Skip to main content

Cách chọn tên thương hiệu và doanh nghiệp để gia tăng giá trị cộng hưởng

15 Tháng Tám, 2022

Trong khi tên thương hiệu và doanh nghiệp vừa có giá trị về mặt nhận diện lẫn cộng hưởng thương hiệu, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận đúng về cách thức chọn tên cho thương hiệu của mình.

chọn tên thương hiệu
Cách chọn tên thương hiệu và doanh nghiệp để gia tăng giá trị cộng hưởng

Nếu bạn đang xây dựng một công ty khởi nghiệp, bạn có thể hiểu rằng bản chất của các công ty khởi nghiệp là bạn sẽ phải bắt đầu xây dựng từ những thứ căn bản nhất.

Từ việc xác định đúng khách hàng mục tiêu (chính), phát triển một chiến lược marketing bền vững để thu hút sự chú ý của nhiều nhóm đối tượng, tới các hoạt động liên quan đến việc lựa chọn tên thương hiệu và xây dựng thương hiệu.

Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn và ít thời gian hơn để tìm hiểu từng sản phẩm hay thương hiệu, ngay cả khi doanh nghiệp có sản phẩm hoặc dịch vụ tốt vẫn khó thâm nhập được thị trường và giành thị phần nếu họ không thể xây dựng một thương hiệu đủ mạnh.

Advertisement

Xây dựng thương hiệu là chiến lược cốt lõi của bất cứ một nhà sáng lập hay người làm marketing chuyên nghiệp nào.

Xây dựng thương hiệu thường bắt đầu bằng việc chọn một cái tên, nó chính là thứ mà sau này khi nhắc đến, khách hàng phân biệt được nó với các sản phẩm hay thương hiệu còn lại trên thị trường.

Thật không may, nhiều doanh nghiệp đã khá coi thường giai đoạn này và sau đó chính cái tên họ chọn không những không giúp ích gì trong việc xây dựng thương hiệu mà còn tác dụng ngược lại, khiến họ khó khăn hơn trong việc truyền tải thông điệp thương hiệu.

Nếu bạn cũng đang gặp các tình huống này hay đang cần xây dựng cho doanh nghiệp một cái tên có sức cộng hưởng, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Advertisement

Bắt đầu việc chọn tên thương hiệu.

Trong khi bạn có nhiều cách để bắt đầu chọn tên cho thương hiệu hay doanh nghiệp của mình, đó có thể là việc các thành viên trong đội nhóm (sáng lập) cùng nhau đóng góp ý kiến rồi thảo luận, lựa chọn tên thương hiệu từ các nền tảng cung cấp ý tưởng có sẵn, hay bất kỳ cách thức nào khác.

Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể sử dụng để xây dựng tên thương hiệu của mình.

Giải phóng sức mạnh của thuật kể chuyện (Storytelling).

Kể chuyện là một trong những phương thức hiệu quả nhất để truyền tải một nội dung hay thông điệp nào đó.

Từ các câu chuyện mô tả các trải nghiệm mà mọi người có thể liên quan đến, đến các câu chuyện cá nhân có liên quan mật thiết đến công việc kinh doanh hay doanh nghiệp.

Advertisement

Hãy suy nghĩ về hành trình bắt đầu kinh doanh của bạn, từ lúc có ý tưởng, thử nghiệm, xây dựng, đến cả những thuận lợi và khó khăn sau đó.

Một số doanh nghiệp khác lại chọn cách xây dựng tên thương hiệu gắn liền với các câu chuyện mang tính lịch sử, những câu chuyện mà khi nhắc đến hầu như ai ai cũng đều có những ấn tượng hay kỷ niệm nhất định.

Một ví dụ điển hình có thể kể đến trong số này đó chính là sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới Amazon.

Thứ nhất, nhà sáng lập Jeff Bezos muốn một cái tên bắt đầu bằng chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái (Chữ A).

Advertisement

Thứ hai, ông cũng biết rằng sông Amazon là con sông dài nhất và rộng lớn nhất trên thế giới. Và vì ông đang cố gắng xây dựng nên một nền tảng bán sách lớn nhất thế giới, cuối cùng ông đã chọn cái tên Amazon.

Với một câu chuyện hấp dẫn như vậy, rõ ràng là cả những nhà sáng lập lẫn những người làm thương hiệu có vô số các cách thức để truyền tải thông điệp hay sứ mệnh thương hiệu của mình đến với công chúng mục tiêu sau này.

Nếu bạn cũng muốn chọn tên thương hiệu theo cách tương tự, bạn có thể cần tìm ngay cho mình những câu chuyện, những hình ảnh liên tưởng có thể truyền cảm hứng cho toàn bộ đội ngũ và khách hàng.

Suy nghĩ về các từ khóa có thể truyền tải được các giá trị của doanh nghiệp.

Giá trị của thương hiệu (Brand Value) hiểu một cách đơn giản đó chính là những lời hứa của bạn với khách hàng, thứ bạn sẽ dành toàn bộ nguồn lực để xây dựng và bảo vệ.

Advertisement

Để các giá trị thương hiệu này có sức ảnh hưởng đến tâm trí của người tiêu dùng, bạn nên lựa chọn các giá trị có thể chạm được yếu tố cảm xúc của họ.

Sau khi xác định được câu chuyện thương hiệu, bạn có thể lựa chọn các từ khoá để truyền tải giá trị thương hiệu của mình.

Một số từ khoá bạn có thể tham khảo là:

  • Đáng tin cậy.
  • Tính toàn diện.
  • Lạc quan
  • Linh hoạt.
  • Sự khích lệ.
  • Tình yêu.
  • Sự trung thành.

Hãy tiếp tục điền mới danh sách này cho đến khi bạn tìm thấy được từ khoá có thể lột tả được giá trị của thương hiệu.

Advertisement

Xác minh tính khả dụng của tên doanh nghiệp hay thương hiệu khi bắt đầu lựa chọn.

Một trong những bước quan trọng khi chọn tên thương hiệu đó là kiểm tra xem liệu cái tên đó có đang được sử dụng ở đâu đó hay chưa, hay nó đã được đăng ký rồi.

Trong bối cảnh kinh doanh đa kênh (Omni Channel), một lời khuyên cho bạn là nên đồng bộ hoá tên gọi trên các nền tảng khác nhau, dù cho đó là tên miền (domain) của website, tên fanpage trên Facebook hay tên tài khoản trên Twitter.

Bằng cách đồng bộ hoá tên thương hiệu, khách hàng vừa có thể dễ dàng tìm kiếm bạn, vừa giúp mang lại một trải nghiệm liền mạch hơn trong suốt quá trình tương tác, khả năng ghi nhớ tên thương hiệu cũng tốt hơn.

Tuy nhiên, sau khi chọn tên doanh nghiệp hay thương hiệu của mình, có thể bạn sẽ nhận thấy rằng, nó đã được đăng ký sử dụng trước đó hoặc thậm chí nó chính là một thương hiệu của đối thủ cùng ngành.

Advertisement

Hiển nhiên, nếu bạn không muốn xảy ra các tranh chấp như Facebook từng tranh chấp với tên gọi Meta, bạn sẽ cần đảm bào rằng tên gọi của mình là duy nhất.

Chọn tên thương hiệu với các nền tảng cung cấp tên có sẵn (Brandname Marketplace).

Khi các doanh nghiệp tìm cách hạn chế thấp nhất các rủi ro về tranh chấp, đặc biệt đối với các công ty khởi nghiệp khi họ muốn bắt đầu nhanh công việc kinh doanh của mình, lựa chọn tên thương hiệu từ các nền tảng cung cấp tên có sẵn là một gợi ý hay.

Thay vì mất quá nhiều thời gian và nguồn lực cho việc chọn tên, nhiệm vụ của bạn giờ đây chỉ là truy cập các nền tảng này (chẳng hạn như BrandBucket), và lựa chọn cho mình những cái tên phù hợp (và duy nhất).

Với BrandBucket, bạn có thể lựa chọn các tên thương hiệu cụ thể theo ngành, theo phong cách và tương ứng là một tên miền phù hợp (.com).

Advertisement

Hiện BrandBucket đã cung cấp tên thương hiệu cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp từ hơn 180 quốc gia trên toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement