Skip to main content

Thẻ: Mạng xã hội

Bộ TT& TT: Công bố hàng loạt vi phạm của TikTok tại Việt Nam

Sau 4 tháng kiểm tra toàn diện TikTok tại Việt Nam, cơ quan của Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố kết luận nêu rõ hàng loạt vi phạm của nền tảng này như kích động bạo lực, kích động tệ nạn xã hội, thông tin gây hại cho trẻ em…

Công bố hàng loạt vi phạm của TikTok tại Việt Nam
Bộ TT& TT: Công bố hàng loạt vi phạm của TikTok tại Việt Nam

Chiều 5-10, tại cuộc họp thường kỳ tháng 10-2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), Cục trưởng Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử (PT-TH-TTĐT), Bộ TT-TT Lê Quang Tự Do cho biết từ ngày 22-5-2023, Bộ TT-TT đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, thực hiện kiểm tra toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam.

Đối tượng kiểm tra là 2 pháp nhân của TikTok tại Việt Nam gồm Văn phòng đại diện TikTok Pte. Ltd tại TP HCM (Văn phòng TikTok) và Công ty TNHH Công nghệ TikTok Việt Nam (Công ty TikTok Việt Nam).

Nền tảng TikTok là dịch vụ xuyên biên giới được TikTok Pte. Ltd (còn gọi là Công ty TikTok Singapore) quản lý, vận hành, cung cấp vào Việt Nam thông qua trang web TikTok.com và ứng dụng TikTok từ cuối năm 2017, trở nên phổ biến từ năm 2021.

Thời gian qua, hoạt động của nền tảng TikTok có tác động không nhỏ tới đời sống xã hội trong nước, trong đó có những hành vi vi phạm pháp luật, gây bức xúc dư luận.

Theo ông Lê Quang Tự Do, nội dung kiểm tra trọng tâm bao gồm việc chấp hành các quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ mạng xã hội cho người sử dụng tại Việt Nam, việc chấp hành các quy định về quảng cáo, việc bảo vệ bản quyền tác giả và quyền liên quan.

Việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và việc thực hiện nghĩa vụ về thuế.

Sau khi kết thúc kiểm tra, xác minh trực tiếp tại trụ sở của Văn phòng TikTok và Công ty TikTok Việt Nam, đoàn kiểm tra tiếp tục thu thập, nghiên cứu các tài liệu liên quan, xác minh, tổ chức làm việc và yêu cầu các đối tượng kiểm tra bổ sung hồ sơ, tài liệu cần thiết để phục vụ cho công tác kiểm tra.

Đến ngày 29-9-2023, Bộ TT-TT đã ban hành kết luận về việc kiểm tra toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam.

Kết quả kiểm tra cho thấy Văn phòng TikTok và Công ty TikTok Việt Nam không trực tiếp tham gia hoạt động quản lý, cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam thông qua trang web TikTok.com và ứng dụng TikTok. Việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam do TikTok Pte.Ltd (TikTok Singapore) trực tiếp quản lý, vận hành.

Còn đối với dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử, do Văn phòng TikTok thực hiện thủ tục đăng ký thiết lập “Sàn giao dịch thương mại” thông qua ứng dụng TikTok theo ủy quyền của TikTok Singapore, nên theo quy định về thương mại điện tử, Văn phòng TikTok phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm trong việc cung cấp dịch vụ này theo quy định của pháp luật Việt Nam.

TikTok Pte. Ltd (TikTok Singapore) tuy không phải là đối tượng kiểm tra nhưng lại là đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành, cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam thông qua trang web TikTok.com và ứng dụng TikTok.

Do vậy, TikTok Singapore là đơn vị chịu trách nhiệm về việc chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam. Đoàn kiểm tra sau đó đã xác lập được một số hành vi vi phạm của TikTok Singapore trong việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.

“Các sai phạm nổi bật tại Việt Nam của TikTok bao gồm các hoạt động cung cấp dịch vụ mạng xã hội, về bảo vệ trẻ em và về hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử” – Cục trưởng Lê Quang Tự Do nói.

Đáng chú ý, về cung cấp dịch vụ mạng xã hội, về bảo vệ trẻ em, TikTok Singapore lưu trữ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam tại các máy chủ CDN tại Việt Nam.

Cụ thể, đó là thông tin giả mạo, xuyên tạc, kích động bạo lực, kích động tệ nạn xã hội; thông tin gây hại cho trẻ em…

Quy trình kiểm duyệt nội dung của TikTok chưa hiệu quả, để lọt nhiều nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam. Cách thức phân phối, thuật toán đề xuất nội dung của TikTok dựa trên sự tương tác, sở thích, sự quan tâm của người dùng dễ dẫn đến việc nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam được lan truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu được nhiều người dùng tương tác, quan tâm.

Điều đáng nói, TikTok không có biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; không gửi các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; không thực hiện việc phát hiện, loại bỏ các hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp với trẻ em, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em; không tổ chức tiếp nhận thông tin, đánh giá phân loại theo mức độ an toàn cho trẻ em.

Hoạt động của TikTok vi phạm quy định tại Nghị định số 72/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, và quy định tại Nghị định 130/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.

Nền tảng vẫn cho phép trẻ em dưới 13 tuổi mở tài khoản dù là nền tảng mạng xã hội chỉ dành cho người từ 13 tuổi trở lên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Trung Quốc có thể xoá Facebook, X hay Instagram khỏi App Store trên iPhone

Các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, X (Twitter cũ), Instagram… có thể bị xóa khỏi App Store trên iPhone tại Trung Quốc.

Trung Quốc có thể xoá Facebook, X hay Instagram khỏi App Store trên iPhone
Trung Quốc có thể xoá Facebook, X hay Instagram khỏi App Store trên iPhone

Theo WSJ, Trung Quốc đã gửi yêu cầu cho Apple về việc phải tuân thủ các quy định về quản lý ứng dụng có nguồn gốc nước ngoài trên gian phần mềm App Store (dành cho iOS, iPadOS).

Từ nhiều năm qua, quốc gia đông dân nhất thế giới luôn siết chặt bộ lọc nội dung trên internet để ngăn người dùng trong nước truy cập vào một số trang web và ứng dụng của nước ngoài.

Để sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, X, YouTube, WhatsApp hay dịch vụ Google, người kết nối internet nội địa Trung Quốc buộc phải dùng VPN (mạng ảo cá nhân).

Thống kê của công ty nghiên cứu Sensor Tower cho thấy trong khoảng 10 năm trở lại đây, có hơn 170 triệu lượt tải phần mềm mạng xã hội/nhắn tin nêu trên chỉ tính riêng tại Trung Quốc. Trong đó, Instagram có gần 54 triệu lượt kể từ năm 2012, Facebook là 37 triệu, YouTube 34 triệu, X là 33 triệu và xếp cuối với 13 triệu lượt tải là WhatsApp.

Với những quy định mới, tường lửa – công cụ ngăn truy cập với website, dịch vụ bị cấm của Trung Quốc sẽ được “trám” các lỗ hổng đang bị lợi dụng lâu nay.

Cụ thể, Apple không thể cung cấp dịch vụ từ nước ngoài nếu ứng dụng chưa được đăng ký với cơ quan quản lý. Nhưng việc đăng ký cũng không hề dễ dàng, theo đánh giá của giới chuyên gia, bởi liên quan đến vấn đề chuyển giao, kiểm duyệt dữ liệu. Nếu không muốn bị phạt, Apple buộc phải xóa ứng dụng khỏi App Store.

Quy định mới áp dụng cho tất cả doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động trong cùng lĩnh vực, nhưng “táo khuyết” chịu ảnh hưởng lớn bởi có khoảng 1.000 phần mềm chưa được đăng ký. Cùng lúc, 2 doanh nghiệp nội địa là Huawei và Xiaomi đã cập nhật quy tắc, đồng thời kêu gọi nhà phát triển phần mềm hoàn tất việc đăng ký.

Nếu không thể đăng ký, Apple sẽ phải xóa rất nhiều ứng dụng trên kho phần mềm, một dịch vụ đang góp phần không nhỏ vào các chỉ số kinh doanh của hãng ở Trung Quốc.

Để hoạt động thuận lợi tại đây, Apple đã nhượng bộ không ít. Năm 2020, công ty Mỹ từng xóa hàng nghìn ứng dụng liên quan đến trò chơi điện tử.

Do đó, chuyên gia công nghệ Trung Quốc cho rằng Apple sẽ tiếp tục tuân thủ các quy định mới và trong tương lai, phần mềm của nhà phát triển nội địa sẽ chiếm ưu thế lớn tại App Store ở đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Lượng người dùng Snapchat+ của Snapchat đạt mức 5 triệu

Theo số liệu mới được công bố, Snapchat+ của mạng xã hội Snapchat hiện đã có 5 triệu người dùng có trả phí.

Snapchat+ có 5 triệu người dùng có trả phí
Snapchat+ có 5 triệu người dùng có trả phí

Trong khi X (Twitter) và Meta (Facebook, Instagram…) vẫn đang loay hoay với phương án tính phí cho người dùng (Subscription model), tính năng có trả phí Snapchat+ của mạng xã hội Snapchat hiện đã chạm mức 5 triệu người, tăng mạnh so với mức 4 triệu chỉ cách đây 3 tháng.

Với con số này, có thể nói Snapchat là một trong những mạng xã hội thành công nhất với gói có trả phí cho người dùng. Để so sánh, X Premium (trước đây là ‘Twitter Blue’) hiện chỉ có tổng cộng khoảng 1 triệu thành viên, trong khi gói xác minh (tick xanh) cho người dùng của Facebook hay Instagram của Meta thì hiện vẫn đang thử nghiệm ở một số thị trường nhất định (và được cho là có số lượng rất hạn chế).

Với hơn 5 triệu người dùng có trả phí, Snapchat+ hiện đang tạo ra doanh thu trực tiếp gần 20 triệu USD mỗi tháng trong ứng dụng.

Tính đến thời điểm hiện tại, lượng người dùng của mạng xã hội Snapchat là khoảng 750 triệu người hoạt động hàng tháng (MAU), điều này có nghĩa là lượng người dùng có trả phí của mạng xã hội cũng chỉ mới chiếm 0.67%.

Theo Snap:

“Kể từ khi ra mắt, người đăng ký (subscriber) là những người đầu tiên dùng thử hơn 20 tính năng mới, bao gồm các sản phẩm hỗ trợ AI mới nhất ví dụ như My AI và Dreams.

Trong vài tuần qua, chúng tôi cũng đã giới thiệu thêm tính năng khôi phục Streak và tuỳ chỉnh kích thước văn bản để nhấn mạnh những gì thực sự quan trọng.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Doanh thu ngành truyền thông Việt Nam khoảng 4 tỷ USD (và 50% chảy vào mạng xã hội)

Doanh thu toàn ngành truyền thông Việt Nam khoảng 4 tỷ USD nhưng khoảng 50% số này hiện đang ‘chảy’ vào nền tảng xuyên biên giới, mạng xã hội (Social Network), khiến cơ quan truyền thông trong nước hụt nguồn thu.

Doanh thu ngành truyền thông Việt Nam khoảng 4 tỷ USD (và 50% chảy vào mạng xã hội)
Doanh thu ngành truyền thông Việt Nam khoảng 4 tỷ USD (và 50% chảy vào mạng xã hội)

Đó là chia sẻ của ông Lưu Đình Phúc – cục trưởng Cục Báo chí – về ảnh hưởng của mạng xã hội, các nền tảng xuyên biên giới, tại Hội thảo ASEAN ‘Chuyển đổi số báo chí – kiến tạo tri thức số’ ngày 21-9.

Theo ông Phúc, các cơ quan truyền thông Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn bởi sự cạnh tranh của các nền tảng xuyên biên giới, dẫn tới thiếu hụt nguồn thu, sụt giảm bạn đọc.

Trước tình trạng này, Chính phủ đã đưa ra định hướng chuyển đổi số báo chí để giúp tăng sức chống chịu và thích nghi trong bối cảnh mới; hướng các luồng quảng cáo xuyên biên giới sang các nền tảng thông tin trong nước, sử dụng báo chí trong việc tạo sự đồng thuận xã hội, xây dựng nền kinh tế tri thức dựa vào thông tin báo chí.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Lâm – thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông – khẳng định chuyển đổi số quyết định tính sống còn của ngành truyền thông hiện đại.

Hiện thói quen tiếp cận thông tin của người dân đã thay đổi mạnh mẽ trong kỷ nguyên chuyển đổi số. Cùng với đó là sự thay đổi về cách trình bày thông tin, thị phần, quảng cáo, mô hình kinh doanh và các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ.

Ông Lâm nói cơ quan quản lý đã nhìn thấy sự khó khăn của cơ quan báo chí và cũng nhìn thấy sự quyết tâm chuyển đổi số của truyền thông, doanh nghiệp. Cơ quan chức năng sẽ có cách hỗ trợ các cơ quan truyền thông trong việc chuyển đổi số.

Đại diện Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) cho biết sau thời gian tích cực chuyển đổi số, ứng dụng VTV Go của đơn vị này đã thu hút được lượng sử dụng đông đảo.

Sắp tới, đài này có kế hoạch tích hợp sâu ứng dụng vào các TV thông minh để tăng sức hút người dùng.

Theo đại diện Bộ Thông tin và Quan hệ công chúng (PR) Thái Lan, hành vi tiếp nhận thông tin của người dùng đang có sự thay đổi.

Người dân tăng cường tiếp nhận thông tin trên các nền tảng mang tính quốc tế. Bình quân mỗi người dân dành hơn 8 giờ mỗi ngày sử dụng các phương tiện cầm tay để tiếp cận thông tin. Ví dụ, hiện nước này có hơn 19 triệu người theo dõi thông tin thời sự qua Facebook.

Xác định thông tin tiên quyết cho sự phát triển, năm 2015 Thái Lan đã khởi xướng nền tảng số phát triển bền vững với sự tham gia của chính quyền. Chính phủ định hướng người dân truy cập các nền tảng thông tin phục vụ lợi ích người dân.

Theo ông Thomas Jayet – CEO kênh truyền hình K+, nạn vi phạm bản quyền trực tuyến khá phổ biến trong khu vực ASEAN, trong đó 80% vi phạm diễn ra trên các nền tảng số. Nạn vi phạm bản quyền không chỉ gây thiệt hại với ngành công nghiệp sáng tạo mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế quốc gia.

Tại Việt Nam, vấn nạn này gây thiệt hại 348 triệu USD cho ngành công nghiệp truyền thông và nội dung trong năm 2022.

Đáng chú ý, các trang web lậu còn tạo điều kiện cho các hoạt động bất hợp pháp như cá độ, quảng cáo nội dung bị cấm, phát tán vi rút và phần mềm có hại…

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Nội dung lừa đảo tràn ngập các mạng xã hội, từ TikTok đến Facebook

Có thể là TikTok, Facebook hay thậm chí là các trang web hẹn hò, những kẻ lừa đảo ngày càng giỏi tạo nội dung thu hút nạn nhân. Điều đó một phần được kích hoạt bởi trí tuệ nhân tạo (AI).

Trên TikTok, người dùng có thể thưởng thức rất nhiều loại nội dung, mỗi loại nội dung đều có sức hấp dẫn riêng. Từ xu hướng TikTok đến các video giải thích cho đến các meme hài hước, nội dung trên TikTok không chỉ có thể gây nghiện mà còn có sức ảnh hưởng.

Nhiều người dùng cố gắng bắt chước nội dung hiện có trên TikTok, đặc biệt đối với các video đã lan truyền hoặc trở thành xu hướng. Điều này về danh nghĩa là vô hại – nhưng một số nội dung lại gây hại cho người xem.

Vì vậy, TikTok đã đầu tư các công cụ để phát hiện và xóa những nội dung có hại đó. Nhưng việc xác định nội dung có hại vẫn là một thách thức lớn, đặc biệt là khi những người sáng tạo liên tục tìm cách tránh bị thuật toán phát hiện và chặn.

Nguyên tắc cộng đồng dành cho nội dung của TikTok nêu rõ: “Nhằm đảm bảo trải nghiệm an toàn, đáng tin cậy và sôi động, chúng tôi duy trì một bộ Nguyên tắc cộng đồng bao gồm các quy tắc và tiêu chuẩn sử dụng TikTok. Các nguyên tắc này áp dụng cho mọi người và mọi thứ trên nền tảng của chúng tôi.

Nguyên tắc sẽ dựa trên các khuôn khổ pháp lý quốc tế, các phương pháp thực hành tốt nhất trong ngành và ý kiến đóng góp từ cộng đồng, các chuyên gia về an toàn và sức khỏe cộng đồng cũng như Hội đồng Cố vấn khu vực của chúng tôi.

Chúng tôi phát triển các nguyên tắc đó để giải quyết những rủi ro mới nổi và những tác hại tiềm ẩn có thể xảy ra từ những hành vi mới”.

Đồng thời, ứng dụng mạng xã hội có hơn 1,67 tỷ người dùng trên toàn thế giới này vẫn tiếp tục phải giải quyết các vấn đề pháp lý trên toàn thế giới.

Mỹ muốn cấm hoàn toàn TikTok do lo ngại ứng dụng này đang theo dõi người dùng và một số bang đã ra lệnh cấm. Một số quốc gia khác cũng đã có động thái chặn sử dụng ứng dụng này trên các thiết bị của chính phủ.

Nhưng điều này không ngăn cản gã khổng lồ truyền thông xã hội phát triển lượng người hâm mộ. Lượng fan đông đảo cũng mang đến cơ hội quảng cáo rất lớn cho doanh nghiệp. Theo thống kê, TikTok đã tạo ra 4 tỷ USD từ doanh thu quảng cáo, con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2024 và tăng gấp 4 lần vào năm 2026.

NHỮNG KẺ LỪA ĐẢO ĐANG TRÀN NGẬP NỘI DUNG TIKTOK

Với mức độ phổ biến mạnh mẽ, những kẻ lừa đảo đã tận dụng nền tảng này. Nội dung TikTok đã được chứng minh là có sức ảnh hưởng, đặc biệt là trong việc thu hút người dùng dùng thử sản phẩm mới hoặc thậm chí là đầu tư. Một số người dùng thậm chí còn thích nhận tin tức trên ứng dụng thay vì dựa vào các trang web tin tức thực tế.

Theo báo cáo của Bleeping Computer, TikTok gần đây đã chứng kiến sự gia tăng các chương trình quà tặng tiền điện tử giả. Các video có vẻ đang lợi dụng danh tiếng Elon Musk. Những trò lừa đảo này đã xuất hiện được một thời gian nhưng lại xuất hiện trở lại trên TikTok.

Khi người dùng lướt qua ứng dụng, một video deepfake về Musk nói về tiền điện tử sẽ xuất hiện. Trong khi hầu hết người dùng sẽ bỏ qua nó, một số người sẽ tiếp tục xem và thậm chí nhấp vào liên kết trên clip.

Báo cáo cũng cho biết những kẻ lừa đảo đã thiết lập hàng trăm trang web giả vờ là các trang web trao đổi tiền điện tử hoặc tặng quà để nhắc người dùng đăng ký tài khoản nhận tiền điện tử miễn phí. Tuy nhiên, những trò lừa đảo này chỉ đơn giản là đánh cắp thông tin, tiền bạc và người dùng không nhận được gì.

Cuối cùng, nạn nhân sẽ mất tiền khi họ cố gắng rút số tiền họ đã đầu tư vào vụ lừa đảo. Mặc dù không rõ số tiền thiệt hại do các vụ lừa đảo này là bao nhiêu, nhưng các báo cáo cho thấy ngày càng có nhiều nạn nhân rơi vào các phương thức lừa đảo như vậy trên TikTok.

TỪ TIKTOK ĐẾN X, NỘI DUNG LỪA ĐẢO CÓ Ở KHẮP MỌI NƠI

TikTok không phải là nền tảng truyền thông xã hội duy nhất tràn ngập nội dung lừa đảo. Các báo cáo cho thấy ngay cả X (Twitter) cũng chứa đầy các tweet tương tự, với mục đích lừa đảo người dùng đầu tư tiền của họ vào các vụ lừa đảo tiền điện tử.

Các ứng dụng hẹn hò cũng đang lừa nạn nhân rơi vào những trò lừa đảo như vậy. Một báo cáo gần đây của Sophos đã nêu bật một hoạt động lừa đảo sử dụng các nhóm giao dịch giả tiền điện tử để đánh cắp hơn 1 triệu USD.

Vụ việc bắt đầu từ việc một nạn nhân kết nối trên ứng dụng hẹn hò MeetMe với một kẻ lừa đảo. Sau nhiều tuần trò chuyện, kẻ lừa đảo vừa đưa ra những lời hứa lãng mạn vừa cố tình thuyết phục nạn nhân đầu tư vào tiền điện tử.

Nạn nhân đã mở một tài khoản Trust Wallet (một ứng dụng hợp pháp để chuyển đổi USD sang tiền điện tử) và kết nối với trang web nhóm thanh khoản mà kẻ lừa đảo đã đề xuất.

Trên thực tế, trang web này là một trang web lừa đảo sử dụng thương hiệu Allnodes, một nhà cung cấp nền tảng tài chính phi tập trung có uy tín, làm vỏ bọc. Sau khi đầu tư 22.000 USD vào kế hoạch này, những kẻ lừa đảo đã lấy sạch ví kỹ thuật số của nạn nhân.

Vào năm 2022, Sophos đã theo dõi hàng chục trang web ‘nhóm thanh khoản’ lừa đảo này và hiện họ đã phát hiện có hơn 500 trang web.

NHỮNG KẺ LỪA ĐẢO NGÀY CÀNG GIỎI SÁNG TẠO NỘI DUNG

Có thể là TikTok, Facebook hay thậm chí là các trang web hẹn hò, những kẻ lừa đảo ngày càng giỏi hơn trong việc phát triển nội dung thu hút nạn nhân.

Điều đó một phần được kích hoạt bởi trí tuệ nhân tạo (AI). Các công cụ AI sáng tạo ngày nay có thể giúp những kẻ lừa đảo không chỉ tạo ra các email lừa đảo hoàn hảo mà còn tạo ra nội dung có vẻ chân thực.

Đối với các ứng dụng hẹn hò, AI có thể được sử dụng để tạo ra các tính cách và thậm chí đưa ra những câu trả lời lãng mạn để thu hút nạn nhân. Nhưng điều đáng lo ngại hơn là việc sử dụng công nghệ deepfake.

Những kẻ lừa đảo có thể giả mạo hình ảnh của người thật và sử dụng chúng để săn lùng nạn nhân. Elon Musk chỉ là một ví dụ về hành vi lừa đảo trên mạng xã hội TikTok. Đối với các trang web hẹn hò, những kẻ lừa đảo có thể sử dụng ảnh hồ sơ deepfake và thậm chí sử dụng AI để tạo ra nhân cách nhằm thuyết phục nạn nhân mắc bẫy.

TikTok có thể đang cố gắng xóa những nội dung như vậy, nhưng với công nghệ ngày càng trở nên tốt hơn, có thể phải mất một thời gian nữa để ứng dụng này thực sự phát hiện được các nội dung giả mạo sâu trên trang web của mình.

Điều tương tự cũng xảy ra với các trang web hẹn hò.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Top 10 Xu hướng Social Media 2023 cho Digital Marketers

Top 10 xu hướng Social Media 2023 (Mạng xã hội) đáng mong đợi nhất. Từ sự nổi lên của các nền tảng mạng xã hội kiểu mới đến sự thích ứng rộng hơn của vũ trụ ảo Metaverse, tất cả đều là những thứ mà những người làm Marketing không thể bỏ qua.

Top 10 Xu hướng Social Media 2023 cho Digital Marketers
Top 10 Xu hướng Social Media 2023 cho Digital Marketers

Theo dữ liệu từ báo cáo của Talkwaker và Khoros, dưới đây là 10 xu hướng Social Media đáng theo dõi nhất vào năm 2023 mà người làm Marketing không thể bỏ qua.

Tóm tắt 10 xu hướng Social Media (mạng xã hội) 2023 đáng mong đợi nhất.

  1. Xu hướng Social Media đầu tiên trong năm 2023 là cookies hay dữ liệu của bên thứ ba sẽ biến mất.
  2. Social Media sẽ cần phải đáp ứng một tiêu chuẩn xã hội mới.
  3. Các nền tảng mạng xã hội phi tập trung (Decentralized Social Media) sẽ là xu hướng lớn tiếp theo trên không gian mạng xã hội trong 2023.
  4. Multi-sensory Social Media sẽ nổi lên như một phương thức giúp tối đa hoá trải nghiệm của người dùng trên các nền tảng.
  5. Social Commerce sẽ tiếp tục là xu hướng.
  6. Vào năm 2023, Metaverse sẽ tiếp tục là xu hướng và làm thay đổi cách các nền tảng Social Media cung cấp nội dung và kết nối với người dùng.
  7. Các hoạt động phân tích dự báo sẽ làm thay đổi cách doanh nghiệp làm Marketing sẽ là xu hướng Social Media tiếp theo trong 2023.
  8. Tính bền vững sẽ là chìa khoá phát triển cho các doanh nghiệp.
  9. Trải nghiệm khách hàng theo hướng xã hội cũng là xu hướng Social Media trong năm 2023.
  10. Xây dựng cộng đồng nên là ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu.

Hãy cùng khám phá chi tiết từng xu hướng thông qua bài viết bên dưới từ MarketingTrips.

1. Xu hướng Social Media (mạng xã hội) đầu tiên trong năm 2023 là cookies hay dữ liệu của bên thứ ba sẽ biến mất.

Sau nhiều năm chuẩn bị và thử nghiệm, 2023 sẽ là năm mà hầu hết cookies hay dữ liệu của bên thứ 3 sẽ không còn tác dụng. Gã khổng lồ công cụ tìm kiếm Google cũng sẽ sớm giới thiệu Privacy Sandbox APIs, tính năng thay thế cho Cookies.

Cookies của bên thứ ba từ lâu là công cụ đắc lực giúp cung cấp nhiều trải nghiệm được cá nhân hóa trên nền tảng web, các đơn vị thu thập dữ liệu sử dụng dữ liệu này của người dùng để phục vụ cho việc nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting).

Trong khi người dùng ngày càng lo ngại về việc dữ liệu của họ bị thu thập trái phép, 70% nhà quảng cáo cảm thấy rằng quảng cáo kỹ thuật số nói chung sẽ vô cùng khó khăn nếu cookies bị loại bỏ.

Thách thức cho các thương hiệu.

Một khi việc thu thập dữ liệu trở nên khó khăn hơn, làm thế nào các thương hiệu sẽ theo dõi chuyển đổi của khách hàng trong khi vẫn có thể tạo ra nhiều trải nghiệm được cá nhân hóa hơn, thứ mà khách hàng vẫn kỳ vọng?

Giải pháp cho thương hiệu.

Trong thế giới không cookies, làm thế nào các doanh nghiệp biết được khách hàng của họ đang kết nối với thương hiệu ở đâu và như thế nào? Social Listening chính là chìa khoá.

Social Listening cho phép các thương hiệu khám phá hầu hết các nội dung hay điểm chạm của khách hàng với thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội, các hội nhóm và diễn đàn, hay thậm chí là qua các nền tảng web.

Social Listening là một trong những giải pháp hiệu quả để tìm kiếm insight của khách hàng và khách hàng tiềm năng.

2. Social Media (Mạng xã hội) sẽ cần phải đáp ứng một tiêu chuẩn xã hội mới.

Không phải tất cả mọi thứ trên internet đều là thật. Đặc biệt là trên Social Media.

Và bây giờ, hầu hết chúng ta đều có thể chứng kiến sự thật này. Các thương hiệu, cá nhân và thậm chí cả phía chính phủ đều đang phải đối phó với những hậu quả mà tin tức giả mạo (Fake News) đã để lại.

Trong khi đó, deepfake (một công nghệ làm giả) hay những nội dung do AI tạo ra cũng đang cố gắng đánh lừa người xem bằng những thứ vốn không có thật.

Khi người tiêu dùng cần tin tưởng vào những nội dung mà họ tương tác, vào năm 2023, bạn có thể kỳ vọng rằng nhiều thương hiệu hay nền tảng mạng xã hội hơn sẽ cần phải thể hiện những tiêu chuẩn xã hội mới, từ sự chính trực đến tính xác thực và hơn thế nữa.

Giải pháp cho thương hiệu.

Tùy thuộc vào sản phẩm hay sứ mệnh thương hiệu (Brand Mission), các doanh nghiệp hãy sử dụng các chiến lược nội dung tập trung vào việc giúp đối tượng mục tiêu hiểu về cách thương hiệu sử dụng và bảo vệ thông tin cá nhân của họ.

  • Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thị trường hay công cụ Social Listening để hiểu cách đối tượng mục tiêu quan tâm đến quyền riêng tư.
  • Kiểm tra lại các nguồn cộng tác (như influencer hay các đối tác, v.v.) với mục tiêu là đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
  • Sử dụng các công cụ tự động để cảnh báo hay nhắc nhở thương hiệu trong trường hợp có khủng hoảng (thương hiệu) xảy ra.

3. Các nền tảng mạng xã hội phi tập trung (Decentralized Social Media) sẽ là xu hướng lớn tiếp theo trên không gian mạng xã hội trong 2023.

Liên quan đến khái niệm mạng xã hội, sự thiếu kiểm soát của cá nhân trên nền tảng hiện đang là một vấn đề lớn.

Tất cả những thứ như các nội dung được phép đăng, cách dữ liệu đang được thu thập và lưu trữ hay các loại kiểm duyệt khác, v.v., đều được định hình và quy định bởi chủ sở hữu của các nền tảng, người dùng về cơ bản là không có quyền kiểm soát hay định đoạt.

Vào năm 2023 và xa hơn nữa, khi các nền tảng mạng xã hội phi tập trung cho phép người dùng kiểm soát nhiều hơn về tất cả những nội dung liên quan đến họ trên nền tảng, một sự trỗi dậy của các nền tảng kiểu này sẽ được chứng kiến rõ và nhiều hơn.

Khi người dùng vừa mong muốn có được nhiều quyền kiểm soát hơn, đồng thời, họ cũng lo ngại về quyền tự do ngôn luận trên nền tảng, các nền tảng mạng xã hội kiểu mới cũng cần phải tập trung giải quyết những vấn đề này.

Giải pháp cho thương hiệu.

Khi đối tượng mục tiêu chuyển sang thử nghiệm các nền tảng mới, các thương hiệu cũng sẽ có cả những thách thức và cơ hội mới.

Khi mọi người tìm kiếm các nền tảng riêng tư để kết nối với các cộng đồng cá nhân khác hay các cộng đồng với các chủ đề nội dung cụ thể (topic-based communities), việc hiểu cách đối tượng mục tiêu tương tác và kỳ vọng là chìa khóa cho các thương hiệu.

4. Multi-sensory Social Media sẽ nổi lên như một phương thức giúp tối đa hoá trải nghiệm của người dùng trên các nền tảng.

Với tư cách là những người làm marketing, chúng ta thấy rằng, các xu hướng tiêu thụ nội dung đã liên tục thay đổi trong những năm vừa qua, từ các định dạng video ngắn (short-form video) đến âm thanh xã hội (Podcast). Và trên thực tế, không có một định dạng nào có thể thống trị trong dài hạn.

Vào năm 2023, khi chúng ta tiến gần hơn với ‘thế giới internet của các giác quan’ (một nền tảng kết hợp các yếu tố công nghệ khác nhau để tạo ra các trải nghiệm đa giác quan kỹ thuật số), các nền tảng mạng xã hội theo kiểu đa giác quan (Multi-sensory Social Media) sẽ tiếp tục là xu hướng.

Các nền tảng này không chỉ giúp kích thích người tiêu dùng theo những cách tương tác mới hấp dẫn hơn, nó còn cung cấp các định dạng nội dung (Content format) mà họ yêu cầu.

Các thương hiệu sẽ đầu tư mạnh hơn nữa vào việc đưa các yếu tố giác quan vào trải nghiệm kỹ thuật số của khách hàng, từ trò chơi hóa (Gamifications) đến các trung tâm kỹ thuật số nhập vai (Immersive Digital Malls). 45% người tiêu dùng kỳ vọng đây sẽ là xu hướng chủ đạo vào năm 2030.

5. Social Commerce sẽ tiếp tục là xu hướng.

Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, người tiêu dùng đang ngày càng coi mạng xã hội là một nơi không chỉ để giải trí mà còn là để mua sắm, khái niệm Social Commerce hay thương mại xã hội ra đời và phát triển.

Cũng giống như Influencer Marketing cách đây một vài năm trước, Social Commerce đang thể hiện vai trò của mình. Ở một số khu vực, chẳng hạn như Trung Quốc, 49,5% người dùng mạng xã hội đã mua hàng trên mạng xã hội, so với 44% ở Mỹ.

Thương mại xã hội ở Trung Quốc ước tính chiếm khoảng 14,3% tổng doanh số thương mại điện tử (eCommerce) vào năm 2023, so với chỉ 4,9% ở Mỹ.

Mặc dù mua sắm trong ứng dụng đang được xem là xu hướng, không phải khu vực nào hay nhóm người tiêu dùng nào cũng mong muốn cách thức mua sắm này.

Giải pháp cho thương hiệu.

Nếu khách hàng mục tiêu của các thương hiệu hiện đang ở trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media) như YouTube, WhatsApp hay Facebook, hãy nghiên cứu xem liệu họ có đang mua hàng trong ứng dụng hay không hay trải nghiệm mua hàng của họ hiện đang như thế nào.

Tận dụng các công cụ lắng nghe mạng xã hội (Social Listening Tool) để thấu hiểu các insights của khách hàng cũng nên là ưu tiên hàng đầu để khám phá những thứ mà khách hàng không muốn chia sẻ trực tiếp với thương hiệu.

6. Vào năm 2023, Metaverse sẽ tiếp tục là xu hướng và làm thay đổi cách các nền tảng Social Media cung cấp nội dung và kết nối với người dùng.

Vào năm 2023, Metaverse sẽ tiếp tục là xu hướng và làm thay đổi cách các nền tảng Social Media cung cấp nội dung và kết nối với người dùng.
Vào năm 2023, Metaverse sẽ tiếp tục là xu hướng và làm thay đổi cách các nền tảng Social Media cung cấp nội dung và kết nối với người dùng.

Trong những năm trở lại đây, khái niệm Metaverse, tức sự kết hợp giữa thực tế kỹ thuật số, thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) đang trở thành một đề tài được rất nhiều người quan tâm.

Facebook đổi tên thành Meta và từ đó không ngừng đầu tư vào Metaverse, trong khi các công ty công nghệ lớn như Microsoft và Tencent cũng đang xây dựng các dự án Metaverse cho riêng mình.

Với giá trị thị trường tiềm năng ước tính khoảng 800 tỷ USD đến năm 2030, nhiều doanh nghiệp và thương hiệu hơn được kỳ vọng là sẽ tiếp tục gia nhập vào Metaverse vào năm 2023 và hơn thế nữa.

Bà Rebeca Ricoy Paramo, Giám đốc Marketing của Duolingo, một trong những nền tảng học ngoại ngữ lớn nhất thế giới cho biết:

“Chúng tôi đang kiếm tất cả các lựa chọn thay thế và khả năng của mình trong Metaverse. Tôi nghĩ rằng 2023 vẫn sẽ tiếp tục là một năm của sự khám phá, nơi nhiều thương hiệu hơn sẽ gia nhập và tìm kiếm cơ hội trong Metaverse.”

7. Các hoạt động phân tích dự báo sẽ làm thay đổi cách doanh nghiệp làm Marketing sẽ là xu hướng Social Media tiếp theo trong 2023.

Mặc dù các hoạt động phân tích dự báo (Predictive Analytics) không phải là mới, trong năm 2023, nhiều Marketer hay chuyên gia Social Media hơn bắt đầu tích hợp hoạt động phân tích dự báo vào quy trình vận hành Marketing của họ.

Social Listening cùng với đó là sự phát triển của các nền tảng được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo), sẽ giúp người làm digital marketing dự báo chính xác hơn các kỳ vọng của người tiêu dùng cũng như các hiệu suất đầu ra dựa vào các dữ liệu lớn hiện có.

Khả năng mang lại rất nhiều tiềm năng, với khả năng nhìn vào tương lai của một xu hướng, chủ đề hoặc chiến dịch và hiểu cách nó sẽ thích ứng trong những tháng tới.

Trong khi hiện chỉ có khoảng 42% marketer cho biết họ có năng lực dự báo này, kỳ vọng sẽ thay đổi vào năm 2023.

Giải pháp cho thương hiệu.
Ngay cả khi việc phân tích dự báo không phải là mới đối với thương hiệu, bạn vẫn có thể có thêm được rất nhiều cơ hội nếu biết cách tận dụng chúng.
Bằng cách sử dụng dữ liệu có được từ hoạt động lắng nghe mạng xã hội hoặc dữ liệu từ CRM, doanh nghiệp có thể vận dụng chiến thuật storytelling để xây dựng và kể các câu chuyện thương hiệu xoay quanh nhu cầu và cuộc sống của khách hàng.

8. Tính bền vững sẽ là chìa khoá phát triển cho các doanh nghiệp.

Khi nhận thức về các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu ngày càng trở nên rõ ràng hơn, người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến trách nhiệm xã hội của các thương hiệu (được thể hiện trên cả các nền tảng Social Media).

Từ góc nhìn này, vào năm 2023, để trở nên khác biệt hơn, các thương hiệu cần phải thể hiện nhiều hơn các trách nhiệm của họ với cộng đồng và người tiêu dùng.

Người tiêu dùng sẽ mong muốn được nghe những thông điệp thương hiệu có ý nghĩa, họ không chỉ quan tâm đến các thuật ngữ chung chung như tính bền vững mà họ cần chứng kiến những hành động thiết thực từ phía các thương hiệu (và từ chính họ).

82% người tiêu dùng muốn các doanh nghiệp đặt yếu tố con người và môi trường toàn cầu lên trước lợi nhuận của họ.

9. Trải nghiệm khách hàng theo hướng xã hội cũng là xu hướng Social Media trong năm 2023.

Trải nghiệm khách hàng theo hướng xã hội cũng là xu hướng Social Media trong năm 2023.
Trải nghiệm khách hàng theo hướng xã hội cũng là xu hướng Social Media trong năm 2023.

75% người tiêu dùng nói rằng đại dịch đã thúc đẩy những thay đổi lâu dài trong hành vi và sở thích của họ, và một trong số đó là họ có ít thời gian và sự tập trung hơn.

Nói cách khác, họ giờ đây coi trọng thời gian gian – ngay cả khi nói đến các tương tác với thương hiệu.

Thách thức mới cho các thương hiệu là làm thế nào họ có thể giảm tải thời gian để khách hàng có được sản phẩm, từ lúc tìm hiểu đến quá trình vận chuyển.

Bằng cách tận dụng các nền tảng mạng xã hội, các công cụ tự động và tối ưu trải nghiệm trên từng điểm chạm, các thương hiệu cần phải coi trải nghiệm của khách hàng là thứ quan trọng không kém gì chất lượng của sản phẩm.

Vào năm 2023, hy vọng sẽ có nhiều thương hiệu hơn xây dựng các kênh hỗ trợ truyền thông xã hội trong suốt hành trình mua hàng của khách hàng (Customer Journey), cho phép người tiêu dùng phản hồi nhanh chóng và tức thời hơn.

10. Xây dựng cộng đồng nên là ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu.

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, đại dịch đã làm thay đổi cách người tiêu dùng kỳ vọng từ các thương hiệu và cách họ tương tác với các thương hiệu, một xu hướng hành vi khác là họ ngày càng coi trọng các ý kiến từ cộng đồng, xây dựng cộng đồng thương hiệu theo đó là yêu cầu mang tính bắt buộc cho các doanh nghiệp.

Vào năm 2023, bên cạnh việc cá nhân hoá các điểm chạm nhỏ của khách hàng với thương hiệu, các thương hiệu nên hướng tới việc xây dựng các cộng đồng thương hiệu rộng lớn hơn, nơi có nhiều người hơn cùng chia sẻ về một sở thích hay kỳ vọng nào đó.

Các thương hiệu sẽ tập trung nhiều nguồn lực hơn để hiểu những thứ xoay quanh khách hàng, xác định chính xác ai hay thứ gì đang thực sự thúc đẩy động cơ mua hàng và tương tác của họ với các thương hiệu và hơn thế nữa.

66% các cộng đồng thương hiệu nói rằng cộng đồng của họ đã giúp gia tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).

Kết luận.

Vào năm 2023, dù cho thương hiệu của bạn đang tiếp cận theo chiến lược nào, tận dụng xu hướng Social Media 2023 nào để thúc đẩy doanh nghiệp, có một điều quan trọng hơn mà bạn cần lưu ý đó là nên đặt khách hàng của mình lên ưu tiên hàng đầu, tìm hiểu xem họ thực sự muốn điều gì và biến thương hiệu trở thành một phần (không thể thiếu) trong cuộc sống của họ (cũng như giữa các tương tác hàng ngày của họ).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

40+ ý tưởng nội dung cho Social Media trong 2023

Bạn đang không biết đăng gì lên các kênh truyền thông mạng xã hội trong năm 2023, dưới đây là một số ý tưởng “hay ho” bạn có thể tham khảo.

40+ ý tưởng nội dung cho Social Media trong 2022
40+ ý tưởng nội dung cho Social Media trong 2023

Khi Social MediaSocial Media Marketing tiếp tục là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược marketing của họ, những ý tưởng dưới đây là những gì bạn cần.

  1. Nhắc nhở mọi người về thương hiệu của bạn, bạn là ai, tạo sao bạn lại bắt đầu.
  2. Sử dụng nội dung “Behind the scenes”.
  3. Chia sẻ những câu chuyện hay trải nghiệm cá nhân.
  4. Nói rõ cho khách hàng biết bạn thực sự đang bán gì.
  5. Chia sẻ những câu chuyện thương hiệu hài hước, vui vẻ (Storytelling).
  6. Chia sẻ những câu nói có thể truyền cảm hứng cho đối tượng mục tiêu.
  7. Tổ chức những chiến dịch AMA (Ask Me Anything).
  8. Chia sẻ những nội dung hướng dẫn (how to…).
  9. Tổ chức những buổi bình chọn (poll).
  10. Chạy những chương trình tặng quà, khuyến mãi, bán hàng giảm giá…
  11. Nhắc nhở mọi người nên mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn vì…
  12. Chia sẻ những bí kíp nhỏ liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn, hoặc cũng không nhất thiết phải liên quan.
  13. Chia sẻ những bài đăng dài và chuyên sâu về ngành hàng của bạn.
  14. Chia sẻ những trải nghiệm sau sử dụng sản phẩm của khách hàng.
  15. Chia sẻ lại một vài câu chuyện cũ của thương hiệu.
  16. Chạy các chương trình flash sale.
  17. Chia sẻ nội dung từ những trang, người có liên quan.
  18. Chia sẻ những nghiên cứu điển hình (case study) từ doanh nghiệp hay thương hiệu.
  19. Chia sẻ những thành tích hay chiến thắng nhỏ của thương hiệu.
  20. Phỏng vấn với các khách mời đặc biệt.
  21. Những nội dung bắt kịp với các xu hướng đang diễn ra, lồng ghép một cách tinh tế với giá trị của thương hiệu.
  22. Chạy các chương trình tri ân khách hàng.
  23. Chia sẻ những video ngắn 30-60 phù hợp với giá trị của khách hàng.
  24. Chia sẻ những podcast hay video từ YouTube liên quan đến thương hiệu.
  25. Chia sẻ các dữ liệu, nghiên cứu chuyên sâu, các phát hiện mới trong ngành của nghề kinh doanh của thương hiệu.
  26. Chia sẻ những website, blog…hữu ích cho đối tượng mục tiêu (không nhất thiết phải liên quan đến sản phẩm hay dịch của doanh nghiệp).
  27. Chia sẻ những thành công của cả khách hàng hoặc thương hiệu.
  28. Chia sẻ những trải nghiệm về sự thất bại.
  29. Chia sẻ những văn hoá, trải nghiệm của nhân viên, doanh nghiệp.
  30. Cho đối tượng mục tiêu thấy cách khách hàng đã sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu.
  31. Nói cho mọi người hiểu về sứ mệnh của thương hiệu, tại sao thương hiệu bắt đầu và nó giúp khách hàng sống tốt hơn như thế nào.
  32. Đề cập hoặc liên kết nội dung với các thương hiệu khác trong bài đăng.
  33. Chia sẻ những cảm hứng khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.
  34. Chia sẻ những hoạt động thiện nguyện, hoặc các hoạt động vì cộng đồng khác.
  35. Tổ chức những cuộc thi (contest content) cho đối tượng mục tiêu hướng tới những ảnh hưởng lớn hơn với cộng đồng.
  36. Chạy những chương trình bán hàng đặc biệt.
  37. Nói về những hiểu lầm, sai lầm mà nhiều người đang mắc phải, có thể là liên quan đến thói quen hàng ngày của họ, những thứ giúp họ có thể liên tưởng đến thương hiệu.
  38. Chia sẻ nhiều hơn các câu chuyện về tính bền vững, về môi trường, về thay đổi khí hậu toàn cầu…
  39. Chia sẻ nhiều câu chuyện về các cộng động khác nhau.
  40. Các video là các tip liên quan đến việc trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ.
  41. Thực hiện các nghiên cứu độc lập để hiểu hơn về khách hàng và sau đó xây dựng content mapping (bản đồ nội dung) cho các kênh.
  42. Hỏi khách hàng về những khó khăn hiện họ đang gặp phải.
  43. Sử dụng các KOL trong ngành để dẫn dắt các câu chuyện hay nội dung truyền cảm hứng cho khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Một bộ phận Gen X hết thích Zalo và hứng thú với TikTok

Không chỉ Gen X, TikTok còn chứng minh sức hút đối với cả Gen Y và Gen Z khi tỷ lệ sử dụng TikTok tăng đáng kể ở hai thế hệ này trong quý 2/2023, lên lần lượt 71% và 81%.

Một bộ phận Gen X hết thích Zalo và hứng thú với TikTok
Một bộ phận Gen X hết thích Zalo và hứng thú với TikTok

Decision Lab – đối tác độc quyền của YouGov tại Việt Nam cùng Hiệp hội Tiếp thị Di động Việt Nam (MMA) vừa công bố báo cáo “Người tiêu dùng số – The Connected Consumer” quý 2/2023, trong đó cho thấy tình hình sử dụng mạng xã hội của người dùng Việt.

Về tổng quan, 3 nền tảng được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam là Facebook, Zalo và Youtube đều ghi nhận mức giảm nhẹ so với quý 1/2023, đạt tỷ lệ sử dụng lần lượt là 92%, 89% và 89%.

Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng TikTok tăng từ 63% lên 66%. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy đà phát triển mạnh mẽ của nền tảng chuyên về video ngắn này.

Xét theo độ tuổi, Decision Lab chỉ ra rằng tỷ lệ sử dụng mạng xã hội của Gen X (những người sinh từ năm 1965 – 1980) đã sụt giảm ở tất cả các nền tảng trong quý 2/2023. Đặc biệt ở Zalo – nền tảng được thế hệ này sử dụng nhiều nhất ở quý 1/2023 đã giảm 13%.

Đối với Facebook – mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam, tỷ lệ sử dụng ở Gen Y (những người sinh từ năm 1981 – 1996) trong quý 2/2023 là 95%, Gen Z (những người sinh từ năm 1997 trở về sau) là 96%, còn Gen X chỉ đạt 86%.

Tuy nhiên, Decision Lab tiết lộ điểm thú vị là Gen X đang tìm thấy niềm vui ở TikTok.

Họ yêu thích nền tảng này hơn ở mọi lĩnh vực. Trong nhóm video giải trí, tỷ lệ ưa thích của Gen X dành cho TikTok tăng 5%. Họ cũng theo kịp xu hướng cập nhật nhạc qua TikTok, với mức độ ưa thích tăng 3%”, Decision Lab cho hay.

Không chỉ Gen X, TikTok còn chứng minh sức hút đối với cả Gen Y và Gen Z khi tỷ lệ sử dụng TikTok tăng đáng kể ở hai thế hệ này trong quý 2/2023, lên lần lượt 71% và 81%.

Dường như không thể phủ nhận “sức nóng” và tầm ảnh hưởng của TikTok hiện nay, đặc biệt sau khi nền tảng này tích hợp chức năng TikTok Shop và phát triển thương mại điện tử.

Chính thức xuất hiện tại thị trường Việt Nam vào tháng 4/2022, TikTok Shop ngay lập tức thừa hưởng 49,9 triệu người dùng TikTok, hiện đã vượt Lazada để trở thành sàn thương mại điện tử có số lượng nhà bán hàng (TikTok Seller) hoạt động trong tháng cao thứ 2 thị trường, chỉ sau Shopee.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Minh Anh | Markettimes

Người dùng ngày càng ít đăng bài lên mạng xã hội

Nhiều người cho rằng mạng xã hội đang mất dần tính “xã hội”, vì vậy họ ngại đăng bài và tìm đến các ứng dụng nhắn tin để thay thế.

Người dùng ngày càng ít đăng bài lên mạng xã hội
Người dùng ngày càng ít đăng bài lên mạng xã hội

Theo các nhà sáng tạo nội dung, thay vì ảnh đời thường, mạng xã hội hiện nay hướng người tham gia tới những nội dung chuyên nghiệp hóa. Blogger với kỹ năng chỉnh sửa điêu luyện có thể tạo ra sản phẩm thu hút khán giả, từ đó kiếm tiền nhờ hợp đồng quảng cáo.

Đội ngũ điều hành nền tảng cũng khuyến khích sự phát triển của blogger bằng các chương trình ưu đãi. Dù vậy, xu hướng này khiến nhóm người dùng phổ thông cảm thấy bị bỏ rơi.

Theo BI, không chỉ Instagram, nhiều nền tảng khác đang khiến người dùng chán nản. Họ tìm đến các ứng dụng nhắn tin theo nhóm để thoải mái trò chuyện mà không lo bị phán xét.

Adam Mosseri, Giám đốc điều hành Instagram, cũng xác nhận tình trạng này. Ông cho rằng chỉ KOL và các nhà sáng tạo nội dung mới thường xuyên chia sẻ nội dung dưới dạng công khai.

Những người dùng còn lại thường sử dụng tin nhắn hoặc đăng bài dưới dạng riêng tư. Điều này khiến mạng xã hội không thể duy trì mục tiêu ban đầu và mất dần sức hút.

Ví dụ BeReal, ứng dụng khuyến khích người dùng chia sẻ ảnh không chỉnh sửa, từng được định giá 630 triệu USD nhưng đang ghi nhận lượng người dùng giảm mạnh sau một năm.

Các nền tảng như Dispo, Poparazzi hay Locket có kết quả tương tự dù áp dụng nhiều chiến dịch quảng cáo. Thậm chí ByteDance, công ty mẹ của TikTok, cũng không thể gặt hái thành công khi ra mắt mạng xã hội chia sẻ ảnh Lemon8.

Vào tháng 7, Meta trình làng Threads trong bối cảnh đối thủ Twitter gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ứng dụng chỉ còn 10,3 triệu người dùng mỗi ngày, giảm 79% sau một tháng hoạt động.

Các chuyên gia đánh giá mạng xã hội thường bùng nổ trong vài tuần rồi nhanh chóng trở nên nhàm chán do chỉ sao chép ý tưởng của nhau mà không tập trung phát triển tính năng mới.

Người dùng hướng tới các ứng dụng nhắn tin.

Theo Business Insider, nhiều người chọn nhắn tin theo nhóm để xây dựng các cộng đồng riêng, có kết nối chặt chẽ và tránh xa hàng loạt ánh mắt dõi theo trên mạng. Điều này giúp các ứng dụng hỗ trợ tin nhắn đạt mức tăng trưởng mạnh thời gian qua.

Ví dụ, theo Statista, Discord, nền tảng trò chuyện trực tuyến nổi tiếng, hiện đạt hơn 170 triệu người dùng trung bình mỗi tháng. Con số này ở Telegram là 700 triệu người. Trên hai nền tảng này, người dùng có thể tham gia các phòng chat, kênh chat với hàng trăm nghìn người để cùng trao đổi về một chủ đề.

Trên các ứng dụng trò chuyện, người dùng giao tiếp với các cá nhân cùng quan điểm và không cần cố chứng tỏ điều gì. Mọi người có cơ hội tham gia các cộng đồng phù hợp, thứ khó tìm thấy trên mạng xã hội.

Xu hướng mới của người dùng cũng buộc các nền tảng mạng xã hội lớn phải thay đổi. Hiện Instagram cũng đã giới thiệu dịch vụ trả phí giúp người dùng đăng ký tham gia các cuộc gọi nhóm độc quyền.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Instagram mở rộng chương trình kiếm tiền cho nhà sáng tạo nội dung

Các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên Instagram tại nhiều quốc gia hơn hiện có thể thiết lập tính năng có trả phí (subscription) cho tài khoản của mình để kiếm thêm thu nhập.

Instagram mở rộng chương trình kiếm tiền cho nhà sáng tạo nội dung
Instagram mở rộng chương trình kiếm tiền cho nhà sáng tạo nội dung

Theo thông báo mới đây của Instagram, ngoài Mỹ, hiện các nhà sáng tạo tại nhiều quốc gia hơn có thể thiết lập gói thuê bao trên tài khoản của mình để gia tăng thu nhập.

Cụ thể, 10 quốc gia khác hiện có thể khai thác tính năng này bao gồm:

  • Australia
  • Brazil
  • Canada
  • France
  • Germany
  • Italy
  • Japan
  • Mexico
  • Spain
  • United Kingdom

Ngoài các quốc gia nói trên, mạng xã hội Instagram cho biết nền tảng sẽ tiếp tục mở rộng tính năng này trong những tháng tới, cho phép những người sáng tạo nội dung trên toàn thế giới kiếm được nhiều tiền hơn từ những người theo dõi họ.

Tính năng đăng ký (Subscription) là gì trên Instagram?

Cũng tương như các nền tảng khác, tính năng đăng ký có trả phí (subscription) trên Instagram cho phép các nhà sáng tạo hay thương hiệu (ví dụ như tính năng đăng ký thuê bao trên Netflix và Amazon Prime) thiết lập quyền truy cập nội dung độc quyền của tài khoản, để xem nội dung, người xem phải đăng ký (Subscribe) và thanh toán.

Ngoài việc được quyền truy cập vào những nội dung độc quyền, người đăng ký còn được trải nghiệm một số tính năng nâng cao khác như ưu tiên xem phát trực tiếp và hơn thế nữa từ nhà sáng tạo.

Instagram Subscription hoạt động như thế nào?

Theo Instagram, hiện các thương hiệu, người có ảnh hưởng (Influencer) hay nhà sáng tạo có quyền tự do đặt mức giá hàng tháng cho người xem.

Sau khi đăng ký, người xem sẽ mở khóa nút “Đăng ký” (Subscribe) trên tài khoản của nhà sáng tạo (tương tự như trên YouTube).

Người đăng ký sẽ có một số quyền lợi như:

  • Được xem các nội dung, bản live hay câu chuyện chỉ dành cho người có đăng ký.
  • Nội dung nổi bật: Mọi nội dung mới mà người sáng tạo chia sẻ sẽ tự động được lưu vào phần nội dung nổi bật chỉ khả dụng với những người đăng ký.
  • Xem livestream độc quyền: Những người theo dõi có trả phí cũng có thể được cấp quyền truy cập để xem các bản phát trực tiếp độc quyền.
  • Huy hiệu người đăng ký: Người đăng ký cũng sẽ xuất hiện cùng với một huy hiệu bên cạnh tên của họ khi họ nhận xét về bài đăng.

Instagram chia sẻ:

  • Sáng tạo và chia sẻ những nội dung độc quyền với người đăng ký là một cách hiệu quả để xây dựng cộng đồng với nhiều sự gắn kết hơn.
  • Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào các công cụ mới giúp người sáng tạo kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Elon Musk muốn xây mạng xã hội cạnh tranh với LinkedIn của Microsoft

Trong một chia sẻ mới đây, chủ sở hữu Twitter (X) Elon Musk bày tỏ quan điểm ngụ ý muốn xây dựng một mạng xã hội (phát triển từ X) chuyên dành cho mạng lưới nghề nghiệp và cổng thông tin việc làm tương tự như LinkedIn của Microsoft.

Elon Musk muốn xây mạng xã hội cạnh tranh với LinkedIn của Microsoft
Elon Musk muốn xây mạng xã hội cạnh tranh với LinkedIn của Microsoft

Theo đó, Elon Musk có định hướng phát triển X (trước đây là Twitter) thành ứng dụng có mạng lưới nghề nghiệp (career networking) và nền tảng cổng thông tin việc làm (Jobs Platforms) nhằm cạnh tranh với LinkedIn của Microsoft.

Công bố của Elon Musk được đưa ra trong bối cảnh vị CEO này tỏ ra không hài lòng với mạng xã hội LinkedIn, cho rằng “mạng xã hội này rất tệ”.

Theo ghi nhận của MarketingTrips, theo thông tin được khảo sát và công bố trên Forbes, nhiều chuyên gia cho rằng LinkedIn đang ngày càng trở nên cá nhân (tương tự như Facebook hay TikTok) hay thậm chí là không ít các phái nữ “bị tấn công cá nhân” trên ứng dụng và không còn mang tính “chuyên nghiệp” như trước.

Elon Musk nói: “Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng đối thủ cạnh tranh X của LinkedIn là tuyệt vời.”

CEO Tesla này mua lại Twitter trong thương vụ trị giá 44 tỷ USD vào năm 2022, cũng với nhận xét rằng Twitter sẽ phải “trở nên tốt hơn”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Engagement là gì? Khái niệm Engagement trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này hãy cùng tìm hiểu các thông tin và kiến thức xoay quanh thuật ngữ Engagement (tiếng Việt có nghĩa là Tương tác) bao gồm: Engagement là gì? Khái niệm engagement nên được hiểu như thế nào? Các chỉ số đo lường engagement trên Facebook và trong Social Media Marketing? Công thức tính chỉ số engagement? Tại sao engagement lại quan trọng với thương hiệu? Một số chiến thuật phổ biến được sử dụng để tăng engagement trên các nền tảng mạng xã hội?

Engagement là gì
Engagement là gì? Chỉ số engagement trong Social Media Marketing

Là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok, cụm từ Engagement dùng để chỉ các lượt Tương tác của người dùng với các nội dung bài đăng của thương hiệu. Từ các hành động như lượt thích (like), nhấp chuột (click) đến bình luận (comment) đều được coi là Engagement.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Engagement là gì?
  • Khái niệm engagement nên được hiểu như thế nào trên các nền tảng mạng xã hội?
  • Các chỉ số đo lường engagement trên Facebook và trong Social Media Marketing?
  • Công thức tính chỉ số và tỷ lệ engagement?
  • Tại sao chỉ số engagement lại quan trọng với thương hiệu?
  • Một số chiến thuật phổ biến được sử dụng để tăng engagement trên các nền tảng mạng xã hội?
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp về thuật ngữ engagement.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Engagement là gì?

Engagement trong tiếng Việt có khá nhiều nghĩa khác nhau, bên dưới là một số khái niệm phổ biến về thuật ngữ này.

Theo từ điển Cambridge, engagement có thể mang nghĩa là hôn ước (trước khi đính hôn chính thức), một thoả thuận, cam kết để làm một thứ gì đó hay gặp một ai đó, hoặc engagement cũng có thể mang nghĩa là gắn bó (ví dụ nhân viên gắn bó với doanh nghiệp).

Trong phạm vi ngành marketing nói chung mà cụ thể là Social Media Marketing, engagement được sử dụng với ý nghĩa là Tương tác, khái niệm đề cập đến một hành động nào đó mà người dùng thực hiện với các bài đăng (Post) của thương hiệu.

Bài viết này cũng sẽ phân tích thuật ngữ engagement trong phạm vi ngành marketing.

Engagement là gì trong Marketing.

Engagement là gì trong Marketing.
Engagement là gì trong Marketing.

Trong bối cảnh ngành marketing, Engagement có nghĩa là Tương tác, khái niệm đề cập đến bất cứ hành động nào mà người dùng thực hiện tới các nội dung của các bài đăng của thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter hay TikTok.

Tất cả các hành động như thích (like), chia sẻ (share), nhấp chuột (click), đề cập (mention), bình luận (comment), gắn thẻ (tag) và nhiều hành động khác đều được xem là engagement.

Tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể mà thương hiệu có thể tập trung vào tất cả các chỉ số engagement hoặc chỉ vào một vài chỉ số quan trọng nhất.

Với hầu hết các chiến dịch quảng cáo hay marketing trên mạng xã hội, engagement là chỉ số đo lường hiệu quả không thể thiếu.

Chỉ số engagement chủ yếu được sử dụng để đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch Brand Marketing (tiếp thị thương hiệu) thay vì là Performance Marketing (thường chỉ đo lường dựa trên chỉ số là lượng khách hàng tiềm năng Lead và thậm chí là doanh số bán hàng).

Khái niệm engagement nên được hiểu như thế nào trên các nền tảng mạng xã hội?

Như đã đề cập ở trên, trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram, Engagement mang nghĩa chung là Tương tác và tuỳ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể mà “Tương tác” được định nghĩa và nhìn nhận theo những cách khác nhau.

Trong khi đối với thương hiệu này, Engagement hay Tương tác có nghĩa là lượt thích (like), lượt tiếp cận (reach) hay bình luận (comment), một số thương hiệu khác coi Engagement là tổng tất cả các hành động mà người dùng có thể thực hiện (hoặc chỉ đơn giản là xem mà không cần tương tác) tới các bài đăng của thương hiệu.

Nếu không được chỉ định cụ thể, chỉ số engagement sẽ được tính là tổng tất cả các hành động tương tác được đề cập ở trên. Engagement còn được sử dụng theo nghĩa miêu tả Brand Engagement hoặc Customer (User) Engagement.

Các chỉ số chính dùng để đo lường engagement trên Facebook và trong Social Media Marketing?

Mặc dù mang nghĩa chung là Tương tác, các chỉ số engagement cũng có thể có những tên gọi khác nhau trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau, dưới đây là các chỉ số engagement chính trên các nền tảng phổ biến như Facebook, TikTok, Twitter hay Instagram.

  • Lượt thích (Like): Khi người dùng bấm vào nút Thích.
  • Bình luận (Comment): Người dùng nhập một ký tự nào đó vào dưới các bài đăng (Post hoặc Tweet) của thương hiệu.
  • Chia sẻ (Share): Người dùng chia sẻ nội dung của bài đăng đến bạn bè hay thậm chí là chỉ riêng mình họ (chế độ only me).
  • Nhấp chuột (Click): Người dùng nhấp chuột vào các liên kết hay đơn giản là xem hình ảnh nếu có trong bài đăng.
  • Tiếp cận (Reach): Lượt tiếp cận (số người dùng duy nhất đã xem nội dung của bài đăng) cũng có thể được xem là một chỉ số engagement.
  • Đề cập (Mention): Người dùng nhắc đến tên thương hiệu, tên doanh nghiệp hay tên của Trang (fanpage). Chỉ số này có mặt trên hầu hết các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Twitter hay TikTok.
  • Gắn thẻ (Tag): Người dùng (profile) hay thậm chí là Trang (fanpage) gắn Trang hay Tài khoản của một thương hiệu (hoặc cá nhân người dùng) kèm với một nội dung nào đó.
  • Xem (View): Với các bài đăng có nội dung là video, engagement cũng có nghĩa là các lượt xem video.
  • Các chỉ số engagement khác: Ngoài các chỉ số chính nói trên, engagement còn bao gồm các hành động khác mà người dùng có thể thực hiện với các bài đăng được quảng cáo như: tải xuống (download), điền thông tin (submit form) hay tick chọn vào một số nội dung (form mẫu) nào đó.

Tóm lại, tất cả các hành động (vả không cần hành động) mà người dùng thực hiện hay phản ứng lại với các nội dung của thương hiệu trên các nền tảng đều được gọi chung là engagement. Nếu không được chỉ định tới các chỉ số cụ thể ví dụ như số lượt bình luận, engagement có thể hiểu là chỉ số tổng chung.

Công thức tính chỉ số engagement.

Vốn được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo (dù là có trả phí hoặc tự nhiên) hay chất lượng của nội dung, engagement được tính toán để cung cấp cho người làm marketing những góc nhìn cụ thể.

  • Engagement nói chung được tính theo công thức: Engagement = tổng lượng tương tác hay tổng các hành động mà người dùng thực hiện với các bài đăng (thích, bình luận, chia sẻ…). Ví dụ có 1000 người dùng bình luận dưới bài viết.
  • Liên quan đến công thức tính chỉ số engagement, engagement rate hay tỷ lệ tương tác cũng là một cách tính. Engagement rate = tổng số lượng các tương tác mà người dùng thực hiện hay phản ứng tới nội dung / tổng số lượng người tiếp cận (người xem hay thấy bài đăng) * 100. Ví dụ: Nếu bài viết được 100 người nhìn thấy (tiếp cận) và có 1 người bấm thích (like) thì Engagement rate khi này là: 1/100 = 1%. Tuỳ thuộc vào từng ngành hàng khác nhau hay Trang (fanpage) khác nhau mà tỷ lệ tương tác hay engagement rate trung bình (Benchamark) có thể khác nhau.

Ngoài ra, các thương hiệu cũng tính toán mức độ hiệu quả của các lượt engagement thông qua chi phí theo công thức CPE (Cost per Engagement) = Tổng ngân sách / tổng lượng engagement có được.

Tại sao chỉ số engagement lại quan trọng với thương hiệu?

Khi nói đến việc phân tích hay đo lường mức độ hiệu quả đối với doanh nghiệp hay thương hiệu trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, chỉ số engagement hay tương tác là vô cùng quan trọng.

Mặc dù tuỳ thuộc vào từng thương hiệu hay bối cảnh khác nhau mà chỉ số engagement mang những ý nghĩa hay sức ảnh hưởng khác nhau tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc theo dõi và tối ưu các chỉ số engagement dường như là mục tiêu bắt buộc.

Trong bối cảnh kinh doanh mới, khi các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, hay yếu tố cộng đồng có tác động trực tiếp đến hiệu suất kinh doanh và khả năng tăng trưởng của thương hiệu, khi người tiêu dùng xem lượng engagement (và tính tích cực của engagement, ví dụ như bình luận tích cực hay khen thương hiệu) là chỉ số báo hiệu về mức độ đáng tin cậy của thương hiệu, nhu cầu thúc đẩy engagement trở thành ưu tiên mang tính chiến lược của hầu hết các doanh nghiệp.

Lượng engagement cao có nghĩa là thương hiệu đang được tin tưởng nhiều hơn và khách hàng có xu hướng tin tưởng và mua hàng nhiều hơn. Ngược lại, nếu thương hiệu không thể tạo ra được các engagement với khách hàng hay đối tượng mục tiêu, khả năng thuyết phục khách hàng và bán được hàng là rất khó khăn.

Có thể nói, engagement là một chỉ số quan trọng và không thể thiếu quyết định trực tiếp đến một khái niệm lớn hơn đó là Sức khoẻ thương hiệu (Brand Health) và Giá trị thương hiệu (Brand Value, Brand Equity).

Một số chiến thuật phổ biến được sử dụng để tăng engagement trên các nền tảng mạng xã hội?

Với tư cách là marketer, khi lượng engagement rõ ràng là có tác động trực tiếp đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp, việc gia tăng engagement trên các nền tảng là nhiệm vụ bắt buộc.

Dưới đây là một số chiến thuật bạn có thể sử dụng để thúc đẩy engagement.

Sử dụng quảng cáo (Advertising).

Ngoài việc tận dụng các nội dung tự nhiên, quảng cáo là một cách thức khác có thể gia tăng engagement một cách nhanh chóng. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách hàng của doanh nghiệp mà marketer có thể chạy quảng cáo trên Facebook, TikTok, Instagram hoặc trên tất cả các nền tảng.

Tối ưu hoá nội dung.

Nội dung hay chính xác là chất lượng nội dung luôn là nền tảng quyết định liệu người tiêu dùng có tương tác hay engagement với thương hiệu hay không. Nội dung càng liên quan đến sở thích của người dùng thì cơ hội tạo ra nhiều engagement càng lớn.

Sử dụng người có ảnh hưởng (KOL).

Với hầu hết các thương hiệu, đặc biệt là các thương hiệu mới trên thị trường, niềm tin là yếu tố quyết định đến mức độ engagement hay tương tác của khách hàng tới thương hiệu.

Khi những người có ảnh hưởng vốn đã được người tiêu dùng tin tưởng, thương hiệu có thể thông qua hình ảnh đó để cộng hưởng niềm tin tới thương hiệu. Kết quả là thương hiệu có thêm nhiều engagement hơn khi được tin tưởng và yêu thích nhiều hơn.

Tận dụng những nội dung do người dùng tạo ra (UGC).

Nếu như những thông điệp hay nội dung được truyền tải trực tiếp từ thương hiệu đến người tiêu dùng có thể tạo ra nhiều sự nghi ngờ, các nội dung do chính những người tiêu dùng khác (bên thứ ba) xây dựng dường như dễ được chấp nhận hơn. Đây chính là lúc UGC (User-generated Content) thể hiện vai trò của nó.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chỉ số Engagement.

  • Social Engagement là gì?

Social engagement là Tương tác trên mạng xã hội (Social Network), đó chính là các hành động mà người dùng trên các nền tảng như Facebook hay Twitter thực hiện để phản ứng lại với các nội dung của tài khoản khác (thường là các Trang của thương hiệu).

  • Post engagement là gì?

Là lượng hay tỷ lệ tương tác của các bài đăng (trên mạng xã hội). Post engagement có thể được tính là tổng những lượt tương tác hoặc tỷ lệ tương tác (tổng số lượng tương tác/số lượt tiếp cận của bài đăng).

  • Một chỉ số hay tỷ lệ engagement tốt là bao nhiêu?

Như đã đề cập ở trên, tuỳ thuộc vào từng ngành hàng khác nhau hay thương hiệu khác nhau mà một chỉ số engagement được xem là tốt cũng khác nhau.

Ví dụ, với B2B, tỷ lệ engagement 2% đã là quá hiệu quả, tuy nhiên với B2C thì cao hơn ví dụ khoảng 5% mới được xem là hiệu quả.

  • User hay Customer engagement là gì?

User hay Customer engagement là các hành động tương tác của khách hàng (người dùng), thường là trên các nền tảng mạng xã hội hoặc các nền tảng kỹ thuật số như website hay ứng dụng (app) của thương hiệu.

  • Tại sao tính toán tỷ lệ engagement lại quan trọng?

Việc tính toán tỷ lệ engagement quan trọng vì nó liên quan đến chất lượng của nội dung và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra.

Ví dụ: tỷ lệ engagement thấp (so với các đối thủ cùng ngành dựa trên chỉ số Benchmark), có nghĩa là nội dung (content) của bài đăng không phù hợp hoặc marketer nhắm mục tiêu quảng cáo tới các tập khách hàng không liên quan.

Tỷ lệ engagement thấp cũng có nghĩa là lượng engagement thấp, điều này dẫn đến kết quả là doanh nghiệp phải trả nhiều chi phí hơn cho mỗi lượt engagement, không có doanh nghiệp nào muốn điều này xảy ra cả.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức nền tảng quan trọng cần biết về thuật ngữ engagement (tương tác) trong bối cảnh ngành marketing nói chung và marketing trên mạng xã hội (Social Media Marketing) nói riêng.

Bằng cách hiểu rõ định nghĩa engagement là gì, có những chỉ số engagement chính nào, hay công thức tính toán tỷ lệ engagement ra sao, người làm marketing có thể linh hoạt hơn trong cách đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch, hiểu rõ tác động của các chỉ số engagement lên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Đại học Oxford: Không tìm thấy bằng chứng chứng minh Facebook liên quan đến các tác hại tâm lý

Theo thông báo mới đây từ Đại học Oxford, sau quá trình nghiên cứu trên dữ liệu rộng, không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào chứng minh việc thâm nhập sâu rộng của mạng xã hội Facebook liên quan đến các tác hại tâm lý lan rộng.

Đại học Oxford: Không tìm thấy bằng chứng chứng minh Facebook liên quan đến các tác hại tâm lý
Đại học Oxford: Không tìm thấy bằng chứng chứng minh Facebook liên quan đến các tác hại tâm lý

Theo báo cáo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford, quá trình điều tra về sự lan rộng của Facebook trên phạm vi toàn cầu không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào cho thấy sự thâm nhập sâu rộng của mạng xã hội này có liên quan đến các tác hại tâm lý lan rộng.

Nghiên cứu độc lập của Oxford đã sử dụng dữ liệu về sức khỏe tinh thần của gần một triệu người trên 72 quốc gia trong hơn 12 năm, đồng thời sử dụng dữ liệu cá nhân thực tế từ hàng triệu người dùng Facebook trên toàn thế giới để điều tra tác động của Facebook đối với vấn đề sức khỏe.

Bất chấp những tuyên bố phổ biến (khá tiêu cực) về tác động của mạng xã hội đối với hạnh phúc của con người, nghiên cứu của Viện Internet Oxford, do Giáo sư Andrew Przybylski và Giáo sư Matti Vuorre dẫn đầu, đã tìm thấy “không có bất cứ bằng chứng nào” cho thấy sự lan truyền của Facebook có liên quan một cách tiêu cực đến sự hạnh phúc của con người.

Giáo sư Andrew Przybylski cho biết:

“Qua dữ liệu có được…chúng tôi nhận thấy rằng người dùng không ủng hộ ý kiến cho rằng việc trở thành một thành viên của Facebook có liên quan đến tác hại…Ngược lại, phân tích của chúng tôi cho thấy Facebook có thể liên quan đến hạnh phúc tích cực.”

Tuy nhiên, vị Giáo sư Przybylski nói tiếp: “Điều này không có nghĩa là đây là bằng chứng cho thấy Facebook tốt cho sức khỏe của người dùng. Thay vào đó, dữ liệu này cho thấy sự lan rộng của mạng xã hội Facebook không có mối liên hệ tiêu cực trên diện rộng với sự thịnh vượng giữa các quốc gia và các nhóm nhân khẩu học khác nhau.”

Các nhà nghiên cứu cũng đã kết hợp với dữ liệu sức khỏe hiện có từ Gallup, bao gồm gần một triệu người từ năm 2008 đến 2019, với những dữ liệu của Facebook liên quan đến mức độ tương tác với nền tảng trên phạm vi toàn cầu. Lần đầu tiên, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng mức độ lan rộng của mức độ tương tác trên mạng xã hội Facebook có liên quan đến dữ liệu sức khỏe chất lượng cao trên diện rộng.

Để có thể làm rõ hơn mối liên quan, các nhà nghiên cứu đã liên kết dữ liệu theo dõi việc sử dụng Facebook trên toàn cầu với ba chỉ số về hạnh phúc bao gồm sự hài lòng trong cuộc sống, trải nghiệm tâm lý tiêu cực và trải nghiệm tâm lý tích cực. Kết quả là không tìm thấy bằng chứng nào cho mối liên hệ tiêu cực giữa Facebook với người dùng và trong nhiều trường hợp, có nhiều mối tương quan tích cực giữa Facebook và các chỉ số hạnh phúc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Fulfilled by TikTok Shop: TikTok ra mắt dịch vụ đóng gói và chuyển hàng mới

TikTok vừa thông báo chính thức ra mắt dịch vụ đóng gói và chuyển hàng hay còn được gọi là trung tâm thực hiện đơn hàng (TikTok Fulfillment) thương mại điện tử mới tại thị trường Anh.

Fulfilled by TikTok Shop: TikTok ra mắt dịch vụ đóng gói và chuyển hàng mới
Fulfilled by TikTok Shop: TikTok ra mắt dịch vụ đóng gói và chuyển hàng mới

Sau nhiều thành công với mô hình mua sắm trong luồng (in-stream shopping) từ cả phiên bản Douyin tại thị trường Trung Quốc lẫn TikTok ở các thị trường ngoài Trung Quốc, TikTok đang tiếp tục mở rộng phạm vi thương mại điện tử tại châu Âu.

Cụ thể, mạng xã hội video ngắn này vừa thông báo ra mắt Fulfilled by TikTok Shop (TikTok Fulfillment) mới tại Vương quốc Anh, trong đó chính TikTok sẽ đóng vai trò trung gian để đảm bảo rằng các sản phẩm sẽ được vận chuyển nhanh hơn đến người mua hàng ở Vương quốc Anh.

Theo giải thích của TikTok:

“Fulfilled by TikTok Shop là một dịch vụ hậu cần (logistics) hiện đã có sẵn ở Vương quốc Anh, thông qua hệ thống mới này, TikTok Shop sẽ lưu trữ, lấy hàng, đóng gói và sau đó vận chuyển sản phẩm của người bán (TikTok Seller) đến cộng đồng người dùng TikTok.

Thay vì phải tập trung vào những công việc không cần thiết, người bán hàng trên TikTok chỉ cần tập trung vào các khía cạnh quan trọng trong hoạt động kinh doanh của họ như Marketing, nội dung (Content) và phát triển sản phẩm.”

tiktok fulfillment
tiktok fulfillment

TikTok giờ đây đóng vai trò như một cửa hàng trung gian, những người bán hàng sẽ cung cấp sản phẩm của họ cho Fulfilled by TikTok Shop (Trung tâm thực hiện đơn hàng của TikTok), TikTok sau đó sẽ thực hiện giao hàng và thu tiền.

“Những người bán sau khi đăng ký Fulfilled by TikTok Shop (TikTok Fulfillment) sẽ bàn giao một lượng hàng trong kho của họ, sau đó số hàng này sẽ được lưu trữ tại một nhà kho khác. Người bán không phải lưu trữ tất cả SKU (các đơn vị sản phẩm) của họ tại kho hoặc sử dụng Fulfilled by TikTok Shop cho tất cả các sản phẩm của họ; họ có thể chọn các mặt hàng cụ thể mà họ muốn lưu trữ và vận chuyển qua Fulfilled by TikTok Shop.”

Sau đó, TikTok sẽ thực hiện các công việc còn lại như lưu kho, vận chuyển, và các dịch vụ khác (như gắn nhãn mác, đóng gói…) với một khoản phí bổ sung đi kèm.

Như đã đề cập, không chỉ là mạng xã hội, TikTok đang tỏ ra rất tích cực với thương mại điện tử. Douyin, phiên bản của TikTok tại Trung Quốc đã báo cáo doanh số bán sản phẩm tăng 320% vào năm 2022, khi nền tảng này tiếp tục chiếm thị phần của những gã khổng lồ thương mại điện tử châu Á như Alibaba, JD và Pinduoduo.

Ở một khía cạnh khác, khi các sàn thương mại điện tử (eCommerce) như Temu và Shein đang không ngừng mở rộng thị trường sang các khu vực khác ngoài Trung Quốc, TikTok dường như cũng đang đi theo chiến lược tương tự.

Hiện TikTok chưa thông báo cụ thể về thị trường nào tiếp theo sẽ được ra mắt dịch vụ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Hơn 60% dân số thế giới đang hoạt động trên mạng xã hội

Theo báo cáo hằng quý công bố tháng 7/2023 của công ty tư vấn kỹ thuật số Kepios, gần 5 tỷ người, tương đương hơn 60% dân số thế giới, hoạt động trên mạng xã hội (Social Network).

Hơn 60% dân số thế giới đang hoạt động trên mạng xã hội
Hơn 60% dân số thế giới đang hoạt động trên mạng xã hội

Theo Kepios, số người dùng mạng xã hội đã tăng tới 3,7% trong một năm qua. Tuy nhiên, có sự chênh lệch về tỷ lệ sử dụng giữa các khu vực. Ở Đông và Trung Phi, tỷ lệ hoạt động trên mạng xã hội chiếm 9%, trong khi ở Ấn Độ, hiện là quốc gia đông dân nhất thế giới, tỷ lệ sử dụng mạng xã hội là 33%.

Thời lượng dành cho mạng xã hội trong năm qua đã tăng 2 phút mỗi ngày, lên 2 giờ 26 phút. Thời gian sử dụng mạng xã hội có sự khác biệt lớn giữa các nước.

Cụ thể, mỗi ngày người dân Brazil dành trung bình 3 giờ 49 phút trên mạng xã hội, trong khi con số này ở Nhật Bản là chưa đầy 1 giờ.

Cũng theo báo cáo của Kepios, người dùng mạng xã hội chủ yếu tập trung trên 7 nền tảng.

Meta có 3 ứng dụng được yêu thích gồm WhatsApp, InstagramFacebook, trong khi Trung Quốc có 3 ứng dụng gồm WeChat, TikTok và Douyin phiên bản địa phương.

Twitter (X), Messenger và Telegram là những nền tảng mạng xã hội phổ biến khác.

CEO Meta: Instagram Threads sẽ sớm có chức năng web và tìm kiếm

Theo thông báo mới đây nhất của CEO Meta, Mark Zuckerberg, Instagram Threads sẽ sớm có chức năng web và tìm kiếm.

CEO Meta: Instagram Threads sẽ sớm có chức năng web và tìm kiếm
CEO Meta: Instagram Threads sẽ sớm có chức năng web và tìm kiếm

Theo đó, mạng xã hội đối thủ của Twitter (tên mới là X) là Instagram Threads sẽ sớm có chức năng tìm kiếm và có thể được truy cập qua nền tảng web.

Trong một bài đăng trên Threads, CEO của Meta Mark Zuckerberg cho biết các tính năng mới sẽ được “ra mắt trong vài tuần tới.”

Threads hay Instagram Threads là mạng xã hội tập trung vào nội dung văn bản (text) được Meta ra mắt vào tháng 7 trong bối cảnh mạng xã hội đối thủ là Twitter đang phải đối mặt với hàng loạt các thách thức khác nhau.

Chỉ sau 5 ngày kể từ khi mắt, Threads đã đạt được 100 triệu lượt đăng ký và chính thức trở thành ứng dụng có có lượng người đăng ký nhanh nhất mọi thời đại, vị trí này trước đó vốn thuộc về chatbot AI ChatGPT của OpenAI.

Trong bối cảnh hiện tại là “hơn một nửa người đăng ký Threads đã không còn truy cập“, Meta đã công bố các tính năng mới nhằm mục tiêu duy trì và kéo người dùng cũ quay trở lại.

Dù vậy, không ít nhà sáng tạo nội dung và nhà quảng cáo vẫn kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực từ Threads trong tương lai gần.

Cũng cách đây không lâu, CEO Mark Zuckerberg cho biết rằng Meta “khá lạc quan” về tương lai của Threads và nền tảng sẽ không kiếm tiền từ ứng dụng cho đến khi có được một lượng người dùng đủ lớn (được cho là từ 1 tỷ người).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Mark Zuckerberg trỗi dậy với hình ảnh của phiên bản 3.0

Đầu tháng 7, CEO Meta hé lộ “sản phẩm” được đánh giá là quan trọng nhất trong lịch sử công ty: Mark Zuckerberg phiên bản mới.

Mark Zuckerberg trỗi dậy với hình ảnh của phiên bản 3.0
Mark Zuckerberg trỗi dậy với hình ảnh của phiên bản 3.0

Vài tuần qua trên Instagram, Zuckerberg bắt đầu khoe hình ảnh mới mẻ: thân hình sáu múi, lên đai xanh môn Jiu-jitsu và đã đồng ý đấu tay đôi trong lồng sắt với Elon Musk. Tỷ phú 39 tuổi nhiều lần kể chuyện rèn luyện thể lực, nói bị đánh rất nhiều, nhưng cũng gây áp lực cho đối thủ trên thảm đấu.

Trong công việc, ông cũng khiến đối thủ dè chừng khi tung ra Threads – bản sao của Twitter giữa lúc mạng xã hội của Musk đang bị xáo trộn.

Ông cũng tỏ ra không khoan nhượng với công ty mình khi sẵn sàng sa thải hàng chục nghìn người một cách lạnh lùng và có tính toán.

“Nhìn từ bên ngoài, sự biến đổi này giống như một thứ gì đó bước ra từ trong truyện”, Business Insider dẫn nhận xét từ hàng chục cựu nhân viên Meta. “Sự lột xác về mặt cá nhân của Zuckerberg cho thấy phản ứng sống còn của ông đối với giai đoạn hỗn loạn nhất trong lịch sử 20 năm Facebook“.

Khi Mark Zuckerberg sợ hãi.

Trong giai đoạn đổi tên từ Facebook sang Meta, công ty của Zuckerberg liên tiếp vấn đề. Tham vọng vũ trụ ảo metaverse cuốn bay của mạng xã hội ít nhất 40 tỷ USD và chưa có dấu hiệu dừng lại. Từng là công ty yêu thích của phố Wall, giá trị Meta sụt 700 tỷ USD chỉ từ mùa thu 2021 đến cuối 2022.

“Ông ấy đang sợ hãi”, một nguồn tin nội bộ Meta nói. “Ông ấy coi bản thân như một vấn đề bị mã hóa cần được giải quyết, bằng cách đưa vào tính cách mới dựa trên kiểu lãnh đạo mà ông tin công ty cần phải có để tồn tại”.

Nguồn tin cho biết trong lần thay đổi này, Zuckerberg đã tự mô phỏng mình theo kiểu CEO đặc trưng ở phố Wall hơn là Thung lũng Silicon: một người biết lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia tư vấn quản lý, ủng hộ sa thải hơn nghe “tâm tư” của nhân viên và đặt hiệu quả lên hàng đầu.

“Nhân viên bắt đầu gọi ông ấy là McKinsey Zuck”, người này nói, đề cập đến công ty tư vấn McKinsey.

Một năm trước, Zuckerberg từng thừa nhận ông “như bị đấm vào bụng” khi thức dậy mỗi sáng. Nhưng sau đó, những cú đấm đã luyện được trên cả võ đài lẫn từ bên ngoài đang có tác động lớn đến không chỉ công ty ông, mà còn đối với bối cảnh rộng lớn hơn trong lĩnh vực công nghệ. “Ông ấy đang bật chế độ thời chiến – chế độ cứu công ty”, một cựu nhân viên cấp cao của Meta cho hay.

Những phiên bản của Mark Zuckerberg.

Zuckerberg từ lâu khẳng định ông luôn là chính mình. “Mỗi người có một bản tính”, ông nói vào năm 2009, vài năm sau khi rời Đại học Harvard. “Nếu bạn bè, đồng nghiệp và người khác nhìn vào bạn và nhận thấy hình ảnh khác, mọi thứ có lẽ kết thúc khá nhanh. Người có từ hai bản tính là một ví dụ về sự thiếu chính trực”.

Nhưng thực tế, Zuckerberg được cho là đã có ít nhất ba lần thay đổi. Phiên bản đầu tiên là “Harvard Zuck” – một sinh viên trẻ mặc áo hoodie được cộng đồng thần tượng khi đồng sáng lập Facebook năm 2004 trong ký túc xá vào năm hai đại học.

“Harvard Zuck” là gã mọt sách thuần túy nhưng đầy nhiệt huyết và sự táo bạo. Ông thậm chí tuyên bố “người trẻ ngày càng thông minh”, viết trên danh thiếp “I’m CEO… bitch”.

Sau này, CEO Meta mô tả giai đoạn đó là “di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ”. Suốt giai đoạn này, sự nhiệt huyết là thứ mà “Harvard Zuck” có được, dù thời gian sau đó có một số cập nhật nhỏ cho tính cách của mình.

Từ 2009, ông bắt đầu đeo cà vạt, mặc áo vest đi làm thay vì chỉ áo phông như trước. Khi đó, ông giải thích mình đã trở nên nghiêm túc. “Bản nâng cấp đầy đủ” có tên “Silicon Valley Zuck” ra mắt vào 2012. Ngày 18/5 năm đó, Facebook thực hiện IPO. Một ngày sau, Zuckerberg kết hôn với người bạn gái lâu năm Priscilla Chan.

Phong cách của Zuckerberg thay đổi. Ông tự tay giết dê làm món ăn khi nhà đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey tới chơi. Ông không ngừng thâu tóm các đối thủ tiềm năng nhưng cũng thách thức bản thân gặp gỡ một người mới và viết những lời cảm ơn mỗi ngày.

Năm 2014, Zuckerberg tuyên bố thay đổi phương châm từ “di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ” thành “di chuyển nhanh dựa trên sự chắc chắn, ổn định”.

“Silicon Valley Zuck là một người chồng và người cha có di sản phải xây dựng và bảo vệ bằng mọi giá”, Business Insider bình luận.

Nỗ lực của ông chủ Facebook giai đoạn này khiến nhiều người thậm chí nghĩ ông sẽ nghiêm túc tranh cử Tổng thống Mỹ.

Thế nhưng, đây cũng là khi mạng xã hội vấp phải hàng loạt rắc rối: thông tin sai lệch, thu thập và sử dụng dữ liệu trái phép với đỉnh điểm là bê bối Cambridge Analytica buộc ông phải điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ năm 2018.

Nhưng trong giai đoạn từ 2012 đến 2021, “Silicon Valley Zuck” vẫn giúp giá trị Facebook đi từ 100 tỷ USD lên 1.000 tỷ USD, còn số người dùng hàng tháng trên toàn bộ nền tảng đã tăng từ 1 tỷ lên 3,5 tỷ.

Tháng 4/2021, Apple cập nhật iOS 14.5, cho phép người dùng ngăn các ứng dụng như Facebook, Instagram và WhatsApp theo dõi hoạt động. Tính năng này đánh thẳng vào đế chế kinh doanh của Facebook, vốn thu thập và sử dụng dữ liệu cho quảng cáo cá nhân hóa.

“Tình hình Facebook khi Apple ra chính sách mới tệ hơn những gì có thể tưởng tượng với Zuckerberg”, một cựu nhân viên Meta nói. “Một mối đe dọa hiện hữu nhưng không có cách giải quyết”.

Facebook cố gắng đáp trả bằng chiến thuật: Khi gặp trở ngại, hãy vượt qua nó. Theo một nhân viên cũ, công ty đã nỗ lực củng cố tính năng mua sắm trực tuyến của nền tảng. Trên lý thuyết, nếu người dùng mua sắm trên ứng dụng đủ lâu, một số dữ liệu quan trọng có thể sẽ được cung cấp. Nhưng kế hoạch không thành công.

Ban đầu, Zuckerberg không hoàn toàn nhận rõ nguy cơ, thậm chí phớt lờ cảnh báo của nhân viên. Trong giai đoạn này, ông tiếp tục đổi công ty từ Facebook thành Meta, một phần là để né những bê bối bị cựu nhân viên Frances Haugen phơi bày.

Khi “Silicon Valley Zuck” tập trung vào metaverse từ tháng 9/2021, quy mô công ty tăng vọt từ dưới 50.000 nhân viên đầu 2020 lên gần 90.000 giữa 2022. Một cựu nhân viên nói ông đã tăng ít nhất 10 cấp lên quản lý. “Mọi thứ phình ra rất lớn”, người này nói.

Zuckerberg tiếp tục thúc đẩy tuyển dụng. Nhưng khi công ty đi xuống, các giám đốc giàu kinh nghiệm ồ ạt rời khỏi Meta sau đó, gồm cả Sheryl Sandberg – người ở Facebook 14 năm. “Bà ấy không muốn tham gia vào metaverse”, theo một cựu nhân viên.

Tiếp đó, những người làm việc trên 10 năm khác là giám đốc công nghệ Mike Schroepfer và giám đốc kinh doanh Marne Levine cũng nghỉ việc.

Sự ra đi khiến Zuckerberg nắm quyền kiểm soát mọi ngóc ngách của Meta theo cách vững chắc hơn bao giờ hết, nhưng cũng bị cô lập hơn. “Ông ấy nhận ít thông tin hơn, và cũng không rõ toàn bộ những chuyện đang xảy ra”, theo tiết lộ của một nhân viên.

Ông chủ Meta tiếp tục tự tin rằng hàng tỷ USD mà ông chi cho metaverse là xứng đáng. Ông cũng lặng lẽ thuê Bain & Company nhằm phân tích tài chính công ty – điểm hình thành nên “Zuckerberg thế hệ thứ ba”.

Mark Zuckerberg phiên bản 3.0

Tháng 5/2022, Meta công bố Bain & Company là đối tác, sau đó thông báo đóng băng tuyển dụng. Đến tháng 7, Meta yêu cầu các quản lý lập danh sách xác định những người có thành tích thấp. Tháng 7 năm đó, “McKinsey Zuck” xuất hiện và điều hành công ty theo hướng thực tế hơn dựa trên tình hình hiện có.

“Giờ đây, ông ấy yêu cầu nhân viên cần hoàn thành nhiều việc hơn, còn một số nhóm nhất định sẽ bị thu hẹp”, một cựu giám đốc cấp cao của Meta tiết lộ. Sự thận trọng có tính toán này hoàn toàn trái ngược với “Silicon Valley Zuck” trước đó.

Tháng 11/2022, Zuckerberg thông báo Meta sa thải 11.000 nhân viên, tương đương 13% nhân sự. Tháng 3 năm nay, ông tiếp tục cho thôi việc 10.000 người, đồng thời nhấn mạnh hành động này chưa dừng lại. “Ông ấy không hề lo lắng khi mọi người rời đi”, một cựu nhân viên nói. “Lúc này, Zuckerberg thực sự chỉ nghĩ về Meta trong dài hạn”.

Tháng 6, Meta yêu cầu nhân viên quay lại văn phòng. Một tháng sau, công ty tuyên bố việc thăng tiến giờ sẽ khó khăn hơn. “Tôi không ngạc nhiên khi chứng kiến một cuộc cải tổ giám đốc khác vào cuối năm”, một người nói.

Tập trung vào hiệu quả, “McKinsey Zuck” dần lấy lại thiện cảm từ các cổ đông – yếu tố mà Meta coi trọng nhất – bằng nhiều hành động, như xuất hiện nhiều hơn trên truyền thông, hay gần đây là ra mắt Instagram Threads với tính năng tương tự X. “Ông ấy chọn mục tiêu cụ thể và tập trung vào nó. Đây chính xác là những gì các nhà đầu tư muốn thấy”, nhà phân tích Mark Shmulikcủa của công ty nghiên cứu Bernstein nhận xét.

Cổ phiếu của Meta đã tăng 150% trong hơn nửa năm và tiếp tục đạt mốc mới. Ngay cả những người ủng hộ Zuckerberg ở Phố Wall cũng ngạc nhiên trước tốc độ này.

“Siêu tăng trưởng giờ đã kết thúc. Ông ấy biết mình vẫn cần phát minh lại một số thứ, nhưng theo thứ tự ưu tiên thay vì ồ ạt. Trước đây, tôi không nghĩ ông ấy sẽ làm điều đó”, một nhà đầu tư có cổ phần tại Meta nói.

Một số người thậm chí so sánh hình ảnh mới của Zuckerberg với Augustus – vị hoàng đế La Mã nổi tiếng khôn ngoan không từ thủ đoạn nào để đánh bại kẻ thù của mình.

“Trong hiện thân mới, quyền lực của Zuckerberg tại Meta cũng tuyệt đối như quyền lực của Augustus ở Rome. Từ giờ, dù có làm gì, Zuckerberg đều thể hiện rõ rằng một mình ông ấy xứng đáng nhận được công lao, hoặc bị đổ lỗi”, Business Insider bình luận.

(theo Business Insider)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Bảo Lâm | VnExpress

Công ty mẹ của TikTok bị kiện vì thu thập dữ liệu trái phép

Công ty mẹ của TikTok là ByteDance đang phải đối mặt với một vụ kiện tập thể cáo buộc rằng ứng dụng chỉnh sửa video CapCut của ByteDance đang thu thập dữ liệu từ hơn 200 triệu người dùng đang hoạt động mà không có sự đồng ý.

Công ty mẹ của TikTok bị kiện vì thu thập dữ liệu trái phép
Công ty mẹ của TikTok bị kiện vì thu thập dữ liệu trái phép

Theo đó, vụ kiện được đệ trình ở Illinois, Mỹ, tuyên bố rằng CapCut thuộc ByteDance vi phạm Đạo luật bảo mật thông tin sinh trắc học (BIPA) khi ứng dụng chỉnh sửa video này thu thập các dữ liệu của người dùng bằng cách quét qua khuôn mặt và dấu vân tay mà không thông báo cho người dùng hoặc được người dùng chấp thuận.

Ứng dụng này cũng bị cáo buộc thu thập thông tin chi tiết về vị trí, ngày sinh và giới tính của người dùng cũng như hình ảnh và video cá nhân của họ. Phần lớn dữ liệu trong số này được cho là phục vụ cho việc phân phối các quảng cáo được nhắm mục tiêu (ad targeting).

Hơn nữa, vụ kiện chỉ ra rằng, vì ByteDance có trụ sở chính tại Bắc Kinh nên nền tảng có thể buộc phải chia sẻ dữ liệu CapCut với chính phủ Trung Quốc, điều này một lần nữa lại dấy lên những lo ngại khác về bảo mật dữ liệu.

Mặc dù kể từ năm ngoái, TikTok đã bắt đầu chuyển tất cả các dữ liệu của người dùng Mỹ đến các máy chủ của Oracle tại Mỹ, tuy nhiên, một số tiểu Bang tại Mỹ ví dụ như Montana cũng đã ra quyết định cấm TikTok vĩnh viễn.

Các nguyên đơn đã yêu cầu tòa án buộc ByteDance phải xóa mọi dữ liệu người dùng và nội dung mà ứng dụng đã thu thập được một cách bất hợp pháp thông qua CapCut.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Khung giờ vàng để đăng bài Instagram 2023 cho Social Marketer

Khám phá cách các thương hiệu hay người làm marketing có thể thúc đẩy lượt tiếp cận và tương tác nhờ việc chọn và tối ưu thời điểm đăng bài. Khung giờ vàng để đăng bài trên Instagram 2023.

Thời gian tốt nhất để đăng bài trên Instagram 2023
Thời gian tốt nhất để đăng bài trên Instagram 2023

Dựa trên hàng triệu dữ liệu về hiệu suất của các bài đăng trên Instagram, dưới đây là những gì mà marketer có thể tham khảo về thời gian đăng bài tốt nhất trên mạng xã hội Instagram và nhiều hơn thế nữa. Tuy nhiên một lần nữa, mọi dữ liệu đều mang tính tham khảo, người làm marketing cần liên tục thử nghiệm để tìm ra giải pháp tốt nhất.

Với 500 triệu người dùng hoạt động hàng ngày và hơn 1.5 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, Instagram là một trong những nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại (cao hơn nhiều so với khoảng 1 tỷ người dùng của TikTok).

Trong khi tuỳ thuộc vào từng thương hiệu với các nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu (Target Audience) khác nhau, nhu cầu khai thác mạng xã hội có thể khác nhau, bằng cách có được nhiều hiểu biết hơn về cách người dùng đang tương tác với nền tảng, người làm marketing có nhiều cách hơn để tối ưu hoá chiến lược của mình.

Ngoài ra, khi nắm bắt được cách thuật toán của Instagram phân phối nội dung, marketer cũng có thể có được những định hướng tốt hơn cho chiến lược nội dung trên nền tảng.

Thời gian tốt nhất hay khung giờ vàng để đăng bài lên Instagram 2023.

Trước khi xem xét chi tiết về thời gian đăng bài gắn liền với các nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể, việc có được các ý tưởng về xu hướng chung về thời điểm người dùng Instagram đăng bài là điểm khởi đầu hữu ích.

Thông qua dữ liệu từ các công cụ truyền thông mạng xã hội như Hootsuite, Sprout Social, HubSpot và Later, các nền tảng này đã phân tích hàng triệu bài đăng để tìm ra thời điểm nào người dùng Instagram hoạt động tích cực nhất, trong cả các ngày lẫn qua các múi giờ khác nhau.

Như đã đề cập ở trên, mọi dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo, do đó các marketer thay vì áp dụng theo, hãy sử dụng nó để lên ý tưởng thử nghiệm và tối ưu cho riêng thương hiệu của mình.

Khung giờ vàng để đăng bài trên Instagram – Dữ liệu so sánh giữa các công cụ phân tích.

Nguồn dữ liệu cập nhật mới 2023 từ:

  • 110 triệu bài đăng trên 1 triệu người dùng Instagram của HubSpot.
  • 11 triệu bài đăng Instagram của Later.
  • Hơn 30.000 bài đăng trên Instagram của Hootsuite.
  • Dữ liệu từ hơn 2 tỷ lượt tương tác từ trên 400.000 tài khoản của Sprout Social .

Khung giờ tốt nhất để đăng bài lên Instagram theo địa điểm 2023.

Thời điểm tốt nhất để đăng bài lên Instagram theo địa điểm 2023.
Thời điểm tốt nhất để đăng bài lên Instagram theo địa điểm 2023.

Nếu thương hiệu của bạn là thương hiệu toàn cầu, khi khách hàng của bạn có mặt ở nhiều khu vực hay quốc gia khác nhau, dữ liệu về sự khác biệt giữa các khu vực cũng rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của chiến dịch.

Dưới đây là chi tiết về thời điểm đăng bài tốt nhất trên Instagram theo các múi giờ khác nhau.

Chi tiết về thời điểm đăng bài tốt nhất trên Instagram theo các múi giờ khác nhau.
Chi tiết về thời điểm đăng bài tốt nhất trên Instagram theo các múi giờ khác nhau.

Ngày tốt nhất để đăng bài trên Instagram 2023.

Theo dữ liệu từ Hootsuite, ngày tồi tệ nhất để đăng bài lên Instagram là ngày Chủ nhật.

Later và Sprout cho thấy Thứ Tư là một trong những ngày tốt nhất để đăng bài lên Instagram.

Later cũng cho rằng sáng sớm thứ Hai cũng là thời điểm “vàng” để các thương hiệu đăng bài lên Instagram, lượng xem và tương tác có được là rất đáng để thử.

Thời điểm hay khung giờ vàng để đăng video ngắn Reels trên Instagram 2023.

Thời điểm hay khung giờ vàng để đăng video ngắn Reels trên Instagram 2023.
Thời điểm hay khung giờ vàng để đăng video ngắn Reels trên Instagram 2023.

Về tổng thể, video ngắn đang là đinh dạng nội dung tạo ra nhiều tương tác nhất và mang tính xu hướng ở thời điểm hiện tại trên phạm vi toàn cầu. Từ Reels, TikTok đến Shorts của YouTube đều chứng kiến bối cảnh này.

Nếu bạn đang thử nghiệm với Instagram Reels, thì:

  • Hootsuite: thời gian tốt nhất để đăng bài trên Instagram Reels là 9 giờ sáng và 12 giờ trưa, từ Thứ Hai đến Thứ Năm.
  • SocialPilot, thời gian tốt nhất để đăng bài là từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa, từ thứ Hai đến thứ năm.

Thời gian nào người dùng Instagram hoạt động tích cực nhất?

Trong khi tuỳ thuộc vào từng độ tuổi với các hành vi và sở thích khác nhau, thời điểm người dùng “Active” nhiều nhất cũng khác nhau, từ 7 – 8 giờ sáng (giờ địa phương) thường là thời điểm tốt cho một bài đăng trên Instagram vào buổi sáng.

Như một thói quen thông thường, người dùng thường kiểm tra mạng xã hội, dành vài phút hoặc hơn để cuộn qua các nguồn cấp tin tức hoặc xem Instagram Reels.

Một thời điểm khác mà mọi người thường xuyên sử dụng điện thoại để “lướt” Instagram (và các nền tảng khác) là khi họ nghỉ trưa. Đăng vào khoảng từ 11 – 1 giờ chiều, khi mọi người có thể đang nghỉ trưa, có thể giúp đảm bảo rằng bài đăng của thương hiệu sẽ có cơ hội được tiếp cận (Reach) với nhiều người hơn.

Mọi người cũng có xu hướng lướt mạng xã hội ngay sau giờ làm việc hoặc trước khi đi ngủ.

Một lần nữa, đừng quên thử nghiệm và tìm ra thời gian tốt nhất cho thương hiệu của mình.

Thời điểm tốt nhất KHÔNG nên đăng bài trên Instagram 2023.

Ngược lại với các thời điểm đăng bài tốt nhất, thời điểm xấu nhất không nên đăng cũng quan trọng không kém.

Cuối tuần thường là thời điểm có xu hướng thấy mức độ tương tác thấp hơn. Thứ bảy có thể là thời điểm thích hợp để đăng nếu bạn đăng vào đúng thời điểm.

Các thương hiệu cung cấp hàng tiêu dùng (FMCG) có xu hướng có được mức độ tương tác cao hơn vào tối Chủ nhật.

Dữ liệu từ các nền tảng đều chứng minh rằng Chủ nhật nói chung là ngày tồi tệ nhất để đăng trên Instagram, vì thời điểm này mọi người đang giải tỏa căng thẳng hoặc chuẩn bị cho tuần tới.

Vì vậy, thông thường, họ sẽ dành ít thời gian hơn để lướt mạng xã hội.

Cách tìm thời điểm tốt nhất để đăng bài lên Instagram.

Về bản chất, tất cả các dữ liệu nghiên cứu hay các lời khuyên khác đều chỉ mang tính tham khảo, marketer nên xem đó là benchmark và điểm khởi đầu để thử nghiệm với các bài đăng của mình hơn là công thức cuối cùng.
Để tìm thấy thời điểm phù hợp nhất để đăng lên Instagram (hay các mạng xã hội khác), hãy thử nghiệm và kiểm tra các thời điểm khác nhau để biết thời điểm nào thương hiệu nhận được phản hồi tốt nhất.
Rất có thể bạn sẽ thấy rằng các loại bài đăng (nội dung và định dạng) khác nhau sẽ nhận được phản ứng khác nhau vào những thời điểm khác nhau và bạn cũng sẽ muốn thử nghiệm trên nhiều loại bài đăng có liên quan đến khách hàng và thương hiệu của mình.
Dưới đây là một số thông tin bạn có thể tham khảo khi phân tích.
  • Đánh giá các bài đăng hoạt động hiệu quả nhất, đo lường thời điểm chúng được đăng và nội dung của bài đăng.
  • Kiểm tra thời điểm đối tượng mục tiêu của thương hiệu trực tuyến nhiều nhất để xem họ trực tuyến nhiều nhất khi nào và ở đâu.
Để có thể đo lường những thông tin này, bạn có thể sử dụng phần Instagram Insights hoặc các công cụ của bên thứ 3 khác.

Kiểm tra nội dung của đối thủ cạnh tranh.

Ngoài việc phân tích các dữ liệu trên chính các kênh của thương hiệu của mình, người làm marketing cũng có thể tìm thấy thời điểm đăng bài tốt nhất trên Instagram bằng cách quan sát dữ liệu của đối thủ.

Công việc hết sức đơn giản, bạn chỉ cần xem thời điểm nào đối thủ đăng bài và nhận được nhiều tương tác nhất, sau đó thử nghiệm cho thương hiệu của mình. Cách làm này tương tự như cách bạn sử dụng Ads Library để phân tích quảng cáo của đối thủ.

Liên tục thử nghiệm để tìm thấy thời điểm tốt nhất nên đăng bài trên Instagram.

Bạn cứ hình dung thế này, một nội dung được đăng vào thời điểm này có thể hiệu quả, tuy nhiên, vào một thời điểm tương tự trong tương lai mọi thứ lại hoàn toàn khác.

Về bản chất, sẽ không có bất cứ một công thức thành công nào cố định theo thời gian, thay vào đó, chúng liên tục biến đổi cả về nội dung lẫn thời gian.

Mục tiêu của bạn nên là thường xuyên theo dõi phản ứng của khách hàng với các loại nội dung (content) khác nhau vào từng thời điểm khác nhau.

Ngoài ra, bằng cách sử dụng các tính năng hỗ trợ khác như các thẻ hashtag cũng có thể giúp thuật toán của các nền tảng nhận diện và phân phối nội dung tốt hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook vượt ngưỡng 3 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU)

Trên toàn bộ ứng dụng của Meta — bao gồm WhatsApp, Instagram, Facebook Messenger và cả Instagram Threads — hiện đã có 3,88 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (Monthly Active Users – MAU).

Facebook vượt ngưỡng 3 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU)
Facebook vượt ngưỡng 3 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU)

Theo báo cáo quý mới nhất, Facebook hiện có hơn 3 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), trong khi nhiều ý kiến cho rằng Facebook không còn là mạng xã hội của người trẻ (Gen Z), mức độ tăng trưởng của nền tảng lại đi theo chiều ngược lại.

Cụ thể, trên toàn bộ ứng dụng của Meta — bao gồm WhatsApp, Instagram, Facebook Messenger và cả Instagram Threads — hiện đã có 3,88 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (Monthly Active Users – MAU).

Tiếp đó, số lượng người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) của Facebook cũng chứng kiến mức tăng lên 2,064 tỷ người, từ mức 2,037 tỷ trong quý 1 vừa rồi.

Một phần sự tăng trưởng của Meta được thúc đẩy bởi định dạng video ngắn Reels, tính năng tương tự như TikTok hay Shorts của YouTube.

Theo CEO Meta Mark Zuckerberg, Reels nhận được hơn 200 tỷ lượt xem mỗi ngày trên toàn bộ nhóm ứng dụng. Mạng xã hội văn bản tương tự Twitter mới là Threads cũng tăng trưởng với mức độ chưa từng có, đạt hơn 100 triệu người dùng chỉ sau 5 ngày ra mắt, cao hơn cả mức của ChatGPT của OpenAI.

“Chúng tôi đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng chưa từng có và quan trọng hơn, chúng tôi thấy nhiều người dùng hơn đang quay lại sử dụng hàng ngày.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tương lai của mạng xã hội: Các nền tảng cần trở nên an toàn hơn

Với các nghiên cứu cho thấy mức độ độc hại của các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là những tác động đến trẻ em và người trẻ, tương lai của mạng xã hội cần trở nên an toàn hơn, chủ sở hữu các nền tảng cần có trách nhiệm nhiều hơn.

Tương lai của mạng xã hội
Tương lai của các nền tảng mạng xã hội cần trở nên an toàn hơn

Theo nhận định mới đây của ông Vivek Murthy, Tổng Y sĩ Mỹ (U.S. Surgeon General), mạng xã hội (Social Network / Social Media) có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần và hạnh phúc của trẻ em và thanh thiếu niên.

Nhận định này cùng với nhiều dữ liệu nghiên cứu khác về sức ảnh hưởng của mạng xã hội tới người dùng, đặc biệt là người dùng trẻ, là những đóng góp có ý nghĩa về cách các nền tảng mạng xã hội nên được thay đổi trong tương lai.

Đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư hay các cơ quan quản lý của chính phủ, họ cũng cần phải có các biện pháp nhằm định hình trách nhiệm của các chủ sở hữu của các nền tảng mạng xã hội nói riêng và thế giới internet nói chung.

Trong khi trong thế giới thực, mọi thứ dường như khá rõ ràng và dễ kiểm soát hơn, với thế giới ảo, những vấn đề liên quan đến tính phù hợp của nội dung, về quyền riêng tư hay cả câu chuyện về đạo đức vẫn là một thách thức lớn.

Những phát hiện của Tổng Y sĩ Mỹ về việc sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội của giới trẻ.

Theo ông Murthy, khi nói đến việc hiện có đến 95% thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội, ông cho biết rằng trong khi các phương tiện này cũng đóng góp một phần tích cực vào những tác động có ý nghĩa.

Chúng bao gồm các kết nối và hỗ trợ xã hội, sự công nhận đối với các nhóm yếu thế, bao gồm cả những dân tộc thiểu số hay cộng đồng nhỏ.

Đây thực sự là một điểm tích cực trong bối cảnh khi ngày càng có nhiều “sự tấn công” nhắm trực tiếp vào các cộng đồng này.

Tuy nhiên, bên cạnh những gì mà nó có thể mang lại, mạng xã hội cũng đang tạo ra nhiều tác hại đối với người dùng nói chung và người dùng trẻ nói riêng.

Theo báo cáo được trích dẫn, gần 40% trẻ em ở độ tuổi từ 8-12 (thời kỳ được cho là khá nhạy cảm với não bộ) sử dụng mạng xã hội, và việc sử dụng thường xuyên có liên quan trực tiếp đến sự thay đổi về yếu tố cảm xúc và kiểm soát của trẻ (nghiên cứu chỉ ra).

Bắt nạt trên mạng cũng là một vấn đề lớn, khi số liệu cho thấy có gần 20% thanh thiếu niên báo cáo rằng họ đã bị bắt nạt trên mạng. Những người dùng sử dụng mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày cũng có nhiều khả năng bị trầm cảm và lo lắng hơn.

Một cuộc khảo sát tại Mỹ (đi kèm với báo cáo) với đối tượng là các bé gái từ 11–15 tuổi cũng cho thấy 1/3 trong số đó hoặc nhiều hơn nói rằng họ cảm thấy nghiện mạng xã hội.

Các biện pháp như cấm hoặc hạn chế là cần thiết nhưng cũng cần khách quan.

Trong khi với những gì mà số liệu đã chứng minh, rõ ràng là mạng xã hội cũng như internet nói chung luôn tồn tại 2 mặt “tốt” và “xấu” và mặt “xấu” dường như đang lấn át, bản thân các bên liên quan như cơ quan quản lý và chính chủ sở hữu các nền tảng cần phải có biện pháp phù hợp.

Việc hạn chế hay thậm chí là cấm sử dụng mạng xã hội (Social Network) đối với một số độ tuổi nhất định có thể là giải pháp hữu hiệu, tuy nhiên làm thế nào để vừa xác minh được danh tính của người dùng vừa đảm bảo tính bảo mật về dữ liệu hay quyền riêng tư?

Đây là lúc các khung bảo mật dữ liệu quốc gia trở nên có giá trị, vừa để tăng thêm sức nặng pháp lý đối với việc chia sẻ dữ liệu trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội, vừa để khuyến khích một cách tiếp cận mang tính phối hợp và cộng tác nhiều hơn từ các doanh nghiệp sở hữu nền tảng.

Tuy nhiên, dù các quy định được đưa ra có thể là gì, việc để các bên liên quan như các bậc cha mẹ hay thậm chí là bản thân trẻ em (người dùng) tham gia vào và có ý kiến là rất cần thiết.

Một khảo sát gần đây của Pew chỉ ra rằng có đến 54% người Mỹ ở độ tuổi 50–64 ủng hộ việc cấm TikTok, so với 29% ở những người dưới 50 tuổi.

Tóm lại, dù là cấm hay hạn chế thì việc thực thi một cách ép buộc mà không có sự đồng ý của người dùng và bậc cha mẹ sẽ có thể mang lại nhiều tác dụng ngược.

Dữ liệu người dùng cần được kiểm soát một cách chặt chẽ hơn.

Liên quan đến việc giảm sự tác động tiêu cực của mạng xã hội đến người dùng, cách dữ liệu của người dùng được thu thập, lưu trữ và sử dụng là một trong những yếu tố cốt lõi.

Các nền tảng mạng xã hội cần minh bạch nhiều hơn, cho phép các bên thứ ba (nhà nghiên cứu và cơ quan quản lý) truy cập và theo dõi, có như thế thì các giải pháp được đưa ra mới sát với thực tế.

Các quy định mới về minh bạch dữ liệu, chẳng hạn như Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số của liên minh châu Âu (EU) gần đây theo đó là một bước đi đúng hướng.

Không chỉ ở châu Âu mà nhiều khu vực khác trên toàn cầu cũng nên tiếp cận theo cách tương tự nếu muốn tương lai của các nền tảng mạng xã hội trở nên an toàn và hữu ích hơn.

Chủ sở hữu của các nền tảng mạng xã hội cần có trách nhiệm nhiều hơn.

Cuối cùng, để mạng xã hội thực là một nơi an toàn không chỉ cho trẻ em mà còn với tất cả người dùng, bản thân các doanh nghiệp sở hữu nền tảng cần có trách nhiệm nhiều hơn với người dùng và cộng đồng.

Các tiêu chuẩn mới về sự an toàn và sức khỏe tâm thần cần được đưa ra, các dữ liệu về trẻ em phải được kiểm soát chặt hơn, cũng như các thuật toán cần minh bạch nhiều hơn.

Trong khi các tiêu chuẩn pháp lý mới và quản trị rủi ro với mạng xã hội còn khá non trẻ, đây là cơ hội lớn để xem xét về mặt ý nghĩa xã hội và triển vọng đầu tư, đến cả sự tin cậy và an toàn trực tuyến.

Từ người dùng, bậc cha mẹ, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp hay các tổ chức liên quan khác đều cần phải có trách nhiệm trong việc định hình tương lai của mạng xã hội.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok là nguồn cấp tin tức phổ biến nhất cho người dùng từ 12-15 tuổi

Không chỉ là mạng xã hội video, TikTok hiện là nguồn cấp tin tức hay nội dung phổ biến nhất cho nhóm người dùng từ 12 đến 15 tuổi.

TikTok là nguồn cấp tin tức phổ biến nhất cho người dùng từ 12-15 tuổi
TikTok là nguồn cấp tin tức phổ biến nhất cho người dùng từ 12-15 tuổi

Theo đó, bỏ qua những yếu tố độc hại của nền tảng, nghiên cứu mới đây cho thấy TikTok đã vượt qua các nền tảng khác như Facebook hay Instagram để trở thành nguồn cấp tin tức phổ biến nhất.

Báo cáo mới nhất của Ofcom (Cơ quan quản lý truyền thông của Anh) về mức tiêu thụ nội dung tin tức (news consumption) ở Vương quốc Anh cho thấy mạng xã hội TikTok là nguồn cung cấp tin tức được sử dụng nhiều nhất trên tất cả các nền tảng dành cho nhóm người dùng thiếu niên từ 12-15 tuổi, tiếp theo là YouTube và Instagram.

Một trong những thứ khiến TikTok trở nên phổ biến và có sức lan truyền cao đó là thuật toán phân phối nội dung trên nền tảng. Thuật toán của TikTok, vốn khác với các mạng xã hội khác như Facebook, tập trung vào việc cá nhân hoá video theo từng sở thích của người dùng, đồng thời chủ động đề xuất các video xu hướng mới mà người dùng có thể thích (dựa trên các tài khoản tương tự).

Nghiên cứu cho thấy rằng đối với trẻ em từ 12-15 tuổi, TikTok hiện là nguồn cấp tin tức được sử dụng nhiều nhất trên tất cả các nền tảng với 28%, tiếp theo là YouTube và Instagram với 25% cho mỗi nền tảng.

Ofcom nhận thấy rằng những người trẻ từ 16 đến 24 tuổi (Gen Z) có khả năng xem tin tức qua mạng xã hội trên điện thoại của họ cao hơn 30% so với Gen X và Gen Y và cũng có nhiều khả năng xem tin tức trực tuyến hơn.

Nghiên cứu cho thấy những người trẻ tuổi này cũng ít truy cập các trang web tin tức truyền thống hơn (6% so với 26%) khi so sánh với người lớn và có nhiều khả năng truy cập mạng xã hội hơn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng TikTok với tư cách là một nguồn cấp tin tức đã trở nên phổ biến hơn đối với người lớn, cứ 10 người lớn thì có 1 người sử dụng nó để cập nhật tin tức.

Đối với người lớn, nghiên cứu tiết lộ rằng tin tức truyền hình (TV) là nguồn phổ biến nhất, được sử dụng bởi 70% người trưởng thành ở Vương quốc Anh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Chiến lược YouTube 2023: Một vài Insights mới mà Marketers cần biết

Để có thể giúp người làm marketing có nhiều thông tin hơn khi xây dựng chiến lược trên YouTube trong 2023, Google vừa chia sẻ một số insights mới.

Chiến lược YouTube 2023: Một vài Insights mới mà Marketers cần biết
Chiến lược YouTube 2023: Một vài Insights mới mà Marketers cần biết

Khi mọi người thuộc mọi thế hệ, dù là Gen X, Gen Y hay Gen Z hiện đang dành ít thời gian hơn để xem TV và thay vào đó dành nhiều thời gian hơn để trực tuyến (trung bình mỗi người dùng sử dụng từ 2-3h mỗi ngày để trải nghiệm các nền tảng mạng xã hội), các nền tảng xem video như YouTube đang là lựa chọn thay thế hàng đầu.

Người xem đến với YouTube vì nhiều lý do: từ để giải trí, xem video mới từ những nhà sáng tạo nội dung mà họ yêu thích, hay thậm chí là học một cái gì đó mới.

Theo nghiên cứu mới đây từ Google và Carat (Media Agency), người dùng cũng đến với YouTube để theo dõi lại các sự kiện đã phát trước đó, tham khảo các ý kiến phân tích của các chuyên gia và hơn thế nữa.

Đối với người dùng Gen Z (nhóm người dùng đông đảo và tích cực nhất trên mạng xã hội), các nghiên cứu cho thấy nhóm đối tượng này đến với YouTube vì những nhà sáng tạo (Content Creator) mà họ yêu thích.

Như bạn có thể thấy, dù là người dùng đến với YouTube hay bất cứ nền tảng mạng xã hội nào khác vì lý do gì, với tư cách là người làm marketing, khi thấu hiểu đối tượng mục tiêu là gốc rễ của mọi chiến dịch thành công, việc có được các thông tin về cách họ sử dụng nền tảng là vô cùng cần thiết.

Dưới đây là một số insights quan trọng đó.

Coi trọng các xu hướng văn hóa.

Cũng tương tự như một số nền tảng mạng xã hội khác, YouTube cho phép người dùng trở thành trung tâm của các xu hướng văn hoá và truyền thông trên nền tảng.

YouTube mang đến những cơ hội để các thương hiệu hiểu được hành vi, sở thích và xu hướng văn hóa của đối tượng mục tiêu, sau đó sử dụng những hiểu biết này để lập bản đồ hành trình khách hàng (Customer Journey) và tối ưu hóa hiệu suất của chiến dịch ở mọi giai đoạn có trong hành trình mua hàng.

YouTube có sức ảnh hưởng lớn nhất với nhóm người dùng Gen Z, 68% thế hệ này (theo khảo sát của Google) đồng ý rằng các nhà sáng tạo chính là lý do khiến họ tiếp tục quay lại với YouTube.

Là một marketer, điều này có nghĩa là, thay vì chỉ tập trung xuất bản nội dung từ phía thương hiệu, bạn cần kết nối với những nhà sáng tạo hay người có ảnh hưởng (Influencer) để thúc đẩy nhiều hơn nữa các mối liên hệ có ý nghĩa với khách hàng.

Sức mạnh của cộng đồng là chìa khoá.

Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, yếu tố cộng đồng (bao gồm cả các nhóm cộng đồng nhỏ) luôn mang một ý nghĩa lớn trong việc xây dựng thương hiệu.

Người tiêu dùng giờ đây không chỉ tương tác đơn lẻ với thương hiệu, mà dưới sức ảnh hưởng của các nền tảng mạng xã hội, họ cũng coi trọng ý kiến của các cộng đồng người dùng khác, đặc biệt là những cộng đồng mà họ tin tưởng.

Cộng đồng người sáng tạo trên YouTube cũng hoạt động theo cách tương tự, đó chính là cách để các thương hiệu đưa nội dung của mình đến với khách hàng mục tiêu một cách có ý nghĩa nhất.

Lời khuyên cho các thương hiệu là luôn xuất hiện ở những nơi mà khách hàng của mình có mặt và phản ứng lại với họ theo những gì thực sự quan trọng với họ.

Tiếp cận chính xác theo từng ngách cụ thể.

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, mọi người truy cập YouTube để tương tác với các chủ đề mà họ đam mê và tìm kiếm các quan điểm khác nhau.

YouTube không chỉ là nơi để giải trí; người dùng còn sử dụng nó để mở rộng cách họ nhìn nhận thế giới và suy nghĩ về các vấn đề mà họ quan tâm.

Là thương hiệu, thay vì tìm cách tiếp cận họ bằng những thông điệp chung chung và không rõ ràng, hãy xác định các chủ đề chính mà khách hàng thực sự quan tâm và có liên quan đến thương hiệu, sau đó tìm cách đào sâu các chủ đề đó.

Trong bối cảnh mới, bạn cần nhớ rằng, vai trò của bạn không chỉ là bán hàng mà còn tạo ra các cảm xúc và kết nối, những thứ có thể giúp hình thành ý định mua hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bộ TT&TT: Sẽ xử lý mạnh các tài khoản mạng xã hội hay kênh nội dung vi phạm

Nhiều nội dung mới được bổ sung tại Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP, đang được Bộ Thông tin và Truyền thông lấy ý kiến.

Bộ TT&TT: Sẽ xử lý mạnh các tài khoản mạng xã hội hay kênh nội dung vi phạm
Bộ TT&TT: Sẽ xử lý mạnh các tài khoản mạng xã hội hay kênh nội dung vi phạm

Tại tờ trình dự thảo Nghị định trình Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết ngày 7/7/2023, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 5032/VPCP-KGVX thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tưởng Trần Lưu Quang, yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế bảo đảm chất lượng, theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Thủ tướng trong tháng 10/2023.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế dựa trên dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung đã trình Chính phủ và bổ sung thêm một số nội dung mới để phù hợp với thực tiễn quản lý, không phát sinh thêm chính sách mới.

Các nội dung mới được bổ sung vẫn thuộc 06 chính sách đã được phê duyệt tại Nghị quyết số 193/NQ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ (theo trình tự, thủ tục của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật).

XÁC THỰC TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG MẠNG XÃ HỘI QUA SỐ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

Nội dung đầu tiên được đề xuất bổ sung trong dự thảo nghị định thay thế là bổ sung quy định xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội qua số điện thoại di động tại Việt Nam.

Tại điểm a khoản 2 Điều 26 Luật An ninh mạng đã có quy định các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm “Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số” và “cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng”.

Tuy nhiên, do chưa có quy định hướng dẫn Luật An ninh mạng về nội dung này nên các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp mạng xã hội trong và ngoài nước chưa thể triển khai quy định này.

Do vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng cần thiết phải bổ sung quy định mạng xã hội trong nước và ngoài nước cung cấp xuyên biên giới tại Việt Nam phải xác thực tài khoản người dùng qua số điện thoại di động tại Việt Nam khi đăng ký thiết lập tài khoản mạng xã hội.

Quy định này có tính khả thi khi hiện nay đa phần các mạng xã hội trong và ngoài nước đều đã yêu cầu xác thực bằng số điện thoại người dùng. Việc bổ sung quy định này sẽ cụ thể hóa hình thức này và tạo sự đồng bộ trong việc xác thực người dùng đối với cả mạng xã hội trong và ngoài nước.

Cũng liên quan đến người dùng Internet, dự thảo bổ sung quy định khóa tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung.

Cơ quan soạn thảo cho biết, bên cạnh việc bổ sung quy định tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cung cấp thông tin trên mạng phải thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật, thì việc đề xuất bổ sung thêm quy định yêu cầu các mạng xã hội trong nước và xuyên biên giới tạm khóa hoặc khóa vĩnh viễn các tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung thường xuyên vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng an ninh quốc gia.

Quy định này sẽ giúp giải quyết cơ bản nguồn vi phạm, cũng như giảm thời gian và nguồn lực của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện chặn gỡ từng nội dung vi phạm như hiện nay.

Bên cạnh đó là bổ sung biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ Internet đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật. Đây là biện pháp xử lý nhanh với những cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ internet để cung cấp nội dung chống phá Đảng và Nhà nước trên môi trường mạng, nhất là sử dụng dịch vụ livestream trên các mạng xã hội.

Theo đó, dự thảo bổ sung quy định yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet ngừng hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ Internet đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ Internet để cung cấp nội dung vi phạm pháp luật trên không gian mạng, theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung quy định yêu cầu mạng xã hội trong nước và mạng xã hội xuyên biên giới phải cung cấp công cụ tìm kiếm, rà quét nội dung trên nền tảng mạng xã hội của mình theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông để tăng hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trên không gian mạng.

ĐƠN GIẢN HÓA ĐIỀU KIỆN CẤP PHÉP CUNG CẤP DỊCH VỤ GAME ONLINE

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết ngày 26/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1994/QĐ-TTg Phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2020-2025, trong đó có phương án bãi bỏ toàn bộ thủ tục hành chính về cấp phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng và cấp chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng.

Vì vậy, tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ trình Chính phủ tại Tờ trình số 119/TTr-BTTTT ngày 29/12/2021, cơ quan soạn thảo đã thực hiện việc bỏ các điều kiện về kỹ thuật, thủ tục liên quan đến cấp giấy phép G1, cấp giấy chứng nhận G2, G3, G4 và chỉ giữ lại thủ tục cấp Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1 (đối với từng game) nhưng có điều chỉnh tên của thủ tục thành giấy phép phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng đối với từng game; cấp giấy xác nhận thông báo đối với G2, G3, G4 nhưng có điều chỉnh tên của thủ tục thành giấy chứng nhận đăng ký phát hành G2, G3, G4, đồng thời có bổ sung các điều kiện về kỹ thuật trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phát hành game G1 và cấp giấy chứng nhận đăng ký phát hành G2, G3, G4.

Tuy nhiên, qua rà soát thực tế, cơ quan soạn thảo nhận thấy mặc dù dự thảo Nghị định đã cắt bỏ, không quy định các điều kiện, thủ tục liên quan đến cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 và Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2,G3, G4 trên mạng nhưng lại gộp các điều kiện này vào hồ sơ cấp Giấy phép phát hành đối với từng game tại dự thảo Nghị định.

Điều này sẽ khiến doanh nghiệp phải kê khai lặp đi lặp lại về các điều kiện về tài chính, nhân sự, kỹ thuật, hệ thống thanh toán phục vụ việc phát hành game, trong khi đó đối với các quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP thì doanh nghiệp chỉ phải khai báo 01 lần.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng như vậy, vô hình chung sẽ lại tăng thêm điều kiện, làm phát sinh thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tiếp tục duy trì hai loại giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, gồm: Giấy phép/Giấy chứng nhận cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng G1/G2,G3, G4 (giúp cơ quan quản lý tiền kiểm điều kiện hạ tầng, kỹ thuật của doanh nghiệp) và Quyết định/Giấy xác nhận phát hành cho trò chơi G1/G2,G3,G4 để thẩm định, kiểm ra nội dung, kịch bản của trò chơi trước khi phát hành ra thị trường (sau khi doanh nghiệp đã có giấy phép/giấy chứng nhận) sẽ phù hợp hơn với thực tế quản lý hiện nay.

Do đó, cơ quan soạn thảo đề xuất vẫn giữ nguyên quy định cấp 02 loại Giấy phép như hiện nay, nhưng có chỉnh sửa, loại bỏ một số điều kiện để vẫn đảm bảo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng tại Quyết định số 1994/QĐ-TTg.

Đồng thời, bổ sung quy định về phân cấp cho Sở Thông tin và Truyền thông địa phương thực hiện các thủ tục hành chính về cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng và Giấy xác nhận phát hành cho trò chơi G2, G3, G4 trên mạng để tăng cường và nâng cao vai trò quản lý của địa phương đối với lĩnh vực này.

Liên quan đến lĩnh vực trò chơi trực tuyến, dự thảo bổ sung quy định không cấp phép cho dòng game bài giải trí. Cụ thể là không cấp phép đối với trò chơi điện tử trên mạng có nội dung, kịch bản mô phỏng các trò chơi có thưởng trong các cơ sở kinh doanh casino, các trò chơi sử dụng hình ảnh lá bài vào dự thảo Nghị định thay thế.

MẠNG XÃ HỘI CÓ GIẤY PHÉP MỚI ĐƯỢC CUNG CẤP DỊCH VỤ LIVESTREAM

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết hiện nay, trên các mạng xã hội trong nước và mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam xuất hiện tính năng “livestream” là tính năng cho phép tài khoản mạng xã hội truyền tải trực tuyến video theo thời gian thực.

Thực tế cho thấy đây là hình thức thông tin tác động, ảnh hưởng nhanh tới xã hội, cơ quan soạn thảo nhận thấy cần phải bổ sung quy định để quản lý tính năng này, bao gồm:

Thứ nhất, chỉ các mạng xã hội có Giấy phép mạng xã hội (tổ chức, doanh nghiệp trong nước) hoặc có thông báo hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông (tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới tại Việt Nam) mới được cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (livestream);

Thứ hai, các hoạt động chuyên ngành cung cấp dưới hình thức livestream phải tuân thủ quy định về pháp luật chuyên ngành.

Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người dùng mạng xã hội, và đảm bảo quy định được thực hiện công bằng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Theo đó, (1), mạng xã hội phải công khai mô tả quy trình, phương thức phân phối nội dung trên nền tảng của mình để người dùng được biết và cân nhắc sử dụng (đây là một trong những tính năng của sản phẩm, các mạng xã hội cần phải minh bạch hóa tính năng sản phẩm khi cung cấp đến người dùng); (2), mạng xã hội (Social Network) phải có bộ phận tiếp nhận, xử lý các khiếu nại của người dùng; (3), bổ sung quy định bảo vệ trẻ em khi sử dụng mạng xã hội.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng bổ sung quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương tham gia quản lý không gian mạng.

Đồng thời không quy định nội dung liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP để chuyển sang dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) và Nghị định mới hướng dẫn Luật Viễn thông.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Thuật toán LinkedIn: LinkedIn cập nhật thuật toán đề xuất nội dung mới 2023

Nhằm mục tiêu tối đa hoá mức độ tương tác trên nền tảng, mạng xã hội LinkedIn vừa cập nhật thuật toán đề xuất nội dung mới (cập nhật 2023). Dưới đây là toàn bộ các thông tin mà MarketingTrips có được về cách thuật toán của LinkedIn hoạt động.

LinkedIn cập nhật thuật toán đề xuất nội dung mới 2023
LinkedIn cập nhật thuật toán đề xuất nội dung mới 2023

LinkedIn là một trong những nền tảng truyền thông mạng xã hội mới nhất bổ sung thuật toán đề xuất nội dung mới trong đó ưu tiên hiển thị nội dung từ những người dùng không nằm trong mạng lưới kết nối (Connection).

Theo giải thích của LinkedIn:

“Trong năm 2022, nền tảng của chúng tôi đã chứng kiến mức tăng gấp 2 lần số người dùng tham gia tương tác với các bài đăng chia sẻ kiến thức, ý tưởng hay hỗ trợ.

Có rất nhiều cuộc trò chuyện ý nghĩa và nhiều giá trị diễn ra trên LinkedIn, nhưng thật khó để có thể biết được bạn đang bỏ lỡ điều gì trừ khi bạn chọn theo dõi các cuộc trò chuyện đó.

Để giúp bạn khám phá các nội dung trên LinkedIn một cách phù hợp hơn, chúng tôi đang thử nghiệm thuật toán đề xuất nội dung trên LinkedIn mới 2023, trong đó sẽ đề xuất các bài đăng (Suggested Posts) từ những người dùng hay tài khoản mới trong Nguồn cấp dữ liệu (Feed) của bạn.

Với các bài đăng được đề xuất, chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để tìm hiểu các xu hướng nội dung liên quan đến lĩnh vực của từng người dùng để từ đó đưa ra các cuộc trò chuyện phù hợp và mang lại nhiều giá trị.”

Ví dụ về cách thuật toán đề xuất nội dung của linkedIn hoạt động.
Ví dụ về cách thuật toán đề xuất nội dung của linkedIn hoạt động.

Như bạn có thể thấy trong ví dụ trên, các bài đăng được đề xuất sẽ xuất hiện với nhãn ‘Được đề xuất’ (Suggested) trong nguồn cấp dữ liệu của bạn, thuật toán đề xuất của LinkedIn sẽ dựa trên những nội dung mà bạn có thể quan tâm nhất.

Nói đến các thuật toán đề xuất nội dung, TikTok là cái tên không thể bỏ qua. Trên TikTok, trọng tâm chính là nội dung (Content) chứ không phải những người bạn chọn theo dõi, điều này cho phép thuật toán của TikTok làm nổi bật và lan truyền nhanh những nội dung đang hoạt động hiệu quả nhất trên khắp nền tảng, trái ngược với việc hạn chế nội dung dựa trên các cài đặt thủ công của người dùng.

Trước linkedIn, mạng xã hội Facebook hay Twitter cũng đã áp dụng thuật toán này. Theo dữ liệu mới nhất từ Twitter, có đến 50% nội dung xuất hiện trên Nguồn cấp dữ liệu là nội dung từ các tài khoản mới mà người dùng chưa chọn theo dõi.

Trong khi thuật toán đề xuất nội dung mới của LinkedIn có thể “làm phiền” không ít người dùng, các bài đăng của các tài khoản cá nhân lẫn doanh nghiệp (Company Page) có thể có thêm cơ hội để được xem nhiều hơn, tương tác nhiều hơn.

Một số thông tin khác mà các nhà sáng tạo nội dung số và thương hiệu cần biết về thuật toán của LinkedIn.

Thuật toán mới của LinkedIn đang tìm cách giải quyết vấn đề gì?

Về tổng thể, lượng người dùng của mạng xã hội LinkedIn vẫn không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây. Lượng nội dung được chia sẻ tăng 42% mỗi năm, nội dung được xem tăng 27% và hiện cứ mỗi 1 giây có 3 người dùng đăng ký mới ứng dụng.

Trong suốt thời kỳ đại dịch, các bài đăng trên LinkedIn của mọi người trở nên cá nhân hơn nhiều. Thay vì các bài đăng chỉ nói về công việc hay chuyện công sở như trước kia, các nội dung giờ đây bao gồm cả về nhà cửa, quan điểm sống, hình ảnh gia đình, cuộc sống cá nhân và hơn thế nữa.

Bên cạnh đó, không ít người dùng hiện đang tìm cách để đánh lừa thuật toán với mục tiêu có nhiều lượt thích (Like) hơn, nhiều người theo dõi (Follower) hơn hay có nhiều tương tác hơn với các bài đăng hơn.

Như là điều tất yếu, người người dùng chuyên nghiệp trên LinkedIn đang phàn nàn về cách họ trải nghiệm nền tảng, họ muốn LinkedIn là LinkeIn trước kia, là nền tảng thiên về yếu tố chuyên môn, công việc, mạng lưới chia sẻ của các chuyên gia, học tập kỹ năng và hơn thế nữa.

Đứng trước bối cảnh này, LinkedIn đang tìm cách thay đổi thuật toán của mình nhiều hơn, thay vì ưu tiên các nội dung “có vẻ được lan truyền”, LinkeIn tập trung vào tính hữu ích và chuyên nghiệp vốn có.

Thuật toán của LinkedIn sẽ hướng đến những thay đổi trên nguồn cấp dữ liệu (News Feed).

1. Nếu bạn đăng bài trên LinkedIn, những người theo dõi bạn sẽ có nhiều khả năng hơn để thấy bài đăng của bạn.

Theo LinkedIn, người dùng LinkedIn cho biết rằng họ thấy có giá trị nhất khi nội dung được đăng dựa trên kiến thức và lời khuyên, và họ cũng thấy nó có giá trị nhất khi nội dung đó đến từ những người họ biết và quan tâm.

2. Các bài đăng chia sẻ “kiến thức và lời khuyên” sẽ được ưu tiên nhiều hơn trên toàn nền tảng.

Thuật toán mới của LinkedIn hiện đang đánh giá liệu một bài đăng nào đó có chứa kiến thức và lời khuyên hay không, sau đó nền tảng sẽ ưu tiên hiển thị bài đăng đó cho những người dùng khác muốn tìm kiếm những thông tin phù hợp và hữu ích.

Mục tiêu chính của LinkedIn không phải là “đẩy” các bài đăng có nhiều tương tác, thay vào đó sẽ hướng tới việc giúp các thành viên trên nền tảng làm việc hiệu quả hơn và thành công hơn từ những kiến thức và thông tin có giá trị.

‘Kiến thức và lời khuyên’ là kim chỉ nam trong thuật toán mới của LinkedIn.

Được xem là điểm mới trong thuật toán, đây là điều khiến LinkedIn khác biệt với các nền tảng mạng xã hội khác, nếu thuật toán của TikTok về bản chất là ưu tiên các nội dung có nhiều tương tác (nhiều view), LinkedIn là hướng đến yếu tố giá trị và kiến thức.

Một câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào LinkedIn có thể xác định được một bài đăng nào đó là có chứa kiến thức và lời khuyên hay làm thế nào để kiểm chứng các kiến thức và lời khuyên đó là có tính xác thực.

Trong khi LinkedIn không đưa ra chính xác cách hệ thống đánh giá và phân phối nội dung (cũng tương tự như cách Google nói về thuật toán xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm, mọi thứ chưa bao giờ là rõ ràng), dưới đây là một số điểm chính mà LinkedIn sử dụng:

1. Bài đăng hướng đến một nhóm đối tượng độc giả riêng biệt.

Theo giải thích của LinkedIn, sẽ khó có một loại nội dung nào là phù hợp với tất cả mọi người, với từng bài đăng nhất định, hệ thống của LinkedIn sẽ đánh giá xem nội dung có trong bài đăng thực sự liên quan đến ai?

Nếu bạn đăng về hình ảnh gia đình, có thể nó chỉ hợp với những người thân quen của bạn, họ hàng hay người thân của bạn. Hoặc nếu bạn đăng về Marketing, tất cả những ai quan tâm đến marketing đều có thể được tiếp cận.

Lời khuyên dành cho những nhà sáng tạo nội dung hay thương hiệu là, hãy nghĩ xem bạn có thể cung cấp loại kiến thức nào để giúp đỡ mọi người. Đó là cách bạn có thể tự giúp nội dung của mình được đẩy đi và tiếp cận đúng đối tượng.

2. Ai là tác giả của các bài đăng.

Khi bạn đăng nội dung nào đó lên LinkedIn, thuật toán của LinkedIn hiện không chỉ đánh giá giá trị hay nội dung của các bài đăng của bạn.

Nó cũng sẽ đánh giá cả những người viết ra nó, liệu bạn có phải là người có chuyên môn hay sự uy tín về các chủ đề bạn viết hay không?

Nếu bạn không phải là một chuyên gia về tuyển dụng, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đăng trên LinkedIn về cách trở thành một nhà tuyển dụng thành công? Rõ ràng người dùng của LinkedIn không có bất cứ cơ sở nào để có thể tin tưởng về những nội dung từ người này.

3. Bài đăng có “những bình luận có ý nghĩa.”

Trước đây, thuật toán của LinkedIn sẽ ưu tiên cho các bài đăng có nhiều bình luận (số lượng tương tác). Kết quả là, một số người dùng đã lợi dụng điều này để bài đăng của họ được đẩy đi xa hơn, được “Viral” hơn.

Cũng chính bởi vậy, LinkedIn hiện sẽ tìm cách để ngăn chặn điều này trên nền tảng.

Giờ đây, LinkedIn sẽ ưu tiên cho những bài đăng nhận được cái mà nền tảng gọi là “những bình luận có ý nghĩa”. Điều này có nghĩa là mọi bình luận kiểu “tuyệt vời!” hoặc “rất đúng!” sẽ trở nên vô giá trị — thay vào đó nội dung được viết trong bình luận mới là yếu tố đóng vai trò chính.

LinkedIn cũng đang đánh giá xem những người bình luận này là ai, họ là những tài khoản mới, có ít kết nối (connections) hay là những chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể nào đó.

Bạn cứ hình dung thế này, nếu dưới một bài đăng về chủ đề quảng cáo, việc nhiều bình luận đến từ các chuyên gia trong ngành quảng cáo sẽ là một dấu hiệu tích cực để thuật toán đánh giá.

Việc người đăng bài thường xuyên trả lời các nhận xét về bài đăng của họ cũng là một dấu hiệu tích cực và có thể khiến bài đăng được chú ý nhiều hơn.

4. Thuật toán của LinkedIn cũng sẽ ưu tiên các bài đăng có chứa một góc nhìn hay nhận thức mới mẻ.

LinkedIn hiện đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân loại các bài đăng thành các danh mục khác nhau — chẳng hạn như bao gồm việc liệu bài đăng đó có chứa ý kiến và/hoặc lời khuyên hữu ích hay không.

Liệu nó đang cung cấp những thông tin chung chung vốn đã xuất hiện nhiều nơi hay là đưa ra những góc nhìn mới mẻ về một chủ đề nào đó, kèm với đó là những bài học hay lời khuyên có giá trị.

Nếu bạn đăng một tấm hình quảng cáo cũ, LinkedIn sẽ hiển thị nó cho ít người hơn. Nhưng nếu bạn đính kèm với nó là những chia sẻ mới đầy thú vị, mọi thứ có thể sẽ khác.

Về bản chất, LinkedIn thực sự đang đánh giá cao khả năng tự do sáng tạo và yếu tố cá tính (nhân cách) của người dùng.

LinkedIn có quan điểm như thế nào về cái gọi là bài đăng chất lượng?

Với hầu hết những người dùng mạng xã hội (bao gồm cả cá nhân và tổ chức), họ đa phần muốn có nhiều lượt thích và theo dõi hơn, nhiều tương tác hơn. Họ coi đó là một công cụ để xây dựng thương hiệu và thúc đẩy hiệu suất kinh doanh.

Tuy nhiên, LinkedIn lại muốn người dùng nghĩ khác đi. Thay vì phải tiếp cận nhiều người, bạn nên tập trung vào đúng người và đúng giá trị.

Đó cũng là lý do chính tại sao, hệ thống hay thuật toán của LinkedIn sẽ không ưu tiên cho cái gọi là “lan truyền” hay cả việc ưu tiên cho các bài đăng có nhiều lượt tương tác.

LinkedIn muốn người dùng xem đây là nơi họ có thể được học thêm nhiều thứ mới, thiết lập những mối quan hệ chuyên nghiệp hơn là các cuộc trò chuyện cá nhân hay “đánh bóng tên tuổi” từ các lượt tương tác vốn không mang lại nhiều ý nghĩa đích thực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Twitter kiện Meta ăn cắp bí quyết thương mại khi xây dựng Threads

Luật sư đại diện của Elon Musk cáo buộc mạng xã hội Threads Instagram của Meta đánh cắp bí mật thương mại của Twitter.

Twitter kiện Meta ăn cắp bí quyết thương mại khi xây dựng Threads
Twitter kiện Meta ăn cắp bí quyết thương mại khi xây dựng Threads

Chỉ vài giờ sau khi Meta ra mắt mạng xã hội Threads, ứng dụng được kỳ vọng sẽ “vượt mặt” Twitter vốn đang gặp khó khăn dưới sự điều hành của Elon Musk, luật sư của Elon Musk cáo buộc Meta “đánh cắp bí mật thương mại và sở hữu trí tuệ của Twitter”.

Cáo buộc được đưa ra trong bức thư gửi Giám đốc điều hành (CEO) của Meta là Mark Zuckerberg, và được đăng tải trên trang tin Semafor ngày 6-7.

Bức thư cũng chỉ trích Meta thuê mướn “hàng chục cựu nhân viên của Twitter đã và vẫn tiếp tục tiếp cận được những bí mật thương mại và những thông tin tối mật khác của Twitter”.

Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ sau khi ra mắt hôm 5-7, đã có hơn 30 triệu lượt người đăng ký ứng dụng Instagram Threads để sử dụng.

Điều này khiến Threads trở thành đối thủ “nặng ký nhất” từ trước đến nay đối với Twitter, trong bối cảnh mạng xã hội có quy mô lớn nhất thế giới này đang phải nỗ lực vực dậy công việc kinh doanh.

Trên tài khoản Threads của mình, CEO Mark Zuckerberg nhận định số tài khoản đăng ký sử dụng ứng dụng mới này trong thời gian tới có thể lên tới hơn 1 tỷ người. Trong khi đó, Twitter cho biết mạng xã hội này hiện chỉ có hơn 200 triệu người dùng mỗi ngày.

Nhà phân tích Jasmine Engberg từ cơ quan nghiên cứu Insider Intelligence nhận định Threads chỉ cần đạt được lượng người sử dụng chiếm 25% số người dùng hằng tháng của Instagram là có thể ngang với quy mô người dùng của Twitter.

“Người dùng Twitter rất muốn có một nền tảng mạng xã hội mới và Elon Musk đã trao cho Mark Zuckerberg một sự khởi đầu cho mong muốn như vậy.”

Dưới sự điều hành của tỉ phú Elon Musk, Twitter đã vấp phải một số khó khăn trong việc giữ chân người dùng và các hãng quảng cáo lớn do chính sách kiểm duyệt nội dung cùng với một số quyết định khác liên quan đến nhân sự và cắt giảm chi phí.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Thuật toán LinkedIn: Đây là cách LinkedIn đánh giá bài đăng

Cũng tương tự như bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào khác, LinkedIn cũng thường xuyên cập nhật mới thuật toán để phù hợp với bối cảnh mới, cùng MarketingTrips khám phá những thay đổi trong thuật toán của LinkedIn trong bài viết này.

Thuật toán LinkedIn
LinkedIn thay đổi thuật toán: Đây là cách LinkedIn đánh giá bài đăng

Để mở đầu cho những cập nhật thuật toán mới của LinkedIn, Dan Roth, người đứng đầu bộ phận biên tập của LinkedIn cho biết: “Khi mọi thứ trở nên lan truyền (Viral) trên LinkedIn, đó thường là dấu hiệu cho chúng tôi biết rằng chúng tôi cần xem xét lại cách chúng tôi phân phối nội dung trên nền tảng.”

Với các thuật toán được cập nhật mới, trong khi có một số nội dung sẽ được ưu tiên hơn, một số nội dung khác sẽ có ít cơ hội được hiển thị hơn, thậm chí là được liệt kê vào nhóm nội dung vi phạm.

Một số nội dung về thuật toán mới của LinkedIn sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài bai gồm:

  • Những thay đổi lớn trong nguồn cấp dữ liệu (News Feed) của LinkedIn.
  • Làm thế nào bài đăng của doanh nghiệp hay nhà sáng tạo có thể được chú ý nhiều hơn.
  • Tại sao thuật toán của LinkedIn lại tìm cách hạn chế các kiểu nội dung lan truyền.
  • Những ưu tiên mới trong thuật toán đề xuất và phân phối nội dung của LinkedIn.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Thuật toán mới của LinkedIn đang tìm cách giải quyết vấn đề gì?

Về tổng thể, lượng người dùng của mạng xã hội LinkedIn vẫn không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây. Lượng nội dung được chia sẻ tăng 42% mỗi năm, nội dung được xem tăng 27% và hiện cứ mỗi 1 giây có 3 người dùng đăng ký mới ứng dụng.

Trong suốt thời kỳ đại dịch, các bài đăng trên LinkedIn của mọi người trở nên cá nhân hơn nhiều. Thay vì các bài đăng chỉ nói về công việc hay chuyện công sở như trước kia, các nội dung giờ đây bao gồm cả về nhà cửa, quan điểm sống, hình ảnh gia đình, cuộc sống cá nhân và hơn thế nữa.

Bên cạnh đó, không ít người dùng hiện đang tìm cách để đánh lừa thuật toán với mục tiêu có nhiều lượt thích (Like) hơn, nhiều người theo dõi (Follower) hơn hay có nhiều tương tác hơn với các bài đăng hơn.

Như là điều tất yếu, người người dùng chuyên nghiệp trên LinkedIn đang phàn nàn về cách họ trải nghiệm nền tảng, họ muốn LinkedIn là LinkeIn trước kia, là nền tảng thiên về yếu tố chuyên môn, công việc, mạng lưới chia sẻ của các chuyên gia, học tập kỹ năng và hơn thế nữa.

Đứng trước bối cảnh này, LinkedIn đang tìm cách thay đổi thuật toán của mình nhiều hơn, thay vì ưu tiên các nội dung “có vẻ được lan truyền”, LinkeIn tập trung vào tính hữu ích và chuyên nghiệp vốn có.

Thuật toán của LinkedIn sẽ hướng đến những thay đổi trên nguồn cấp dữ liệu (News Feed).

1. Nếu bạn đăng bài trên LinkedIn, những người theo dõi bạn sẽ có nhiều khả năng hơn để thấy bài đăng của bạn.

Theo LinkedIn, người dùng LinkedIn cho biết rằng họ thấy có giá trị nhất khi nội dung được đăng dựa trên kiến thức và lời khuyên, và họ cũng thấy nó có giá trị nhất khi nội dung đó đến từ những người họ biết và quan tâm.

2. Các bài đăng chia sẻ “kiến thức và lời khuyên” sẽ được ưu tiên nhiều hơn trên toàn nền tảng.

Thuật toán mới của LinkedIn hiện đang đánh giá liệu một bài đăng nào đó có chứa kiến thức và lời khuyên hay không, sau đó nền tảng sẽ ưu tiên hiển thị bài đăng đó cho những người dùng khác muốn tìm kiếm những thông tin phù hợp và hữu ích.

Mục tiêu chính của LinkedIn không phải là “đẩy” các bài đăng có nhiều tương tác, thay vào đó sẽ hướng tới việc giúp các thành viên trên nền tảng làm việc hiệu quả hơn và thành công hơn từ những kiến thức và thông tin có giá trị.

‘Kiến thức và lời khuyên’ là kim chỉ nam trong thuật toán mới của LinkedIn.

Được xem là điểm mới trong thuật toán, đây là điều khiến LinkedIn khác biệt với các nền tảng mạng xã hội khác, nếu thuật toán của TikTok về bản chất là ưu tiên các nội dung có nhiều tương tác (nhiều view), LinkedIn là hướng đến yếu tố giá trị và kiến thức.

Một câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào LinkedIn có thể xác định được một bài đăng nào đó là có chứa kiến thức và lời khuyên hay làm thế nào để kiểm chứng các kiến thức và lời khuyên đó là có tính xác thực.

Trong khi LinkedIn không đưa ra chính xác cách hệ thống đánh giá và phân phối nội dung (cũng tương tự như cách Google nói về thuật toán xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm, mọi thứ chưa bao giờ là rõ ràng), dưới đây là một số điểm chính mà LinkedIn sử dụng:

1. Bài đăng hướng đến một nhóm đối tượng độc giả riêng biệt.

Theo giải thích của LinkedIn, sẽ khó có một loại nội dung nào là phù hợp với tất cả mọi người, với từng bài đăng nhất định, hệ thống của LinkedIn sẽ đánh giá xem nội dung có trong bài đăng thực sự liên quan đến ai?

Nếu bạn đăng về hình ảnh gia đình, có thể nó chỉ hợp với những người thân quen của bạn, họ hàng hay người thân của bạn. Hoặc nếu bạn đăng về Marketing, tất cả những ai quan tâm đến marketing đều có thể được tiếp cận.

Lời khuyên dành cho những nhà sáng tạo nội dung hay thương hiệu là, hãy nghĩ xem bạn có thể cung cấp loại kiến thức nào để giúp đỡ mọi người. Đó là cách bạn có thể tự giúp nội dung của mình được đẩy đi và tiếp cận đúng đối tượng.

2. Ai là tác giả của các bài đăng.

Khi bạn đăng nội dung nào đó lên LinkedIn, thuật toán của LinkedIn hiện không chỉ đánh giá giá trị hay nội dung của các bài đăng của bạn.

Nó cũng sẽ đánh giá cả những người viết ra nó, liệu bạn có phải là người có chuyên môn hay sự uy tín về các chủ đề bạn viết hay không?

Nếu bạn không phải là một chuyên gia về tuyển dụng, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đăng trên LinkedIn về cách trở thành một nhà tuyển dụng thành công? Rõ ràng người dùng của LinkedIn không có bất cứ cơ sở nào để có thể tin tưởng về những nội dung từ người này.

3. Bài đăng có “những bình luận có ý nghĩa.”

Trước đây, thuật toán của LinkedIn sẽ ưu tiên cho các bài đăng có nhiều bình luận (số lượng tương tác). Kết quả là, một số người dùng đã lợi dụng điều này để bài đăng của họ được đẩy đi xa hơn, được “Viral” hơn.

Cũng chính bởi vậy, LinkedIn hiện sẽ tìm cách để ngăn chặn điều này trên nền tảng.

Giờ đây, LinkedIn sẽ ưu tiên cho những bài đăng nhận được cái mà nền tảng gọi là “những bình luận có ý nghĩa”. Điều này có nghĩa là mọi bình luận kiểu “tuyệt vời!” hoặc “rất đúng!” sẽ trở nên vô giá trị — thay vào đó nội dung được viết trong bình luận mới là yếu tố đóng vai trò chính.

LinkedIn cũng đang đánh giá xem những người bình luận này là ai, họ là những tài khoản mới, có ít kết nối (connections) hay là những chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể nào đó.

