Skip to main content

Thẻ: social marketing

Đo lường hiệu quả Instagram: Hiểu số liệu để cải thiện hiệu suất

Lượt hiển thị (impressions) trên Instagram là gì? Cách hiểu số liệu, đo lường và cải thiện các chỉ số trên Instagram như thế nào? Tất cả đều có trong bài viết này.

Đo lường hiệu quả Instagram: Hiểu số liệu để cải thiện hiệu suất
Đo lường hiệu quả Instagram: Hiểu số liệu để cải thiện hiệu suất

Phương tiện truyền thông mạng xã hội, nghe thì có vẻ đơn giản, đặc biệt là khi bạn cuộn qua các bài đăng, nhưng với bất kỳ ai đã dành thời gian để nghiên cứu backend của các nền tảng đó (code, thuật toán…) đều biết nó không dễ như bạn nghĩ.

Khi các chủ doanh nghiệp và các chuyên gia truyền thông mạng xã hội có rất nhiều dữ liệu có thể tuỳ chỉnh thì đối với những người chưa quen, nó có thể giống như việc đang cố gắng để đọc một ngôn ngữ mới.

Để giúp bạn chia nhỏ mọi thứ cần biết trên nền tảng, dưới đây là những điều bạn cần biết về số lần hiển thị trên Instagram, cũng như sự khác biệt của nó với phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác.

Số lần hiển thị (impressions) trên Instagram là gì và chúng được tính như thế nào?

Số lần hiển thị theo dõi số lần nội dung của bạn (bao gồm các ‘câu chuyện’ và bài đăng) được hiển thị cho người dùng trên nền tảng.

Nói cách khác, nếu ai đó đang cuộn nguồn cấp dữ liệu (feed) của họ và lướt qua bài đăng của bạn, đó là một lần hiển thị.

Lượt hiển thị không tính cho những người xem duy nhất (unique viewer) mà chỉ đơn giản là những người xem (viewer). Do đó, nếu cùng một người dùng cuộn qua bài đăng của bạn hai lần, thì đó là hai lần hiển thị – nhưng chỉ có một “phạm vi tiếp cận” hay một người xem duy nhất.

Số lần hiển thị nhằm theo dõi mức độ nhận biết và về lý thuyết, bạn càng tạo được nhiều lần hiển thị theo thời gian, thì người dùng duy nhất sẽ càng quen thuộc với thương hiệu của bạn.

Khi đó, sự quen thuộc này hy vọng sẽ dẫn đến việc người dùng đó mua sản phẩm hoặc xem thêm nội dung của bạn trong tương lai.

Số lần hiển thị trên Instagram khác như thế nào với phạm vi tiếp cận, mức độ tương tác và tỷ lệ tương tác.

  • Phạm vi tiếp cận (Reach): đề cập đến số lượng người dùng duy nhất đã xem nội dung của bạn.
  • Tương tác (engagement): đề cập đến bất kỳ lúc nào có ai đó (bao gồm cả bạn) tương tác với nội dung của bạn. Điều này bao gồm các hành động như:
    – Bình luận
    – Chia sẻ hoặc lưu
    – Thích
    – Theo dõi
    – Đề cập đến tài khoản của bạn (có hoặc không gắn thẻ bạn)
    – Sử dụng thẻ hashtag (#) có thương hiệu
    – Nhấp chuột vào một câu chuyện hoặc liên kết
    – Nhắn tin trực tiếp cho bạn
  • Tỷ lệ tương tác (engagement rate): đo lường số người đã xem nội dung của bạn so với số người đã tương tác với nội dung đó. ví dụ: nếu 10 người xem bài đăng của bạn, nhưng chỉ có 5 người thích bài đăng đó thì bạn có tỷ lệ tương tác là 50% (hoặc 0,5).

Bạn có thể tính tỷ lệ tương tác của mình bằng cách chia tổng mức tương tác (trên một bài đăng hoặc trên toàn bộ tài khoản của bạn) cho lượng người theo dõi, phạm vi tiếp cận hoặc số lần hiển thị.

Cách bạn tính toán chính xác sẽ khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu truyền thông trên các trang mạng xã hội của cá nhân hay doanh nghiệp bạn.

Làm cách nào để bạn cải thiện tỷ lệ tương tác của mình?

Về cơ bản, sẽ không có cách nào chắc chắn sẽ tăng cường tương tác của bạn. Nhưng nói chung, bạn càng năng động trên nền tảng bao nhiêu thì bạn càng có nhiều cơ hội để mọi người tham gia tương tác bấy nhiêu.

Điều này có nghĩa là bạn cần đăng thường xuyên, thêm câu hỏi vào bài đăng của bạn, “phát trực tiếp”, đăng video hoặc sử dụng tính năng băng chuyền (carousel), thường xuyên viết phụ đề dài hơn, đăng vào thời điểm thích hợp nhất cho đối tượng mục tiêu của bạn và nhiều hơn thế nữa.

Tuy nhiên tất cả những điều này cũng cần có chút may mắn nữa, vì suy cho cùng, chính các thuật toán của Instagram sẽ quyết định ai sẽ nhìn thấy những gì.

Làm cách nào để bạn theo dõi phạm vi tiếp cận, số lần hiển thị và mức độ tương tác?

Bạn có thể có quyền truy cập vào mục phân tích tài khoản của mình nếu bạn có ‘Tài khoản doanh nghiệp Instagram’ (Instagram Business Account), tài khoản này bạn cũng có thể liên kết với trang doanh nghiệp Facebook của mình nếu có.

Sau khi thiết lập, hãy chuyển đến phần “Thông tin chi tiết” (Insight) trong tài khoản cá nhân của bạn để xem phân tích tài khoản của bạn.

Tại đây, bạn sẽ thấy thông tin và dữ liệu có thể giúp bạn cải thiện chiến lược nội dung của mình cũng như việc đánh giá hay điều chỉnh những gì bạn muốn.

Ngoài công cụ phân tích của mạng xã hội Instagram, bạn có thể tải xuống ứng dụng của những bên thứ ba như Hootsuite hoặc Sprout để xem dữ liệu chi tiết hơn ngoài những gì đã phân tích của Instagram.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

TikTok cập nhật báo cáo xu hướng nội dung 2021

TikTok đã xuất bản một báo cáo xu hướng đang gia tăng mới, trong đó nêu bật một loạt các chủ đề chính đã chứng kiến sự quan tâm tăng trưởng đáng kể trên nền tảng trong suốt năm 2020.

Tổng quan về ‘What’s Next’ của TikTok đưa ra những tiêu điểm về các danh mục nội dung được sử dụng nhiều nhất và tăng nhanh nhất trên nền tảng trong 12 tháng qua.

Theo giải thích của TikTok:

“Chúng tôi đã xem xét hiệu suất trên nền tảng gần một năm để giúp những người làm marketing hiểu danh mục nội dung nào đã phát triển đáng kể nhất và danh mục nào vẫn là những danh mục phổ biến nhất trên TikTok trong 11 tháng qua.

Các danh mục này không bị chi phối bởi môt thẻ hashtag thịnh hành riêng lẻ, mà thay vào đó là sự thay đổi từ từ, ổn định trong sở thích và hành vi của người tiêu dùng.”

Báo cáo nêu bật sự phát triển của từng chủ đề theo thời gian và bao gồm những giải thích ngắn gọn về động lực chính đằng sau xu hướng đó.

Đó có thể cung cấp những bối cảnh đặc biệt hữu ích cho những người đang cân nhắc TikTok để làm marketing và nơi thương hiệu của họ có thể phù hợp.

Như bạn có thể thấy ở đây, danh sách cũng bao gồm các thẻ hashtags liên quan cho từng xu hướng và chi tiết về chính xác loại nội dung mà người dùng đang tương tác.

Hơn nữa, TikTok thực sự đã tổng hợp các báo cáo riêng biệt cho 19 khu vực riêng lẻ, cung cấp thông tin chi tiết về những gì đang xảy ra trong thị trường trọng tâm cụ thể của bạn.

TikTok cũng đã cung cấp danh sách toàn cầu về các chủ đề thịnh hành để cung cấp thêm thông tin chi tiết về các xu hướng chính.

Những thông tin chi tiết ở đây có thể có những giá trị cao, đặc biệt nếu các ghi chú liên quan đến thị trường ngách thương hiệu của bạn.

Do đó, chắc chắn bạn nên kiểm tra chúng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

[Update] Kích thước video chuẩn trên Social Media 2020

Cũng như hình ảnh tĩnh, để đảm bảo rằng bạn đang cố gắng hết sức với nội dung video của mình trên nền tảng social media, bạn cần tuân thủ các thông số kỹ thuật của nền tảng để tải lên video, bao gồm kích thước, độ dài, định dạng và hơn thế nữa.

Bằng cách căn chỉnh đúng với các yêu cầu của các nền tảng cho video, bạn sẽ đảm bảo rằng bạn cung cấp cho khách hàng của bạn một trải nghiệm xem tối ưu nhất – trong khi hiểu sai có thể dẫn đến sự thất vọng nặng nề.

Các danh sách bao gồm thông tin về độ dài bài đăng video trung bình cho ngữ cảnh bổ sung có thể giúp lập kế hoạch tốt hơn cho phương pháp của bạn.

Và bạn cũng nên xem xét nội dung của video. Video là loại nội dung hoạt động tốt nhất trên mọi nền tảng mạng xã hội hiện nay. Thật đáng để xem xét các cách bạn có thể sử dụng video trong chiến lược marketing của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Digital Marketing – Hiểu một cách bài bản và học thuật nhất (P2)

Cho đến khi bạn đọc bài viết này tại thời điểm hiện tại thì tôi vẫn tin rằng có rất rất nhiều bạn, kể cả những bạn đã đi làm tạm gọi là “Digital Marketing” được vài năm thì các bạn vẫn hiểu một cách “mơ hồ” và rời rạc về bản chất của Digital Marketing. Ở bài viết này bạn sẽ tìm được điều gì ?

Digital-Marketing-2-marketing-trips

  • Digital Marketing là gì
  • Vai trò của Digital Marketing trong doanh nghiệp
  • Phân biệt Digital Marketing và Marketing Online
  • Các thành phần hay loại hình (Channel, Tools…) của Digital Marketing
  • Làm Digital Marketing là làm gì
  • Và nhiều hơn thế nữa

Ở phần 1 chúng ta đã cơ bản hiểu: digital marketing là gì, vai trò của digital marketing trong doanh nghiệp cũng như đã phân biệt được digital marketing khác marketing online như thế nào rồi.

Tiếp ở phần 2 này, chúng ta sẽ đi tiếp những phần cơ bản còn lại của digital marketing như: các thành phần của digital marketing, làm digital marketing là làm gì, và một số thông tin khác về bản chất của digital marketing.

Các thành phần chính của Digital Marketing bao gồm:

  • SEO
  • Content Marketing
  • Social Media Marketing
  • PPC – Pay Per Click
  • Affiliate Marketing
  • Native Advertising
  • Marketing Automation
  • Email Marketing
  • PR Online
  • Inbound Marketing
  • Sponsored Content

1. SEO – Search Engine Optimization

Đây là quá trình tối ưu hóa website của bạn để tăng “xếp hạng” cao hơn trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs – Search Engine Results Page), do đó làm tăng lưu lượng truy cập không phải trả tiền (Organic Traffic) mà website của bạn nhận được. Các kênh được hưởng lợi từ SEO bao gồm các website, App, blog và infographics.

Có một số cách để tiếp cận SEO để tạo lưu lượng truy cập đủ điều kiện đến website của bạn. Bao gồm 3 phần chính:

  • Thứ nhất là SEO Onpage

Loại SEO này tập trung vào tất cả các nội dung tồn tại onpage hay “trên trang” khi bạn nhìn vào một website nào đó. Bằng cách nghiên cứu từ khóa cho khối lượng tìm kiếm và ý định (hoặc ý nghĩa) của chúng, bạn có thể trả lời câu hỏi cho người đọc và xếp hạng cao hơn trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs) mà những câu hỏi đó tạo ra.

  • Thứ hai là SEO Offpage

Loại SEO này tập trung vào tất cả các hoạt động diễn ra bên “ngoài trang” khi muốn tối ưu hóa website của bạn. Bạn có thể thắc mắc: “Hoạt động nào không có trên website của tôi sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của website?”. Câu trả lời là các inbound links (liên kết đến website) hay còn được gọi là backlinks (liên kết ngược).

Số lượng các website hay nhà xuất bản (Publisher) liên kết với bạn và “thẩm quyền” tương đối của những nhà xuất bản đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ xếp hạng của bạn đối với các từ khóa bạn quan tâm. Bằng cách kết nối với các nhà xuất bản khác, viết bài đăng của khách trên các website (và liên kết trở lại trang web của bạn) và tạo sự chú ý từ bên ngoài, bạn có thể kiếm được các liên kết ngược (backlinks) mà bạn cần để đưa website của bạn lên trên tất cả các SERPs phù hợp.

  • Thứ ba là SEO Technical (SEO kỹ thuật)

Loại SEO này tập trung vào phần backend (nền tảng kỹ thuật của website) của website của bạn và cách các trang của bạn được code (mã hóa). Nén hình ảnh, dữ liệu có cấu trúc và tối ưu hóa tệp CSS là tất cả các hình thức SEO kỹ thuật có thể tăng tốc độ tải của website của bạn – một yếu tố xếp hạng quan trọng trong mắt của các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing.

2. Content Marketing

digital marketing là gì

Thuật ngữ này biểu thị việc tạo (Creation) và quảng bá (Promotion hay Marketing) tài sản nội dung của bạn cho mục đích tạo ra nhận thức về thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập (traffic), tạo khách hàng tiềm năng. Các kênh có thể đóng một phần trong chiến lược content marketing của bạn bao gồm:

  • Viết Blog

Viết và xuất bản bài viết trên blog (website) của công ty giúp bạn thể hiện chuyên môn trong ngành và tạo lưu lượng tìm kiếm không phải trả tiền cho doanh nghiệp của bạn. Điều này cuối cùng mang đến cho bạn nhiều cơ hội hơn để chuyển đổi khách truy cập website thành khách hàng tiềm năng, từ đó có thể hỗ trợ nhiều cho đội ngũ sales của bạn.

  • Ebooks

Ebooks và những nội dung dài tương tự giúp giáo dục thêm cho khách truy cập website của bạn. Nó cũng cho phép bạn trao đổi nội dung để lấy thông tin liên hệ của người đọc, tạo khách hàng tiềm năng cho công ty của bạn và đưa mọi người đi qua hành trình mua hàng – Customer Journey.

  • Infographics

Đôi khi, độc giả muốn bạn thể hiện chứ không chỉ là những lời nói. Infographics là một dạng nội dung trực quan giúp khách truy cập website hình dung ra một khái niệm mà bạn muốn giúp họ tìm hiểu một cách tốt nhất.

3. Social Media Marketing

Social Media Marketing giúp thúc đẩy thương hiệu và nội dung của bạn trên các kênh truyền thông xã hội để tăng nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy lưu lượng truy cập và tạo khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn. Các kênh bạn có thể sử dụng trong Social Media Marketing hay tiếp thị truyền thông xã hội bao gồm:

  • Facebook.
  • Twitter.
  • LinkedIn.
  • Instagram.
  • Snapchat.
  • Pinterest.

4. Pay Per Click – PPC

PPC là một phương pháp hướng lưu lượng truy cập (traffic) đến website của bạn bằng cách trả tiền cho nhà xuất bản (Publisher) mỗi khi quảng cáo của bạn được nhấp (Click). Một trong những loại PPC phổ biến nhất là Quảng cáo Google, cho phép bạn trả tiền cho các vị trí hàng đầu trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm của Google với cách tính giá “mỗi lần nhấp” của các liên kết bạn đặt. Các kênh khác mà bạn có thể sử dụng PPC bao gồm:

  • Quảng cáo trả tiền trên Facebook: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để tùy chỉnh video, bài đăng hình ảnh hoặc trình chiếu, mà Facebook sẽ xuất bản lên các bản tin của những người phù hợp với đối tượng doanh nghiệp của bạn.
  • Chiến dịch quảng cáo Twitter: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để đặt một loạt bài đăng hoặc profile Badges (tài khoản cá nhân được chứng thực có dấu tick) cho nguồn cấp tin tức (Newfeeds) của một đối tượng cụ thể, tất cả tuỳ thuộc vào tiêu cụ thể cho doanh nghiệp của bạn. Mục tiêu này có thể là lưu lượng truy cập website, nhiều người theo dõi Twitter hơn, tương tác trên tweet hoặc thậm chí tải xuống ứng dụng.
  • Tin nhắn được tài trợ trên LinkedIn: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để gửi tin nhắn trực tiếp đến người dùng LinkedIn cụ thể dựa trên ngành và nền tảng của họ.

 

Hết phần 2 ! Các bạn nhớ theo dõi phần 3 nhé, vì nội dung hơi dài (full bài khoảng 5000 từ) nên MarketingTrips tách thành nhiều phần cho các bạn dễ theo dõi.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

3 Bí kíp tối ưu chiến dịch social marketing theo mùa

Làm thế nào các nhà bán lẻ có thể làm cho tiền quảng cáo mạng xã hội theo mùa của họ đi xa hơn.

Lên kế hoạch cho các chiến dịch quảng cáo mạng xã hội có trả phí theo các thời kì cao điểm – theo mùa, theo các kì ngỉ, hoặc các chương trình khuyến mãi – giúp bạn đảm bảo bạn có thể đạt được mục tiêu của mình.

Michelle Stinson Ross – Giám đốc vận hành Marekting tại Apogee Results (Một Digital Agency tại Texas, Mỹ) đã chia sẻ những bí quyết giúp các người làm quảng cáo (Advertiser) có thể dụng tối đa hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo theo mùa vụ.

Bí quyết được ông chia sẻ tại SMX West (SMX – Search Marketing Expo – Một tổ chức về Marketing được vận hành bởi Seacrch Engine Land và Marketing Land).

Một phần của chia sẻ tập trung sâu sắc vào digital commerce marketing (Tiếp thị thương mại số), các diễn giả chia sẻ việc những phương tiện mua sắm và thương mại xã hội đã làm thay đổi cách mà các nhà bán lẻ trực tuyến tiếp cận tiếp thị số (Digital Marketing).

Hãy ghi nhớ…

Các chiến dịch mạng xã hội có trả phí (social media marketing) phải tạo ra phễu doanh số cao hơn các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm có trả phí (Paid Search).

Hãy thử nghĩ…Người dùng có thể tìm kiếm các sản phẩm mà họ chưa từng nghe về nó không? Là không thể đúng không. Về bản chất các từ khoá họ có được là một phần từ cách các thương hiệu đã tác động đến họ.

Đó là lý do tại sao những nhà làm quảng cáo mạng xã hội có trả phí cần suy nghĩ về nó như những hình thức quảng cáo đại chúng đã từng “làm mưa làm gió” trước đây như: báo giấy, radio hay là tivi chẳng hạn.

Tất cả những phương tiện này đã truyền đạt các thông điệp quảng cáo đến người dùng mà họ có thể chưa từng nghe về nó.

Phương tiện truyền thông mạng xã hội là kênh làm marketing có thể không xuất hiện như một “intense moment buying” (khoảnh khắc nảy sinh ý niệm mua hàng), nhưng nó có thể cung cấp một cơ hội để ghi nhớ hoặc giới thiệu người dùng tiềm năng đến nhãn hàng của bạn và những giá trị mà nhãn hàng có thể mang lại cho họ.

Bạn có thể xây dựng và phát triển khách hàng cũng như tiếp thị lại vào những thời điểm bán hàng theo mùa của bạn đạt cao điểm.

Facebook, Twitter, Instagram, Pinterest, LinkedIn – tất cả các nền tảng này đều có thể tiếp thị lại từ đó nhãn hàng hay thương hiệu có thể nhắc nhở họ ghi nhớ về bạn – còn cơ hội nào tuyệt vời hơn để gia tăng doanh số chứ !!!

Tiếp thị lại có thể đạt được kết quả tốt nhất khi nhà làm quảng cáo phân khúc rõ khách hàng, tách rõ phân khúc khách hàng mới tiếp cận thương hiệu (Top of Funnels) và những khách hàng đã quá quen thuộc với bạn từ đó truyền tải những thông điệp phù hợp nhất với các phân khúc tương ứng, điều này giúp bạn tăng được tỉ lệ chuyển đổi đáng kể bởi tính phù hợp trong quảng cáo (Relevance).

“Tiếp thị lại còn là cơ hội để các nhãn hàng hay thương hiệu bán chéo (Cross-sale) và bán nhiều hơn (Upsell) với tệp khách hàng cũ”

Nhắm mục tiêu hành vi theo mùa

Đối với bán hàng theo mùa vụ thì có thể nói thời gian là thứ quan trọng nhất và nhắm mục tiêu theo hành vi theo mùa là chìa khoá cho các nhà bán lẻ trực tuyến.

Bạn lướt thấy quảng cáo một sản phẩm Gear trong mùa đông và Ski Gear (Dụng cụ trượt tuyết) trong mùa hè thì không thể tạo ra được sức cộng hưởng.

Xu hướng và hành vi người tiêu dùng có thể cho bạn rất nhiều điều ngạc nhiên. Hãy nghiên cứu xu hướng tìm kiếm và phân tích dữ liệu riêng theo ngành hàng, nhãn hàng của bạn để có thể dự đoán – và cuối cùng là gia tăng cơ hội bán hàng của bạn ở phía trước.

Hãy đặc biệt chú ý đến các nhà bán lẻ tại các cửa hàng truyền thống. Chúng ta chú ý đối thủ và các cửa hàng bán lẻ khác và cố gắng để nhận ra các dấu hiệu ảnh hưởng đến khách hàng của mình, đó cũng là thời gian chúng ra bắt đầu suy nghĩ về công việc cho kỳ lễ tới. Chúng ta có thể nhắm mục tiêu nó trên mạng xã hội.

Kết nối xuyên suốt với hành trình khách hàng (Customer Journey)

Tiếp thị lại trở nên đặc biệt quan trọng khi mà các nhà làm quảng cáo có thể “quay lại” với tệp khách hàng tiềm năng được tạo ra thông qua các chiến dịch mở rộng.

Nhà làm quảng cáo thương mại có thể tăng cường nỗ lực của tiếp thị lại trên mạng xã hội bằng việc xây dựng tệp khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội và sau đó tiếp thị lại với chiến dịch quảng cáo tìm kiếm.

Khi đo lường, các nhà làm marketing cần nhận biết rõ mức ảnh hưởng của các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội dựa trên mô hình phân bổ click (Last-click attribution).

Trong khi bạn đang muốn đưa khách hàng của mình đến trang đích và cân nhắc sản phẩm của bạn, họ có thể không mua tại thời điểm đó. Nhưng đó là nơi mà quảng cáo trả phí trên click (PPC) có thể thu hút được khách hàng, hoàn thành quy trình và khiến họ mua hàng ở cuối chu trình.

* Nguồn: MarketingTrips Vietnam

Marketing trên mạng xã hội đối với thương hiệu Việt

Marketing trên mạng xã hội có thể là một trong những công cụ dễ dàng và hiệu quả nhất cho các nhà marketer tại Việt Nam.

marketing trên mạng xã hội
Mức độ hiệu quả của Marketing qua mạng xã hội đối với thương hiệu Việt

Ngày nay, người Việt dành hàng giờ đồng hồ để lên mạng xã hội và đây là cơ hội tốt để chúng ta có thể đạt được KPIs từ những hoạt động tương ứng.

Marketing trên mạng xã hội có thể là một trong những công cụ dễ dàng và hiệu quả nhất cho các nhà marketer tại Việt Nam.

Hiện nay, có 3 trang mạng xã hội tại Việt Nam mà chúng ta nên cân nhắc hoạt động marketing của mình, đó là: Facebook, Instagram và TikTok.

Trước hết, để có thể đi sâu vào các nội dung bên dưới, bạn có thể tìm hiểu toàn bộ các nội dung về mạng xã hội tại: mạng xã hội là gì

Vậy sự khác biệt giữa các kênh này là như thế nào? Người tiêu dùng sử dụng chúng với mục đích gì? Và liệu các trang mạng xã hội này có đem lại hiệu quả cho các chiến dịch quảng cáo của những nhà marketer?

Marketing trên mạng xã hội Facebook – mạng xã hội rộng khắp.

Marketing trên mạng xã hội Facebook - mạng xã hội rộng khắp.
Marketing trên mạng xã hội Facebook – mạng xã hội rộng khắp.

Facebook đang là trang mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam, gần như 100% người Việt Nam đang ở độ tuổi 20-30 đều sử dụng Facebook.

Trong số những người sử dụng Facebook, 80% người có theo dõi các fanpage của các nhãn hàng hay dịch vụ trên Facebook. Trung bình mỗi người Việt Nam theo dõi 15.6 fanpages trên Facebook, nhiều nhất trong 3 trang mạng xã hội kể trên.

Hầu hết người dùng theo dõi các fanpage của nhãn hàng để tìm kiếm các chương trình khuyến mãi của nhãn hàng đó. Vì vậy, những gì chúng ta nên làm là đưa các bài đăng và quảng cáo của mình lên Facebook.

Marketing trên mạng xã hội Instagram – nổi bật và chi tiết.

 

marketing trên mạng xã hội
Marketing trên mạng xã hội Instagram – nổi bật và chi tiết.

Mặc dù mức độ phổ biến của mạng xã hội Instagram không cao như Facebook, nhưng tỉ lệ người theo dõi fanpage trên Instagram cao hơn Facebook. 83% người dùng Instagram đang theo dõi các fanpage của nhãn hàng hay dịch vụ.

Khác với Facebook, những người theo dõi Instagram mong đợi nhận được nhiều thông tin về sản phẩm, vì vậy Instagram có thể là một trong những kênh hiệu quả để chúng ta vẽ lên những câu chuyện ấn tượng cho nhãn hiệu của mình.

Zalo – công cụ liên lạc và tìm kiếm thông tin.

marketing trên mạng xã hội

Mặc dù 90% người được khảo sát đang dùng Zalo nhưng tỉ lệ theo dõi fanpage trên Zalo không cao.

Chỉ có 51% người được khảo sát theo dõi các fanpage trên Zalo, trung bình mỗi người theo dõi khoảng 10 trang trên Zalo, một con số khá thấp so với Facebook và Instagram.

Dường như Zalo vẫn đang được sử dụng như là một công cụ để liên lạc nhiều hơn là tìm kiếm thông tin.

Top 10 thương hiệu có bài đăng ấn tượng nhất.

Dưới đây là top 10 thương hiệu được chọn là những thương hiệu có bài đăng ấn tượng nhất bởi những người được khảo sát.

Đây là những thương hiệu có bài đăng với lượng tương tác cao, những khuyến mãi hấp dẫn và có đầu tư nhiều vào marketing trên mạng xã hội.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips