Skip to main content

Thẻ: Pharmacity

Pharmacity được cho là đã huy động thêm vốn thành công từ Avenue Capital Group

Chuỗi nhà thuốc Pharmacity được cho là đã huy động vốn thành công từ Avenue Capital Group (Mỹ), theo DealStreetAsia. Đây là khoản đầu tư được thực hiện vào năm ngoái. Một trong những nguồn tin tiết lộ rằng giá trị của khoản tài trợ khoảng 40 triệu USD. Pharmacity từ chối bình luận.

Avenue Capital Group là tập đoàn có trụ sở tại Mỹ, tập trung vào cho vay chuyên biệt, tín dụng và các khoản đầu tư đặc biệt khác ở Mỹ, châu Âu và châu Á. Theo website của công ty, Avenue Capital đã triển khai khoảng 100 tỷ USD đầu tư và hiện đang quản lý khối tài sản trị giá 12,2 tỷ USD.

Chiến lược châu Á của họ do Anil Gorthy điều hành với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận từ quá trình đầu tư vào các khoản nợ được bảo đảm cao cấp của các công ty châu Á – những công ty có tài sản thế chấp đáng kể.

Công ty đã đóng quỹ Avenue Asia Special Situations Fund VI vào năm 2022. Theo hồ sơ nộp lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ vào tháng 4/2024, đây là quỹ hàng đầu thứ 6 châu Á có giá trị tài sản ròng là 636,8 triệu USD.

Tổng cộng, Avenue Asia Capital Management thuộc Avenue Capital Group quản lý khối tài sản trị giá 1,62 tỷ USD. Một số khoản đầu tư nổi tiếng của công ty tại châu Á gồm Asset Reconstruction Company
(Arcil) ở Ấn Độ; Wuxi Qiaolian Wind Power Technology và Ambow Education ở Trung Quốc.

Cuối năm ngoái,  xuất hiện thông tin cổ đông ngoại của Pharmacity cảm thấy lo lắng về tình hình kinh doanh cũng như biến động ở thượng tầng lãnh đạo. TheoTạp chí Nhà Quản Trị, đại diện một quỹ đầu tư có hoạt động ở Việt Nam cho biết đã nhận được lời đề nghị bán vốn tại Pharmacity, nhưng không tiết lộ con số cụ thể ở thời điểm đó.

Cũng trong giai đoạn này, Pharmacity đã tiến hành “thay tướng” khi thông báo bổ nhiệm ông Deepanshu Madan vào vị trí CEO khi bà Trần Tuệ Tri công bố kế hoạch từ nhiệm. Bà Tuệ Tri ngồi ghế điều hành chuỗi dược phẩm này vào tháng 9/2022.

Theo giới thiệu, ông Deepanshu Madan từng dẫn dắt các khoản đầu tư thành công vào chuỗi nhà thuốc Yifeng (một trong những chuỗi nhà thuốc lớn nhất Trung Quốc), chuỗi bệnh viện Max Healthcare (chuỗi bệnh viện tư nhân lớn thứ ba Ấn Độ) và Vmart (một trong những nhà bán lẻ lớn nhất Ấn Độ).

Ngoài ra, ông cũng từng làm việc trong lĩnh vực tư vấn, ngân hàng, nhiệm vụ chính phát triển danh mục đầu tư bán lẻ và chăm sóc sức khỏe của quỹ TR Capital tại châu Á trong 5 năm.

Pharmacity được nhà sáng lập Cris Blank cùng hai cộng sự đã thành lập từ năm 2011 khi nhận ra thói quen tìm đến hiệu thuốc để tìm tư vấn của người tiêu dùng Việt Nam, thay vì đi tới phòng khám. Ý tưởng xây dựng một hệ thống bán lẻ nhà thuốc hiện đại đã được nhen nhóm từ đó và nhanh chóng tăng trưởng. Trong giai đoạn cực thịnh, Pharmacity là chuỗi nhà thuốc hiện đại lớn nhất Việt Nam và chuỗi từng đặt mục tiêu chạm mốc 5.000 cửa hàng vào năm 2025.

Tuy nhiên, kể từ khi chuỗi Long Châu của FPT Retail bắt đầu tiến vào thị trường dược phẩm, thị phần của Pharmacity dần bị đánh mất và chính thức bị Long Châu vượt mặt vào khoảng đầu năm 2023. Tính đến tháng 2/2023, chuỗi này chỉ còn 936 cửa hàng trên toàn quốc nhưng ở thời điểm ngày 24/5, Pharmacity chỉ còn 895 cửa hàng, theo công bố trên website.

Trong khi đó, hết quý I/2024, FPT Retail có 1.587 nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc. Với chuỗi nhà thuốc An Khang của Đầu tư Thế Giới Di Động, hệ thống này 526 cửa hàng đang hoạt động tính tới cuối tháng 3.

CEO mới của Pharmacity từng cho biết công ty đảm bảo dấu chân cửa hàng “phù hợp với khách hàng”. Ngoài ra, ông Madan cũng nêu kế hoạch đưa Pharmacity tăng cường sự hiện diện ở Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực miền Trung của Việt Nam.

“Chúng tôi đã thực hiện một số thay đổi đáng kể trong các cửa hàng của mình mà tôi tin là rất quan trọng để thúc đẩy lợi nhuận cho toàn công ty”, ông Madan nói.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược mới của Nhà thuốc An Khang trong năm 2024

Năm ngoái, chuỗi nhà thuốc An Khang ghi nhận doanh thu 2.200 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ. Năm 2023, doanh thu trung bình chuỗi bán lẻ dược phẩm này rơi vào khoảng 450 triệu đồng/cửa hàng/tháng. Tính đến hết năm, An Khang có 527 nhà thuốc, gần như đi ngang so với 500 cửa hàng hồi 2022.

Tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư mới đây, Đầu tư Thế Giới Di Động – đơn vị sở hữu An Khang, đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu hai chữ số, tăng thị phần và đạt điểm hoà vốn vào cuối năm nay.

An Khang được tập đoàn của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài xây dựng theo mô hình chuỗi bán lẻ dược phẩm. Cửa hàng hiện diện tại những vị trí dễ tiếp cận, có diện tích nhỏ gọn 30 – 40 m2. Thuốc chiếm 65 – 70% danh mục sản phẩm kinh doanh.

Đầu tư Thế Giới Di Động dự kiến nếu mục tiêu hoà vốn đạt được trong năm nay, công ty sẽ tính chuyện mở rộng trong năm 2025.

Tại cuộc gặp gỡ, nhà đầu tư đặt câu hỏi liệu Đầu tư Thế Giới Di Động có sẵn sàng bắt tay với một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để tiếp tục chạy đua với Long Châu của FPT Retail?

Trước câu hỏi này, ông Nguyễn Đức Tài thừa nhận công ty sẵn sàng mở rộng hợp tác với những đơn vị tên tuổi, đang vận hành thành công chuỗi dược phẩm ở nước ngoài.

“Về lâu dài, chúng tôi có ý định mở cửa hợp tác với đối tác nước ngoài, phát triển thị trường”, ông Tài nói.

Tuy vậy, vị chủ tịch nói rằng An Khang không chủ động tìm kiếm những cơ hội hợp tác như vậy, mục tiêu quan trọng của An Khang vẫn là tập trung xây dựng hệ thống, cải thiện chất lượng dịch vụ.

“Thị trường dược phẩm của Việt Nam vẫn chưa được phát triển ngon lành như nước ngoài, còn lạc hậu với thế giới”, ông Nguyễn Đức Tài nói về tiềm năng thị trường mà An Khang có thể khai thác.

Trước đó, Đầu tư Thế Giới Di Động đã tỏ ra rất lạc quan về triển vọng của chuỗi An Khang, đặc biệt sau đại dịch COVID-19. Khi ấy, CEO chuỗi là ông Đoàn Văn Hiểu Em đặt mục tiêu táo bạo cho An Khang là 800 cửa hàng, doanh thu đạt 2.000 tỷ đồng và sẽ có lãi trong năm 2022.

Tuy nhiên, cả năm 2022, An Khang chỉ vận hành khoảng 500 của hàng, doanh thu đạt 1.500 tỷ đồng và ghi nhận khoản lỗ 306 tỷ đồng. Mục tiêu mở rộng của chuỗi nhà thuốc này đã dừng từ tháng 10 với lý do thị trường “quá nhiều biến đổi và khó khăn”.

Dễ hiểu khi nhà đầu tư đặt câu hỏi về việc An Khang có kế hoạch bắt tay với ông lớn ngoại hay không, khi bối cảnh kinh doanh chuỗi này tương tự Bách Hoá Xanh – hệ thống bán lẻ tạp hoá cũng thuộc Đầu tư Thế Giới Di Động.

Sau nhiều năm loay hoay với bài toán tăng trưởng và đi sau so với đối thủ, Bách Hoá Xanh đã có sự cải thiện về tình hình kinh doanh trong năm qua và bắt đầu đặt mục tiêu có lãi trong năm nay. Đúng thời điểm này xuất hiện thông tin Đầu tư Thế Giới Di Động muốn bán cổ phần trong chuỗi tạp hoá.

Đơn vị đối tác tiềm năng được Reuters dẫn nguồn tin cho hay là quỹ đầu tư thay thếCDH Investments của Trung Quốc. Công ty Trung Quốc muốn mua số cổ phần thiểu số từ 5% đến 10% của chuỗi tạp hoá này với mức định giá Bách Hoá Xanh là 1,7 tỷ đồng.

Trước đó, quỹ đầu tư quốc gia GIC (Singapore) và một số nhà đầu tư Thái Lan được cho là muốn mua 20% cổ phần của chuỗi Bách Hóa Xanh.

Trở lại với An Khang, dù tham gia thị trường trước Long Châu của FPT Retail, song đơn vị này lại đang chậm chân hơn so với đối thủ. Long Châu đã có lãi và là động lực tăng trưởng chính cho FPT Retail trong năm qua.

Thành công trong bán lẻ dược phẩm giúp Long Châu tự tin tiến thêm một bước vào thị trường tiêm chủng, khi thiết lập các trung tâm tiêm chủng bám vào các chuỗi nhà thuốc hiện hữu. Bà Nguyễn Bạch Điệp – Chủ tịch FPT Retail không giấu tham vọng sẽ trở thành thế lực trong ngành chăm sóc sức khoẻ rộng lớn.

Rõ ràng với những bước tiến nhanh của đối thủ đã khiến An Khang không thể đứng yên. Dự báo cuộc đua trong ngành bán lẻ dược phẩm thời gian tới sẽ còn hấp dẫn hơn nữa.

Năm nay,  An Khang cho biết sẽ tập trung nâng cao chất lượng tay nghề của dược sĩ, cải thiện phong cách phục vụ, đa dạng nguồn cung hàng hoá. Ngoài ra, nhà thuốc này sẽ thường xuyên tổ chức hoạt động thăm khám trực tiếp tại cửa hàng ở các tỉnh thành nhằm tăng cường hình ảnh cho chuỗi.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Pharmacity lại thay Tổng Giám đốc mới sau hơn 1 năm

Pharmacity có những thay đổi đáng kể sau khi chuỗi thay đổi ở thượng tầng là nhà sáng lập Chris Blank rời ban lãnh đạo vào năm 2022.

Pharmacity lại thay Tổng Giám đốc sau hơn 1 năm
Pharmacity lại thay Tổng Giám đốc sau hơn 1 năm

Chuỗi bán lẻ dược phẩm Pharmacity vừa thông báo bổ nhiệm ông Deepanshu Madan làm tân Tổng Giám đốc, sau khi bà Trần Tuệ Tri công bố kế hoạch từ nhiệm.

Theo giới thiệu, ông Deepanshu Madan từng dẫn dắt các khoản đầu tư thành công vào chuỗi nhà thuốc Yifeng (một trong những chuỗi nhà thuốc lớn tại Trung Quốc), chuỗi bệnh viện Max Healthcare (chuỗi bệnh viện tư nhân lớn Ấn Độ) và Vmart (một trong những nhà bán lẻ lớn tại Ấn Độ).

Ngoài ra, ông cũng từng làm việc trong lĩnh vực tư vấn, ngân hàng, nhiệm vụ chính phát triển danh mục đầu tư bán lẻ và chăm sóc sức khỏe của quỹ TR Capital tại châu Á trong 5 năm.

Về phần bà Tuệ Tri, Pharmacity cho biết bà vẫn tiếp tục đồng hành cùng chuỗi nhà thuốc với tư cách là một cổ đông và sẽ thực hiện quá trình chuyển giao trong 3 tháng tới.

Được thành lập từ năm 2011, Pharmacity là một trong những chuỗi nhà thuốc tiên phong trong lĩnh vực bán lẻ dược phẩm tại Việt Nam. Công ty trải qua một giai đoạn tăng trưởng nóng và nhanh chóng dẫn đầu quy mô. Song, từ năm 2022, chuỗi cơ cấu lại chuỗi cửa hàng và bị Long Châu “vượt mặt”.

Số liệu đến hết tháng 8/2022, Pharmacity vẫn là chuỗi có nhiều nhà thuốc nhất, với khoảng 1.100 cơ sở, tăng hơn 200 so với đầu năm. Nhưng sau đó, Pharmacity đóng cửa nhiều cơ sở và hiện đã mất vị trí đứng đầu thị trường về quy mô vào tay Long Châu.

Động thái đảo chiều của Pharmacity đến ngay sau khi chuỗi có những thay đổi ở thượng tầng là nhà sáng lập Chris Blank rời vị trí tổng giám đốc, kiêm đại diện pháp luật vì lý do sức khỏe. Trước đây, cựu lãnh đạo này tham vọng đến năm 2025, Pharmacity có 5.000 cửa hàng để một nửa người dân Việt Nam có thể tiếp cận chỉ trong vòng 10 phút lái xe.

Thay thế Chris Blank tại vị trí đại diện pháp luật là ông Nguyễn Như Nam, quản lý đầu tư của quỹ Hàn Quốc SK Group. Đến tháng 9/2022, Pharmacity bổ nhiệm bà Trần Tuệ Tri, người từng có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ, tiêu dùng làm tổng giám đốc. Dưới trướng bà Tuệ Tri, Pharmacity đồng thời công bố chiến lược đổi mới, trong đó có tái cơ cấu hệ thống.

Dù vậy, chỉ sau 1 năm Pharmacity tiếp tục thay đổi người đứng đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Tri Túc | Markettimes