Skip to main content

Thực hành ESG là chiến lược tất yếu của thương hiệu trong bối cảnh mới

26 Tháng Chín, 2022

Đối với Vinamilk, PNJ hay nhiều doanh nghiệp khác, thực hành ESG xuất phát từ những việc đơn giản là tuân thủ pháp luật, thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, với đất nước.

Thực hành ESG là chiến lược tất yếu của thương hiệu
Thực hành ESG là chiến lược tất yếu của thương hiệu

Là doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường sữa, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) cũng được biết đến như lá cờ đầu trong công cuộc phát triển bền vững, tuân thủ các chuẩn mực của tiêu chuẩn ESG (môi trường – xã hội – quản trị).

Theo ông Lê Thành Liêm, Giám đốc điều hành tài chính của Vinamilk, cho biết, doanh nghiệp này đã thực hiện những chuyển đổi theo hướng bền vững, thực hành ESG từ cách đây khoảng 20 năm, thời điểm nền kinh tế bắt đầu hội nhập.

Những bước chuyển đổi ban đầu đó đơn giản chỉ là xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các nhà máy sản xuất sữa, rồi hợp tác với chính quyền để đóng góp cho xã hội, điển hình như Quỹ sữa Vươn cao.

Advertisement

Đến khi Vinamilk cổ phần hóa năm 2003 và niêm yết năm 2006, cũng là lúc Vinamilk thay đổi cách thức vận hành từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty đại chúng và xây dựng những nguyên tắc hoạt động của hội đồng quản trị, trong đó bao hàm những yếu tố cốt lõi nhất của tiêu chí quản trị trong ESG.

Ông Liêm lấy ví dụ như việc quy trình hóa hoạt động. Tính đến nay, khoảng 95 – 97% hoạt động của doanh nghiệp được Vinamilk “đóng gói” thành các quy trình, lưu trữ trên hệ thống để bất cứ ai cũng có thể truy cập.

“Khi đó, chúng tôi chỉ nghĩ rằng mình đang thực hiện những trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước đối với đất nước, với cộng đồng, hay thậm chí là “sợ” bị thanh tra, kiểm tra chứ chưa biết gì đến phát triển bền vững hay ESG”, ông Liêm trao đổi tại Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2022.

Đến năm 2012, theo yêu cầu của ban lãnh đạo, Vinamilk chính thức làm việc với các đơn vị tư vấn để xây dựng báo cáo phát triển bền vững theo chuẩn mực ESG, có sự kiểm chứng của một công ty kiểm toán hàng đầu thế giới hoạt động tại Việt Nam để đảm bảo tính minh bạch.

Advertisement

Tính đến năm 2021, tức là sau gần 10 năm thực hiện báo cáo ESG, đến nay, báo cáo của Vinamilk được đánh giá 93 điểm, tức là cao hơn khoảng 50 điểm so với điểm trung bình của doanh nghiệp Việt Nam.

Khởi sự kinh doanh từ một cửa hàng trực thuộc UBND quận Phú Nhuận năm 1988, quá trình hình thành và phát triển của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhận (PNJ) cũng gắn liền với thực hành những giá trị bền vững.

Bà Trần Phương Ngọc Thảo, Trưởng ban ESG – HĐQT PNJ, cho biết, việc theo đuổi phát triển bền vững và thực hành chuẩn mực ESG của PNJ đến một cách rất “tự nhiên” rồi trở thành truyền thống, được thể hiện ngay trong giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là “đồng hành cùng phát triển”.

Cái sự “tự nhiên”, theo bà Thảo, tức là PNJ không dành quá nhiều thời gian để trả lời câu hỏi “tại sao phải phát triển bền vững”. Chuẩn mực ESG được thực hành như trách nhiệm và như “DNA của doanh nghiệp”.

Advertisement

Bà Thảo cho biết, PNJ quan niệm ESG là khung quản trị doanh nghiệp mang tính hoàn chỉnh và toàn diện, bao trùm tất cả các vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp có thể thực hiện ESG theo các mức độ, từ tuân thủ, cải thiện để làm tốt hơn cho đến tập trung đầu tư vào để tạo tác động cộng hưởng.

Đến năm 2022, PNJ mới chính thức thực hiện quyết tâm “nâng tầm” hoạt động ESG của công ty, thông qua việc thành lập tiểu ban ESG trực thuộc HĐQT, do bà Thảo là người phụ trách.

Trước đó, vào năm 2021, PNJ chuyển đổi mô hình quản trị rủi ro theo mô hình 3 tuyến phòng vệ. Triển khai song song giúp doanh nghiệp này nhận ra nhiều điểm tương đồng giữa quản trị rủi ro với thực hành ESG, từ đó lên kế hoạch rà soát, bổ trợ lẫn nhau để đạt được các mục tiêu đề ra.

Advertisement

Nhận xét về quá trình tiếp cận và thực hành ESG của doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoàng Hải, Trưởng ban quan hệ đối tác, Ban thư ký Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), cho biết, ngoài một số doanh nghiệp đa quốc gia, đa phần doanh nghiệp Việt Nam đều rất mơ hồ về khái niệm ESG.

Tuy vậy, giống như câu chuyện của Vinamilk và PNJ, doanh nghiệp Việt Nam vẫn tự nguyện và cố gắng thực hiện những hành động hướng đến phát triển bền vững, như một điều tất yếu và nằm trong giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Mãi đến tận những năm gần đây, khi khái niệm ESG trở nên phổ biến hơn, cộng đồng doanh nghiệp mới hiểu được “thì ra chúng ta đã thực hành ESG từ rất lâu rồi”.

Ông Hải cho biết, đây cũng là cách thức tiếp cận của VBCSD khi xây dựng và ban hành bộ chỉ số phát triển bền vững CSI dành cho doanh nghiệp.

Advertisement

Cụ thể, bộ chỉ số CSI được “thai nghén” qua chính tình hình thực tiễn của doanh nghiệp, được Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) – đơn vị đại diện cho doanh nghiệp Việt – thu thập, nắm bắt trong suốt một thời gian dài.

Đến khi được ban hành, VBCSD mới rà soát lại và nhận ra những điểm tương đồng giữa các nội dung trong bộ chỉ số CSI với yêu cầu và chuẩn mực của tiêu chuẩn ESG.

Như vậy, có thể nói, thực hành ESG chính là thực hành những yếu tố mang tính cốt của doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh, ESG là tất yếu và là điều kiện không thể thiếu để doanh nghiệp trường tồn và phát triển.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ngành Bia Rượu: Doanh thu của Sabeco rớt thảm xuống mức thấp nhất 7 năm

16 Tháng Hai, 2024
ThaiBev từng chi khoảng 110.000 tỷ đồng (gần 5 tỷ USD) để sở hữu cổ phần chi phối tại Sabeco, tươ…
Advertisement