Skip to main content

Một vài chiến thuật Marketing đơn giản mà hiệu quả cho Startups

1 Tháng Năm, 2023

Cùng MarketingTrips tham khảo một số chiến thuật marketing và bán hàng (Sales) tuy đơn giản nhưng lại hiệu quả trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng và xây dựng thương hiệu.

Một vài chiến thuật Marketing đơn giản mà hiệu quả cho Startups
Một vài chiến thuật Marketing đơn giản mà hiệu quả cho Startups

Khi nói đến khái niệm marketing, bạn có thể hình dung rằng, trong khi nếu được thực hiện đúng, nó thực sự mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp (và cả khách hàng), ngược lại, nếu hiểu sai và làm sai, nó không chỉ trở thành một khoản lãng phí mà còn thậm chí làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp và thương hiệu.

Dù bạn là người làm marketing hay các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, ở các công ty khởi nghiệp, bạn phải là người đa năng, từ làm marketing, quảng cáo đến bán hàng, bạn đều cần phải hiểu rõ.

Dưới đây là một số chiến thuật marketing và bán hàng đơn giản mà bạn có thể áp dụng trong Startup để bán được nhiều hàng hơn, marketing tốt hơn và lãng phí ít tiền hơn.

Advertisement

1. Hãy bán lợi ích (và đừng so sánh).

Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp còn non trẻ trên thị trường, cách bạn nên làm marketing là làm nổi bật những gì khiến bạn khác biệt.

Bạn có thể làm điều này dựa trên:

  • Khác biệt về chi phí (bạn biết cách định giá sản phẩm tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh trên cùng phân khúc thị trường).
  • Khác biệt về chất lượng (chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của bạn tốt hơn).
  • Khác biệt về giá trị (bạn cung cấp những giá trị tốt hơn).

Tuy nhiên, trong khi bạn có thể nói với ai đó rằng bạn cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ rẻ hơn hoặc hiệu quả hơn sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác, nhưng điều đó không nói lên rằng bạn sẽ cải thiện cuộc sống của khách hàng tốt đến mức nào.

Việc so sánh có thể làm nổi bật những gì bạn cung cấp nhưng hãy nhớ rằng bán hàng luôn là việc bán lợi ích.

2. Lắng nghe khách hàng.

Sam Walton, nhà sáng lập của gã khổng lồ ngành bán lẻ WalMart, bắt đầu đế chế của mình ở vùng nông thôn nước Mỹ.

Advertisement

Từ những ngày đầu thành lập, WalMart được dự báo là sẽ thất bại vì logic đơn giản là với các doanh nghiệp bán lẻ đại trà như WalMart thì khó có thể thành công được ở những vùng nông thôn.

Walton hiểu khách hàng của mình vì ông thường trực tiếp lắng nghe họ. Ông nhận thức được rằng những người sống ở vùng nông thôn và ngoại ô thường mua với số lượng lớn hơn vì họ có gia đình nhiều người hoặc cần nhiều hàng hóa hơn để duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ của họ.

Walton đã lắng nghe khách hàng của mình và kết quả là ông trở thành nhà bán lẻ truyền thống lớn nhất và quyền lực nhất trên thế giới.

3. Marketing sản phẩm ngay trước khi nó sẵn sàng để tung ra thị trường.

Một số doanh nghiệp đợi cho đến khi sản phẩm của họ trở nên hoàn hảo hay đơn giản là vượt qua tất cả các giai đoạn MVP rồi mới thực hiện các hoạt động marketing hoặc xây dựng thương hiệu. Đó có thể là một sai lầm tốn kém. Doanh nghiệp cần bán sản phẩm của họ ngay khi nó sẵn sàng.

Advertisement

Tốt nhất, doanh nghiệp nên thực hiện trước các chiến dịch nâng cao nhận thức về sản phẩm với mục tiêu là để cho khách hàng tiềm năng biết sản phẩm của bạn sắp ra mắt và nó có thể giải quyết được những “nỗi đau” nào cho khách hàng.

Bạn có thể bán những lợi ích của sản phẩm trước khi nó có mặt rộng rãi trên thị trường. Bằng cách này, khi sản phẩm đã sẵn sàng thì khách hàng cũng vậy.

4. Suy nghĩ sáng tạo.

Bối cảnh làm marketing đã không ngừng thay đổi trong những năm gần đây. Với các nền tảng mới như công cụ tìm kiếm hoặc mạng xã hội, các doanh nghiệp có thể sử dụng một loạt các kỹ thuật làm marketing mới, vừa sáng tạo vừa hiệu quả.

Sau khi nghiên cứu rõ về cách các đối thủ đang ưu tiên các hoạt động marketing của họ, bạn có thể sử dụng từ Digital Marketing, Social Media Marketing, Influencer Marketing hay Content Marketing để thực thi các chiến lược của mình.

Advertisement

Với các nền tảng làm marketing mới, sự sáng tạo và cách thức ứng dụng gần như là không có giới hạn.

5. Thử nghiệm nhanh và thất bại cũng vậy.

Với ngành marketing ngày nay, với các công cụ hỗ trợ đa dạng, việc đo lường hiệu suất của các hoạt động marketing cũng trở nên đơn giản hơn.

Với một khoản ngân sách vừa phải, bạn hoàn toàn có thể tiến hành chạy thử nghiệm và đo lường những gì mà nó có thể mang lại, trong một khoảng thời gian ngắn.

Để có thể nhanh chóng mở rộng chiến lược hay quy mô bán hàng (Scale), người làm marketing cần nhanh chóng đưa ra các phương án thử nghiệm, nhanh chóng thấy thành công và cả các thất bại, dù kết quả có được là gì, bạn hoàn toàn chủ động trong việc đưa ra các giải pháp mới hiệu quả hơn.

Advertisement

Một lời khuyên khác cho bạn là, hãy chạy nhiều loại chiến dịch marketing theo từng đợt nhỏ và riêng biệt. Điều này sẽ cho phép bạn so sánh các kênh marketing khác nhau và xem kênh nào hoạt động tốt nhất.

6. Quảng cáo từ nhiều nền tảng và khía cạnh nội dung khác nhau.

Như đã đề cập ở trên, bạn nên thử nghiệm nhiều kênh và nhiều ý tưởng marketing để xem cái nào hoạt động tốt nhất. Thông thường, nó không phải là một thứ mà là sự kết hợp của nhiều thứ.

Khi khách hàng của bạn thấy bạn trên Facebook, rồi tiếp đó là trên Instagram, và sau đó lại thấy bạn được nhắc đến từ một trang tin tức hay người có ảnh hưởng (Influencer) nào đó, họ bắt đầu chấp nhận thương hiệu của bạn, coi nó là đáng tin cậy.

Họ có thể không có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ngay thời điểm đó, nhưng khi họ có nhu cầu, họ sẽ nghĩ đến tên thương hiệu của bạn thay vì tên của đối thủ cạnh tranh mà họ chưa từng có ấn tượng gì.

Advertisement

Ngoài ra, vì khách hàng sẽ tương tác theo những cách khác nhau với các khía cạnh nội dung khác nhau, bạn cũng nên đa dạng hoá cách tiếp cận nội dung (Content) của mình.

Từ các nội dung về lợi ích, tính năng sản phẩm, nội dung về ngành, đến các nội dung liên quan đến yếu tố cảm xúc như thuật kể chuyện thương hiệu (storytelling) và hơn thế nữa.

7. PR thực sự rất cần thiết.

Khi bạn thực hiện các hoạt động quảng cáo truyền thống, bạn đang tự nói về sản phẩm của mình. Khi bạn làm PR, bạn đang để các bên thứ ba nói về bạn, điều này đặc biệt có giá trị trong việc xây dựng thương hiệu và chứng thực về thương hiệu (Brand Authenticity).

So với các chiến dịch quảng cáo, lợi ích có được từ PR tồn tại bền vững hơn, điều này có nghĩa là trong khi bạn dừng các hoạt động quảng cáo, hiệu suất có được từ nó có thể dừng lại ngay, với PR thì ngược lại.

Advertisement

PR là con đường hiệu quả để xây dựng uy tín và nhận thức về thương hiệu.

8. Cho khách hàng một nơi để trò chuyện với thương hiệu, nói về thương hiệu.

Trong bối cảnh tiêu dùng mới, khi khách hàng ngày càng coi trọng yếu tố cá nhân khi mua sắm, khi họ có xu hướng tương tác nhiều hơn với các thương hiệu hiểu họ và sẵn sàng lắng nghe họ, bạn cần cho khách hàng không gian để họ có thể trò chuyện với thương hiệu.

Dù đó là việc cho phép khách hàng nhắn tin 24/24 trên các website hay fanpage của doanh nghiệp, các hòm thư ghi nhận ý kiến, hay liên tục phản hồi các ý kiến của khách hàng, hay các chương trình trò chơi (Gamification, User-generated Content…), người làm marketing cần có nhiều thông tin về họ.

9. Xây dựng các chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng trung thành.

Nếu bạn hiểu rằng chi phí để tìm kiếm một khách hàng mới cao hơn ít nhất là 3 lần so với việc duy trì các khách hàng hiện tại, hay 20% khách hàng có thể giúp mang về 80% doanh số bán hàng cho doanh nghiệp, bạn thấy rằng việc làm hài lòng và giữ chân khách hàng (lý tưởng) có giá trị lớn như thế nào.

Advertisement

Những lời chứng thực được truyền miệng và những khách hàng sẵn sàng ủng hộ thương hiệu có giá trị cao hơn bất cứ hoạt động marketing nào khác.

Đó chính là động lực để bạn nên bắt đầu xây dựng các chương trình ưu đãi dành riêng cho nhóm khách hàng giá trị này ngay từ bây giờ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement