Skip to main content

Tổng hợp các thuật ngữ về Content Marketing cho Marketers

5 Tháng Tư, 2020

Dù bạn đang làm việc trong lĩnh vực marketing hay content marketing, tổng hợp các thuật ngữ về Content Marketing dưới đây sẽ vô cùng hữu ích.

các thuật ngữ về Content Marketing
Tổng hợp các thuật ngữ về Content Marketing mà một Marketer cần biết

Riêng với Marketing nói chung và content marketing nói riêng thì những thuật ngữ đôi khi không chỉ được dịch theo nghĩa đen mà còn được dịch theo nghĩa bóng hoặc theo ngữ cảnh (Contextual).

Dưới đây là tổng hợp các thuật ngữ về Content Marketing mà một Marketer nên biết.

1. Content Marketing.

Content Marketing hay tiếp thị nội dung dùng để chỉ một chiến lược hoặc chiến thuật (tactic) tiếp thị hay marketing của doanh nghiệp, cũng như nhiều chiến thuật khác như: SEO, PPC, Social Media…

Advertisement

Tuỳ vào mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp ở từng giai đoạn mà doanh nghiệp chọn những chiến thuật linh hoạt và phù hợp.

Nhìn vào cụm từ chúng ta cũng có thể thấy Content Marketing có 2 phần là Content và Marketing. Dùng Content hay nội dung để làm tiếp thị hay Marketing. Nội dung ở đây được hiểu có 4 loại chính là: Video, Hình ảnh, văn bản (Textual) và infographics.

Xem thêm: Content Marketing là gì? Làm Content Marketing là làm gì?

2. Big Idea

Big Idea hay ý tưởng lớn là “huyết mạch” để bạn bắt đầu một chiến lược Content Marketing. Nó là phần đầu tiên của một bản chiến lược hoặc chiến thuật Content Marketing tổng thể.

Advertisement

Big Idea thường được “lấy cảm hứng” từ Brand Strategy (Chiến lược thương hiệu) hoặc Marketing Strategy (Chiến lược Marketing) của sản phẩm hay nhãn hàng trong một thời kì nhất định.

Chúng ta có thể hình dung Big Idea qua một ví dụ đơn giản như: Nhãn hàng Strongbow đang cần một chiến lược định vị tổng thể để xây dựng mối liên hệ của nhãn hàng với giới trẻ chẳng hạn, Big Idea khi này có thể là “Chill” – Một xu hướng (Trends) của giới trẻ dùng để chỉ một cảm xúc trải nghiệm thú vị.

Xem thêm: Big Idea là gì? Tìm kiếm và phát triển Big Idea

3. Content Strategy.

Advertisement

Content Strategy (còn được hiểu là chiến lược nội dung) đây là việc đưa ra những định hướng, nguyên tắc, cách thức, nền tảng, chiến thuật,.. để từ đó xây dựng nội dung cho các kênh tiếp thị.

Chiến lược nội dung thường gắn liền với các yêu cầu của Brand trong từng giai đoạn cụ thể, Chẳng hạn nếu mục tiêu của Brand là Brand Awareness thì chiến lược nội dung sẽ khác hoàn toàn với chiến lược nội dung cho mục tiêu của Brand là Brand Love…

Chiến lược nội dung hiệu quả phải được xây dựng dựa trên 4 yếu tố chính: sản phẩm hay brand, đối thủ, khách hàng và thị trường.

4. Content Direction.

Một thuật ngữ tiếp theo được sử dụng phổ biến trong Content Marketing đó là Content Direction.

Advertisement

Content Direction là định hướng nội dung, phần này là phần triển khai ý từ Big Idea hay Content Strategy ở các phần trước. Ở từng phân đoạn khác nhau Content Direction có thể có nội dung cụ thể khác nhau.

Chẳng hạn nếu xây dựng chiến lược nội dung theo hành trình mua hàng (Customer Journey) thì Content Direction có thể được phân thành các định hướng như: Content Direction để xây dựng độ nhận biết, Content Direction để xây dựng xây dựng hành động của khách hàng…

5. Content Description.

Content Description là mô tả nội dung. Từ các Idea và direction, người làm Content Marketing cần “làm rõ” một cách tương đối về các ý tưởng và hướng đi đó.

Chẳng hạn quay lại ví dụ về “Chill”, cái bạn cần làm là mô tả “Chill” như thế nào, bạn mời KOL quay một cái Viral Video chẳng hạn…

Advertisement

6. Content Hypothesis.

Content Hypothesis là giả thuyết nội dung. Một nội dung bạn đưa ra cần được liệt kê các giả thuyết để làm cho các nội dung có tính thuyết phục.

Ví dụ: Bạn giả thuyết là người dùng sẽ chụp một tấm hình “Chill” rồi post lên facebook sau khi xem Viral Clip mà bạn đã làm chẳng hạn.

7. Content Curation.

Đây là quy trình xác định, thu thập các nội dung có liên quan đến một chủ để hoặc một lĩnh vực cụ thể. Dịch vụ hoặc người thực thi Content Curation được gọi là Curator.

Xem thêm: Content là gì? Các lý thuyết về Content trong Marketing

Advertisement

8. Editor.

Editor chính là các biên tập viên, đây là người có quyền đưa lên những nội dung vào nhiều kênh khác nhau thông qua những quy định, nguyên tắc cho trước. (Không phải chịu bất kỳ sự kiểm duyệt nào khi đưa ra nội dung).

9. Curator.

Đóng vai trò tìm kiếm, chắt lọc những nội dung tốt cho những chủ đề được yêu cầu và đưa chúng tới độc giả.

10. Nurture.

Nurtune cũng là một thuật ngữ khá phổ biến trong Content Marketing. Là công đoạn gợi ý, Nurture cung cấp tất cả những thông tin mà khách hàng tiềm năng đang kiếm tìm ở những giai đoạn trước khi thực hiện mua, bán sản phẩm hoặc dịch vụ.

11. Persona

Persona là một bản liệt kê các thông tin như độ tuổi, sở thích, nhu cầu, tính cách, nhân chủng, thu nhập và các hành vi tiêu dùng của các nhóm khách hàng khác nhau.

Advertisement

Một Persona thưởng đại diện cho một nhóm khách hàng cụ thể như: Persona của nhóm mua BĐS để đầu tư chẳng hạn, sẽ liệt kê tất tần tật về việc xác định “họ là ai”.

12. Buyer hay Customer Journey.

Buyer hay Customer Journey là hành trình mua hàng. Tuỳ thuộc vào ngành hàng, thị trường…mà hành trình mua hàng thường khác nhau ở từng ngành hoặc sản phẩm.

Với Content Marketing, việc nghiên cứu hành trình mua hàng cho phép người làm Content hiểu và đáp ứng “nhu cầu” nội dung phù hợp ở từng giai đoạn.

Nghiên cứu từ khoá là một trong những biện pháp giúp người làm nôi dung hiểu được khách hàng trong hành trình mua hàng.

Advertisement

13. Content Map.

Đây chính là một kho nội dung đáp ứng được các nhu cầu nội dung tại cả một quá trình Customer Journey.

Xem thêm: Content Mapping là gì? Cách xây dựng Content Map

14. Editorial Calendar.

Đây chính là lịch trình của các nội dung đang được xuất bản theo chủ đề tại những kênh khác nhau với từng nhóm persona riêng biệt.

15. Editorial Guidelines.

Là các yêu cầu về thể loại, phong cách, chủ đề nội dung đối với từng kênh khi thực hiện xuất bản thông tin.

Advertisement

16. Channel Manager.

Chính là nhóm người chia sẻ, phát tán các nội dung nhất định trên các kênh cố định như G+, Zalo, Facebook,…

17. Response Manager.

Vai trò của nhóm người này chính là lắng nghe, theo dõi, quan sát các tương tác trên mạng xã hội, thực hiện một vài quyền hành nhất định để đại diện cho công ty đưa ra các tương tác như trả lời, bình luận,…

18. CopyWriting.

Copywriter là khái niệm đề cập những người nắm bắt vai trò sản xuất nội dung sáng tạo (gồm có Chữ, văn bản, hình ảnh, âm thanh…).

Tất cả những hoạt động Copywriting đều phục vụ cho việc xây dựng thương hiệu, quảng cáo, truyền thông sản phẩm/dịch vụ… trong những chiến dịch marketing tại doanh nghiệp.

Advertisement

Họ cũng là những người nắm giữ vị trí quan trọng bậc nhất, bởi chỉ có nội dung thu hút, sáng tạo thì mới truyền đạt được thông điệp chính xác tới nhóm khách hàng mục tiêu. Từ đó mới tạo dựng được niềm tin và kích thích họ hành động.

Lấy ngôn từ làm vũ khí, Copywriter còn phải làm công việc tương tác để tạo niềm tin, lòng trung từ khách hàng với doanh nghiệp.

19. Content Shock.

Đây chính là sự bùng nổ content bởi hiện nay hoạt động content marketing ngày càng phổ biến và xuất hiện tràn ngập. Việc làm cho nội dung của bạn được khác biệt và gây sự chú ý có lẽ là điều được ưu tiên hàng đầu.

20. Cornerstone Content.

Đây được hiệu là nội dung nền tảng, nó gồm những thông tin cơ bản, quan trọng, không thể thiếu trong các trang web để trả lời được các câu hỏi phổ biến, làm sáng tỏ vấn đề, hoặc bao gồm tất cả những yêu cầu cần thiết.

Advertisement

Ở từng trang nội dung nền tảng thì sẽ cần có một trang chủ gồm những nội dung liên quan. Tại đây có những nhóm thông tin cần thiết, cơ bản và không thể thiếu.

21. Keyword.

Đây chính là thuật ngữ dùng để xác định nội dung trên một website. Keyword sẽ xuất hiện ở tiêu đề chính, phụ, đồng thời được lặp nhiều lần trong 1 bài viết. Từ khóa thường sẽ được xác định cụ thể trong khâu quản lý nội dung.

Từ khoá sẽ được tìm kiếm và xây dựng thông qua các công cụ để tạo nên chủ đề cho 1 trang web cụ thể. Nó càng phát huy được hiệu quả tối đa khi viết trang văn bản.

Công cụ tìm kiếm sẽ không thể xác định hay tìm kiếm được nội dung cho tệp video, âm thanh, nên việc tìm kiếm từ khóa sẽ đóng vai trò nền tảng, quan trọng nhất khi sản xuất ra nội dung cho độc giả.

Advertisement

22. Link Building.

Không chỉ là thuật ngữ phổ biến trong SEO, Link Building cũng khá thông dụng với những ai làm việc trong lĩnh vực Content Marketing.

Link Building đề cập đến xây dựng liên kết giữa những nội dung trực tuyến. Thông qua Link Building, các công cụ tìm kiếm sẽ có thể thu thập được thông tin và tìm kiếm chính xác nội dung cần viết ở web. Đây cũng là loại tiền tệ của người viết nội dung.

Nên nhớ càng có nhiều liên kết chất lượng hướng tới 1 trang thì trang đó càng có thứ hạng cao trên google.

23. Backlink.

Backlink hay Backlinks trong tiếng Việt có nghĩa là liên kết ngược, khái niệm đề cập đến các liên kết (Link) được trỏ từ một trang (webpage) tới các trang hay website khác nhau.

Advertisement

Backlink được coi là một trong số các chỉ số quan trọng được sử dụng để đánh giá mức độ phổ biến của một website nhất định.

Backlink là 1 trong các KPIs phổ biến với người làm Content Marketing và SEO.

24. Blogging.

Chính là nơi xuất bản nội dung, bạn cũng có thể hiểu đơn giản từ “blog” từ được viết ngắn đi của “weblog”, nó là sự kết hợp hoàn hảo của “web” và “log”.

Vào những năm 1990, viết blog thường viết giống như nhật ký. Tuy nhiên sang tới năm 2000 thì hoạt động này đã phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều để thống trị xuất bản trực tuyến.

Advertisement

25. Infographics.

Thuật ngữ phổ biến cuối cùng về Content Marketing mà bạn cũng không thể bỏ qua đó là Infographics hay Đồ hoạ thông tin.

Infographics là một loại áp phích kỹ thuật số gồm có rất nhiều thông tin như sự việc, hình ảnh, font chữ đẹp, hấp dẫn và bắt mắt. Đồng thời nó cũng có rất nhiều loại.

Infographics nếu có sự kết hợp hoàn hảo giữa văn bản và hình ảnh thì có thể đạt được hiệu quả tối đa khi truyền đạt một sự kiện có liên quan tới chủ để nhất định.

Phần lớn các nghiên cứu hiện nay đều chúng minh rằng, nếu các doanh nghiệp sử dụng infographics thì số lượng người truy cập sẽ tăng gấp 12% so với việc không sử dụng.

Advertisement

Nói một cách dễ hiểu, khi dùng infographic sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn so với một bài viết chỉ có toàn chữ là chữ (Textual).

Tuy nhiên để sở hữu một infographics tốt thì chắc chắn người làm sẽ cần phải đầu tư rất nhiều thời gian công sức.

Do đó, hãy làm thật kỹ nó ngay từ ban đầu, cần biến infographics thành một sản phẩm đẹp và ấn tượng cực mạnh. Và chắc chắn đối tượng bạn đang hướng tới sẽ yêu thích.

Kết luận.

Hy vọng với những thuật ngữ tương đối phổ biến nói trên về content marketing, bạn sẽ có những góc nhìn chuyên nghiệp hơn trong ngành nghề của mình.

Advertisement

Xem thêm: Content là gì? Các lý thuyết về Content trong Marketing

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh – MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement

Advertisement