Skip to main content

Thẻ: SaaS

5 bài học về xây dựng thương hiệu cho các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực SaaS

Tìm hiểu cách thương hiệu có thể nổi bật hơn trong đám đông SaaS (software-as-a-service) trong khi vẫn có thể nhắm mục tiêu đúng khách hàng.

bài học về xây dựng thương hiệu cho các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực SaaS
Source: HRZone

Mỗi năm trôi qua, số lượng người dùng chuyển sang sử dụng Internet để giải quyết các vấn đề và mua hàng ngày càng nhiều lên, riêng đối với năm 2021, do những tác động từ đại dịch, nhu cầu này tăng trưởng nhanh hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh này, việc các doanh nghiệp chuyên cung cấp các phần mềm dịch vụ (SaaS) phát triển rầm rộ cũng không mấy khó hiểu.

Khi thị trường ngày càng có nhiều đơn vị cung cấp hơn, cạnh tranh diễn ra mạnh hơn, việc giữ được các lợi thế cho doanh nghiệp chưa bao giờ trở nên quan trọng hơn – và xây dựng thương hiệu là một cách để thực hiện điều đó.

Dưới đây là một số cách mà các nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp cung cấp phần-mềm-như-là-dịch-vụ (SaaS) có thể tham khảo.

Lưu ý về cách đặt tên thương hiệu (brand name).

Tên thương hiệu có thể thúc đẩy khả năng tìm kiếm và ngược lại, khả năng tìm kiếm có thể thúc đẩy và xây dựng tên thương hiệu.

Khi bạn đang tìm kiếm một tên gọi cho doanh nghiệp SaaS của mình, bạn cần lưu ý rằng nó phải dễ phát âm, dễ viết và dễ nhơ, những tín hiệu này giúp đối tượng mục tiêu của bạn dễ dàng hơn trong việc ghi nhận và tìm kiếm nó khi cần thiết.

Giữ cho tên thương hiệu ngắn gọn và gắn liền với các từ hay kí hiệu độc đáo cũng là một ý kiến hay. Nếu tên thương hiệu nghe qua tương tự như một cái tên sẵn có nào đó, nó có thể tạo ra sự nhầm lẫn và thiếu sự chú ý đến khách hàng.

Một lưu ý khác về cách đặt tên đó là sử dụng các thuật ngữ liên quan đến ngành (tính liên tưởng thương hiệu) để tăng cường tính liên kết và ghi nhớ thương hiệu gắn liền với một ngành nào đó. Ví dụ doanh nghiệp của bạn liên quan đến các hoạt động thiết kế, có sử dụng logo, design, hay các từ viết tắt khác trong tên gọi thương hiệu…là một đề xuất.

Đừng chỉ biết chạy theo xu hướng – hãy chủ động tạo ra xu hướng.

Hình ảnh (visual) là một trong những thành phần quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu hiệu quả.

Cách bạn thiết kế hình ảnh của mình, cách bạn gửi thông điệp hay cách bạn trao đổi cũng như trò chuyện với đối tượng mục tiêu, giúp hoạt động marketing của bạn trở nên hiệu quả hơn và tạo ra khoảng cách lớn hơn giữa thương hiệu của bạn với đối thủ cạnh tranh.

Bạn hãy thử nhìn lại các doanh nghiệp chuyên cung cấp phần mềm dịch vụ như Skype, WhatsApp, Zoom, Facebook Messenger, hay Google Meet chẳng hạn, về cơ bản họ cung cấp các dịch vụ tương tự nhau thay vì khác nhau hoàn toàn.

Điều này có nghĩa là bản chất không phải (hoặc không chỉ) dịch vụ, mà chính hình ảnh thương hiệu (brand image/brand visual) mới là yếu tố cốt lõi xác định một công ty SaaS thành công. Thương hiệu của bạn được hiểu và cảm nhận như thế nào thậm chí còn quan trọng hơn những gì mà nó có thể mang lại.

Các ngành công nghiệp khác nhau có những cách cảm nhận khác nhau về khái niệm hình ảnh, từ màu sắc đến phông chữ đến logo và nhiều thứ khác.

Điều quan trọng cho doanh nghiệp lúc này là nghiên cứu và tìm ra cho mình một cách hiển thị khác, một hình ảnh khác so với những thứ hiện có ngoài kia.

Nếu bạn làm đúng, thay vì cố gắng cạnh tranh với tư cách là người theo sau (follower), bạn có thể chủ động tạo ra những xu hướng, làm chủ cuộc chơi và định hình bạn là một nhà lãnh đạo (leader) thực sự trong ngành.

Tiếp thị truyền miệng – Word of mouth Marketing.

Khi nói đến doanh nghiệp SaaS thành công với tiếp thị truyền miệng, Slack là một trong số đó. Slack là một trong những thương hiệu SaaS phát triển nhanh nhất mọi thời đại và chiến lược tiếp thị truyền miệng đã giúp họ làm được điều đó.

Trước khi khởi động dự án Slack, hay trước đó là Glitch, Butterfield đã nổi danh trong công đồng khởi nghiệp khi là co-founder của trang mạng xã hội chia sẻ hình ảnh nổi tiếng Flickr.

Tận dụng lợi thế này, khi ra mắt Slack, ông đã gửi lời mời dùng thử tới các mối liên hệ và kết nối công việc của mình, khuyến khích họ trải nghiệm và đưa ra nhận xét cho sản phẩm mới này.

Thấy được sự hiệu quả của Slack trong việc giao tiếp và trao đổi thông tin, những người được trải nghiệm sản phẩm không ngừng giới thiệu cho người thân và đối tác của mình.

Ngay trong ngày đầu tiên ra mắt, số người dùng tạo tài khoản trên ứng dụng đã chạm ngưỡng 8000. Con số này ngay lập tức được tăng lên gấp đôi chỉ sau 2 tuần kế tiếp.

Chính nhờ sự thành công thần kì của chiến lược này vì thế, Slack hoàn toàn không sở hữu bất kỳ nhân viên Sales nào trong một khoảng thời gian dài.

Có đến 97% khách hàng mới của Slack biết đến ứng dụng này thông qua người quen, từ đồng nghiệp hiện tại hoặc tiếp tục sử dụng từ công ty cũ.

Tiếp thị truyền miệng không chỉ là kỹ thuật marketing tiết kiệm chi phí nhất mà còn có thể thúc đẩy thương hiệu phát triển một cách nhanh chóng nhất, đặc biệt là trong những ngày đầu xây dựng thương hiệu.

Tất cả chúng ta đều có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến một dịch vụ nếu một người mà chúng ta tin tưởng (có chuyên môn) đã trải nghiệm và đánh giá cao nó.

Kết nối cảm xúc.

Các thương hiệu SaaS không chỉ nên kết nối với khách hàng (chủ yếu là doanh nghiệp) dựa trên nhu cầu (về sản phẩm, dịch vụ) mà còn cần kết nối thông qua yếu tố cảm xúc.

Google Apps kết nối cảm xúc thông qua những đội nhóm chuyên nghiệp hay ZenDesk, Salesforce và Concur, tập hợp các chuyên gia hỗ trợ khách hàng, bán hàng và tài chính làm việc thường xuyên với nhau như là những đồng nghiệp thực sự.

Xây dựng thương hiệu thành công có nghĩa là doanh nghiệp phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và tận dụng những cảm xúc có liên quan đến nhu cầu đó để thúc đẩy họ sử dụng các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

“Biết mình” nên được ưu tiên trước, sau đó mới nói đến “biết người”.

Thay vì dành quá nhiều thời gian cho đối thủ cạnh tranh, hãy dành nhiều thời gian cho chính khách hàng và doanh nghiệp của mình.

Phân tích kỹ những gì bạn phải cung cấp và cách nó có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiềm năng, nên là ưu tiên hàng đầu.

Con đường khôn ngoan nhất để phát triển các thương hiệu SaaS thành công là hãy bắt đầu từ những thứ cơ bản và nền tảng nhất. Bằng cách đó, bạn có thể tự tin vào khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng – và khách hàng cũng sẽ phản ứng tương tự với bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

8 chỉ số tăng trưởng mà người làm marketing nên đo lường với ứng dụng (P4)

Giữa vô số các nền tảng phân tích và vô số các chỉ số để theo dõi sự tăng trưởng của ứng dụng, bạn nên xem xét những chỉ số nào? Điều gì quan trọng? Điều gì có ý nghĩa?

tăng trưởng ứng dụng

Các chỉ số tăng trưởng dùng để làm gì?

Bởi vì chúng ta không muốn theo dõi các chỉ số vô nghĩa, mọi chỉ số tăng trưởng phải giúp bạn trả lời một hoặc nhiều câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp của tôi có khả thi về mặt tài chính không?
  • Điều gì đang hoạt động tốt?
  • Những gì cần cải thiện?
  • Chúng ta nên tập trung vào điều gì để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển?

Các chỉ số tăng trưởng cho các doanh nghiệp dựa trên phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và doanh nghiệp dựa trên lượt đăng ký (subscription-based) khác biệt rất lớn so với các doanh nghiệp dựa trên giao dịch (transaction-based) và bán hàng một lần (one-time sales).

Bởi vì doanh thu sẽ được tính theo thời gian thay vì chỉ là trả trước nên bạn cần phải chú trọng nhiều đến việc giữ chân khách hàng. Và đó cũng là lý do, nhiều chỉ số trong bài này tập trung vào tỷ lệ giữ chân cũng như thu hút khách hàng.

Dưới đây là 08 số liệu tăng trưởng mà bạn có thể sử dụng để giúp bạn lập chiến lược tăng trưởng doanh thu được tốt hơn.

6. Lifetime Value (LTV).

LTV hay giá trị trọn đời là số tiền dự báo mà khách hàng sẽ chi tiêu cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trong suốt khoảng thời gian mà khách hàng sử dụng.

Số liệu này có thể giúp bạn chuyển từ tư duy kinh doanh dựa trên giao dịch tập trung một lần sang giá trị lâu dài của khách hàng nhờ quá trình lặp đi lặp lại.

Giá trị trọn đời là một chỉ số quan trọng, đặc biệt là khi bạn khớp với chi phí chuyển đổi khách hàng (CAC), điều mà bạn sẽ được tìm hiểu trong phần bên dưới.

Nếu bạn biết giá trị của khách hàng sẽ là bao nhiêu trong suốt khoảng thời gian bạn kết nối với họ, thì bạn có thể đưa ra những quyết định thông minh hơn về chi phí cũng như việc chi tiêu những gì để có được khách hàng.

Một nguyên tắc chung là nếu LTV/CAC < 3, bạn đang chi quá nhiều cho việc chuyển đổi.

Làm thế nào để bạn tính toán LTV?

Để tính LTV, chúng ta cần một số chỉ số khác như người dùng rời bỏ (User Churn) và ARPU.

LTV = ARPU (Doanh thu trung bình định kỳ hàng tháng trên mỗi khách hàng) ÷ UCR (Tỷ lệ khách hàng rời bỏ).

Với công thức này, bạn có thể cải thiện LTV của mình bằng cách cải thiện tỉ lệ rời bỏ hoặc doanh thu trung bình hàng thàng của khách hàng.

7. Customer Acquisition Cost (CAC).

Một quy tắc kinh doanh đơn giản là bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn số tiền bạn chi tiêu.

CAC là số tiền được chi tiêu để có được một khách hàng (mua hàng) mới.

Để có lợi nhuận, hiểu một cách đơn giản nhất, chi phí để có được khách hàng sẽ cần phải thấp hơn giá trị lâu dài của họ với tư cách là khách hàng.

Phương pháp dễ nhất để tính CAC là cộng tất cả các chi phí để có được một khách hàng và chia nó cho tổng số khách hàng mới. Chi phí ở đây có thể bao gồm chi phí marketing, nhân sự, bán hàng, khuyến mãi,… v.v.

CAC = (Tổng chi phí marketing + Tổng chi phí bán hàng) ÷ Số lượng khách hàng mới có được

Bạn theo dõi CAC để làm gì?

CAC thường phục vụ hai mục đích chính:

  • Hiểu mức chi phí tối đa bạn có thể chi trả để có được một khách hàng.
  • Tìm cách tối ưu CAC để tăng hiệu quả marketing và lợi nhuận bán hàng.

Nếu LTV/CAC nằm ở các mức 3:1, 4:1 hoặc 5:1 thì đây được coi là tỷ lệ tốt để phát triển doanh nghiệp của bạn. Điều này có thể giúp bạn chọn và đầu tư vào các kênh chuyển đổi phù hợp nhất với doanh nghiệp.

8. Quick Ratio (QR).

Quick Ratio hay hệ số thanh khoản của một công ty (SaaS) là ​​phép đo hiệu quả tăng trưởng của công ty đó.

Nó giúp bạn trả lời câu hỏi, “Một công ty có thể tăng trưởng doanh thu một cách đáng tin cậy như thế nào với tốc độ khách hàng rời bỏ hiện tại?”

Trước tiên, hãy nói về cách tính hệ số thanh khoản cho công ty SaaS của bạn.

Để tính toán QR, bạn chỉ cần chia MRR (doanh thu định kỳ hàng tháng) đạt được cho MRR bị mất. Tỷ lệ QR này trên 1.0 có nghĩa là công ty bạn đang phát triển, ngược lại khi tỷ lệ này dưới 1.0 có nghĩa là công ty đang hoạt động không hiệu quả.

Tỷ lệ này càng cao thì công ty càng tăng trưởng lành mạnh và bền vững.

QR = (MRR mới + MRR mở rộng + MRR tái kích hoạt) ÷ (MRR sụt giảm + MRR rời bỏ)

Trong đó:

  • MRR mới: MRR từ khách hàng mới.
  • MRR mở rộng: MRR từ khách hàng hiện tại (trả thêm phí hoặc nâng hạng khách hàng).
  • MRR tái kích hoạt: MRR từ những khách hàng rời bỏ sau đó kích hoạt lại tài khoản của họ và tiếp tục sử dụng.
  • MRR sụt giảm: MRR bị mất từ ​​khách hàng hiện tại (hạ gói giá).
  • MRR rời bỏ: MRR bị mất từ ​​những khách hàng rời bỏ hoặc huỷ hợp đồng.

Giả sử một công ty có mức tăng trưởng MRR là 10.000 USD. Sự tăng trưởng đó có thể được tạo nên từ bất kỳ sự kết hợp nào của các loại MRR ở trên và chỉ số QR cho bạn thấy sự khác biệt về “hiệu quả tăng trưởng” giữa các chỉ số MRR đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips