Skip to main content

Thẻ: Meta

Facebook cung cấp insights mới về lợi ích của việc nhắm mục tiêu quảng cáo hẹp và rộng

Trước những hạn chế trong việc thu thập dữ liệu sau chính sách ATT của Apple, Facebook gần đây đã tiếp tục công bố những nghiên cứu dữ liệu mới.

Facebook cung cấp insights mới về lợi ích của việc nhắm mục tiêu quảng cáo hẹp và rộng
Source: Pexels

Meta (Facebook cũ) vừa xuất bản một báo cáo mới xem xét về tác động của việc nhắm mục tiêu dựa trên nhân khẩu học và rộng, so với việc nhắm mục tiêu hẹp theo sở thích và đối tượng mục tiêu đến hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo trong ngành hàng CPGs (hàng đóng gói tiêu dùng).

Theo Meta, việc nhắm mục tiêu hẹp theo sở thích của người dùng có thể cản trở đáng kể hiệu suất của các chiến dịch.

Điều này là do, khi các nhà quảng cáo chọn cách tiếp cận này, họ có ít tùy chọn dữ liệu hơn, và từ đó họ tiếp cận ít người dùng tiềm năng hơn.

Để có thể rút ra được kết luận về sự khác biệt giữa hai cách tiếp cận nhắm mục tiêu quảng cáo này trên Facebook Ads, Meta đã phân tích 50 chiến dịch của các nhãn hàng CPGs tại khu vực EMEA (Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi).

* Lưu ý: Nghiên cứu được thực hiện tại các khu vực ngoài Việt Nam và Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) nên dữ liệu chỉ mang tính chất học hỏi, thử nghiệm và suy luận.

Theo giải thích của Meta:

“Phân tích cho thấy rằng trong khoảng một nửa số chiến dịch, đối tượng được chọn theo sở thích quá hẹp và do đó, phạm vi tiếp cận bị hạn chế đáng kể so với các chiến dịch tiếp cận rộng theo nhân khẩu học (demographic-based).

Trong trường hợp này (khi đối tượng được chọn quá hẹp), các chiến dịch nhắm mục tiêu đối tượng theo nhân khẩu học đã phân phối gần như gấp đôi phạm vi tiếp cận (Reach + 99%) so với cùng một lượng ngân sách khi chọn nhắm mục tiêu hẹp theo sở thích.”

Do đó, về cơ bản, việc nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học (demographic targeting) dường như không bị ảnh hưởng bởi chính sách ATT của Apple. Điều ngược lại xảy ra với cách tiếp cận theo đối tượng hẹp.

Theo số liệu nghiên cứu: các chiến dịch phân phối theo nhân khẩu học có chi phí rẻ hơn đến 1.6 lần so với các chiến dịch phân phối theo sở thích về tổng thể.

Trong khi việc tập trung vào các đối tượng cụ thể hơn và hẹp hơn có thể mang lại kết quả tốt hơn vào những thời điểm cụ thể, phạm vi tiếp cận rộng hơn có thể mang lại kết quả tốt hơn về lâu dài, điều này đơn giản là bởi vì khi tiếp cận nhiều người hơn, thông qua nhắm mục tiêu chung và rộng hơn, thông điệp của thương hiệu được mở rộng và giúp tiếp cận nhiều người dùng tiềm năng hơn.

Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào mức độ người làm marketing có thể hiểu biết sâu sắc về đối tượng của họ cũng như các sở thích cụ thể mà người tiêu dùng có.

Đối với các thương hiệu hiểu biết sâu sắc về các sở thích của người dùng của họ, họ thực sự có thể thúc những đẩy kết quả tốt hơn thông qua các trọng tâm cụ thể hơn.

Facebook cung cấp insights mới về lợi ích của việc nhắm mục tiêu quảng cáo hẹp và rộng

Như hình ảnh bạn có thể xem ở bên trên, khi so sánh hiệu suất là kết quả đầu ra của thương hiệu, các chiến dịch nhắm mục tiêu dựa theo sở thích có hiệu suất tốt hơn so với các chiến dịch nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học.

Các chiến dịch nhắm mục tiêp hẹp tỏ ra hiệu quả hơn với người dùng ở các phần cuối của phễu bán hàng (Sales Funnel) trong khi các chiến dịch nhắm mục tiêu rộng hiệu quả hơn ở các phần trên của phễu (ToFu).

Nếu thương hiệu có các mục tiêu cụ thể và có nhiều insights về người dùng, tập trung vào các chiến dịch theo sở thích có thể thúc đẩy nhiều phản hồi hơn.

Điều này có nghĩa là gì? Trong giai đoạn đầu, các thương hiệu nên tiếp cận càng nhiều người càng tốt để tối đa hóa nhận thức và hiểu hơn về người dùng, thông qua các chiến dịch phân phối rộng theo nhân khẩu học.

Sau đó, họ có thể sử dụng các chiến dịch nhắm mục tiêu hẹp hơn hoặc sử dụng kết hợp song song cả hai kiểu tiếp cận để tối đa hoá hiệu suất về lâu dài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Metaverse của Facebook không phải là phép màu công nghệ mới

Metaverse là thuật ngữ còn xa lạ, tuy nhiên những yếu tố tạo nên môi trường này không phải điều gì quá mới mẻ.

metaverse
Source: CyberNews

Trước khi Mark Zuckerberg công bố đổi tên công ty Facebook thành Meta, thuật ngữ metaverse đã xuất hiện nhiều từ đầu năm nay. Các lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ, giải trí và thời trang thường xuyên nhắc đến metaverse, dù không phải ai cũng có thể mô tả chính xác.

Đồng sáng lập Facebook cho biết metaverse có thể trở thành nền tảng xã hội quan trọng, với sự tham gia của nhiều công ty công nghệ trong 10 năm tới. Theo New York Times, việc liên tục nhắc đến metaverse cho thấy Zuckerberg không thể bỏ lỡ thuật ngữ này.

Nhiều người có thể muốn biết metaverse gồm những gì, tuy nhiên một số yếu tố tạo nên không gian này thực chất đã quen thuộc với chúng ta trong thời gian qua.

Metaverse gồm những gì?

Metaverse được nhà văn Neal Stephenson nhắc đến lần đầu trong tiểu thuyết Snow Crash phát hành năm 1992.

Thế giới ảo đề cập đến môi trường kỹ thuật số nhập vai, nơi con người có thể tương tác như đời thực. Gần đây, metaverse được nhắc đến rộng rãi với nhiều dự đoán như “nền tảng của tương lai” hay “môi trường tương tác mới”.

Với tâm lý không thể bỏ lỡ (FOMO), nhiều người không muốn đứng ngoài cuộc thảo luận về metaverse. Nhà đầu tư mạo hiểm Matthew Ball viết rằng metaverse là “trạng thái kế thừa của Internet di động”.

Nói cách khác, metaverse mô tả cách một số công nghệ mới nổi – tiền mã hóa, NFT (token không thể thay thế), các game mô phỏng như Roblox, thiết bị thực tế ảo và thực tế hỗn hợp như kính Oculus – có thể phát triển và kết hợp lẫn nhau.

“Tôi tin rằng metaverse là thời đại tiếp theo của Internet, cũng là chương tiếp theo của công ty”, Zuckerberg chia sẻ trong sự kiện Connect 2021, tuyên bố công ty mạng xã hội sẽ chuyển hướng tập trung sang metaverse.

Những yếu tố quen thuộc trong metaverse.

Để so sánh, Ball lấy ví dụ về smartphone, thiết bị đã thay đổi cách giao tiếp, tương tác của con người. Cách đây 10 năm khi smartphone và ứng dụng còn mới mẻ, nhiều người tin rằng kỷ nguyên “máy tính bỏ túi” sẽ thay đổi nhiều thứ trong cuộc sống. Điều đó đang lặp lại với metaverse khi không ít người tin rằng nó sẽ tạo ra những thay đổi lớn hơn.

Tuy có thể mất hàng chục năm để metaverse trở thành thuật ngữ quen thuộc, chúng ta hầu như đã tham gia vào một (hoặc nhiều) yếu tố làm nên metaverse.

Tựa game Fortnite có hơn 300 triệu người chơi trên thế giới, nhiều người xem đây là cách giải trí cùng bạn bè, tương tác với nhiều nền văn hóa khác nhau.

Bạn có thể quen 1-2 người đang đầu tư tiền mã hóa hay NFT. Kính thực tế ảo cũng không phải điều gì mới mẻ khi nhiều người dùng nó để chơi game.

Ngay cả khi không tham gia những hoạt động trên, việc Internet ngày càng len lỏi vào cuộc sống cũng đủ đưa chúng ta vào metaverse.

Liên lạc bằng Instagram, LinkedIn hay Slack, chơi game trên điện thoại, tham gia những cuộc họp ảo mùa dịch hay làm việc thông qua nhóm chat đều sẽ hiện diện trong metaverse theo cách mới mẻ hơn.

Các thuật ngữ như tiền mã hóa hay NFT đã thu hút sự quan tâm của nhiều người trong những năm qua. Một số người đang thực sự đổ tiền bạc, dành thời gian cho không gian tương tác ảo.

Các doanh nhân xây dựng hệ thống tài chính bằng blockchain, mua bán đất ảo và phát triển hệ thống quản lý độc lập, không thuộc sở hữu của bất cứ ai.

Hành động liên tục nhắc đến metaverse cho thấy Zuckerberg không hề muốn bỏ lỡ thuật ngữ này. Với người tạo ra một công ty thay đổi cách giao tiếp và liên lạc trên Internet, bỏ lỡ một kỷ nguyên Internet mới như metaverse thật khó chấp nhận.

Các hãng công nghệ hiện nay có đủ nguồn lực, tầm nhìn và “FOMO cấp độ công nghiệp”, do đó sẽ là sai lầm nếu đánh giá thấp ảnh hưởng của họ đối với metaverse.

Không một lãnh đạo công ty công nghệ nào muốn bỏ lỡ thứ có thể thay đổi ngành công nghệ. Tuy nhiên với người dùng, metaverse hiện tại chỉ làm tăng cảm giác FOMO về những thứ không quá mới mẻ.

Nhà phân tích Benedict Evans so sánh những yếu tố tạo nên metaverse giống như cách đây 30 năm, người ta “đứng trước một tấm bảng trắng rồi viết những thuật ngữ như TV tương tác, hyperlink (siêu liên kết), boardband (băng thông rộng), đa phương tiện, video và trò chơi, sau đó vẽ chiếc hộp bao quanh chúng rồi đặt tên ‘information superhighway’ (siêu xa lộ thông tin)”.

Dựa trên quan điểm của Evans, metaverse hiện tại giống như thuật ngữ chung cho việc kết hợp các yếu tố đã có sẵn như thực tế ảo, tiền mã hóa, NFT, môi trường nhập vai ảo…

“Tôi đưa ra 2 dự đoán cho metaverse. Thứ nhất, nó sẽ không được nhiều người biết đến bởi họ không xác định môi trường đang tham gia là yếu tố tạo nên metaverse. Nếu thực sự làm việc trong một căn phòng ảo, chúng ta sẽ chỉ gọi đó là công việc.

Thứ hai, việc bỏ lỡ không gian nơi danh tính, công việc và quan hệ xã hội được pha trộn giữa yếu tố thực và ảo không phải vấn đề lớn với đa số chúng ta”, cây viết John Herrman của New York Times chia sẻ về metaverse.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Cảm nhận của người sống trong Metaverse suốt 24h

Câu chuyện của Bà Joanna Stern, phóng viên tờ WSJ, sau 24 tiếng trải nghiệm thế giới ảo metaverse.

Cảm nhận của người sống trong Metaverse suốt 24h
Source: WSJ

Trong sự kiện Connect 2021 diễn ra cuối tháng 10, Facebook đổi tên công ty thành Meta, công bố hướng đi tập trung vào metaverse (vũ trụ ảo).

CEO Mark Zuckerberg đã trình diễn không gian ảo để mọi người gặp gỡ, làm việc, thảo luận và giải trí cùng nhau. Mỗi người được đại diện bằng những hình nhân ảo.

Sau Facebook, đến lượt Microsoft cũng tuyên bố tham gia cuộc đua metaverse bằng cách tích hợp Mesh, nền tảng làm việc trong không gian ảo vào ứng dụng họp trực tuyến Microsoft Teams vào năm 2022.

Zuckerberg cho biết sẽ mất nhiều năm và hàng tỷ USD để xây dựng metaverse. Tuy nhiên, một số app đang xuất hiện trong kính thực tế ảo (VR) đã có thể giúp chúng ta hình dung về không gian ảo.

Do đó, tôi quyết định sử dụng kính Oculus Quest 2, thuê một phòng khách sạn để thử sống trong metaverse. Đây là những trải nghiệm của tôi sau 24 tiếng trải nghiệm metaverse.

Những cuộc họp trở nên thú vị hơn.

Thật khó để giữ nghiêm túc trước biên tập viên của tôi khi giọng anh ấy phát ra từ một hình nhân ảo không có chân, khuôn mặt giống nhân vật Milhouse trong The Simpsons.

Tuy nhiên sau vài phút ngồi quanh bàn họp ảo, 2 chúng tôi nhận ra nó thú vị hơn những cuộc họp nhàm chán qua Zoom. Tôi có cảm giác anh ấy đang ngồi đối diện, giao tiếp bằng mắt hệt như ngoài đời.

Chúng tôi gặp nhau trong phòng làm việc ảo có tên Horizon Workrooms. Bạn có thể mời người khác tham gia phòng thông qua đường dẫn web.

Nếu sở hữu kính Oculus Quest 2, người được mời sẽ tham gia phòng họp với hình nhân ảo của riêng họ. Nếu không có kính VR, họ sẽ tham gia cuộc gọi video để thấy không gian và hình nhân ảo của bạn.

Source: WSJ

Tôi đã tham gia những cuộc họp ảo cả ngày, trong một ứng dụng họp có tên Spatial. Với Spatial, bạn cần tải ảnh chân dung lên trang web để tạo ra hình nhân có phần rùng rợn và khá máy móc.

Bạn cũng có thể thay đổi không gian ảo trong app thành phòng họp hay đêm lửa trại, xung quanh treo những tấm ảnh dưới dạng token không thể thay thế (NFT).

Tuy hình nhân ảo trong Horizon và Spatial rất khác nhau, chúng đều không có chân. Meaghan Fitzgerald, Giám đốc tiếp thị sản phẩm thực tế ảo tại Meta cho biết tạo ra đôi chân trong môi trường VR đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp.

“Chúng tôi có những thiết bị tuyệt vời để theo dõi phần trên của cơ thể bạn… Chúng tôi muốn tạo ra cảm giác chân thực khi tham gia môi trường VR, nhưng đừng nhìn xuống để thấy đôi chân không di chuyển như ý muốn”, Fitzgerald chia sẻ.

“Người kiểm duyệt” trong thế giới ảo.

Những cuộc họp trong metaverse của Horizon cho trải nghiệm khá tốt, một phần bởi bạn có thể kiểm soát người tham gia. Tôi từng chứng kiến những không gian công khai bị nhiều người lạ quấy rối khi sử dụng AltspaceVR của Microsoft.

AltspaceVR là nền tảng được dùng cho các chương trình hài kịch ảo, hòa nhạc, phòng thảo luận chung và nhiều mục đích khác.

Một lần khi bước vào công viên ảo trong AltspaceVR, tôi nghe thấy nhiều hình nhân ảo trò chuyện xung quanh, tôi tình cờ nghe một phụ nữ kể chuyện cô ấy là y tá và vừa chứng kiến bệnh nhân qua đời. Tôi cũng gặp một số người nói rằng đã tìm được nhiều bạn tốt trong không gian này.

“Trong bối cảnh đại dịch, tôi từng tham gia nhiều buổi diễn trên Zoom và chúng thật thảm họa. Trong Altspace, bạn có thể cảm nhận tiếng cười của người khác”, Kris Tinkle, diễn viên hài kịch tại Las Vegas (Mỹ) cho biết tương tác với các hình nhân ảo trong metaverse cũng dễ dàng hơn.

Vẫn có một số công cụ bảo mật trong các không gian ảo này. Bạn có thể nhấp vào một hình nhân để tắt tiếng, hoặc chặn để chúng biến mất hoàn toàn.

Ứng dụng cũng có người kiểm duyệt, thường xuất hiện trong một số không gian để người dùng liên hệ, thậm chí trà trộn vào các không gian nhằm phát hiện nhân vật có hành vi xấu.

Vẫn cần nhiều thời gian để hoàn thiện.

Có rất nhiều hoạt động khác trong không gian ảo, bao gồm trò chơi và tập thể dục – sở thích mới của tôi. Ứng dụng Supernatural sẽ đưa bạn đến những khu vực khác nhau, một “huấn luyện viên” hướng dẫn dùng thiết bị điều khiển kính VR để vuốt, đấm và né chướng ngại vật. Tôi hoàn toàn bị cuốn vào trò chơi nhưng giá của nó khá đắt, 19 USD/tháng hoặc 180 USD/năm. Công ty phát triển ứng dụng này đã ký thỏa thuận để về tay Meta.

Tôi cũng dành nhiều thời gian chơi Beat Sabre, một tựa game VR khá cơ bản, nhiệm vụ của bạn là đập nát những thứ trước mặt bằng cử chỉ đấm tay.

Một sự trùng hợp khi Meta cũng đã mua lại công ty phát triển trò chơi này. Ngoài ra, ứng dụng có tên Guided Meditation đã đưa tôi đến hồ Azure (British Columbia), lắng nghe một số bài tập nhẹ nhàng để thiền.

Tôi đã tạo 4 hình nhân ảo khác nhau cho các ứng dụng trong suốt 24 tiếng, bên cạnh việc đăng ký tài khoản bằng bàn phím ảo. Đó là những gì sẽ diễn ra khi metaverse trở nên phổ biến.

Meta và Microsoft muốn cung cấp những nền tảng cơ bản, yêu cầu đăng nhập tài khoản và tạo hình nhân ảo để xuất hiện xuyên suốt thời gian tham gia metaverse.

Không ngạc nhiên khi Meta và Microsoft, 2 công ty đứng ngoài cuộc đua di động, muốn xây dựng một iOS và Android trong metaverse.

Không chỉ phần mềm, Meta và Microsoft còn chủ động về phần cứng. Cách đây vài năm, kính VR cần kết nối với máy tính bằng các dây cáp cồng kềnh. Oculus Quest 2 được xem là bước tiến lớn khi có thể hoạt động độc lập.

Tuy nhiên, sử dụng trong một tiếng liên tục cũng đủ để kính gặp vấn đề hiệu năng, ứng dụng bị lỗi và hao pin. Tôi cũng phải dùng thuốc giảm đau đầu sau khi dùng kính trong thời gian dài.

Source: WSJ

Không gian ảo mà tôi sống thử trong 24 tiếng chính là lối thoát khỏi thế giới thực. Trong khi thực tế tăng cường đưa hình ảnh ảo vào thế giới thực, kính VR là cách đưa chúng ta vào một thế giới ảo hoàn toàn, có thể nhìn những hình ảnh 3D một cách tự nhiên hơn.

Trong Horizon Workrooms, bạn có thể kết nối máy tính Windows hoặc macOS để màn hình của chúng xuất hiện trong thế giới ảo.

Khá thú vị khi vừa họp với biên tập viên của tôi trong thế giới ảo, vừa ghi chú trên laptop thật. Tất nhiên, sẽ cần thêm thời gian để xây dựng hoàn chỉnh metaverse, và rất nhiều vấn đề cần giải quyết trước khi thế giới này có thể phổ biến.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo WSJ

Quảng cáo trên Metaverse: Metaverse sẽ làm thay đổi ngành quảng cáo

Theo các chuyên gia, Metaverse có thể thay đổi cơ bản ngành quảng cáo, mảng kinh doanh quan trọng của nhiều hãng công nghệ như Facebook hay Google. Vậy thực chất quảng cáo trên Metaverse có gì mới và các thương hiệu có thể tiếp cận như thế nào.

metaverse quảng cáo
Quảng cáo trên Metaverse: Metaverse sẽ làm thay đổi ngành quảng cáo

Metaverse gần đây trở thành chủ đề được quan tâm, nhất là sau sự kiện Facebook đổi tên thành Meta.

Khái niệm metaverse mà các hãng công nghệ vận dụng hứa hẹn người dùng từ mạng xã hội sang một thế giới ảo rộng lớn hơn, trong đó quảng cáo vẫn là hình thức chủ đạo giúp các công ty thu hút khách hàng mới và kiếm lời.

“Metaverse là biên giới tiếp theo giống như mạng xã hội khi chúng ta bắt đầu. Nó có tiềm năng được đầu tư và sẽ trở nên rất rộng lớn”, tỷ phú Orlando Bravo, đồng sáng lập và quản lý của Thomas Bravo nói với CNBC.

Những bước đầu thận trọng với quảng cáo trên Metaverse.

Trong giai đoạn đầu, các chuyên gia cho biết các thương hiệu sẽ tiếp cận bằng các bảng quảng cáo trên metaverse.

Mẫu quảng cáo tương tự có thể gặp trong các trò chơi như Tiki-Taka Soccer và FIFA Mobile, vừa tăng độ nhận diện đồng thời cũng dẫn khách hàng đến sản phẩm nếu có nhu cầu.

“Nó sẽ rất giống với những gì chúng ta có trong hôm nay ở thế giới thực. Giống như cách ta đặt biển quảng cáo bên đường hoặc ngoài căn nhà, các nhãn hàng có thể mua những vị trí này trong môi trường metaverse”, CNBC trích lời Jason Velliquette, phó chủ tịch điều hành mảng digital của công ty tư vấn marketing R3.

Bên cạnh đó, người có ảnh hưởng (influencer) tiếp tục là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng thành công trong việc truyền tải thông điệp đến khách hàng.

“Người dùng vẫn có thể theo dõi những cá nhân này trên các kênh của họ, tham dự hội thảo, các buổi diễn thuyết hay những chương trình tương tự.

Các thương hiệu có thể hợp tác với những người có ảnh hưởng khác nhau để thực sự tạo nên tiếng vang trong không gian metaverse”, Velliquettle nói.

Sản phẩm xuất hiện một cách tự nhiên.

Đại dịch buộc nhiều thương hiệu phải thử nghiệm những công nghệ mới nhất, đơn cử như các ứng dụng thử đồ quần áo và mỹ phẩm ảo. Phát triển nhanh trong thế giới thực, “thời trang ảo” là mục tiêu rõ ràng để thử nghiệm sớm trong metaverse.

“Sẽ dễ hình dung một avatar riêng thay mỗi người khám phá metaverse, khoác lên mình những bộ đồ từ các thương hiệu như Nike, Adidas, Balenciaga hay Gucci hay Levi’s, không quan trọng đó là nhãn nào”, Max Pinas, giám đốc sáng tạo của công ty quảng cáo Dept cho biết.

Vào tháng 5 vừa qua, Gucci đã giới thiệu một chiếc ví trong Roblox có giá đắt hơn một món đồ ở ngoài đời thực.

Source: Nike

Với Nike, hãng có thế giới ảo Nikeland riêng trong Roblox, được mô phỏng theo trụ sở chính. Không chỉ có các minigame khác nhau để người dùng trải nghiệm như bóng né hay đuổi bắt, Nike cũng lên kế hoạch về một showroom kỹ thuật số, tích hợp cả vận động viên và sản phẩm.

Vũ trụ Metaverse mới cho người tiêu dùng khám phá thương hiệu thông qua quảng cáo.

Dù metaverse chưa tồn tại, nó sẽ mang đến một vũ trụ khách hàng và không gian mới để khai thác tài sản trí tuệ hiện có cho các công ty.

“Năm đại dịch vừa qua, cách tương tác với trải nghiệm kỹ thuật số đã khiến chúng tôi thực sự mở rộng tầm mắt về những gì có thể làm được.

Các trải nghiệm từ nay sẽ ở một không gian rộng lớn, nơi thương hiệu sẽ tạo ra sự kiện để thu hút mọi người đến và mở rộng quy mô ở đó”, Tiffany Rolfe, giám đốc sáng tạo toàn cầu của công ty quảng cáo R/GA cho biết.

Một số lãnh đạo ở các công ty quảng cáo nhận xét những nỗ lực thành công cần để tâm đến định nghĩa ban đầu của metaverse, nơi một cá nhân lựa chọn để thoát ra khỏi thế giới thực.

Điều này đồng nghĩa với việc các thương hiệu không nên tái sử dụng những quảng cáo mà con người đã biết, thay vào đó là làm mới cách tiếp tiếp cận khách hàng.

“Trong không gian metaverse, các thương hiệu cần tìm thấy sự cân bằng giữa hiện thực và tính nguyên bản bằng cách cung cấp tiện ích và ý nghĩa cho mọi người qua sức sáng tạo và đổi mới từ công nghệ.

Tóm gọn lại, họ phải tạo ra những trải nghiệm mà mọi người dùng thực sự muốn”, Lewis Smithingham, giám đốc giải pháp sáng tạo của Media.Monks nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nike ra mắt thế giới ảo Nikeland trên nền tảng Roblox

Nike tiết lộ, Nikeland là một thế giới ảo dựa trên Roblox được mô phỏng theo các mô hình và tòa nhà tại trụ sở chính của thương hiệu.

Nike ra mắt thế giới ảo Nikeland trên nền tảng Roblox
Source: Nike

Với Nikeland, một thế giới ảo mới trên không gian 3D sống động của Roblox, người hâm mộ của Nike có thể kết nối, sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm và cạnh tranh với nhau.

Nikeland là thế giới cá nhân hóa được thiết kế với bối cảnh là trụ sở chính của Nike, được xây dựng nhằm phát triển mục tiêu rộng lớn của công ty là biến các hoạt động thể thao và vui chơi giải trí thành một phong cách sống.

Trong Nikeland, người chơi Roblox có thể kiểm tra các kỹ năng của mình khi cạnh tranh với bạn bè của họ thông qua các trò chơi khác nhau, chẳng hạn như đuổi bắt (tag), sàn nhà là dung nham (the floor is lava) và bóng né (dodgeball).

Với những nhà sáng tạo, Nikeland cung cấp một bộ công cụ để có thể dễ dàng thiết kế các trò chơi nhỏ (mini-games) của riêng họ.

Nike ra mắt thế giới ảo Nikeland trên nền tảng Roblox
Source: Nike

Nikeland cũng khuyến khích khách truy cập “hoạt động nhiều hơn” bằng cách kết nối với các chuyển động trong thế giới thực. Gia tốc kế trong thiết bị di động của họ sẽ chuyển các hoạt động từ ngoại tuyến sang trực tuyến khi thực hiện các trò chơi.

Một phòng trưng bày kỹ thuật số cũng sẽ được bố trí trong Nikeland, nơi người dùng có thể thể thao hoá trang phục kỹ thuật số của họ với các sản phẩm đặc biệt của Nike cho hình đại diện của họ.

Phòng trưng bày sẽ trưng bày nhiều mặt hàng chủ lực của Nike như ACG và Nike Tech Pack, cùng với Air Force 1 và Nike Blazer, hay những sản phẩm mới khác như Air Force 1 Fontanka và Air Max 2021.

Nike ra mắt thế giới ảo Nikeland trên nền tảng Roblox
Source: Nike

Lý do chủ yếu khiến Nike hợp tác với Roblox là thương hiệu muốn loại bỏ rào cản quan trọng nhất trong thể thao đó là khả năng truy cập hay tiếp cận. Vùng đất ảo miễn phí cho bất kỳ ai tham quan và trải nghiệm này là cửa ngõ của Nike trên metaverse.

Cuối cùng, Nike cũng đang đưa thế giới kỹ thuật số vào cuộc sống tại toà nhà House of Innovation của Nike ở Thành phố New York thông qua Snapchat.

Thông qua một ống kính Snapchat (lens), khách thăm quan trên tầng dành cho trẻ em của Nike House of Innovation có thể nhìn thấy không gian Nikeland thông qua công nghệ thực tế tăng cường AR.

Người dùng có thể trải nghiệm nhiều trải nghiệm nhập vai (immersive experience) từ đây.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Những đối thủ lớn của Facebook trong thế giới ảo Metaverse

Khi định hướng phát triển metaverse, Meta (Facebook cũ) sẽ phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm đã xây dựng sẵn thế giới ảo, cùng hàng loạt doanh nghiệp tưởng như không liên quan.

Những đối thủ lớn của Facebook trong thế giới ảo Metaverse
Roblox – Source: Newstalk

Facebook đổi tên công ty thành Meta vào cuối tháng 10 như một cách gây chú ý cho định hướng phát triển metaverse (thế giới ảo). Đây vẫn là khái niệm rất mới, và Meta có thể sẽ gặp nhiều đối thủ tưởng như chưa từng liên quan trước đây.

Roblox, nền tảng cho phép người dùng tạo hình đại diện riêng và chơi game do những người chơi khác tạo nên, được đánh giá là công ty metaverse có giá trị cổ phiếu cao nhất hiện nay.

Cổ phiếu của công ty đã tăng gần 160% kể từ khi niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York vào đầu năm nay. Với giá trị vốn hóa thị trường gần 65 tỷ USD, Roblox hiện lớn hơn cả gã khổng lồ trò chơi điện tử Electronic Arts và Activision Blizzard.

Một ông lớn khác cũng tham gia vào lĩnh vực metaverse là công ty sản xuất phần mềm chơi game Unity Software.

Doanh nghiệp mới đây vừa báo cáo thu nhập và giá trị cổ phiếu tăng trưởng ấn tượng nhờ kế hoạch mua lại Weta Digital, studio hiệu ứng hình ảnh do đạo diễn Peter Jackson thành lập. Với giá trị hơn 1,6 tỷ USD, thương vụ nhắm tới việc nâng cao hơn nữa trải nghiệm trên metaverse.

Metaverse cũng là miếng bánh béo bở mà nhiều ông lớn muốn chia phần, từ PLBY Group (chủ sở hữu Playboy), nhà sản xuất máy ảnh gắn ngực Axon đến hãng thu âm Warner Music Group, hãng truyền thông Disney. Tất cả đều đã thảo luận về xu hướng không thể bỏ lỡ này trong vài tuần qua.

Metaverse đang thay đổi mạnh mẽ ngành công nghiệp game và cả những lĩnh vực khác”, các nhà phân tích tại Manhattan Venture Research cho biết trong một báo cáo gần đây.

Những gã khổng lồ sản xuất chip như Nvidia và Qualcomm cũng đang sẵn sàng kiếm lời từ metaverse. Chip 5G và bộ xử lý đồ họa của họ sẽ là một phần không thể thiếu để đưa con người vào thế giới ảo.

CEO của Qualcomm, Cristiano Amon cho biết công ty muốn trở thành “tấm vé vào metaverse” trong buổi thuyết trình với nhà đầu tư hôm 16/11.

Mặc dù Meta không phải ông lớn duy nhất trong lĩnh vực metaverse, việc công ty này công bố tập trung vào metaverse là một lý do khiến thị trường trở nên nhộn nhịp hơn.

“Việc đổi tên thương hiệu Facebook đã đưa khái niệm metaverse đến với nhiều người hơn. Với các công ty khác đang đầu tư, rõ ràng ý tưởng về một thế giới mới, có nhiều dịch vụ và trải nghiệm hứa hẹn sẽ là một phương cách để mở rộng doanh thu”, Chis Beauchamp, trưởng nhóm phân tích thị trường tại IG phát biểu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Tại sao Microsoft có thể đánh bại Meta trong Metaverse

Khi so sánh Meta (Facebook) và Microsoft trong metaverse, nhiều ý kiến cho rằng Microsoft có tầm nhìn thực tế và khả thi hơn nhiều.

Tại sao Microsoft có thể đánh bại Meta trong Metaverse
Getty Images

Mặc dù Meta hiện là cái tên đầu làng trong việc cung cấp các thiết bị thực tế ảo (VR), Microsoft đang thích ứng các công nghệ hiện đang được sử dụng rộng rãi hơn.

Những bước đi nhỏ và vững chắc mà Microsoft đang thực hiện có thể giúp họ có vị thế tốt hơn trong việc trở thành “người dẫn đầu” với metaverse.

Metaverse về cơ bản là một thế giới ảo, nơi người dùng có thể chia sẻ kinh nghiệm và tương tác trong thời gian thực bằng các bối cảnh mô phỏng.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có ai có thể hình dung được chính xác nó sẽ như thế nào trong tương lai, nó sẽ sử dụng phần cứng gì, hay công ty nào sẽ là “người dẫn đầu” – vì mọi thứ chỉ là mới bắt đầu.

Mặc dù vậy, có một điều chắc chắn xảy ra là VR sẽ đóng vai trò kích hoạt chính; Các công nghệ liên quan đến VR như định vị và xây dựng bản đồ đồng thời (SLAM), nhận dạng khuôn mặt và theo dõi chuyển động sẽ là những yếu tố then chốt trên metaverse.

Meta của CEO Mark Zuckerberg đang tham vọng sẽ lấy một phần lớn trong số 51 tỷ USD doanh thu từ VR mà GlobalData dự kiến sẽ được tạo ra vào năm 2030.

Facebook hiện cũng đang dẫn đầu thị trường tai nghe VR dành cho người tiêu dùng từ năm 2020, đã đăng ký 255 bằng sáng chế liên quan đến VR từ năm 2016 đến năm 2020.

Tuy nhiên, cả phần cứng và phần mềm VR hiện vẫn chưa được áp dụng rộng rãi vì các công nghệ này vẫn đang có độ trễ cao, giá cao cũng như các lo ngại khác về quyền riêng tư.

Mặc dù các công nghệ mới như 5G, dịch vụ đám mây hay theo dõi chuyển động sẽ giúp giải quyết các vấn đề này, việc cải thiện các phương pháp bảo mật dữ liệu vẫn sẽ là thách thức lớn đối với thành công của VR.

Về phần Microsoft, họ dường như hiểu cách mọi người sử dụng công nghệ tốt hơn so với Meta. Tất cả những gì bạn cần là sử dụng Mesh – tạm gọi là cổng truy cập metaverse của Microsoft – từ chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính xách tay hiện có của bạn.

Với cách này, bạn không cần những chiếc tai nghe rườm rà hay phải mua những thiết bị công nghệ đắt tiền khác. Microsoft thực sự đang tập trung vào các khả năng sẵn có của người dùng trên quy mô lớn.

Bên cạnh đó, một lợi thế khác của Microsoft là họ có Microsoft Teams với hơn 145 triệu người dùng hoạt động hàng ngày, trong khi tổng số lượng tai nghe VR được cài đặt tích lũy hiện chỉ ở mức dưới 17 triệu.

Từ những tín hiệu này, rõ ràng là Microsoft đang có vô cùng nhiều lợi thế so với Meta khi tiến đến metaverse.

Quay lại vấn đề về quyền riêng tư, với những cáo buộc gần đây liên quan đến yếu tố bảo mật trên nền tảng và người dùng, Meta đang vướng vào không ít những rắc rối trong khi Microsoft thì không.

Theo dữ liệu từ GlobalData, Microsoft hiện là công ty dẫn đầu thị trường về quyền riêng tư dữ liệu và đứng ở vị trí thứ hai theo bảng xếp hạng, Meta xếp thứ 21.

Metaverse có thể làm hạn chế những “mặt tối” như trong thế giới internet không?

Metaverse, khi được xem là “phiên bản cao cấp” của internet, nó chắc chắn khó có thể tránh khỏi những mặt tối hiện đang diễn ra trừ khi các bên liên quan xây dựng đúng ngay từ đầu kèm với các mức độ kiểm soát nhất định.

Ngoài lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu, một số vấn đề khác có thể xảy ra trong metaverse là thông tin sai lệch, thông tin giả, yếu tố bản quyền và cả sự trổi dậy của nhiều thành phần cực đoan khác.

Hầu như không có Big Tech nào không phải đối mặt với vấn đề này – và phần lớn là họ đã thất bại. Các nền tảng như TikTok hay Facebook vẫn nỗ lực từng ngày để chống lại tin giả và nội dung vi phạm trên nền tảng.

Các thuật toán phân phối nội dung của các nền tảng cũng đang là một vấn nạn khác, khi các nền tảng ưu tiên hiển thị các nội dung được xem nhiều thì đó cũng là nhiều thành phần cực đoạn lợi dụng để truyền bá và khuyến khích các nội dung sai lệch hoặc ít giá trị.

Nếu thế giới quảng cáo và nội dung trong metaverse cũng được xây dựng dựa trên những yếu tố tương tự, thì vũ trụ ảo metaverse rõ ràng là không tốt hơn mấy so với Internet.

Cuối cùng, tất nhiên, dù cho đó là Microsoft, Meta hay bất công ty nào trong metaverse đều sẽ phải đối phó với những vấn đề này và việc tìm ra giải pháp để vượt qua nó thì vẫn là một câu hỏi lớn chưa có hồi đáp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Tại sao Microsoft có thể đánh bại Meta trong Metaverse

Khi so sánh Meta (Facebook) và Microsoft trong metaverse, nhiều ý kiến cho rằng Microsoft có tầm nhìn thực tế và khả thi hơn nhiều.

Tại sao Microsoft có thể đánh bại Meta trong Metaverse
Getty Images

Mặc dù Meta hiện là cái tên đầu làng trong việc cung cấp các thiết bị thực tế ảo (VR), Microsoft đang thích ứng các công nghệ hiện đang được sử dụng rộng rãi hơn.

Những bước đi nhỏ và vững chắc mà Microsoft đang thực hiện có thể giúp họ có vị thế tốt hơn trong việc trở thành “người dẫn đầu” với metaverse.

Metaverse về cơ bản là một thế giới ảo, nơi người dùng có thể chia sẻ kinh nghiệm và tương tác trong thời gian thực bằng các bối cảnh mô phỏng.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có ai có thể hình dung được chính xác nó sẽ như thế nào trong tương lai, nó sẽ sử dụng phần cứng gì, hay công ty nào sẽ là “người dẫn đầu” – vì mọi thứ chỉ là mới bắt đầu.

Mặc dù vậy, có một điều chắc chắn xảy ra là VR sẽ đóng vai trò kích hoạt chính; Các công nghệ liên quan đến VR như định vị và xây dựng bản đồ đồng thời (SLAM), nhận dạng khuôn mặt và theo dõi chuyển động sẽ là những yếu tố then chốt trên metaverse.

Meta của CEO Mark Zuckerberg đang tham vọng sẽ lấy một phần lớn trong số 51 tỷ USD doanh thu từ VR mà GlobalData dự kiến sẽ được tạo ra vào năm 2030.

Facebook hiện cũng đang dẫn đầu thị trường tai nghe VR dành cho người tiêu dùng từ năm 2020, đã đăng ký 255 bằng sáng chế liên quan đến VR từ năm 2016 đến năm 2020.

Tuy nhiên, cả phần cứng và phần mềm VR hiện vẫn chưa được áp dụng rộng rãi vì các công nghệ này vẫn đang có độ trễ cao, giá cao cũng như các lo ngại khác về quyền riêng tư.

Mặc dù các công nghệ mới như 5G, dịch vụ đám mây hay theo dõi chuyển động sẽ giúp giải quyết các vấn đề này, việc cải thiện các phương pháp bảo mật dữ liệu vẫn sẽ là thách thức lớn đối với thành công của VR.

Về phần Microsoft, họ dường như hiểu cách mọi người sử dụng công nghệ tốt hơn so với Meta. Tất cả những gì bạn cần là sử dụng Mesh – tạm gọi là cổng truy cập metaverse của Microsoft – từ chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính xách tay hiện có của bạn.

Với cách này, bạn không cần những chiếc tai nghe rườm rà hay phải mua những thiết bị công nghệ đắt tiền khác. Microsoft thực sự đang tập trung vào các khả năng sẵn có của người dùng trên quy mô lớn.

Bên cạnh đó, một lợi thế khác của Microsoft là họ có Microsoft Teams với hơn 145 triệu người dùng hoạt động hàng ngày, trong khi tổng số lượng tai nghe VR được cài đặt tích lũy hiện chỉ ở mức dưới 17 triệu.

Từ những tín hiệu này, rõ ràng là Microsoft đang có vô cùng nhiều lợi thế so với Meta khi tiến đến metaverse.

Quay lại vấn đề về quyền riêng tư, với những cáo buộc gần đây liên quan đến yếu tố bảo mật trên nền tảng và người dùng, Meta đang vướng vào không ít những rắc rối trong khi Microsoft thì không.

Theo dữ liệu từ GlobalData, Microsoft hiện là công ty dẫn đầu thị trường về quyền riêng tư dữ liệu và đứng ở vị trí thứ hai theo bảng xếp hạng, Meta xếp thứ 21.

Metaverse có thể làm hạn chế những “mặt tối” như trong thế giới internet không?

Metaverse, khi được xem là “phiên bản cao cấp” của internet, nó chắc chắn khó có thể tránh khỏi những mặt tối hiện đang diễn ra trừ khi các bên liên quan xây dựng đúng ngay từ đầu kèm với các mức độ kiểm soát nhất định.

Ngoài lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu, một số vấn đề khác có thể xảy ra trong metaverse là thông tin sai lệch, thông tin giả, yếu tố bản quyền và cả sự trổi dậy của nhiều thành phần cực đoan khác.

Hầu như không có Big Tech nào không phải đối mặt với vấn đề này – và phần lớn là họ đã thất bại. Các nền tảng như TikTok hay Facebook vẫn nỗ lực từng ngày để chống lại tin giả và nội dung vi phạm trên nền tảng.

Các thuật toán phân phối nội dung của các nền tảng cũng đang là một vấn nạn khác, khi các nền tảng ưu tiên hiển thị các nội dung được xem nhiều thì đó cũng là nhiều thành phần cực đoạn lợi dụng để truyền bá và khuyến khích các nội dung sai lệch hoặc ít giá trị.

Nếu thế giới quảng cáo và nội dung trong metaverse cũng được xây dựng dựa trên những yếu tố tương tự, thì vũ trụ ảo metaverse rõ ràng là không tốt hơn mấy so với Internet.

Cuối cùng, tất nhiên, dù cho đó là Microsoft, Meta hay bất công ty nào trong metaverse đều sẽ phải đối phó với những vấn đề này và việc tìm ra giải pháp để vượt qua nó thì vẫn là một câu hỏi lớn chưa có hồi đáp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Tại sao các Big Tech đang hướng tới Metaverse?

Metaverse là gì, vì sao công nghệ này được quan tâm, hay các thách thức kỹ thuật… là vấn đề được nhiều người thắc mắc về vũ trụ ảo.

metaverse là gì
Source: Financial Times

Metaverse là gì?

Thuật ngữ metaverse được tác giả Neal Stephensen đề cập từ năm 1992 trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash. Nó mô tả một thế giới ảo nơi con người tương tác với nhau qua hình đại diện kỹ thuật số.

Các bộ phim như The Matrix và Ready Player One là ví dụ rõ nhất cho ý tưởng này. Thuật ngữ bắt đầu thu hút sự chú ý khi được Mark Zuckerberg, CEO Meta, nhắc đến trong một sự kiện hồi tháng 6.

Hiện vẫn chưa có khái niệm thống nhất về metaverse, nhưng các công ty công nghệ tin vũ trụ ảo không chỉ là nơi tái hiện sống động trải nghiệm đời thực trong môi trường số mà còn có thể tích hợp cả hai môi trường này với nhau.

Ông Trí Phạm, CEO Whydah – startup Việt Nam về blockchain, nói: “Metaverse là khái niệm khá khó hiểu với nhiều người, trong khi có vô số luồng quan điểm còn gây tranh cãi.

Tuy nhiên, có bốn tính chất cơ bản của một metaverse là: Sự hội tụ của trải nghiệm online và offline; Tính liên tục; Quyền sở hữu số và Tự chủ danh tính.

Vũ trụ ảo Meta hình dung là một kịch bản trong đó hai người có thể cùng tham dự một buổi hòa nhạc dù đang ở hai lục địa khác nhau. Trong khi đó, các công ty game hướng đến xây dựng một nền kinh tế trong metaverse với sự hỗ trợ của công nghệ blockchain.

Các công nghệ chính sẽ bao gồm các thiết bị giao diện người – máy như kính VR và AR, đồ họa đa chiều, AI, sức mạnh tính toán, phần mềm và phần cứng để tạo hình đại diện cho người dùng.

Tại sao các công ty công nghệ lớn (Big Tech) quan tâm đến metaverse?

Các công ty công nghệ đang tìm kiếm tương lai tiếp theo của Internet khi mạng xã hội và smartphone đã bão hòa. Theo ông Lê Mạnh Cương, CEO Mytheria, ngoài giá trị giải trí, metaverse còn đem lại lợi ích cho cả người dùng và nhà phát triển.

Tại đây, người tham gia không bị giới hạn về biên giới, khoảng cách và những người tiên phong sẽ có nhiều lợi thế trong thị trường còn sơ khai.

Facebook cho thấy tham vọng của mình khi đổi tên công ty thành Meta. Họ cũng đang sản xuất Oculus, kính VR phổ biến nhất thế giới. Họ coi metaverse là “phiên bản tiếp theo của Internet”. Tương tự, Microsoft, Apple và Google cũng đang đổ nhiều nguồn lực vào công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường.

Nhà phát triển chip Nvidia cũng không nằm ngoài cuộc chơi. Để quảng bá nền tảng Omniverse, hồi tháng 4, công ty đã tổ chức một sự kiện kỹ thuật số hoàn toàn.

“Omniverse là công cụ tạo và mô phỏng thế giới ảo, cho phép các tác nhân khác nhau, những người khác nhau kết nối với thế giới ảo”, CEO Jensen Huang nói

Những “gã khổng lồ” công nghệ của Trung Quốc cũng đang rục rịch chuẩn bị cho xu hướng mới. Tencent, Alibaba và Baidu đã nộp gần một trăm đơn đăng ký nhãn hiệu liên quan đến metaverse.

Về phần cứng, Foxconn, đối tác gia công điện tử lớn nhất thế giới, cũng tuyên bố dự định trở thành một phần trong chuỗi cung ứng metaverse.

Chủ tịch Young Liu nói trong lễ ra mắt xe điện của công ty tháng trước: “Hai sự kiện lớn tiếp theo trong ngành công nghệ là xe điện và vũ trụ ảo. Foxconn chắc chắn sẽ có các sản phẩm liên quan”.

Thách thức kỹ thuật là gì?

Theo Nikkei, metaverse mang đến cho người dùng trải nghiệm phong phú đồng nghĩa sẽ yêu cầu truyền tải một lượng lớn dữ liệu với độ trễ thấp. Có nghĩa, kết nối 5G sẽ là điều bắt buộc.

Các yêu cầu khác gồm chất bán dẫn công suất cao để chạy các thuật toán phức tạp và các thiết bị như kính VR để cho phép người dùng hòa mình vào thế giới kỹ thuật số. Các rào cản kỹ thuật vẫn còn, như kính VR còn cồng kềnh, nhiều lỗi về độ phân giải hình ảnh.

Nhiều người vẫn có cảm giác chóng mặt, buồn nôn sau khi sử dụng kính một thời gian dài. Thời lượng pin cũng là một thách thức khi các khả năng tính toán tiên tiến như điều hướng bằng cử chỉ sẽ ngốn năng lượng.

Nội dung cũng đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của metaverse, nhưng phần mềm tạo mô hình 3D vẫn đắt đỏ khiến các nhà phát triển chưa thể tiếp cận trên diện rộng.

Người hoài nghi nói gì về metaverse?

Trong khi các công ty chạy đua để bắt kịp trào lưu, một số nhà phân tích lại tỏ ra thận trọng. Donnie Teng, chuyên gia công nghệ của Nomura Securities, cảnh báo sự cường điệu xung quanh metaverse chỉ là cách để các công ty đưa công nghệ VR và AR vào đời sống một cách phổ biến hơn.

“Khái niệm này đã xuất hiện khá lâu nhưng nó vẫn đang tiếp tục trở thành chủ đề hấp dẫn. Mọi người vẫn đang khám phá các khả năng mà chưa có câu trả lời rõ ràng”, Teng nói với Nikkei.

Cuối cùng, các chuyên gia cho rằng chưa có một cơ sở hạ tầng công nghệ và ứng dụng đủ tốt để thực sự hiện thực hóa giấc mơ xây dựng một metaverse hoàn toàn ảo.

Quyền riêng tư và an ninh mạng trong vũ trụ ảo?

“Người thổi còi Facebook” Frances Haugen nói metaverse “yêu cầu chúng ta đặt nhiều cảm biến hơn nữa trong nhà và nơi làm việc”. Cô cho rằng các công ty nên có một kế hoạch minh bạch cho vũ trụ ảo trước khi bắt đầu xây dựng “thế giới mới”.

Haugen không phải là người duy nhất đề cao quyền riêng tư và dữ liệu người dùng. David Reid, giáo sư về AI và máy tính không gian tại Đại học Liverpool Hope, cũng đang kêu gọi điều chỉnh metaverse trước khi “công nghệ trở thành hiện thực trong 5-10 năm tới.

“Metaverse có những tác động to lớn với xã hội. Bên cạnh lợi thế tuyệt vời sẽ là những mối nguy hiểm đáng sợ”, Nikkei dẫn lời Reid.

Ông cho rằng, thế giới đang ở giai đoạn đầu của metaverse, nhưng mọi người cần thảo luận các rủi ro liên quan ngay từ bây giờ trước khi đi vào con đường không thể quay về. Quyền riêng tư, dữ liệu, an ninh trong vũ trụ ảo sẽ là vấn đề quan trọng của tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Apple và Meta đối đầu trong Metaverse

Apple và Meta được cho là sẽ cạnh tranh gay gắt ở các sản phẩm phục vụ xu hướng metaverse trong thập kỷ tới.

Apple và Meta đối đầu trong Metaverse

“Cuộc chiến thực sự giữa Apple và Meta là kính thực tế ảo và thực tế tăng cường, đồng hồ thông minh, smarthome, các dịch vụ kỹ thuật số, cũng như các thiết bị và nền tảng được định nghĩa riêng trong vũ trụ gọi là metaverse”, nhà báo công nghệ Mark Gurman của Bloomberg bình luận.

Trong 10 năm qua, các chuyên gia nhận định đối trọng lớn nhất của Apple là Google khi cả hai cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực như smartphone, hệ điều hành di động, dịch vụ web và thiết bị gia đình. Tuy nhiên, 10 năm tiếp theo, đối thủ của Apple sẽ là cái tên quen thuộc khác tại Thung lũng Silicon: Meta – thương hiệu mới của công ty Facebook.

Mối quan hệ Apple – Facebook hay giữa CEO Tim Cook và Mark Zuckerberg không hề êm đẹp thời gian qua. Cả hai luôn chĩa mũi giáo về nhau mỗi khi có thể, đặc biệt là liên quan đến quyền riêng tư.

Cook chỉ trích Facebook về cách mạng xã hội này khai thác thông tin người dùng. Apple thậm chí phát triển tính năng cho phép chủ sở hữu iPhone tuỳ chọn chấp nhận hay từ chối ứng dụng thu thập dữ liệu, đánh mạnh vào mô hình kinh doanh dựa trên quảng cáo của các công ty như Facebook.

Về phần mình, Zuckerberg và Meta chỉ trích chính sách của App Store, như tỷ lệ thu phí 30% doanh thu từ ứng dụng với nhà phát triển, hay về vận hành trò chơi di động và sự kiện ảo.

Tuy vậy, Gurman cho rằng các vấn đề này sẽ chỉ là “chuyện nhỏ” trong khoảng 10 năm tới, bởi cả hai đang nhắm tới VR, AR và các thiết bị đeo hỗ. Đây đều là những sản phẩm không thể thiếu trong vũ trụ ảo metaverse.

Meta không giấu sự thất vọng khi lỡ xu hướng smartphone trong thập kỷ qua, đồng thời thừa nhận sự cố gắng của họ trong lĩnh vực này chưa đủ.

Cũng giống như Amazon thất bại với dòng điện thoại Fire, công ty của Zuckerberg cố gắng tìm kiếm các lĩnh vực mới để bành trướng. Thị trường đầy hứa hẹn của họ là kính VR, AR, một phần nhờ thương vụ Oculus trị giá 2 tỷ USD từ năm 2014.

Meta đã bán kính VR vài năm và hầu như không vấp phải sự cạnh tranh đáng kể nào. Tuy nhiên, từ 2022 trở về sau có thể là giai đoạn thị trường nóng lên cả về số lượng sản phẩm lẫn đối thủ, bởi nhiều công ty đã sẵn sàng công bố loại kính này.

Tháng trước, Meta giới thiệu bản xem trước của kính thực tế hỗn hợp đầu tiên của hãng là Project Cambria. Nếu kính AR tập trung vào thực tế ảo, đưa người dùng hoàn toàn vào trong thế giới số, còn kính VR phủ thông tin kỹ thuật số lên trên thế giới thực, thì Project Cambria kết hợp hai yếu tố này bằng cách tạo một “lớp phủ AR đầy đủ màu sắc cho VR”.

Bên cạnh đó, kính Meta cũng được trang bị vi xử lý, cảm biến và ống kính riêng tiên tiến hơn nhiều so với các sản phẩm của công ty trước đây. Theo một số tin nguồn tin, Apple cũng đang lên kế hoạch cho một thiết bị tương tự.

“Kính của Apple dự kiến khoảng 2.000 USD. Tôi hy vọng sản phẩm của Meta có giá thấp hơn một chút. Tuy nhiên, cả hai đều sẽ là những thiết bị mang tính bản lề cho người dùng muốn tham gia trải nghiệm metaverse“, Gurman nói.

Nhưng Meta cũng không dừng lại ở kính thực tế hỗn hợp. Công ty của Mark Zuckerberg dự kiến tham gia vào lĩnh vực đồng hồ thông minh khi đã hé lộ mẫu smartwatch mới, thậm chí đang chuẩn bị cho ba thế hệ sản phẩm. Đây được xem là kế hoạch mang tính thách thức với Apple.

Về tính năng, smartwatch của Meta có thể gọi video, khi hình ảnh hé lộ cho thấy thiết bị có camera trước. Nếu phát huy tác dụng và được đón nhận, Apple nhiều khả năng buộc phải bổ sung chức năng tương tự cho Watch.

Hiện Apple Watch là thiết bị đa năng, nhưng theo dõi hoạt động thể chất vẫn là chức năng chính. Meta cũng thể hiện mối quan tâm đến lĩnh vực này.

Thiết bị nhà thông minh cũng là lĩnh vực đối trọng giữa Apple và Meta trong tương lai, dù cả hai chưa thực sự có sản phẩm gây chú ý. Smarthome cũng là thành phần quan trọng trong metaverse.

Thiết bị gọi video Portal Go. Ảnh: Meta
Thiết bị gọi video Portal Go. Ảnh: Meta

Meta bắt đầu cung cấp sản phẩm cho smarthome từ cách đây 3 năm với Portal, cho phép người dùng trò chuyện video. Màn hình thông minh này sau đó được cải tiến và có nhiều bản hơn, trong đó có mẫu Portal Go hoạt động bằng pin.

“Meta còn chặng đường dài để cạnh tranh với Amazon hay Google về thiết bị thông minh cho gia đình, cả về thị phần lẫn trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, tôi đã thử dùng Portal trong bếp vài tuần qua và tin vào triển vọng của Meta”, Gurman nói.

Trong khi đó, Apple hiện có rất ít sản phẩm phục vụ nhà thông minh ngoài mẫu loa HomePod ra năm 2018 và HomePod mini năm 2020. Nền tảng và ứng dụng HomeKit cũng chưa thực sự đặc sắc, dù đã xuất hiện vài năm.

Tuy nhiên, Apple được cho là đang phát triển ít nhất hai thiết bị, gồm set-top-box TV kết hợp loa, và loa thông minh tương tự Portal hoặc Amazon Echo Show.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Microsoft sẽ ra mắt ‘metaverse’ cho ứng dụng văn phòng vào năm 2022

Microsoft Corp đang thực hiện ý tưởng xây dựng một “siêu vũ trụ ảo” (metaverse) cho PowerPoint, Excel và các ứng dụng Office khác.

Microsoft sẽ ra mắt 'metaverse' cho ứng dụng văn phòng vào năm 2022
Source: SCMP

Theo Bloomberg, Microsoft đang điều chỉnh các sản phẩm phần mềm văn phòng đặc trưng để tạo ra một phiên bản metaverse, khái niệm được thúc đẩy bởi người đồng sáng lập Facebook Mark Zuckerberg, hứa hẹn cho phép người dùng sống, làm việc và giải trí trong thế giới ảo được kết nối với nhau.

Sản phẩm metaverse đầu tiên của Microsoft sẽ là phiên bản chương trình hội nghị và trò chuyện Teams, hiện được thử nghiệm và sẽ có sẵn vào nửa đầu năm 2022. Khách hàng sẽ có thể chia sẻ các tệp và tính năng Office trong thế giới ảo.

“Dịch Covid-19 đã làm cho việc sử dụng công nghệ thương mại trở nên phổ biến hơn nhiều, mặc dù đôi khi những thứ đó có cảm giác giống như khoa học viễn tưởng”, Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella nói trong buổi phỏng vấn với Bloomberg.

Ông Nadella cho biết, bản thân ông đã sử dụng công nghệ thực tế ảo để đến thăm khu Covid-19 tại một bệnh viện ở Vương quốc Anh, một nhà máy sản xuất của Toyota và thậm chí cả Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Các tính năng mới của Teams được công bố hôm 2.11 tại hội nghị Ignite của Microsoft. Nó sẽ cho phép các doanh nghiệp tạo ra không gian sống động, nơi nhân viên có thể gặp gỡ nhau.

Công nghệ này sử dụng phần mềm Microsoft ra mắt vào đầu năm nay có tên là Mesh, cho phép trải nghiệm thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường trên nhiều loại kính VR. Khách hàng thiếu thiết bị cần thiết để hiển thị hình ảnh 3D vẫn có thể trải nghiệm ở dạng 2D.

Nhận thức của công chúng về metaverse hiện còn nhiều hạn chế. Nhưng theo ông Nadella, việc ứng dụng kinh doanh đã bắt đầu có sẵn ngay lúc này.

Công ty tư vấn Accenture đã sử dụng phần mềm của Microsoft để tạo ra một “cặp song sinh kỹ thuật số” của trụ sở chính, nhằm điều hành các định hướng cho nhân viên mới trong thời gian dịch bệnh diễn ra. Phó chủ tịch Microsoft Jared Spataro cho biết Accenture đã tổ chức hơn 100 sự kiện như vậy, tiếp cận hơn 10.000 nhân viên.

Anheuser-Busch InBev cũng tạo ra các bản sao của hoạt động sản xuất bia và chuỗi cung ứng được đồng bộ hóa với cơ sở thực tế dựa trên thông tin cập nhật. Hệ thống cho phép các nhà sản xuất bia điều chỉnh theo điều kiện thay đổi, giúp người vận hành có thể duy trì và điều khiển các máy đóng gói.

Microsoft muốn bán nhiều phần mềm đám mây hơn cho phép khách hàng, từ các nhà bán lẻ đến các nhà sản xuất thực hiện công nghệ thực tế ảo này. “Ví dụ, bạn có thể trải nghiệm cửa hàng Best Buy trong metaverse”, ông Spataro nói.

Cũng trong sự kiện hôm 2.11, Microsoft đã công bố một sản phẩm nữa có tên Dynamics 365 Connected Spaces. Nó sẽ cho phép mọi người di chuyển, tương tác trong không gian bán lẻ và nhà máy.

Ông Nadella hy vọng Microsoft không chỉ dẫn đầu với các ứng dụng metaverse văn phòng, mà còn đưa nền tảng chơi game Xbox của họ tham gia vào tương lai.

Các ứng dụng metaverse của Microsoft sẽ hoạt động với kính VR Oculus của Meta Platforms, vốn trước đây do Facebook sản xuất. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ tầm nhìn của các công ty khác nhau về metaverse sẽ có thể kết nối với nhau như thế nào.

Giả sử, nếu Nadella và Zuckerberg muốn gặp nhau trong metaverse, họ sẽ phải chọn Microsoft Teams hay Meta Horizon Workrooms?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Thương hiệu Meta đã được đăng ký và công ty này sẵn sàng nhường lại cho Facebook nếu được trả phí

Facebook có thể phải đối mặt với một cuộc chiến nhãn hiệu mới để giành lấy tên gọi “Meta” cho doanh nghiệp của mình.

Thương hiệu Meta đã được đăng ký và công ty này sẵn sàng nhường lại cho Facebook nếu được trả phí
Source: Business Insider

Vào tuần trước, Facebook đã chính thức đổi tên thành Meta. Tuy nhiên, hiện quá trình chuyển đổi này đang vướng phải một số trở ngại bất ngờ.

Cụ thể, có một công ty khởi nghiệp khác đã đăng ký nhãn hiệu (trademark) “Meta” trước khi Facebook quyết định chọn nó làm tên gọi mới.

Công ty này có tên là Meta PC có trụ sở tại Arizona, Mỹ. Trong một trao đổi với tờ BusinessInsider, nhà sáng lập Zach Shutt của công ty này nói rằng họ đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “Meta” từ tháng 8 năm 2020.

Trên website của văn phòng bằng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ cũng đã thể hiện rõ thông tin đăng ký này, Meta PC lần đầu tiên bắt đầu sử dụng nhãn hiệu Meta cho các dòng sản phẩm của mình từ tháng 11 năm 2020.

Meta PC bán máy tính, ổ đĩa, bàn phím và các thiết bị khác.

Về phía Facebook, theo hồ sơ của công ty này nộp lên văn phòng bằng sáng chế và nhãn hiệu, họ đăng ký nhãn hiệu Meta vào ngày 28 tháng 10.

Theo văn phòng bằng sáng chế và nhãn hiệu, một nhãn hiệu liên bang mang lại cho doanh nghiệp sự bảo hộ hợp pháp trên toàn quốc đối với thương hiệu của họ và giúp xác định hàng hóa và dịch vụ của công ty.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là một công ty sẽ sở hữu hợp pháp một từ cụ thể và ngăn cản việc doanh nghiệp khác sử dụng từ đó.

Ví dụ: nếu Facebook được cấp nhãn hiệu Meta, điều đó không có nghĩa là công ty này sẽ sở hữu từ này – và nó không thể ngăn cản việc một công ty bên ngoài ngành sử dụng nó.

Hiện tại, phía tòa án vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc Meta PC và Facebook sẽ xử lý với nhau như thế nào.

Mặc dù phía Meta PC chưa được cấp chính thức cho tên gọi “Meta”, tuy nhiên họ đã nộp đơn trước đó 2 tháng khi Facebook công bố tên thương hiệu mới. Meta PC cũng cho biết họ sẵn sàng nhường lại cái tên đó nếu CEO Mark Zuckerberg trả cho họ 20 triệu USD.

Hiện Facebook chưa trả lời bình luận về vấn đề này.

Ông Jim Prior, Giám đốc điều hành của công ty quản lý thương hiệu Superunion, nói với BusinessInsider rằng Facebook có thể sẽ tìm đủ mọi cách để đảm bảo quyền sở hữu trực tuyến cho “Meta” và việc đổi thương hiệu của Facebook có thể ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp cũng có thương hiệu của riêng họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | Theo BI

Publicis vượt qua WPP để trở thành đối tác truyền thông của Meta – công ty mẹ Facebook

Meta vừa thông báo rằng họ đã chính thức chọn SPARK FOUNDRY của Publicis Groupe làm đối tác truyền thông toàn cầu.

Vượt qua một số đơn vị tên tuổi khác như Mindshare của WPPDentsu, Spark Foundry sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động truyền thông của toàn bộ các thương hiệu con thuộc công ty mẹ Meta, bao gồm cả Facebook và Instagram và WhatsApp.

Liên quan đến việc thay đổi này, người phát ngôn của Facebook cho biết: “Chúng tôi vui mừng thông báo rằng Spark Foundry sẽ là đối tác truyền thông toàn cầu mới cho tất cả danh mục thương hiệu của Meta.

Chúng tôi biết ơn sâu sắc về mối quan hệ hợp tác mà chúng tôi đã có với GroupM (thuộc WPP) và Dentsu kể từ năm 2014 và tự hào về mọi thứ mà chúng tôi có được cùng nhau.”

Source: AdAge

Việc đánh giá và lựa chọn các agency đã được khởi động từ tháng 3 dưới sự chỉ đạo của ID Comms, một đơn vị chuyên về tư vấn truyền thông và quảng cáo.

Mindshare thuộc sở hữu của WPP đã hợp tác với Facebook từ năm 2014, nhưng WPP đã rút khỏi danh sách sau khi xem xét và đánh giá proposal (phương án đề xuất) từ phía Facebook đưa ra.

Facebook đang đứng trước một trong những thay đổi quan trọng nhất trong lịch sử của nó khi muốn vươn ra khỏi khái niệm mạng xã hội đơn thuần và hướng tới vũ trụ ảo.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Facebook “đóng cửa” hệ thống nhận diện khuôn mặt và xoá dữ liệu

Facebook vừa cho biết họ sẽ đóng cửa hệ thống nhận dạng khuôn mặt (face-recognition) và xóa dữ liệu của hơn 1 tỷ người dùng hiện có.

Facebook "đóng cửa" hệ thống nhận diện khuôn mặt và xoá dữ liệu
Source: iStock

Theo tờ CNBC, phó chủ tịch phụ trách các sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty mẹ mới của Facebook, Meta, cho biết sự thay đổi này sẽ mang yếu tố đại diện cho một trong những thay đổi lớn nhất trong việc sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt trong lịch sử ngành công nghệ.

Được biết đến hiện tại, hơn 1/3 người dùng hoạt động hàng ngày của Facebook đã chọn tham gia vào việc cài đặt tính năng nhận diện khuôn mặt và có thể được nhận diện, và điều này từ đó đồng nghĩa với việc Facebook sẽ xóa dữ liệu từ hơn một tỷ mẫu nhận diện khuôn mặt cá nhân.

Quyết định của Facebook được ra trong bối cảnh ứng dụng này vướng phải vào nhiều ý kiến trái chiều khác nhau như: Cựu nhân viên Facebook điều trần, tố cáo Mark Zuckerberg hay những nội dung không phù hợp lại được ưu tiên hiển thị trên nền tảng.

Trước đó vào năm 2019, Facebook đã chấm dứt hoạt động sử dụng phần mềm nhận diện khuôn mặt để xác định bạn bè của người dùng trong các bức ảnh được tải lên và tự động đề xuất việc gắn thẻ họ. Facebook đã bị kiện về tính năng gợi ý thẻ (tag suggestion).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Digital Connection: Facebook giới thiệu các giai đoạn tiếp theo của ứng dụng trong tương lai

Facebook đang thực hiện một số bước quan trọng trong giai đoạn kết nối số mới, việc tập trung vào Metaverse, đổi tên công ty thành Meta cùng với các công nghệ như VR hay AR là những ví dụ điển hình.

Digital Connection: Facebook giới thiệu các giai đoạn tiếp theo của ứng dụng trong tương lai
Source: Fortune

Thế giới mà Facebook hay Meta đang hướng tới có thể có tác động lớn đến cách chúng ta làm việc và giải trí – và gần đây nhất, tại hội nghị Connect AR/VR hàng năm của công ty, họ cũng đã giới thiệu những công nghệ, khái niệm và mô hình mới mà họ đang theo đuổi.

Dưới đây là một số cập nhật chính.

Khái niệm mới Horizon Home.

Bước đi đầu tiên của Facebook đối với metaverse đó là sẽ là xây dựng những lớp liên kết thiết yếu để liên kết mọi người trong thế giới kỹ thuật số.

Horizon Home là điểm nhấn quan trọng của Facebook trên khía cạnh này, nền tảng được tích hợp vào trải nghiệm Oculus VR, một loại kính thực tế ảo của Facebook.

Theo giải thích của Facebook:

“Chẳng bao lâu nữa, bạn sẽ có thể mời và gặp gỡ bạn bè của mình trong Horizon Home, nơi bạn có thể đi chơi, xem video, tham gia vào các trò chơi và ứng dụng cùng nhau.”

Như bạn có thể thấy trong video ở trên, người dùng sẽ có thể gửi tin nhắn, thực hiện cuộc gọi video hoặc âm thanh và sắp xếp các buổi gặp mặt trong thế giới kỹ thuật số.

Ứng dụng này sẽ sớm mở rộng hơn nữa với các tính năng như ‘Venues’, cho phép người dùng ‘tận hưởng năng lượng của các sự kiện trực tiếp từ sự thoải mái như bạn đang ở nhà’.

Thế giới Games mới.

Một bước đi tiếp theo là việc phát triển phiên bản VR (thực tế ảo) của game ‘Grand Theft Auto: San Andreas’ (GTA) từ công ty Rockstar Games, mang đến những trải nghiệm nhập vai hoàn hảo cho hàng triệu người hâm mộ GTA trên toàn thế giới.

Đây là bước quan trọng tiếp theo đối với công nghệ thưc tế ảo, bởi vì trong khi doanh số bán tai nghe VR đang tăng và nhiều nhà phát triển khác đang tham gia, thì cho đến nay, chưa có một tên tuổi nào lớn thực sự đang có thể chiếm lĩnh thị trường.

Công nghệ chỉ là một lẽ và động lực thực sự của VR nằm ở việc thu hút số đông người dùng và khiến mọi người nói về trải nghiệm VR của họ trên quy mô lớn.

Công nghệ thực tế ảo cho kinh doanh.

Facebook cũng đang phát triển các công cụ VR mới nhằm mục tiêu cho phép bạn làm việc tại nhà tốt hơn, khi mà work-from-home đang trở thành một xu hướng tất yếu.

Facebook nói rằng họ sẽ sớm bắt đầu thử nghiệm nền tảng ‘Quest for Business’ mới của mình, ứng dụng sẽ cho phép người dùng đăng nhập vào tai nghe Quest VR của họ bằng một tài khoản làm việc và sẽ tạo điều kiện cho một môi trường làm việc cộng tác, từ đây, nó có thể mang lại cho bạn cảm giác như đang ở trong cùng một không gian vật lý với những người đồng nghiệp của mình, mặc dù bạn đang làm việc từ xa.

Theo Facebook:

“Hôm nay, chúng tôi chính thức thông báo rằng các dịch vụ như Slack, Dropbox, Facebook, Instagram và nhiều dịch vụ khác sẽ sớm hoạt động trong không gian VR dưới dạng ứng dụng bảng điều khiển 2D trong Horizon Home.

Bạn sẽ có thể tải chúng xuống từ Quest Store.”

Những tích hợp này rõ ràng là sẽ cung cấp nhiều lựa chọn cộng tác làm việc hơn, cải thiện các quy trình làm việc từ xa, đồng thời nâng cao năng suất và mức độ tương tác nhiều hơn.

Phát triển AR.

Facebook cũng chia sẻ chi tiết về các sáng kiến sắp tới của mình nhằm phát triển công nghệ AR, bao gồm các chương trình đào tạo mới cho những nhà sáng tạo kỹ thuật số (digital creators) và những kiến thức nâng cao trong AR, tất cả đều nhằm hướng tới những cách thức hiển thị và tương tác mới trong thế giới mới.

Về mặt đào tạo, Facebook cho biết họ đã phát triển một ứng dụng tạo AR mới có tên là ‘Polar’, ứng dụng sẽ giúp những người vốn chưa từng có kinh nghiệm về công nghệ trước đó cũng có thể xây dựng nên những trải nghiệm AR cho riêng mình.

Facebook cũng đang tung ra một chương trình chứng nhận mới trong nền tảng Spark AR, các khoá học về xây dựng AR sẽ được cấp chứng chỉ thông qua CourseraedX.

Thế giới và những con người AR.

Facebook cũng đang phát triển những công nghệ AR nâng cao, với tính năng theo dõi cơ thể nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho các tính năng AR nhập vai phong phú hơn.

Ở một khía cạnh khác, Facebook cũng đang làm việc với BMW để phát triển các tính năng AR có thể giúp người lái xe điều hướng những thứ xung quanh họ.

Cấp độ phát triển tiếp theo của công nghệ.

Các dự án AR và VR nâng cao của Facebook sẽ cung cấp các mô tả chân thực về chính họ trong môi trường kỹ thuật số và sử dụng chúng làm trình kích hoạt cho các phản ứng trên môi trường số.

Tất cả những điều này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn tiếp theo của thế giới kết nối kỹ thuật số mới, một thế giới nơi mà mọi thứ đều có thể diễn ra trong môi trường ảo. Và như chúng ta đã thấy với sự phổ biến ngày càng tăng của NFTs (những tài sản số được xây dựng dựa trên công nghệ blockchain) cùng các dự án kỹ thuật số khác, tất cả mọi thứ dường như đang được thúc đẩy nhanh hơn.

Khi thế giới đang thay đổi – với tư cách là người làm marketing, bạn cần sẵn sằng tinh thần để học hỏi, thích nghi và thay đổi cách tiếp cận của mình. Tất nhiên, công nghệ vẫn là yếu tố cốt lõi trong thế giới mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook chính thức đổi tên công ty thành Meta

Việc thay đổi tên được công bố tại hội nghị thực tế ảo và tăng cường Facebook Connect, phản ánh tham vọng ngày càng tăng của công ty ngoài nền tảng truyền thông mạng xã hội đơn thuần.

facebook đổi tên thành meta
Source: Boston

Theo đó, vào hôm qua, ngày 28/10, Facebook chính thức thông báo rằng họ đã đổi tên công ty của mình thành Meta.

Việc đổi tên đã được công bố tại hội nghị thực tế ảo và tăng cường Facebook Connect. Với tên gọi mới, công ty đã thể hiện rõ ràng tham vọng của mình tới vũ trụ ảo (Metaverse) thay vì là nền tảng mạng xã hội đơn thuần.

Meta là từ viết tắt của Metaverse, một thuât ngữ dựa trên khoa học viễn tưởng dùng để mô tả tầm nhìn chiến lược của mình thông qua việc làm việc và giải trí trong thế giới ảo.

CEO Meta, Mark Zuckerberg cho biết:

“Ngày nay chúng tôi đang được coi là một công ty truyền thông mạng xã hội, nhưng trong DNA của chúng tôi, chúng tôi là một công ty xây dựng công nghệ để kết nối mọi người và metaverse sẽ là biên giới tiếp theo giống như mạng xã hội khi chúng tôi mới bắt đầu.”

Công ty này cũng cho biết thêm rằng họ cũng sẽ thay đổi mã chứng khoán từ FB thành MVRS và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12.

facebook đổi tên thành meta

Trong một bức thư được công bố hôm qua, CEO Mark Zuckerberg viết:

“Hy vọng của chúng tôi là trong vòng một thập kỷ tới, vũ trụ ảo Metaverse sẽ tiếp cận một tỷ người, giữ hàng trăm tỷ đô la thương mại kỹ thuật số (digital commerce), đồng thời hỗ trợ việc làm cho hàng triệu nhà sáng tạo và nhà phát triển.”

Trong vài năm qua, công ty đã không ngừng phát triển phần cứng, giới thiệu thiết bị gọi điện bằng video Portal, ra mắt kính Ray-Ban Stories và tung ra nhiều phiên bản tai nghe thực tế ảo mang tên Oculus. Công ty đã chỉ ra rằng thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) sẽ là một phần quan trọng trong chiến lược của họ trong những năm tới.

Công ty cũng cho biết họ sẽ chi khoảng 10 tỷ USD trong năm tới để phát triển các công nghệ cần thiết nhằm mục tiêu xây dựng metaverse.

CEO Zuckerberg nói: “Chúng tôi tin rằng metaverse sẽ là sự kế thừa của Internet di động”.

Ngoài ra, Meta cũng đã công bố một tai nghe thực tế ảo mới có tên là Project Cambria. Thiết bị này sẽ là một sản phẩm cao cấp với mức giá cao hơn so với tai nghe Quest 2 hiện có giá 299 USD.

Việc tái xây dựng thương hiệu của Facebook diễn ra trong bối cảnh hàng loạt các báo cáo cáo buộc sau khi Bà Frances Haugen, cựu Giám đốc Sản phẩm của Facebook, cáo buộc sự độc hại của nền tảng khiến nhiều trẻ vị thành niên mắc chứng trầm cảm.

Các báo cáo cho thấy rằng Facebook nhận thức được nhiều tác hại mà các ứng dụng và dịch vụ của họ gây ra nhưng họ không chủ động khắc phục hoặc gặp khó khăn khi giải quyết chúng.

Trong một cuộc gọi với các nhà phân tích vào ngày 25/10 vừa qua, CEO Zuckerberg đã bác bỏ những tuyên bố và chỉ trích từ các tài liệu do Bà Haugen cung cấp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo CNBC