Bạn cứ hình dung thế này, nếu dưới một bài đăng về chủ đề quảng cáo, việc nhiều bình luận đến từ các chuyên gia trong ngành quảng cáo sẽ là một dấu hiệu tích cực để thuật toán đánh giá.

Việc người đăng bài thường xuyên trả lời các nhận xét về bài đăng của họ cũng là một dấu hiệu tích cực và có thể khiến bài đăng được chú ý nhiều hơn.

4. Thuật toán của LinkedIn cũng sẽ ưu tiên các bài đăng có chứa một góc nhìn hay nhận thức mới mẻ.

LinkedIn hiện đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân loại các bài đăng thành các danh mục khác nhau — chẳng hạn như bao gồm việc liệu bài đăng đó có chứa ý kiến và/hoặc lời khuyên hữu ích hay không.

Liệu nó đang cung cấp những thông tin chung chung vốn đã xuất hiện nhiều nơi hay là đưa ra những góc nhìn mới mẻ về một chủ đề nào đó, kèm với đó là những bài học hay lời khuyên có giá trị.

Nếu bạn đăng một tấm hình quảng cáo cũ, LinkedIn sẽ hiển thị nó cho ít người hơn. Nhưng nếu bạn đính kèm với nó là những chia sẻ mới đầy thú vị, mọi thứ có thể sẽ khác.

Về bản chất, LinkedIn thực sự đang đánh giá cao khả năng tự do sáng tạo và yếu tố cá tính (nhân cách) của người dùng.

LinkedIn có quan điểm như thế nào về cái gọi là bài đăng chất lượng?

Với hầu hết những người dùng mạng xã hội (bao gồm cả cá nhân và tổ chức), họ đa phần muốn có nhiều lượt thích và theo dõi hơn, nhiều tương tác hơn. Họ coi đó là một công cụ để xây dựng thương hiệu và thúc đẩy hiệu suất kinh doanh.

Tuy nhiên, LinkedIn lại muốn người dùng nghĩ khác đi. Thay vì phải tiếp cận nhiều người, bạn nên tập trung vào đúng người và đúng giá trị.

Đó cũng là lý do chính tại sao, hệ thống hay thuật toán của LinkedIn sẽ không ưu tiên cho cái gọi là “lan truyền” hay cả việc ưu tiên cho các bài đăng có nhiều lượt tương tác.

LinkedIn muốn người dùng xem đây là nơi họ có thể được học thêm nhiều thứ mới, thiết lập những mối quan hệ chuyên nghiệp hơn là các cuộc trò chuyện cá nhân hay “đánh bóng tên tuổi” từ các lượt tương tác vốn không mang lại nhiều ý nghĩa đích thực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

LinkedIn ra mắt chiến dịch quảng cáo mới hướng đến mảng tuyển dụng

LinkedIn vừa ra mắt chiến dịch quảng cáo mới với tên gọi ‘Find Your In’, hướng mục tiêu trực tiếp đến mảng tìm kiếm việc làm trên nền tảng.

LinkedIn ra mắt chiến dịch quảng cáo mới hướng đến mảng tuyển dụng
LinkedIn ra mắt chiến dịch quảng cáo mới hướng đến mảng tuyển dụng

Với chiến dịch quảng cáo mới, LinkedIn không xuất hiện với tư cách là một mạng xã hội mà là nền tảng tìm kiếm việc làm, nơi các ứng viên có thể tìm thấy nhiều cơ hội để phát triển bản thân và con đường sự nghiệp mơ ước của họ.

Thông qua chiến dịch quảng cáo Find Your In, thông điệp chính của LinkedIn là nền tảng này có thể mở khóa nhiều khả năng mới, do đó, bạn có thể trở thành bất cứ điều gì bạn tưởng tượng hay mơ ước với sự trợ giúp của LinkedIn.

Chiến dịch được bắt đầu với hình ảnh một cô bé đang ở trong một tiệm giặt là. Tuy nhiên, đằng sau bối cảnh hết sức bình thường này lại ẩn chứa nhiều điều hết sức bất ngờ.

Từ một thông báo trên LinkedIn, cô bé bắt đầu tìm thấy cảm hứng của chính mình, nhận ra mình có thể là thứ gì đó rất khác so với nơi mà cô đang ở, cô hoàn toàn có nhiều cơ hội để khai thác tiềm năng tiềm ẩn của chính mình.

Tương lai của cô bé bỗng chốc trở nên sống động hơn, tràn ngập cơ hội hơn và nhiều cách để khám phá hơn.

Không chỉ là mạng xã hội chuyên nghiệp, nơi người dùng có thể tìm thấy những kết nối phù hợp, LinkedIn đang tìm cách để hỗ trợ những người có ảnh hưởng và nhà sáng tạo trên nền tảng, đồng thời giúp người dùng khám phá thêm các cơ hội nghề nghiệp mới.

Chiến dịch sẽ được chạy trên nhiều nền tảng khác nhau trong những tuần tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Mỹ: Mạng xã hội đang tạo ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần trầm trọng

Giới chuyên gia Mỹ mới đây cảnh báo về một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng đối với giới trẻ nước này, mà ở đó, các nền tảng mạng xã hội là một trong những nguyên nhân chính. Sự lan truyền nhanh chóng và khó kiểm soát của các tin tức có nội dung xấu, độc, giả mạo trên không gian mạng đang đặt ra vấn đề về trách nhiệm pháp lý của các hãng công nghệ đối với người dùng.

Mỹ: Mạng xã hội đang tạo ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần trầm trọng
Mỹ: Mạng xã hội đang tạo ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần trầm trọng

Việc sử dụng không an toàn mạng xã hội gây ra những tác động tiêu cực cho người dùng, nhất là với thanh, thiếu niên và trẻ em.

Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, 95% thanh, thiếu niên tại nước này đang sử dụng mạng xã hội, và có tới một phần ba trong số này sử dụng với tần suất liên tục.

Tổng Y sĩ Mỹ Vivek Murthy nhấn mạnh, mạng xã hội ẩn chứa những nội dung cực đoan, độc hại với các em như việc “bình thường hóa” hành vi tự làm hại bản thân hay tự sát.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, các đề xuất từ thuật toán của YouTube đã thúc đẩy việc gửi những video bạo lực và hình ảnh về súng đạn cho trẻ em.

Trong khi đó, theo Ngân hàng TSB của Anh, số vụ lừa đảo trên các nền tảng trực tuyến của Meta, gồm Facebook, WhatsAppInstagram, chiếm tới 80% tổng số vụ lừa đảo theo hình thức mạo danh, mua hàng và đầu tư trên mạng xã hội mà ngân hàng này thống kê.

Trước những số liệu đáng báo động này, một lần nữa, câu chuyện về trách nhiệm của các nền tảng trực tuyến trong kiểm soát chặt chẽ nội dung lại được nhắc đến.

Các hãng công nghệ lớn từng có một thời kỳ đỉnh cao với lợi nhuận và doanh thu vượt trội trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng nổ. Song cũng chính trong giai đoạn này, những nguy cơ tiềm ẩn đối với người dùng mạng lại bộc lộ rõ nét. Chỉ riêng từ tháng 10 đến tháng 12/2020, Facebook đã phải xóa 1,3 tỷ tài khoản giả mạo.

Ý thức được những hệ lụy và mối nguy hiểm từ không gian mạng, hàng loạt quốc gia có bước đi quyết liệt trong quản lý các nền tảng trực tuyến.

Hồi tháng 3/2023, Utah trở thành bang đầu tiên của Mỹ ban hành luật yêu cầu các trang mạng xã hội tăng cường quyền giám sát các tài khoản của người dùng dưới 18 tuổi cho các bậc cha mẹ. Ðộng thái này của Xứ Cờ hoa đã gia tăng áp lực với các nền tảng mạng xã hội trong việc xác minh tuổi của người dùng.

Liên minh châu Âu (EU) thúc đẩy Ðạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA), với các quy định hướng tới cấm hoạt động quảng cáo có chủ đích nhằm vào trẻ em hoặc dựa trên các dữ liệu nhạy cảm như tôn giáo, giới tính; buộc các nền tảng quyết liệt chống thông tin sai lệch…

Nếu không tuân thủ DSA, các công ty công nghệ sẽ phải đối mặt mức phạt lên tới 6% doanh thu toàn cầu. Ở châu Á, trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2023, Indonesia kêu gọi các nước trong khu vực hợp tác chặt chẽ chống tin giả.

Trước sức ép gia tăng từ chính phủ các nước, phần lớn các nền tảng trực tuyến có động thái tăng cường tính minh bạch thông tin, đẩy mạnh việc đóng các tài khoản giả mạo và chặn hành vi lan truyền thông tin sai lệch.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nhiều người vẫn là nạn nhân của các hành vi phạm tội trên không gian mạng, đòi hỏi các nền tảng này cần hành động quyết liệt và có trách nhiệm hơn nữa.

Mới đây, thông tin về việc Twitter quyết định rút khỏi Ðạo luật DSA của EU đã dấy lên không ít tranh cãi. Giới chức EU cho rằng, mức độ lan truyền thông tin sai lệch trên Twitter đang ngày càng gia tăng và gây khó chịu cho người dùng.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc quản lý chặt chẽ các nền tảng trực tuyến, Ủy viên phụ trách lĩnh vực công nghiệp của EU Thierry Breton khẳng định, quy mô hoạt động lớn phải đi kèm với trách nhiệm lớn.

Những án phạt tài chính đối với các mạng xã hội liên quan sai phạm thời gian qua cho thấy mức độ tin cậy của các nền tảng này vẫn còn bấp bênh. Các công ty công nghệ cần tiếp tục thực hiện những chính sách nghiêm ngặt để hướng tới xây dựng môi trường mạng an toàn cho tất cả mọi người, vốn là nhu cầu cấp thiết trong thời đại mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Sẽ loại bỏ YouTube trên Smart TV tại Việt Nam nếu còn nội dung bẩn

Mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, TikTok, YouTube nếu không hợp tác, sẽ bị cấm tại Việt Nam. Ngoài ra, các biện pháp cứng rắn đang được Bộ TT&TT và các cơ quan thực hiện.

Sẽ loại bỏ YouTube trên Smart TV tại Việt Nam nếu còn nội dung bẩn
Sẽ loại bỏ YouTube trên Smart TV tại Việt Nam nếu còn nội dung bẩn

Sáng 27/5, Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), Bộ TT&TT đã tổ chức Hội thảo kết nối mạng lưới quản lý đa kênh (MCN), các công ty truyền thông và nhà sáng tạo nội dung số.

Trong hơn 3 tiếng của buổi làm việc, cơ quan chức năng đã đưa ra những thông điệp cứng rắn đối với việc quản lý nội dung trên các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, TikTok, YouTube.

Nếu không hợp tác, TikTok sẽ bị cấm tại Việt Nam.

Theo ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT, cách đây 1 tuần, cơ quan quản lý nhà nước đã tổ chức đoàn kiểm tra TikTok. Ngay sau đó, đại diện Facebook, YouTube đã hỏi thông điệp của cơ quan Nhà nước với động thái trên.

Nhiều TikToker đặt câu hỏi, liệu Chính phủ có cấm TikTok, Facebook, YouTube không? Cùng với đó, số phận của những Facebooker, YouTuber, TikToker trên các nền tảng sẽ đi về đâu?

Câu trả lời phụ thuộc vào mức độ hợp tác giữa 3 bên: gồm nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới; các KOL; các MCN, công ty truyền thông. Nếu có bên không hợp tác, cơ quan chức năng nhận thấy mạng xã hội là môi trường nguy hiểm, ảnh hưởng xấu, tác động tới xã hội, thì chắc chắn sẽ có biện pháp hạn chế.

Cục trưởng Lê Quang Tự Do lấy 3 ví dụ cụ thể về các trường hợp đăng tải, phát tán nội dung xấu độc trên nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới đã bị chấn chỉnh.

TikToker Nờ Ô Nô cố tình đăng tải clip gây sốc, lợi dụng người già để câu view (lượt xem) lập tức bị xử lý.

Ngày 30/4/2022, một ca sỹ nổi tiếng đăng video ca nhạc có hình ảnh cuối là nhảy từ tầng thượng xuống đất tự tử. Cục PTTH&TTĐT cùng Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT-DL) đã lập tức xử lý. Video tốn gần 30 tỷ đồng để thực hiện, nhưng chỉ trong “1 nốt nhạc” là phải biến mất khỏi YouTube. Ngoài ra, nghệ sỹ còn bị xử phạt tiền.

Cách đây 2 năm, YouTuber Thơ Nguyễn làm clip về kumathong. Bộ TT&TT chỉ đạo Sở TT&TT Bình Dương xử phạt, ngừng ngay hoạt động của kênh. Từ một kênh YouTube gần đạt nút kim cương, giờ kênh coi như đã “chết”.

“Thông điệp của chúng tôi là không gian mạng cũng như đời thật, phải chịu trách nhiệm thật. Nếu các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới không hợp tác với cơ quan quản lý Nhà nước thì sẽ bị ngăn chặn hoạt động tại Việt Nam.

Nếu TikTok không hợp tác với Chính phủ, với cơ quan quản lý trực tiếp là Bộ TT&TT thì chắc chắn nền tảng này sẽ bị cấm”, ông Do nhấn mạnh.

Mặt khác, khi TikTok hợp tác và tuân thủ các quy định pháp luật thì sẽ được tạo điều kiện để hoạt động. Dẫu vậy, chữ “nếu” ở đây rất mong manh, quan trọng là nhận thức và thái độ của các nền tảng xuyên biên giới.

Trong một thời gian dài, nhiều nền tảng xuyên biên giới lớn, cho rằng, họ là các tập đoàn đa quốc gia và có tiêu chuẩn cộng đồng toàn cầu riêng, không tuân thủ quy định pháp luật của nước sở tại. “Tôi xin khẳng định, các nền tảng đó đã phải trả giá đắt. Khi hiểu ra vấn đề, quay lại hợp tác thì đã muộn”, ông Lê Quang Tự Do nói thêm.

Về xử phạt hành chính, tới đây, cơ quan quản lý sẽ phạt theo kiểu chia nhỏ thay vì gộp. Ví dụ, 1 nội dung vi phạm lặp đi lặp lại 10 lần thì không xử phạt 1 lần mà xử 10 lần. Số tiền 20 triệu đồng/lần phạt cứ thế nhân 10 lần.

Ngoài ra, từng có nghệ sỹ quảng cáo sai sự thật, bị xử phạt 50 triệu đồng (mức tối đa). Họ cho rằng, số tiền trên không đáng gì so với lợi nhuận từ hoạt động quảng cáo và sẵn sàng nộp. Nhưng, Bộ TT&TT còn có chế tài khác, sẵn sàng không cho nghệ sỹ còn cơ hội được tiếp cận với công chúng. Đây mới là chế tài quan trọng nhất, phạt tiền chỉ là bước đầu.

Việt Nam đứng đầu thế giới về kiếm tiền gian lận trên YouTube.

Cũng tại Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho hay, Việt Nam là một trong các quốc gia hiếm hoi trên thế giới giữ kỷ lục không mấy vẻ vang. Chúng ta đứng đầu thế giới về lạm dụng không gian mạng để làm việc vi phạm đạo đức, pháp luật với mục đích kiếm tiền hoặc mục đích khác.

Ví dụ, người dùng sản xuất nội dung vi phạm bản quyền, lấy nội dung người khác làm ra rồi đăng tải lại lên YouTube; mua phim đồi trụy Nhật Bản, chia thành những clip nhỏ, lập kênh YouTube, rồi bán cho khán giả Mỹ; hoặc livestream trận bóng đá có bản quyền thuộc về các đài truyền hình, từ đó thu hút lượt xem, để quảng cáo cờ bạc.

“Trên thế giới, cứ 100 đồng tiền đến từ thu nhập gian lận trên YouTube thì có 55 đồng do người Việt Nam làm ra. Số tiền trên chiếm hơn 1/2 số tiền thu nhập do gian lận mà có. Trong khi, đất nước đứng thứ hai cũng chỉ bằng 1/10 của chúng ta”, Thứ trưởng Lâm chia sẻ thực trạng đáng buồn. Vừa rồi, hãng Apple cũng hạ đồng loạt 8.000 ứng dụng của Việt Nam, trong đó, có 2.800 ứng dụng là gian lận, không ít ứng dụng về nội dung.

Như vậy, người Việt đang làm ăn, kiếm sống, xây dựng tên tuổi, tương lai cho mình trong một hệ sinh thái thật giả lẫn lộn. Do đó, chúng ta cần có trách nhiệm làm sạch hệ thống này để không trở thành nạn nhân của gian lận, không thể cho phép bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào nhắm mắt làm ngơ trước cái sai và trục lợi từ cái sai.

Không có lý nào, cùng một đồng tiền quảng cáo lại vừa đi vào kênh tử tế, vừa đi vào kênh xấu độc, phản cảm, mà vẫn kiếm được nhiều tiền. Bộ TT&TT đang xử phạt ngày càng nghiêm khắc với các nhãn hàng đưa nội dung quảng cáo lên những kênh xấu độc.

Cùng với đó, việc xây dựng và công bố danh sách nội dung “đã được xác thực” (Whitelist) và nội dung “đen” (Blacklist) của Việt Nam là một trong những giải pháp mới của Bộ TT&TT nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động quảng cáo trên Internet.

Whitelist mới được Bộ TT&TT công bố vào trung tuần tháng 3/2023. Trước đó, trong năm 2022, Bộ TT&TT cũng đã công bố hơn 170 website vi phạm pháp luật.

Thứ trưởng Lâm ví dụ về lợi ích khi các kênh gia nhập Whitelist, một kênh TikTok chuyên về làm đẹp, y tế, khi được xác thực trong Whitelist thì Bộ TT&TT có thể giới thiệu kênh đó với Bộ Y tế và các cơ quan trực thuộc.

Từ đó, kênh TikTok giúp cơ quan chuyên trong công tác truyền thông chính sách chủ động. Ngoài kênh báo chí truyền thống, cơ quan quản lý nhà nước cũng rất cần truyền thông, quảng bá cho nhiều lĩnh vực trên các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới.

Về công tác quản lý nhà nước, tới đây, việc quản lý gắn với định danh sẽ đi kèm các chế tài. Luật Viễn thông đang được sửa đổi theo hướng, nếu tổ chức hoặc cá nhân sử dụng mạng viễn thông để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, họ có thể bị nhà mạng ngừng cung cấp dịch vụ Internet.

Máy điện thoại vẫn gọi điện, nhắn tin nhưng không thể kết nối Internet. Với việc định danh theo SIM, mọi hành vi đều được định danh, truy vết.

Cùng với đó, việc đồng bộ định danh tài khoản ngân hàng, sẽ giúp nhà chức trách theo dõi dòng tiền quảng cáo.

Đơn cử, quảng cáo cờ bạc xuất hiện trên mạng đến từ tài khoản, thẻ tín dụng nào, từ đó, cơ quan chức năng có cơ sở xử lý lực lượng vi phạm, đấu tranh phòng, chống tội phạm, xử lý hình sự trong một số trường hợp.

Đáng chú ý, Cục PTTH&TTĐT đang làm việc với 5 nhà sản xuất tivi lớn tại Việt Nam, gồm: Samsung, LG, Sony, TCL, Casper… tất cả đều là đơn vị sản xuất tivi thông minh. Cơ quan Nhà nước sẽ yêu cầu nhà sản xuất tivi không cài đặt ứng dụng vi phạm pháp luật.

Nếu YouTube không chặn, hạ nội dung xấu độc, tin giả mà cứ để trẻ em, người già ở nhà bấm xem thì không nên đưa YouTube lên smart tivi. Cần vô hiệu hóa nút bấm YouTube trên điều khiển tivi. Sự điều chỉnh dần trong chính sách quản lý đang theo hướng rất đồng bộ. Đây không phải nói chơi, theo ông Lâm.

Cơ quan quản lý không lấy việc xử lý, xử phạt làm biện pháp chính, nhưng, cần đấu tranh với những cái sai, thông tin xấu độc trên không gian mạng. Thay vì các nội dung xấu, độc, cần tác động tới xã hội bằng niềm tin và sự tử tế.

“Một trong những khẩu hiệu của kênh truyền hình Disney (chuyên sản xuất nội dung cho trẻ em) là “Lòng tốt có thể bán được”.

Do đó, họ chỉ làm chuyện cổ tích, những câu chuyện thần tiên. Họ truyền đi thông điệp rằng, xã hội vẫn luôn có chỉ dấu niềm tin vào những điều tử tế. Họ làm nội dung tử tế vẫn sống được, thậm chí là sống tốt”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo ICT News

Mỹ: Mạng xã hội sẽ không phải chịu trách nhiệm cho phát ngôn của người dùng

Các công ty Internet mà đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội vừa giành chiến thắng lớn khi tòa án (Mỹ) tuyên bố rằng các nền tảng trực tuyến không phải chịu trách nhiệm pháp lý với các phát ngôn của người dùng.

Mỹ: Mạng xã hội sẽ không phải chịu trách nhiệm cho phát ngôn của người dùng
Mỹ: Mạng xã hội sẽ không phải chịu trách nhiệm cho phát ngôn của người dùng

Ngày 18/5, phán quyết liên quan đến hai vụ kiện được đánh giá có thể định hình lại Internet đã được đưa ra. Theo đó, Tòa án Tối cao Mỹ tuyên bố sẽ không thay đổi Điều 230 trong đạo luật Chuẩn mực Truyền thông của Mỹ – lá chắn bảo vệ các công ty như Twitter, Facebook, Instagram, YouTube.

Theo luật, các website hoặc dịch vụ lưu trữ nội dung không phải chịu trách nhiệm hay gặp rắc rối pháp lý với thông tin do người dùng đăng lên, chẳng hạn phần bình luận trong trang tin tức, dịch vụ video, mạng xã hội.

Trước đó, hai vụ kiện nhắm vào Google và Twitter đã thu hút sự chú ý lớn của giới công nghệ, người dùng và nhà lập pháp. Vụ kiện đầu tiên là của gia đình Nohemi Gonzalez, thiệt mạng trong cuộc tấn công của IS ở Paris năm 2015. Họ kiện YouTube, Facebook, Twitter và một số mạng xã hội vì đề xuất video khủng bố trên nền tảng.

Vụ kiện thứ hai là của gia đình của Nawras Alassaf, tử vong trong cuộc tấn công của IS ở Istanbul năm 2017. Gia đình họ đã khởi kiện Twitter và một số nền tảng đã cho phép hiển thị nội dung của các nhóm khủng bố thay vì hạn chế chúng như chính sách đã đưa ra.

Cuối tháng 2, Tòa án Tối cao Mỹ bắt đầu các phiên tranh luận liên quan đến hai vụ kiện. Khi đó, giới phân tích tin rằng hai phiên tòa trên có thể khiến Điều 230 bị sửa đổi, từ đó sẽ thay đổi mạnh mẽ môi trường Internet.

Tuy nhiên phán quyết hôm 18/5 đã đứng về các hãng công nghệ ở Thung lũng Silicon. Trong trường hợp Gonzalez, tòa án cho biết họ “từ chối giải quyết đơn” vì Điều 230 của Đạo luật bảo vệ các nền tảng khỏi phát ngôn của người dùng và cũng cho phép các dịch vụ kiểm duyệt hoặc xóa bài viết.

Thẩm phán cho rằng đơn khiếu nại không đưa ra đủ lập luận thuyết phục về yêu cầu bồi thường. Tòa án tối cao sẽ trả vụ này về tòa cấp thấp hơn để xem xét.

Tương tự với vụ kiện Twitter, thẩm phán Clarence Thomas nói việc cáo buộc mạng xã hội tiếp tay cho khủng bố là không phù hợp.

“Theo nguyên đơn, mạng xã hội đã thiết kế mà không có công cụ đủ mạnh để loại bỏ khủng bố khỏi nền tảng cũng như nội dung liên quan đến ISIS.

Tuy nhiên các nguyên đơn đã không cung cấp được bất kỳ bằng chứng nào đáng kể cho thấy mạng xã hội cố ý tham gia vào cuộc tấn công, càng không thể cáo buộc mạng xã hội phải chịu trách nhiệm cho mọi cuộc tấn công của khủng bố”, Thomas ra phán quyết.

Dù Tòa án tối cao đã ra quyết định có lợi cho các mạng xã hội, nhiều thành viên Quốc hội Mỹ vẫn muốn thay đổi lá chắn pháp lý này.

Các nhà lập pháp coi Điều 230 là sự bảo vệ không cần thiết với một ngành công nghiệp lớn mạnh. Trong khi đó, những người ủng hộ cho rằng luật này cũng đang bảo vệ những mạng xã hội nhỏ hơn khỏi các vụ kiện tốn kém.

“Quyết định giữ nguyên điều luật lần này là một chiến thắng rõ ràng đối với việc kiểm duyệt nội dung và ngôn luận trực tuyến” (Digital Content), Jess Miers, cố vấn pháp lý của Meta và Chamber of Progress do Google hậu thuẫn, cho biết.

Chris Marchese, Giám đốc trung tâm kiện tụng của NetChoice, gồm các thành viên như Google, Meta, Twitter và TikTok, cho rằng chính Điều 230 đã tạo nên Internet như ngày này. “Quyết định của Tòa án tối cao là chiến thắng giòn giã cho quyền tự do ngôn luận trên Internet”, CNBC dẫn lời NetChoice.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tinder sử dụng video tự quay để xác minh hình ảnh

Mạng xã hội hẹn hò Tinder thêm tuỳ chọn video tự quay (video selfies) để xác minh hình ảnh, mục tiêu chính là để xác định chủ tài khoản là người thật.

Tinder sử dụng video tự quay để xác minh hình ảnh
Tinder sử dụng video tự quay để xác minh hình ảnh

Theo đó, mạng xã hội hẹn hò Tinder đang cập nhật một cách thức mới để người dùng có thể sử dụng để xác minh tài khoản của họ.

Người dùng Tinder sẽ được yêu cầu tự quay video để xác minh, các tài khoản sau khi được xác minh sẽ được cấp một dấu tick màu xanh tương tự như các nền tảng mạng xã hội khác.

Hệ thống xác minh của Tinder cũng sẽ kiểm tra kỹ video tự quay với ảnh hồ sơ. Mục đích chính là để đề phòng những tài khoản giả mạo.

Để thực hiện xác minh, người dùng chỉ cần tự quay video của chính mình trong ứng dụng bằng camera trước của điện thoại thông minh, Tinder sau đó sẽ sử dụng dữ liệu này để đối chiếu và xác minh.

Theo Tinder, với những tài khoản đã được cấp dấu xác minh trước đó, hệ thống cũng sẽ gửi yêu cầu lại trong những tuần tới và để tiếp tục được giữ dấu kiểm, tài khoản buộc phải cập nhật xác minh bằng video tự quay.

Trong khi tình trạng lừa đảo vẫn là một vấn nạn trên các nền tảng mạng xã hội, tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Tinder, và việc cập nhật cách xác minh là một phương thức để hạn chế điều này. Cũng theo Tinder, việc xác minh này là hoàn toàn miễn phí.

Vào năm 2022, doanh thu của Tinder là 1.79 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok Việt Nam sắp bị thanh tra toàn diện vì đề xuất nhiều nội dung độc hại

Bộ TT-TT sẽ thanh tra toàn diện mạng xã hội TikTok với gần 50 triệu người dùng do xuất hiện nhiều nội dung xấu, độc hại, phản cảm, các thông tin sai sự thật, mê tín dị đoan…

Thông tin vừa được ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình – thông tin điện tử (Bộ TT-TT), cho biết tối 3.4.

Theo Bộ TT-TT, thời gian gần đây, trên mạng xã hội TikTok xuất hiện nhiều nội dung xấu độc, phản cảm, các thông tin sai sự thật, mê tín dị đoan… Trước thực trạng trên, Bộ TT-TT sẽ tiến hành thanh tra toàn diện đối với nền tảng mạng xã hội TikTok.

Việc thanh tra dự kiến sẽ bắt đầu tiến hành từ tháng 5, nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của nền tảng này trong quá trình hoạt động, kinh doanh tại Việt Nam. Nếu phát hiện sai phạm, Bộ TT-TT sẽ xử lý nghiêm; đồng thời sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng áp dụng nhiều giải pháp mạnh tay, triệt để.

“TikTok, Facebook, YouTube đều là các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới. Họ có tiêu chuẩn cộng đồng áp dụng trên toàn cầu.

Tuy nhiên, khi vào Việt Nam, các nền tảng này phải tuân thủ theo luật pháp Việt Nam, và pháp luật đó không chỉ bao gồm việc quản lý về nội dung mà còn cả nghĩa vụ về thuế, thanh toán, quảng cáo… để tổng hợp đồng bộ các giải pháp thì họ mới tuân thủ quy định tốt của Việt Nam”, ông Tự Do nhấn mạnh.

TikTok chính thức ra mắt tại Việt Nam vào năm 2019, sau 1 năm thử nghiệm. Chỉ trong vài năm, đến nay, TikTok đã bùng nổ với gần 50 triệu người sử dụng mạng xã hội này. Việt Nam hiện xếp thứ 6 trong số 10 quốc gia có đông người sử dụng TikTok nhất thế giới.

TikTok gợi ý nội dung cho người xem bằng thuật toán riêng do nền tảng này phát triển. Những nội dung xấu độc, thông tin sai sự thật nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ liên tục hiện lên trang của người dùng.

Trước đó, tháng 11.2022, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, vấn đề quảng cáo sai sự thật xuất hiện nhiều trên các nền tảng xuyên biên giới. Bộ sẽ thanh tra các nền tảng xuyên biên giới, trong đó có TikTok về vấn đề quảng cáo.

TikTok là mạng xã hội video ngắn (Short-form Video Social Networks) thuộc ByteDance, là một công ty công nghệ internet đa quốc gia có trụ sở chính tại Bắc Kinh, thủ đô của Trung Quốc.

Về bản chất, TikTok khác biệt hoàn toàn với các nền tảng mạng xã hội như LinkedIn, Instagram, Facebook hay thậm chí là mạng xã hội video YouTube.

Trong khi LinkedIn tập trung vào yếu tố chuyên nghiệp và việc làm, Instagram tập trung vào việc chia sẻ hình ảnh hay Facebook dùng để kết nối xã hội nói chung, TikTok là nền tảng giải trí thông qua các đoạn video ngắn dành cho đối tượng chính là Gen Z.

Người dùng TikTok, sau khi đăng ký tài khoản có thể bắt đầu tìm kiếm bạn bè, video, theo dõi những người hay thương hiệu khác, gửi tin nhắn, đăng tải video và hơn thế nữa.

Theo số liệu từ Statista, tính đến năm 2021, mạng xã hội TikTok có hơn 1 tỷ người dùng (MAU) toàn cầu và ước tính đạt khoảng 1.2 tỷ người dùng trong năm 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Twitter được mua với giá hơn 40 tỷ USD và giờ chỉ còn khoảng 20 tỷ

Nguồn tin nội bộ tiết lộ Elon Musk dự định cho nhân viên mua cổ phần Twitter với mức định giá khoảng 20 tỷ USD, thấp hơn một nửa so với giá trị mà vị tỷ phú này từng bỏ ra để mua lại là hơn 40 tỷ.

Twitter được mua với giá hơn 40 tỷ USD và giờ chỉ còn khoảng 20 tỷ
Twitter được mua với giá hơn 40 tỷ USD và giờ chỉ còn khoảng 20 tỷ

Theo Reuters, Giám đốc điều hành Twitter Elon Musk vừa đưa ra kế hoạch cho nhân viên mua cổ phần công ty với định giá gần 20 tỷ USD. Mức định giá này thậm chí chưa bằng một nửa số tiền Musk bỏ ra, khoảng 44 tỷ USD, để thâu tóm mạng xã hội này.

Thông tin được tiết lộ từ nguồn tin nội bộ. Người này cho biết đây là lời đề nghị của Musk gửi cho nhân viên Twitter thông qua email.

Hồi tháng 12/2022, Musk tuyên bố Twitter đang trên đà tiến tới điểm hòa vốn trong năm 2023 bất chấp tình trạng các nhà quảng cáo hàng đầu cắt giảm chi tiêu trên nền tảng này sau khi rơi vào tay vị tỷ phú. Musk cũng dự đoán Twitter sẽ thu về dưới 3 tỷ USD trong năm nay.

Theo dữ liệu từ công ty phân tích Pathmatics, hơn 70 trong số 100 nhà quảng cáo lớn của Twitter đã không mua bất kỳ quảng cáo nào trên Twitter từ tháng 10/2021 đến ngày 25/2.

Trong báo cáo kinh doanh quý IV/2022, doanh thu và lợi nhuận của mạng xã hội Twitter đều giảm mạnh 40% so với cùng kỳ. Trên thực tế, đây đã là năm thứ 8 Twitter báo lỗ trong giai đoạn 10 năm 2012-2021 và chưa bao giờ thu lợi nhuận hàng năm kể từ 2019 đến nay.

Nền tảng mạng xã hội đang đứng trên khoản nợ 13 tỷ USD vay từ nhóm ngân hàng do Morgan Stanley, Bank of America, Barclays và Mitsubishi đứng đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Fintech: MoMo đứng số 1 về lượng thảo luận trên mạng xã hội

Theo báo cáo của Reputa, MoMo hiện đứng số 1 bảng xếp hạng công ty thanh toán điện tử theo mức độ phổ biến trên mạng xã hội, với tổng điểm cao nhất.

Fintech: MoMo đứng số 1 về lượng thảo luận trên mạng xã hội
Fintech: MoMo đứng số 1 về lượng thảo luận trên mạng xã hội

Bảng xếp hạng ngành Fintech năm 2022 được Reputa – nền tảng lắng nghe mạng xã hội (Social Listening) ghi nhận, có hơn 1,6 triệu lượt thảo luận liên quan đến lĩnh vực này ở Việt Nam (số liệu do hệ thống Reputa thu thập).

Trong đó, thanh toán điện tử là nhóm ngành được thảo luận nhiều nhất với gần 1,1 triệu thảo luận, gấp hơn 3 lần lượng thảo luận về ngân hàng số (gần 350.000 lượt).

Nhóm đối tượng thảo luận sôi nổi nhất thuộc độ tuổi từ 25 – 34 tuổi, chiếm đến 60%. Đây cũng là thế hệ sử dụng các ứng dụng fintech nhiều nhất.

Theo báo cáo của Reputa, MoMo hiện đứng số 1 bảng xếp hạng công ty thanh toán điện tử theo mức độ phổ biến trên mạng xã hội, với tổng điểm cao nhất.

Số điểm mà MoMo có được cao gấp gần 4 lần so với đơn vị xếp thứ hai – Shopee Pay. Ở vị trí thứ ba là VNPay, theo sau lần lượt là VTC Pay và Viettel Money.

Kết quả này cho thấy, mạng xã hội thực sự là một “cuộc đua” gay cấn với các fintech tại Việt Nam. Việc đầu tư nghiêm túc vào các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội phần nào giúp các fintech nâng cao giá trị uy tín và hiệu quả kinh doanh.

Ông Nguyễn Bá Diệp – Đồng sáng lập MoMo chia sẻ: “Trên mạng xã hội, thương hiệu cũng như một con người, có tiếng nói, có cộng đồng, có hình ảnh riêng.

Bằng việc tương tác, trò chuyện, thương hiệu và người dùng dần trở thành những người bạn. Niềm tin và tình yêu của người dùng cũng dần được hình thành theo quá trình truyền thông của thương hiệu”.

Bên cạnh đó, bảng xếp hạng cũng phân tích những yếu tố người dùng quan tâm khi sử dụng các sản phẩm fintech. Báo cáo của Reputa khẳng định hơn 97% người dùng trải nghiệm thanh toán cảm thấy hài lòng.

Ngoài ra, hỏi đáp về luồng trải nghiệm, chương trình khuyến mãi hấp dẫn hay tư vấn, hỗ trợ nhanh, nhiệt tình cũng là những yếu tố được người dùng quan tâm hàng đầu.

Đặc biệt, trong các yếu tố người dùng quan tâm khi sử dụng, người dùng các sản phẩm fintech thường quan tâm nhiều đến các hoạt động quảng bá từ KOL và các sự kiện, chiếm hơn 66% lượng quan tâm.

Trong khi đó, lỗi bảo mật là yếu tố mà người dùng quan tâm trong trải nghiệm chăm sóc khách hàng, chiếm 80,85% lượng thảo luận.

Chẳng hạn, như chiến dịch MoMo hợp tác với Gojek, Starbucks Vietnam tạo tiếng vang lớn trên mạng xã hội, thu hút đông đảo sự tương tác từ cộng đồng mạng, đặc biệt là tạo nên màn đối đáp hài hước và “bắt trend” giữa fanpage của MoMo và các thương hiệu.

Các chương trình, sự kiện ưu đãi được MoMo tung ra đúng thời điểm, đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng. Chính những điều này đã giúp MoMo giữ vững vị trí dẫn đầu về mức độ phổ biến trên mạng xã hội trong năm vừa qua.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Việt Hưng | The Leader

Meta sẽ ra mắt mạng xã hội phi tập trung cho nội dung văn bản

Meta Platforms Inc, công ty mẹ của mạng xã hội Facebook sắp ra mắt mạng xã hội phi tập trung (decentralized social network) mới, tập trung vào nội dung văn bản (Text), nhằm đối đầu với Twitter.

Meta sẽ ra mắt mạng xã hội phi tập trung cho nội dung văn bản
Meta sẽ ra mắt mạng xã hội phi tập trung cho nội dung văn bản

Meta Platforms Inc theo đó đang xây dựng và sẽ sớm ra mắt một mạng xã hội phi tập trung độc lập dành riêng cho nội dung văn bản (Text), ứng dụng mới sẽ là đối thủ trực tiếp với mạng xã hội Twitter.

Theo thông tin từ Reuters, người phát ngôn của Meta cho biết: “Chúng tôi đang khám phá một mạng xã hội phi tập trung độc lập mới, nơi người dùng có thể chia sẻ các nội dung bằng văn bản.

Chúng tôi tin rằng đây sẽ là nơi mà những nhà sáng tạo và nhân vật của công chúng có thể chia sẻ các cập nhật của họ một cách kịp thời nhất.”

Theo một trang tin tức kinh doanh của Ấn Độ là Moneycontrol.com, ứng dụng nội dung mới của Meta sẽ hỗ trợ ActivityPub, một giao thức mạng xã hội phi tập trung (decentralized social networking protocol) được sử dụng cho đối thủ của Twitter là Mastodon và nhiều ứng dụng được liên kết khác.

Trong khi các nền tảng mạng xã hội tập trung như Twitter và Facebook được kiểm soát bởi một tổ chức hay một doanh nghiệp cụ thể, các nền tảng mạng xã hội phi tập trung như Mastodon được cài đặt trên hàng nghìn máy chủ và phần lớn được điều hành bởi các quản trị viên tình nguyện tham gia vào hệ thống.

Ứng dụng mới của Meta cũng sẽ mang thương hiệu Instagram và cho phép người dùng đăng ký hoặc đăng nhập thông qua cổng thông tin đăng nhập của Instagram.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Vì sao quảng cáo trên mạng xã hội ngày càng kém phù hợp

Kỷ nguyên tăng trưởng chóng mặt quảng cáo trên mạng xã hội đã đột ngột dừng lại, khiến chất lượng giảm sút, người dùng ngày càng nhìn thấy những quảng cáo không phù hợp và vi phạm.

Vì sao quảng cáo trên mạng xã hội ngày càng kém phù hợp
Vì sao quảng cáo trên mạng xã hội ngày càng kém phù hợp

Chia sẻ với New York Times, Portia Kapraun nói rằng cô thường gặp phải những quảng cáo không liên quan trên Twitter, từ các hãng trang sức xa xỉ đến những chiếc xe đắt đỏ mà cô không thể nào chi trả.

Cô không hề hứng thú với những sản phẩm này và cũng không muốn xem lại mãi những quảng cáo vô bổ giống nhau. “Tôi không biết thuật toán nghĩ sở thích của tôi là gì mà các sản phẩm nó đề xuất đều chẳng ra sao”, Kapraun nói.

Chất lượng quảng cáo ngày càng xuống dốc.

Theo New York Times, thị trường quảng cáo đang dần lung lay khi nền kinh tế xuống dốc. Những quảng cáo vốn chẳng nhiều người xem đột nhiên xuất hiện khắp nơi.

Đơn cử như Twitter đã trở thành một tờ tạp chí đúng nghĩa, chuyên dành cho những thương hiệu lạ lẫm như Ron Popeil, Veg-O-Matic… Trên YouTube, quảng cáo cho các kênh lừa đảo, giả mạo người nổi tiếng như Elon Musk lại mọc lên như nấm sau mưa.

Theo New York Times, trên lý thuyết, công nghệ càng tân tiến thì trải nghiệm quảng cáo trên nền tảng số của người dùng sẽ càng được hoàn thiện.

Một người nếu thích giày sẽ thường xuyên nhìn thấy quảng cáo của các thương hiệu sneaker hay sandal thay vì các khóa học hay những sản phẩm làm đẹp không liên quan.

Tuy nhiên, gần đây, trên rất nhiều nền tảng, các quảng cáo ngẫu nhiên lại xuất hiện khắp nơi do thị trường quảng cáo kỹ thuật số xuống dốc. Các nhà quảng cáo lớn dần thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu. Điều này trở thành cơ hội dành cho những nhà quảng cáo nhỏ, kém phổ biến hơn.

“Chỉ cần tiêu chuẩn hạ xuống, chất lượng quảng cáo cũng theo đó xuống thấp”, Jessica Fong, Giáo sư marketing tại Đại học Michigan, nhận định.

Trước đây, quảng cáo xuất hiện trên báo chí hay TV thường phải qua tay các chuyên viên đánh giá và sắp xếp vị trí đặt cho hợp lý. Nhưng hiện nay, 90% quảng cáo số đều hiển thị dựa trên những phần mềm tự động.

Mạng xã hội cho phép quảng cáo xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau như văn bản tĩnh, video, game tương tác, tin nhắn, filter… và rất dễ để chi tiền mua sản phẩm.

Các nhà quảng cáo sẽ đặt hạn mức chi phí mà họ mong muốn. Sau đó, hệ thống sẽ tự động sắp xếp vào các vị trí để dễ tiếp cận đến đối tượng mong muốn.

Những tên tuổi lớn rời khỏi thị trường quảng cáo.

Nhiều chuyên gia cho rằng số lượng quảng cáo vô bổ đang ngày một tăng cao từ chỉ đơn giản là gây khó chịu cho đến lừa đảo người dùng.

Nguyên nhân đến từ nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm tình trạng chảy máu nhân sự, đội ngũ kiểm duyệt nội dung yếu kém tại các công ty công nghệ hoặc nhà quảng cáo tìm đối tác mới.

Bên cạnh đó, tính năng “App Tracking Transparency” (ATT) của Apple và những thay đổi về bảo mật của nhiều hãng công nghệ khác cũng ảnh hưởng đến dữ liệu người dùng gửi về các nhà quảng cáo, dẫn đến chất lượng và tỷ lệ phù hợp của quảng cáo giảm sút.

Theo nghiên cứu của Liên đoàn các nhà quảng cáo thế giới (World Federation of Advertisers – WFA), trong số 43 doanh nghiệp đa quốc gia chi trên 44 tỷ USD/năm cho quảng cáo, có đến 30% công ty có dự định cắt giảm chi phí marketing năm 2023.

Clorox, thương hiệu từng đổ hàng trăm triệu USD/năm cho tiếp thị sản phẩm, tuyên bố họ sẽ điều chỉnh mảng marketing, trong đó có thu hẹp chi tiêu.

Nghiên cứu của Insider Intelligence cũng chỉ ra chi phí quảng cáo số đã chậm tốc trong thời gian gần đây. Trong đó, cái tên chịu nhiều ảnh hưởng nhất là Twitter. Mạng xã hội này gặp khó khăn trong việc giữ chân đối tác quảng cáo kể từ khi Elon Musk mua lại hồi tháng 10.

Trong số 10 đối tác chiếm 55% doanh thu quảng cáo của Twitter, có đến 6 cái tên đã rút lại khoản đầu tư và ngừng hợp tác với Twitter, Sensor Tower cho biết.

Những thách thức trên nền tảng cũng gây khó khăn với các mạng xã hội khác. Trong quý IV/2022, doanh số quảng cáo của YouTube đã giảm 8% so với quý trước đó.

Năm 2022, tập đoàn Meta cũng báo cáo doanh thu quý sụt giảm lần đầu tiên kể từ khi thành lập. Phí quảng cáo trên Facebook và Instagram cũng giảm 24% trong quý cuối năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái.

Thay đổi lớn trong cách làm quảng cáo.

Corey Richardson, Phó chủ tịch tại công ty quảng cáo Fluent360, cho biết ông nhìn thấy ngày càng nhiều quảng cáo về những mặt hàng mà ông không hứng thú trên mạng xã hội. Đơn cử như áo thun hoạt hình, cho đến những tin tức xuyên tạc vaccine hay video mang tính bạo lực. “Họ hiển thị mọi thứ miễn là có tiền”, Richardson nói.

Theo chuyên gia, một trong những nguyên nhân khác khiến chất lượng quảng cáo giảm sút là vì thị trường này đã trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết trong khi trước đây chỉ dành cho những tên tuổi lớn trong ngành.

Hiện nay, đa số thương hiệu đều muốn chi tiền quảng cáo đại trà thay vì quảng cáo mục tiêu, tiếp cận đến một nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể như trước đây. Cách làm này vừa rẻ hơn, vừa thu hút sự chú ý của các khách hàng cả tin hoặc quá chán ngán với những sản phẩm cũ liên tục lặp đi lặp lại.

Do đó, các hãng công nghệ đã thắt chặt chính sách để hạn chế quảng cáo vô bổ xuất hiện trên nền tảng. Twitter đã mở truy cập tự do cho các dịch vụ bên thứ 3 như Tweetbot, Twitterific, giúp người dùng lướt Twitter không có quảng cáo.

YouTube cũng thử nghiệm kế hoạch giảm số lần quảng cáo ngắt quãng video với số lượng quảng cáo hiển thị ở mỗi lần ngắt lại tăng lên. Meta cũng bổ sung tính năng cho phép người dùng cá nhân hóa, tùy chỉnh hiển thị mỗi khi thấy quảng cáo mình không hứng thú.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Mạng xã hội theo dõi vị trí sắp phải đóng cửa

Zenly, mạng xã hội theo dõi vị trí được dùng nhiều tại Việt Nam, đã chốt thời gian ngừng hoạt động vào đầu 2023.

Mạng xã hội theo dõi vị trí Zenly sắp phải đóng cửa
Mạng xã hội theo dõi vị trí Zenly sắp phải đóng cửa

Khi truy cập Zenly sáng 6/12, ứng dụng hiển thị thông báo “Đã đến lúc nói lời tạm biệt”, kèm thời gian đếm ngược. Theo fanpage chính thức của Zenly tại Việt Nam, ứng dụng sẽ ngừng hoạt động vào ngày 3/2/2023.

Trước khi đóng cửa, Zenly là một trong những ứng dụng mạng xã hội được dùng nhiều tại Việt Nam, với tính năng chính là theo dõi vị trí.

Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, cho biết họ sử dụng Zenly để cập nhật vị trí của bạn bè, người thân hoặc đánh dấu các địa điểm đã di chuyển trong nhiều năm qua.

Ứng dụng thuộc sở hữu của Snap từng nhiều lần nằm trong số các ứng dụng được tải về nhiều nhất trong nước. Sau khi có thông báo đóng cửa, Zenly vẫn nằm trong top 6 ứng dụng mạng xã hội được tải về nhiều nhất trên iOS và thứ 9 trên Android.

Hiện chưa có thông tin về tài khoản và dữ liệu của người dùng Zenly sẽ được xử lý thế nào sau khi đóng cửa. Trên website, nhà phát triển đề nghị người dùng “nếu yêu mến Zenly, hãy thử Snap map”.
Đây cũng là lý do trong hai ngày qua, Snapchat lọt top ứng dụng được tải về nhiều nhất tại Việt Nam, nhưng cũng nhận về nhiều đánh giá tiêu cực.

“Tôi phải tải app này vì sắp phải xóa Zenly” một người dùng để lại đánh giá trên App Store.

Theo báo cáo của Data.ai đầu năm nay, Zenly là một trong những ứng dụng có sức phát triển tốt tại châu Á và châu Âu, với 160 triệu lượt tải 35 triệu người dùng thường xuyên.

Thông tin về việc Zenly ngừng hoạt động đã xuất hiện từ tháng 9, sau khi công ty sở hữu là Snap công bố tái cấu trúc công ty.

Snap cho biết sẽ sa thải khoảng 20% nhân viên, trong đó Zenly là một trong những dự án chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Theo TechCrunch, có thể vì không không muốn app này rơi vào tay đối thủ nên hãng quyết định đóng cửa thay vì bán lại.

Zenly ra đời năm 2014 tại Pháp và được Snapchat mua lại năm 2017. Dù có nhiều người sử dụng, Zenly cũng vấp phải sự phản đối vì khiến người dùng tích cực chia sẻ thông tin cá nhân.

Ứng dụng yêu cầu nhiều quyền truy cập trên điện thoại như vị trí, danh bạ, bộ nhớ, micro, camera, đặt ra nhiều nguy cơ mất an toàn. Ngoài ra, không ít người thừa nhận đã lén cài Zenly lên ứng dụng của người thân để làm công cụ theo dõi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

 

Paywalled Video: Tính năng video có trả phí mới của Twitter

Nguồn tin nội bộ cho biết Twitter đang phát triển dự án cho phép người dùng bán các video trên nền tảng mạng xã hội.

Paywalled Video: Tính năng video có trả phí mới của Twitter
Paywalled Video: Tính năng video có trả phí mới của Twitter

Washington Post đưa tin từ email nội bộ của Twitter tiết lộ mạng xã hội này đang thử nghiệm tùy chọn cho phép người dùng kiếm tiền thông qua nội dung tự sáng tạo.

Cụ thể, Twitter sẽ đề xuất người dùng bật tính năng thu phí sau khi đăng video, với tùy chọn từ các mức giá đặt trước như 1, 2, 5 hoặc 10 USD. Những người dùng khác có thể ấn thích hoặc đăng lại nội dung bất kể họ có trả tiền để xem nội dung đó hay không.

Nguồn tin tiết lộ mạng xã hội này đang gấp rút ra mắt tính năng này, được gọi là Paywalled Video, với mục tiêu thử nghiệm 1-2 tuần trước khi chính thức tích hợp.

Twitter sẽ hưởng hoa hồng từ số tiền mà người dùng nhận được với tỷ lệ chưa được tiết lộ.

Tuy nhiên, ý tưởng này đã vấp phải sự phản đối từ chính nội bộ công ty. Theo email phản hồi từ nhóm sản phẩm của Twitter, dự án video thu phí được đánh giá “có độ rủi ro cao liên quan đến nội dung có bản quyền, đạo đức của người sáng tạo và pháp luật”.

Ngoài ra, người ý kiến lo ngại các nhà sáng tạo nội dung có thể biến Twitter trở thành nền tảng 18+ như OnlyFans hiện tại.

Theo Washington Post, nhóm đánh giá nội bộ của Twitter sẽ chỉ có thời hạn trong 3 ngày để cung cấp phản hồi về những rủi ro tiềm ẩn của dự án thu phí video này.

Nguồn tin cũng không tiết lộ tính năng được phát triển trước hay sau khi Musk tiếp quản Twitter.

Ngay sau khi hoàn thành thương vụ tiếp quản mạng xã hội Twitter trị giá 44 tỷ USD, tỷ phú Elon Musk ngay lập tức thành lập một hội đồng cố vấn để thúc đẩy đà phát triển của mạng xã hội này.

Dưới áp lực tạo ra doanh thu cho mạng xã hội, Musk liên tiếp thúc đẩy các đề xuất tính phí người dùng. The Verge mới đây tiết lộ dưới thời sếp mới Elon Musk, người dùng Twitter sẽ phải trả phí 20 USD nếu muốn có tick xanh.

Sau khi bị người dùng chỉ trích vì dự định thu phí 19,99 USD/tháng để duy trì tài khoản Twitter có tích xanh, Elon Musk sau đó đã “quay xe”, giảm mức phí hàng tháng còn 8 USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips