Skip to main content

Top 3 yếu tố Google sử dụng để xếp hạng tìm kiếm

20 Tháng Mười, 2023

Trong khi Google sử dụng nhiều yếu tố khác nhau để xếp hạng các website trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs), đây là 3 yếu tố quan trọng nhất mà Google sử dụng để xếp hạng tìm kiếm. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu.

Top 3 yếu tố Google sử dụng để xếp hạng tìm kiếm
Top 3 yếu tố Google sử dụng để xếp hạng tìm kiếm

Đối với những người làm Marketing nói chung và SEO nói riêng, dường như ai cũng có thể hiểu rằng vốn dĩ không tồn tại một danh sách cụ thể (ít nhất là được Google chia sẻ) bao gồm các yếu tố mà Google áp dụng vào thuật toán của mình để xếp hạng nội dung của các website trên công cụ tìm kiếm.

Cũng tương tự như vậy, sẽ không có bất cứ một công thức chung nào có thể được áp dụng và có được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Trong từng bối cảnh và tính huống khác nhau, Google xếp hạng theo những cách khác nhau.

Nếu như trước đây, người làm SEO có thể “thao túng” một cách đơn giản các công cụ tìm kiếm ví dụ như thông qua việc nhồi nhét từ khoá hay mua bán các liên kết (backlink), mọi chiến thuật này giờ đây dường như vô tác dụng, thậm chí là còn có tác dụng ngược khi website bị liệt kê vào “danh sách đen” (Blacklist) của công cụ tìm kiếm.

Advertisement

Đối với những ai hiểu về công cụ tìm kiếm, họ biết càng nhiều thì càng nhận ra rằng họ biết rất ít. Tuy nhiên, dù cho việc hiểu hết về công cụ tìm kiếm là không thể, vẫn tồn tại thứ được gọi là các tín hiệu chính mà các công cụ tìm kiếm như Google coi là quan trọng đối với việc xếp hạng.

Giai thoại về “200 yếu tố xếp hạng tìm kiếm của Google”.

Trước khi liệt kê các yếu tố và tín hiệu quan trọng mà Google sử dụng để xếp hạng các website trên trang kết quả tìm kiếm, có thể bạn cần biết đến danh sách gồm 200 yếu tố xếp hạng tìm kiếm của Google.

Nếu bạn tìm kiếm các từ khoá (Keyword) liên quan đến chủ đề này, hẳn là sẽ có vô số thứ mà bạn có thể tham khảo. Ý tưởng là Google sử dụng một danh sách dài gồm nhiều yếu tố phức tạp để tính toán đến khả năng xếp hạng, thuật toán xếp hạng tìm kiếm của Google theo đó dường như là “cỗ máy bất khả xâm phạm”.

Trên thực tế, không tồn tại thực sự một danh sách chi tiết bao gồm các yếu tố này được công bố. Dù vậy, số lượng các yếu tố được sử dụng để xếp hạng sẽ là rất nhiều.

Advertisement

Yandex tiết lộ một số thông tin thú vị về các yếu tố xếp hạng tìm kiếm.

Vào đầu năm 2023, một tài liệu rò rỉ cho thấy công cụ tìm kiếm Yandex sử dụng khoảng 690 yếu tố xếp hạng khác nhau.

Trong một cuộc trò chuyện trực tiếp, Dan Taylor, một chuyên gia về công cụ tìm kiếm của Nga, cho biết cả Yandex và Google đều có một số điểm tương đồng trong cách lập chỉ mục (Index) và xếp hạng các trang web:

“Cả hai đều dựa trên các điểm dữ liệu cụ thể; nội dung trên trang, liên kết, thẻ siêu dữ liệu (metadata), tính thân thiện với thiết bị di động (mobile-friendliness), chất lượng tương tác của người dùng hay hành vi của người dùng với website.”

Điều này có nghĩa là, cơ chế xếp hạng tìm kiếm của Google cũng có thể hoạt động tương tự như của Yandex.

Advertisement

3 yếu tố xếp hạng chính mà mọi Marketer hay SEOer nên tập trung vào.

Bỏ qua các yếu tố gian lận hay thủ thuật (Black Hat SEO và Grey Hat SEO), dưới đây là các yếu tố chính mà Google sử dụng để xếp hạng các website trên trang kết quả tìm kiếm.

1. Nội dung chất lượng cao.

Giai đoạn đầu tiên của việc xếp hạng là hiểu các truy vấn hay từ khoá tìm kiếm của người dùng. Giai đoạn thứ hai là khớp các truy vấn này với nội dung trên trang.

Xét từ cách thức hoạt động của công cụ tìm kiếm là: “Hệ thống của chúng tôi phân tích nội dung để đánh giá xem nội dung đó có chứa những thông tin có thể liên quan đến nội dung người dùng đang tìm kiếm hay không.”

Miễn là website đủ tốt về mặt kỹ thuật để được thu thập thông tin và hiển thị, nội dung chất lượng cao sẽ tiếp tục là yếu tố xếp hạng hàng đầu.

Advertisement

Nội dung (Content) không chỉ là chìa khóa để xếp hạng mà còn là yếu tố quyết định đến trải nghiệm người dùng và chuyển đổi bán hàng.

“Không có nội dung thì hiển nhiên website không thể xếp hạng được. Mỗi website sẽ có các yếu tố khác biệt được coi là yếu tố xếp hạng quan trọng.”

Tới đây, có lẽ nhiều bạn sẽ thắc mắc, vậy rốt cuộc thì nội dung chất lượng cao là gì?

Giải thích một cách ngắn gọi, nội dung chất lượng cao được định nghĩa là nội dung tuân theo các tín hiệu E-E-A-T của công cụ tìm kiếm:

Advertisement
  • E (Experience): Kinh nghiệm.
  • E (Expertise): Chuyên môn.
  • A (Authoritativeness): Tính có thẩm quyền.
  • T (Trustworthiness): Đáng tin cậy.

Các từ khoá và câu từ được sử dụng trên trang theo đó là một phần của nội dung.

Như Google nói: “Tín hiệu cơ bản nhất cho thấy thông tin trên website có liên quan đó là khi nội dung chứa các từ khóa giống với truy vấn tìm kiếm của người dùng.”

Với các công cụ tìm kiếm như Google, hệ thống máy học đã được phát triển như là một phần của động thái hướng tới việc phân tích cú pháp của các truy vấn bằng ngôn ngữ tự nhiên.

Google có thể hiểu được sự khác biệt giữa hành vi “gian lận” liên quan đến một người không trung thực và cũng là “gian lận” nhưng là trong cách một ai đó đang tìm cách đánh lừa hệ thống. Rõ ràng cùng là “gian lận”, nhưng ngữ nghĩa của nó thì lại hoàn toàn khác nhau.

Advertisement

Nếu bạn tìm kiếm một từ khoá sai chính tả, Google cũng sẽ hiển thị kết quả cho những từ khoá viết đúng chính tả.

Liên quan đến vấn đề về nội dung, dưới đây các hệ thống có tác động nhiều nhất đến cách nội dung được xếp hạng.

Hệ thống nội dung hữu ích.

Được ra mắt lần đầu vào năm 2022, hệ thống nội dung hữu ích hay còn được gọi là thuật toán nội dung hữu ích (Google Helpful Content) của Google tập trung vào việc cung cấp những nội dung tốt nhất cho người dùng.

Mục tiêu của Google là đề xuất những nội dung chất lượng cao, mang lại trải nghiệm tốt cho người đọc, và cũng là mang lại các đánh giá tốt cho công cụ tìm kiếm từ góc độ người dùng.

Advertisement

Hệ thống nội dung hữu ích cũng được Google liên tục cập nhật bạn có thể xem thêm tại: Google Helpful Content Update.

RankBrain.

Được ra mắt vào năm 2015, RankBrain là một trong những hệ thống máy học của Google có thể kết nối các từ (Word) với các khái niệm (concept) và giúp Google hiểu được mục đích thực sự của các truy vấn tìm kiếm (Search Intent).

Trước RankBrain, Google không thể hiểu các từ đồng nghĩa và do đó sẽ trả về theo cách hiểu nghĩa đen của một từ.

Ví dụ: nếu bạn tìm kiếm “pziza” – trừ khi có một trang có lỗi chính tả cụ thể đó, bạn có thể phải thực hiện lại tìm kiếm của mình với cách viết đúng. Tuy nhiên giờ đây, với công nghệ học máy nâng cao, hệ thống của Google có thể nhận ra nếu một từ nào đó có vẻ không đúng (và Google cũng sẽ đề xuất chỉnh sửa).

Advertisement

BERT.

Vào năm 2018, BERT được xem là hệ thống đã tạo ra làn sóng mới trong ngành SEO như là một bản cập nhật quan trọng cho Google.

Hệ thống BERT hiểu được cách kết hợp giữa các từ có thể có ý nghĩa khác nhau, đặc biệt là các từ dừng (stop word). Điều này làm cho ngay cả cái gọi là từ dừng cũng có liên quan đến hành vi tìm kiếm khi chúng đóng góp trực tiếp vào ý nghĩa của các từ khoá.

BERT là một bước thay đổi lớn trong việc hiểu được ngôn ngữ tự nhiên, giúp Google hiểu cách kết hợp các từ thể hiện ý nghĩa và ý định tìm kiếm khác nhau.

Mô hình đồng nhất đa nhiệm (MUM).

Vào năm 2021, tại sự kiện Google IO, MUM đã được công bố là một hệ thống có thể đưa mọi thứ tiến thêm một bước mới bằng cách sử dụng đa phương thức (multimodal), cho phép Google lấy thông tin từ văn bản, hình ảnh và có thể cả video.

Advertisement

Google tuyên bố: “Với MUM, chúng tôi sẽ bắt đầu chuyển từ việc hiểu ngôn ngữ nâng cao sang sự hiểu biết dựa trên nguồn thông tin đa sắc tháo của thế giới… MUM vừa có khả năng hiểu ngôn ngữ, vừa tạo ra ngôn ngữ.”

Mức độ mới mẻ của nội dung.

Caffeine (Google Caffeine) được giới thiệu vào năm 2010 và cũng là một bước tiến quan trọng trong việc làm mới lại việc lập chỉ mục (Index) vài tuần một lần. Mục đích của Google đối với Caffein là “phân tích website theo từng phần nhỏ và cập nhật chỉ mục tìm kiếm một cách liên tục.”

Theo Google, nội dung mới không được áp dụng trên tất cả các trang của website. Nó phụ thuộc vào từ khoá và quan trọng hơn là đối với một số từ khoá cụ thể mang tính cập nhật ví dụ như tình hình thời tiết hay giá cổ phiếu của một mã cổ phiếu nào đó.

Cá nhân hóa & tính địa phương.

Ngoài các yếu tố xếp hạng tìm kiếm nói trên, Google cũng có tính đến lịch sử tìm kiếm của người dùng và vị trí của người dùng để từ đó đề xuất các website hay trang phù hợp.

Advertisement

Ví dụ: các từ khoá như “quán cà phê ngon nhất” được coi là sẽ phụ thuộc vào vị trí và do đó kết quả xếp hạng sẽ phụ thuộc vào vị trí bản đồ của người dùng. Một số từ khoá về sản phẩm được cung cấp theo vị trí cũng sẽ nhận được các nội dung dựa trên yếu tố địa phương.

Điều này có nghĩa là, kết quả cho cùng một từ khoá có thể khác nhau trên mỗi thiết bị và việc hiểu được động lực mà người dùng có thể có ở từng giai đoạn nhất định trong hành trình khám phá (Customer Journey) của họ sẽ tạo ra nhiều sự khác biệt về kết quả nào sẽ được cung cấp trong trang kết quả tìm kiếm.

E-E-A-T không phải là yếu tố xếp hạng nhưng lại quan trọng.

E-E-A-T, như đã phân tích ở trên, là một phần của Nguyên tắc xếp hạng tìm kiếm chất lượng của Google và không hẳn là một yếu tố xếp hạng nhưng nó là một nguyên tắc quan trọng.

E-E-A-T được tạo thành từ một loạt các tín hiệu tinh chỉnh nhằm nhấn mạnh rằng Google đang cố gắng để mang lại những trải nghiệm người dùng tốt nhất và chống lại mọi thông tin được cho là sai lệch (vô giá trị).

Advertisement

Như đã đề cập ở trên, nội dung chất lượng là một yếu tố xếp hạng quan trọng và E-E-A-T hiển nhiên là thứ khó có thể tách rời. Nói cách khác, bạn không thể tạo ra một nội dung chất lượng nếu bạn không có kiến thức và kinh nghiệm về những thứ bạn đang viết.

2. Trải nghiệm trang.

Như cách Google tuyên bố: “Hệ thống xếp hạng cốt lõi của Google luôn xem xét để khen thưởng cho các nội dung mang lại trải nghiệm trang tốt nhất.”

Trải nghiệm trang được triển khai lần đầu vào năm 2021. Trước đó, Core Web Vitals (CWV) được xem như là một yếu tố xếp hạng quan trọng.

Nói đến trải nghiệm trang, rõ ràng là thương hiệu không thể cung cấp được những sản phẩm và dịch vụ tốt nếu website tải quá lâu, không thân thiện, hoặc nội dung bị che khuất bởi quảng cáo hoặc các rào cản khác.

Advertisement

Trải nghiệm trên Trang sẽ tập trung vào 4 tín hiệu chính bao gồm:

  • HTTPS. (Trình bảo mật có biểu tượng ổ khoá nằm đầu đường dẫn vào website ví dụ https://marketingtrips.com/).
  • Tốc độ tải trang.
  • Thân thiện với thiết bị di động.
  • Các chỉ số quan trọng khác về trang web cốt lõi (CWV).

Trải nghiệm trang mặc dù là yếu tố rất quan trọng nhưng không phải là yếu tố xếp hạng tìm kiếm quan trọng nhất. Trong một số trường hợp, nó không được áp dụng để xếp hạng trừ khi có một website khác tương tự muốn cạnh tranh về thứ hạng.

3. Liên kết (Link).

Yếu tố xếp hạng tìm kiếm quan trọng cuối cùng chính là các liên kết.

Kể từ khi Google ra mắt lần đầu tiên, người làm SEO (Black Hat SEO) đã sử dụng chính các liên kết (backlink) để thao túng thứ hạng tìm kiếm. Và cũng kể từ đó, Google không ngừng tìm cách để chống lại điều này.

Advertisement

Cũng trong những ngày đầu của Google, các liên kết này nhanh chóng trở thành kỹ thuật spam được sử dụng nhiều nhất để thao túng thứ hạng. Phải đến năm 2012, Google mới có bản cập nhật huyền thoại có tên là Penguin với mục tiêu xóa sạch các liên kết chất lượng thấp đồng thời hạ thấp tầm quan trọng của các liên kết kể từ thời điểm này.

Chuyển tiếp đến năm 2023; trong một buổi AMA tại PubCon, đại diện Google cũng nói rằng các liên kết không phải là tín hiệu xếp hạng quan trọng và một website hoàn toàn có thể được xếp hạng mà không cần các liên kết.

Cần lưu ý rằng có nhiều lý do khiến Google hạ thấp tầm quan trọng của liên kết, chẳng hạn như để giảm spam liên kết hoặc cố tình lạm dụng (mua bán) liên kết. Ngược lại, với các liên kết tự nhiên, rõ ràng là nó vẫn chiếm một vị trí quan trọng.

Bên cạnh đó, một trong những lý do khiến các liên kết quan trọng là Google thường tìm thấy các trang bằng cách thu thập dữ liệu và duyệt qua các trang thông qua liên kết.

Advertisement

Đây là lý do tại sao một trang không có liên kết từ bên ngoài (inbound link) hoặc liên kết nội bộ (internal link) lại có thể khó xếp hạng hơn vì Google không tìm thấy nó thông qua các liên kết được sử dụng để thu thập dữ liệu và lập chỉ mục.

Các liên kết nội bộ không chỉ giúp Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục tất cả các trang được liên kết trên website – mà nó còn giúp liên kết các cụm chủ đề (Content Pillar) với nhau, đây là một chiến lược nội dung SEO có giá trị.

Bài học lớn về các yếu tố xếp hạng của Google.

Điều chính cần rút ra từ bài viết này là cách xếp hạng và khả năng hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm không phải là một chiến thuật đơn giản với các yếu tố xếp hạng có sẵn.

Trong tất cả các yếu tố nói trên, mặc dù không có một bộ yếu tố xếp hạng rõ ràng nào mà chắc chắn Google sẽ sử dụng, một số yếu tố và tín hiệu quan trọng ngược lại dường như lại dễ xác định hơn.

Advertisement

Chiến lược thông minh đó là hãy bắt đầu bằng việc thực sự hiểu động lực ẩn sau của Google và cách thức hoạt động của nó. Sau đó, bạn có thể tiếp tục với cách tiếp cận nội dung và chiến lược phát triển cho website của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement

Advertisement