Skip to main content

Thẻ: trà sữa

Starbucks sắp ra mắt trà sữa trong bối cảnh doanh thu giảm sút

Theo một chia sẻ mới đây từ CEO Starbucks Laxman Narasimhan, gã khổng lồ ngành F&B này sẽ tung ra một chiến lược mới gọi là “lần đầu tiên đổi mới về kết cấu”. Menu đồ uống cũng sẽ thay đổi theo chiến lược mới này.

Theo giới thiệu từ chính Starbucks, sản phẩm mới sẽ sớm được thêm vào menu là trà sữa (Boba), với tên gọi là “Pearls”, sản phẩm sẽ tung ra thị trường vào tuần tới như một phần của thực đơn mùa hè.

Theo chia sẻ từ phía các nhân viên pha chế trên TikTok, thức uống mới của Starbucks có màu xanh lam được làm từ những viên ngọc trai màu quả mâm xôi.

Boba còn được gọi là “popping boba” hay Bubble Tea (trong tiếng Việt gọi là Trà sữa), sản phẩm được sử dụng phổ biến rộng rãi khắp châu Á và có nguồn gốc xuất phát từ Đài Loan.

Starbucks công bố ra mắt sản phẩm mới trong bối cảnh doanh thu đang giảm sút. Theo dữ liệu từ Yahoo Finance, báo cáo thu nhập hàng quý mới đây cho thấy doanh thu quý của Starbucks đạt 8.56 tỷ USD so với kỳ vọng trước đó là hơn 9 tỷ USD. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) cũng chỉ đạt 0.68 USD so với kỳ vọng là 0.8 USD.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nhiều chuỗi trà sữa tích cực IPO đã tạo ra thế hệ tỷ phú mới

Sự phát triển của ngành trà sữa đã giúp các nhà sáng lập thương hiệu giàu lên nhanh chóng. Nhiều chuỗi trà sữa tích cực IPO đã tạo ra thế hệ tỷ phú mới.

Niềm yêu thích ngày càng lớn của thế hệ Y hay Gen Z đối với trà sữa đã giúp Trung Quốc tạo ra ít nhất nửa tá tỷ phú trong nhiều năm qua, theo Bloomberg.

Vào ngày 23/4, cổ phiếu của Sichuan Baicha Baidao Industrial Co – chủ chuỗi trà sữa trân châu lớn thứ ba Trung Quốc, dự kiến sẽ bắt đầu giao dịch, với mục tiêu huy động hơn 300 triệu USD trong đợt niêm yết lớn nhất Hong Kong kể từ tháng 11.

Mức định giá đó sẽ mang lại khối tổng tài sản ròng trị giá 2,7 tỷ USD cho vợ chồng người sáng lập là Wang Xiaokun và Liu Weihong. Cặp đôi sổ hữu 73% cổ phần công ty. Nhiều doanh nghiệp trà sữa khác cũng đang có dự định IPO tại Hong Kong trong năm nay.

Guming Holdings – công ty trà sữa lớn thứ hai của Trung Quốc, với khoảng 9.000 cửa hàng và Auntea Jenny (Thượng Hải) Industrial (thứ 4) là những công ty cũng đã nộp hồ sơ IPO ở Hong Kong.

Tuy vậy, thị trường chứng khoán không còn định giá cao cho ngành này như trước đây. Kenny Ng, chiến lược gia tại Everbright Securities International cho biết. “Sự phục hồi tiêu dùng ở Trung Quốc đại lục diễn ra không đồng đều, vì vậy lợi nhuận của các doanh nghiệp tiêu dùng vẫn còn bấp bênh”.

Trà sữa trân châu ra đời ở Đài Loan vào cuối những năm 1980. Ngày đó, các quầy hàng nhỏ thường xuất hiện gần trường học và văn phòng. Khi xu hướng này bắt đầu bén rễ ở Hong Kong và Trung Quốc đại lục vào những năm 90, các chuỗi cửa hàng bắt đầu mọc lên.

Ngày nay, hàng nghìn thương hiệu mọc lên và đang tranh giành sự chú ý của những người yêu thích trà trên khắp Trung Quốc. Không chỉ vậy, vô số cửa hàng trà sữa đã xuất hiện ở Mỹ và châu Âu.

“Cuộc sống khó khăn và một thứ gì đó ngọt ngào sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn” – Đây là câu trả lời hàng đầu cho câu hỏi “Tại sao bạn mua đồ uống trà sữa?” trong một cuộc khảo sát được Minsheng Securities trích dẫn.

Baicha Baidao, còn được gọi là Chabaidao (“100 loại trà”), được xây dựng dựa trên mô hình bán trà sữa giá rẻ. Những người sáng lập đã mở cửa hàng đầu tiên của họ vào năm 2008, một cửa hàng rộng 20 mét vuông gần một trường trung học ở Thành Đô.

Đến năm 2018, họ giới thiệu mô hình nhượng quyền thương mại giúp thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ. Hiện nay, công ty có hơn 8.000 cửa hàng trên khắp Trung Quốc. Vào tháng 1, Baicha Baidao đã khai trương một cửa hàng ở Seoul – cửa hàng đầu tiên bên ngoài Trung Quốc và tại quê nhà, họ đã giới thiệu quán cà phê  đầu tiên có tên là Coffree.

Các cửa hàng của Baicha Baidao từ lâu đã bán một ly trà sữa nửa lít với giá nhỉnh hơn 2 USD một chút, trong khi mức giá trung bình của ngành là gần 5 USD. Chiến lược giá rẻ của Baicha Baidao đã được đền đáp, với doanh số bán hàng tăng vọt hơn 56% trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2023, lên tới 5,7 tỷ nhân dân tệ (787 triệu USD), theo bản cáo IPO của Baicha Baidao. Công ty từ chối bình luận cho câu chuyện này.

Hai tỷ phú trà sữa khác là Zhang Hongchao and Zhang Hongfu – hai nhà sáng lập Mixue Bingcheng. Vào năm 1997,  tại tỉnh Hà Nam (Trung Quốc0, thương hiệu trà sữa và kem tươi giá rẻ này đã ra đời.

Hiện này, Mixue được cho là chuỗi đồ uống lớn thứ hai thế giới sau Starbucks nếu tính theo số lượng cửa hàng. Họ có hơn 32.000 cửa hàng trên khắp Trung Quốc và 4.000 cửa hàng ở 11 quốc gia khác.

Sau khi được các nhà đầu tư như quỹ mạo hiểm của gã khổng lồ giao đồ ăn Trung Quốc Meituan và Hillhouse Investment Management, rót tiền mặt vào năm 2020, nhà sản xuất trà này được định giá 23,3 tỷ nhân dân tệ, đẩy giá trị tài sản ròng của mỗi anh em nhà sáng lập lên 1,5 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index.

Với nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại và người tiêu dùng lo ngại lạm phát  đang thắt chặt chi tiêu, ngày càng nhiều nhà sản xuất trà sữa nhảy vào giảm giảm giá khiến cạnh tranh trở nên phức tạp. Guming Holdings và Auntea Jenny Industrial đang bán đồ uống giá dưới 3,50 USD/ly.

Các nhà sản xuất trà cao cấp hơn như Nayuki Holdings – chuỗi 1.800 cửa hàng đã lên sàn chứng khoán Hong Kong ba năm trước – đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các đối thủ cạnh tranh rẻ hơn. Điều này buộc thương hiệu phải giảm giá một ly xuống khoảng 2,50 USD và kể từ thời điểm IPO, giá cổ phiếu của họ giảm gần 90% vì lo ngại về cạnh tranh.

Hai nhà sáng lập từng là tỷ phú của Nayuki là bà Peng Xin và chồng là Zhao Lin hiện có giá trị tài sản ròng dưới 300 triệu USD, giảm so với 2,2 tỷ USD vào năm 2021.

“Tôi lạc quan về triển vọng của các công ty dẫn đầu ngành nhưng lĩnh vực đồ uống trà tươi đang trở nên quá đông đúc”, Steven Nie, nhà phân tích tại Daiwa Capital Markets cho biết.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Doanh nghiệp bán trà sữa Lotus Sky cho Vietnam Airlines có lợi nhuận tăng gần 800%

CTCP Suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS) là một trong những doanh nghiệp cung cấp suất ăn trên máy bay lớn nhất thị trường. Đây cũng là đơn vị cung cấp trà sữa cho Vietnam Airlines.

Doanh nghiệp cho biết thị trường nội địa phục hồi hoàn toàn và có sự tăng trưởng cao so với giai đoạn trước, nên lợi nhuận sau thuế trong 3 tháng cuối năm 2023 tăng cao. Việc tiết giảm chi phí trong quý 4/2023 như chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng góp phần giúp lợi nhuận tăng cao.

Cả năm 2023, NCS đạt doanh thu hơn 613 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 46 tỷ đồng, tăng lần lượt gần 50% và 772% so với năm 2022.

Ngoài trà sữa, NCS còn thắng lớn với một số sản phẩm như Giò Tết, bánh Trung thu… Năm vừa qua, sản phẩm bánh Trung thu đạt doanh thu 13,4 tỷ đồng, trong đó doanh thu bán cho Vietnam Airlines là 4,7 tỷ đồng.

NCS hiện còn duy trì bán cơm văn phòng cho bệnh viện Việt Pháp, cung cấp bánh cho các đại lý, trường Vinschool doanh thu đạt 14,9 tỷ đồng.

Tại thị trường trong nước, NCS là một trong những doanh nghiệp lớn nhất kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp suất ăn trên máy bay. Với việc cung cấp trung bình 22.000 suất ăn/ngày cho các chuyến bay trong nước và quốc tế từ sân bay Nội Bài, công ty này đều đặn thu về hàng chục tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm.

Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng đến ngành hàng không, NCS là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc số chuyến bay và hành khách bay giảm sút,

Trong giai đoạn hoạt động hàng không bị gián đoạn, NCS đã phải chuyển hướng đi bán bánh trung thu, bán cơm văn phòng cho các đoàn tiếp viên, nhân sự trong ngành dịch vụ hàng không.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Trương Hồng Siêu: Câu chuyện ít biết về nhà sáng lập trà sữa Mixue

Nhắc đến Mixue, có thể nói đây là thương hiệu trà sữa nổi tiếng và phủ sóng rộng rãi nhất nhì hiện nay, không chỉ tại quê nhà Trung Quốc mà còn ở Việt Nam. Dù là mùa hè nóng nực hay mùa đông lạnh giá thì những cửa hàng Mixue luôn có một lượng khách không ngừng nghỉ. Thương hiệu này đã càn quét thị trường nhiều nước châu Á với hiệu suất chi phí cực cao, với mức định giá thị trường lên tới 20 tỷ nhân dân tệ (hơn 70.000 tỷ đồng).

Trương Hồng Siêu: Câu chuyện ít biết về nhà sáng lập trà sữa Mixue
Trương Hồng Siêu: Câu chuyện ít biết về nhà sáng lập trà sữa Mixue

Đứng đằng sau thành công thần kỳ của Mixue không phải là một doanh nhân với profile đỉnh cao, cũng không phải một người xuất thân gia đình kinh doanh, mà đó là người sáng lập Trương Hồng Siêu, một doanh nhân đi lên từ 2 bàn tay trắng.

Cậu bé nghèo khởi nghiệp từ cấp 2.

Trương Hồng Siêu sinh năm 1977 trong một gia đình nghèo ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Bố mẹ anh làm nông và trình độ học vấn không cao. Trương Hồng Siêu từ khi còn nhỏ là người sôi nổi, năng động và không thích suốt ngày bị gò bó trong lớp học. Anh từng là cậu học sinh nghịch ngợm, lười biếng, thành tích không cao.

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, Trương Hồng Siêu không muốn tiếp tục đi học và muốn khởi nghiệp kinh doanh riêng. Tất nhiên bố mẹ anh phản đối, khuyên con trai học nghề. Tuy nhiên, Trương Hồng Siêu đã quyết định và nhất quyết khởi nghiệp kinh doanh riêng.

Là một cậu thiếu niên mới bước vào xã hội, Trương Hồng Siêu thậm chí còn không đủ tiền sống qua ngày chứ đừng nói đến kinh doanh. Để kiếm sống, anh đi làm bồi bàn quán ăn. Mọi người đến đây có thể thuộc mọi tầng lớp xã hội. Một lần, có hai ông chủ đến nhà hàng, thấy họ ăn mặc lịch sự, Trương Hồng Siêu đã chủ động phục vụ họ tận tình.

Trong cuộc trò chuyện, cả hai đề cập rằng ngành chăn nuôi đang rất có lợi nhuận. Trương Hồng Siêu ghi nhớ điều đó và về nhà bắt đầu nuôi chim cút, chi phí đầu tư thấp và lợi nhuận thu được rất lớn. Thế nhưng do Trương Hồng Siêu thiếu kinh nghiệm chăn nuôi nên tất cả đều bị nhiễm bệnh và chết, lần khởi nghiệp đầu tiên của cậu thiếu niên thất bại.

Nhưng chàng trai này không bao giờ từ bỏ hay nản chí. Anh tiếp tục đã thử nuôi thỏ, trồng thuốc đông y, sửa xe đạp và các công việc kinh doanh khác, nhưng không việc nào kéo dài quá 3 tháng và cuối cùng chẳng đi đến đâu.

Năm 1995, Trương Hồng Siêu đến Trịnh Châu để xin việc nhưng gặp trở ngại vì trình độ học vấn thấp. Sau khi nhận ra tầm quan trọng của trình độ học vấn, anh quyết định tự học lấy bằng đại học. Sau một năm chăm chỉ, anh được nhận vào Đại học Tài chính và Luật Hà Nam. Trương Hồng Siêu vừa đi làm vừa đi học, không bao giờ có một giây phút rảnh rỗi.

Sau khi tốt nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp của Trương Hồng Siêu lại nảy ra. Khoản tiền đầu tư đầu tiên anh nhận được là 3.000 nhân dân tệ của bà nội. Trương Hồng Siêu mở một quầy đá bào và đặt tên là “Đá bào lạnh hiện tại”. Để tiết kiệm chi phí, Trương Hồng Siêu đã tự chế tạo máy bào đá, tủ đông cũng là đồ cũ. Vì giá thấp nên sạp đá bào rất đông khách.

Xây đế chế từ sạp hàng nhỏ.

Từ một tiệm đá bào rất nhỏ, Trương Hồng Siêu vẫn tích góp đủ tiền để mở rộng kinh doanh. Anh đã mở cửa hàng đầu tiên của mình tại một thị trấn nhỏ ở quê, lấy tên là Mixue (Mật Tuyết). Vì đá bào ngon lại rẻ, rất giải khát nên khách tới nườm nượp. Hợp tác cùng với em trai, Trương Hồng Siêu mở được cả cửa hàng gần trường học. Để cạnh tranh với các đối thủ, Trương Hồng Siêu đã đẩy giá sản phẩm xuống cực điểm và áp dụng chiến lược lợi nhuận nhỏ, chú trọng số lượng bán để doanh thu vẫn “tích tiểu thành đại”.

Sau khi cửa hàng ổn định, Trương Hồng Siêu kết hôn và có cuộc sống đầy đủ. Trong mắt những người bạn đồng trang lứa, anh đã có một cuộc sống đáng ghen tị. Tuy nhiên, Trương Hồng Siêu không chỉ muốn vậy và luôn muốn thử những điều mới.

Cuối cùng vào năm 2006, Trương Hồng Siêu đã chờ được cơ hội. Một loại kem khi ấy xuất hiện trên thị trường, dù có giá hơn 10 tệ (35 ngàn đồng) nhưng nhiều người vẫn bỏ tiền ra mua. Trương Hồng Siêu nghĩ: Kem đắt thế mà người ta vẫn mua, sao mình không làm một loại kem vừa ngon vừa rẻ?

Trương Hồng Siêu ngay lập tức mua đủ các loại kem về và lần lượt nghiên cứu chúng. Để học cách làm vỏ ốc quế, anh thậm chí đi học lớp làm món trứng cuộn từ một bậc thầy suốt 1 tháng. Để tạo ra công thức kem ưng ý, anh đã phải dành mấy tháng trời chỉ ngồi trong phòng nghiên cứu. Để phân biệt mùi vị, Trương Hồng Siêu uống 3 lít đồ uống mỗi ngày.

Sau nhiều cố gắng không ngừng, Trương Hồng Siêu cuối cùng cũng tìm ra được bí kíp làm kem của mình. Điều đáng kinh ngạc nhất là anh có thể kiểm soát chi phí sản xuất một que kem chỉ trong vòng 2 nhân dân tệ (khoảng 7 ngàn đồng). Cái giá 2 tệ khiến nhiều người sẵn sàng thử một lần, dù sao cũng chẳng có gì để mất. Sau khi thử, hương vị vượt xa sự mong đợi khiến món kem này trở nên nổi tiếng. Với chất lượng cao và giá thành thấp, kem Mixue bán chạy như tôm tươi, thậm chí cung còn vượt cầu.

Sau khi Trương Hồng Siêu mở được hơn 20 chi nhánh tiệm kem Mixue, anh không giới hạn bản thân mà vẫn làm việc không ngừng nghỉ. Tự bản thân ông chủ Mixue đã cần mẫn nghiên cứu ra công thức của hàng loạt nước uống mà chúng ta quen thuộc, từ nước chanh cho đến trà sữa. Với lợi thế giá rẻ mà chất lượng vẫn ngon, Mixue cứ thế “phình to” ra nhanh chóng một cách tất yếu. Bất chấp việc không ít nhãn hàng khác muốn bắt chước, Mixue vẫn đứng vững vì khó có thương hiệu đồ uống nào có thể giảm chi phí thấp như Mixue.

Tất cả điều này cũng bắt nguồn từ tầm nhìn xa của Trương Hồng Siêu. Khi ngày càng có nhiều cửa hàng mở rộng, việc quản lý từng cửa hàng không đồng đều và khó kiểm soát chất lượng.

Trương Hồng Siêu nghĩ: Nếu tất cả các cửa hàng sử dụng nguyên liệu thô được cung cấp đồng đều thì vấn đề chất lượng sẽ giảm đi rất nhiều. Anh quyết tâm xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu của riêng mình. Trương Hồng Siêu đã hợp tác với những người khác để thành lập Công ty Thực phẩm Henan Daka, đi đến từng nhà nông dân một để tìm mua nguyên ngon từ nguồn mà vẫn rẻ. .

Sau 5 năm, chuỗi cung ứng của Mixue cuối cùng đã hình thành quy mô, chuyên cung cấp nguyên liệu thô cho các cửa hàng khắp Trung Quốc. Cho dù các đối thủ cạnh tranh của nó có mạnh đến đâu, cũng không thể ngăn cản sự mở rộng của Mixue.

Hiện thương hiệu Mixue có thể được tìm thấy ở hầu hết các thành phố ở Trung Quốc và Việt Nam. Sau hơn 20 năm phát triển, Mixue Ice Cream & Tea có 22.500 cửa hàng phủ khắp 31 tỉnh Trung Quốc và khoảng 1.000 cửa hàng Mixue hoạt động tại Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Ngay cả khi ngành trà sữa đang suy thoái, Mixue vẫn hiên ngang đứng vững và biến nhà sáng lập Trương Hồng Siêu trở thành tỷ phú.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo toquoc.vn

Thị trường trà sữa Việt Nam: Sự bão hoà và “tay chơi mới” Mixue

Thị trường trà sữa Việt Nam hiện nay đang đi vào giai đoạn bão hoà, ngoài một số thương hiệu quen thuộc như Dingtea, ToCoToCo, Tiger Sugar, Phúc Long, Gong Cha, KOI Thé, thì cũng xuất hiện một số “tay chơi” mới.

Thị trường trà sữa Việt Nam
Thị trường trà sữa Việt Nam: Sự bão hoà và “tay chơi mới” Mixue

Phía Momentum Works từng đánh giá, trà sữa là một ngành công nghiệp mà 90% cửa hàng thất thu, do các sản phẩm dễ sao chép và các vấn đề về chuỗi cung ứng.

Những năm gần đây, cơn sốt trà sữa đã tạo ra một thị trường gần 3,7 tỷ USD tại khu vực Đông Nam Á. Trong đó, thị trường Việt Nam đứng thứ ba với quy mô hơn 360 triệu USD, tương đương hơn 8.500 tỷ đồng theo Momentum Works.

Còn theo một đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, thị trường trà sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% và đã đạt quy mô gần 300 triệu USD từ năm 2017.

Tại Việt Nam, trà sữa đang đứng thứ 2 về lượng người ưa chuộng sử dụng với 23% và hầu hết tập trung vào đối tượng là nữ giới (53%) và người trẻ từ 15 đến 22 tuổi (35%).

Khảo sát gần đây được công bố bởi công ty nghiên cứu thị trường Q&Me tại Việt Nam cho thấy, các chuỗi trà sữa dường như đang “hụt hơi” về số lượng so với các chuỗi F&B khác như: Highlands Coffee, Trung Nguyên, The Coffee House…

Phía Momentum Works từng đánh giá, trà sữa là một ngành công nghiệp mà 90% cửa hàng thất thu. Lý giải cho thực tế này, công ty nghiên cứu có trụ sở tại Singapore cho rằng, mặc dù có tỷ suất lợi nhuận cao (60%-70%), nhưng trà sữa vẫn là một ngành hàng khó cạnh tranh do các sản phẩm dễ sao chép và các vấn đề về chuỗi cung ứng.

Đặc biệt, giai đoạn 2020 – 2021, trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hầu hết các thương hiệu trà sữa đều giảm tốc mở cửa hàng mới, hoặc buộc phải thu hẹp hệ thống cửa hàng trên cả nước.

Sau quá trình thanh lọc, thị trường trà sữa Việt Nam hiện nay do một số thương hiệu phổ thông như Dingtea, ToCoToCo, Tiger Sugar và cao cấp gồm Phúc Long, Gong Cha, KOI Thé chi phối.

Điển hình như thương hiệu ToCoToCo sau khi đã có mặt trên khắp 56 tỉnh thành với gần 500 cửa hàng, trong đó có gần 400 cửa hàng nhượng quyền đã phát triển chậm lại.

Khoảng trống này ngay lập tức được lấp đầy bởi một thương hiệu mới là Mixue. Tính đến tháng 3/2022, Mixue có 21.619 cửa hàng trên toàn thế giới. Riêng Việt Nam đã có khoảng 600 cửa hàng Mixue, trải khắp 43 tỉnh thành.

Mixue gia nhập thị trường Việt Nam từ cuối năm 2018, chủ yếu kinh doanh các sản phẩm về kem tươi và đồ uống từ trà thông qua mô hình nhượng quyền.

Theo tìm hiểu, tổng chi phí đầu tư một cửa hàng Mixue có thể lên tới 700-800 triệu đồng. Ngoài ra, chủ đầu tư sẽ phải trả các loại phí khác như phí nhượng quyền, bảo lãnh hợp đồng, quản lý, đào tạo, nguyên liệu đợt đầu, thẩm định.

Trong khi với Gong Cha thì tổng mức đầu tư một cửa hàng ước tính 3-5 tỷ đồng. Các thương hiệu phổ biến khác như Ding Tea có phí nhượng quyền trên dưới 400 triệu đồng, TocoToco là 160-300 triệu đồng/3 năm tùy khu vực.

Một số thương hiệu khác miễn phí nhượng quyền, nhưng đẩy cao các chi phí chuyển giao công nghệ, quản lý cho chủ đầu tư

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo The Leader