Skip to main content

Thẻ: Millennials

Gen Y (những người sinh từ 1981 đến 1996) có thể trở thành thế hệ giàu có nhất từ trước đến nay

Thế hệ này có thể thừa kế khối tài sản trị giá hàng nghìn tỷ USD do thế hệ cha ông truyền lại trong 20 năm tới.

Theo Báo cáo tài sản năm 2024 của công ty tư vấn và kinh doanh bất động sản toàn cầu Knight Frank, thế hệ Millennials hay còn được gọi là Gen Y (thế hệ có năm sinh từ năm 1981 đến năm 1996) có khả năng trở thành thế hệ giàu có nhất từ trước đến nay. Thế hệ này có thể thừa kế khối tài sản trị giá hàng nghìn tỷ USD do thế hệ cha ông truyền lại trong 20 năm tới.

Thế hệ Millennials, còn được gọi là Thế hệ Y, có thể sẽ đạt được thành công lớn trong 20 năm tới nhờ của cải sở hữu và các tài sản khác do cha mẹ và ông bà của họ tích lũy. Con số này có thể đạt khoảng 90.000 tỷ USD (83.100 tỷ euro) chỉ riêng ở Mỹ.

Theo Yahoo Finance, khi thế hệ im lặng (những người sinh từ năm 1925 đến năm 1945), thế hệ bùng nổ dân số (những người sinh từ năm 1946 đến năm 1964) và thế hệ X (những người sinh từ năm 1965 đến năm 1979) qua đời, khối tài sản trị giá 2.500 tỷ bảng Anh (2.900 tỷ euro) gắn liền với tài sản của họ, cùng với các ngôi nhà sẽ được truyền lại cho con cháu của họ.

Ông Liam Bailey, người đứng đầu nghiên cứu toàn cầu tại Knight Frank, tin rằng dòng tài sản truyền lại cho thế hệ trẻ có thể sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường đầu tư bền vững và giảm lượng khí thải carbon có ý thức.

Ông Bailey cho biết: “Thế hệ Millennials dường như đã nhận được thông điệp khi nói đến việc cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng, 80% nam giới và 79% nữ giới thuộc thế hệ này được hỏi nói rằng họ đang cố gắng giảm lượng khí thải carbon”.

Sự bù đắp cho những cú sốc kinh tế?

Mặc dù việc thừa kế có thể sẽ bổ sung thêm một lượng khá lớn vào nguồn tài chính của thế hệ trẻ trong tương lai, nhưng thực tế hiện tại còn nghiệt ngã hơn rất nhiều. Thế hệ Millennials đã quay cuồng trước một số cú sốc như Brexit (sự kiện Anh rời khỏi Liên minh châu Âu), đại dịch COVID-19, khủng hoảng chi phí sinh hoạt, xung đột Nga-Ukraine và hậu quả là cuộc khủng hoảng năng lượng.

Gần đây nhất, cuộc xung đột Israel-Hamas và các cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Biển Đỏ cũng góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn về kinh tế và địa chính trị.

Một số yếu tố trên cũng dẫn đến lạm phát gia tăng, trong đó lạm phát ở Anh chạm mức cao nhất trong 41 năm là 11,1% vào tháng 10/2022. Mặc dù tỷ lệ lạm phát này đã giảm mạnh kể từ đó, đạt mức 4% vào tháng 1/2024, nhưng vẫn cao gấp đôi mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Vương quốc Anh (BoE).

Đổi lại, điều này đã dẫn đến lãi suất cao hơn khi BoE cố gắng đưa lạm phát trở lại tầm kiểm soát. Tỷ lệ lãi suất thế chấp cũng đã tăng lên. Giá bất động sản khiến nhiều người thuộc thế hệ Millennials nói rằng hiện tại họ không đủ khả năng mua nhà.

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt cũng góp phần khiến nhiều người thuộc thế hệ trẻ nói rằng họ chi trả cho cuộc sống hàng tháng bằng tiền lương và không đủ khả năng bỏ tiền vào tài khoản tiết kiệm hoặc quỹ lương hưu. Điều này trái ngược với hình ảnh khuôn mẫu về việc thế hệ trẻ đang lãng phí tiền vào những loại cà phê đắt tiền và những thứ xa xỉ khác.

Theo báo cáo kiểm toán giữa các thế hệ năm 2023 của Resolution Foundation (một tổ chức tư vấn độc lập của Anh được thành lập vào năm 2005), những người thuộc thế hệ Millennials sinh vào cuối những năm 1980 kiếm được trung bình ít hơn 8% ở tuổi 30 so với những người thuộc thế hệ X khi họ ở cùng độ tuổi.

Thế hệ Millennials lạc quan hơn về tăng trưởng thu nhập

Tuy nhiên, không phải tất cả đều là sự u ám. Khảo sát của Knight Frank nhấn mạnh rằng 75% nam giới có tài sản ròng cao (HNWI – những người có tài sản lưu động ít nhất 1 triệu USD) thuộc thế hệ Millennial kỳ vọng tài sản của họ sẽ tăng trong 12 tháng tới. Khi nói đến phụ nữ, 64% nữ HNWI thuộc thế hệ Millennial cũng mong đợi điều tương tự.

Điều này có thể là do một số nhà đầu tư cảm thấy rằng các chính sách kiềm chế lạm phát của ngân hàng trung ương cho đến nay đã phát huy tác dụng khá tốt, với quá trình giảm phát đang tăng tốc trong vài tháng qua. Triển vọng cắt giảm lãi suất của một số ngân hàng trung ương lớn trong năm nay cũng góp phần tạo nên tâm lý tích cực.

Bất chấp một số cú sốc kinh tế, một số cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu của Mỹ, cũng vẫn hoạt động tốt. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo là một trong những doanh nghiệp thành công nhất trên thị trường thời gian qua, tạo ra sự quan tâm đáng kể, trong đó các công ty như Nvidia hoạt động đặc biệt tốt.

Ông Bailey cho biết: “Triển vọng lãi suất được cải thiện, hoạt động mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ và sự tăng trưởng tích cực của thị trường chứng khoán đã giúp tạo ra sự giàu có trên toàn cầu. Vào cuối năm 2023, số cá nhân có giá trị tài sản ròng cực cao (UNHWI) cao hơn 4,2% so với một năm trước, với gần 70 nhà đầu tư rất giàu có được tạo ra mỗi ngày”.

Cá nhân có giá trị tài sản ròng cực cao được định nghĩa là những người có tài sản đầu tư ít nhất là 30 triệu USD, thường không bao gồm tài sản cá nhân và tài sản như nhà ở chính, đồ sưu tập và đồ dùng tiêu dùng.

Theo Wealth Report, xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục, với số lượng người giàu trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng khoảng 28,1% vào năm 2028. Malaysia (Ma-lai-xi-a) dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 35%, trong đó Indonesia (In-đô-nê-xi-a) là 34%, Ấn Độ là 50% và Trung Quốc đại lục 47%. Tuy nhiên, trên toàn cầu, con số này vẫn thấp hơn mức tăng 44% được thấy trong 5 năm tính đến năm 2023.

Thế hệ Millennials cũng lạc quan hơn về việc giá nhà ở ngày càng tăng, điều này có thể khiến giá trị tài sản và đầu tư bất động sản của họ tăng lên đáng kể khi họ được thừa hưởng chúng từ các thế hệ trước.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Gen Z là thế hệ phổ biến nhất cho rằng cần làm việc ít hơn nhưng phải có cuộc sống tốt hơn

Khi Gen Z sớm sẽ là tương lai của thế giới việc làm, là nguồn lực lao động chính của nền kinh tế, nhiều người đang tự hỏi liệu Gen Z có thể tạo ra một cuộc cách mạng việc làm hay không hay họ nhìn nhận như thế nào về công việc và thu nhập. Các cuộc khao sát mới đây sẽ phần nào làm sáng tỏ điều này.

Gen Z là thế hệ phổ biến nhất cho rằng cần làm việc ít hơn nhưng phải có cuộc sống tốt hơn
Gen Z là thế hệ phổ biến nhất cho rằng cần làm việc ít hơn nhưng phải có cuộc sống tốt hơn

Theo cuộc khảo sát mới đây của BI với gần 2000 người thuộc Gen Z (Thế hệ Z), số liệu cho thấy rằng một lượng người không hề ít trong nhóm này (38%) nghĩ rằng mọi người chỉ cần làm việc ít hơn 40 giờ một tuần để có thể có được một cuộc sống đầy đủ (Trung lưu).

Tỷ lệ này với Gen Y là 35%, Gen X là 22% và Baby Boomers là 18%.

Trong khi đó, con số này đối với những người luôn chăm chỉ làm việc và thường là ít có nhu cầu nói lên ý kiến của mình hoặc có nhu cầu muốn ai đó bàn tán về mình (hard-working Silent Generation) chỉ là 8% thành viên.

Silent Generation hay Thế hệ im lặng là khái niệm dùng để chỉ những người lớn tuổi nhưng vẫn còn chăm chỉ lao động, nhóm người này ít có nhu cầu ai đó (các thế hệ khác) nói về họ, dù là về sở thích hay quan điểm cá nhân.

Về cơ bản, số liệu cho thấy rằng, một bộ phận không nhỏ Gen Z (và cũng là nhiều nhất trong các thế hệ) không mấy mặc mà với khái niệm làm việc chăm chỉ, thay vào đó họ muốn làm việc ít hơn nhưng lại nhận được nhiều hơn và có được một cuộc sống thoải mái hơn.

Với sự phổ biến của TikTok (có thể xem đây là mạng xã hội của Gen Z), khi nhiều người trẻ càng thích thú với những thứ gì đó ngắn hay thậm chí là những xu hướng giải trí độc hại, việc nỗ lực và kiên trì bền bỉ với công việc có thể sẽ là rào cản với nhóm lao động trẻ này (ít nhất là với gần 40% Gen Z trong khảo sát trên).

Bỏ qua những sự khác biệt (mà dường như đó là điều đương nhiên) giữa các thế hệ, dưới đây là một số thứ mà một nhóm người lao động Gen Z muốn làm việc ít hơn và nhận được nhiều hơn cần hiểu:

1) Niềm đam mê, sự sáng tạo và nỗ lực có thể khiến cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Vì vậy, bằng mọi cách, hãy tiếp tục đấu tranh để có được những thay đổi tích cực! Và nếu điều này xảy ra, bạn không cần phải làm một công việc mệt mỏi từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều trong một văn phòng ngột ngạt nếu bạn không muốn (vi suy cho cùng bạn làm ít hay nhiều không quan trọng bằng việc bạn tạo ra những gì).

2) Hầu hết mọi người trong lực lượng lao động – bao gồm hầu hết các đồng nghiệp thuộc Gen Z của bạn (62% còn lại) – không kỳ vọng làm ít hơn và nhận được nhiều hơn, vì vậy đừng ngạc nhiên nếu nhà tuyển dụng và khách hàng thích tuyển dụng và làm việc với họ thay vì bạn.

3) Quan điểm của bạn có thể thay đổi khi bạn già đi. Điều quan trọng và đáng mừng là điều này có thể không phải do thế giới thực đánh bật chủ nghĩa lý tưởng của bạn mà nó là vì bạn thấy mình muốn làm việc nhiều giờ hơn vì bạn yêu thích công việc và nghề nghiệp của mình, đồng thời bạn cũng thấy rằng công việc đó còn giá trị hơn cả số tiền mà bạn có thể nhận được

Về bản chất, trong khi lựa chọn con đường là việc của bạn và không ai có thể thay đổi được bạn nếu bạn không muốn, tuy nhiên nếu những thứ bạn muốn có liên quan chặt chẽ đến người khác (thế hệ khác), việc bạn chấp nhận sự khác biệt từ họ dường như là điều khó tránh khỏi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cách Gen Y có thể “kiểm soát” Sếp của mình để trở nên thành công hơn

Các quy tắc trong kinh doanh vốn rất khác so với những gì bạn đã học ở gia đình và nhà trường.

Getty Images

Có một sự thật rằng Millennials hay Gen Y, là một thế hệ được nuôi dạy rất khác với các thế hệ cũ của họ. Cha mẹ của họ thường có xu hướng bay bổng hơn, cởi mở hơn và ít có khả năng độc đoán hơn.

Những thứ mà Gen Y được trải nghiệm thường là hướng đến sự thắng lợi hay lợi ích chung thay vì là về “người chiến thắng và kẻ thua cuộc.”

Như một kết quả, Millennials thường có “vấn đề” trong việc hiểu mối quan hệ giữa sếp với nhân viên, họ bị mắc kẹt trong mô hình phân cấp truyền thống vốn đặc trưng cho việc nuôi dạy con cái và học tập trước những năm 1980.

Hầu hết mọi người, đặc biệt là những người tương đối mới trong thế giới kinh doanh nghĩ rằng thành công ở nơi làm việc phụ thuộc vào khả năng hoàn thành tốt công việc của bạn.

Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng một phần. Bạn có thể đang làm một công việc tuyệt vời mà sếp của bạn không biết bất cứ điều gì về nó.

Sếp của bạn có thể cho rằng cách tốt nhất để giữ cho bạn hạnh phúc là giao cho bạn nhiều việc hơn, trong khi thực tế là bạn muốn được thăng chức, thay đổi vị trí hoặc nhận được một khoản thưởng tốt hơn.

Cách duy nhất để đảm bảo rằng bạn đạt được những gì bạn muốn từ công việc và có được một số quyền kiểm soát trong sự nghiệp của bạn, là hãy nghĩ về sếp của bạn như một nguồn lực mà bạn phải quản lý một cách chính xác để đạt được những gì bạn muốn.

Với ý nghĩ đó, dưới đây là danh sách các nguyên tắc đơn giản để giúp Millennials có thể vượt qua được những thách thức này.

1. Xây dựng một thông điệp cốt lõi.

Hãy coi bản thân bạn như là một nhóm marketing một người, bạn không ngừng quảng bá và định vị sự đóng góp của bạn với tổ chức – đó có thể là một thông điệp cốt lõi nào đó.

Ví dụ: Thay vì định vị bạn là một “Trưởng bộ phận tuyển dụng”, bạn có thể tự nhận mình là “chuyên gia nội bộ chuyên tuyển dụng các nhân tài hàng đầu”.

Sau đó, bất cứ khi nào bạn hoàn thành tốt một điều gì đó, hãy thông báo nó với sếp của bạn trong một bối cảnh phù hợp với thông điệp đó.

Nếu bạn đang tham gia một cuộc họp liên phòng ban hoặc tổ chức, khi mọi người giới thiệu bản thân, thay vì mô tả bản thân bằng chức danh công việc của bạn (như Chuyên viên Marketing chẳng hạn), bạn có thể mô tả mình là “người luôn tìm cách để thấu hiểu khách hàng của mình từ đó đáp ứng tốt nhất những gì khách hàng cần.”

2. Hãy trung thực với lời của bạn.

Mọi ông chủ đều có thể nghi ngờ rằng nhân viên của họ sẽ không làm theo những gì họ đã cam kết hoặc đang tìm cách để che giấu những thứ gì đó.

Hầu hết các ông chủ đều đối phó với sự nghi ngờ đó bằng cách quản lý vi mô, đây có thể là một nỗi đau lớn đối với bạn và khiến công việc của bạn trở nên khó khăn hơn. Nếu bạn đang bị quản lý vi mô, có thể là do bạn đang “kiểm soát” sếp của mình không tốt.

Bất cứ khi nào bạn nói với sếp rằng bạn sẽ làm điều gì đó, hãy làm theo những gì mà bạn đã cam kết. Đừng đưa ra những lời hứa hay cam kết mà bạn không thể làm theo, ngay cả khi sếp của bạn muốn bạn làm như vậy.

Hãy thành thật với sếp của bạn về những gì bạn có thể và không thể.

3. Hãy chuẩn bị mọi thứ một cách chi tiết.

Một trong những động thái ngu ngốc nhất mà bạn có thể làm đó là bước vào phòng làm việc của sếp mà không chuẩn bị trước một cách chi tiết và rõ ràng.

Đối với mỗi giờ họp với sếp, bạn nên dành nhiều giờ để đảm bảo rằng mình có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà sếp có thể hỏi.

Hầu hết các sếp sẽ chọn một số khía cạnh nào đó trong công việc của bạn và “đi sâu vào” để đảm bảo rằng kiến ​​thức của bạn đủ tốt về những gì bạn đang làm.

Nếu bạn không thể trả lời những câu hỏi đó, bạn sẽ mất uy tín ngay lập tức với sếp của mình và có thể bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để giành lại sự tín nhiệm đó.

4. Đừng bao giờ nói (hoặc thậm chí là suy nghĩ), “Em đã nói với Sếp vậy rồi.”

Với tư cách là nhân viên cấp dưới, bạn có nhiệm vụ đưa ra các ý kiến đóng góp trước khi sếp của bạn đưa ra các quyết định cuối cùng.

Nếu bạn nghĩ rằng sếp của bạn đang mắc một sai lầm lớn, bạn nên làm hết khả năng của mình để thuyết phục họ đi theo một hướng khác.

Tuy nhiên – và điều này cũng cực kỳ quan trọng – một khi sếp của bạn đã đưa ra quyết định đó, bạn hãy im lặng và cố gắng hết sức để đảm bảo rằng quyết định đó là đúng.

Không có ông chủ nào muốn nghe – hoặc phải nghe – “Em đã nói với sếp vậy rồi”. Trên thực tế, nếu bạn thậm chí chỉ là ám chỉ điều đó, sếp của bạn sẽ nghĩ rằng bạn đang làm ảnh hưởng xấu đến tổ chức của họ.

Nếu bạn không thể cam kết với các quyết định của sếp như thể đó là quyết định của riêng bạn, bạn nên tìm một công việc và sếp khác.

5. Đừng phàn nàn mà thay vào đó hãy tìm cách giải quyết vấn đề.

Một số người thường cảm thấy rằng họ sẽ tốt hơn khi họ phàn nàn. Họ phàn nàn về vợ, về chồng của họ, về bạn bè của họ. Họ phàn nàn về công việc của họ với người bạn đời của họ. Họ phàn nàn về các đồng nghiệp khác.

Điều đó không sao cả, nhưng bạn nên nhớ rằng, không có ông chủ nào muốn nghe bạn phàn nàn về công việc, khách hàng, đồng nghiệp hay bất cứ điều gì khác cả. Sếp của bạn không phải là nhà trị liệu của bạn.

Phàn nàn với sếp chỉ là cách để bạn trút những cảm xúc tiêu cực của bạn lên họ. Nó có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng lại khiến sếp của bạn cảm thấy vô cùng mất bình tĩnh và khó chịu.

Vì vậy, đừng bao giờ nêu lên vấn đề trừ khi bạn đang tìm kiếm các giải pháp để giải quyết nó. Tốt nhất, bạn nên có sẵn một vài loại giải pháp trong đầu.

6. Hiểu việc là ưu tiên số 1 của bạn.

Đây là điều mà hầu hết các Millennials đều mắc phải. Bạn có thể nghĩ rằng công việc ưu tiên số một của bạn là hoàn thành công việc đúng thời hạn, ngân sách và chất lượng cao nhất đối với bạn.

Nhưng đó là một sai lầm. Sai lầm hoàn toàn. Công việc ưu tiên số một của bạn là làm cho sếp của bạn thành công hơn và thường không có ngoại lệ cho quy tắc này.

Nói một cách rõ hơn, công việc ưu tiên số một của sếp là giúp bạn thành công. Hầu hết các vấn đề và xung đột xảy ra ở nơi làm việc và khiến tổ chức thất bại là do những ưu tiên chính này bị đảo ngược.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen