Skip to main content

10 “sự thật” bất ngờ về nghề Marketing có thể bạn chưa biết (P1)

12 Tháng Mười Một, 2021

Từ sự khác biệt về mức lương và khái niệm “hiệu ứng vị trí” đến các mối lo lắng khi chuyển việc sang một doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh khác, có rất nhiều điều về nghề marketing có thể không như chúng ta vẫn nghĩ.

10 "sự thật" bất ngờ về nghề Marketing có thể bạn chưa biết
Source: Forbes

Sau gần 10 năm trải nghiệm trong nghề, trải qua nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, nhiều vai trò công việc khác nhau, làm từ Client đến Agency, chắc chắn một điều tôi có thể rút ra là, Marketing là ngành luôn “thiên biến vạn hoá” và không dành cho những ai ngại sự thay đổi.

Dành cho những bạn nào chưa theo dõi bài trước cũng nói về sự thiên biến vạn hoá, các bạn có thể đọc thêm bài viết này để hiểu tại sao để trở thành một marketer chuyên nghiệp, chúng ta lại cần sự thay đổi và khách quan đến thế : Thế giới quan (worldview) rất quan trọng đối với người làm Marketing.

Trong khi cùng một tên gọi là marketing nhưng bản chất về công việc và nhiều thứ khác lại không hề giống như nhiều bạn (các bạn mới) vẫn nghĩ. Dưới đây là những điều mà bạn có thể tham khảo.

Advertisement

1. Bản chất của mức lương và yếu tố kinh nghiệm.

Trong bài viết này liên quan đến mức lương của ngành marketing, nhiều bạn cho rằng mức khảo sát đó của đơn vị nghiên cứu là không đúng sự thật hay nói cách khác là nhiều bạn cho rằng họ đang nhận mức lương thấp hơn (nhiều) so với các con số đó.

Điều này có thể đúng, vì cơ bản khảo sát cũng chỉ được thực hiện trên môt nhóm mẫu đại diện nào đó nên nó cũng có phần không sát với các con số thực tế, tuy nhiên, có một sự thật khác có thể nhiều bạn chưa biết đó là khung lương của ngành marketing là một con số có mức dao động rất lớn.

Với cùng một vị trí chẳng hạn như Marketing Manager nhưng công ty A thì trả mức 15 triệu, nhưng công ty B lại trả đến 50 hay thậm chí là 100 triệu. Để có thể hiểu rõ hơn tại sao lại có sự thay đổi lớn đó, các bạn có thể đọc lại bài viết nói trên và tham khảo các nền tảng tuyển dụng như VietnamWorks hay LinkedIn…để kiểm tra cụ thể.

Để tóm tắt lại nội dung này, chúng ta có thể hình dung rằng, vị trí hay tên gọi của vai trò không nói lên mức lương cụ thể. Thay vào đó, nó ảnh hưởng từ nhiều yếu khác như phạm vi công việc (JD), mức doanh số phải chịu trách nhiệm, quy mô công ty, năng lực…

Advertisement

Tiếp theo, khi nói đến yếu tố kinh nghiệm, nhiều bạn mới (sắp ra trường) hay những bạn mới đi làm (dưới 2 năm chẳng hạn) tỏ ra lo lắng vì sợ không ai tuyển dụng những người không có kinh nghiệm hay qua đề cao yếu tố kinh nghiệm.

Sự thật là, với ngành marketing, cũng như nhiều ngành nghề khác, kinh nghiệm vẫn trong quan trọng, tuy nhiên đặc biệt với ngành marketing, khi mà mọi thứ thay đổi rất nhanh, vòng đời của sản phẩm hay thậm chí là doanh nghiệp đang ngày càng ngắn đi, và bản chất là theo đuổi khách hàng, kinh nghiệm không quan trọng như chúng ta vẫn nghĩ.

Với sự đa dạng và có sẵn của các nguồn thông tin như hiện nay, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể tự học và trau dồi ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, vì bản chất của marketing nằm ở khách hàng và trị trường và gắn liền với sự thay đổi liên tục, do đó người có kinh nghiệm (làm lâu năm và tích luỹ các kiến thức trước đó) không hẳn là chiếm hết mọi lợi thế hay “xuất chúng” như nhiều người vẫn nghĩ.

2. Tự nghiên cứu là yếu tố quyết định.

Bởi vì thế giới đang thay đổi, khách hàng đang thay đổi, đăc biệt sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, mọi thứ vốn đã phức tạp giờ đây càng trở nên khó đoán và mơ hồ hơn.

Advertisement

Mắc dù việc tham dự các buổi hội thảo về ngành cũng quan trọng, đọc sách chuyên môn cũng quan trọng hay tham dự các khoá học nào đó cũng cần thiết, tuy nhiên chúng ta đừng kỳ vọng quá mức về những gì chúng ta có thể đạt được sau những khoảng thời gian đó.

Có thể một nhân vật “nổi tiếng” nào đó trong ngành chia sẻ cho bạn những kiến thức hay, những hướng dẫn nghề cụ thể, tuy nhiên, vì thứ nhất kinh nghiệm không phải là yếu tố quá quan trọng (với marketing), thứ hai những trải nghiệm của họ về khách hàng, thị trường và bối cảnh kinh doanh có thể khác với những gì mà bạn đang phải đối mặt nên tốt nhất là bạn không nên “confirmation” hay để họ “Confirmation” về một điều gì đó.

Sự kết hợp tư duy một cách có chọn lọc và linh hoạt giữa những thứ đã qua (kinh nghiệm) và tự nghiền ngẫm (về khách hàng là chủ yếu) những bối cảnh mới là thách thức chính.

Nếu bạn (những bạn mới) có ý định chọn một người hướng dẫn (mentor) thì nên chọn người luôn có tư duy mở, họ không quá đề cao bản thân họ và luôn cho họ là đúng.

Advertisement

Họ nên coaching bạn, tức giúp họ giúp bạn tự học và phát triển bạn, hơn là dạy bạn và bảo bạn phải làm gì (confirmation).

3. Sự tò mò và thử nghiệm những cái mới là chìa khoá – Đừng choáng ngợp với “hiệu ứng vị trí”.

Từ những ngày đầu theo đuổi marketing, tôi luôn tự dằn lòng là, những gì đã đọc hay đã có được trong quá khứ cũng cần thiết và quan trọng nhưng đừng bao giờ để bản thân phụ thuộc hay ỉ lại nó.

Vì mọi thứ ở phía trước đâu có giống như những gì đã diễn ra và hành vi hay thái độ của khách hàng của chúng ta thì luôn biến chuyển, nên bản thân phải tự trang bị cho mình khả năng “sinh tồn” và chủ động tiếp nhận cũng cái mới.

Việc chúng ta tò mò về tương lai, dự báo về những phương án có thể đúng hoặc hay, cùng với các thử nghiệm có chủ đích là chìa khoá chính để chúng ta bước tiếp.

Advertisement

Với các doanh nghiệp mà bạn đang làm, bạn nên chủ động đề xuất dành ra một ít ngân sách dành riêng cho các thử nghiệm mới (khoảng 10-20% tuỳ vào độ lớn của ngân sách và mức độ nhạy cảm của các khía cạnh kinh doanh khác của doanh nghiệp mình).

Cũng có phần tương tự như hiệu ứng quá đề cao kinh nghiệm (trong quá khứ), có một nghiên cứu rất hay từ Harvard Business Review các bạn có thể đọc lại.

Nghiên cứu nói rằng, chúng ta nên tuyển và coi trọng những gì một người có thể làm được trong tương lai hơn là những gì họ đã làm trong quá khứ.

Điều này không có nghĩa là chúng ta cổ suý hay cào bằng với những người có kinh nghiệm mà bản thân chúng ta và chính bản thân họ nên hiểu rằng, thành công trong quá khứ không phải là yếu tố chính và duy nhất chứng minh cho việc sẽ thành công trong tương lai.

Advertisement

“Hiệu ứng vị trí” (khái niệm do MarketingTrips đề xuất), nói về việc khi ai đó đang giữ một ví trí cao (Giám đốc Marketing chẳng hạn), điều này không có nghĩa là những gì họ nói là đúng hay sẽ đúng, nếu chúng ta là nhân viên cấp dưới chúng ta nên xem xét nó dưới góc nhìn biện chứng hay phản biện, hơn là “choáng ngợp” ví nó được đưa ra từ họ.

Sự thật là, sau nhiều tiếp xúc với không ít các bạn đang giữ các vai trò cấp cao trong Marketing như CMO, Marketing Director, Head of Marketing…tôi nhận ra rằng mỗi người đều có những phạm vi khả năng (domain) nhất định.

Nếu bạn là người mới (newbie), đừng sợ hãi, vì bạn hoàn toàn có cơ hội chiến thắng!

Hết phần 1!

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Admin

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement