Skip to main content

Thẻ: vinfast

Đây là doanh thu của VinFast tại Mỹ (thị trường mà VinFast coi là trọng điểm)

Bản cáo bạch nộp lên Uỷ ban Giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC) của VinFast cho thấy chi tiết doanh thu theo từng thị trường. Trong đó, năm 2023, VinFast đạt doanh thu hơn 28.700 tỷ đồng, tăng 92% so với năm 2022.

Vốn hoá của VinFast cao hơn cả Ford, GM hay BMW trên Nasdaq

Việt Nam là thị trường bán xe chủ đạo của VinFast với doanh thu gần 28.000 tỷ đồng, chiếm hơn 97% tổng doanh thu. Tiếp đến là Canada với 578 tỷ đồng doanh thu – là thị trường nước ngoài có doanh số cao thứ hai của VinFast.

Dù Mỹ là nước đầu tiên VinFast xuất khẩu  xe điện và bắt đầu bán ra từ tháng 3/2023 song chỉ ghi nhận 159 tỷ đồng doanh thu, thấp nhất trong số các thị trường hiện diện.

Riêng tại Việt Nam, khách hàng lớn nhất của VinFast là GSM – một công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ taxi/gọi xe điện và cho thuê. Xanh SM – hãng taxi thuộc GSM được Mordor Intelligence chỉ ra là đang dẫn đầu thị phần về số lượng xe và số chuyến xe mỗi ngày so với taxi truyền thống.

So với taxi công nghệ, Xanh SM vượt qua Be đứng thứ hai sau Grab về thị phần ở Việt Nam.

Năm ngoái, VinFast đã bán 24.400 ô tô điện và 32.900 xe máy điện cho GSM, mang về doanh thu hơn 20.000 tỷ đồng, tức chiếm gần 72% tổng doanh số cả năm của hãng xe.

VinFast cho biết đã ký thoả thuận giao 30.000 ô tô điện và 200.000 xe máy điện cho GSM trong giai đoạn 2023 – 2024. Giá bán được điều chỉnh theo từng giai đoạn dựa vào chính sách của VinFast.

GSM là công ty thuộc sở hữu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, không phải công ty con của Vingroup, do đó doanh thu và lợi nhuận công ty này không ảnh hưởng tới tình hình tài chính của Vingroup.

Ngoài GSM, khách hàng lớn của VinFast trong năm qua còn xuất hiện Vinhome (hơn 1.300 tỷ đồng), Vingroup (23 tỷ đồng). Những khách hàng này mua xe điện và sử dụng dịch vụ cho thuê pin điện của VinFast.

Năm nay, VinFast đặt ra hai nhiệm vụ chiến lược là tăng doanh thu và tiết giảm chi phí, hướng tới mục tiêu có biên lợi nhuận gộp dương vào cuối năm và hoà vốn vào năm sau.

Từ đầu năm đến nay, trên toàn cầu, VinFast đẩy mạnh hợp tác với các đại lý thứ ba, nhằm tận dụng mạng lưới địa phương và chuyên môn để tăng cường giao xe, mở rộng kênh phân phối. Hãng dự kiến đạt khoảng 400 điểm bán hàng trên thế giới vào cuối năm nay trong đó gồm 130 điểm tại Bắc Mỹ.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Công nghệ Xanh châu Á do Nikkei và Financial Times tổ chức mới đây, bà Lê Thị Thu Thuỷ, Chủ tịch VinFast cho hay công ty đang tận dụng thời cơ khi thị trường ô tô đang có cuộc cơ cấu lớn để giành thị phần nhanh chóng.

Mục tiêu của VinFast là phủ sóng tối thiểu tại 50 thị trường trên thế giới ngay trong năm 2024.

Bên cạnh các thị trường trọng điểm như Mỹ, Canada và châu Âu, VinFast đang tiến ra các quốc gia láng giềng trong khu vực châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Philippines…, khu vực Trung Đông hay gần đây nhất là châu Phi với những thị trường đầu tiên là Nigeria, Ghana…

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng thành lập doanh nghiệp mới

Ngày 18/3, Chủ tịch tập đoàn Vingroup, đồng thời là nhà sáng lập VinFast – ông Phạm Nhật Vượng công bố thành lập công ty Phát triển Trạm sạc toàn cầu V-GREEN.

Forbes: VinFast sẽ gặp khó khăn tại Mỹ vì độ nhận diện yếu về tên tuổi và thương hiệu

Mục tiêu của V-GREEN là đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng trạm sạc nhằm hỗ trợ tối đa cho VinFast nhanh chóng vươn ra toàn cầu, đồng thời đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có mật độ trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới.

Công ty V-GREEN do nhà sáng lập VinFast thành lập với tỷ lệ sở hữu 90% cổ phần, được tách ra từ bộ phận phát triển trạm sạc của hãng xe điện VinFast. V-GREEN sẽ hoạt động hoàn toàn độc lập trong vai trò đối tác phát triển mạng lưới trạm sạc cho VinFast trên quy mô toàn cầu.

Theo đó, công ty sẽ chịu trách nhiệm đầu tư toàn bộ hạ tầng xe điện, qua đó giảm tải áp lực tài chính và triển khai cho VinFast để hãng xe tập trung mở rộng thị trường.

Bên cạnh đó, với mục tiêu phát triển hệ sinh thái xanh, góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng giao thông điện hóa, V-GREEN sẽ có cơ hội thuận lợi hơn trong việc tiếp cận và huy động các nguồn vốn xanh với lãi suất ưu đãi, qua đó hỗ trợ VinFast nhanh chóng vươn ra các thị trường (Market) quốc tế.

Giai đoạn đầu, V-GREEN sẽ trực tiếp tìm kiếm mặt bằng và đối tác để thiết lập, mở rộng mạng lưới trạm sạc tại các thị trường trọng điểm trên khắp thế giới, đồng thời hợp tác với các đối tác là đơn vị cung cấp trạm sạc bên thứ ba để cung cấp dịch vụ sạc xe cho các chủ xe điện VinFast.

Tại Việt Nam, V-GREEN sẽ chịu trách nhiệm vận hành, quản lý hệ thống trạm sạc sẵn có của VinFast, đồng thời sẽ đầu tư thêm 10.000 tỷ đồng trong vòng 2 năm tới để xây mới và nâng cấp, hoàn thiện hệ thống.

Với việc nâng tổng mức đầu tư cho hạ tầng lên gấp 3 lần so với kế hoạch ban đầu của VinFast, V-GREEN hướng đến mục tiêu phủ trạm sạc trên khắp đất nước và đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về phát triển hạ tầng trạm sạc cho xe điện.

Sau khoảng 5 năm vận hành, tùy theo từng thị trường cũng như khả năng huy động thực tế, V-GREEN có thể cân nhắc chuyển sang mô hình kinh doanh dịch vụ sạc ô tô điện cho các hãng xe điện khác ngoài VinFast.

Ông Nguyễn Đức Thanh – Tổng giám đốc V-GREEN cho biết: “Quyết định thành lập V-GREEN là bước đi mang tính chiến lược của nhà sáng lập VinFast trong việc hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ cho VinFast phát triển bền vững, ổn định trên quy mô toàn cầu.

Việc Chủ tịch Phạm Nhật Vượng sẵn sàng dùng tài sản cá nhân thành lập V-GREEN để giảm tải áp lực đầu tư hạ tầng cho VinFast, hỗ trợ tối đa cho hãng xe phát triển đã khẳng định quyết tâm mãnh liệt trong việc thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam và thế giới”.

Theo kế hoạch, trong năm 2024, VinFast sẽ mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh ra tối thiểu 50 quốc gia trên thế giới.

Bên cạnh các thị trường trọng điểm như Mỹ, Canada và châu Âu, VinFast đang tiến ra các quốc gia láng giềng trong khu vực châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Philippines…, khu vực Trung Đông hay gần đây nhất là châu Phi với những thị trường đầu tiên là Nigeria, Ghana…

Ngoài Việt Nam, hiện VinFast cũng đang xúc tiến xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại Mỹ, Ấn Độ và Indonesia.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp và Kinh Doanh

Chủ tịch VinFast hé lộ kế hoạch hòa vốn vào năm 2025

Trong bối cảnh làn sóng xe điện làm rung chuyển ngành ô tô toàn cầu vốn đang trầm lắng, VinFast vẫn nhìn thấy cơ hội để gầy dựng vị thế trong ngành.

VinFast sẽ khởi công xây dựng nhà máy tại Mỹ vào tuần tới

Công ty niêm yết ở Nasdaq thừa nhận cơ hội hành động sẽ không kéo dài lâu vì nhà đầu tư không còn kiên nhẫn với các khoản lỗ như xưa. Vì thế, hãng xe điện Việt Nam đặt mục tiêu đầy tham vọng: Thu hút khách hàng ở 50 thị trường, từ Mỹ cho tới Ấn Độ – những nơi người dân còn chưa biết tới VinFast.

Thành thật mà nói, đây là cơ hội để một công ty Việt Nam như chúng tôi trở thành công ty toàn cầu, khi ngành xe hơi trải qua giai đoạn biến đổi về cấu trúc”, Chủ tịch VinFast Lê Thị Thu Thủy chia sẻ tại Hội nghị Công nghệ Xanh châu Á.

Tại sự kiện này, bà Thủy cũng hé lộ nhiều thông tin, trong đó có kế hoạch giúp VinFast hòa vốn vào năm 2025.

Hiện nay hàng loạt công ty bước vào cuộc chơi xe điện trên toàn cầu, khi niềm yêu thích với các dòng xe xăng dần suy yếu. Tuy vậy, ngay cả các ông lớn như Tesla và Toyota cũng phải chứng tỏ bản thân ở lĩnh vực mới mẻ này. Và VinFast – một tay chơi mới xuất hiện từ năm 2021 – đang cố gắng tạo chỗ đứng trong ngành xe hơi toàn cầu.

Khi được hỏi làm sao VinFast chiếm được niềm tin của khách hàng, bà Thủy cho biết VinFast tập trung vào thị trường Việt Nam. Tại đây, 80% khách hàng của VinFast thuê pin, từ đó giúp giá xe điện ngang với các dòng xe chạy xăng.

Tại thời điểm này, khả năng sinh lời rõ ràng rất quan trọng”, bà Thủy cho biết và nói thêm rằng hãng xe điện VinFast sẽ hòa vốn vào năm 2025. “Đã qua rồi giai đoạn mà nhà đầu tư rót tiền vào các công ty xe điện chỉ vì bạn có một chiếc xe mẫu trông thật đẹp. Tôi nghĩ các cổ phiếu xe điện đã giảm rất nhiều”.

Bà cho biết VinFast đã có dòng thu nhập ổn định từ việc cho thuê pin, vốn cũng có “tiềm năng to lớn trong việc thúc đẩy doanh số bán xe ở thị trường mới”.

Ưu tiên khác của VinFast hiện là “giảm chi phí nguyên vật liệu khoảng 40% trong 2 năm sau khi ra mắt xe, một nửa thông qua kỹ thuật và một nửa đến từ giảm giá nhập nguyên vật liệu”.

Nếu bạn tin xe điện là tương lai của ngành xe hơi, giờ là thời điểm tuyệt vời để đầu tư”, bà Thủy cho biết.

Cho năm 2024, VinFast đặt mục tiêu bàn giao 100,000 xe nhờ mạng lưới phân phối ngày càng mở rộng cũng như hướng tới cân bằng giữa tăng trưởng doanh thu và tối ưu hóa chi phí, dựa trên nền tảng tối ưu hóa chi phí sản xuất và vật liệu, đồng thời đầu tư chiến lược vào các thị trường tiềm năng trong khu vực.

Sau khi đặt nền móng tại các thị trường như Mỹ, Canada và một số nước châu Âu, kế hoạch mở rộng toàn cầu của VinFast năm nay sẽ tập trung vào các thị trường toàn cầu khác, bao gồm những thị trường tiềm năng gần Việt Nam như Indonesia và Ấn Độ. Bước đi này phù hợp với chiến lược tối ưu hóa chi phí vốn, bao gồm các mục tiêu tối ưu hóa chi phí sản xuất và vật liệu.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

VinFast lỗ ròng 2.4 tỷ USD năm 2023 (tăng gần 15% so với năm 2022)

Theo nguồn tin từ Yahoo News, nhà sản xuất xe điện (EV) VinFast (Việt Nam) báo cáo lỗ ròng hơn 2.4 tỷ USD vào năm 2023 dù doanh thu tăng đến 90%.

VinFast lỗ ròng 2.4 tỷ USD năm 2023
VinFast lỗ ròng 2.4 tỷ USD năm 2023

Theo báo cáo, mặc dù VinFast đặt mục tiêu cạnh tranh quốc tế với những gã khổng lồ về xe điện toàn cầu như Tesla hay BYD, hãng xe này đã không thể đạt được mục tiêu doanh số đặt ra.

Mặc dù tổng doanh thu của VinFast trong năm 2023 là 1,19 tỷ USD, tăng 91% so với năm trước, nhưng khoản lỗ ròng đã lên tới 2,39 tỷ USD trong năm 2023, tăng 14,7% mức lỗ so với năm 2022. Công ty được báo cáo là đã bàn giao 34.855 xe điện vào năm 2023, không đạt mục tiêu đề ra là 50.000.

Mặc dù không thể đạt được mục tiêu năm 2023, VinFast vẫn có kế hoạch nâng mục tiêu giao hàng lên 100.000 xe vào năm 2024 và mở rộng sang các thị trường quốc tế khác ngoài Mỹ, Canada và Châu Âu.

Mới đây, VinFast đã tiết lộ kế hoạch xây dựng một nhà máy xe điện ở Tamil Nadu, Ấn Độ, bắt đầu vào ngày 25 tháng 2. Cơ sở này dự kiến ​​sẽ có công suất sản xuất hàng năm là 150.000 xe. Ngoài ra, VinFast dự định phân bổ tối thiểu 1,2 tỷ USD tại Indonesia để thành lập một nhà máy khác và cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc đầu tư vào Philippines.

Ông Nguyễn Anh, Giám đốc tài chính của VinFast cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi đã nhận thấy kết quả thuận lợi trong hoạt động kinh doanh trong quý 4 với doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ và tỷ suất lợi nhuận được cải thiện.

Chúng tôi vẫn tập trung vào việc nâng cao hiệu quả đầu tư và củng cố bảng cân đối kế toán bằng cách giảm chi phí sản xuất và nguyên vật liệu.”

Nguồn tin cũng tiết lộ rằng hiện VinFast chỉ có khoảng hơn 160 triệu USD tiền mặt (số liệu được trích dẫn từ báo cáo tài chính chưa được kiểm toán của VinFast được công bố vào ngày 22/2 mới đây).

Nguồn báo cáo từ SEC.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

VinFast đầu tư 2 tỷ USD vào Ấn Độ nhằm mở rộng thị trường

Tamil Nadu, Ấn Độ – Ngày 06/01/2024, VinFast, thương hiệu xe điện hàng đầu Việt Nam, và Chính phủ Bang Tamil Nadu chính thức công bố hợp tác trong Bản Ghi nhớ đầu tư (MoU) nhằm phát triển giao thông xanh tại Ấn Độ. Theo đó, VinFast và Chính phủ Bang sẽ tích cực làm việc hướng tới mục tiêu đầu tư lên đến 2 tỷ USD. Trong đó, mức đầu tư 500 triệu USD cho giai đoạn 1 sẽ được triển khai trong thời gian 5 năm. Sự kiện ghi dấu bước ngoặt quan trọng của VinFast trong chiến lược thâm nhập vào thị trường ô tô lớn thứ 3 thế giới.

VinFast đầu tư 2 tỷ USD vào Ấn Độ
VinFast đầu tư 2 tỷ USD vào Ấn Độ

Kế hoạch mở rộng sang Ấn Độ được thực hiện nhằm nắm bắt cơ hội phát triển tại thị trường đông dân nhất và có ngành xe điện tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Đây là một phần trong kế hoạch thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ của VinFast tại các thị trường trọng điểm, cũng như hoàn thiện chuỗi cung ứng xe điện cho chiến lược phát triển toàn cầu.

Dự án xây dựng cơ sở sản xuất xe điện và pin của VinFast tại Tamil Nadu dự kiến sẽ tạo ra khoảng 3.000 – 3.500 cơ hội việc làm tại thị trường địa phương. Không chỉ góp phần nâng cao trình độ lao động, VinFast còn cam kết thúc đẩy bình đẳng giới, mang đến cơ hội phát triển nghề nghiệp cho người dân địa phương.

Tọa lạc tại thành phố cảng Thoothukudi, dự án đặt mục tiêu phát triển thành trung tâm sản xuất xe điện hiện đại, tầm cỡ trong khu vực với quy mô sản xuất lên đến 150.000 xe điện/năm. Dự kiến được khởi công ngay trong năm 2024, dự án tạo tiền đề vững chắc cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế tại Tamil Nadu nói riêng và toàn bộ Ấn Độ nói chung.

Bên cạnh đó, dự án sẽ góp phần thúc đẩy phát triển giao thông xanh, hướng đến mục tiêu 30% ô tô cá nhân là xe điện – mục tiêu quan trọng của Chính phủ Bang nhằm giảm thiểu phát thải carbon trong lĩnh vực giao thông.

Bà Trần Mai Hoa, Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh và Marketing VinFast toàn cầu chia sẻ: “Bản Ghi nhớ hợp tác này là cam kết mạnh của VinFast với sự phát triển bền vững và tầm nhìn về một tương lai giao thông không phát thải. Chúng tôi tin rằng việc đầu tư vào Tamil Nadu không chỉ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho cả hai bên mà còn giúp thúc đẩy sự chuyển đổi năng lượng xanh tại Ấn Độ và trong khu vực.”

Ông Thallikotai Raju Balu Rajaa, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Chính phủ Tamil Nadu, cho biết: “Các doanh nghiệp sản xuất xe điện không chỉ là những động lực kinh tế quan trọng mà còn đóng góp vào tầm nhìn xanh của Bang.

Chúng tôi rất vui mừng vì VinFast đã lựa chọn đầu tư vào Tamil Nadu để thiết lập cơ sở sản xuất xe điện và pin của hãng. Sở hữu tiềm lực vững chắc và cam kết mạnh mẽ với tương lai xanh, tôi tin rằng VinFast sẽ là một đối tác kinh tế đang tin cậy, đóng góp vào tương lai phát triển bền vững của Tamil Nadu.”

Dự án nhằm phát triển giao thông xanh của VinFast là dự án xây dựng cơ sở sản xuất thứ 3 của doanh nghiệp, đồng thời cũng là mức đầu tư lớn nhất trong lịch sử của Tamil Nadu.

Ghi nhận những đóng góp to lớn cho thị trường lao động, sự tăng trưởng kinh tế và tầm nhìn xanh của Bang, Chính phủ Tamil Nadu cũng cam kết hỗ trợ tối đa cho VinFast trên phương diện đất sản xuất, nguồn cung năng lượng và cơ sở hạ tầng sản xuất. Bên cạnh đó, hai bên sẽ tiếp tục làm việc để xem xét các cơ hội trong việc phát triển hạ tầng trạm sạc để cùng nhau thúc đẩy giao thông xanh tại địa phương.

Quyết định đầu tư vào Tamil Nadu không chỉ mở ra những lợi ích kinh tế cho VinFast và thị trường địa phương, mà còn thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Hợp tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước Việt Nam – Ấn Độ.

Bên cạnh việc xây dựng cơ sở sản xuất tại Tamil Nadu, VinFast cũng đặt mục tiêu thiết lập mạng lưới đại lý phân phối và bán lẻ trên toàn quốc nhằm xây dựng kết nối sâu rộng và nhanh chóng tiếp cận khách hàng Ấn Độ.

VinFast là nhà sản xuất xe điện tiên phong tại Việt Nam với mục tiêu trở thành một trong những thương hiệu xe điện hàng đầu thế giới. Thông qua nỗ lực nghiên cứu, đổi mới không ngừng, VinFast khẳng định mục tiêu trở thành một doanh nghiệp xe điện quy mô toàn cầu cùng cam kết xây dựng một tương lai xanh cho mọi người.

Về VinFast

VinFast – công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup – với tầm nhìn trở thành thương hiệu xe điện thông minh thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng xe điện toàn cầu. Được thành lập vào năm 2017, VinFast sở hữu tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô hiện đại, có quy mô hàng đầu khu vực đặt tại Hải Phòng, Việt Nam với mức độ tự động hóa lên đến 90%.

Với triết lý “Đặt khách hàng làm trọng tâm”, VinFast cam kết mạnh mẽ trong sứ mệnh đem lại một tương lai bền vững cho mọi người. VinFast không ngừng sáng tạo để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp, thông minh với trải nghiệm xuất sắc, từ đó khơi gợi cảm hứng cho mọi người cùng chung tay kiến tạo tương lai sử dụng xe điện thông minh và bền vững. Tìm hiểu thêm tại: https://www.vinfastauto.com.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

VinFast có thể thay đổi giao thông xanh toàn cầu

Đây là nhận định của chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh trước thông tin Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ (DFC) ký ý định thư tài trợ 500 triệu USD cho VinFast.

VinFast có thể thay đổi giao thông xanh toàn cầu
VinFast có thể thay đổi giao thông xanh toàn cầu

Chuyên gia này bình luận: “VinFast đã chứng minh cho tổ chức đầu tư lớn, nổi tiếng khắt khe như DFC cho thấy uy tín quốc tế, tiềm lực, đường hướng rõ ràng, khả năng thực hiện và đặc biệt là doanh nghiệp đủ tầm vóc để tạo sự thay đổi cho lĩnh vực di chuyển xanh”.

Loạt “bài thi” khó của DFC

– Tại COP28 đang diễn ra ở Doha (UAE), DFC vừa ký ý định thư tài trợ 500 triệu USD cho VinFast nhằm thúc đẩy phát triển giao thông điện hóa. Số tiền lên tới nửa t USD dự định dành cho một doanh nghiệp Việt có khiến ông bất ngờ?

– 500 triệu USD là khoản đầu tư lớn nhất mà DFC dành cho doanh nghiệp Việt Nam từ trước tới nay, nhưng với VinFast, tôi không quá bất ngờ bởi thực tế thời gian qua, hãng đã chứng minh được uy tín với thế giới.

Về ý nghĩa, đây là khoản tài trợ tới đúng thời điểm bởi VinFast đang trong quá trình mở rộng sản xuất, kinh doanh trên quy mô toàn cầu với nhu cầu về vốn rất lớn.

Trong điều kiện thị trường vốn trong nước chưa phát triển, khoản tài trợ này giúp VinFast tập trung đầu tư xây dựng dự án, hỗ trợ R&D, phát triển các công nghệ xanh, đặc biệt là công nghệ pin dành cho các loại xe điện.

Ở góc nhìn rộng hơn, việc này cũng là tín hiệu cho thấy các tổ chức quốc tế đang rất quan tâm tới doanh nghiệp Việt nói chung và VinFast nói riêng trong chuyển đổi xanh. Rõ ràng ở góc độ này, VinFast đã cho thấy uy tín, khả năng thuyết phục với các tổ chức tên tuổi bậc nhất trên thế giới.

– Để bước đầu nhận được sự đồng ý của những đơn vị như DFC, VinFast phải đáp ứng các tiêu chí ra sao, thưa ông?

– Với các đơn vị như DFC, họ tìm các doanh nghiệp trên toàn cầu để tài trợ và có bộ tiêu chuẩn vô cùng khắt khe. Các điều kiện cần xem xét của họ trải dài ở rất nhiều khía cạnh, từ mục tiêu công nghệ, tiêu chuẩn phát thải, khả năng tác động tới môi trường của dự án đến cơ hội cải thiện đời sống của người dân, khả năng mang lại thay đổi cho kinh tế, xã hội trong tương lai… Mọi yêu cầu đều phải tỉ mỉ, phù hợp với thông lệ quốc tế, tính minh bạch và có khả năng thực thi tốt nhất.

Quan trọng nữa, tất cả xem xét trên đây không chỉ ở thời điểm dự án hoàn thành mà cả một quá trình, từ khi dự án được khởi tạo tới hiện tại và tương lai.

Hơn thế, những tổ chức như DFC sẽ không vì một dự án riêng lẻ mà cấp tài trợ bởi họ quan tâm tới tổng thể hoạt động của cả doanh nghiệp nhận vốn trong nhiều năm. Chỉ khi đáp ứng được những yêu cầu đó, doanh nghiệp mới đủ tư cách để DFC xem xét tài trợ.

– Làm sao để các tổ chức quốc tế lớn như DFC có thể xác minh được các thông tin trên?

– Thông thường, doanh nghiệp nhận tài trợ sẽ phải nộp hồ sơ tới DFC, bao gồm tất cả thông tin chi tiết về dự án, cả các đánh giá từ các cơ quan độc lập với nhiều hạng mục.

Ngoài ra, hồ sơ còn cần thông tin về lịch sử của doanh nghiệp trong nhiều năm. Để đảm bảo minh bạch và khách quan, đại diện DFC cũng tự tìm kiếm nguồn thông tin của riêng mình. Họ có thể đến thực địa kiểm tra, phỏng vấn để đảm bảo mọi thông tin đều được tuân thủ nghiêm ngặt. Vì các yêu cầu rất khắt khe, không nhiều doanh nghiệp có thể vượt qua được các “bài thi” của DFC.

Tầm vóc toàn cầu của VinFast

– Với những tiêu chí khó khăn trên, theo ông VinFast có thể sớm nhận được khoản tiền tài trợ 500 triệu USD hay không bởi theo ý định thư, khoản tài trợ trên sẽ tùy thuộc vào kết quả đánh giá dự án phát triển, sản xuất pin lithium-ion của VinFast tại Việt Nam?

– Tôi tin vào khả năng của VinFast. Nếu xét riêng lẻ về phát triển pin xe điện với dự án tại Hà Tĩnh, theo tôi biết, đây là dự án hiện đại bậc nhất khu vực với tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ, khả năng đáp ứng yêu cầu về an toàn môi trường hàng đầu.

Nhìn rộng hơn, tôi thấy VinFast có những tiêu chuẩn về công nghệ, môi trường được đầu tư nghiêm túc ngay từ đầu với nhà máy tại Hải Phòng cũng như các hoạt động khác.

VinFast là một trong các doanh nghiệp sớm cho thấy quyết tâm và tầm nhìn chuyển đổi sang thuần điện. Đó là hướng đi không chỉ vì lợi ích của doanh nghiệp mà đã truyền cảm hứng, tạo sự thúc đẩy chuyển đổi với cả nền công nghiệp ôtô, từ đó mang đến lợi ích cho thế giới. Đó là yếu tố để VinFast được đánh giá cao trong mắt các tổ chức quốc tế.

– Trước DFC, VinFast cũng nhận được sự tin tưởng đồng hành của các đối tác lớn như ADB, Credit Suisse, Citigroup… Theo ôngđiểm chung nào ở VinFast thu hút sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức quốc tế lớn này?

– Các tổ chức đầu tư lớn rất sành sỏi. Họ không quan tâm doanh nghiệp tới từ đâu mà chỉ nhìn vào thực lực, sự minh bạch, khả năng thực thi và họ biết VinFast làm được gì trong thực tế.

Đặc biệt, với các tổ chức nổi tiếng khắt khe và quan tâm tới phát triển bền vững như DFC, những yếu tố về uy tín quốc tế, tiềm lực, đường hướng, khả năng thực hiện dự án là chưa đủ.

Doanh nghiệp được chọn như VinFast còn phải thực sự đột phá và đủ tầm vóc để tạo sự thay đổi cho lĩnh vực di chuyển xanh ở quy mô thế giới. Tôi tin đó là giá trị vượt khỏi ranh giới một dự án kinh doanh không chỉ DFC mà nhiều tổ chức quốc tế đều nhìn thấy ở VinFast.

– Sau những khoản tài trợ lớn, ông nghĩ gì về triển vọng của VinFast trong hành trình tiến ra thế giới?

– Tôi tin VinFast nắm giữ cơ hội lớn trong hành trình phát triển toàn cầu bởi định hướng và quyết tâm đáng nể của một doanh nghiệp Việt có tầm vóc. Tuy nhiên, để đạt được thành tựu mạnh mẽ hơn nữa trên thế giới, những doanh nghiệp có tầm nhìn, có khát vọng dân tộc mang dấu ấn Việt Nam ra toàn cầu như VinFast cần được tạo “hậu phương” tốt ngay từ trong nước, đặc biệt là sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước.

Rất nhiều vấn đề cần sự chung tay như phát triển hệ thống trạm sạc, chính sách khuyến khích người dùng chuyển đổi sang phương tiện xanh… Đây không phải chuyện ưu đãi hay hỗ trợ doanh nghiệp cụ thể nào, mà là cho cả lĩnh vực công nghiệp ôtô và rộng hơn là nền kinh tế nước nhà.

Ngoài ra, những doanh nghiệp tiên phong vươn ra thế giới như VinFast cũng cần sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và đặc biệt là người dùng. Đó sẽ là nguồn sức mạnh tổng lực to lớn để sản phẩm mang thương hiệu Việt đi nhanh, đi xa hơn hơn trong hành trình tiến ra thế giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Giang Anh | Markettimes

VinFast từ chối thông tin đang bị kiện tại Mỹ

Việc công ty luật tại Mỹ tìm kiếm khách hàng định kiện VinFast, theo hãng xe điện, không đồng nghĩa họ vi phạm pháp luật hay bị khởi kiện.

VinFast từ chối thông tin đang bị kiện tại Mỹ
VinFast từ chối thông tin đang bị kiện tại Mỹ

Hôm nay, hai công ty Luật tư nhân tại Mỹ là Robbins Gelleer Rudman & Dowd và Pomerantz cho biết đang thu thập thông tin từ khách hàng để mở cuộc điều tra về khả năng vi phạm luật chứng khoán Mỹ của VinFast Auto. Trong đó, hai công ty trên kêu gọi cung cấp thông tin tập trung vào việc lãnh đạo cấp cao VinFast không thông báo các thông tin quan trọng hoặc có các tuyên bố gây ra hiểu nhầm tới nhà đầu tư.

Thông tin được quảng bá tới công chúng qua cổng thông tin PR Newswire do hai công ty trên tự phát hành.

Diễn biến này lập tức ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam và là một trong những nguyên nhân khiến chứng khoán lao dốc phiên chiều nay.

Chiều tối 17/11, đại diện VinFast phản hồi về thông tin của hai công ty Luật tại Mỹ.

Bà Hồ Ngọc Lâm, Trưởng ban pháp chế Tập đoàn Vingroup kiêm Phó tổng giám đốc phụ trách pháp chế VinFast, nói việc kiện tụng là hết sức bình thường, thường xuyên ở Mỹ. “Chúng tôi luôn sẵn sàng đối diện với việc này từ khi quyết định triển khai các hoạt động kinh doanh tại thị trường Mỹ”, bà nói.

VinFast cho biết luôn hướng tới việc công bố thông tin minh bạch tới nhà đầu tư tại thị trường. VinFast vẫn đang “hoạt động hoàn toàn bình thường tại Mỹ”, bà Lâm cho biết.

Cũng theo Phó tổng giám đốc phụ trách pháp chế của VinFast, việc Robbins Gelleer Rudman & Dowd và Pomerantz kêu gọi tìm kiếm khách hàng cùng khởi kiện không đồng nghĩa với việc VinFast vi phạm pháp luật hoặc đã bị khởi kiện tại thị trường Mỹ.

Theo các chuyên gia, diễn biến này thực chất là hình thức tìm kiếm khách hàng mà các công ty Luật ở Mỹ hay một số quốc gia khác thường xuyên áp dụng. Phương thức phổ biến là nhắm vào các thương hiệu lớn hoặc công ty niêm yết, tìm ra một lý do để phát động khởi kiện tập thể và đăng tin tìm kiếm khách hàng qua đường quảng cáo.

Trước VinFast, các thương hiệu như Tesla, công ty khởi nghiệp xe điện Lucid, công ty phần mềm Amplitude, công ty dược phẩm sinh học Morphic cũng từng bị các công ty luật như trên kêu gọi tìm kiếm khách hàng để khởi kiện theo cách tương tự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

CEO VinFast: VinFast sẽ tấn công mạnh thị trường Đông Nam Á

Theo Giám đốc điều hành Lê Thị Thu Thủy, nhà sản xuất xe điện (EV) Việt Nam là VinFast Auto có kế hoạch thâm nhập mạnh mẽ thị trường Đông Nam Á, bắt đầu từ Indonesia và dự kiến huy động được “rất nhiều vốn” để thúc đẩy kế hoạch mở rộng toàn cầu của mình, Bloomberg đưa tin hôm 16/10.

CEO VinFast: VinFast sẽ tấn công mạnh thị trường Đông Nam Á
CEO VinFast: VinFast sẽ tấn công mạnh thị trường Đông Nam Á

Trong một cuộc phỏng vấn với Rishaad Salamat và Yvonne Man của Bloomberg TV, bà cho biết công ty dự kiến đạt mục tiêu bán 45.000 – 50.000 xe trong năm nay.

Bà Thủy cũng tin rằng Đông Nam Á có rất nhiều tiềm năng khi các chính phủ đang tìm cách thúc đẩy xe điện với các mục tiêu táo bạo. “Chúng tôi có ý định tiến vào ASEAN một cách tích cực, bắt đầu từ Indonesia”, bà Thủy nói.

Tháng trước, VinFast công bố kế hoạch mở rộng thêm 7 thị trường châu Á, trong đó có Indonesia. Công ty cũng đặt mục tiêu bắt đầu giao xe vào năm tới và mở nhà máy ở Indonesia vào năm 2026. Hãng đã bàn giao 10.027 ô tô điện và 28.220 xe máy điện trong quý III. Tổng lượng xe đã bàn giao tính đến hết quý III là 28.727 xe.

Bà Thủy cho biết VinFast sẽ tìm cách huy động “rất nhiều vốn” trong tương lai cho các kế hoạch phát triển và mở rộng. Tuy nhiên, công ty vẫn sẽ trông cậy vào sự hỗ trợ từ tập đoàn mẹ trong 18 tháng tới.

Hồi tháng 5, ông Phạm Nhật Vượng, chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết VinFast có thể có lãi sau năm 2025 nếu hoạt động kinh doanh “suôn sẻ” và điểm hòa vốn sẽ đến vào cuối năm 2024.

VinFast chính thức IPO hồi tháng 8 và sẽ phát hành 76 triệu cổ phiếu ra thị trường, mặc dù một phần sẽ phải đối mặt với tình trạng giao dịch giới hạn, theo bà Thủy. VinFast đang “thực hiện nhiều giao dịch” để có thêm nhà đầu tư, bà Thủy chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Đức Nam | Markettimes

Tên miền vinfast.com được rao bán với giá 5 triệu USD

VinFast hiện đang sử dụng tên miền vinfastauto.com.

Tên miền vinfast.com được rao bán với giá 5 triệu USD
Tên miền vinfast.com được rao bán với giá 5 triệu USD

Hiện nay, tên miền vinfast.com đang được rao bán với giá 5 triệu USD.

Vinfast.com không thuộc sở hữu của VinFast mà thuộc về Enom – một công ty đầu cơ tên miền quốc tế. Tên miền này được đăng ký lần đầu năm 2006 trong khi hãng xe VinFast được thành lập tháng 6/2017. Enom có quyền sở hữu tên miền này đến năm 2033.

Trong khi đó, VinFast đang sử dụng tên miền vinfastauto.com.

Trong thời đại 4.0 hiện nay, các Website có vai trò không khác gì “gương mặt đại diện” cho chất lượng và hình ảnh của thương hiệu. Do đó, tên miền và địa chỉ URL – nơi mà người dùng sử dụng để truy cập vào Website có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.

Đăng ký một tên miền chỉ mất vài chục USD, duy trì nó cũng chỉ mất vài chục USD/năm, nhưng khi bị mất mà muốn “chuộc” lại thì giá trị tên miền có thể lên đến vài chục, vài trăm nghìn, thậm chí cả triệu USD.

Nissan đã mất 8 năm và cả khối tài sản để đòi lại tên miền nissan.com nhưng bất thành. Một người tên Uzi Nissan tại Mỹ đã đăng ký tên miền www.nissan.com từ năm 1994 cho công ty bán lẻ quy mô nhỏ cùng tên mình.

Đến tháng 10/1999, Nissan đã liên hệ với Uzi để thương thảo về việc sử dụng tên miền nissan.com mà người này đang nắm giữ. Tuy nhiên, trong suốt gần 10 năm sau đó, ông liên tục nói không trước các lời đề nghị của hãng ô tô.

Các “đại gia” như Apple cũng phải bỏ ra con số lên tới 4,5 triệu USD để mua lại “icloud.com”, Facebook đã phải trả tới 8,5 triệu USD để mua lại tên miền “Fb.com”.

HSBC, Ebay khi đặt chân đến thị trường Việt Nam cũng phải mua lại tên miền “.com.vn” và “.vn” với cái giá không hề dễ chịu để bảo vệ thương hiệu của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Ngọc Diệp | Markettimes 

VinFast ghi nhận khoản lỗ ròng ở mức 12.535 tỷ đồng trong quý II/2023

Ngày 21/9, VinFast Auto Ltd. (Nasdaq: VFS) – công ty thành viên của Vingroup, công bố kết quả báo cáo tài chính tự lập của quý II/2023 kết thúc vào ngày 30/6/2023. Theo đó, VinFast ghi nhận tổng doanh thu quý II/2023 lên tới 334,1 triệu USD, tăng 303,3% so với quý I/2023.

VinFast ghi nhận khoản lỗ ròng ở mức 12.535 tỷ đồng trong quý II/2023
VinFast ghi nhận khoản lỗ ròng ở mức 12.535 tỷ đồng trong quý II/2023

Theo công bố, số lượng xe ô tô điện được VinFast bàn giao trong quý II/2023 là 9.535 xe, tăng khoảng 436% so với quý I/2023. Còn số lượng xe máy điện đã bàn giao đạt 10.182 xe, tăng 4% so với quý I/2023.

Tính đến ngày 30/6/2023, VinFast có 122 showroom cho ô tô điện trên toàn cầu và 245 showroom và xưởng dịch vụ cho xe máy điện.

Báo cáo tài chính của VinFast cho biết, trong quý II/2023 vừa qua, doanh thu bán xe của VinFast đạt 7.488 tỷ đồng (314,6 triệu USD), tăng 147,0% so với quý II/2022 và tăng 387,3% so với quý I/2023.

Tổng doanh thu quý II/2023 đạt 7.953 tỷ đồng (334,1 triệu USD), tăng 131,2% so với quý II/2022 và tăng 303,3% so với quý I/2023. Tổng doanh thu chủ yếu đến từ doanh thu bán ô tô điện.

Mặc dù doanh thu quý II/2023 tăng mạnh so với cùng kỳ và quý đầu tiên của năm 2023 nhưng VinFast vẫn ghi nhận lỗ gộp từ hoạt động kinh doanh là 2.715 tỷ đồng (114,1 triệu USD), tăng 7,5% so với quý II/2022 và giảm 28,7% so với quý I/2023.

Biên lợi nhuận gộp được cải thiện lên mức -34,1% trong quý II/2023, so với mức -73,4% trong quý II/2022 và -193,2% trong quý I/2023.

Lỗ từ hoạt động kinh doanh ở mức 9.230 tỷ đồng (387,8 triệu USD), giảm 20,0% so với quý II/2022 và giảm 17,2% so với quý I/2023. Mức lỗ giảm chủ yếu nhờ doanh thu tăng mạnh và biên lợi nhuận cải thiện so với các quý trước.

Trong quý II/2023, VinFast ghi nhận lỗ ròng ở mức 12.535 tỷ đồng (526,7 triệu USD), giảm 8,2% so với quý II/2022 và giảm 11,2% so với quý I/2023.

Tính đến thời điểm ngày 30/6/2023, tổng tài sản của VinFast ở mức 116.828 tỷ đồng (4.909 triệu USD).

Ông David Mansfield, Giám đốc Tài chính của VinFast, cho biết: “Chúng tôi rất vui khi thông báo về kết quả kinh doanh quý 2 được đánh dấu bằng mức tăng trưởng cao và lợi nhuận được cải thiện.

Số lượng xe điện bàn giao của VinFast đã tăng 436% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời sự tăng trưởng về doanh số cũng như hiệu quả hoạt động đã giúp tỷ suất lợi nhuận gộp được cải thiện khi chúng tôi tiếp tục thực hiện các sáng kiến kiểm soát chi phí”.

Còn theo bà Lê Thị Thu Thủy, Tổng Giám Đốc toàn cầu của VinFast, kể từ khi thành lập vào năm 2017, VinFast đã có một hành trình đáng chú ý, từ một hãng xe điện đầu tiên của Việt Nam đến việc trở thành công ty niêm yết trên sàn Nasdaq.

“Chúng tôi tự tin rằng chúng tôi sẽ nắm bắt được cơ hội to lớn trên toàn cầu trong lĩnh vực di chuyển xanh và tin rằng chúng tôi đã sẵn sàng để thực hiện các mục tiêu chiến lược nhằm hoàn thành sứ mệnh tạo ra một tương lai bền vững cho mọi người”, bà Lê Thị Thu Thủy nhấn mạnh.

Trong thời gian qua, VinFast đã đạt được nhiều dấu mốc ấn tượng. Vào ngày 28/7, dưới sự chứng kiến của Thống đốc bang Bắc Carolina – Roy Cooper, VinFast đã chính thức động thổ nhà máy sản xuất tại Bắc Carolina với công suất lên đến 150.000 xe/năm.

Tiếp đó, VinFast cũng công bố EPA chứng nhận quãng đường di chuyển của mẫu xe điện VF 9 là 330 dặm (phiên bản Eco) và 291 dặm (phiên bản Plus). Đây là thông số vượt công bố ban đầu của VinFast.

Về hoạt động kinh doanh, VinFast công bố chiến lược mở rộng sang các thị trường Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và các quốc gia Trung Đông. Hiện VinFast đang hoạt động chính tại ba thị trường: Việt Nam, Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và châu Âu (Pháp, Hà Lan, Đức).

Việc mở rộng hoạt động sang các nước châu Á khác sẽ là cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh toàn cầu của hãng.

VinFast hiện là nhà sản xuất xe điện có dải sản phẩm với 7 mẫu ô tô điện từ minicar cho đến SUV cỡ lớn, 9 mẫu xe máy điện từ phổ thông đến cao cấp, xe buýt điện, xe đạp điện, trạm sạc và các giải pháp năng lượng tiên tiến từ hệ sinh thái Vingroup.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Forbes: Giá trị vốn hoá thị trường của VinFast đang cao hơn 70 lần so với con số phù hợp

Phân tích từ Forbes cho thấy giá trị vốn hoá thị trường của VinFast chỉ khoảng 1.2 tỷ USD thay vì là đến 85 tỷ USD như ngày đầu tiên ra mắt tại sàn Nasdaq.

Giá trị vốn hoá thị trường của VinFast
Giá trị vốn hoá thị trường của VinFast đang cao hơn 70 lần so với con số phù hợp.

Sau ngày đầu được niêm yết trên sàn Nasdaq của Mỹ, giá trị vốn hoá thị trường của VinFast (VFS) chạm đỉnh khoảng 85 tỷ USD khi giá cổ phiếu chạm mức 37 USD, với giá trị này VinFast còn lớn hơn vốn hóa thị trường của cả 2 gã khổng lồ GM và Ford cộng lại.

Theo cập nhật riêng của MarketingTrips, tính đến thời điểm viết bài, giá cổ phiếu của VinFast giảm mạnh về mức khoảng 20 USD, đưa giá trị vốn hoá thị trường của VinFast về mức hơn 46 tỷ USD, giảm gần 50% so với đỉnh.

Theo các nhà phân tích, giá trị vốn hoá thị trường phù hợp của VinFast chỉ rơi vào mức khoảng 1.2 tỷ USD, tức chỉ bằng khoảng 1/70 lần so với giá trị tại đỉnh.

Dưới đây là 4 lý do khiến cổ phiếu VinFast đang ở mức quá cao:

  • Bị đánh giá kém về chất lượng sản phẩm.
  • Ít có khả năng để thành công trên thị trường xe điện tại Mỹ.
  • Định giá quá cao.
  • Phần lớn cổ phiếu của VinFast nằm trong tay chủ sở hữu doanh nghiệp (thay vì là các nhà đầu tư cá nhân).

Nhìn lại về quá trình ra mắt thị trường của VinFast.

Vào ngày 15 tháng 8, VinFast – nhà sản xuất xe điện do Vingroup, một tập đoàn của Việt Nam kiểm soát – chính thức được niêm yết trên Nasdaq (thông qua hình thức SPAC).

VinFast mở các phòng trưng bày sản phẩm (Showroom) đầu tiên tại Mỹ vào năm 2022 tại California và có kế hoạch chi 2 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất xe điện (EV) ở Bắc Carolina, theo Wall Street Journal.

VinFast được thành lập lần đầu vào năm 2017, đến tháng 3 năm 2023, công ty bắt đầu giao hàng sản phẩm VF8, một chiếc SUV chạy hoàn toàn bằng điện có giá 46.000 USD.

Kể từ khi bắt đầu sản xuất vào năm 2021 và đến cuối tháng 6 năm 2023, VinFast đã giao được khoảng 18.700 xe, trong đó 740 xe giao cho khách hàng Mỹ và phần lớn số còn lại được bán cho người tiêu dùng Việt Nam.

Sau khi sáp nhập với Black Spade, một công ty chuyên mua lại cho các mục đích đặc biệt (SPAC), cổ phiếu của VinFast đã mở cửa với mức định giá khoảng 86 tỷ USD – cao hơn cả vốn hóa thị trường của cả GM và Ford cộng lại (thực tế thì con số này cũng cao hơn giá trị vốn hoá khoảng 70 tỷ USD của hãng xe Đức BMW).

Sau phiên giao dịch đầu tiên, giá cổ phiếu của VinFast liên tục giảm và tính đến hiện tại đã giảm về mức khoảng 20 USD so với 37 USD từ mức đỉnh.

Về khía cạnh tài chính, VinFast đã lỗ khoảng 2,1 tỷ USD vào năm 2022 và các khoản lỗ này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới khi công ty mở rộng quy mô.

Kết thúc quý 1 năm 2023, VinFast lỗ 598 triệu USD, tăng so với khoản lỗ 411 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Dữ liệu từ Wall Street Journal cho thấy doanh thu từ việc bán xe của VinFast đã giảm khoảng 50% xuống còn chỉ 65 triệu USD trong quý đầu tiên.

VinFast bị đánh giá kém về mặt sản phẩm.

Về mặt chất lượng sản phẩm, VF8 của VinFast nhận được nhiều đánh giá tiêu cực. Theo The Drive, “những lời phàn nàn về VinFast VF8 2023 liên tục đươc đưa ra. Mô hình đăng ký pin EV (thuê Pin) của VinFast cũng đã bị hủy bỏ vì không được người dùng chấp nhận.”

Doanh số bán hàng (Sales) của VinFast tại Mỹ rất nhỏ. Tính đến tháng 7, tờ Automotive News đưa tin VinFast chỉ bán được 128 xe tại Mỹ sau 5 tháng mở bán. Theo VinFast, 45 trong số đó là vào ngày đầu tiên.

VinFast ít có khả năng để cạnh tranh trên thị trường xe điện của Mỹ.

Về tổng thể, VinFast phải đối mặt với sự cạnh tranh từ Tesla (TSLA) hay các ông lớn trong ngành ô tô như Ford, GM, BMW, VW, và hàng loat các công ty khởi nghiệp khác như Nikola, Lucid và NIO.

Theo Apple’s Electric Vehicle được đăng trên tạp chí Harvard (HBR), những khả năng để có thể thành công trong ngành công nghiệp xe điện đặt ra những rào cản lớn cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn gia nhập thị trường.

Để có thể có được vị thế, VinFast ít nhất cần phải cải thiện ở các khía cạnh sau:

  • Thiết kế, Sản xuất và Phân phối Pin: Công bằng mà nói, ít có người tiêu dùng nào muốn trả tiền để mua xe của VinFast – rồi lại phải trả thêm phí thuê pin. Michael Dunne, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn xe điện, ZoZoGo, cho biết: “VinFast đặt mục tiêu cho thuê pin như là một điểm khác biệt trên thị trường (USP), nhưng phản hồi từ khách hàng lại chứng minh điều ngược lại.”
  • Thiết kế, Sản xuất và Phân phối xe điên: Khách hàng sử dụng xe VinFast phàn nàn về hệ thống treo, chất lượng sản xuất và cả màn hình, theo tờ The Drive. Hơn nữa, VinFast không có kế hoạch sản xuất xe ở Mỹ trong nhiều năm – điều này sẽ khiến công ty gặp bất lợi trước các đối thủ sản xuất trong nước.
  • Phát triển và phân phối phần mềm: Cách đây không lâu, VinFast đã phải thực hiện một cuộc triệu hồi để “sửa lỗi màn hình hiển thị khiến chủ sở hữu không thể nhìn thấy đèn cảnh báo hoặc biểu tượng điều khiển”. Theo AutoWeek, phần mềm là một thách thức lớn khác của VinFast.
  • Nhận diện thương hiệu xe điện (Branding): Trong một thị trường xe điện vô cùng rộng lớn, một số ít cửa hàng của VinFast cùng với đó là thiếu năng lực lõi trong việc sản xuất xe là chưa đủ để cạnh tranh. Theo tờ Wall Street Journey, các đánh giá tiêu cực về xe điện của VinFast và giá khởi điểm quá cao so với các đối thủ là nguyên nhân dẫn đến doanh số bán hàng tại Mỹ chậm lại.

VinFast đang được định giá quá cao.

Cổ phiếu VinFast dường như hiện đang được định giá quá cao. Tỷ lệ giá/doanh thu của VinFast quá cao trong khi công ty đang lỗ và doanh thu thấp. 1.2 tỷ USD sẽ là mức định giá phù hợp với VinFast.

Trước khi sáp nhập SPAC, VinFast và Black Spade đã thống nhất về mức định giá 23 tỷ USD bằng cách nhân theo mục tiêu doanh thu năm 2023 là 1,875 tỷ USD — gấp hơn 3 lần so với doanh thu năm 2022 (công thức định giá dựa trên hệ số giao dịch của hãng xe điện Lucid của Trung Quốc).

VinFast kết thúc phiên giao dịch ngày 16 tháng 8 với tỷ lệ giá trên doanh thu (PS) là 37 – cao hơn 4 lần so với con số 8,4 của Tesla.

Tại sao giá trị vốn hoá trị trường của VinFast chỉ nên là 1.2 tỷ USD?

Trong khi doanh thu của VinFast đã giảm khoảng 50% trong quý đầu tiên của năm 2023, tuy nhiên cứ giả sử rằng công ty có thể đạt mức doanh thu năm 2022 vào năm 2023 (mặc dù rất khó nếu diễn ra theo cách hiện tại) — là 634 triệu USD.

Nếu áp dụng tỷ lệ giá trên doanh thu (PS) là 2, giá trị vốn hóa thị trường của VinFast sẽ là 1,26 tỷ USD — tức chỉ bằng khoảng 1/70 lần so với mức 85 tỷ USD ban đầu.

Mặc dù hiện VinFast khá thoải mái với cách định giá của mình, thị trường có thể sẽ phản ứng đúng với những gì nó nên có.

Phần lớn cổ phiếu của VinFast hiện do chính chủ sở hữu doanh nghiệp (Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch của Vingroup) nắm giữ.

Theo dữ liệu này, các nhà đầu tư cá nhân vào cổ phiếu của VinFast (có mã là VFS) có thể gặp những bất lợi đáng kể.

Ông Phạm Nhật Vượng hiện nắm tới 99,1% cổ phần của VinFast trước khi sáp nhập với Black Spade. VinFast cũng từ chối cho biết chính xác bao nhiêu phần trăm cổ phiếu đang lưu hành hiện đang được giao dịch công khai.”

Tương lai nào cho cổ phiếu của VinFast.

Với những gì đang diễn ra, khi giá cổ phiếu của VinFast mất đến gần 50% giá trị chỉ sau 3 ngày giao dịch, mọi thứ dường như khá khó khăn cho VinFast.

David Whiston, một nhà phân tích ngành ô tô tại Morningstar, cho biết: “Tôi nghĩ bong bóng EV SPAC đã kết thúc, kỳ vọng của các nhà đầu tư của VinFast vượt quá mong đợi về khả năng tăng trưởng và lợi nhuận.”

“Với những mục tiêu đầy tham vọng nhưng hiệu quả tài chính yếu và những bất lợi đáng kể về cạnh tranh, tôi thấy nhà đầu tư không nên vội mua cổ phiếu của VinFast.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Vốn hoá của VinFast cao hơn cả Ford, GM hay BMW trên Nasdaq

Cổ phiếu của VinFast đã tăng vọt trong phiên ra mắt trên Nasdaq với hơn 23 tỷ USD, con số này lại tiếp tục tăng ở các phiên sau đó.

Vốn hoá của VinFast cao hơn cả Ford, GM hay BMW trên Nasdaq
Vốn hoá của VinFast cao hơn cả Ford, GM hay BMW trên Nasdaq

Theo đó, cổ phiếu mở cửa ở mức 22 USD, cao hơn gấp đôi so với mức 10 USD trên mỗi cổ phiếu đã được thỏa thuận với Black Spade Acquisition, đối tác SPAC của VinFast, điều này đưa mức vốn hoá của VinFast ở mức hơn 23 tỷ USD.

Kết thúc phiên, mức giá dừng lại ở 37,06 USD và định giá nhà sản xuất xe điện này ở mức 85 tỷ USD, cao hơn nhiều so với vốn hóa thị trường của Ford ở mức 48 tỷ đô la hay 46 tỷ USD của General Motors (GM) hay 68 tỷ USD của BMW.

Theo dữ liệu của Refinitiv, khoảng 185 triệu USD giá trị cổ phiếu của công ty đã được trao đổi.

Giám đốc tài chính David Mansfield của VinFast nói với Reuters: “Chúng tôi có một số nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư tổ chức đang rất muốn đầu tư. Chúng tôi dự kiến sẽ công bố một số hình thức huy động vốn mới trong vòng 18 tháng tới, chắc chắn là như vậy”.

Giám đốc điều hành VinFast Lê Thị Thu Thủy cho biết công ty này đang thay đổi mô hình phân phối dựa trên cách tiếp cận trực tiếp tới người tiêu dùng (D2C) của Tesla và dự kiến sẽ hợp tác với các đại lý ở thị trường nước ngoài.

VinFast được thành lập với tư cách là một đơn vị trực thuộc tập đoàn lớn nhất Việt Nam Vingroup. Vingroup và các công ty con đã đầu tư khoảng 9,3 tỷ USD vào dự án này, theo một hồ sơ được công bố.

Về tình hình kinh doanh, doanh thu quý đầu tiên của VinFast giảm 49% so với năm trước và công ty lỗ ròng 598 triệu USD. Vào năm 2022, công ty đã lỗ 2,1 tỷ USD (Theo số liệu từ Nikkei).

VinFast đang thâm nhập thị trường Mỹ và châu Âu vào thời điểm giá xe điện đang chịu áp lực lớn, dẫn đầu là Tesla và một loạt công ty khác của Trung Quốc.

Xe VF8 của VinFast có giá khởi điểm 46.000 USD tại California, Mỹ so với 47.740 USD của Tesla Model Y (trước khi tính khoản tín dụng thuế liên bang 7.500 USD cho Tesla.).

Bà Thủy cho biết, VinFast dự kiến sẽ đưa mẫu xe điện VF9 EV lớn hơn của mình đến thị trường Mỹ vào cuối năm nay và đang trong quá trình lấy chứng nhận xe của cơ quan quản lý an toàn châu Âu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

VinFast sẽ niêm yết tại Mỹ với mức định giá kỳ vọng là 27 tỷ USD

Black Spade dự kiến sẽ tổ chức Đại hội cổ đông Đặc biệt (EGM) để thông qua giao dịch hợp nhất với VinFast vào ngày 10/08/2023. Trong giao dịch này, VinFast được định giá với giá trị doanh nghiệp khoảng 27 tỷ USD và giá trị vốn chủ sở hữu 23 tỷ USD. Giao dịch dự kiến sẽ hoàn tất và VinFast sẽ niêm yết vào tháng 08/2023, tùy thuộc vào sự chấp thuận của cổ đông, cũng như các điều kiện thông thường khác.

VinFast sẽ niêm yết tại Mỹ với mức định giá kỳ vọng là 27 tỷ USD
VinFast sẽ niêm yết tại Mỹ với mức định giá kỳ vọng là 27 tỷ USD

Cũng trong ngày 28/7, VinFast chính thức khởi công dự án nhà máy sản xuất xe điện tại hạt Chatham, Bắc Carolina, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu xe điện toàn cầu và tự chủ nguồn cung của hãng tại khu vực Bắc Mỹ.

Dự án nhà máy của VinFast là cơ sở sản xuất xe điện đầu tiên tại Bắc Carolina, đồng thời là dự án phát triển kinh tế lớn nhất trong lịch sử bang cho đến thời điểm hiện tại.

Nhà máy VinFast tại Bắc Carolina có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 2 tỷ USD, trên quy mô 733 ha và được chia thành 5 phân khu sản xuất chính, bao gồm: xưởng hàn thân vỏ, xưởng lắp ráp, xưởng dập, xưởng sơn và trung tâm năng lượng.

Ngoài ra, trong khuôn viên nhà máy sẽ có các công trình chức năng khác như nhà bảo vệ, nhà máy bơm, và nhà tập trung rác thải….

Trong giai đoạn đầu, nhà máy sẽ tập trung sản xuất các mẫu xe điện VF 7, VF 8 và VF 9 để đáp ứng nhu cầu thị trường với công suất dự kiến là 150.000 xe/năm.

Nguồn cung linh kiện phục vụ sản xuất sẽ được ưu tiên mua tại Mỹ, Việt Nam và một số nước trong khu vực. Việc mở rộng sản xuất và tăng quy mô nhà máy sẽ được VinFast xem xét và cân nhắc trên nhu cầu thực tế trong các giai đoạn tiếp theo.

Hiện tại, VinFast đã chỉ định Clayco là Tổng thầu và là đơn vị quản lý xây dựng cho dự án, đồng thời sẽ tiến hành đấu thầu để chọn các nhà thầu khác trong thời gian tới.

Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Vingroup kiêm Tổng Giám Đốc VinFast toàn cầu, cho biết, ngày 28/7 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tiến trình nâng cao sự hiện diện của VinFast tại Mỹ, khi công ty đang tiến gần mục tiêu niêm yết.

Cùng với việc khởi công xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại bang Bắc Carolina, những bước tiến này sẽ giúp củng cố cam kết của VinFast trong việc thúc đẩy cuộc cách mạng di chuyển xanh và mở ra cơ hội gọi vốn mới để thực hiện tham vọng toàn cầu của thương hiệu.

Sau 6 năm thành lập, VinFast đã phát triển thành công hệ sinh thái xe điện toàn diện gồm các dòng xe SUV điện (từ minicar đến 5 phân khúc cơ bản: A-B-C-D-E); dải sản phẩm xe máy điện đa dạng gồm 7 dòng và xe buýt điện.

Công ty đã bàn giao cho khách hàng tại Việt Nam các dòng ô tô điện gồm: VF e34, VF 8, VF 9 và VF 5; đồng thời xuất khẩu 2 lô xe VF8 đầu tiên tới Bắc Mỹ vào đầu năm nay và dự kiến, xe VinFast sẽ sớm có mặt tại châu Âu.

Công ty vận hành nhà máy sản xuất ô tô hiện đại tại Hải Phòng, Việt Nam với tỷ lệ tự động hóa sản xuất lên tới 90% và công suất sản xuất hàng năm lên đến 300.000 xe trong giai đoạn 1.

Black Spade niêm yết trên sàn chứng khoán NYSE American. Công ty được thành lập bởi Black Spade Capital hiện đang điều hành một danh mục đầu tư bao gồm nhiều khoản đầu tư xuyên biên giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hà My | Markettimes

VinFast sẽ khởi công xây dựng nhà máy tại Mỹ vào tuần tới

Theo thông tin mới đây, VinFast, đơn vị sản xuất xe điện của Việt Nam sẽ bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy tại Mỹ vào tuần tới.

VinFast sẽ khởi công xây dựng nhà máy tại Mỹ vào tuần tới
VinFast sẽ khởi công xây dựng nhà máy tại Mỹ vào tuần tới

Nhà sản xuất ô tô điện Việt Nam VinFast cho biết doanh nghiệp này sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất xe điện trị giá 4 tỷ USD ở Bắc Carolina, Mỹ vào tuần tới, đây được xem là nỗ lực mở rộng của VinFast tại thị trường Mỹ.

Là công ty con của Tập đoàn Vingroup, VinFast bắt đầu hoạt động vào năm 2019 và sau đó cũng đã từng công bố kế hoạch mở nhà máy tại Mỹ vào năm ngoái. VinFast nhắm mục tiêu bắt đầu sản xuất vào năm 2025, muộn hơn một năm so với kế hoạch ban đầu.

Theo Bà Thủy Lê, Giám đốc VinFast Auto, cho biết: “Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ là nhà cung cấp xe điện chính của VinFast cho thị trường Bắc Mỹ.”

Giai đoạn đầu tiên của dự án bao gồm khoản đầu tư trị giá 2 tỷ USD vào một nhà máy có khả năng sản xuất khoảng 150.000 xe mỗi năm.

VinFast là một trong số các công ty khởi nghiệp trong ngành ô tô điện hiện đang đấu tranh để duy trì chỗ đứng trước những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường như Tesla của Mỹ và BYD của Trung Quốc.

VinFast đã từng nộp đơn chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ với hy vọng tìm kiếm nguồn vốn cho nhà máy ở Bắc Carolina, tuy nhiên không lâu sau đó, vào tháng 5, doanh nghiệp này đã thay đổi chiến lược khi tìm cách phát hành cổ phiếu thông qua việc sáp nhập với đơn vị chuyên mua lại với mục đích đặc biệt (SPAC) có tên là Black Spade Acquisition Co.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

VinFast đang thu hồi 999 chiếc xe điện đầu tiên từng xuất sang Mỹ

Theo thông tin mới nhất từ tờ Nikkei, hãng xe VinFast (Việt Nam) hiện đang thu hồi lô hàng đầu tiên từng xuất sang thị trường Mỹ với 999 chiếc xe điện.

VinFast thu hồi xe xuất sang Mỹ
VinFast đang thu hồi 999 chiếc xe điện đầu tiên từng xuất sang Mỹ

Theo đó, hãng xe VinFast của Việt Nam hiện đang tiến hành thu hồi lô xe điện đầu tiên từng xuất sang thị trường Mỹ gồm 999 chiếc do lỗi mà VinFast mô tả là “lỗi màn hình gây rủi ro về sự an toàn.”

Theo Nikkei Asia, VinFast sẽ bắt đầu triển khai một bản sửa lỗi phần mềm khiến người lái xe không thể nhìn thấy các biểu tượng điều khiển.

Màn hình trong chiếc SUV VF 8 hiện đang bị trống và “không hiển thị những thông tin an toàn quan trọng cho tài xế, ví dụ như đồng hồ tốc độ hoặc đèn cảnh báo, điều này có thể làm tăng nguy cơ va chạm khi di chuyển.

Theo những thông tin trước đó, lô hàng 999 chiếc xe mà VinFast xuất sang Mỹ là lô hàng đầu tiên của hãng đánh dấu cột mốc “xuất khẩu xe hơi sang Mỹ”, cùng với đó là kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất xe ở Bắc Carolina, Mỹ vào cuối năm 2023.

Cũng theo Nikkei, trước đó VinFast từng tuyên bố: “Trên hết, VF 8 rất an toàn và đã nhận được xếp hạng an toàn mang tiêu chuẩn 5 sao của ASEAN NCAP.” (Tổ chức đánh giá xe ở Đông Nam Á.

VinFast cũng thông báo rằng hãng sẽ cung cấp một chương trình đổi xe tại 3 thị trường châu Âu tuy nhiên không nêu tên các thị trường cụ thể.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Forbes: VinFast sẽ gặp khó khăn tại Mỹ vì độ nhận diện yếu về tên tuổi và thương hiệu

Theo dự báo của Allied Market Research, vào hai năm trước, thị trường xe điện toàn cầu có giá trị khoảng 162 tỷ USD và dự kiến đạt 803 tỷ USD vào năm 2027. VinFast sẽ gặp khó khăn tại Mỹ vì độ nhận diện yếu về tên tuổi và thương hiệu

Forbes: VinFast sẽ gặp khó khăn tại Mỹ vì độ nhận diện yếu về tên tuổi và thương hiệu
Forbes: VinFast sẽ gặp khó khăn tại Mỹ vì độ nhận diện yếu về tên tuổi và thương hiệu. Source: Guide Auto

VinFast, đơn vị sản xuất ô tô của một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam, đang lên kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ nhằm mục tiêu gia tăng doanh số bán xe điện (EV), tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng xe điện của VinFast sẽ gặp khó khăn khi bán ra bên ngoài thị trường nội địa (Việt Nam) do sự nhận diện kém về tên tuổi và thương hiệu.

Hội đồng quản trị của công ty mẹ Vingroup đã chuẩn bị cho đợt IPO vào cuối năm tới bằng cách chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Hải Phòng, VinFast Vietnam sang VinFast Singapore, một công ty nước ngoài có quyền truy cập hợp pháp vào các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ, một người phát ngôn của Vingroup cho biết.

Theo Reuters, VinFast đang đặt mục tiêu huy động ít nhất 3 tỷ USD và đạt được mức định giá (valuation) khoảng 60 tỷ USD.

Theo một phát biểu từ Vingroup:

“Đợt IPO sẽ đánh dấu ‘một bước quan trọng trong chiến lược trở thành một thương hiệu toàn cầu của công ty’. Nếu việc niêm yết thành công, VinFast sẽ trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên có cổ phiếu được giao dịch trên sàn chứng khoán lớn nhất thế giới.

Điều này sẽ góp phần củng cố lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu đồng thời mở đường cho công ty tiếp tục tiếp thị, mở rộng, và đưa sản phẩm của mình đến với thị trường rộng lớn này.”

Ông Ryan Citron, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao của công ty nghiên cứu thị trường Guidehouse Insights cho biết:

“Các đợt IPO của các công ty xe điện thường là thành công. Hiệu suất và chi phí được cải thiện của xe điện đã thúc đẩy yếu tố công nghệ từ sự thích ứng với các dòng xe hiện có của các nhà sản xuất ô tô và công ty liên doanh khởi nghiệp thành các tiêu chuẩn của tương lai — các nhà đầu tư đã chấp nhận xu hướng này và đang đặt cược vào quỹ đạo của thị trường ô tô theo hướng điện khí hóa.”

VinFast cho biết họ đã để mắt đến thị trường Mỹ khi khai trương trụ sở chính ở Mỹ tại Los Angeles vào tháng 11 vừa qua, đồng thời ra mắt hai mẫu ô tô điện là VF e35 và VF e36 tại Triển lãm ô tô Los Angeles 2021 (Los Angeles Auto Show) vào tháng trước. VinFast hiện cũng có các chi nhánh tại Canada, Pháp, Đức và Hà Lan.

Các nhà phân tích tin rằng, những nhà sản xuất ô tô trong nước vốn được biết đến với tư cách là đơn vị sản xuất xe không chạy bằng điện (xe ô tô chạy bằng xăng, dầu bình thường) sẽ rất khó có thể thâm nhập thị trường nước ngoài, bao gồm cả Mỹ.

Ông Ralf Matthaes, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Infocus Mekong Research tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, sản phẩm sản xuất tại Việt Nam thiếu độ nhận diện về tên tuổi (mặc dù VinFast chi rất mạnh cho Paid Media) và VinFast chỉ đang làm những hoạt động Marketing “mờ nhạt” tại Mỹ.

Ông Chris Robinson, nhà phân tích cấp cao của công ty phân tích thị trường Lux Research, cho biết, thị trường ô tô của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực xe điện, thua xa các cường quốc sản xuất như Trung Quốc. Nhiều mẫu xe điện hàng đầu của Trung Quốc sẽ được tung ra thị trường Mỹ trong năm nay.

Theo dự báo của Allied Market Research, vào hai năm trước, thị trường xe điện toàn cầu có giá trị khoảng 162 tỷ USD và dự kiến đạt 803 tỷ USD vào năm 2027.

VinFast đã tuyển dụng các giám đốc điều hành từ Tesla, BMW, Porsche, Toyota và Nissan nhằm mục tiêu hướng tới một công ty ô tô điện thông minh toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo Forbes