Nhà tâm lý học: Làm gì để vượt qua những thời kỳ bất ổn
Là một nhà tâm lý học với hơn 15 năm kinh nghiệm, tôi thấy “văn hóa hối hả” (hustle culture) có thể tạo ra những tác động độc hại đối với mọi người.
Tuy nhiên với một cách tiếp cận có tên là “wu wei” có nghĩa là “không hành động” hoặc “hành động mà không cần quá nhiều sự nỗ lực” có thể giúp bạn có được một cuộc sống cân bằng, viên mãn và thành công hơn, đặc biệt là khi bạn đang ở trong những thời kỳ bất ổn.
Wu wei hướng tới việc hành động mà không cần quá nhiều sự nỗ lực hoặc thậm chí là không cần làm gì cả.
Điều này không có nghĩa là bạn có thể lười biếng hay thờ ơ với mọi thứ.
Wu wei là để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên và buông bỏ nhu cầu kiểm soát. Nó nhấn mạnh việc bạn chỉ cần hành động khi cần thiết, nhưng không phải thúc ép bản thân bằng những sự cố gắng và căng thẳng quá mức.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cách tiếp cận này có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng, đồng thời tăng cường sự hài lòng và sức khỏe tổng thể.
Dưới đây là một số cách để bạn có thể biến wu wei thành một phần thói quen hàng ngày của mình.
1. Chấp nhận mọi thứ như chúng vốn có.
Giả sử bạn đang tổ chức một sự kiện lớn. Thay vì bị ám ảnh bởi từng chi tiết nhỏ của sự kiện bao gồm cả những rủi ro có thể ập đến, thực hành wu wei có nghĩa là bạn hiểu rằng mọi thứ có thể không diễn ra chính xác như kế hoạch.
Tương tự như vậy, nếu bạn không được thăng chức như mong đợi, hãy nhận ra rằng đây là một phần bình thường trong hành trình sự nghiệp của bạn.
Bạn hoàn toàn có thể tự nhủ: “Tôi không thể kiểm soát mọi thứ, nhưng tôi có thể tận dụng tốt nhất bất cứ điều gì xảy ra với tôi.”
Khi bạn đối mặt với một thử thách, hãy tự hỏi liệu bạn có hoàn toàn kiểm soát được kết quả hay không. Nếu không, hãy buông bỏ và thả lỏng cơ thể.
2. Chấp nhận sự không hoàn hảo.
Có nghĩa là bạn cho phép mọi thứ diễn ra theo cách tự nhiên của chúng mà không ép buộc kết quả. Bạn thừa nhận rằng không có gì là hoàn hảo cả.
Nếu bạn đang học một ngôn ngữ mới hoặc chơi một nhạc cụ lần đầu tiên, bạn hãy thoải mái khi phạm phải sai lầm. Và bạn sẽ học hỏi được nhiều từ các sai lầm đó.
Nếu bạn thấy mình quá tập trung vào những điều sai trái, hãy dừng lại và nói: “Tại sao tôi lại muốn hành hạ bản thân mình chỉ để phải đạt được những điều mà tôi biết là không thể? Tôi chọn cách linh hoạt và tử tế với bản thân mình.”
3. Thực hành chánh niệm.
Chánh niệm (Mindfulness) có nghĩa là luôn nhận thức được những suy nghĩ và cảm xúc hiện tại của bạn, những suy nghĩ và cảm xúc này không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.
Khi thực hành chánh niệm, thay vì bạn suy nghĩ vu vơ về những thứ không có thật hay có thể không xảy ra, bạn tập trung hoàn toàn vào thực tại. Bạn cảm nhận về ánh nắng, mặt trời, làn gió, lắng nghe âm thanh của thiên nhiên, chẳng hạn như tiếng chim hay tiếng lá xào xạc, hoặc chỉ đơn giản là quan sát mọi thứ một cách tỉnh thức nhất.
Wu wei đến dễ dàng hơn nhiều khi bạn chú ý đến những gì đang xảy ra trong thời điểm hiện tại, một cách thân thiện và tò mò.
Lão Tử, một triết gia Trung Quốc cổ đại từng nói: “Nếu bạn đang chán nản, bạn đang sống trong quá khứ. Nếu bạn lo lắng, bạn đang sống trong tương lai. Nếu bạn bình an, bạn đang sống trong hiện tại.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hà Anh | MarketingTrips