Skip to main content

Thẻ: Streaming

YouTube là nền tảng phát trực tuyến (Streaming) phổ biến nhất tại Mỹ

Theo số liệu báo cáo mới đây từ Nielsen, nền tảng phát trực tuyến số 1 ở Mỹ không phải là Netflix, Disney+ hay Amazon Prime Video mà đó chính là YouTube.

YouTube là nền tảng phát trực tuyến (Streaming) phổ biến nhất tại Mỹ
YouTube là nền tảng phát trực tuyến (Streaming) phổ biến nhất tại Mỹ

Theo báo cáo hàng tháng mới của Nielsen được công bố trong tuần này, YouTube là nền tảng phát trực tuyến hàng đầu ở Mỹ trong 12 tháng liên tiếp vừa qua (từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 1 năm 2024), đạt đỉnh điểm vào tháng 11 năm 2023 khi kênh này chiếm 9% tổng lượng phát trực tuyến trên TV.

Netflix liên tục đứng thứ hai, tiếp theo là Hulu và Amazon Prime.

Theo Nielsen, vào tháng 1, tổng thời gian phát trực tuyến chiếm 36% thời gian người Mỹ xem TV, trong đó YouTube chiếm 8,6% trong số đó.

YouTube ngày càng tập trung vào trải nghiệm người dùng trên TV, so với điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính.

Giám đốc điều hành nền tảng thuộc sở hữu của Alphabet, Neal Mohan, người được bổ nhiệm vào tháng 2 năm 2023, gần đây đã tiết lộ rằng người dùng trên toàn thế giới xem hơn 1 tỷ giờ YouTube trên TV của họ mỗi ngày.

“Người xem muốn mọi thứ ở một nơi, từ trận đấu thể thao trực tiếp đến BBC đến Khan Academy và NikkieTutorials,” CEO Mohan viết trong một bức thư mới đây.

Ông lưu ý rằng khoảng cách giữa những nhà sáng tạo nội dung và các hãng phim lớn đang dần được xóa bỏ. “”Họ đang định nghĩa lại tương lai của ngành công nghiệp giải trí bằng cách kể chuyện đỉnh cao, thứ vượt ra khỏi cái gọi là “nội dung do người dùng tạo ra” đơn thuần.””

YouTube cho biết trong một bài đăng trên blog rằng lượng người xem YouTube Shorts, tính năng video dạng ngắn ra mắt vào năm 2020, đã tăng gấp đôi từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 9 năm 2023.

Công ty mẹ Alphabet nhấn mạnh rằng dịch vụ truyền hình trực tiếp của YouTube, YouTube TV, có 8 triệu người đăng ký vào tháng trước.

Các gói đăng ký có trả phí của YouTube, bao gồm YouTube Premium và YouTube Music, đã đạt 100 triệu người đăng ký vào cuối năm 2023.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Trung Quốc muốn trở thành thủ phủ của livestream bán hàng online

Chính quyền Thâm Quyến, Trung Quốc tham vọng biến thành phố trở thành thủ phủ của livestream bán hàng online, thứ sẽ đóng vai trò kích cầu tiêu dùng và thu về doanh thu 300 tỷ nhân dân tệ vào năm 2025.

Trung Quốc muốn trở thành thủ phủ của livestream bán hàng online
Trung Quốc muốn trở thành thủ phủ của livestream bán hàng online

Là thủ phủ công nghệ cao của Trung Quốc, thành phố Thâm Quyến mới đây vừa công bố kế hoạch xây dựng một trung tâm livestream bán hàng điện tử mới, có quy mô ảnh hưởng toàn cầu. Chính quyền thành phố tham vọng dự án này sẽ kích cầu tiêu dùng và thu về 300 tỷ nhân dân tệ (43,7 tỷ USD) doanh thu vào năm 2025.

Theo SCMP, với mục tiêu mở rộng ngành công nghiệp bán hàng online qua livestream ở địa phương, Thâm Quyến kỳ vọng có thể tự xây dựng hoặc thu hút ít nhất 100 doanh nghiệp hàng đầu đến hợp tác trong vòng 3 năm tới, đồng thời xây dựng 50 tòa nhà để phục vụ cho lĩnh vực này, tạo thành một “khu công nghiệp” riêng cho lĩnh vực này.

Khu công nghiệp livestream sẽ trở thành điểm đến có tất cả trong một, bao gồm thiết bị để phát sóng trực tiếp, thiết kế bối cảnh, khu chỉnh sửa hậu kỳ nội dung và trình bày sản phẩm.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán quần áo, mỹ phẩm, trang sức hay các mặt hàng công nghệ sẽ là bên được lợi lớn nhất từ chính sách hỗ trợ chuỗi cung ứng.

Thành phố sẽ hỗ trợ các nhãn hàng, doanh nghiệp xây dựng các địa điểm trưng bày sản phẩm nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhà bán lẻ trực tuyến và các phòng, ban thương mại, đồng thời rút ngắn quá trình đi từ chuỗi cung ứng, sản xuất đến phân phối hàng hóa.

“Livestream bán hàng là một mô hình kinh doanh mới nhưng có tầm quan trọng rất lớn trong việc khôi phục nền kinh tế bền vững và thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ”, Hiệp hội Thương mại thành phố Thâm Quyến cho biết.

Với mục tiêu táo bạo này, Thâm Quyến đang cố bắt kịp những khu vực đang phát triển lĩnh vực bán hàng qua livestream trong cả nước, SCMP nhận định.

Hàng Châu là địa bàn của các nền tảng thương mại điện tử (e-Commerce) lớn tại Trung Quốc như Alibaba, với hơn 69.000 người livestream bán hàng. Thành phố này thu về 503 tỷ nhân dân tệ (73 tỷ USD) doanh thu chỉ trong 10 tháng đầu năm 2021.

Trong khi đó, Thâm Quyến chỉ có khoảng 9.260 người dẫn chương trình livestream tính đến cuối tháng 11/2022, đạt 152 tỷ nhân dân tệ (22 tỷ USD) kể từ đầu năm, Shenzhen Economic Daily cho biết.

Do đó, với kế hoạch mới, thủ phủ công nghệ mong muốn sẽ lôi kéo được 50 người dẫn chương trình trong các buổi livestream bán hàng đến làm việc tại các nhà đài của thành phố, đồng thời kêu gọi thêm 3.000 livestreamer và 10.000 nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp khác để mở rộng thị trường thương mại điện tử.

Chính quyền được phương cũng góp sức giúp các nền tảng thương mại điện tử mở trụ sở hoạt động mới ở Thâm Quyến và tìm ra những công nghệ mới như AI, idol ảo, metaverse cho lĩnh vực livestream.

Chính quyền thành phố cũng cam kết sẽ đặt ra những quy định, điều luật cụ thể cho thị trường và siết luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và ngăn chặn hàng giả, hàng nhái.

Trước đó, năm 2020, Thâm Quyến từng công bố kế hoạch phát triển ngành mua sắm qua sóng livestream bằng cách đào tạo 1.000 influencer và 10 “trụ sở” livestream khác nhau.

Theo SCMP, với sự bùng nổ của thương mại điện tử sau đại dịch Covid-19, giới chức Trung Quốc đang tăng cường giám sát và quản lý lĩnh vực này để khôi phục tiêu dùng nội địa đang có dấu hiệu giảm sút.

Tháng 12/2022, doanh số bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng trên toàn quốc đã giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 4.000 tỷ nhân dân tệ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Salesforce gia nhập mảng phát trực tuyến với nội dung tập trung vào doanh nghiệp

Khi phát trực tuyến và nội dung số đang trở nên là một trong những xu hướng truyền thông chính, Salesforce Inc cũng vừa tuyên bố là sẽ gia nhập ngành.

Theo Reuters – Công ty phần mềm doanh nghiệp Salesforce Inc vừa cho biết họ sẽ tung ra một dịch vụ phát trực tuyến có tên là Salesforce +, cung cấp nội dung gốc tập trung vào các doanh nghiệp và chuyên gia.

Công ty này cho biết studio nội bộ của họ đã phát triển và sản xuất ra những nội dung cốt lõi cho dịch vụ phát trực tuyến, nó sẽ ra mắt tại sự kiện Dreamforce vào tháng 9 sắp tới.

Salesforce +, là một nền tảng dịch vụ truyền thông kinh doanh và nó không giống như các nền tảng phát trực tuyến khác của Walt Disney Co và Netflix cung cấp, nó sẽ bao gồm những trải nghiệm trực tiếp, loạt nội dung gốc và cả podcast.

Nội dung của Salesforce + bao gồm “Connections”, chương trình làm nổi bật những người làm marketing từ các công ty như IBM, Levi’s và GoFundMe, và “The Inflection Point” với sự góp mặt của các CEO từ các thương hiệu như Coca-Cola, PayPal và Ford Motor.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Spotify thống trị dịch vụ streaming tại Mexico

Cứ 10 người dùng thì có đến 8 người sử dụng dịch vụ phát trực tuyến của Spotify.

Spotify đã thống trị dịch vụ phát trực tuyến ở Mexico, theo một nghiên cứu của CIU (The Competitive Intelligence Unit).

Với 80,7% người dùng có tài khoản đang hoạt động, con số này của Spotify đứng đầu danh sách, tiếp theo là Google Play Music / YouTube Music với 5,1%, Apple Music với 4,5% và Amazon Prime Music với 2,8%. 6,9% còn lại được chia cho các nền tảng khác.

Hình: The Competitive Intelligence Unit

Ngành công nghiệp kỹ thuật số (digital industry) đã có phạm vi tiếp cận và tăng trưởng theo cấp số nhân trong thời kỳ đại dịch.

Không chỉ những người sáng tạo âm nhạc đã tham gia vào thế giới phát trực tuyến, mà các nhà báo, nhà bình luận, diễn viên hài, nhà kinh tế học cũng đã tham gia vào loại nền tảng này thông qua podcast.

* Một podcast hoặc nói chung là netcast, là một series các tập tin âm thanh hoặc video số mà người dùng có thể tải về và nghe.

Đại dịch như một cơ hội lớn.

Vào năm 2020, CIU đảm bảo rằng mức tăng trưởng hàng năm của dịch vụ phát trực tuyến là 10%, đạt 57,1 triệu người nghe, trong đó 63,4% được đại diện bởi người dùng Internet ở Mexico. Ngoài ra, âm nhạc là con đường tiêu thụ chính trong thời kỳ đại dịch.

Theo số liệu của UNESCO, các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo tạo ra thu nhập của 2,6% của cải trên toàn thế giới và được sử dụng bởi hơn 30 triệu người.

Sự di chuyển của những người sáng tạo sang phương tiện truyền thông kỹ thuật số do đại dịch chỉ ra con đường cho tất cả các ngành liên quan để tạo ra một hệ sinh thái có lợi cho sự đổi mới và phát triển văn hóa cũng như sự sáng tạo.

Âm nhạc trực tuyến được tiêu thụ ở đâu.

Khi mọi người có nhiều thời gian hơn để giải trí ở nhà, các phương tiện truy cập để phát trực tuyến cũng đã thay đổi.

Tuy nhiên, điện thoại thông minh dẫn đầu với 97%, tiếp theo là máy tính để bàn với 33%, TV thông minh với 25%, máy tính bảng với 23% và iPod thì khá mờ nhạt, chỉ với 6%.

Hình: The Competitive Intelligence Unit

Việc truy cập vào các nền tảng âm nhạc kỹ thuật số có trả phí tăng 4,9% vào năm 2020, trung bình 5,6 ngày một tuần. Trong số các người dùng, 71% đăng nhập mỗi ngày, trong khi 20% đăng nhập hai lần một tuần, chỉ 8% đăng nhập một lần một tuần và 1% hai tuần một lần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips