Skip to main content

4 “cạm bẫy” đang ‘chực chờ’ bạn khi đi tìm việc

10 Tháng Sáu, 2020

Tìm kiếm công việc mới và vượt qua giai đoạn thử việc là điều không hề dễ dàng. Nhưng sẽ ra sao nếu trải qua 2 tháng thử việc bạn nhận thấy công ty mới không thực sự tốt??? Lúc này, bạn buộc phải lựa chọn giữa tiếp tục hành trình tìm kiếm công – thử việc hay chấp nhận số phận?? Vì thế, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định làm việc tại công ty có 4 dấu hiệu sau nhé! 

Thay đổi công việc không phải là điều dễ dàng. Bạn phải chật vật tìm kiếm công việc mới, gửi không biết bao nhiêu CV, chờ đợi để được gọi. Rồi những buổi phỏng vấn căng não, 2 tháng thử việc đầy thách thức để được chính thức làm việc.

Nhưng sẽ ra sao nếu sau 2 tháng thử việc, bạn nhận ra công ty mới không hề tốt đẹp và những lời hứa hẹn khi phỏng vấn bỗng chốc “không cánh mà bay”?  Thậm chí, nhiều trường hợp khi thử việc, kí hợp đồng rồi mới vỡ lẽ bản thân bị bốc lột sức lao động và áp bức đủ kiểu.

Advertisement

Chẳng lẽ lúc đó, bạn phải ngậm đắng nuốt cay để có công việc làm ổn định? Hay tiếp tục hành trình tìm kiếm công việc mới đầy cam go, có thể khiến bản thân thất nghiệp trong vài tháng?

Do đó, ngay từ thời điểm đầu tiên khi đi phỏng vấn, hãy cố gắng sàng lọc, tìm đến một công ty biết tạo điều kiện phát triển cho công nhân viên, giúp chúng ta giảm thiểu được rất nhiều thiệt thòi, kiếm được nhiều tiền hơn, xây dựng một tương lai tốt hơn và tìm cách tránh xa các công ty có môi trường yếu kém, làm thui chột tài năng.

Sau đây là 4 dấu hiệu giúp bạn nhận biết được đâu là công ty cần đề phòng:

Yêu cầu nhân viên “đa zi năng”

Đặc điểm chung của những công ty “cần đề phòng” thường là đòi hỏi rất nhiều ở nhân viên. Ngoài kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nhân viên phải chấp nhận ôm đồm nhiều công việc khác kể cả dọn dẹp, bưng bê…

Advertisement

Tuy nhiên, họ sẽ không dễ dàng chi trả một mức lương tương ứng với công sức mà bạn bỏ ra, thay vào đó là sự hứa hẹn sẽ tăng lương khi qua thời gian thử việc hoặc định kỳ tăng lương, thưởng hậu hĩnh…

Hoặc có trường hợp, công ty sẽ đồng ý với mức lương cao ngất nhưng đến khi trả lương, họ sẽ đưa ra vô vàn lý do để giảm lương của bạn hoặc nợ lại và không hẹn ngày trả. Bạn cũng cần đề phòng những nơi vẽ ra viễn cảnh quá “màu hồng”, không thực tế đấy!

Nếu trong quá trình phỏng vấn mà gặp phải dấu hiệu này, bạn nên cân nhắc và làm rõ công việc mình phải đảm nhận. Sau đó, qua nhiều cuộc trao đổi mà vẫn không tạo được sự tin tưởng, bạn nên rời đi ngay và tìm cho mình “bến đỗ” mới.

Chia sẻ không tốt về nhân viên cũ

Cấp trên hay chê trách và không bao giờ thừa nhận năng lực, đóng góp của nhân viên cũng là một trong những điều khiến hầu hết người đi làm chán nản và muốn nghỉ việc. Và một trong những mẹo giúp bạn xác định được đâu là công ty mình nên làm, ai là người sếp phù hợp dành cho mình chính là lắng nghe.

Advertisement

Việc lắng nghe trong buổi phỏng vấn về cách người quản lý trực tiếp chia sẻ về đội ngũ nhân viên của họ sẽ giúp bạn nhìn thấy được phần nào đó cách làm việc của họ. Và hãy đề phòng nếu họ liên tục đưa ra lời chê trách hay phàn nàn về người nhân viên cũ từng đảm nhiệm vị trí bạn ứng tuyển nhé! Điều này cũng thể hiện một phần nào đó về tính cách đấy!

Bên cạnh đó, đừng bỏ câu hỏi về cơ cấu công ty cũng như quy trình làm việc, thành viên trong bộ phận mà bạn ứng tuyển để hiểu rõ hơn về cách thức làm việc ở nơi mới nhé! Điều này cũng một phần nào đó giúp bạn hiểu thêm về văn hóa của công ty.

Và với những nhà tuyển dụng có dấu hiệu quanh co, phớt lờ các câu hỏi của bạn hoặc chuyển sang một chủ đề khác để tiếp tục cuộc trò chuyện khi bạn hỏi quá sâu về cơ cấu công ty thì cũng là một điều đáng ngờ đấy!

Không liên lạc qua email mà chỉ bằng các ứng dụng khác

Các công ty thường sử dụng hai hình thức để liên hệ với ứng viên là qua điện thoại và email công ty. Còn với công ty không đáng tin, họ thường sử dụng những tài khoản mạng xã hội ảo để liên hệ như tài khoản Facebook hoặc Zalo, Viber.

Advertisement

Với kinh nghiệm của những người đi làm nhiều năm, nhân viên tuyển dụng sẽ gọi điện thoại để trao đổi với bạn trước và sau đó gửi kèm email để xác nhận, mời bạn đến dự phỏng vấn. Kết quả của cuộc phỏng vấn hoặc thư mời nhận việc đều được gửi bằng email công ty. Tất nhiên, email đấy được công khai rộng rãi trên các kênh như Website, Fanpage… Vì vậy, hãy cẩn thận với những lời mời phỏng vấn qua các ứng dụng khác nhé!

Đề nghị một vị trí khác với vị trí bạn ứng tuyển

Trong công việc, chỉ khi được làm công việc bạn yêu thích hoặc đúng chuyên môn, bạn mới thật sự phát triển được. Vì thế, một công ty đề xuất bạn một vị trí không phù hợp với định hướng của bạn ban đầu, hãy cân nhắc thật kĩ về vấn đề này.

Dù mức lương hoặc các chế độ đãi ngộ khác có thể rất hấp dẫn và công việc cũng đầy thú vị, thách thức. Nhưng bạn nên nhớ, trên đời không có chuyện gì là dễ dàng mà có được cả. Hãy đặt nghi vấn rằng tại sao công ty mới lại sẵn sàng trả lương cao cho một người không có quá nhiều kinh nghiệm về vị trí đó? Mục đích thật sự của họ là gì?

Bên cạnh đó, việc không được làm đúng chuyên môn hay công việc yêu thích cũng khiến bạn khó có thể phát triển được công việc lâu dài. Vì thế, hãy cân nhắc và từ chối một cách khéo léo những lời đề nghị như thế này.

Advertisement

Trên đây là 4 dấu hiệu giúp bạn nhận biết được một phần công ty mới có phù hợp và giúp bạn phát triển sự nghiệp lâu dài hay không. Nếu gặp phải những trường hợp này, hãy hỏi cụ thể hơn và mạnh dạn từ chối để tránh bản thân lại rơi vào vòng lẩn quẩn của nhảy việc – tìm việc – thử việc rồi lại nhảy việc nhé!

 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via HR Insider

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Cựu Tổng Giám đốc Starbucks Việt Nam làm CEO Phúc Long

9 Tháng Mười Hai, 2024
Sau hơn 11 năm gây dựng Starbucks Việt Nam kể từ ngày đầu tiên, bà Patricia Marques đã có bến đỗ …

Đọc nhiều

Doanh nghiệp nào đang thực sự nắm giữ Highlands Coffee

12 Tháng Mười Một, 2024
Sau gần 25 năm hoạt động, Highlands Coffee hiện là chuỗi trà – cà phê lớn nhất tại Việt Nam…
Advertisement