Skip to main content

Thẻ: nhắn tin

WhatsApp là gì? Cách đăng ký và sử dụng WhatsApp

Cùng tìm hiểu toàn diện các nội dung về ứng dụng nhắn tin đa nền tảng WhatsApp như: WhatsApp là gì, WhatsApp là ứng dụng của nước nào, cách đăng ký và sử dụng WhatsApp, các tính năng hiện có của WhatsApp là gì và hơn thế nữa.

whatsapp là gì
WhatsApp là gì? Cách sử dụng ứng dụng nhắn tin WhatsApp

Cái tên WhatsApp được kết hợp từ “What’s Up?” và “App”, trong tiếng Việt có thể được dịch là “Chuyện gì đang xảy ra vậy?”. Phát triển song song với các nền tảng mạng xã hội (Social Network), WhatsApp là ứng dụng nhắn tin (Messaging App) đa nền tảng lớn nhất thế giới với hơn 2 tỷ người dùng toàn cầu tính đến năm 2022. WhatsApp thuộc hệ sinh thái Meta Platforms Inc (Facebook).

Các nội dung về ứng dụng WhatsApp sẽ được MarketingTrips phân tích bao gồm:

  • WhatsApp là gì?
  • WhatsApp Business là gì?
  • WhatsApp hoạt động như thế nào?
  • Cách đăng ký và sử dụng WhatsApp.
  • Các tính năng chính hiện có của WhatsApp là gì?
  • Toàn cảnh về ứng dụng nhắn tin WhatsApp.
  • Lịch sử hình thành ứng dụng nhắn tin WhatsApp.
  • FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với ứng dụng WhatsApp là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

WhatsApp là gì?

WhatsApp là ứng dụng nhắn tin đa nền tảng (multiplatform messaging app) miễn phí cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi điện video (video calls) và cuộc gọi thoại (voice calls), gửi tin nhắn bằng văn bản (text messages) và hơn thế nữa.

Cũng tượng tự các nền tảng mạng xã hội khác, để sử dụng WhatsApp, người dùng cần có kết nối internet (3G, Wifi).

Với hơn 2 tỷ người dùng hoạt động mỗi tháng (MAU), WhatsApp là nền tảng nhắn tin kỹ thuật số lớn nhất toàn cầu. Về khía cạnh mạng xã hội, lượng người dùng của WhatsApp xếp thứ 3 chỉ sau Facebook và YouTube, cao hơn cả Instagram, TikTok hay Twitter.

Về mặt tổng thể, ứng dụng nhắn tin WhatsApp trở nên phổ biến toàn cầu vì dễ đăng ký và sử dụng, được liên kết và tích hợp đa nền tảng, cùng với đó là nhiều tính năng khác nhau.

WhatsApp Business là gì?

WhatsApp Business là một ứng dụng tải xuống miễn phí có sẵn trên Android và iPhone và được xây dựng với mục tiêu chủ yếu là hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ.

WhatsApp Business giúp việc tương tác với khách hàng trở nên dễ dàng hơn bằng cách cung cấp các công cụ để tự động hóa, sắp xếp và nhanh chóng trả lời tin nhắn.

Một số tính năng của WhatsApp Business bao gồm:

  • Hồ sơ doanh nghiệp (Business Profile): Là nơi để liệt kê các thông tin quan trọng, chẳng hạn như địa chỉ, email và website của doanh nghiệp.
  • Nhãn (Labels): Nơi để sắp xếp và dễ dàng tìm thấy các cuộc trò chuyện và tin nhắn của doanh nghiệp.
  • Công cụ nhắn tin (Messaging tools): Dùng để phản hồi nhanh chóng các tin nhắn cho khách hàng.

WhatsApp hoạt động như thế nào?

WhatsApp hoạt động khá đơn giản, sau khi đăng ký tài khoản (sẽ được hướng dẫn chi tiết ở các phần bên dưới), người dùng có thể bắt đầu sử dụng WhatsApp bằng cách kết nối internet.

Điểm hấp dẫn chính của WhatsApp là nó cho phép người dùng gửi và nhận các cuộc gọi (bao gồm gọi video và voice), gửi tin nhắn chỉ bằng kết nối internet, điều này có nghĩa là WhatsApp gần như miễn phí và không có thu thêm bất cứ khoản nào khác.

Trong khi có nhiều ứng dụng khác cũng cung cấp tính năng tương tự như iMessage của Apple hay Facebook Messages, WhatsApp vẫn là nền tảng số 1 vì chủ yếu là tính năng tích hợp đa nền tảng (Web, iOS, Android).

Cách đăng ký và sử dụng ứng dụng WhatsApp.

Nếu bạn đã hiểu ứng dụng nhắn tin WhatsApp là gì và thấy nó hữu ích với mình, bạn có thể bắt đầu đăng ký tài khoản và sử dụng nó ngay mà không phải tốn bất cứ một khoản phí nào (trừ khoản phí intrenet).

Bạn có thể đăng ký sử dụng WhatsApp theo 2 cách, một là đăng ký và sử dụng qua ứng dụng (app) trên thiết bị di động (cả iOS và Android), hoặc hai là sử dụng từ máy tính để bàn (dùng cho cả máy Mac sử dụng hệ điều hành macOS và Windows).

(Lưu ý, ngay cả khi bạn muốn sử dụng WhatsApp từ máy tính để bàn thì bạn cũng bắt buộc phải cài đặt ứng dụng ở điện thoại).

  • Đăng ký và sử dụng từ điện thoại di động.

Tuỳ vào việc bạn đang sử dụng điện thoại di động với hệ điều hành là gì mà bạn có thể tải xuống ứng dụng WhatsApp từ App Store trên iPhone (iOS) hay từ CH Play với hệ điều hành Android.

Sau khi tải xuống và mở ứng dụng, bạn cần nhập số điện thoại của mình vào và bấm gửi, sau đó WhatsApp sẽ gửi một đoạn mã xác nhận về điện thoại, bạn nhập mã và chọn tiếp tục, sau đó bạn có thể nhập tên tài khoản và tải lên hình ảnh đại diện của mình.

Bước cuối cùng là bạn nên đồng bộ hoá (nếu có) danh sách số điện thoại đã lưu của mình vào danh bạ trên WhatsApp và bắt đầu sử dụng.

  • Tích hợp sử dụng WhatsApp từ máy tính để bàn.

Sau khi cài đặt xong trên thiết bị di động và bạn cũng muốn sử dụng WhatsApp ngay trên máy tính, bạn cũng làm theo cách tương tự, tải xuống phần mềm dành cho máy tính (WhatsApp Desktop App) và tiến hành cài đặt (cả hệ điều hành macOS và Windows đều hợp lệ).

Với người dùng hệ điều hành Windows trên máy tính, sau khi cài đặt xong trên điện thoại, bạn mở ứng dụng và chọn Cài đặt sau đó chọn Thiết bị được liên kết, sau đó sử dụng mã QR quét ứng dụng trên máy tính để hoàn tất.

Với người dùng máy tính hệ điều hành macOS (của Apple), ứng dụng dành cho máy tính đang ở giai đoạn thử nghiệm vào thời điểm đang viết bài, tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng phiên bản web tại: https://web.whatsapp.com/.

Bạn có thể xem thêm video hướng dẫn sử dụng bên dưới từ WhatsApp.

Các tính năng chính hiện có của ứng dụng nhắn tin WhatsApp là gì?

Các tính năng chính hiện có của ứng dụng nhắn tin WhatsApp là gì?
Các tính năng chính hiện có của ứng dụng nhắn tin WhatsApp là gì?

Nếu tìm hiểu sơ qua, nhiều người có thể nghĩ WhatsApp chỉ là một ứng dụng nhắn tin văn bản thông thường như cách họ vẫn nhắn tin từ các nhà mạng (Telco), sự thật là WhatsApp đa năng hơn nhiều.

Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn về các tính năng cốt lõi của ứng dụng nhắn tin WhatsApp:

  • Cuộc gọi thoại và video: Ngoài các cuộc gọi thoại (Voice Calls), WhatsApp cũng cung cấp các cuộc gọi video, bao gồm chức năng gọi nhóm, cho phép tối đa 8 người tham gia trong cùng một cuộc gọi.
  • Nhắn tin thoại (Voice Messaging): Người dùng có thể ghi âm (Record) và gửi tin nhắn thoại đến các cuộc trò chuyện riêng lẻ hoặc cuộc trò chuyện nhóm.
  • Nhắn tin văn bản (được mã hoá đầu cuối): WhatsApp sử dụng công nghệ mã hóa đầu cuối (end-to-end encryption) để giúp cho các cuộc trò chuyện được an toàn hơn, với tính năng này, chỉ có người dùng đang nhắn tin với nhau mới có thể đọc và nghe được nội dung, ngay cả WhatsApp cũng không có quyền này.
  • Chia sẻ hình ảnh và video: Bạn có thể gửi video, ảnh và GIF (ảnh động) mà không cần lo lắng rằng hình ảnh của bạn sẽ bị lỗi Pixel hoặc không thể tải xuống, điều này đôi khi có thể xảy ra trên các nền tảng nhắn tin SMS của các nhà cung cấp dịch vụ khác.
  • Chia sẻ tài liệu: WhatsApp cho phép bạn gửi tất cả các định dạng tài liệu, chẳng hạn như PDF, bảng tính (excel) hay trình chiếu (PP).
  • Truy cập WhatsApp từ máy tính để bàn: Như đã đề cập ở trên, ngoài truy cập bằng điện thoại, WhatsApp cũng cho phép người dùng truy cập từ máy tính để bàn.
  • WhatsApp Business: Là tài khoản được thiết kế dành riêng cho doanh nghiệp, bạn có thể sử dụng giới thiệu sản phẩm và kết nối với khách hàng trên một nền tảng duy nhất, bạn có thể sử dụng WhatsApp Business tại: https://business.whatsapp.com/.

Toàn cảnh về ứng dụng nhắn tin WhatsApp.

Toàn cảnh về ứng dụng nhắn tin WhatsApp.
Toàn cảnh về ứng dụng nhắn tin WhatsApp.

WhatsApp là dịch vụ nhắn tin nhanh đa nền tảng dành cho cả thiết bị di động (mobile app) và máy tính để bàn (PC).

Tính đến năm 2022, WhatsApp là ứng dụng nhắn tin di động toàn cầu phổ biến nhất trên toàn thế giới với khoảng hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), theo sau là nền tảng WeChat của gã khổng lồ công nghệ đến từ Trung Quốc, Tencent, với khoảng 1,2 tỷ người dùng và tiếp đó là Facebook Messenger với 988 triệu người dùng toàn cầu.

Theo số liệu từ Statista, sau 2 nền tảng mạng xã hội là Facebook và YouTube, WhatsApp cũng được xem là mạng xã hội phổ biến thứ ba trên toàn thế giới, xét về lượng người dùng, WhatsApp còn cao hơn cả LinkedIn hay TikTok.

WhatsApp là một giải pháp thay thế giá rẻ cho dịch vụ nhắn tin văn bản (SMS) có tính phí của các nhà mạng (Telco), khi tính đến lợi ích kinh tế với các cuộc gọi xuyên biên giới, WhatsApp thực sự là một giải pháp hoàn hảo.

Từ việc gửi tin nhắn bằng văn bản, gửi hình ảnh và tài liệu đến các cuộc gọi video và gọi thoại, tất cả đều miễn phí và chỉ cần người dùng có kết nối internet.

Được ra mắt vào tháng 1 năm 2009, WhatsApp, cũng tương tự như mạng xã hội Instagram được gã khổng lồ truyền thông xã hội Facebook (Meta) mua lại vào năm 2014 với giá khoảng 19 tỷ đô USD và sau đó trở thành ứng dụng nhắn tin thành công nhất trên thế giới.

Vào giữa năm 2018, cả hai nhà sáng lập WhatsApp là Jan Koum và Brian Acton đã rời khỏi công ty với lý do chính là bất đồng quan điểm về cách thức kiếm tiền và tính bảo mật của ứng dụng.

  • Phạm vi tiếp cận và sử dụng toàn cầu.

Số lượng người dùng WhatsApp duy nhất trên toàn cầu tăng 22% từ đầu năm 2020 đến đầu năm 2022 và ước tính đạt khoảng 2,26 tỷ người dùng duy nhất vào tháng 6 năm 2022.

Vào tháng 1 năm 2022, WhatsApp là ứng dụng nhắn tin và trò chuyện được tải xuống nhiều nhất trên toàn thế giới, số lượt cài đặt tích luỹ đạt khoảng 40,6 triệu lượt tải xuống trên cả App Store của Apple và CH Play của Google.

Theo dữ liệu của công ty mẹ Meta, tính đến quý 3 năm 2020, có hơn 100 tỷ tin nhắn được gửi qua WhatsApp mỗi ngày, tăng gần 70% so với quý 4 năm 2017.

Ngoài Mỹ vốn là thị trường sân nhà, WhatsApp cũng phát triển mạnh mẽ ở các thị trường nước ngoài như ở Hồng Kông và Singapore, các thị trường khác như Nigeria và Việt Nam cũng là những nơi phát triển nhanh nhất của WhatsApp trên Android trong năm 2021.

Tính đến tháng 6 năm 2021, WhatsApp có 487,5 triệu người dùng từ Ấn Độ, hơn 118,5 triệu người dùng từ Brazil, ở Mỹ con số này là khoảng 77 triệu người dùng.

Vào năm 2020, người dùng toàn cầu đã dành hơn 19 giờ mỗi tháng cho WhatsApp.

  • Các ứng dụng nhắn tin cạnh tranh khác.

Trong khi WhatsApp vẫn là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất thế giới, nền tảng này ngày càng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các ứng dụng nhắn tin xã hội (social messenger apps) khác như Telegram và Signal.

Trong những năm gần đây, WhatsApp liên quan nhiều đến các vấn đề về bảo mật và quyền riêng tư của người dùng.

Vào tháng 4 năm 2021, Telegram đã có khoảng 26 triệu lượt cài đặt toàn cầu, trong khi Signal cũng đã tích lũy được 3 triệu lượt cài đặt.

  • WhatsApp Business và ứng dụng nhắn tin chuyên nghiệp.

Dưới sức ép từ đại dịch, xu hướng áp dụng các công cụ kỹ thuật số và các kênh truyền thông di động đã trở nên phổ biến hơn, cả trong bối cảnh xã hội lẫn chuyên nghiệp.

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện trong quý 3 năm 2021 giữa các chuyên gia, khoảng 7/10 người được hỏi cho biết họ đã sử dụng các dịch vụ nhắn tin và ứng dụng trò chuyện như WhatsApp và Skype hàng ngày cho mục đích công việc chuyên nghiệp.

Được ra mắt lần đầu vào năm 2018, WhatsApp Business cho phép các doanh nghiệp sử dụng để giao tiếp với người tiêu dùng với mục đích chính là làm marketing, bên cạnh đó, nó cũng cho phép người dùng liên hệ lại với các tài khoản WhatsApp Business của doanh nghiệp từ giao diện chính của tài khoản WhatsApp cá nhân của họ.

Vào năm 2021, WhatsApp Business đã thống kê được khoảng 220,5 tỷ lượt tải xuống trên toàn thế giới, ghi nhận mức tăng trưởng hơn 480% so với lượng tải xuống từ năm ra mắt.

Các doanh nghiệp vừa và lớn ước tính đã chi khoảng 38,7 triệu USD cho WhatsApp Business vào năm 2019, và trên toàn bộ ứng dụng, con số này dự kiến sẽ đạt khoảng 3,6 tỷ USD vào năm 2024.

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với ứng dụng WhatsApp là gì?

  • WhatsApp là ứng dụng nhắn tin của nước nào?

WhatsApp đến từ Mỹ và ban đầu không thuộc về Facebook. Facebook mua lại ứng dụng này sau đó với giá gần 20 tỷ USD.

  • WhatsApp dịch sang tiếng Việt là gì?

Trong tiếng Việt, WhatsApp được hiểu là một cách chơi chữ của cụm từ What’s Up, có nghĩa là “Chuyện gì vậy” hay “Chuyện gì đang xảy ra vậy”.

  • WhatsApp Business là gì?

Là một giải pháp trò chuyện dành cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng WhatsApp Business để giao tiếp với khách hàng với mục tiêu chính là bán hàng.

  • WhatsApp là ứng dụng gì?

WhatsApp là ứng dụng nhắn tin đa nền tảng (multiplatform messaging app) miễn phí cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi điện video (video calls) và cuộc gọi thoại (voice calls), gửi tin nhắn bằng văn bản (text messages) và hơn thế nữa.

  • Mục đích chính khi sử dụng ứng dụng WhatsApp là gì?

Như đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng mục tiêu khác nhau mà người dùng có thể sử dụng WhatsApp theo những cách khác nhau chẳng hạn như để giao tiếp, làm việc hay kinh doanh (bán hàng).

  • Số WhatsApp hay WhatsApp number là gì?

Chính là số điện thoại mà bạn đã sử dụng để đăng ký tài khoản WhatsApp (sử dụng cho cả bản App và Web). Bạn có thể kiểm tra và chia sẻ số này tại phần Cài đặt -> Hồ sơ (Profile).

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về ứng dụng nhắn tin WhatsApp mà bạn cần biết. Từ việc hiểu khái niệm whatsapp là gì, ý nghĩa khi dịch sang tiếng Việt của WhatsApp, đến cách đăng ký và sử dụng WhatsApp. Qua đây, bạn thấy rằng, đây thực sự là một ứng dụng có giá trị trong cả cuộc sống lẫn công việc hàng ngày. Dù cho bạn là ai và sử dụng WhatsApp với mục đích là gì, bạn cũng đang hưởng lợi từ nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

NguồnMarketingTrips

Từ giãn cách xã hội đến chăm sóc khách hàng xã hội

Nhắn tin xã hội (SM) đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây, làm thay đổi hoàn toàn cách mọi người tương tác với thương hiệu – và kể từ khi đại dịch buộc mọi người phải tương tác và kinh doanh với nhau qua môi trường trực tuyến, xu hướng này đang tăng nhanh chóng hơn.

Từ giản cách xã hội đến chăm sóc khách hàng xã hội

Dưới đây là cuộc trò chuyện với chuyên gia trong lĩnh vực nhắn tin chăm sóc xã hội, Ông Christoph Neut, cựu Giám đốc điều hành tại Sparkcentral.

Được mua lại bởi Hootsuite vào năm 2021, Sparkcentral cho phép người dùng nhắn tin trò chuyện 1-1 dựa trên các thoả thuận ở cấp độ dịch vụ (SLA – Service-level agreement) trên các nền tảng như Instagram, Facebook Messenger, Twitter, WhatsApp, WeChat, SMS và các trò chuyện trực tiếp (live chat).

Q: Khi chúng ta đang dần chuyển sang một thế giới hậu đại dịch, bạn nghĩ sẽ có những thay đổi gì trong hành vi và tương tác kỹ thuật số?

Christoph Neut: 

Với việc các cửa hàng phải đóng cửa, các hạn chế và giãn cách xã hội, chúng ta đã rời xa cuộc sống như chúng vốn có. Mọi người thuộc mọi thế hệ đã chuyển sang giao tiếp trực tuyến và qua các nền tảng kỹ thuật số một cách nhanh chóng.

Một nhóm gồm nhiều thế hệ hoàn toàn mới đã trải nghiệm những cách giao tiếp kỹ thuật số mới – và phát hiện ra rằng cách này nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.

Và ngay cả sau đại dịch, chúng ta dường như đang thức dậy trong một thế giới mới, nơi mà các cuộc trò chuyện và trải nghiệm kỹ thuật số cần tức thời và nhanh chóng hơn.

Khách hàng sẽ luôn chọn đi con đường tốn ít công sức nhất và với những trải nghiệm kỹ thuật số đã có được mới nhất của họ.

Mặc dù ngày nay chỉ có 23% tương tác dịch vụ khách hàng là kỹ thuật số, Gartner kỳ vọng con số đó sẽ tăng lên hơn 60% trong 3 năm tới – ngay cả khi đại dịch đã kết thúc.

Q: Những lý do chính khiến mọi người ngày nay chuyển sang kỹ thuật số là gì?

Christoph Neut: 

Với đại dịch, thế hệ kỹ thuật số (digital generation) của chúng ta chắc chắn sẽ được mở rộng, nhưng tôi luôn gọi đám đông kỹ thuật số này là “Generation Mute” – một thế hệ không thích gọi điện hoặc xếp hàng để chờ dịch vụ.

Nhóm đối tượng này có một khoảng chú ý (attention gap) rất hạn chế, cực kỳ thiếu kiên nhẫn, quen với cách làm việc đa tác vụ và liên tục chuyển đổi từ ứng dụng này sang ứng dụng khác.

Ngày nay, chúng ta thấy rất nhiều thế hệ khác nhau đang tìm kiếm sự thuận tiện nhiều nhất có thể – họ muốn xóa bỏ mọi rào cản trong việc tương tác với một thương hiệu.

Nếu một kênh không hiệu quả, khách hàng sẽ chuyển sang kênh khác và cuối cùng chia sẻ sự thất vọng của họ trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, điều này làm tổn hại đến danh tiếng của thương hiệu của bạn một cách công khai.

Chúng ta cũng đang tìm kiếm các kết nối và giao tiếp qua các nền tảng mạng xã hội một cách tự nhiên và thân thiện hơn.

Các phương tiện truyền thông mạng xã hội đã trở nên quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta – và đối với nhiều khách hàng của chúng ta trong suốt hành trình mua hàng của họ.

Đã đến lúc các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần nắm bắt được tầm quan trọng của các công cụ kinh doanh, những công cụ có thể giúp họ đáp ứng được những kỳ vọng này về kết nối của con người.

Q: Với suy nghĩ này, lời khuyên của bạn dành cho các thương hiệu là gì?

Christoph Neut: 

Trong một thế giới mới được biến đổi bởi COVID-19, bạn cần cho khách hàng thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến họ. Các doanh nghiệp không thành công trong các dịch vụ khách hàng có nguy cơ mất thị phần lớn nhất.

Theo GlobalWebIndex, dịch vụ khách hàng (CS) không tốt là mối bận tâm hàng đầu khi quyết định mua hàng của một thương hiệu.

Đối với thương hiệu, điều này có nghĩa là họ phải có mặt ở tất cả những nơi mà khách hàng của họ đang ở, phải trò chuyện nhiều hơn trên các kênh công khai (các tài khoản mạng xã hội và website), cũng như các kênh riêng tư (nhắn tin và trò chuyện) khác.

Việc tạo ra những kết nối này với khách hàng tiềm năng là vô cùng có lợi, thương hiệu có thể đánh giá, ra quyết định, thu thập phản hồi, xây dựng lòng trung thành với khách hàng và thậm chí là vận động sự ủng hộ từ họ.

Cuối cùng, danh tiếng thương hiệu và dịch vụ khách hàng của bạn luôn song hành với nhau. Chất lượng dịch vụ của bạn sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng, bởi vì khách hàng sẽ mua hàng dễ dàng hơn nếu họ biết rằng họ có thể tin tưởng dịch vụ của bạn hơn.

Q: Bạn tin rằng điều gì sẽ là lợi thế cạnh tranh trong tương lai khi nói đến các nền tảng mạng xã hội và nhắn tin?

Christoph Neut: 

Trong kỷ nguyên hậu COVID, phương tiện truyền thông mạng xã hội và các ứng dụng nhắn tin trực tiếp đang trở thành nền tảng tương tác thống trị với khách hàng trên toàn thế giới.

Trên khắp thế giới, các thương hiệu đang tìm cách để thay đổi điện thoại và email bằng cách chuyển sang nhắn tin trực tiếp và qua các nền tảng mạng xã hội.

Đã đến lúc những người làm marketing cần tạo ra những trải nghiệm khách hàng liền mạch và nhất quán thông qua các cuộc trò chuyện.

Thế hệ tiếp theo của sự đổi mới trong kinh doanh sẽ được thúc đẩy thông qua sự hiểu biết về kết nối mang tính con người chứ không phải là các kênh.

Các doanh nghiệp sẽ cần hiểu biết càng nhiều càng tốt về các điểm khó khăn, sự kỳ vọng, phản ứng của khách hàng đối với các loại nội dung khác nhau.

Mỗi cơ hội gắn kết với họ trong suốt hành trình mua sắm là cơ hội để thương hiệu xây dựng sự tin cậy. Dữ liệu phải dõi theo khách hàng của bạn, ở bất cứ nơi nào họ đến.

Q: Cuối cùng, bạn có thể chia sẻ một số mẹo và thủ thuật mà các thương hiệu có thể sử dụng để có được mức độ trải nghiệm khách hàng tốt hơn không?

Christoph Neut: 

Chăm sóc khách hàng xã hội (Social customer care) phải là một phần không thể thiếu trong hoạt động marketing và dịch vụ khách hàng của tổ chức.

Điều cần thiết là tạo ra các kết nối mang tính cá nhân với khán giả của bạn. Đó không chỉ là việc cung cấp sự hỗ trợ khi khách hàng liên hệ với bạn mà còn là việc chủ động tương tác với họ vào những thời điểm quan trọng nhất.

Bạn cần thúc đẩy nhiều hơn nữa sự cộng tác của các đội nhóm để tạo ra một hành trình khách hàng liền mạch hơn, trải nghiệm khách hàng liền mạch là công việc và trách nhiệm của tất cả mọi người trong doanh nghiệp.

Tất cả các bộ phận của bạn phải làm việc cùng nhau theo một chiến lược tương tác chung để mang lại những trải nghiệm tốt nhất có thể cho từng khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen