Skip to main content

Thẻ: net zero

Câu chuyện thương hiệu: Heineken Việt Nam và hành trình đi đến mục tiêu Net Zero

Heineken Việt Nam chuyển sang năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu suất và cắt giảm phát thải nhằm đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) trong toàn chuỗi giá trị vào năm 2040. Cùng tìm hiểu câu chuyện thương hiệu của Heineken Việt Nam về hành trình chuyển sang năng lượng tái tạo nhằm đạt mục tiêu Net Zero.

Câu chuyện thương hiệu Heineken

Để hiện thực hóa cam kết Net Zero, Heineken Việt Nam tập trung vào chiến lược 4Rs với Reduce – giảm tiêu thụ năng lượng bằng các thiết bị tiên tiến và tối ưu quy trình; Replace – thay thế năng lượng hóa thạch bằng năng lượng tái tạo; Remove – loại bỏ dư lượng phát thải bằng các dự án bù đắp carbon; và Report – báo cáo và đánh giá tác động trong toàn bộ chuỗi giá trị, lần lượt trong các khâu sản xuất, bao bì, kho vận và làm lạnh.

Trong đó, Heineken Việt Nam còn đặt riêng tham vọng đạt mức phát thải ròng bằng 0 trong lĩnh vực sản xuất vào năm 2025. Nỗ lực hiện thực hóa tham vọng này, doanh nghiệp đang tập trung đầu tư vào lộ trình chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo tại toàn bộ 6 nhà máy bia.

Net Zero là gì?

Là khái niệm được sử dụng trong bối cảnh kinh tế, Net Zero (lượng phát thải ròng bằng 0) là trạng thái lý tưởng trong đó lượng khí nhà kính (GHG) được thải vào bầu khí quyển trái đất được cân bằng với lượng GHG bị loại bỏ. Những nỗ lực khử carbon (Net Zero Carbon Emissions) là nền tảng cần thiết để đạt được mục tiêu Net Zero hay lượng khí thải bằng 0.

Bạn có thể xem toàn bộ các thông tin cần biết về thuật ngữ này tại đây: Net Zero là gì?

Câu chuyện thương hiệu: Heineken Việt Nam và hành trình đi đến Net Zero.

Chuyển đổi năng lượng trong sản xuất.

Quy trình sản xuất các sản phẩm của Heineken Việt Nam sử dụng 2 loại năng lượng chính, bao gồm nhiệt năng chủ yếu cho khâu nấu bia, và điện năng cho toàn bộ máy móc, thiết bị.

Hiện tại, 6/6 nhà máy bia trên toàn quốc của doanh nghiệp đều đang sử dụng nhiệt năng đến từ sinh khối với đầu vào là các phụ, phế phẩm nông nghiệp như vỏ trấu và mùn cưa. Bên cạnh đó, toàn bộ điện năng đều đã được thông qua bởi các chứng chỉ Thuộc tính Năng lượng mua từ các nhà cung cấp được chứng nhận.

Công ty vẫn đang tiếp tục hướng đến những giải pháp điện năng tái tạo triệt để hơn, điển hình như cơ chế mua bán điện trực tiếp (Direct Power Purchase Agreement – DPPA), và lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà trong những năm tiếp theo.

Trong năm 2022, công ty đã ghi nhận 96% năng lượng tái tạo sử dụng trong sản xuất, đồng thời giảm phát thải 87% so với năm 2018.

Năm 2023, nhân kỷ niệm 150 năm thành lập thương hiệu Heineken – một trong những thương hiệu cao cấp nhất của Heineken Việt Nam, công ty đã công bố tất cả sản phẩm mang thương hiệu này sản xuất tại Việt Nam (gồm Heineken Original, Heineken Silver và Heineken 0.0) đều dùng 100% năng lượng tái tạo, ghi nhận cột mốc lớn trên lộ trình chuyển đổi năng lượng. Việt Nam cũng là quốc gia thứ 3 đạt được thành tựu này, chỉ sau Hà Lan và Brazil.

Cắt giảm carbon xuyên suốt chuỗi giá trị.

Hướng đến tham vọng lớn vào năm 2040, Heineken Việt Nam cũng không ngừng nỗ lực cắt giảm phát thải carbon xuyên suốt chuỗi giá trị. Nổi bật, ở khía cạnh bao bì, 98% chai thuỷ tinh được Heineken Việt Nam tái sử dụng hơn 30 lần, 98,5% két nhựa được tái sử dụng hơn 10 năm, và vỏ lon nhôm được thiết kế đặc biệt giúp tiết kiệm hàng nghìn tấn nhôm mỗi năm.

Công ty còn đổi mới phương tiện vận tải cũng như tối ưu hóa mạng lưới nhà cung cấp trên khắp các tỉnh thành nhằm nâng cao hiệu suất xe tải, giảm tối đa phát thải ở quá trình kho vận. Tại tất cả kênh phân phối, Heineken Việt Nam hỗ trợ lắp đặt hệ thống tủ lạnh thân thiện môi trường, giúp giảm phát thải 63% so với tủ lạnh thông thường.

Khu vực văn phòng chính của công ty áp dụng những sáng kiến mới như thiết kế không gian nhằm tối ưu ánh sáng tự nhiên, từ đó giảm điện năng dùng để chiếu sáng; hay chính sách trao quyền cho nhân viên làm việc ở mọi nơi, từ đó giảm phát thải từ việc di chuyển.

Thông qua những sáng kiến bền vững trong mọi khía cạnh hoạt động, Heineken Việt Nam cũng khẳng định cam kết song hành cùng lộ trình Net Zero của chính phủ, đồng thời lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp.

Trong năm 2023 nhiều thách thức, Heineken Việt Nam vẫn tiếp tục hiện thực hóa những tham vọng phát triển bền vững của doanh nghiệp. Với những nỗ lực không ngừng, vừa qua, công ty đã được công nhận là một trong 2 doanh nghiệp phát triển bền vững nhất Việt Nam tại Lễ Công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam (CSI) 2023.

Đây là năm thứ 8 liên tiếp Heineken Việt Nam vào Top 3 Doanh nghiệp Bền vững nhất Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, đồng thời là một trong 5 doanh nghiệp tiên phong thực hiện kinh tế tuần hoàn và cắt giảm phát thải carbon trong năm 2023.

Trước những thử thách ngày càng gia tăng trong lĩnh vực phát triển bền vững, đại diện Heineken Việt Nam nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc mở rộng hợp tác và chung tay hành động từ mọi cá nhân trước, tổ chức” nhằm tìm ra những lời giải thực tiễn cho bài toán trung tính carbon, nhân rộng những giá trị tốt đẹp, và hướng đến mục tiêu “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Net Zero là gì? Tất cả những gì cần biết về Net Zero

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu về một trong những thuật ngữ rất phổ biến hiện nay trong bối cảnh chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp đó là Net Zero hay Net Zero Carbon Emissions (lượng phát thải ròng bằng 0). Vậy thực chất Net Zero là gì và mục tiêu của các doanh nghiệp khi theo đuổi chiến lược Net Zero Carbon Emissions là gì?

Net Zero là gì
Net Zero là gì? Mục tiêu của Net Zero Carbon Emissions

Trong khi biến đổi khí hậu vẫn tiếp tục là thách thức không chỉ với doanh nghiệp mà còn cả với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các mục tiêu về giảm phát thải khí carbon, trung hoà carbon hay phát thải bằng 0 (Net Zero) tiếp tục là ưu tiên hàng đầu cần theo đuổi và đạt được.

Net Zero là gì?

Là khái niệm được sử dụng trong bối cảnh kinh tế, Net Zero (lượng phát thải ròng bằng 0) là trạng thái lý tưởng trong đó lượng khí nhà kính (GHG) được thải vào bầu khí quyển trái đất được cân bằng với lượng GHG bị loại bỏ. Những nỗ lực khử carbon (Net Zero Carbon Emissions) là nền tảng cần thiết để đạt được mục tiêu Net Zero hay lượng khí thải bằng 0.

Hiểu đúng về khái niệm Net Zero trong phạm vi kinh tế và môi trường.

Nếu bạn thường xuyên theo dõi các tin tức hay nội dung về các chủ đề như tính bền vững (Sustainability) và biến đổi khí hậu (Climate Change), bạn có thể đã nghe thấy thuật ngữ Net Zero, tuy nhiên, để thực sự hiểu được khái niệm này, bạn cần biết nhiều hơn chỉ là về mặt thuật ngữ hay tên gọi đơn thuần.

Lượng khí thải nhà kính (GHGs) vào bầu khí quyển đạt mức bằng 0 tức Net Zero khi mức phát thải khí nhà kính thải vào khí quyển ít nhất là bằng với lượng khí thải đó bị loại bỏ. Trung hòa carbon theo đó cũng là khái niệm mô tả điểm cân bằng này.

CO2 (khí Carbon) là một loại khí (gas) được tìm thấy trong bầu khí quyển của Trái đất — và nó là một phần của không khí trên hành tinh, cùng với các loại khí khác như nitơ, oxy hay metan. CO2 có thể giúp giữ nhiệt, nhưng nếu nó có quá nhiều có thể gây ra các vấn đề, chẳng hạn như các đợt nắng nóng hoặc lũ lụt.

Tất cả các ngành công nghiệp khác — không chỉ riêng ngành năng lượng —  theo đó cần phải đạt được mục tiêu Net Zero để tránh một hành tinh bị ảnh hưởng hay thậm chí là bị huỷ hoại.

Khử hay trung hoà carbon là gì?

Khử carbon là giảm thiểu, ngừng hoặc giảm lượng khí carbon trong khí quyển. Nó đạt được bằng cách chuyển sang các nguồn năng lượng hoặc vật liệu thải ra ít carbon hơn.

Hạn chế sự tích tụ khí nhà kính trong khí quyển sẽ là cần thiết để ngăn chặn sự nóng lên vĩnh viễn của hành tinh và những hậu quả thảm khốc khác liên quan đến vấn đề môi trường. Những nỗ lực này được gọi là quá trình khử carbon.

Ở nhiều doanh nghiệp, quốc gia và tổ chức khác hiện đã cam kết khử carbon hoặc thực hiện chuyển đổi dần về mức Net Zero trong những năm tới. Trong khi các ngành công nghiệp như điện, dầu khí và vận tải thường được coi là những ngành phát thải lớn nhất, tất cả các ngành khác cũng đều cần nỗ lực hướng tới quá trình khử carbon này.

Do nhiều yếu tố cấp bách, mục tiêu Net Zero có ý nghĩa quan trọng ở cấp độ toàn cầu. Bảy hệ thống năng lượng và có sử dụng liên quan đến tài nguyên đất chính là điện, công nghiệp, di chuyển, xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp và chất thải hiện liên đới nhiều nhất đến việc phát thải và do đó tất cả các ngành này sẽ cần phải trải qua quá trình chuyển đổi, khử carbon và cuối cùng là đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero).

Bên cạnh các giải pháp trực tiếp, những hành động thay thế khác như sử dụng nguồn năng lượng phát thải ít carbon, chẳng hạn như năng lượng mặt trời và năng lượng gió thực sự rất hữu ích.

Tận dụng tính tuần hoàn (nền kinh tế tuần hoàn) cũng có thể là một đòn bẩy đáng kể cho quá trình khử carbon này.

Quá trình đạt được mục tiêu Net Zero hay chuyển đổi dần về Net Zero sẽ liên quan đến điều gì?

Khi nói về khái niệm Net Zero hay mô tả quá trình chuyển đổi lượng khí thải ròng bằng 0, dưới đây là 6 đặc điểm chính có liên quan:

  • Sức ảnh hưởng toàn cầu. Tất cả các hệ thống năng lượng và sử dụng tài nguyên đất sẽ cần phải được chuyển đổi, điều này ảnh hưởng đến mọi quốc gia và mọi lĩnh vực của nền kinh tế, dù là trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Có ý nghĩa rất quan trọng. Chi tiêu cho các tài sản vật lý, những thứ có thể giúp đạt mục tiêu Net Zero sẽ cần phải tăng từ mức 3,5 nghìn tỷ USD chi tiêu mỗi năm hiện nay lên 9,2 nghìn tỷ USD mỗi năm. Tổng chi tiêu đến năm 2050 có thể đạt 275 nghìn tỷ USD.
  • Mức chi tiêu sẽ giảm dần. Chi tiêu cho tài sản vật lý có thể nhiều hơn đáng kể trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi, có khả năng tăng lên gần 9% GDP toàn cầu từ năm 2026 đến năm 2030 (so với mức dưới 7% vào năm 2022), tuy nhiên con số này sau đó sẽ giảm dần. Tương tự, giá điện có thể tăng trong một khoảng thời gian trước khi ổn định hoặc giảm dần.
  • Không đồng đều. Các lĩnh vực chiếm khoảng 20% nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng kinh tế nhiều nhất từ quá trình chuyển đổi về Net Zero. Ngoài ra, các nước đang phát triển và các khu vực giàu nhiên liệu dễ bị ảnh hưởng hơn trước những thay đổi về sản lượng, trữ lượng vốn và việc làm vì các lĩnh vực dễ bị ảnh hưởng chiếm phần tương đối lớn trong nền kinh tế của họ.
  • Nhiều rủi ro. Quá trình chuyển đổi có thể dẫn đến yếu tố giá cả và nguồn cung năng lượng không ổn định nếu không được quản lý một cách cẩn thận.
  • Nhiều cơ hội. Quá trình chuyển đổi phát thải ròng bằng 0 hay Net Zero sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới và thị trường mới cho các sản phẩm có lượng phát thải thấp.

Làm thế nào các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị trong quá trình chuyển đổi về mục tiêu Net Zero?

Khi động lực hướng tới Net Zero là mục tiêu không thể thay thế, các nhà đầu tư, khách hàng và cơ quan quản lý đã bắt đầu nâng cao kỳ vọng của họ đối với các doanh nghiệp.

Gần 90% lượng khí thải hiện đang được đặt mục tiêu giảm theo các cam kết về mức bằng 0 và các tổ chức tài chính chịu trách nhiệm về vốn hiện có hơn 130 nghìn tỷ USD đã cam kết rằng họ sẽ quản lý những tài sản này theo lộ trình tương tự.

Để theo kịp xu hướng này, thay vì chỉ đơn giản là quan sát và ủng hộ, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần chuyển sang thế tấn công, nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với khí hậu cũng như ưu tiên cho năng lượng xanh trong quá trình sản xuất.

Để có thể có nhiều cơ hội hơn, dưới đây là các chiến thuật mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

  • Chuyển đổi danh mục đầu tư kinh doanh, đặc biệt chú ý sang các phân khúc ngành hàng có tiềm năng tăng trưởng cao.
  • Xây dựng các mảng kinh doanh xanh cho phép doanh nghiệp thâm nhập sớm vào các thị trường mới.
  • Tạo ra sự khác biệt bằng các sản phẩm xanh và các đề xuất giá trị mới (USP) trên các thị trường hiện tại để từ đó giành thị phần và bán với giá cao hơn.
  • Thực hành khử carbon trên các chuỗi cung ứng hiện có.

Còn yếu tố công nghệ khí hậu thì sao?

Công nghệ khí hậu (Climate Technology) là bất kỳ công nghệ nào có tác dụng giảm lượng khí thải hoặc giải quyết các tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nó bao gồm nhiều hạng mục khác nhau, tất cả đều nhằm mục đích làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu và chuyển đổi các hoạt động sang trạng thái xanh hơn, tức hướng tới mục tiêu Net Zero.

Hiện nay, đa phần các công nghệ giảm phát thải vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu và phát triển (R&D).

Dưới đây 5 lĩnh vực chính mang lại nhiều hứa hẹn khi nói đến công nghệ môi trường và biến đổi khí hậu:

  • Điện khí hóa: bao gồm pin xe điện (EV) và hệ thống quản lý tòa nhà hiệu quả hơn.
  • Nông nghiệp: bao gồm các thiết bị nông nghiệp không phát thải và các nỗ lực kỹ thuật sinh học.
  • Hydro hoá: bao gồm cả nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất với chi phí thấp.
  • Các công nghệ khử carbon trong các lĩnh vực khó giảm thiểu hoặc loại bỏ lượng khí thải nhà kính ra khỏi bầu khí quyển.
  • Tính tuần hoàn (nền kinh tế tuần hoàn): nghĩa là tái sử dụng các sản phẩm khi chúng kết thúc vòng đời sử dụng của nó.

Về tổng thể, các công nghệ khí hậu vừa giúp cải thiện các quy trình hiện có nhằm giảm lượng carbon vừa đưa ra các cách mới để tích cực ngăn chặn lượng khí được phát thải vào khí quyển hoặc loại bỏ carbon ra khỏi khí quyển.

Khi nóng lên toàn cầu vẫn là chủ đề được quan tâm nhất từ cả khía cạnh quản trị doanh nghiệp lẫn chính phủ, các chiến lược hay mục tiêu đạt được Net Zero sẽ ngày càng được coi trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer