính hiệu quả của các nền tảng.

  • Người làm marketing ngày càng cần phải trở nên sáng tạo hơn vì người tiêu dùng đang quan tâm nhiều hơn đến quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội.
  • 51.5% marketer cho biết họ đã có kế hoạch tăng ngân sách cho các kênh truyền thông xã hội có trả trí trong 2022, bao gồm cả Facebook, TikTok, Instagram…

Xu hướng 3: Xu hướng liên quan đến ROI.

  • Bài toàn cốt lõi mà các doanh nghiệp cần đối với các social marketer không chỉ còn là vấn đề về tương tác hay tiếp cận. Nó là về ROI.
  • 83% marketers tự tin trong việc định lượng các nỗ lực của họ trên các nền tảng mạng xã hội, tăng lên từ mức 68% vào năm ngoái.

Xu hướng 4: Xu hướng về thương mại xã hội (social commerce).

  • Các nền tảng mạng xã hội là trọng tâm của các trải nghiệm mua sắm hậu Covid-19.
  • 53% người dùng internet toàn cầu từ 16-24 tuổi sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội làm nguồn thông tin chính để nghiên cứu về thương hiệu.

Xu hướng 5: Xu hướng về chăm sóc khách hàng.

  • Những người quản lý các phương tiên truyền thông mạng xã hội (social media manager) là cầu nối giữa marketing và dịch vụ khách hàng.
  • 54% người làm marketing đồng ý rằng chăm sóc khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội có thể làm tăng thêm giá trị cho các tổ chức.

Kết luận.

Trong năm mới 2022, khi người tiêu dùng ngày càng có xu hướng sử dụng các nền tảng mạng xã hội hay Social Media không chỉ để giải trí mà còn mua sắm, những người làm marketing cần phải nhanh chóng thích nghi với các xu hướng mới nhằm mục tiêu thúc đẩy doanh số bán hàng và đáp ứng các kỳ vọng mới của khách hàng.

Bạn có thể xem thêm tại: Social Trends 2022

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

PayPal đang thoả thuận mua lại nền tảng Pinterest với giá 45 tỷ USD

Theo tờ Reuters, PayPal Holdings Inc đã đề nghị mua lại công ty truyền thông mạng xã hội Pinterest Inc với giá 45 tỷ USD.

paypal mua lại pinterest
Source: BIN

Đây sẽ là thương vụ mua lại một công ty truyền thông mạng xã hội lớn nhất từ trước đến nay, vượt qua cả thương vụ mua lại LinkedIn với giá 26,2 tỷ USD của Microsoft Corp vào năm 2016.

Các cuộc đàm phán giữa PayPal và Pinterest diễn ra trong bối cảnh khi những người mua sắm trực tuyến ngày càng tìm mua các sản phẩm mà họ thấy trên mạng xã hội, họ cũng thường theo dõi “những người có ảnh hưởng” (influencers) trên các nền tảng như Instagram và TikTok trước khi đưa ra các quyết định mua hàng.

Việc mua lại Pinterest sẽ cho phép PayPal vừa tận dụng nhiều hơn sự tăng trưởng của thương mại điện tử vừa đa dạng hóa doanh thu thông qua quảng cáo.

Theo một nguồn tin cho biết, với mức giá mà PayPal đưa ra, PayPal trả 70 USD tương đương cho mỗi cổ phiếu của Pinterest. Nền tảng cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến này cũng hy vọng rằng đàm phán sẽ sớm thành công.

Các nguồn tin cũng cảnh báo rằng không có thỏa thuận nào là chắc chắn và các điều khoản trong quá trình đàm phán sẽ vẫn có thể thay đổi.

Cả PayPal và Pinterest đều không trả lời yêu cầu bình luận.

Ở một khía cạnh khác, giá cổ phiếu PayPal giảm 4,9% và đóng cửa ở mức 258,36 USD, trong khi cổ phiếu của Pinterest tăng 12,8% lên mức 62,68 USD.

Các nhà phân tích đến từ Wedbush cho biết trong một bình luận:

“Sự kết hợp sẽ là một dấu hiệu tích cực đáng kể cho PayPal trên cả hai nền tảng cho người bán (merchant) và người tiêu dùng, đặc biệt nếu nền tảng thương mại xã hội của Pinterest được tích hợp với AI của Honey vào ứng dụng của PayPal.”

Trước những biến động trong đại dịch COVID-19, khi ngày càng có nhiều người sử dụng dịch vụ của PayPal để mua sắm trực tuyến và thanh toán hóa đơn. Giá cổ phiếu của công ty này đã tăng khoảng 36% trong 12 tháng qua, hiện giá trị vốn hóa thị trường của PayPal khoảng 320 tỷ USD.

Với Pinterest, nền tảng được định giá khoảng khoảng 13 tỷ USD sau khi IPO vào năm 2019. Ứng dụng cũng chứng kiến ​​sự gia tăng đột biến về lượng người dùng khi mọi người bị “kẹt” ở nhà trong suốt đại dịch.

Theo số liệu định giá của Refinitiv Eikon, thị trường đang định giá cổ phiếu của Pinterest rẻ hơn so với một số nền tảng truyền thông mạng xã hội khác “trẻ hơn” như Snapchat của Snap Inc nhưng cao hơn so với nền tảng vốn đã “rất trưởng thành” Twitter của Twitter Inc.

Pinterest đang đứng trước nhiều ngã rẽ sau khi đồng sáng lập Evan Sharp tuyên bố ông sẽ từ chức giám đốc sáng tạo (CCO) để gia nhập LoveFrom, công ty được dẫn dắt bởi Jony Ive, nhà thiết kế cho nhiều sản phẩm của Apple Inc.

PayPal trong những năm gần đây đang tìm cách thúc đẩy các dịch vụ thương mại điện tử của mình thông qua các thương vụ mua lại.

Cụ thể, PayPal đã mua lại công cụ tìm phiếu giảm giá trực tuyến Honey Science vào năm 2019 với giá 4 tỷ USD, công ty mua hàng trước trả tiền sau (BNPL) Paidy của Nhật Bản với giá 2,7 tỷ USD và cả công ty cung cấp dịch vụ hoàn tiền Happy Returns.

Tập trung khai thác thương mại điện tử được định hướng bởi các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Ở bối cảnh hiện tại, các nền tảng truyền thông mạng xã hội thường không mong muốn sáp nhập với các công ty fintech (công nghệ tài chính) và thay vào đó đang tìm cách cho phép người tiêu dùng mua hàng trực tiếp từ nền tảng của họ.

Ví dụ, TikTok đang thử nghiệm nhiều cách khác nhau để cho phép người dùng mua sản phẩm trực tiếp trên ứng dụng của mình, thậm chí là mua hàng trong khi live-stream.

Nền tảng cũng đã hợp tác với gã khổng lồ thương mại điện tử Shopify nhằm mục tiêu cho phép các thương hiệu bán lẻ liên kết các danh mục sản phẩm của họ với ứng dụng.

Nhà phân tích thương mại điện tử Joe Kaziukėnas đến từ Marketplace Pulse cho biết:

“Thương mại xã hội hay thương mại tương tác đang phát triển rất mạnh ở Mỹ và chưa có công ty nào thực sự đã chiếm lĩnh. Do đó, thay vì đối đầu với Amazon, PayPal đang đặt cược vào một mô hình mua sắm khác”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Facebook công bố chính sách mới nhằm bảo vệ các nhân vật của công chúng khỏi bị quấy rối

Facebook đang tìm cách cải thiện các chính sách của mình nhằm bảo vệ các nhân vật của công chúng khỏi các quấy rối trên nền tảng.

Bằng cách mở rộng các thông số về những người đủ tiêu chuẩn và mở rộng các điều khoản bảo vệ của mình, Facebook đang tìm nhiều cách hơn để bảo vệ đối với những người có thể họ không muốn thấy mình trở thành tâm điểm trên nền tảng.

Trước hết, Facebook đang cung cấp nhiều biện pháp bảo vệ hơn cho các cá nhân khỏi việc bị tấn công bởi một nhóm người nào đó. Giờ đây, khi Facebook phát hiện ra rằng những hành vi như vậy đã đi quá xa và họ sẽ làm đủ mọi cách để tăng cường bảo mật và bảo vệ những người đang bị nhắm mục tiêu.

Theo giải thích của Facebook:

“Giờ đây, chúng tôi sẽ loại bỏ các nỗ lực được phối hợp với các hành vi quấy rối hàng loạt nhắm vào những cá nhân có nguy cơ bị tổn hại cao bên ngoài nền tảng (trong thế giới thực), chẳng hạn như nạn nhân của các bi kịch bạo lực hoặc những người có các quan điểm đối lập với chính phủ ​​- ngay cả khi nội dung đó không vi phạm chính sách của chúng tôi.

Chúng tôi cũng sẽ xóa những nội dung phản cảm bị coi là quấy rối hàng loạt đối với bất kỳ cá nhân nào, bao gồm cả những tin nhắn trực tiếp trong hộp thư đến, các bình luận trên hồ sơ cá nhân hay là các bài đăng.”

Các website được xây dựng bởi môt nhóm người nhằm mục tiêu tấn công các cá nhân khác đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong những năm gần đây, điều khiến cho nhiều người giờ đây rất “quan ngại” khi tham gia vào một số cuộc thảo luận nhất định vì sợ mình có thể làm sai và sẽ trở thành tâm điểm của sự tấn công hàng loạt.

Các cuộc tấn công như vậy có thể tạo ra các tác động đáng kể đến danh tiếng và sức khỏe tinh thần của các cá nhân nói chung.

Bên cạnh những mặt lợi, chính sách mới này cũng có thể có tác động đến cách mọi người thảo luận về các câu chuyện mang tính thời sự đang thịnh hành – khi mà nếu những nội dung đó có liên quan đến việc phát triển các hành vi quấy rối thì Facebook cũng sẽ sớm loại bỏ các nội dung đó.

Ngoài ra, Facebook cũng đang tìm cách cung cấp nhiều biện pháp bảo vệ hơn cho các nhân vật của công chúng.

“Các nhân vật của công chúng không nên là mục tiêu của các cuộc tấn công. Dựa trên phản hồi từ một số lượng lớn các bên liên quan trên toàn cầu, giờ đây chúng tôi cũng sẽ xóa các nội dung, tài khoản cá nhân, Trang, Nhóm hoặc các sự kiện với những hình ảnh gây xúc phạm, khiêu dâm, các cuộc tấn công thông qua việc mô tả cơ thể một cách tiêu cực…”

Điều này về cơ bản là sẽ có những tác động đáng kể đối với các chính trị gia là nữ giới, những người thường xuyên bị tấn công hoặc quấy rối.

Cuối cùng, Facebook cũng đang tìm cách bảo vệ tốt hơn những người “vô tình” trở thành nhân vật của công chúng hay tâm điểm của một nhóm người nào đó.

“Giờ đây, chúng tôi sẽ cung cấp nhiều biện pháp bảo vệ hơn cho các nhân vật của công chúng, chẳng hạn như các nhà báo và những người bảo vệ nhân quyền, những người đã trở nên nổi tiếng một cách vô tình.

Các nhóm người này hiện sẽ nhận được các biện pháp bảo vệ khỏi những nội dung có hại – ví dụ như các nội dung đánh giá về ngoại hình của họ.”

Facebook đã công bố những thay đổi này trong ngày phòng chống bị bắt nạt quốc gia tại Mỹ, và trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi hơn trong việc Facebook cần đưa ra nhiều quy định hơn về cách diễn ngôn của công chúng.

Hiện nhiều cuộc thảo luận tiêu cực và xúc phạm đang bị xoá trên nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Mạng xã hội – mảnh đất màu mỡ cho thương mại điện tử

Mạng xã hội đã, đang và sẽ là công cụ đắc lực giúp các thương hiệu, nhà bán hàng lẫn các sàn thương mại điện tử tăng trưởng bền vững.

Không chỉ là công cụ đáp ứng nhu cầu giao tiếp, mạng xã hội (Social Media) còn là nơi con người làm việc, trao đổi mua bán. Theo thống kê, trung bình một người trưởng thành dành khoảng ít nhất 3 tiếng mỗi ngày để truy cập MXH. Hầu hết mọi người từng ít nhất một lần mua sắm qua Facebook, Zalo…

Trong đó, Facebook là kênh bán hàng online được nhiều nhà bán lẻ lựa chọn bởi lượng người dùng nền tảng này rất “khủng”. Đối với những cá nhân mới bắt đầu kinh doanh, vốn ít, quy mô nhỏ thì bán hàng trên trang cá nhân là sự lựa chọn hoàn hảo.

Bên cạnh Facebook, Zalo là MXH đang được người Việt Nam ưa chuộng, đã cán mốc hơn 100 triệu người dùng, một con số đáng để nhà kinh doanh chinh phục. Rất nhiều chủ shop thời trang, mỹ phẩm… đã thu được lợi nhuận khi triển khai bán hàng trên nền tảng này.

Instagram cũng là kênh mua sắm thú vị khi người dùng có cơ hội được trải nghiệm trực quan sản phẩm họ yêu thích. Họ cũng có thể tình cờ bắt gặp những sản phẩm mới, từ đó phát sinh nhu cầu và mua sắm.

Nhờ lượng người truy cập lớn như vậy, MXH chính là mảnh đất màu mỡ mà các doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT), nhà bán hàng lẫn thương hiệu có thể khai thác để tối ưu hóa doanh thu.

MXH đóng một vai trò nổi bật, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của toàn ngành TMĐT tại Việt Nam. Lướt một vòng Facebook, rất nhiều sàn TMĐT đang tận dụng tối đa tiềm năng của MXH trong các chiến lược kinh doanh của mình.

Các chuyên gia cho biết, người dùng ngày càng chú trọng tới trải nghiệm mua hàng hơn các yếu tố marketing khác.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp hiện nay cũng tập trung sử dụng MXH để phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng. Thậm chí, việc giao kết hợp đồng trực tuyến có thể thực hiện trên chính Facebook, Zalo hay một ứng dụng nhắn tin OTT bất kỳ.

Thương hiệu và nhà bán hàng nên làm gì để tận dụng MXH?

Các nhà bán hàng, thương hiệu đang mở kênh trên sàn TMĐT có thể vận dụng tối đa MXH để kinh doanh bằng nhiều cách.

Chọn đúng MXH.

Đầu tiên, cần chọn đúng mạng xã hội với sản phẩm, nhu cầu, mục tiêu kinh doanh. Nhà bán hàng không nhất thiết phải tham gia tất cả mạng xã hội. Thay vì vậy, hãy tập trung vào một trang có nhiều khách hàng tiềm năng nhất.

Những mặt hàng thường chiếm ưu thế trên Instargram là thức ăn, thời trang, các mặt hàng xa xỉ, các mặt hàng liên quan đến phong cách, lối sống, nhiếp ảnh… Facebook thì đa dạng hơn khi hầu hết các mặt hàng đều dễ bán.

Các sản phẩm công nghệ, Video, Khóa học, đồ chơi trẻ em thì nên tìm đến Youtube. Pinterest sẽ phù hợp với thời trang, thức ăn, thiết kế, du lịch, đồ thủ công…

Các trang cá nhân của nhãn hàng hay sàn TMĐT trên MXH hoàn toàn có công cụ đưa người xem đến thẳng sản phẩm. Điển hình như ở TikTok hay Instagram, người dùng chỉ cần nhấn vào đường link thông tin là đã có thể đến được sản phẩm trên sàn TMĐT.

Liên kết nội dung với sản phẩm.

Nội dung vẫn là quan trọng nhất khi người xem không muốn xem một nội dung giống như quảng cáo. Điều này đòi hỏi bạn phải khéo léo lồng ghép nội dung, sản phẩm với đường link mua hàng.

Hiện nay, nhiều nhà bán hàng trên sàn TMĐT đang sáng tạo trong mở rộng doanh thu thông qua Fanpage hay hội nhóm Facebook.

Họ sẽ đưa một câu chuyện, trong đó sản phẩm đóng vai trò mấu chốt giải quyết vấn đề và cuối cùng là để link mua sản phẩm phía dưới. Phương pháp này khá hiệu quả, thu hút sự chú ý từ lượng khách hàng tiềm năng trên MXH, đặc biệt là Facebook.

Kết hợp quảng bá sản phẩm với KOL.

KOL là những đối tượng có sức hút lớn trên MXH. Họ có hàng trăm nghìn lượt theo dõi, tương tác và nhờ vậy, mọi sản phẩm họ đang dùng đều được công chúng quan tâm.

Với lợi thế này, các sàn TMĐT hay những thương hiệu, nhà bán hàng thường hợp tác cùng KOL để quảng bá sản phẩm. Việc quảng bá có thể thông qua những bài đăng hay tin nhanh của họ rồi đính kèm liên kết sản phẩm.

Vào những ngày lễ hội giảm giá, phương pháp này được áp dụng nhiều hơn hết để không ảnh hưởng đến hình ảnh của KOL quá nhiều.

Người xem có thể hiểu KOL đang chia sẻ mã giảm giá khi mua hàng, bí quyết “săn sale” hay những mặt hàng được tìm kiếm nhiều đang giảm giá.

KOL Affiliate không còn quá xa lạ trên thế giới nhưng ở Việt Nam khoảng 5 năm trở lại đây, khi Lazada tiên phong thử nghiệm tại Việt Nam, giải pháp marketing này mới dần phổ biến. Đây là giải pháp được ưa chuộng trên toàn cầu vì mức độ hiệu quả cao trong việc tác động, thu hút đối tượng tiêu dùng tương lai – GenZ.

Tuy nhiên, không vội vàng, đơn vị này đã bền bỉ xây dựng hệ thống KOL bền vững, có lượng fan hùng hậu, trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau gồm beauty blogger, tech head, fashionista, lifestyle… như: Mẫn Tiên, Vinh Vật Vờ, Tony Phùng, Loveat1stShine, Lạ Sneaker… cùng một đội ngũ nhân viên đủ “trình” tư vấn chiến lược trước khi giới thiệu đến các đối tác. Động thái này được cho là bước chuẩn bị chuyên nghiệp.

Tính đến 2021, Lazada KOL Affiliate đã quy tụ hàng ngàn KOL và thu nhập của KOL tăng gấp 5 lần so với 2019. Đặc biệt, trong các chiếc dịch lớn, một số KOL đạt doanh thu khủng lên đến hơn 500 triệu/tháng.

Việc kết hợp sẽ mang đến lợi ích cho cả 3 bên, người bán tăng doanh thu – thương hiệu tăng uy tín và độ phủ song – KOL nâng cao được hình ảnh.

Thấu kiểu khách hàng.

Muốn bán được sản phẩm cho khách hàng, nhà bán hàng phải hiểu rõ khách hàng. Bạn phải biến bản thân thành một thành viên trong cộng đồng của họ. Khiến họ phải quan tâm và theo dõi bạn.

Có thể tìm hiểu và giao tiếp với khách hàng bằng ngôn ngữ họ đang sử dụng. Cần dùng những từ ngữ họ thường dùng, hình ảnh mà họ thích, nói những vấn đề mà họ quan tâm, đưa ra những nội dung mà họ chú ý…

Tóm lại, muốn bán hàng cho sinh viên, hãy là một sinh viên, muốn bán hàng cho nội trợ thì hãy là một người nội trợ.

Áp dụng thành công những cách này, thương hiệu hay nhà bán hàng dễ dàng chinh phục được thị hiếu cũng như nhu cầu mua sắm của người dân.

Doanh thu của nhà bán hàng sẽ tăng vọt so với kinh doanh thuần trên sàn TMĐT, thương hiệu nhờ đó mà lan rộng hơn trên thị trường, sàn TMĐT cũng tạo ra một bước phát triển lớn với lượng khách hàng tìm đến đông đảo.

Các nền tảng TMĐT đang cố gắng sáng tạo nhiều phương thức tiếp cận khách hàng cũng như tận dụng tối đa lợi ích từ MXH. Có thể thấy, MXH đã, đang và sẽ là công cụ đắc lực giúp cả thương hiệu, nhà bán hàng lẫn các sàn TMĐT tăng trưởng bền vững.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Pro Tips: TikTok chia sẻ cách các thương hiệu có thể tăng sự hiện diện và kết quả trên nền tảng

Có thể nói, TikTok là nền tảng của thời điểm hiện tại, khi ứng dụng video dạng ngắn này liên tục dẫn đầu bảng xếp hạng lượt tải xuống từ các kho ứng dụng.

Và với việc nền tảng hiện đang trên đà đạt được một tỷ người dùng trong năm nay bất chấp lệnh cấm ở Ấn Độ – TikTok sẽ đứng ngang hàng với Instagram và đưa nó trở thành một trong năm mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Với những người làm marketing, TikTok không chỉ mang lại một cơ hội rất lớn để nâng cao nhận thức về thương hiệu mà còn có thể tạo ra doanh số bán hàng trực tiếp.

Vậy làm cách nào để bạn có thể tận dụng tối đa TikTok cho thương hiệu của mình?

Hãy cùng xem chia sẻ dưới đây từ Bà Becca Sawyer, Trưởng bộ phận giải pháp cho các doanh nghiệp nhỏ toàn cầu của TikTok, để hiểu rõ hơn về những bí quyết chính nhằm tăng sự hiện diện của doanh nghiệp cũng như xem cách một số thương hiệu khác đã thành công như thế nào trên nền tảng.

Những yếu tố quảng cáo hay khuyến mãi nào đang nhận được phản hồi tốt nhất trên TikTok lúc bấy giờ?

Các quảng cáo hoạt động tốt nhất thường trông không giống với quảng cáo – chúng thể hiện tuyên ngôn “Don’t Make ads. Make TikToks” của chúng tôi.

Chúng tôi luôn nhắc nhở các thương hiệu đừng nên quá tập trung vào quảng cáo. TikTok là nơi mà tính xác thực và tính thực tế không chỉ được đề cao, chúng còn được ‘bảo vệ’.

Chúng tôi biết rằng ban đầu bạn có thể cảm thấy đáng sợ và đó là lý do tại sao chúng tôi liên tục tìm cách để các thương hiệu có thể xây dựng và chia sẻ nội dung trên TikTok một cách dễ dàng.

Trung tâm Nguồn lực Doanh nghiệp Nhỏ của chúng tôi có các công cụ sáng tạo và ví dụ về các doanh nghiệp đã thành công trên nền tảng để giúp các chủ doanh nghiệp khác có thể tìm thấy thêm nhiều bài học cho riêng mình.

Gần đây, chúng tôi cũng đã hợp tác với Vimeo để ra mắt các khuôn mẫu có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ tạo ra các video chất lượng chỉ trong một vài bước đơn giản.

Chìa khóa cho một chiến lược marketing hiệu quả trên TikTok là gì?

Chúng tôi luôn khuyến khích các thương hiệu hay doanh nghiệp nên:

  • Tương tác như một người dùng – Bằng cách tham gia các cuộc trò chuyện và xây dựng cộng đồng – các thương hiệu có thể đi đầu trong các xu hướng và cuộc trò chuyện đang diễn ra trong cộng đồng.
  • Hãy nghĩ đến TikTok – Sự sáng tạo, văn hóa và xu hướng là những thứ thiết yếu khi nói đến TikTok. Suy nghĩ về TikTok trước tiên cho phép khả năng sáng tạo của bạn được mở rộng theo hướng phù hợp với bản chất của nền tảng.
  • Xây dựng câu chuyện – Là một thương hiệu hay doanh nghiệp, bạn không chỉ có cơ hội tham gia một cuộc trò chuyện (với người dùng và cộng đồng) mà còn có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện mới.
  • Xây dựng bằng ý niệm – “Đừng tạo Quảng cáo. Tạo TikToks”. TikTok là một nền tảng được thiết kế để truyền cảm hứng với những nội dung chân thực, sáng tạo mà chỉ có thể có trên TikTok.

Sai lầm phổ biến nhất mà các thương hiệu mắc phải với cách tiếp cận trên TikTok của họ là gì?

Một sai lầm phổ biến của các thương hiệu và doanh nghiệp đó là tiếp cận TikTok với suy nghĩ rằng ‘lần nhấp chuột cuối cùng’ là điều quan trọng nhất.

Các thương hiệu nên nghĩ về TikTok một cách độc đáo – đó là một trải nghiệm mang tính giải trí, hoà nhập, nơi mọi người xây dựng và tìm kiếm các cộng đồng.

Các thương hiệu xuất hiện một cách chân thực và thực sự muốn trở thành một phần của các cuộc trò chuyện hàng ngày sẽ mang lại kết quả tốt nhất.

Do đó, chúng tôi thường nhắc nhở các thương hiệu rằng những sự tương tác trước những ‘lần nhấp chuột cuối cùng’ có giá trị cao hơn nhiều.

Ví dụ điển hình về một số thương hiệu đang đạt được kết quả tốt trong hoạt động marketing trên TikTok là gì?

Những thương hiệu mà chúng tôi thấy thành công nhất là những thương hiệu có tính sáng tạo và tính xác thực cao của cộng đồng TikTok.

  • Aerie – thương hiệu nội y này đã bán được doanh số kỷ lục sau khi một bài đăng trên TikTok của Hannah Schlenker được lan truyền. Chỉ riêng bài đăng đó đã thúc đẩy hơn 700.000 lượt tìm kiếm về sản phẩm trên website Aerie, cũng như tăng 200.000% lượt tìm kiếm trên Google. Thương hiệu đã nhận được tổng cộng 130.000 email từ khách hàng yêu cầu được đưa vào danh sách chờ nhận thông báo.
  • GAP – Chiếc áo hoodie màu nâu của GAP đã được lan truyền mạnh mẽ, với hashtag #gaphoodie đạt 6,7 triệu lượt xem nhờ một bài đăng của nhà sáng tạo Barbara Kristofferson. Mặc dù chiếc áo hoodie không phải là một thiết kế mới, cộng đồng TikTok đã giúp tạo ra nhu cầu nhiều đến mức GAP đã phải mang nó ngược trở lại kho hàng của mình. TikTok và GAP gần đây đã hợp tác cho “Gap Hoodie Color Comeback”, một chiến dịch sẽ quyết định rằng GAP sẽ phát hành áo hoodie dựa trên việc bình chọn cho màu sản phẩm mà cộng đồng TikTok mong muốn.
  • KFC – Cuộc cạnh tranh trong cuộc chiến bánh mì gà chưa bao giờ kết thúc, KFC cùng với TikTok đã hợp tác với nhà sáng tạo nổi tiếng Lili Hayes để giới thiệu món bánh mì gà mới của mình. Nội dung video được đăng trên kênh TikTok của KFC đã thu hút hơn 1,1 triệu lượt thích, trong khi hashtag #trythekfcsandwich đã thu được hơn 208 triệu lượt xem và tiếp tục tăng trưởng sau đó.

Những bí quyết hàng đầu mà TikTok dành cho những thương hiệu mới bắt đầu với cách tiếp cận marketing trên TikTok là gì?

Chỉ cần đào sâu tìm hiểu về nền tảng! Đọc các bình luận. Xem cách mọi người đang nói về cộng đồng hoặc chủ đề mà thương hiệu của bạn có thể phù hợp.

Bạn cũng cần nhìn vào những gì đang diễn ra đằng sau các xu hướng và phong trào văn hóa trên nền tảng. Nội dung của một thương hiệu phải trông có vẻ giống như các bài đăng tự nhiên của cộng đồng TikTok.

Bằng cách đó, nội dung thương hiệu của bạn sẽ dựa trên những gì đang thực sự xảy ra trên nền tảng và nó sẽ đóng vai trò như một phần của những cuộc trò chuyện hoặc bắt đầu một cuôc trò chuyện mới có liên quan.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

3 kiểu Social Media Marketing bạn không nên bỏ qua

Người có ảnh hưởng, quảng cáo có trả phí và những cách hiệu quả nhất để xây dựng nền tảng khách hàng của bạn.

3 kiểu Social Media Marketing bạn không nên bỏ qua
3 kiểu Social Media Marketing bạn không nên bỏ qua

Social Media Marketing hay tiếp thị truyền thông mạng xã hội không chỉ là về những lượt thích và lượt chia sẻ.

Bức tranh truyền thông mạng xã hội ngày nay còn mở rộng đến việc đăng một suy nghĩ hoặc meme và hy vọng nó sẽ thành công với đối tượng mục tiêu của bạn.

Dưới đây là 03 loại tiếp thị truyền thông mạng xã hội bạn nên sử dụng nếu bạn muốn duy trì tính hiện diện và cạnh tranh của mình.

Tiếp thị người có ảnh hưởng – Influencer Marketing

Tiếp thị người có ảnh hưởng là việc sử dụng các chuyên gia khác trong ngành của bạn, những người đã có một lượng lớn khán giả tôn trọng, tin tưởng và hôm mộ họ.

Bất kể bạn làm trong ngành gì, bạn có thể có những người khác trong lĩnh vực của bạn có danh tiếng và lượng khán giả lâu đời hơn.

Có thể họ có lượng người theo dõi lớn trên các nền tảng mạng xã hội, là tác giả đã xuất bản vài cuốn sách nổi tiếng nào đó hoặc là người nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông chính thống.

Lợi ích đối với bạn là khi những người này chia sẻ điều gì đó bạn đã viết cho những người theo dõi của họ, bạn sẽ không chỉ tiếp cận được lượng người xem rộng lớn hơn mà còn xây dựng được lòng tin lớn hơn về thương hiệu thông qua thương hiệu cá nhân của họ.

Bạn không thể mong đợi rằng một người có ảnh hưởng sẽ chia sẻ bài đăng mới nhất của bạn trừ khi bạn đã có sẵn mối quan hệ – một nơi nào đó mà họ đã nhận ra kiến thức chuyên môn của bạn và mong muốn được xem nội dung mới của bạn.

Đơn giản là bạn chỉ cần tìm những người có ảnh hưởng trong thị trường ngách của bạn, theo dõi họ và bắt đầu tương tác với họ một cách tự nhiên.

Cách tốt nhất để tương tác với họ là hãy tiếp cận họ như một con người chứ không phải là một kênh truyền thông.

Nếu người có ảnh hưởng đó đang viết blog, hãy trở thành một độc giả tích cực và tương tác với họ trên blog của họ bằng những nhận xét và câu hỏi sâu sắc. Điều đó sẽ đưa bạn vào tầm ngắm của họ nhiều hơn.

Bước tiếp theo là bắt đầu đưa chúng vào nội dung của riêng bạn bằng cách trích dẫn chúng, liên kết đến các bài đăng trên blog của họ. Hoặc bạn có thể thực hiện một cuộc phỏng vấn video trực tiếp với họ.

Thay vì xem video của người khác, hãy phát sóng video của chính bạn và mời một người có ảnh hưởng chính làm khách mời của bạn. Bạn sẽ có nhiều việc hơn trong khâu tổ chức và quảng bá, nhưng đó cũng là cơ hội to lớn để bạn xây dựng những nội dung độc quyền.

Dark Social Media.

Một phạm vi bạn không thể đo lường nhưng vẫn sẽ giúp gia tăng lượng tiếp cận của bạn, đó là dark social media (tạm dịch: là các phương tiện truyền thông ngầm).

Điều này đề cập đến tất cả các cách mà mọi người có thể chia sẻ nội dung của bạn với người khác mà bạn không biết.

Ví dụ như email, tin nhắn văn bản và tin nhắn trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội.

Trong mỗi trường hợp này, ai đó đã quyết định chia sẻ nội dung của bạn với một hoặc nhiều người, nhưng họ đã làm như vậy theo cách bạn không thể đo lường hoặc ghi nhận.

Mặc dù thật đáng tiếc khi bạn không thể theo dõi tác động của các dark social media này, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên bỏ qua nó.

Trên thực tế, bạn nên tạo điều kiện để mọi người chia sẻ nội dung của bạn theo một cách dễ dàng và tiện lợi nhất mà họ muốn.

Ví dụ: hãy cân nhắc đặt các nút email hoặc các nút chia sẻ qua tin nhắn trên tất cả các bài đăng trên website của bạn. Hoặc, tốt hơn, chỉ cần đảm bảo rằng các nút chia sẻ của bạn được bao gồm nút “Khác” để liên kết đến email hay các ứng dụng nhắn tin như WhatsApp.

Các phương tiện truyền thông mạng xã hội có trả phí – Paid Social Media.

Cuối cùng, bạn nên cân nhắc việc kết hợp các phương tiện truyền thông mạng xã hội có trả phí trong chiến lược marketing của mình.

Với các thuật toán hiện tại của các nền tảng, khi bạn đang một bài đăng, tỉ lệ tiếp cận trung bình với những người đã chọn theo dõi Trang của bạn đang ở mức rất thấp, con số đó chỉ khoảng 5-15%.

Mọi nền tảng mạng xã hội hiện đều cung cấp khả năng để quảng bá bài đăng, cho phép nhiều người nhìn thấy chúng hơn so với lượng người theo dõi hiện có của bạn.

Hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng các nền tảng tốt nhất cho doanh nghiệp của mình, nhắm mục tiêu đúng đối tượng và và chỉ cần có được traffic từ những nhóm đối tượng tiềm năng nhất phù hợp với nội dung của bạn.

Facebook hiện là một trong những nền tảng tốt nhất để làm điều đó, nó có tính năng nhắm mục tiêu tốt nhất và lượng người dùng lớn nhất trên toàn cầu.

Tuy nhiên, bởi vì bạn cần tính đa dạng và sự hiện của bạn trên nhiều điểm chạm. Hãy cân nhắc nhiều hơn với các nền tảng khác như Twitter, LinkedIn, Pinterest và Instagram.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

| Nam Nguyen | 

Xu hướng phát triển của thương mại điện tử thế giới

Báo cáo Facebook cuối tháng 6/2021 cho thấy mua sắm thương mại điện tử sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng mới thay vì chỉ là hình thức đối phó trong thời dịch.

Khảo sát được thực hiện trên trên 25.885 người tại nhiều quốc gia trên toàn cầu, độ tuổi từ 18 trở lên.

Các số liệu ghi nhận được từ báo cáo bao gồm: sự gia tăng định mức sử dụng điện thoại di động; lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu; sự trỗi dậy của nền kinh tế, công nghiệp sáng tạo và hơn thế nữa.

Dưới đây là những dự đoán của Facebook về xu hướng phát triển của thương mại điện tử thế giới, dựa trên số liệu từ cuộc khảo sát này.

Xu hướng mua sắm lâu dài sau đại dịch.

Facebook nhận định, chính Covid-19 là nguyên nhân dẫn đến việc người dùng trên toàn thế giới thay đổi cách thức, địa điểm và thời gian mua sắm.

Theo báo cáo, toàn thế giới ghi nhận 81% người tiêu dùng nói rằng họ đã thay đổi thói quen mua sắm từ khi đại dịch bùng phát. 92% trong số đó khẳng định sẽ tiếp tục hành vi mới này dài hạn cả trong tương lai, dù còn dịch bệnh hay không.

Tương tự Facebook, nhiều chuyên gia giới thương mại điện tử đưa ra dự đoán trong tương lai, thương mại điện tử sẽ dần chiếm ưu thế so với phương thức mua sắm truyền thống.

Họ cho rằng mua sắm trực tuyến không phải một phương thức tạm thời đối phó với dịch bệnh mà là xu hướng mới với nhiều cải thiện vượt trội, mang đến trải nghiệm mua sắm hiện đại và thông minh hơn cho người tiêu dùng,

Điều này kéo theo là sự lên ngôi của thanh toán không tiền mặt và dịch vụ logistics, đáp ứng sự tăng trưởng ổn định của thương mại điện tử.

Cá nhân hoá trải nghiệm người dùng.

Mặt khác, nhu cầu mua sắm cá nhân trên toàn thế giới cũng thay đổi rõ rệt so với trước khi đại dịch xuất hiện.

Theo một báo cáo khác từ Kantar về thói quen tiêu dùng trong năm qua, những mặt hàng thiết yếu, diệt khuẩn, vệ sinh, y tế, chăm sóc và bảo vệ cơ thể, sức khỏe như nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn, lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm… đều tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là khu vực châu Á.

Trong khi những mặt hàng như đồ điện, công nghệ, làm đẹp, thời trang, sản phẩm không thiết yếu khác như thuốc lá, vé số, thức uống có cồn… đều giảm mạnh.

Với lĩnh vực dịch vụ ăn uống, báo cáo từ Kantar tại châu Á cho thấy phục vụ ăn uống tại chỗ giảm mạnh (-30%) trong suốt thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp. Người dân có xu hướng mua mang về, đặt giao tận nơi hoặc tự chế biến thay vì ăn ngoài như trước đó.

Theo khảo sát, tỷ lệ đặt món ăn qua website, ứng dụng sàn thương mại điện tử và dịch vụ giao tận nơi của nhà hàng đều tăng, lần lượt là 48%, 43% và 37%. Dịch vụ bán mang về cũng tăng trưởng với đến 33% so với thời điểm trước khi dịch bệnh xuất hiện.

Từ sự thay đổi thói quen mua sắm và nhu cầu cá nhân, người tiêu dùng ngày nay yêu cầu cao và kỹ lưỡng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, chia sẻ thông tin cá nhân cũng như kiểm soát cách họ mua sắm.

Phương thức mua sắm trực tuyến với sự góp mặt của công nghệ, kỹ thuật hiện đại đã giúp các doanh nghiệp thu thập dữ và phân tích dữ liệu người dùng, đưa ra kết quả chính xác hơn, góp phần tối ưu hóa trải nghiệm và giúp họ mua sắm dễ dàng, thông minh, hiệu quả hơn.

Facebook cho biết có đến 69% người mua sắm trực tuyến trên thế giới kỳ vọng các thương hiệu và sàn thương mại điện tử có thể kết nối cá nhân hơn, cung cấp nội dung hoặc giao dịch cá nhân hóa.

Ngoài ra, 60% người tham gia khảo sát cho biết thêm rằng họ quan tâm đến các chuyên mục sản phẩm được sàn thương mại điện tử cá nhân hóa theo hành vi, nhu cầu mua sắm trước đó của họ để đỡ mất thời gian tìm kiếm.

Nền tảng mạng xã hội và KOL.

Trong báo cáo mới đây, Facebook ghi nhận hơn một nửa (51%) người tiêu dùng tham gia khảo sát trên thế giới chọn mua sản phẩm từng được người nổi tiếng, các blogger, vlogger, những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOLs) giới thiệu hoặc chia sẻ trải nghiệm.

45% người mua sắm trực tuyến trên toàn cầu cho biết họ muốn mua những sản phẩm do các KOLs quảng cáo trực tiếp trên phương tiện truyền thông xã hội.

Qua đó, có thể thấy khả năng sáng tạo và độ nổi tiếng, tầm ảnh hưởng của các KOLs đã giúp thu hút người dùng nhiều hơn, đồng thời hỗ trợ tăng độ uy tín cho sàn thương mại điện tử lẫn thương hiệu.

Xu hướng mua sắm mới này đã kéo theo sự phát triển của một hình thức quảng bá sản phẩm mới là KOLs Affiliate, hay còn gọi là chương trình tiếp thị liên kết dành cho những người có sức ảnh hưởng.

Đây là một trong những hình thức marketing đã được các trang thương mại điện tử hàng đầu như Amazon hay Taobao kết hợp với nhiều người nổi tiếng trên thế giới thực hiện.

Tại Việt Nam, hình thức này bắt đầu từ ba năm trước với sự tiên phong của Lazada. Đến nay, nhiều sàn thương mại điện tử lớn đều ưa chuộng hình thức quảng bá mới này, mang lại lợi ích song phương cho cả doanh nghiệp lẫn thương hiệu đối tác và các nhà bán hàng.

Ngoài các mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, TikTok… các sàn thương mại điện tử còn chủ động khai thác thêm kênh livestream, tăng độ nhận diện thương hiệu và góp phần thu hút thêm nhiều nhà bán hàng cũng như người tiêu dùng mua sắm.

Đây dự kiến sẽ tiếp tục là một trong những xu hướng mới của thương mại điện tử, góp phần mang về lợi thế, thúc đẩy ngành này tăng trưởng mạnh mẽ và tiếp cận thêm nhiều đối tượng người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

TikTok lần đầu chạm mốc 3 tỷ lượt cài đặt toàn cầu

Với 3 tỷ lượt cài đặt, TikTok là nền tảng đầu tiên ngoài sở hữu của Facebook đạt được con số kỷ lục này.

Former CEO TikTok | Zhang Yiming

Bất chấp sự ra mắt của nhiều ứng dụng cạnh tranh khác nhau, TikTok vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, với các số liệu thống kê mới từ Sensor Tower nhấn mạnh mức độ phổ biến lâu dài của nền tảng khi nó thu hút những người chơi lớn hơn.

Theo Sensor Tower, TikTok, bao gồm phiên bản tiếng Trung của ứng dụng có tên ‘Douyin’, hiện đã vượt qua tổng số 3 tỷ lượt cài đặt trên toàn cầu – trở thành ứng dụng không thuộc sở hữu của Facebook đầu tiên đạt được mốc đó – trong khi đà tăng của nó vẫn chưa hề có dấu hiệu bị chững lại.

Theo Sensor Tower:

“TikTok là ứng dụng phi trò chơi được tải xuống nhiều nhất và có doanh thu cao nhất trên toàn cầu trong nửa đầu năm 2021, đạt gần 383 triệu lượt cài đặt lần đầu tiên và ước tính chi tiêu của người tiêu dùng là 919,2 triệu USD.

Mặc dù lượt tải xuống mới của ứng dụng đã giảm 38% so với năm ngoái từ mốc gần 619 triệu trong nửa đầu năm 2020 – mức độ chi tiêu của người tiêu dùng ở TikTok đã tăng 73% so với mức 530,2 triệu USD trong cùng kỳ năm ngoái.”

Chi tiêu nhiều hơn cũng sẽ giúp TikTok duy trì sự phát triển và lợi thế cạnh tranh của mình, khi cả Facebook và YouTube (Shorts) đều đã nhận ra mối đe dọa đáng kể từ TikTok.

Facebook và YouTube hiện đang nỗ lực không ngừng để cải thiện các công cụ kiếm tiền cho nhà sáng tạo nhằm thu hút các ngôi sao nổi tiếng sử dụng nền tảng của họ.

Có thể nói trong bối cảnh này, một trong những bài toàn lớn nhất đặt ra cho TikTok đó là hoàn thiện cơ chế và hệ thống kiếm tiền cho nhà sáng tạo, điều mà hiện tại TikTok vẫn còn rất nhiều lỗ hổng. Nếu không thì mọi thứ cũng sẽ dần tan biến nếu các nhà sáng tạo chuyển đổi sang các nền tảng khác.

Đó là những gì đã xảy ra với Vine, một nền tảng video dạng ngắn của Mỹ khi ứng dụng không có quy trình kiếm tiền hiệu quả cho các nhà sáng tạo.

Đối với các nền tảng mạng xã hội, nhà sáng tạo (content creators) luôn được xem là điểm mấu chốt để xây dụng và mở rộng đối tượng người dùng. Snapchat đã chỉ trả 1 triệu USD mỗi ngày cho các video hay nhất trên ứng dụng Spotlight của mình.

Và gần đây, Facebook đã công bố một quỹ nhà sáng tạo trị giá 1 tỷ USD mới nhằm tăng thêm động lực cho các nhà sáng tạo trên Facebook và Instagram.

Quay trở lại với TikTok, theo Sensor Tower:

“Trong quý 2 năm 2021, TikTok đã chứng kiến ​​mức tăng trưởng chi tiêu người dùng hàng quý (QoQ) là 39%, tăng từ mức 384,7 triệu USD trong quý trước lên 534,6 triệu.

Lượt tải xuống TikTok cũng đã tăng tốc vào năm 2021, khi lượt tải xuống lần đầu tiên tăng 2% trên Quý lên 177,5 triệu vào Quý 1, 2021.”

Sự tăng trưởng của TikTok đúng là ‘không thể kiểm soát được’ – đặc biệt là khi nó cũng mất đi thị trường người dùng lớn thứ hai vào giữa năm ngoái, Ấn Độ.

Cũng chính điều này đã khiến cả Facebook và YouTube đều phải đang dè chừng. Tuy nhiên, khi cả YouTube và Facebook đều hiểu rằng có được chỗ đứng với những người trẻ tuổi là cách để chiếm lĩnh thị trường thì mọi thứ phía trước vẫn là một dấu chấm hỏi lớn.

Mọi thứ đều có thể thay đổi !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Cách sử dụng hashtag để phát triển thương hiệu trong năm 2021 (P1)

Bạn có biết cách sử dụng thẻ hashtag sao cho hiệu quả để có thể giúp phát triển thương hiệu? Dưới đây là những gì về hashtag mà bạn nên biết trong 2021.

Cách sử dụng hashtags để phát triển thương hiệu trong năm 2021

Cho dù thương hiệu của bạn đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội như thế nào trong chiến lược truyền thông mạng xã hội, thì việc biết cách sử dụng thẻ hashtag (#) cũng sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận và tương tác trên mạng xã hội của thương hiệu.

Hashtag là gì?

Hasgtag (Thẻ được bắt đầu bằng dấu #) là một từ hoặc cụm từ được sử dụng trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, nó đóng vai trò như một dấu hiệu (cho người dùng và thuật toán) rằng một phần nội dung của nó có liên quan đến một chủ đề cụ thể hoặc thuộc về một danh mục nội dung nào đó.

Thẻ hashtags giúp làm cho nội dung của thương hiệu có thể được khám phá được trong các thanh tìm kiếm trên các nền tảng và tiếp cận nhiều người hơn một cách hiệu quả.

Các khái niệm cơ bản về Hashtag.

  • Chúng luôn bắt đầu bằng dấu “#” nhưng chúng sẽ không hoạt động nếu bạn sử dụng dấu cách, dấu câu (chấm, phẩy…) hoặc ký hiệu.
  • Đảm bảo rằng tài khoản của bạn ở chế độ công khai. Nếu không, tất cả người dùng nếu không phải là người theo dõi (follower) sẽ không nhìn thấy nội dung được gắn thẻ.
  • Đừng viết quá nhiều từ lại với nhau. Các thẻ hashtag hoạt động tốt nhất có xu hướng tương đối ngắn và dễ nhớ.
  • Sử dụng các hashtag có liên quan và cụ thể. Nếu hashtag quá chung chung, nó sẽ khó được tìm thấy và nó có thể sẽ không được những người dùng mạng xã hội khác sử dụng lại.
  • Giới hạn số lượng hashtag bạn nên sử dụng. Nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn. Nó giống như bạn đang spam người dùng. Tốt nhất không nên dùng quá 3 hashtag trên mỗi bài đăng.

Lịch sử của thẻ hashtag.

Lần đầu tiên hashtag được sử dụng là vào mùa hè năm 2007 bởi Chris Messina.

Đó là khi chuyên gia marketing này bước vào văn phòng của Twitter với một ý tưởng.

Do tính ngắn gọn của Twitter, ông đã đề nghị ứng dụng này bắt đầu sử dụng biểu tượng đồng bảng Anh (ký hiệu #) nhằm mục tiêu nhóm các Tweet có liên quan lại với nhau.

Kể từ đó, việc sử dụng các thẻ bắt đầu bằng # (hashtag) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Hashtag là một cách để kết các nối nội dung mạng xã hội với một chủ đề, sự kiện hoặc một cuộc trò chuyện cụ thể nào đó.

Chúng cũng không chỉ được dành riêng cho Twitter nữa mà còn được sử dụng nhiều trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội khác.

Tại sao phải sử dụng hashtag?

Tăng mức độ tương tác với những người theo dõi bạn.

Bao gồm thẻ hashtag trong các bài đăng của bạn có nghĩa là bạn đang tham gia vào một cuộc trò chuyện nào đó được diễn ra trên nền tảng. Và quan trọng nhất, nó làm cho các bài đăng của bạn hiển thị trong suốt các cuộc trò chuyện đó.

Điều này có thể dẫn đến một mức độ tương tác lớn hơn, thúc đẩy mức độ tương tác của thương hiệu trên các mạng xã hội thông qua lượt thích, lượt chia sẻ, bình luận.

Xây dựng nhận thức về thương hiệu bằng các hashtag có thương hiệu.

Xây dựng các thẻ hashtag có thương hiệu (Branded Hashtags) có thể là một cách hiệu quả để quảng bá doanh nghiệp của bạn và thúc đẩy các cuộc trò chuyện.

Ví dụ: thẻ hashtag mang thương hiệu của Raptors #WetheNorth được ‘sáng lên’ trong suốt mùa giải chiến thắng năm 2019 của họ. Nó có sức hấp dẫn ‘kì lạ’ và là một trong những hashtag được người Canada sử dụng nhiều nhất trong nửa đầu năm 2019.

Một cách thể hiện sự ủng hộ đối với các vấn đề xã hội.

Sử dụng thẻ hashtag có liên quan đến một vấn đề ngoài thương hiệu của bạn là một cách để làm nổi bật một nguyên nhân hoặc một vấn đề quan trọng.

Ví dụ: hashtag #EachforEqual và # IWD2020 đã được sử dụng trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội bao gồm cả LinkedIn, vào Ngày Quốc tế Phụ nữ nhằm mục tiêu kêu gọi sự bình đẳng giới, chống lại những định kiến phân biệt giới của xã hội.

Các thương hiệu cũng có thể tạo một thẻ hashtag có thương hiệu để thể hiện mối liên hệ của nó với một vấn đề xã hội.

Thêm ngữ cảnh vào các bài đăng trên mạng xã hội.

Trên Twitter, bạn không có quá nhiều không gian để viết chú thích. Chính xác là bạn chỉ có 280 ký tự để thể hiện.

Trên Instagram, bạn có thể viết dài hơn nhưng dài hơn không phải lúc nào cũng tỏ ra hiệu quả hơn. Tương tự với Facebook, Pinterest, LinkedIn hoặc bất kỳ nền tảng nào khác, đôi khi ít hơn là nhiều hơn.

Sử dụng thẻ hashtag có thể là một cách đơn giản để ngữ cảnh hóa những gì bạn đang nói mà không cần sử dụng hết các ký tự có giá trị hoặc viết các chú thích lặp đi lặp lại.

Hãy xem một Tweet rất sáng tạo của Nasa, cho thấy rõ rằng NASA đang tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 50 của mình và sẽ tham gia vào các cuộc trò chuyện về chủ đề “Ngày biểu tượng cảm xúc của thế giới”.

Giúp đối tượng mục tiêu của bạn tìm thấy bạn.

Trên Linkedin và Instagram, người dùng có thể theo dõi các thẻ hashtag cũng như những người dùng khác. Do đó, việc sử dụng một vài thẻ hashtag phổ biến có thể là một cách khác để giúp người dùng mới tìm thấy thương hiệu của bạn.

Thể hiện mối quan hệ đối tác được tài trợ.

Phần này dành cho các mối quan hệ hợp tác giữa những người có ảnh hưởng (influencer) và thương hiệu. Khi làm việc với thương hiệu, những người có ảnh hưởng phải cho đối tượng mục tiêu của họ biết rằng, bài đăng đó là một phần nội dung được tài trợ bởi thương hiệu.

Vì vậy, với những người có ảnh hưởng, hãy luôn thêm thẻ hashtag để biểu thị rõ ràng sự tài trợ cho các bài đăng có thương hiệu.

Với thương hiệu, cần đảm bảo rằng bạn phải tìm kiếm các thẻ hashtag đó trong quá trình đánh giá và chấp nhận về tính phù hợp của nội dung từ những người có ảnh hưởng.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Giá trị thị trường của Facebook chạm mốc 1000 tỷ USD đầu tiên trong lịch sử

Công ty truyền thông mạng xã hội này là công ty thứ năm của Mỹ đạt được cột mốc 1000 tỷ USD, cùng với những cái tên khác như Apple, Microsoft, Amazon và công ty mẹ của Google là Alphabet.

Giá trị thị trường của Facebook chạm mốc 1000 tỷ USD đầu tiên trong lịch sử
CEO Facebook Mark Zuckerberg

Vào ngày 28 tháng 6 vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử, Facebook chính thức chạm mốc trên 1.000 tỷ USD vốn hóa thị trường.

Công ty truyền thông mạng xã hội này là công ty thứ năm của Mỹ đạt được cột mốc quan trọng này, cùng với Apple, Microsoft, Amazon và công ty mẹ của Google là Alphabet.

Cổ phiếu của Facebook vào thời điểm đóng cửa tăng 4,2% ở mức 355,64 USD sau một phán quyết pháp lý thuận lợi nhằm bác bỏ đơn khiếu nại chống độc quyền do Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) và liên minh các tiểu bang đưa ra.

Doanh thu của Facebook chủ yếu đến từ nguồn quảng cáo vốn được cá nhân hóa cho hiển thị đối với người dùng ở cả mạng xã hội Facebook và Instagram.

Ngoài ra, công ty cũng có một mảng kinh doanh phần cứng đang phát triển khác, nơi họ đang xây dựng các sản phẩm khác như thiết bị gọi điện bằng video Portal, tai nghe thực tế ảo (VR) Oculus và kính thông minh, dự kiến ​​sẽ được phát hành vào năm 2021.

Facebook tổ chức đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 5 năm 2012, với giá trị vốn hóa thị trường (market cap) là 104 tỷ USD.

Giá trị của Facebook đã bị sụt giảm khoảng 19% trong năm 2018 sau khi công bố số liệu về doanh thu và người dùng trong quý 2 năm đó.

Sự sụt giảm này diễn ra trong bối cảnh Facebook đang phải đối mặt với một loạt các bê bối như: rò rỉ dữ liệu, tin tức giả mạo và đáng chú ý nhất là vụ bê bối Cambridge Analytica.

Theo đó, Cambridge Analytica, một đơn vị tư vấn chính trị của Anh đã truy cập bất hợp pháp vào kho dữ liệu của 87 triệu người dùng Facebook và sử dụng nó để nhắm mục tiêu quảng cáo cho Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Bất chấp những vụ bê bối phải đối mặt, Facebook đã phục hồi và tiếp tục phát triển không ngừng về doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU).

Giá cổ phiếu hiện tại của Facebook đã tăng hơn 90% kể từ ngày 27/7/2018.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

TikTok chia sẻ Insights mới về tầm quan trọng của âm thanh trong marketing trên nền tảng

Âm nhạc là một phần quan trọng của trải nghiệm TikTok với nhiều xu hướng lan truyền của nền tảng này xuất phát từ các bài hát và clip âm thanh, thứ mà sau đó người dùng sẽ phối lại hoặc sáng tạo theo những cách của riêng họ.

TikTok chia sẻ Insights mới về tầm quan trọng của âm thanh trong marketing trên nền tảng

Theo một báo cáo nghiên cứu mới nhất của TikTok, âm thanh cũng là một thành phần quan trọng trong các hoạt động quảng bá thương hiệu, với việc người dùng TikTok dễ tiếp nhận các yếu tố âm thanh trong quảng cáo hơn so với các nền tảng khác.

Theo giải thích của TikTok:

“Chúng tôi biết rằng bản chất cơ bản của âm thanh trên TikTok là giúp thúc đẩy tỷ lệ tương tác cao hơn. Nhưng chúng tôi muốn hiểu lý do tại sao.

Vì vậy, chúng tôi đã hợp tác với Kantar để tìm hiểu thêm về tác động của âm thanh đối với ngành quảng cáo kỹ thuật số (digital advertising).”

Trong số những phát hiện chính, nghiên cứu cho thấy rằng:

  • 88% người dùng TikTok nói rằng âm thanh là yếu tố cần thiết cho trải nghiệm TikTok.
  • 73% người được hỏi cho biết họ sẽ “dừng lại và xem” quảng cáo trên TikTok nếu có âm thanh, một kết quả cao hơn đáng kể so với bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào khác.
  • TikTok là nền tảng duy nhất mà quảng cáo có âm thanh tạo ra mức tăng đáng kể về cả ý định mua hàng lẫn mức độ ưa thích thương hiệu.

Trong khi với các nền tảng khác, người làm marketing sẽ phải cân nhắc về việc sử dụng các công cụ tắt âm thanh trong quảng cáo để tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Thì với TikTok, điều đó ít được quan tâm hơn, thậm chí là ngược lại.

Theo TikTok:

“Âm thanh giúp bạn ít bị ‘bỏ qua’ hơn và nó giúp thông điệp của bạn không chỉ được nghe mà còn được cảm nhận từ phía người dùng.”

Để tận dụng điều này, TikTok khuyên rằng các thương hiệu nên:

  • Lấy bản quyền hoặc cấp phép cho những âm thanh phổ biến – Việc sử dụng âm thanh của thương hiệu vốn bị hạn chế trong ứng dụng, nhưng các thương hiệu có thể lấy bản quyền của riêng họ cho các clip nhạc, điều này có thể rất hữu ích nếu bạn đang muốn nắm bắt các xu hướng.
  • Khuếch đại âm thanh có thương hiệu – Các thương hiệu cũng có thể biến âm thanh thuộc sở hữu của họ thành một công cụ quảng cáo trong ứng dụng, thậm chí có thể thúc đẩy một xu hướng mới với người tiêu dùng.
  • Tạo ra những âm thanh mới – Ngoài ra, các thương hiệu có thể tìm cách tạo ra âm thanh gốc cho quảng cáo của họ để sử dụng trong các chiến dịch TikTok.

TikTok cũng lưu ý rằng các thương hiệu cũng có thể sử dụng ‘Thư viện âm nhạc thương mại’ miễn phí sẵn có trên nền tảng, công cụ cung cấp quyền truy cập vào hàng trăm nghìn bản nhạc và âm thanh được cấp phép để sử dụng trên TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips