Skip to main content

Thẻ: Outbound Marketing

Outbound Marketing là gì? Lý thuyết về Outbound trong Marketing

Cùng tìm hiểu các nội dung như: Outbound Marketing là gì, sự khác biệt giữa Outbound Marketing và Inbound Marketing là gì, các kỹ thuật Outbound Marketing cùng các nội dung khác.

outbound marketing là gì
Outbound Marketing là gì? Lý thuyết của Outbound trong Marketing

Outbound Marketing là gì? Trong khi kỹ thuật Inbound Marketing tập trung vào việc “kéo và giữ” khách hàng thông qua chiến lược nội dung có giá trị cao cho khách hàng, những gì Outbound Marketing quan tâm là “đẩy” nội dung để chủ động tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích bao gồm:

  • Outbound Marketing là gì?
  • Outbound là gì?
  • Phân biệt Outbound Marketing và Interruption Marketing.
  • Sự khác biệt lớn nhất của Inbound Marketing và Outbound Marketing là gì?
  • Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược Outbound Marketing.
  • Cách thức chuyển đổi các nỗ lực Marketing từ Outbound sang Inbound.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing là một phương thức làm marketing truyền thống (traditional marketing) trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp chủ động đẩy các nội dung và thông điệp đến các nhóm đối tượng mục tiêu.

Theo góc nhìn này, Outbound Marketing bao gồm tất cả các cách thức tiếp cận marketing một chiều như quảng cáo truyền hình (TV), quảng cáo ngoài trời (OOH), quảng cáo qua radio, email marketing… hay thậm chí là website của thương hiệu.

So với các kỹ thuật Inbound Marketing, Outbound Marketing có phần tốn kém hơn.

Outbound là gì?

Khác với kỹ thuật Inbound, khi thương hiệu tập trung vào các giai đoạn khác nhau như thu hút sự chú ý của khách hàng, làm thích thú hay hài lòng khách hàng và sau đó là tương tác dài hơn với khách hàng.

Kỹ thuật Outbound quan tâm nhiều hơn đến cách thức đẩy các sản phẩm hay dịch vụ của mình ra bên ngoài, tức đến tay khách hàng.

Thay vì tập trung vào các nền tảng giá trị cốt lõi xoay quanh thương hiệu hay trải nghiệm của khách hàng trong Inbound, Outbound quan tâm nhiều hơn vào những gì thương hiệu có và cung cấp.

Outbound Marketing và Interruption Marketing.

Theo một định nghĩa khác của Wikipedia, Outbound Marketing cũng có thể được gọi là Interrruption Marketing, thuật ngữ đề cập đến các cách thức làm marketing truyền thống trong đó thương hiệu liên tục đẩy các nội dung quảng cáo về phía người tiêu dùng.

Sở dĩ được gọi Interrruption (Marketing) là bởi vì, với cách tiếp cận của Outbound Marketing, trong nhiều trường hợp, thương hiệu sẽ làm phiền khách hàng vì họ phải nhận các nội dung không mong muốn.

Khi này, các thương hiệu làm gián đoạn cách mà một người tiêu dùng hay đối tượng mục tiêu suy nghĩ và cảm nhận về thương hiệu cũng như cách thức tương tác của họ.

Những gì thương hiệu hay doanh nghiệp quan tâm khi sử dụng chiến lược Outbound Marketing là bán hàng và có được nhiều doanh số nhất có thể thay vì là trải nghiệm của chính các khách hàng.

Sự khác biệt lớn nhất của Inbound Marketing và Outbound Marketing là gì?

outbound marketing là gì
Outbound Marketing là gì? Sự khác nhau giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing là gì?

Sự khác biệt lớn nhất của 2 phương thức làm marketing này nằm ở cách mà thương hiệu hay doanh nghiệp xây dựng và truyền tải nội dung tới khách hàng.

Thay vì chủ động một chiều đẩy các nội dung và thông điệp bán hàng tới tay khách hàng trong Outbound Marketing, với Inbound Marketing, thương hiệu chọn cách kéo khách hàng ở lại với thương hiệu (tương tác hai chiều) thông qua những nội dung mà khách hàng cần.

Trong một số trường hợp, khi áp dụng Inbound Marketing, thương hiệu sẽ chỉ xuất hiện khi khách hàng cần (SEO).

Môt điểm khác biệt lớn tiếp theo giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing đó là nằm ở cách thương hiệu chuyển đổi khách hàng từ giai đoạn nhận biết đến khi mua hàng.

Như đã phân tích ở trên, các kỹ thuật của Outbound Marketing chủ yếu tập trung vào việc đẩy nội dung, hay nói cách khác thương hiệu chỉ quan tâm đến việc tiếp cận khách hàng vào một thời điểm nhất định.

Với Inbound Marketing, sau lần tiếp tiếp xúc đầu tiên ở giai đoan nhất biết, những người làm marketing tiếp tục xây dựng mối quan hệ với khách hàng trên các điểm chạm khác (Brand Touchpoint), sau đó dần dần chuyển đổi họ thành các khách hàng tiềm năng.

Thông thường, sợi dây liên kết giữa khách hàng với thương hiệu hay lý do quyết định việc khách hàng sẽ tiếp tục ở lại với thương hiệu hay không nằm ở những giá trị mà thương hiệu cung cấp cho khách hàng trong quá trình tương tác.

Ở một góc nhìn khác, có thể xem Outbound Marketing là Push Marketing (cách thức làm marketing tập trung vào việc đẩy nội dung) và Inbound Marketing là Pull Marketing (mục tiêu là hướng tới những gì khách hàng cần và kéo họ về phía thương hiệu).

Có một sai lầm mà không ít các marketer mắc phải khi so sánh giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing đó là họ coi kênh (channel) là điểm quyết định, thực tế là, điểm mấu chốt nằm ở cách thức triển khai hơn là kênh hay nền tảng.

Ví dụ, cùng là nền tảng website hoặc Social Media, tuy nhiên, tuỳ vào cách thức thương hiệu xây dựng giá trị và tương tác với khách hàng, nó có thể thuộc Inbound Marketing hoặc Outbound Marketing.

Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược Outbound Marketing.

Cũng giống nhiều cách thức làm marketing khác như Viral Marketing hay Agile Marketing, Outbound Marketing cũng có nhiều các ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu hay chiến lược của thương hiệu là gì mà doanh nghiệp có thể lựa chọn các phước thức tiếp cận khác nhau.

Ưu điểm của Outbound Marketing là gì?

Một trong những ưu điểm lớn nhất của Outbound Marketing đó là khả năng tiếp cận khách hàng và xây dựng độ nhận biết thương hiệu trên quy mô lớn.

Vì thương hiệu chọn cách chủ động đẩy thông tin liên tục đến khách hàng thông qua chủ yếu các kênh truyền thông đại chúng (mass/public media), một lượng lớn các khách hàng tiềm năng có thể nhanh chóng nhận được thông điệp của thương hiệu.

Tiếp đó, liên quan đến kỹ thuật dự báo trong marketing, trong khi khách hàng không phải khi nào cũng biết họ cần gì và vào thời điểm nào, việc thương hiệu chủ động đề xuất các lợi ích và giá trị mà thương hiệu đang có có thể làm khách hàng thay đổi hành vi và hành động của họ sau đó.

Ngoài ra, Outbound Marketing còn có một loạt các ưu điểm khác như: dễ thực thi hơn, dễ nhắm mục tiêu hơn hay nhanh mang lại kết quả hơn.

Nhược điểm của Outbound Marketing là gì?

Bên cạnh các ưu điểm nổi trội, Outbound Marketing cũng có không ít các hạn chế.

Hạn chế hay nhược điểm lớn nhất đầu tiên là về mặt ngân sách. So với Inbound Marketing hay các cách thức làm marketing khác, Outbound Marketing có nhiều phần tốt kém hơn.

Vì có thể tiếp cận tức thời một lượng đối tượng mục tiêu lớn, thương hiệu phải chi trả nhiều tiền hơn cho các chiến dịch, đây cũng là lý do tại sao Outbound Marketing thường không phải lựa chọn thông minh với các doanh nghiệp nhỏ.

Một thách thức tiếp theo với các doanh nghiệp khi sử dụng Outbound Marketing đó là khả năng giữ chân và tương tác với khách hàng trong dài hạn.

Trong khi các thương hiệu chủ động đẩy các thông điệp một chiều đến khách hàng mà không có các nội dung, công cụ hay nền tảng để tiếp tục níu chân khách hàng ở lại lâu hơn sau đó, thông thường, điểm tiếp xúc giữa khách hàng với thương hiệu là rất ít.

Ngoài ra, như những lý do đã phân tích ở trên, chi phí để có được một khách hàng mới (CAC) trong Outbound Marketing sẽ cao hơn so với Inbound Marketing hoặc các chiến lược marketing khác.

Khó đo lường hiệu quả hơn cũng là một khó khăn với Outbound Marketing.

Cách thức chuyển đổi các nỗ lực Marketing từ Outbound sang Inbound.

Thay vì liên tục làm phiền khách hàng bằng các kỹ thuật của Outbound Marketing, các thương hiệu có thể chọn cách dịch chuyển sang Inbound Marketing hoặc sử dụng kết hợp cả hai.

Như đã phân tích ở trên, vì thứ quyết định Inbound hay Outbound không nằm ở kênh hay nền tảng mà nằm ở cách thương hiệu xây dựng và phát triển nó.

Một trong những tư duy đầu tiên mà doanh nghiệp cần có khi chuyển đổi chiến lược là bắt đầu mọi thứ từ góc nhìn của khách hàng, tập trung vào các trải nghiệm khách hàng.

outbound marketing là gì
Outbound Marketing là gì? Cách chuyển từ Outbound Marketing sang Inbound Marketing.

Để có thể đảm bảo rằng mình đang sử dụng chiến lược Outbound trong các cách thức tiếp cận marketing, thương hiệu có thể áp dụng mô hình A-E-D.

Mô hình AED cũng có phần tương tự các mô hình phễu bán hàng (Sales Funnel), nơi thương hiệu sẽ liên tục tương tác với khách hàng trong các giai đoạn khác nhau của hành trình mua hàng.

Khi áp dụng chiến lược này, thương hiệu hiểu rằng họ sẽ cần phải cung cấp các nội dung với các giá trị khác nhau ở từng giai đoạn khác nhau từ giai đoạn nhận biết hay thu hút sự chú ý đến giai đoạn cuối cùng là tương tác và bán hàng.

Content Mapping là một kỹ thuật thông minh thương hiệu có thể sử dụng.

Trong khi đối với những người tiêu dùng trong giai đoạn nhận biết, các phương tiện truyền thông mạng xã hội và quảng cáo có thể đóng vai trò quyết định, ở các giai đoạn kế tiếp, các công cụ tìm kiếm hay website của thương hiệu có phần quan trọng hơn.

Trong quá trình này, content marketing và SEO cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc giữ chân và làm hài lòng khách hàng .

Cuối cùng, tư duy làm Inbound Marketing, cũng chính là điểm tách biệt nó khỏi Outbound Marketing đó là không ngừng tương tác với khách hàng và gặp gỡ họ ở nhiều điểm chạm nhất có thể trong suốt hành trình mua hàng.

Một số câu hỏi thương hiệu có thể sử dụng để thấu hiểu khách hàng của mình hơn như:

  • Khách hàng mục tiêu hay lý tưởng của thương hiệu là ai?
  • Nỗi đau lớn nhất của họ là gì và họ cần gì từ thương hiệu?
  • Mục tiêu của khách hàng trong từng giai đoạn trong suốt hành trình mua hàng là gì?
  • Đâu là những giá trị cá nhân mà khách hàng đang hướng tới?
  • Và vô số các câu hỏi khác.

Kết luận.

Trong khi bất cứ cách thức tiếp cận marketing nào, dù cho đó là Inbound hay Outbound Marketing, chúng cũng có các ưu và nhược điểm nhất định.

Tuỳ thuộc vào mục tiêu của thương hiệu là gì, hay trong từng các giai đoạn kinh doanh khác nhau, đồng thời hiểu Outbound Marketing là gì, thương hiệu có thể lựa chọn các chiến lược khác nhau sao cho phù hợp.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nguồn: MarketingTrips

VP of Marketing từ HubSpot: Khách hàng muốn nghe từ Marketers hơn là từ Sales

Dữ liệu cho thấy những dấu hiệu về những phản hồi tích cực của khách hàng đối với cả inbound Marketingoutbound marketing, tuy nhiên, những phản hồi với việc bán hàng thì đang chững lại.

HubSpot vừa cung cấp những insights sâu rộng về tác động của COVID-19 đối với các doanh nghiệp kỹ thuật số (digital businesses) bằng cách tổng hợp dữ liệu ở quý hai từ hơn 70.000 khách hàng của mình.

Thông qua dữ liệu:

  • Sự tăng trưởng mạnh mẽ về lưu lượng truy cập website, tăng 18% từ quý 2 so với quý 1.
  • Khối lượng Chat với khách hàng tăng ổn định, đạt đỉnh vào cuối tháng 5 với mức tăng chung là 31% từ quý 2 so với quý 1.
  • Tỷ lệ mở email marketing cũng tăng mạnh, hiện ở mức 32% và trên mức trước COVID-19.
  • Tỷ lệ phản hồi giảm từ 25 đến 30% trong các email bán hàng.

“Chúng ta có thể suy luận rằng, mặc dù hậu quả của đại dịch vẫn còn, tuy nhiên ngành thương mại kỹ thuật số (digital commerce) vẫn đang phát triển khá tốt”. Vice President (VP) of Marketing của HubSpot cho biết.

Tin tốt cho Marketing

“Theo tôi, điều rõ ràng nhất bây giờ là các công ty nên đầu tư vào sự hiện diện trực tuyến của mình thực sự tốt để có thể hưởng lợi khi cả thế giới đột nhiên ‘được ở nhà và online’ nhiều hơn do đại dịch”. VP of Marketing của HubSpot cho biết thêm.

“Chúng tôi đã nhận thấy lưu lượng truy cập tăng đột biến bắt đầu từ giữa tháng Ba. Mức cao nhất vào giữa tháng Tư, tăng khoảng 24% so với mức trung bình”.

Đối với email marketing, tỷ lệ mở thực sự có xu hướng tăng trong khi khối lượng email marketing được gửi cũng tăng cao. Điều này gần như chưa bao giờ xảy ra.

Theo mức thông thường, nếu bạn gửi nhiều email hơn thì tỷ lệ mở của bạn sẽ giảm xuống. Còn bây giờ thì như bạn thấy đó, mọi thứ xảy ra thật ‘bất ngờ’.

Bán hàng trở nên khó khăn

Câu chuyện bán hàng giờ đây trở nên ‘ít hạnh phúc’ hơn. Khi các đội nhóm bán hàng tăng khối lượng email được gửi đi, tăng 44% cho quý 2 so với quý 1, tỷ lệ phản hồi giảm trầm trọng. Mọi người muốn nghe từ các nhà làm marketing; họ không muốn nghe từ các bộ phận bán hàng.

VP of Marketing của HubSpot giải thích: đại dịch có ảnh hưởng phân cực đến hoạt động thương mại. Các phần mềm máy tính đã làm khá tốt, hàng tiêu dùng đã làm tốt, sản xuất trên mức chuẩn. Nhưng đối với ngành giải trí, du lịch, nhân sự thì hoàn toàn chao đảo.

Tại sao chúng ta phải quan tâm.

Thật dễ dàng để có thể suy đoán về những ảnh hưởng có thể có của COVID-19 đối với các doanh nghiệp cũng như đối với các nỗ lực marketing và bán hàng (Sales).

Chúng ta cũng đã có đủ thời gian và dữ liệu có ý nghĩa cho thấy những gì đã thực sự diễn ra. Hãy cân nhắc những gì nên làm với doanh nghiệp của bạn ngay từ bây giờ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips  via HubSpot

Các vấn đề cốt lõi của Outbound Marketing

Outbound Marketing chiếm phần lớn ngân sách Marketing trong nhiều doanh nghiệp. Nó đã có từ rất lâu đời và một số người thậm chí còn coi đó là một chi phí kinh doanh bắt buộc.

Các vấn đề cốt lõi của Outbound Marketing
Các vấn đề cốt lõi của Outbound Marketing

Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing đề cập đến bất kỳ hoạt động Marketing nào trong đó một công ty bắt đầu cuộc trò chuyện và gửi thông điệp của mình đến khách hàng.

Các ví dụ về Outbound Marketing bao gồm các hình thức Marketing và quảng cáo truyền thống (Traditional Forms) như quảng cáo trên TV, quảng cáo trên radio, quảng cáo in (quảng cáo trên báo, quảng cáo trên tạp chí, tờ rơi, danh mục, v.v.), hội chợ, cuộc gọi bán hàng ra ngoài (Cold Calls) và cả “thư rác”.

Outbound Marketing trái ngược với Inbound Marketing, nơi khách hàng tìm thấy bạn khi họ cần bạn. Ví dụ về Inbound Marketing bao gồm Marketing qua nội dung, viết blog, SEO và Marketing qua email theo hình thức “Opt-in” (Khách hàng chủ động đăng ký nhận mail).

Ngoài ra, quảng cáo tìm kiếm có trả tiền (Paid Search Advertising) cũng được coi là Inbound Marketing, bởi vì quảng cáo của bạn chỉ xuất hiện khi mọi người đang tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.

Outbound Marketing thường khó theo dõi và ít lợi nhuận hơn so với Inbound Marketing, nhưng trớ trêu thay, các tổ chức vẫn dành tới 90% ngân sách Marketing của họ cho Outbound Marketing.

Các tổ chức đang tìm cách cải thiện doanh số bán hàng và ROI của Marketing được khuyên nên phân bổ lại tỷ lệ phần trăm ngân sách Marketing theo đó sẽ ưu tiên hơn ngân sách cho Inbound Marketing.

Các vấn đề thường gặp với Outbound Marketing.

Outbound Marketing chiếm phần lớn ngân sách Marketing trong nhiều doanh nghiệp. Nó đã có từ rất lâu đời và một số người thậm chí còn coi đó là một chi phí kinh doanh bắt buộc.

Mặc dù vậy, Outbound Marketing có rất nhiều khó khăn, bởi những thứ truyền thống và những sai lầm trong quá khứ không nên cản trở việc doanh nghiệp nên thay đổi theo xu hướng Marketing của thị trường. Các vấn đề lớn với Outbound Marketing bao gồm:

  • Khó theo dõi lợi nhuận đầu tư (ROI)
  • Tăng các kỹ thuật chặn (Chặn cuộc gọi, bộ lọc Spam, TiVo, v.v.)
  • Chi phí cao, hiệu suất thấp.

Theo một báo cáo của CRM Daily, “Gần một nửa số công ty thực hiện các nỗ lực Inbound Marketing thấy tỉ suất đầu tư (ROI) cao hơn 25% so với các công ty không sử dụng.

Cuộc khảo sát cho thấy các kênh Inbound Marketing có thể giúp tăng đến hơn 30 lần về tỷ lệ chuyển đổi của các chiến dịch gửi email so với các chiến dịch gửi mail truyền thống trước đây theo hình thức Outbound Marketing.

“Inbound Marketing dễ theo dõi hơn, có ROI cao hơn và chi phí tổng thể thấp hơn nhiều so với Outbound Marketing. Tất nhiên, bước tiếp theo của bạn là cắt giảm chi phí và tăng chuyển đổi bằng cách chuyển từ Outbound Marketing sang Inbound Marketing.

Inbound Marketing và Marketing qua các công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing).

Một trong những hình thức hiệu quả nhất để tận dụng lợi ích của Inbound Marketing là các hoạt động sử dụng Search Engine Marketing.

Search Marketing đặc biệt ở chỗ khách hàng của bạn bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách tìm kiếm về một chủ đề – bạn là nhà quảng cáo có khả năng “chèn mình” vào cuộc trò chuyện đó.

Ý tưởng là tạo quảng cáo và các trang web sẽ hiển thị khi ai đó tìm kiếm thứ gì đó có liên quan đến doanh nghiệp của bạn, giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy bạn hơn.

Một người nào đó tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là một khách hàng tiềm năng và nếu bạn không ở đó để “bắt” họ thì bạn đang để khách hàng vào tay của một đối thủ cạnh tranh nào đó rồi đấy.

Hãy xem xét lần cuối cùng bạn mua hàng. Bạn đã đi đâu? Bạn đã tìm quảng cáo trong những trang vàng? Tham dự một triển lãm thương mại? Tìm kiếm sản phẩm trực tuyến? Rất có thể, bạn đã trả lời các câu hỏi đó sau đấy và khách hàng của bạn cũng vậy.

Để bắt đầu với Inbound Marketing qua website, hãy thiết lập các chiến dịch trả tiền theo lần nhấp (PPC) trên Google AdWords và những nội dung có liên quan đến SEO (Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).

Càng nhiều nội dung trên trang web của bạn, càng có nhiều lý do để “ai đó đến đó với bạn” và tất nhiên, những khách hàng tiềm năng cũng sẽ dễ dàng tìm thấy bạn hơn.

Hãy chuyển đổi từ Outbound Marketing sang Inbound Marketing.

Bắt đầu các chiến dịch PPC và các nỗ lực SEO nghe có vẻ giống như các nhiệm vụ khó khăn, nhưng chúng không phải như vậy. Hãy xem các hướng dẫn sau đây với Search Engine Marketing:

  • Bắt đầu với nghiên cứu từ khóa: Sử dụng một công cụ từ nghiên cứu từ khóa miễn phí như Keyword Planner để xây dựng danh sách các từ khóa có liên quan đến doanh nghiệp của bạn, để bạn có thể bắt đầu nhắm mục tiêu chúng trong các chiến dịch tìm kiếm của mình.
  • Tạo chiến dịch trên Google Ads: Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy bắt đầu với chiến dịch PPC trên Google, công cụ tìm kiếm được sử dụng phổ biến nhất, để bắt đầu thử nghiệm từ khóa và hướng lưu lượng truy cập (traffic) mới đến trang web của bạn. Hãy chắc chắn bao gồm các từ khóa của bạn trong nội dung của quảng cáo (Ad Copy).
  • Tối ưu hóa các chiến dịch Google AdWords: Sắp xếp các nhóm từ khóa của bạn theo mức độ phù hợp để có điểm chất lượng tốt nhất. Hãy phân nhóm từ khóa để đánh giá từng từ khóa và số lượt truy cập được tạo ra để cung cấp nhóm từ khóa hiệu quả và phù hợp nhất.
  • Tiếp tục nghiên cứu từ khóa: Thiết lập một hệ thống để ghi lại các truy vấn tìm kiếm đưa mọi người đến trang web của bạn để bạn hiểu rõ hơn những gì họ đang tìm kiếm và cách bạn có thể giúp họ. Liên tục xây dựng danh sách từ khóa của bạn với các từ khóa cụ thể, có liên quan để tiếp cận với các nhóm từ khoá dài (Longtails Keywords).
  • Tạo nội dung có liên quan: Sử dụng dữ liệu từ khóa để hiểu hành vi thị trường và viết những nội dung thú vị, hấp dẫn trên trang web của bạn để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó khi làm tốt nội dung trên web thì khi đó bạn bắt đầu có cơ hội để hiển thị trong kết quả không phải trả tiền (Organic Traffic), các nhấp chuột là miễn phí!
  • Lặp lại, Ưu tiên và Tối ưu hóa: Để chiến dịch tìm kiếm của bạn hoạt động tốt nhất, các bước này cần được lặp lại định kỳ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen