Skip to main content

Cách các xu hướng kinh doanh mới đang định hình thế giới

7 Tháng Sáu, 2021

Covid-19 đã thay đổi cơ bản các hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới, và những xu hướng đó vẫn sẽ tiếp tục trong tương lai.

Cách các xu hướng kinh doanh mới đang định hình thế giới

2020, có lẽ là một trong những năm ‘đáng nhớ’ nhất của nền kinh tế nói chung và người làm kinh doanh nói riêng. Mọi thứ đã thay đổi quá nhanh chóng.

Các đường dây cung ứng toàn cầu đã bị xáo trộn, các cách liên lạc của cá nhân và doanh nghiệp đã chuyển sang trực tuyến, và việc làm từ xa (remote) đang ở một mức độ cao đến mức không thể tưởng tượng được.

Advertisement

Để phản ứng lại với những gián đoạn đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang tạo ra các mạng lưới cung ứng (supply networks) có khả năng thích ứng cao – cả để đối phó với đại dịch hiện tại lẫn xây dựng khả năng thích nghi tốt hơn trong tương lai.

Chiến lược kỹ thuật số (digital strategy)- cả trong sản xuất và phân phối trực tuyến vốn đang được phát triển thì đã được tăng tốc hơn rất nhiều.

Chiến lược tuyển và giữ nhân tài cho một tương lai mới và linh hoạt hơn đã được phát triển.

Các nhà lãnh đạo đang ngày càng đặt câu hỏi về việc làm thế nào để liên tục khai thác được lợi ích về năng suất từ ​​việc số hóa (digitization) nhanh trong thời gian gần đây.

Advertisement

Các nhà lãnh đạo đang khám phá cách để nhân viên có thể tương tác mạnh mẽ hơn, đặc biệt là khi những áp lực và thách thức về sức khỏe tinh thần đang tăng lên.

Sau đây là những xu hướng kinh doanh đã được phát triển trong năm 2020 và sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2021.

Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và con đường phía trước.

Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng không phải là mới, nhưng đã có sự gia tăng về mức độ thường xuyên và nghiêm trọng hơn.

Trên thực tế, trung bình cứ ba đến bốn năm, sự gián đoạn sẽ xảy ra và kéo dài từ một tháng trở lên, điều này đang xảy ra thường xuyên hơn.

Advertisement

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp phụ thuộc vào việc lập kế hoạch theo kịch bản truyền thống đã không thể đánh giá đầy đủ các rủi ro và sự thay đổi trên toàn thế giới.

Các nhà lãnh đạo nên tập trung đến khả năng phục hồi và tính linh hoạt trong kinh doanh, đặc biệt là các nguồn cung đầu vào và nhà cung cấp quan trọng – hơn là tối ưu hóa chuỗi cung ứng để giao hàng đúng lúc.

Ví dụ, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên thường xuyền kiểm tra các kế hoạch dự phòng với các nhà cung cấp và đối tác.

Khả năng phục hồi trong chuỗi cung ứng hiện là ưu tiên hàng đầu của nhiều CEO, ban quản lý và cả các nhà đầu tư.

Advertisement

Một số tổ chức đang thúc đẩy chuỗi cung ứng của họ đi xa hơn với việc ứng dụng công nghệ 4.0 như tự động hóa, phân tích nâng cao và ‘Internet Vạn Vật’ (IoT).

Khả năng tăng tốc năng lực kỹ thuật số nhanh chóng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nếu hệ thống bán hàng truyền thống bị giảm sút hay thậm chí không còn nữa.

Hầu hết các ngành nghề kinh doanh đều đã thay đổi hệ thống kỹ thuật số.

Hành vi và thói quen của người tiêu dùng bắt đầu từ Covid-19 được dự đoán là sẽ tiếp tục, việc mua hàng trực tuyến, giao đồ ăn (delivery) và mang đi (take away) vẫn sẽ tiếp tục được tăng trưởng.

Advertisement

Tuy nhiên, các nhà làm kinh doanh đang phải đối mặt với các vấn đề trong việc thiết kế một chiến lược kỹ thuật số hiệu quả: Họ nên đầu tư nhiều và nhanh như thế nào, kỹ thuật nào dùng để triển khai, cách quản lý quá trình chuyển đổi ra sao và làm thế nào để xây dựng một đội ngũ nhân viên có đủ năng lực để vận dụng nó.

Các nhà lãnh đạo hiện đang có nhiều cơ hội để thực hiện các hoạt động kinh doanh linh hoạt và hiệu quả hơn bằng cách kết hợp phân tích kỹ thuật số và tự động hóa (Digital Analytics và Automation).

Công nghệ là tương lai.

Môi trường công việc đang thay đổi nhanh chóng hơn bao giờ hết và các giá trị của công nghệ là điều quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp.

McKinsey Global Institute (một học viên toàn cầu về nghiên cứu của McKinsey & Conpany) tin rằng trong 10 năm tới, yêu cầu về các năng lực cơ bản, kiến ​​thức vật lý và thủ công sẽ giảm xuống khi sự tự động hóa tăng lên.

Advertisement

Mặt khác, những yêu cầu về kỹ năng và năng lực nhận thức sẽ cao hơn, các kỹ năng xã hội và cảm xúc giống như việc tương tác với người khác và phản ứng khi đọc, lẫn các kỹ năng công nghệ cũng sẽ tăng lên rất nhiều.

Yêu cầu về công nghệ sẽ tăng khoảng 50% vào năm 2030.

Hành trình học tập cho các vị trí khác nhau trong các tổ chức là yếu tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Nhân viên được khuyến khích học tập nhiều hơn và nghiên cứu các lĩnh vực khác mà họ quan tâm.

Sự thay đổi trong tư duy này có thể hỗ trợ các doanh nghiệp điều chỉnh những nhân viên hiện tại của họ để trở nên thích hợp hơn với môi trường mới hơn.

Advertisement

Không gian làm việc sẽ linh hoạt hơn.

Tính linh hoạt là yêu cầu số một mà các nhà tuyển dụng yêu cầu nhân viên của họ cần có trước Covid-19. Nhiều nhân viên đã bắt đầu làm việc từ xa.

Làm việc từ xa sẽ là một phần đáng kể của doanh nghiệp trong năm 2021, một yêu cầu về khả năng thích ứng và linh hoạt hiện đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Việc phát hiện ra những cách thức đổi mới để đáp ứng nhu cầu của nhân viên cũng đang là một thách mới của doanh nghiệp, khi sức khoẻ tinh thần của nhân viên đang giảm sút nghiêm trọng trước, trong và cả sau đại dịch.

Việc doanh nghiệp đầu tư nhiều vào việc phát triển một không gian làm việc linh hoạt có thể giúp giữ chân được nhiều nhân sự hơn trong những thời kỳ khó khăn hiện nay.

Advertisement

Đối với kinh doanh, doanh nghiệp cần duy trì việc tuyển và giữ nhân tài, năng lực phản biện và cả bình đẳng xã hội.

Theo nhiều khía cạnh khác nhau, Covid-19 đã đẩy nhanh một số sự phát triển mà đáng lẽ ra phải mất rất nhiều năm mới thấy được.

Để có thể xây dựng và phát triển dựa trên những thành tựu trong quá khứ, các nhà lãnh đạo nên đẩy nhanh tiến độ ở mọi mặt vào năm 2021, số hoá nhiều hơn và xây dựng một môi trường làm việc bình đẳng hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement