Skip to main content

Thẻ: Product-Led Content Marketing

Product Led Content Marketing và các bước thực hiện cơ bản

Cùng tìm hiểu về sức mạnh của content marketing dựa trên sản phẩm để tạo ra lưu lượng truy cập chất lượng và chuyển đổi tự nhiên.

Product Led Content Marketing
Product-Led Content Marketing và các bước thực hiện cơ bản

Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về việc nhận ra tiềm năng kinh doanh, tìm ra nội dung lõi và cách bạn có thể biến các vấn đề của khách hàng trở thành trọng tâm của chiến lược content marketing của mình.

Lợi ích của chiến lược tiếp cận này:

  • Định vị công cụ hoặc phần mềm của bạn là giải pháp không thể thay thế cho các vấn đề của khách hàng.
  • ‘Giáo dục’ khách hàng tiềm năng về cách sử dụng công cụ của bạn và những lợi ích mà họ có thể mong đợi.
  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng đủ điều kiện mới khi cải thiện được mức độ nhận thức và hiểu biết của người dùng.
  • Cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng khi bạn hướng dẫn được người dùng hiện tại về cách họ có thể sử dụng các công cụ của bạn một cách sáng tạo.

Hiểu về tăng trưởng được dẫn dắt bởi sản phẩm.

Tăng trưởng được dẫn dắt hay dựa trên sản phẩm (Product-led growth) là chiến lược tìm kiếm và chuyển đổi khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng mới bằng cách tập trung vào sản phẩm của bạn.

Sự tăng trưởng này của bạn đến từ việc khách hàng yêu thích sản phẩm của bạn (và nói về sản phẩm đó) chứ không phải từ lượt tải xuống một cuốn ebook miễn phí hay xem một trang nội dung đơn thuần nào đó.

Thay vì tập trung vào ba giai đoạn của phễu bán hàng (ToFu, MoFu, BoFu), bạn sẽ tập trung vào tiềm năng kinh doanh của từng hoạt động marketing.

Đó là một cách tiếp cận hiệu quả mà các công ty nổi tiếng với chiến lược tăng trưởng dựa trên sản phẩm đã dùng như: Slack, Dropbox, Typeform, MailChimp và Loom.

Product-led content marketing (Tiếp thị nội dung dựa trên sản phẩm) nằm ở giao điểm của content marketing (tiếp thị nội dung), phát triển sản phẩm và thành công của khách hàng.

Giám đốc Marketing của Ahrefs, Ông Tim Soulo nói:

“Tất cả những gì chúng tôi quan tâm là tiềm năng kinh doanh. Để đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng từ khóa và chủ đề cụ thể, chúng tôi đã phát triển một thứ mà chúng tôi gọi là ‘Điểm tiềm năng kinh doanh’ (Business Potential Score).

Chúng tôi chỉ cố gắng nhắm mục tiêu đến các chủ đề mà sản phẩm của chúng tôi là giải pháp gần như không thể thay thế cho vấn đề đó”.

Ba cấp độ của ‘điểm tiềm năng kinh doanh’ là:

  • Sản phẩm của bạn là một giải pháp gần như không thể thay thế cho vấn đề.
  • Sản phẩm của bạn rất hữu ích nhưng vấn đề đó có thể được giải quyết mà không cần đến giải pháp của bạn.
  • Sản phẩm của bạn hầu như không liên quan đến vấn đề đó.

Các bước thực hiện chiến lược tiếp cận Product-Led Content Marketing.

Quá trình này được diễn ra trong 5 bước sau:

  1. Nghiên cứu vấn đề.
  2. Xác định nội dung lõi.
  3. Đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng ý tưởng.
  4. Lập dàn ý cho bài viết và đưa sản phẩm của bạn vào từng câu chuyện.
  5. Chọn một lời kêu gọi hành động (CTA).

1. Bắt đầu với việc nghiên cứu vấn đề.

Sản phẩm của bạn tồn tại bởi vì nó đang giải quyết một vấn đề nào đó trong thị trường mục tiêu của bạn.

Vì vậy, hành trình khách hàng của khách hàng của bạn cũng luôn bắt đầu từ đó: Là vấn đề của họ.

Hầu hết khách hàng tiềm năng sẽ nhận thức được vấn đề của họ đang gặp phải.

Khi bắt đầu nghiên cứu, họ chuyển từ giai đoạn nhận thức về vấn đề sang nhận thức về giải pháp và cuối cùng là nhận thức về sản phẩm với thương hiệu cụ thể.

Để bắt đầu với cách làm marketing dựa trên sản phẩm, bạn hãy suy nghĩ về các vấn đề mà khách hàng của bạn đang hoặc có thể gặp phải.

Có một số kỹ thuật khác nhau có thể giúp bạn làm được điều này:

  • SEO: Thực hiện nghiên cứu từ khóa và xác định khối lượng tìm kiếm như là một điểm đại diện cho sự quan tâm trên thị trường.
  • Tập trung vào khách hàng: Phỏng vấn khách hàng của bạn để tìm ra các vấn đề chung.

Ở giai đoạn này của quá trình, mọi ý tưởng đều là một ý tưởng tốt. Chúng ta nên muốn thu thập càng nhiều ý tưởng nội dung càng tốt mà không cần phải lọc quá nhiều.

2. Xác định cốt lõi nội dung (Content Core) của bạn.

Thuật ngữ “cốt lõi nội dung” được đặt ra bởi Garrett Moon từ Coschedule (một công cụ chuyên về lập lịch nội dung trên phương tiên truyền thông mạng xã hội).

Khái niệm này tập trung vào việc kết nối ý tưởng nội dung của bạn với các định vị giá trị của doanh nghiệp và sản phẩm của bạn.

“Cốt lõi nội dung của bạn kết nối các dấu chấm giữa những gì khách hàng của bạn quan tâm và những gì bạn phải cung cấp cho họ. Những gì ‘khách hàng’ của bạn quan tâm, chứ không phải những gì ‘khán giả’ của bạn quan tâm”.

Có một sự khác biệt ở đây bạn cần lưu ý. Bởi vì nếu bạn thực sự muốn tạo khách hàng tiềm năng và chuyển đổi lưu lượng truy cập của mình, bạn phải hiểu sâu sắc về những khách hàng đã trả tiền cho bạn chứ không phải chỉ là người đọc nội dung của bạn.

Hãy viết ra các tính năng và điểm giá trị (USP) cho sản phẩm của bạn.

Và tìm hiểu xem liệu có cách nào để đưa các đặc điểm và điểm giá trị khác biệt đó vào bài viết một cách tự nhiên không?

3. Đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng ý tưởng.

Đối với bước này, bạn hãy tập trung vào những bài viết mà bạn đã chọn cho lõi nội dung (content core) của mình.

Hãy nhớ lại quy mô tiềm năng kinh doanh từ Ahrefs?

  • Sản phẩm của bạn là một giải pháp gần như không thể thay thế cho vấn đề.
  • Sản phẩm của bạn rất hữu ích nhưng vấn đề đó có thể được giải quyết mà không cần đến giải pháp của bạn.
  • Sản phẩm của bạn hầu như không liên quan đến vấn đề đó.

Đối với mỗi ý tưởng, hãy chọn tầm quan trọng của sản phẩm hay dịch vụ của riêng bạn.

Hãy tách những ý tưởng nội dung mà sản phẩm của bạn là sản phẩm không thể thay thế được với những ý tưởng mà sản phẩm của bạn hầu như không liên quan đến vấn đề.

Về cơ bản, đây là chúng ta đang tinh chỉnh cốt lõi nội dung của mình và ưu tiên lịch nội dung của mình khi xuất bản.

Ưu tiên hàng đầu của chúng ta vẫn sẽ là những ưu tiên mà sản phẩm hay dịch vụ của mình là giải pháp duy nhất và không thể thay thế cho vấn đề mà khách hàng đang đối mặt.

4. Lập dàn ý cho bài viết và đưa sản phẩm của bạn vào từng câu chuyện.

Khi phác thảo nội dung cho khách hàng của mình, bạn nên bao gồm các thông tin sau:

  • Những từ khoá chính và hỗ trợ.
  • Loại nội dung và độ dài ước tính của bài viết (số từ).
  • Đề xuất tiêu đề.
  • Đề xuất liên kết nội bộ (Internal link).

Đối với một bài viết về sản phẩm hay dịch vụ nào đó, bạn sẽ muốn tập trung vào cách đưa sản phẩm của mình vào các câu chuyện.

Điều này được thực hiện tốt nhất bằng cách tinh chỉnh dàn bài các tiêu đề của bạn.

Dưới đây là một vài lời khuyên bạn có thể tham khảo:

  • Khi cần đưa ra ví dụ, hãy đảm bảo nó phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn.
  • Khi giải thích một nguyên tắc hoặc khái niệm, hãy luôn thêm một trường hợp sử dụng cụ thể có liên quan đến khách hàng của bạn.
  • Khi tạo quy trình từng bước (sử dụng sản phẩm), hãy đảm bảo thêm ảnh chụp màn hình, video và ví dụ về cách khách hàng có thể thực hiện điều này bằng sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Đảm bảo rằng bạn không nên sử dụng hay điều hướng nội dung sang việc bán hàng khi thực hiện việc này.

Đây không phải là trang bán hàng của bạn và bài viết phải đáp ứng được mục đích tìm kiếm và phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn.

Nội dung về việc mua hàng không phải là những gì khách hàng đang tìm kiếm ở đây.

5. Chọn một lời kêu gọi hành động (CTA).

Nội dung được viết dựa trên sản phẩm là cơ hội tuyệt vời cho các CTA nội tuyến (in-line CTAs/native advertising) phát huy tác dụng.

Đảm bảo rằng các bài viết của bạn nên có ít nhất một CTA nội tuyến hoặc pop-up hoặc các nút sau đoạn đầu tiên và cuối cùng của bài viết.

Những CTA này phải luôn dẫn đến sản phẩm của bạn và bạn cũng cần đảm bảo rằng các tính năng hoặc sản phẩm bạn dẫn khách hàng đến phải phù hợp với những gì bạn đã nói.

Hãy quay lại một ví dụ của Ahrefs.

Trong bài viết nghiên cứu từ khóa của họ, Ahrefs đã sử dụng CTA để liên kết đến tính năng “Trình khám phá từ khóa” trong bộ sản phẩm của họ thay vì là trang bán hàng.

Bạn cũng nên làm như vậy, chỉ nên điều hướng khách hàng của mình đến những trang với từng giai đoạn phù hợp trong hành trình tìm kiếm thông tin của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips 

Product-Led Content Marketing và các bước thực hiện cơ bản (P2)

Cùng tìm hiểu về sức mạnh của content marketing dựa trên sản phẩm để tạo ra lưu lượng truy cập chất lượng và chuyển đổi tự nhiên.

Product-Led Content Marketing

Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về việc nhận ra tiềm năng kinh doanh, tìm ra nội dung lõi và cách bạn có thể biến các vấn đề của khách hàng trở thành trọng tâm của chiến lược content marketing của mình.

Lợi ích của chiến lược tiếp cận này:

  • Định vị công cụ hoặc phần mềm của bạn là giải pháp không thể thay thế cho các vấn đề của khách hàng.
  • ‘Giáo dục’ khách hàng tiềm năng về cách sử dụng công cụ của bạn và những lợi ích mà họ có thể mong đợi.
  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng đủ điều kiện mới khi cải thiện được mức độ nhận thức và hiểu biết của người dùng.
  • Cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng khi bạn hướng dẫn được người dùng hiện tại về cách họ có thể sử dụng các công cụ của bạn một cách sáng tạo.

Hiểu về tăng trưởng được dẫn dắt bởi sản phẩm.

Tăng trưởng được dẫn dắt hay dựa trên sản phẩm (Product-led growth) là chiến lược tìm kiếm và chuyển đổi khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng mới bằng cách tập trung vào sản phẩm của bạn.

Sự tăng trưởng này của bạn đến từ việc khách hàng yêu thích sản phẩm của bạn (và nói về sản phẩm đó) chứ không phải từ lượt tải xuống một cuốn ebook miễn phí hay xem một trang nội dung đơn thuần nào đó.

Thay vì tập trung vào ba giai đoạn của phễu bán hàng (ToFu, MoFu, BoFu), bạn sẽ tập trung vào tiềm năng kinh doanh của từng hoạt động marketing.

Đó là một cách tiếp cận hiệu quả mà các công ty nổi tiếng với chiến lược tăng trưởng dựa trên sản phẩm đã dùng như: Slack, Dropbox, Typeform, MailChimp và Loom.

Product-led content marketing (Tiếp thị nội dung dựa trên sản phẩm) nằm ở giao điểm của content marketing (tiếp thị nội dung), phát triển sản phẩm và thành công của khách hàng.

Giám đốc Marketing của Ahrefs, Ông Tim Soulo nói:

“Tất cả những gì chúng tôi quan tâm là tiềm năng kinh doanh. Để đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng từ khóa và chủ đề cụ thể, chúng tôi đã phát triển một thứ mà chúng tôi gọi là ‘Điểm tiềm năng kinh doanh’ (Business Potential Score).

Chúng tôi chỉ cố gắng nhắm mục tiêu đến các chủ đề mà sản phẩm của chúng tôi là giải pháp gần như không thể thay thế cho vấn đề đó”.

Ba cấp độ của ‘điểm tiềm năng kinh doanh’ là:

  • Sản phẩm của bạn là một giải pháp gần như không thể thay thế cho vấn đề.
  • Sản phẩm của bạn rất hữu ích nhưng vấn đề đó có thể được giải quyết mà không cần đến giải pháp của bạn.
  • Sản phẩm của bạn hầu như không liên quan đến vấn đề đó.

Các bước thực hiện chiến lược tiếp cận Product-Led Content Marketing.

Quá trình này được diễn ra trong 5 bước sau:

  1. Nghiên cứu vấn đề.
  2. Xác định nội dung lõi.
  3. Đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng ý tưởng.
  4. Lập dàn ý cho bài viết và đưa sản phẩm của bạn vào từng câu chuyện.
  5. Chọn một lời kêu gọi hành động (CTA).

Xem lại Phần 1: Product-Led Content Marketing và các bước thực hiện cơ bản (P1)

3. Đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng ý tưởng.

Đối với bước này, bạn hãy tập trung vào những bài viết mà bạn đã chọn cho lõi nội dung (content core) của mình.

Hãy nhớ lại quy mô tiềm năng kinh doanh từ Ahrefs?

  • Sản phẩm của bạn là một giải pháp gần như không thể thay thế cho vấn đề.
  • Sản phẩm của bạn rất hữu ích nhưng vấn đề đó có thể được giải quyết mà không cần đến giải pháp của bạn.
  • Sản phẩm của bạn hầu như không liên quan đến vấn đề đó.

Đối với mỗi ý tưởng, hãy chọn tầm quan trọng của sản phẩm hay dịch vụ của riêng bạn.

Hãy tách những ý tưởng nội dung mà sản phẩm của bạn là sản phẩm không thể thay thế được với những ý tưởng mà sản phẩm của bạn hầu như không liên quan đến vấn đề.

Về cơ bản, đây là chúng ta đang tinh chỉnh cốt lõi nội dung của mình và ưu tiên lịch nội dung của mình khi xuất bản.

Ưu tiên hàng đầu của chúng ta vẫn sẽ là những ưu tiên mà sản phẩm hay dịch vụ của mình là giải pháp duy nhất và không thể thay thế cho vấn đề mà khách hàng đang đối mặt.

4. Lập dàn ý cho bài viết và đưa sản phẩm của bạn vào từng câu chuyện.

Khi phác thảo nội dung cho khách hàng của mình, bạn nên bao gồm các thông tin sau:

  • Những từ khoá chính và hỗ trợ.
  • Loại nội dung và độ dài ước tính của bài viết (số từ).
  • Đề xuất tiêu đề.
  • Đề xuất liên kết nội bộ (Internal link).

Đối với một bài viết về sản phẩm hay dịch vụ nào đó, bạn sẽ muốn tập trung vào cách đưa sản phẩm của mình vào các câu chuyện.

Điều này được thực hiện tốt nhất bằng cách tinh chỉnh dàn bài các tiêu đề của bạn.

Dưới đây là một vài lời khuyên bạn có thể tham khảo:

  • Khi cần đưa ra ví dụ, hãy đảm bảo nó phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn.
  • Khi giải thích một nguyên tắc hoặc khái niệm, hãy luôn thêm một trường hợp sử dụng cụ thể có liên quan đến khách hàng của bạn.
  • Khi tạo quy trình từng bước (sử dụng sản phẩm), hãy đảm bảo thêm ảnh chụp màn hình, video và ví dụ về cách khách hàng có thể thực hiện điều này bằng sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Đảm bảo rằng bạn không nên sử dụng hay điều hướng nội dung sang việc bán hàng khi thực hiện việc này.

Đây không phải là trang bán hàng của bạn và bài viết phải đáp ứng được mục đích tìm kiếm và phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn.

Nội dung về việc mua hàng không phải là những gì khách hàng đang tìm kiếm ở đây.

5. Chọn một lời kêu gọi hành động (CTA).

Nội dung được viết dựa trên sản phẩm là cơ hội tuyệt vời cho các CTA nội tuyến (in-line CTAs/native advertising) phát huy tác dụng.

Đảm bảo rằng các bài viết của bạn nên có ít nhất một CTA nội tuyến hoặc pop-up hoặc các nút sau đoạn đầu tiên và cuối cùng của bài viết.

Những CTA này phải luôn dẫn đến sản phẩm của bạn và bạn cũng cần đảm bảo rằng các tính năng hoặc sản phẩm bạn dẫn khách hàng đến phải phù hợp với những gì bạn đã nói.

Hãy quay lại một ví dụ của Ahrefs.

Trong bài viết nghiên cứu từ khóa của họ, Ahrefs đã sử dụng CTA để liên kết đến tính năng “Trình khám phá từ khóa” trong bộ sản phẩm của họ thay vì là trang bán hàng.

Bạn cũng nên làm như vậy, chỉ nên điều hướng khách hàng của mình đến những trang với từng giai đoạn phù hợp trong hành trình tìm kiếm thông tin của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips