Skip to main content

Thẻ: Paid Media

Các Marketers đang hoạch định chiến lược ‘Paid Media’ của họ như thế nào

Trước những bối cảnh bất ổn do đại dịch và thế giới thì đang thay đổi nhanh chóng, những người làm marketing có thể làm gì để thích ứng tốt hơn với tương lai bất định phía trước.

Các Marketers đang hoạch định chiến lược 'Paid Media' của họ như thế nào
Getty Images

Tại hội nghị SMX Next vừa qua được tổ chức bởi SearchEngineLand, về các chủ đề liên quan đến marketingquảng cáo, nhiều marketer đã chia sẻ về chiến lược thích ứng của họ trong bối cảnh mới của thị trường.

“Hãy nghĩ về cách bạn lập kế hoạch hoặc xây dựng những dự báo cho doanh nghiệp hay thương hiệu của mình: Nó sẽ diễn ra và trông như thế nào?”

Đó là câu hỏi của Ông Greg Finn, Giám đốc Marketing (CMO) của Cypress North, đã đưa ra tại SMX Next cho các chuyên gia quảng cáo có trả phí (paid media).

Bà Neha Divanji, nhà sáng lập của Growth Spin Limited, cho biết:

“Việc lập kế hoạch truyền thông hay chiến lược của chúng tôi chủ yếu bắt nguồn từ việc hiểu rõ ngành. Chúng tôi tìm hiểu xem liệu có bất cứ xu hướng nào sẽ kéo dài không.

Chúng tôi cũng tìm kiếm bất cứ điều gì đã thay đổi hoặc bất kỳ xu hướng mới nổi nào mà chúng tôi quan tâm, sau đó chúng tôi xem xét đến yếu tố cạnh tranh.”

Ông Andrew Lolk, nhà sáng lập của SavvyRevenue thì nhấn mạnh vào việc gắn kết mục tiêu chung và tính thực tiễn với các agency (đơn vị cung cấp các dịch vụ marketing nói chung):

“Chúng tôi đang cố gắng để tìm ra mục tiêu chung và chúng tôi hiện có những hạn chế nào. Chúng tôi có bị giới hạn bởi yếu tố ngân sách không? Chúng tôi có thể gặp phải những rào cản nào trong ngành không? ”

Việc xây dựng một chiến lược truyền thông có trả phí hiện đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong bối cảnh công nghệ kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng. Dưới đây là một số chiến thuật mà các marketer có thể tham khảo trước khi bắt đầu.

Cân nhắc sử dụng các công cụ lập kế hoạch truyền thông có trả phí (Paid Media).

Có rất nhiều công cụ hữu ích hiện có sẵn để giúp những người làm marketing lập kế hoạch cho các nỗ lực truyền thông hay quảng cáo có trả phí của họ.

Việc chọn ra những phương án thích ứng tốt nhất với những sự thay đổi của thị trường thường phụ thuộc vào thương hiệu, mục tiêu và cả sự cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ông Divanji cho biết: “Tôi sử dụng Similarweb. Về cơ bản, nó kéo dữ liệu từ đối thủ cạnh tranh và giúp tôi hiểu kênh nào đang là động lực chính thúc đẩy lưu lượng truy cập tối đa cho các đối thủ khác nhau.”

“Khi chúng tôi xem xét dữ liệu ở cấp chiến dịch và cấp độ phương tiện (CPC, Banner, Email…), chúng tôi sử dụng thêm Semrush. Nó có nhiều tùy chọn khác nhau để bạn có thể xem thông tin chi tiết về từng đối thủ cạnh tranh cụ thể.”

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà tiếp thị đều thích sử dụng các công cụ lập kế hoạch theo kiểu này. Không ít người trong số họ lựa chọn quy trình lập kế hoạch bằng cách thủ công và để cho tất cả các thành viên của đội nhóm nhập cuộc.

Ông Andrew Lolk chia sẻ: “Chúng tôi sử dụng một số công cụ khác nhau cho việc lập kế hoạch. Công cụ duy nhất mà chúng tôi sử dụng lặp đi lặp lại là Google Trends. Nó giúp chúng tôi hiểu các xu hướng mới, các ngành công nghiệp mới.”

Thương hiệu (Client) cần kết hợp chặt chẽ hơn với Agency khi mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn.

Việc không đưa khách hàng (Client) vào kế hoạch truyền thông có trả phí có thể làm gián đoạn chiến dịch của bạn khi mọi thứ thay đổi. Các nhà tiếp thị theo đó cũng nên chia sẻ kế hoạch của họ thường xuyên hơn để mọi thứ luôn được kiểm soát.

Ông Andrew Lolk nói:

“Một trong những điều quan trọng mà hầu hết khách hàng (client) và nhà quảng cáo (agency) thường quên đó là chia sẻ thông tin. Chúng tôi đã thiết lập một quy trình về cách chủ động yêu cầu và phản hồi cho tất cả những điều này.”

Thay vì bỏ qua những cuộc trao đổi cực kì quan trọng này, cả nhà quảng cáo và khách hàng của họ nên kết hợp phạm vi chuyên môn của nhau, chúng nên đóng vai trò là yếu tố nền tảng cho mọi sự thành công chung của cả chiến dịch.

Thích ứng nhanh với việc thay đổi các nền tảng quảng cáo mới.

Bên cạnh nhiều sự thay đổi về yếu tố hành vi và xã hội, các nền tảng quảng cáo trên toàn cầu vẫn tiếp tục biến đổi. Và những thay đổi này thường không thể đoán trước được.

Ông Lolk nói: “Không ai có thể chắc chắn được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Chúng tôi cũng vậy, không ngoại lệ.

Do đó, chúng tôi tập trung nhiều hơn vào việc đảm bảo chúng tôi có thể nắm bắt được những thứ cơ bản nhất. Những thứ đó thường đúng dù cho thị trường có thay đổi đến như thế nào.”

“Từ góc độ là người làm tại Agency, dù cho Google hay Facebook, v.v. có cập nhật hay thay đổi bất cứ điều gì. Nếu bạn hiểu những thứ thuộc về bản chất, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều.”

Các nhà tiếp thị trong thời kỳ mới nên chủ động thực hành những chiến thuật cơ bản nhất như việc thu thập dữ liệu của bên thứ nhất, tuy nhiên việc điều chỉnh kỳ vọng hay phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan sẽ giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi sắp tới.

Bà Divanji chia sẻ: “Với tư cách là một agency, chúng tôi luôn cần hiểu những thứ cơ bản nhất. Đối với khách hàng (client), điều quan trọng nhất với họ luôn là tình hình P&L (lãi và lỗ), còn về phía chúng tôi, chúng tôi cần phối hợp với họ về cả mục tiêu, dự báo và khả năng đáp ứng tới những bối cảnh mới.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Cách kết hợp chiến lược truyền thông có và không trả phí để thúc đẩy thêm chuyển đổi

Việc xây dựng một cộng đồng trực tuyến mạnh mẽ có thể thúc đẩy đáng kể đến hiệu suất kinh doanh nói chung. Để giúp các nhà marketer có nhiều cơ hội hơn, dưới đây là những gì mà nền tảng LinkedIn đã chỉ ra.

Cách kết hợp chiến lược truyền thông có và không trả phí để thúc đẩy thêm chuyển đổi
Getty Images

Theo LinkedIn, những người chọn theo dõi cả những nội dung có trả phí lẫn không trả phí trên các Trang LinkedIn có khả năng chuyển đổi cao hơn 61% so với những người chỉ nhận được những nội dung có trả phí.

Đó là một kết quả và phát hiện rất ấn tượng.

Bằng cách tham gia tương tác với cộng đồng của bạn trên LinkedIn, những người đã thể hiện sự quan tâm đến thương hiệu của bạn, thu hút họ bằng những nội dung tự nhiên, bạn không ngừng gia tăng giá trị và làm sâu sắc thêm mối quan tâm của họ với thương hiệu.

Vậy làm thế nào để bạn có thể phát triển một chiến lược truyền thông tích hợp cả hai yếu tố tự nhiên và có trả phí cho thương hiệu của mình trên LinkedIn?

Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

1. Hiểu cộng đồng của bạn và các mục tiêu của họ.

Các cộng đồng được phát triển một cách chuyên nghiệp là cốt lõi của một chiến lược truyền thông marketing tích hợp. Nhưng trước khi bạn bắt đầu đầu tư vào việc xây dựng một cộng đồng, bạn cần phải hiểu rõ họ là ai và tại sao bạn cần hiểu họ.

  • Ai sẽ là thành viên lý tưởng trong cộng đồng của bạn? Mặc dù bất kỳ ai quan tâm đến thương hiệu của bạn, bao gồm cả nhân viên và khách hàng trong quá khứ hay hiện tại và tương lai đều có thể là một phần của cộng đồng của bạn. Nhưng bạn nên đặc biệt quan tâm đến một số nhóm chân dung khách hàng lý tưởng của mình. Sau đó, bạn có thể sử dụng các tính năng phân tích khách truy cập và nhân khẩu học trên Trang của LinkedIn để hiểu liệu bạn có đang thu hút đúng đối tượng trọng tâm hay không cũng như cách họ tương tác với Trang của bạn như thế nào. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có ý định nhắm mục tiêu lại các nhóm đối tượng tự nhiên của mình trong các chiến dịch quảng cáo có trả phí. Giải quyết được vấn đề này bạn có thể tăng lên 61% tỷ lệ chuyển đổi cho các chiến dịch.
  • Bạn đang cố gắng đạt được điều gì? Những nỗ lực của bạn phải dựa trên việc cam kết xây dựng các mối quan hệ và cung cấp giá trị cho cộng đồng của mình. Nhưng tại sao bạn lại làm điều này? Nó có phải để tăng phạm vi tiếp cận và lượng người theo dõi của bạn không? Để thu hút và tạo sự ảnh hưởng đến yếu tố tình cảm thương hiệu (brand sentiment)? Hay để nuôi dưỡng những người ủng hộ thương hiệu? Tuỳ vào mỗi mục tiêu khác nhau, rõ ràng là bạn cần có các chiến lược tiếp cận khác nhau.

2. Tối ưu từ những bước nhỏ nhất.

Bạn có thể bắt đầu với hàng loạt các cơ hội tự nhiên miễn phí trên mạng xã hội LinkedIn như – LinkedIn Pages, Showcase Pages, Product Page, LinkedIn Events, LinkedIn Live…tuy nhiên bạn nên lưu ý, hãy bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất và tối ưu chúng thay vì quá ‘ôm đồm’.

Nhưng nếu bạn phải ưu tiên, LinkedIn khuyên bạn nên tập trung vào LinkedIn Page của mình, đây là bộ mặt của thương hiệu (và cộng đồng) của bạn trên nền tảng. Dưới đây là một số mẹo chính bạn cần ghi nhớ khi xây dựng Trang LinkedIn của mình.

  • Tìm cách tối ưu hoá tần suất bài đăng. Để gửi những tín hiệu một cách nhất quán đến các nhóm đối tượng mục tiêu của mình. Bạn nên nhất quán trong lịch đăng bài. Tốt nhất bạn nên đăng ít nhất 1 bài mỗi ngày vào những thời gian cụ thể.
  • Cung cấp những nội dung có liên quan đến các nhóm. Nhiều người làm marketing không nhận ra rằng, trên LinkedIn, bạn có thể phân phối các bài đăng tự nhiên của mình đến các phân khúc khách hàng cụ thể trong cộng đồng, nó cũng giống như việc nhắm mục tiêu trong các chiến dịch có trả phí. Hãy sử dụng điều này để đảm bảo mức độ liên quan và tương tác một cách cao nhất.
Nhấp vào mục targeted audience và chọn các nhóm đối tượng bạn muốn.
  • Thử nghiệm và học hỏi. Tương tự như chiến thuật A/B Testing cho các chiến dịch quảng cáo có trả phí, bạn có thể muốn thử nghiệm các loại nội dung và định dạng khác nhau để tìm hiểu điều gì phù hợp nhất với cộng đồng của bạn. Hãy theo dõi bảng điều khiển các chỉ số để biết điều gì đang hiệu quả và điều gì không.

Khi làm điều này, bạn sẽ phát hiện ra rằng có một số bài đăng hoạt động tốt hơn những bài đăng khác. Khi nhận thức được những điều này, bạn tự biết mình nên làm gì.

3. Cung cấp cho cộng đồng của bạn những nội dung mà họ muốn.

Thường thì phần đáng sợ nhất trong các hoạt động liên quan đến việc phát triển nội dung trên các nền tảng mạng xã hội đó là sản xuất nội dung một cách nhất quán.

Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo:

  • Kiểm tra kho nội dung hiện có của bạn. Những nội dung hiện có, chẳng hạn như thông cáo báo chí, các sách hướng dẫn sử dụng, tài liệu về sản phẩm và doanh nghiệp, báo cáo…bạn có thể nhanh chóng sử dụng lại chúng cho các nền tảng mạng xã hội.
  • Tận dụng thẻ hashtag và các đề xuất nội dung. Cũng tương tự như trên các nền tảng mạng xã hội khác như Instagram hay Facebook, thẻ hashtags trên LinkedIn giúp bạn có nhiều cơ hội hơn để được khám phá và ngược lại, bạn có thể tìm thấy những nội dung liên quan đến bạn. Một tính năng tuyệt vời khác của Trang LinkedIn mà bạn có thể tận dụng là các đề xuất nội dung dựa trên những gì đang thịnh hành (trending) với cộng đồng của bạn.

  • Pha trộn nội dung. Không nhất thiết mọi bài đăng của bạn đều phải mới hoặc đi kèm với những nội dung sáng tạo. Ví dụ: bạn có thể chia sẻ lại một @mentions hay nhất của thương hiệu hoặc bài viết của bên thứ ba có liên quan đến ngành của bạn. Bạn cũng có thể đăng một câu hỏi hoặc thực hiện một cuộc thăm dò (poll) để bắt đầu các cuộc trò chuyện với cộng đồng của mình.

Nếu bạn muốn có thêm các cảm hứng về nội dung, bạn có thể tải xuống hướng dẫn này của LinkedIn: LinkedIn The Perfect Blend Organic & Paid

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

LinkedIn thêm vai trò mới trên trang doanh nghiệp – Company Page Roles

Điều này sẽ hữu ích cho các nhà quản lý LinkedIn khi được cung cấp nhiều tùy chọn hơn để duy trì sự hiện diện trên nền tảng của doanh nghiệp bạn.

LinkedIn thêm vai trò mới trên trang doanh nghiệp - Company Page Roles

Theo giải thích của LinkedIn:

“Trang LinkedIn cung cấp vai trò ‘Quản trị viên trang – Page Admin’ và ‘Quản trị viên phương tiện quảng cáo có trả phí – Paid Media Admin’ để cho phép quản lý theo từng cấp đối với tất cả các hoạt động liên quan đến ‘Trang’ của bạn.

Vai trò Quản trị viên trang và Quản trị phương tiện trả phí có thể được cấp cho các thành viên, nhân viên được liên kết và nhà quảng cáo.”

Các vai trò truyền thông trả phí không phải là mới, nhưng LinkedIn đã thêm một số cấp độ truy cập nội bộ mới để cung cấp nhiều tùy chọn hơn cho việc quản lý. Bạn có thể thấy cách chúng xuất hiện trong hình chụp bên dưới:

Danh sách đầy đủ các vai trò mới trên trang LinkedIn của doanh nghiệp sẽ có như sau:

  • Super Admin – Tùy chọn mới này cung cấp quyền truy cập chính cho mọi quyền quản trị viên, bao gồm thêm và xóa tất cả quản trị viên trên Trang, chỉnh sửa thông tin trang và hủy kích hoạt trang doanh nghiệp của bạn.
  • Content Admin – Điều này cho phép người dùng tạo và quản lý nội dung của Trang, bao gồm cập nhật, sự kiện, câu chuyện.
  • Curator – Người quản lý có thể đề xuất nội dung để nhân viên đăng, có quyền truy cập vào thông tin chi tiết về hiệu suất.
  • Analyst  – Điều này cung cấp khả năng theo dõi hiệu suất của trang thông qua số liệu phân tích. LinkedIn lưu ý rằng các nhà phân tích sẽ có quyền truy cập hạn chế vào Trang trong các công cụ của bên thứ ba và sẽ chỉ có quyền truy cập vào tab Analytics của một Trang.

Ngoài những điều này, LinkedIn hiện cũng liệt kê ‘Quản trị viên phương tiện trả phí’ của mình trong một danh mục riêng biệt, với ba tùy chọn khác nhau:

  • Sponsored Content Poster – Điều này cung cấp quyền cho người dùng tạo quảng cáo ‘Nội dung được tài trợ’ thay mặt cho một tổ chức thông qua Tài khoản quảng cáo LinkedIn của công ty đó.
  • Lead Gen Forms Manager – Người dùng có cấp quyền này có thể tải xuống khách hàng tiềm năng nhận được từ Trang được kết nối với ‘Biểu mẫu khách hàng tiềm năng’ được tạo trong tài khoản quảng cáo thông qua ‘Campaign Manager’.
  • Pipeline Builder – Điều này cho phép người dùng tạo và chỉnh sửa các trang đích của Pipeline Builder được liên kết với Trang của bạn.

LinkedIn đã cung cấp sự kết hợp của những vai trò này trong một thời gian, nhưng các vai trò ‘Quản trị nội dung’, ‘Người quản lý’ và ‘Nhà phân tích’ là mới và hiện chỉ được triển khai cho các Trang được chọn.

Việc phân chia vai trò, giữa quản trị viên nói chung và phương tiện truyền thông trả phí, cũng mới, nhưng các tùy chọn vai trò phương tiện truyền thông trả phí đã tồn tại một thời gian cho các trang doanh nghiệp được chọn.

Như đã lưu ý, điều này sẽ cung cấp nhiều sức mạnh hơn để quản lý trang doanh nghiệp trên LinkedIn của bạn, với các kiểm soát cụ thể đối với người có thể làm những gì và sự tách biệt rõ ràng hơn giữa người quản lý trang cấp cao nhất và những người khác.

Nó có thể giúp giảm thiểu những sai lầm, đồng thời tạo điều kiện phát triển của những người đóng góp. Không phải tất cả các trang của doanh nghiệp đều sẽ thấy các tùy chọn mới, nhưng LinkedIn đang dần tung bản cập nhật này ra nhiều khu vực hơn trên toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips