Skip to main content

Người Việt chi 1.4 tỷ USD để đặt đồ ăn online trên Grab và ShopeeFood năm 2023

30 Tháng Một, 2024

Thị trường giao đồ ăn Đông Nam Á cán mốc tổng giá trị giao dịch 17 tỷ USD trong năm qua. Trong đó Việt Nam là thị trường tăng trưởng cao nhất, theo báo cáo từ Momentum Works.

Người Việt chi 1.4 tỷ USD để đặt đồ ăn online trên Grab và ShopeeFood năm 2023
Người Việt chi 1.4 tỷ USD để đặt đồ ăn online trên Grab và ShopeeFood năm 2023

Ngày 30/1, Momentum Works công bố báo cáo thường niên về thị trường giao đồ ăn ở Đông Nam Á. Năm 2023, thị trường này tăng trưởng khiêm tốn 5% so với cùng kỳ, đạt 17 tỷ USD. Tăng trưởng chủ yếu đến từ các thị trường như Việt Nam và Malaysia (cùng tăng 27%). Trong khi Thái Lan và Indonesia có mức tăng trưởng một con số ở mức thấp, thị trường Singapore không thay đổi.

Theo báo cáo người Việt chi 1,4 tỷ USD trong năm qua để đặt đồ ăn online. Các nền tảng chủ yếu được người dùng Việt Nam yêu thích tìm đến khi mua đồ ăn trực tuyến gồm Grab (47% thị phần), ShopeeFood (45%), Baemin 5% và Gojek chiếm 3%.

Báo cáo mới đây của Grab cũng chỉ ra xu hướng đặt đồ ăn online của người Việt đang tăng lên, đặc biệt sau thời gian dịch bệnh. Ở Việt Nam, 9 trên 10 (91%) người dùng được Grab khảo sát cho biết họ đang sử dụng ứng dụng giao đồ ăn để khám phá các nhà hàng và cửa hàng mới mà họ chưa từng thử qua trước đây.

Advertisement

Các ứng dụng giao đồ ăn hiện cũng là cách phổ biến nhất để người dùng tại Đông Nam Á khám phá các hàng quán mới, vượt qua cả các blog ẩm thực, sự giới thiệu từ gia đình, bạn bè, hay các nền tảng mạng xã hội.

Momentum Works cho biết thị trường giao đồ ăn lớn nhất khu vực vẫn là Indonesia với 4,6 tỷ USD tổng giá trị giao dịch. Có quy mô lớn thứ hai là Thái Lan (3,7 tỷ USD), trong khi Singapore và Philippines đều đạt 2,5 tỷ USD tổng giá trị giao dịch trên các nền tảng đặt đồ ăn online.

Tính đến cuối năm ngoái, Grab gần như đứng đầu thị phần giao đồ ăn tại các thị trường trong khu vực Đông Nam Á, chiếm 55% tương đương 9,4 tỷ USD tổng giá trị giao dịch (GMV), tăng gần 7% so với năm trước.

Báo cáo chỉ ra với áp lực liên tục phải đạt được lợi nhuận bền vững, hầu hết các nền tảng giao đồ ăn đã tiếp tục hạn chế chính sách trợ giá và áp dụng các chiến lược khác biệt để cạnh tranh.

Advertisement

“Với nhu cầu F&B tăng mạnh, tỷ lệ thâm nhập dịch vụ giao đồ ăn thấp, các nền tảng giao đồ ăn trong khu vực có rất nhiều dư địa để phát triển. Trong khi tập trung vào năng lực cốt lõi của mình, những công ty dẫn đầu cũng cần để mắt đến những thay đổi tiềm năng của thị trường và những thách thức mới nổi“, ông Jianggan Li, Giám đốc điều hành, đồng thời là Người sáng lập Momentum Works cho biết.

5 xu hướng nổi bật của thị trường giao đồ ăn năm 2023.

Thứ nhất, các thương hiệu F&B cao cấp phải đối mặt với nhiều thách thức mặc dù chi tiêu cho F&B đang phục hồi trong khu vựcChi tiêu F&B tại Đông Nam Á cuối cùng đã phục hồi và vượt qua mức trước đại dịch (125,2 tỷ USD vào năm 2023 so với 115,7 tỷ USD vào năm 2019).

Tuy nhiên, nhiều thương hiệu cao cấp (đặc biệt là ở Singapore) nhận thấy năm nay khó khăn hơn năm 2022, nhiều thương hiệu phải dùng đến các biện pháp cắt giảm chi phí trong bối cảnh bất ổn vĩ mô và lạm phát, điều này có thể làm tăng độ nhạy cảm về giá của những thực khách thuộc tầng lớp trung lưu.

Thứ hai, sự gia nhập hàng loạt của các thương hiệu F&B Trung Quốc khiến cạnh tranh ngày càng gay gắtNăm 2023 chứng kiến sự gia nhập và mở rộng nhanh chóng của các thương hiệu F&B Trung Quốc vào Đông Nam Á.

Advertisement

Xu hướng này được minh chứng bởi 30 cửa hàng của Luckin Coffee ở Singapore và gần 4.000 cửa hàng của Mixue trên khắp Đông Nam Á. Họ đã áp dụng kinh nghiệm của mình vào việc vận hành cửa hàng, marketing, vận hành và quản lý nhượng quyền thương mại.

Thứ ba, những công ty lớn đã đạt được một số kết quả kinh doanh tích cực. Hầu hết các nền tảng chính đã đạt được hoặc đang trên đà đạt được mức hòa vốn EBITDA điều chỉnh, với một số mục tiêu là đạt được dòng tiền tự do dương vào năm 2024.

Tuy nhiên, như kinh nghiệm của Meituan và Uber đã cho thấy các nền tảng cần liên tục cân bằng giữa tăng trưởng với lợi nhuận bền vững.

Thứ 4, các công ty giao đồ ăn tiếp tục cho thấy sự khác biệt về chiến lược, tận dụng quảng cáo để mở rộng doanh thuNhững công ty giao đồ ăn lớn đã tiếp tục tận dụng các sản phẩm quảng cáo để thu hút nhiều khoản đầu tư hơn phía người bán.

Advertisement

Các nền tảng đang mở rộng danh mục sản phẩm quảng cáo của mình để đáp ứng nhu cầu riêng biệt của nhiều thương hiệu khác nhau, bao gồm các chuỗi F&B lớn, các cửa hàng F&B nhỏ và các thương hiệu tiêu dùng nhanh FMCG.

Cuối cùng, cơ hội tăng trưởng cơ sở người dùng và tối ưu hóa hoạt động trong khu vựcGrab, công ty hàng đầu Đông Nam Á, chỉ có 5% trong tổng số 600 triệu người trong khu vực là khách hàng thường xuyên mỗi tháng.

Trong bối cảnh nhiều người dùng chưa được tiếp cận dịch vụ, việc mở rộng sang các thành phố nhỏ hơn và phục vụ khách du lịch được dự báo sẽ mang lại cơ hội tăng trưởng hơn nữa cho các nền tảng giao đồ ăn. Các nền tảng cũng có thể và nên liên tục tối ưu hóa hoạt động để giảm chi phí, đồng thời giúp gia tăng lợi nhuận.

Special Offer từ MarketingTrips:

Advertisement
  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement