“Authentic” (tính xác thực) đã trở thành từ cửa miệng của công chúng trong năm nay. Trong một năm mà trí tuệ nhân tạo (AI) mở ra một khía cảnh mới cho thời đại kỹ thuật số và nơi truyền thông xã hội đôi khi trở thành chiến trường cho thông tin sai lệch, nhà xuất bản từ điển lâu đời nhất ở Mỹ đã lựa chọn từ “authentic” – có nghĩa là “xác thực” – trở thành “Từ của năm 2023”.
Theo nhà xuất bản (Từ điển) Merriam-Webster, sự bùng nổ của AI và sự phát triển của công nghệ “deepfakes” – khi hình ảnh hoặc video có thể bị can thiệp bằng kỹ thuật số và đánh lừa người xem – đã dẫn đến việc người xem mất niềm tin khi theo dõi các nội dung trực tuyến (Digital Content).
Ông Peter Sokolowski, Tổng biên tập của nhà xuất bản Merriam-Webster, Mỹ cho biết, việc công chúng tìm kiếm từ “authentic” gia tăng khi ranh giới giữa thực và giả ngày càng trở nên mơ hồ. Chúng tôi nhận thấy vào năm 2023 có một cuộc khủng hoảng về tính xác thực (Authenticity).
Nhà xuất bản trên cũng cho biết sự quan tâm trở lại đối với từ này một phần được thúc đẩy bởi những câu chuyện về AI, phát ngôn của người nổi tiếng, trong đó có tỷ phú tỷ phú Elon Musk.
Tỷ phú Elon Musk nói, qua việc gia tăng lượt tìm kiếm từ “authentic”, tôi kêu gọi mọi người hãy “authentic” hơn trên nền tảng mạng xã hội.
Năm ngoái, Merriam-Webster cho biết từ của năm là “gaslighting”, một thuật ngữ mô tả việc thao túng tâm lý người khác nhằm khiến họ tự đặt nghi ngờ đối với chính bản thân mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong khi tính xác thực (authenticity) có thể khó xây dựng và có phần nhạy cảm trong các giai đoạn đầu, nó thực sự mang lại giá trị bền vững cho doanh nghiệp.
Nếu bạn là người làm kinh doanh hay marketing và bạn chưa từng nghe tới thuật ngữ “tính xác thực” hay tính xác thực trong Marketing (Authentic Marketing), đã đến lúc bạn cần quan tâm đến nó nhiều hơn.
Theo một nghiên cứu từ Stackla, có đến 88% người tiêu dùng coi tính xác thực là yếu tố quan trọng khi quyết định lựa chọn các thương hiệu.
Tính xác thực, về cơ bản là ranh giới giữa những gì một thương hiệu tự mô tả bản thân họ và cách đối tượng mục tiêu nghĩ về họ.
Ví dụ: đây là những dấu hiệu cho thấy một thương hiệu nào đó có tính xác thực hoặc đang áp dụng nó.
Đảm bảo các giá trị của thương hiệu không chỉ thông qua website hay các tài liệu về marketing: Khách hàng cần cảm nhận được tính xác thực bất cứ khi nào họ tương tác với thương hiệu.
Tương tác thường xuyên với cộng đồng của thương hiệu và tận dụng tối đa nội dung do người dùng tạo ra (User-generated Content).
Sử dụng những hình ảnh thể hiện cá tính của thương hiệu hơn là những hình ảnh được dàn dựng một cách vô hồn của doanh nghiệp.
Tự nhận thức và phản ánh bản thân với tư cách là một nhà lãnh đạo tư tưởng.
Trong khi tính xác thực (authenticity) có thể khó xây dựng và có phần nhạy cảm trong các giai đoạn đầu, nó thực sự mang lại giá trị bền vững cho doanh nghiệp.
Bạn sẽ thu hút được những đối tượng mục tiêu, những người thích bạn và sẵn sàng chia sẻ các giá trị của bạn.
Khi nói đến tính xác thực, có một câu hỏi đặt ra là tại sao rất nhiều nhà lãnh đạo hay doanh nghiệp tránh thể hiện nó?
Một số lý do có thể đưa ra là, thứ nhất, họ chưa xây dựng được tính xác thực hay trung thực với những gì mà thương hiệu của họ đang chia sẻ.
Thứ hai là vì họ sợ rằng mình sẽ thu hút được ít đối tượng mục tiêu hơn khi tính xác thực đó chưa hẳn là tính xác thực.
Trong khi một số thương hiệu đang tìm cách để che dấu đi tính xác thực, một số thương hiệu khác luôn tìm cách để thể hiện nó với khách hàng của họ.
Kết quả là khi khách hàng ngày càng ít tin tưởng hơn với quảng cáo và những thông tin một chiều từ thương hiệu, họ chọn cách “thuộc về” các thương hiệu sẵn sàng đồng hành cùng họ, chia sẻ qua lại những giá trị một cách minh bạch.
Xây dựng sự khác biệt so với đối thủ.
Với tư cách là những người làm marketing, có thể bạn đang tìm cách “đẩy” tất cả những gì mà bạn muốn nói đến với khách hàng, những tấm hình được đồ hoạ trau chuốt hay những video với đầy hiệu ứng bắt mắt.
Nhìn sang đối thủ, bạn cũng đang nhìn thấy những cách làm tương tự và hiển nhiên bạn cảm thấy “an tâm” vì điều đó.
Tuy nhiên, bạn có tự hỏi rằng, liệu khách hàng có tin tưởng những điều đó hay tại sao họ lại chọn thương hiệu của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh?
Bằng cách xuất hiện với một hình ảnh chân thực, nói những gì gần gũi với khách hàng, những thứ mà họ có thể tin và chia sẻ được, bạn dần dần có được lòng trung thành từ họ.
Tính xác thực giúp thương hiệu xây dựng lòng tin một cách dễ dàng hơn.
Như MarketingTrips đã phân tích nhiều lần trước đây, là một marketer, việc tự đặt mình vào vị trí của khách hàng là một cách thông minh để thấu hiểu họ.
Khi bạn phát hiện ra rằng tính bền vững là một phần giá trị cá nhân và niềm tin của khách hàng và sau đó bạn tìm cách đưa nó vào sản phẩm của mình rồi thể hiện tới khách hàng, thương hiệu của bạn sẽ là một phần của họ.
Trong trường hợp nếu khách hàng của bạn là Gen Z, những người không ngừng mong muốn thể hiện và chia sẻ giá trị cá nhân của bản thân cùng với đó là thái độ tích cực ủng hộ các thương hiệu đáng tin cậy, tính xác thực càng trở nên quan trọng hơn.
Khi các hoạt động Marketing là phần thể hiện hay xác thực những gì thương hiệu từng tuyên bố và cam kết, không có lý do gì để khách hàng nghi ngờ về thương hiệu.
Thương hiệu sẽ kết nối và truyền cảm hứng cho những người khác.
Tính xác thực trong marketing lẫn kinh doanh nghe qua thì khá đáng sợ! Nó khiến nhiều thương hiệu cảm thấy “dễ bị tổn thương” hay sẽ có một số sự thật không mong muốn nào đó sẽ bị phơi bày.
Đây cũng là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp vẫn giữ cho họ một hình ảnh hoàn hảo, hào nhoáng và không bao giờ mắc sai lầm.
Tuy nhiên, bạn cứ thử hình dung thế này, nếu bạn là một khách hàng, người không thể tránh khỏi những sai lầm nào đó, người luôn có những khuyết điểm nhất định, liệu họ có tin tưởng hoàn toàn vào một nhân vật hoàn hảo nào đó.
Khi một thương hiệu có thể giúp khách hàng biết được họ thực sự là ai, những kết nối có ý nghĩa sẽ bắt đầu nảy sinh, tính xác thực khi này có thể truyền cảm hứng không những cho khách hàng mà còn là nhân viên, đối tác và hơn thế nữa.
Chiến lược phát triển bền vững.
Với tư cách là những nhà lãnh đạo, hay thậm chí là người làm kinh doanh nói chung, bạn bắt đầu công việc kinh doanh của mình vì bạn muốn tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn (ít nhất là cho khách hàng của mình).
Vậy làm thế nào bạn có thể làm điều đó nếu bạn đang hằng ngày tự ép mình vào một khuôn khổ không phù hợp với những gì đang diễn ra thực tế (bên trong bạn và doanh nghiệp của bạn)?
Trong khi thực thi tính xác thực ban đầu sẽ khá khó khăn. Tuy nhiên, khi bạn đã làm điều đó được một thời gian, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy nó là tự nhiên và đúng đắn.
Bạn sẽ trở về đúng với những gì thuộc về bạn, thu hút những người có cùng chí hướng, tập trung xây dựng giá trị và sau đó truyền cảm hứng cho khách hàng của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Từ tính bền vững, trí tuệ nhân tạo đến tính xác thực và kinh doanh với mục đích hay sự mệnh rõ ràng, có nhiều xu hướng kinh doanh sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm mới 2022.
Không chỉ là chịu ảnh hưởng từ cuộc đại dịch kéo dài mấy năm qua, thế giới đang phải đối mặt với những thách thức mới như biến đổi khí hậu và cả sự dịch chuyển về kinh tế dựa trên các công nghệ mới.
Để có thể nhanh chóng thích nghi với những điều này, các doanh nghiệp giờ đây ngoài việc luôn phải chuẩn bị sẵn sàng các nền tảng kinh doanh cốt lõi như đội ngũ nhân sự hay yếu tố công nghệ, cập nhật và bắt kịp các xu hướng kinh doanh mới cũng là xu thế tất yếu.
Dưới đây là một số xu hướng kinh doanh sẽ phát triển mạnh mẽ trong 2022 và những năm tới mà doanh nghiệp có thể tham khảo và học hỏi.
Xu hướng 1: Tính bền vững và khả năng phục hồi.
Trong năm mới 2022, mọi tổ chức đều phải tìm cách loại bỏ hoặc giảm bớt các gánh nặng từ các hoạt động kinh doanh đến môi trường. Triệu tiêu hoá carbon trong chuỗi cung ứng là chiến lược thông minh mà doanh nghiệp có thể bắt đầu.
Các doanh nghiệp có tư duy hướng về tương lai đang tìm đủ mọi cách để cải thiện tính bền vững trong tất cả các hoạt động kinh doanh của họ.
Bên cạnh đó, tính bền vững cũng cần gắn liền với khả năng phục hồi, vì doanh nghiệp có khả năng phục hồi có nghĩa là họ có thể thích ứng và tồn tại lâu dài hơn với thị trường.
Bất kỳ doanh nghiệp nào bỏ qua tính bền vững hay phớt lờ yếu tố môi trường sẽ không thể kinh doanh hiệu quả trong thời đại tiêu dùng có ý thức (conscious consumption) này.
Xu hướng 2: Sự cân bằng giữa nhân sự là con người và robot thông minh.
Ngày nay, chúng ta ngày càng có nhiều robot thông minh và hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ mà trước đây con người thực hiện.
Điều này đặt ra cho các nhà tuyển dụng một số câu hỏi chính: làm thế nào để doanh nghiệp có thể tìm thấy sự cân bằng giữa các máy móc thông minh và trí thông minh của con người? Những phần nào nên được trao cho máy móc? và phần nào thuộc về con người?
Trong bối cảnh kinh doanh mới, tự động hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mọi ngành, vì vậy điều cơ bản là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải chuẩn bị từ bây giờ cho tổ chức và con người của họ – công nghệ thay đổi thì vai trò của các công việc cũng sẽ thay đổi theo.
Xu hướng 3: Sự dịch chuyển của các nhóm nhân tài và trải nghiệm của nhân viên tại nơi làm việc.
Cách chúng ta làm việc đang thay đổi nhanh chóng, ngày càng có nhiều người trẻ hơn tham gia vào lực lượng lao động, nhiều lao động hợp đồng và làm việc từ xa nhiều hơn.
Một số chuyên gia kinh tế nhận định rằng việc làm toàn thời gian (full-time employment) truyền thống sẽ chỉ là dĩ vãng khi các tổ chức dần chuyển sang tuyển người trên cơ sở làm việc theo hợp đồng và ưu tiên làm việc từ xa.
Xu hướng 4: Các tổ chức sẽ trở nên nhanh nhẹn hơn (agile) và ít thứ bậc hơn.
Theo truyền thống, cấu trúc tổ chức của các doanh nghiệp sẽ bao gồm rất nhiều thứ bậc khác nhau, từ trên cao xuống dưới thấp theo thứ tự từ lãnh đạo đến nhân viên.
Tuy nhiên điều này sẽ trở nên nhạt nhoà hơn trong thế giới mới khi mà mọi thứ đang thay đổi rất nhanh chóng. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải sớm nhận ra điều này, cơ cấu lại tổ chức đội nhóm của họ sao cho thuận tiện nhất có thể, nhanh nhẹn hơn với mọi sự biến đổi từ các yếu tố môi trường.
Đây cũng là lý do tại sao cả Elon Musk của Tesla và Steve Jobs của Apple lại chọn “No Silo” làm kim chỉ nam cho cấu trúc kinh doanh của họ.
Xu hướng 5: Tính xác thực.
Người tiêu dùng ngày nay đang tìm kiếm những kết nối có ý nghĩa hơn và sâu sắc hơn với các thương hiệu họ lựa chọn. Nhu cầu kết nối này đã làm cho tính xác thực như là một chất kết dính mới giữa cả hai phía.
Tính xác thực giúp thúc đẩy mối liên hệ giữa các con người với nhau, họ muốn nhìn thấy các thương hiệu (và cả các nhà lãnh đạo doanh nghiệp) thể hiện những phẩm chất quan trọng của con người như sự trung thực, đáng tin cậy, sự đồng cảm, lòng trắc ẩn, sự khiêm tốn và thậm chí có thể là một chút dễ bị tổn thương và sợ hãi.
Người tiêu dùng trong thế giới mới muốn doanh nghiệp làm nhiều thứ hơn cho cộng đồng và con người hơn chỉ là tập trung vào yếu tố lợi nhuận.
Liên quan đến tính xác thực, kinh doanh có mục đích giúp đảm bảo tổ chức của bạn tồn tại để phục vụ cho một mục đích có ý nghĩa (cao cả) nào đó thay vì là kiếm thêm lợi nhuận.
Mục đích kinh doanh xác định lý do tại sao một tổ chức tồn tại và phát triển, do đó, điều quan trọng là các thương hiệu cần phải truyền tải những thông điệp hay lời hứa về sự nỗ lực của mình cho một điều gì đó tốt đẹp hơn.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà hầu hết mọi thứ đều có thể đạt được bằng cách thuê ngoài (outsourcing). Thế giới kinh doanh toàn cầu chưa bao giờ tích hợp và hội nhập sâu đến như vậy.
Trong tương lai, các tổ chức sẽ ngày càng khó thành công hơn nếu không có mối quan hệ đối tác (partnership, co-branding…) thực sự chặt chẽ với các tổ chức khác.
Trên thực tế, điều này có nghĩa là doanh nghiệp hay thương hiệu cần tích hợp chuỗi cung ứng nhiều hơn, tích hợp dữ liệu nhiều hơn và thậm chí là chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức liên quan với nhau để gia tăng sức mạnh cộng hưởng.
Xu hướng 8: Các hình thức gây quỹ mới.
Cách thức mà các doanh nghiệp có thể huy động tài chính cũng đang thay đổi. Các nền tảng và cơ chế mới đã xuất hiện để giúp kết nối nhiều hơn và sâu hơn giữa các doanh nghiệp với nhà đầu tư.
Doanh nghiệp hãy nghĩ đến việc huy động vốn từ cộng đồng, ra mắt những đợt phát hành đầu tiên (ICO), hay các hình thức mua bán sáp nhập (M&A) khác.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) hay Blockchain, doanh nghiệp hiện có nhiều cơ hội hơn mới để mở rộng quy mô doanh nghiệp của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link