Skip to main content

Tương lai của ngành bán lẻ sẽ được định hình bởi 4 xu hướng mới

28 Tháng Chín, 2022

Theo một công bố mới đây từ trường quản trị MIT, có 4 xu hướng mới sẽ định hình tương lai của ngành bán lẻ toàn cầu. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

tương lai của ngành bán lẻ
Tương lai của ngành bán lẻ sẽ được định hình bởi 4 xu hướng mới

Tương lai của ngành bán lẻ sẽ được định hình bởi nền kinh tế trải nghiệm (experience economy), nền kinh tế hệ sinh thái (ecosystems economy), web3Metaverse.

Michaels, một chuỗi cửa hàng thủ công mỹ nghệ, từng có nhiều nhân viên dạy các lớp nghệ thuật tại một số cửa hàng của công ty.

Để có thể mở rộng mô hình kinh doanh này, Michaels đã xây dựng một nơi (marketplace) mà ở đó có các lớp học do giáo viên địa phương dạy, giáo viên sẽ là người tự định giá và xây dựng nội dung của riêng họ, tất cả các thông tin hay dữ liệu này sẽ được tổng hợp trên một nền tảng duy nhất.

Advertisement

Các sinh viên sau đó sẽ đã đăng ký các lớp học, và hiển nhiên cũng có thể mua đồ dùng ở các cửa hàng của Michaels.

Ông Jonathan Yaffe, CEO của Any Road (Michaels là khách hàng của doanh nghiệp này), một doanh nghiệp chuyên về quản trị trải nghiệm (experience management) cho biết:

“Đó là một nền tảng có hơn 20.000 giáo viên và hàng triệu sinh viên nghệ thuật, nơi mà Michaels nắm giữ mọi thông tin và dữ liệu”.

“Bằng cách sử dụng mô hình thị trường này, bạn thực sự có thể mở rộng quy mô và trải nghiệm, sở hữu tất cả dữ liệu và thực sự tạo ra cộng đồng mà bạn muốn tạo.”

Advertisement

Theo ông Yaffe và các chuyên gia khác tại Hội nghị Chiến lược Nền tảng gần đây cho MIT tổ chức, Michaels đang đón nhận thế hệ bán lẻ kiểu mới – tập trung vào trải nghiệm và nền tảng, đồng thời suy nghĩ lại về cách các cửa hàng nên được thiết kế.

Những xu hướng này sẽ giúp đưa nhiều dữ liệu có giá trị hơn vào tay các thương hiệu và doanh nghiệp bán lẻ (Retail). Khi kết hợp với Web3 và vũ trụ ảo Metaverse, doanh nghiệp thực sự có thể tạo ra những cuộc cách mạng mới trong ngành bán lẻ.

Dưới đây là 4 tầm nhìn hay xu hướng sẽ định hình tương lai của ngành bán lẻ toàn cầu được tổng hợp bởi MarketingTrips.

1. Tương lai của ngành bán lẻ sẽ gắn chặt với kinh tế trải nghiệm (Experience Economy).

Từ các lớp học yoga miễn phí đến những trường cung cấp các lớp học nấu ăn, các doanh nghiệp đang sử dụng trải nghiệm trực tiếp (in-person experiences) để kết nối với khách hàng của họ, ngay cả khi đó không phải là để bán hàng.

Advertisement

Ông Yaffe nói:

“Hầu hết mọi doanh nghiệp đang phát triển mạnh đều là nhờ vào sức mạnh của những trải nghiệm của họ với khách hàng. Chúng ta đang chuyển đổi từ một “nền kinh tế vạn vật” (things economy) thành một “nền kinh tế trải nghiệm” (Experience Economy).

“Tôi tin rằng tương lai của tất cả cuộc sống của chúng ta, và trong lĩnh vực bán lẻ, tất cả đều là dựa trên trải nghiệm.

Tôi nghĩ ngành bán lẻ truyền thống sẽ dần bị thu hẹp hay thậm chí là biến mất, và các nhà bán lẻ có thể tồn tại được trong vòng 10 năm tới đều sẽ là những doanh nghiệp tận dụng tốt yếu tố trải nghiệm để kết nối và bán hàng.”

Advertisement

“Trải nghiệm là phương tiện giúp đưa mọi người dùng đến các cửa hàng, vào hệ sinh thái của doanh nghiệp, đồng thời tạo ra một cộng đồng thương hiệu mạnh.”

“Chúng cũng giúp thương hiệu xây dựng mối quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng – nếu ai đó sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp mỗi ngày, nhưng nếu họ không mua trực tiếp từ doanh nghiệp hay có bất cứ trải nghiệm trực tiếp nào, thương hiệu về cơ bản là sẽ không có bất kỳ thông tin nào về khách hàng đó.”

Ví dụ, AB InBev, công ty sở hữu thương hiệu Bia Budweiser cùng nhiều thương hiệu lớn khác đã tạo ra các vườn bia (Beer Gardens) ở một số thành phố của Mỹ và cũng đưa nhiều trải nghiệm thông qua các sự kiện như Lễ hội Bia, Lễ hội Âm nhạc và hơn thế nữa.

Ông Yaffe cho biết: “Các doanh nghiệp chi tiêu khoảng 700 triệu USD mỗi năm tại Mỹ cho các trải nghiệm, với mục tiêu chính là có được dữ liệu của bên thứ nhất (First Party Data) và xây dựng các mối quan hệ với khách hàng.

Advertisement

Gã khổng lồ ngành hàng F&B Nestlé, doanh nghiệp đang sở hữu thương hiệu thức ăn cho thú cưng Purina, vì muốn có dữ liệu về tất cả những người bắt đầu mua chó con trong đại dịch, họ bắt đầu với một nền tảng trải nghiệm (experiential marketplace), nơi mọi người có thể tìm người huấn luyện chó con và tham gia các lớp học miễn phí qua Zoom.

2. Sự gia tăng của các nền tảng hệ sinh thái (ecosystem platforms) cũng là yếu tố định hình tương lai của ngành bán lẻ.

Các mô hình bán hàng truyền thống đã dần bị thay đổi bởi các mô hình nền tảng trong những năm gần đây.

Theo Ông Tom McFadyen, CEO của McFadyen Digita (một digital commerce agency), tất cả các nền tảng thương mại điện tử lớn như Alibaba hay Amazon đều là những nền tảng trung gian hỗ trợ tương tác giữa người bán và người dùng.

Những nền tảng hay mô hình này có chuỗi cung ứng linh hoạt hơn, hàng hoá đa dạng hơn, dễ mở rộng quy mô hơn và hoạt động có lãi hơn các doanh nghiệp theo mô hình khác.

Advertisement

Trong khi một số công ty, như Amazon, bắt đầu với mô hình nền tảng (platform business model), các công ty lâu đời cũng đang xây dựng hệ sinh thái.

Ví dụ: gã khổng lồ ngành bán lẻ, Walmart, đã xây dựng Walmart Marketplace để kết nối với những người bán của bên thứ ba (third-party sellers) và hiện đang mở rộng sang các dịch vụ khác.

L’Oréal, một công ty mỹ phẩm hơn 100 năm tuổi, gần đây cũng đã ra mắt nền tảng mua bán B2B của riêng mình với tên gọi là Salon Centric.

Salon Centric bán các sản phẩm làm đẹp, tóc và đồ nội thất cho các tiệm, spa và phòng tập thể dục, và hơn thế nữa.

Advertisement

3. Sự trỗi dậy của hàng hóa kỹ thuật số và sự thay đổi mô hình Web3.

Sự trỗi dậy của hàng hóa kỹ thuật số và sự thay đổi mô hình Web3.
Sự trỗi dậy của hàng hóa kỹ thuật số và sự thay đổi mô hình Web3.

Không chỉ có các công ty công nghệ như Meta, Apple hay Microsoft mới quan tâm đến Web3 hay các xu hướng công nghệ mới nổi.

Giờ đây, các công ty bán lẻ cũng đang tìm cách ứng dụng web3 và Metaverse vào mô hình kinh doanh của họ.

Việc Nike hay Walmart và nhiều thương hiệu khác hiện đều đã gia nhập vào Metaverse là những minh chứng hữu hình nhất cho điều này.

L’Oréal gần đây cũng đã nộp đơn đăng ký 17 nhãn hiệu (Trademark) mới trong danh mục NFT (mã thông báo không thể thay thế) và Metaverse.

Advertisement

Hay các công ty mỹ phẩm đang bán hàng hóa kỹ thuật số trên Zepeto, một ứng dụng nơi mọi người có thể tạo hình đại diện (Avatar) để tham quan các thế giới 3D khác nhau, đối tượng chủ yếu của các nền tảng là Gen Z.

“Khi làn sóng Web3 bùng nổ, chúng ta sẽ có một sự thay đổi lớn giống như những năm 90 khi Amazon mới xuất hiện.”

4. Thiết kế lại các cửa hàng bán lẻ là xu hướng cuối cùng giúp định hình tương lai của ngành bán lẻ.

Nền kinh tế trải nghiệm không có nghĩa là các cửa hàng vật lý (Physical Store) sẽ biến mất – nhưng chúng sẽ cần phải thay đổi.

Một số thương hiệu vốn chỉ kinh doanh trực tuyến hiện đang mở các cửa hàng vật lý, chẳng hạn như Alibaba mở trung tâm thương mại ở Trung Quốc hoặc thương hiệu trực tuyến Allbirds mở cửa hàng tại chỗ.

Advertisement

“Nếu bạn có thể trải nghiệm sản phẩm, nếu bạn có thể trải nghiệm thương hiệu, bạn sẽ có nhiều khả năng mua hàng hơn.”

“Trong khi rõ ràng là bạn có thể mua nó ở bất cứ đâu. Nhưng hành vi của bạn thực sự thay đổi dựa trên các trải nghiệm…mọi người muốn thử, mọi người muốn trải nghiệm…”.

Ông Damlapinar cho biết dưới đây là 3 thành phần mới mà bất cứ cửa hàng bán lẻ vật lý nào trong tương lai cũng đều cần:

  • Các màn hình tương tác. Khoảng 15% cửa hàng bán lẻ trong tương lai sẽ bao gồm các lối đi mua sắm, như chúng ta thấy ngày nay, nhưng được phi vật chất hóa. Sẽ có các màn hình tương tác với độ nét cao để bạn có thể xem qua sản phẩm và thậm chí là thử nó.
  • Các trung tâm thực hiện đơn hàng (Fulfillment centers). 35% tiếp theo của các cửa hàng sẽ là “Dark Store” (các trung tâm phân phối chỉ phục vụ cho bán hàng trực tuyến). Best Buy đã sử dụng các cửa hàng làm trung tâm để có thể giao hàng tại địa phương một cách nhanh chóng. Các cửa hàng Whole Foods cung cấp các đơn đặt hàng trực tuyến từ cửa hàng và Amazon Fresh, chỉ dành riêng cho các đơn đặt hàng.
  • Phần còn lại của một cửa hàng sẽ được dành cho các yếu tố trải nghiệm – Đây sẽ nơi các doanh nghiệp có thể tăng mức độ tương tác và giá trị lâu dài với người tiêu dùng, sau đó nâng cao lòng trung thành của họ với thương hiệu (Brand Loyalty). Sau đó, khách hàng có thể mua sản phẩm ở bất kỳ đâu họ muốn. Họ sẽ mua nó nếu các trải nghiệm của họ với thương hiệu đủ đáng giá.

Kết luận.

Trên đây là các xu hướng phát triển chính được xem là có thể định hình lại tương lai của ngành bán lẻ toàn cầu trong những năm tới, hy vọng với các chia sẻ từ MarketingTrips, bạn sẽ có nhiều cách hơn để chuẩn bị và sẵn sàng đón nhận các cơ hội kinh doanh mới trong tương lai.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ngành Bia Rượu: Doanh thu của Sabeco rớt thảm xuống mức thấp nhất 7 năm

16 Tháng Hai, 2024
ThaiBev từng chi khoảng 110.000 tỷ đồng (gần 5 tỷ USD) để sở hữu cổ phần chi phối tại Sabeco, tươ…
Advertisement