5 cạm bẫy bạn cần tránh nếu muốn thăng tiến nhanh hơn trong 2022
Để có thể leo lên được những nấc thang sự nghiệp cao hơn trong năm mới 2022, dưới đây là những gì các chuyên gia khuyên bạn.
Khi nói đến quá trình thăng tiến trong sự nghiệp, năng lực thôi là chưa đủ. Bạn cần có kế hoạch, làm việc chăm chỉ và cũng cần cả một chút may mắn.
Tuy nhiên, để có thể leo lên được những nấc thang sự nghiệp mới cao hơn, bạn còn cần nhiều hơn thế. Dưới đây là những thứ mà các chuyên gia khuyên bạn NÊN TRÁNH.
Giữ im lặng.
Theo Bà Octavia Goredema, là tác giả và cũng là nhà huấn luyện viên phát triển cá nhân, nếu bạn muốn nhận được sự chú ý và thăng tiến, đừng chờ Sếp của bạn mở lời trước.
“Nếu bạn đang nhắm mục tiêu cho việc thăng tiến, hãy bắt đầu trò chuyện từ sớm với những người quản lý trực tiếp của mình, hãy tìm hiểu xem ai là người ra quyết định và có quyền đề bạt bạn trong tổ chức”.
Việc chia sẻ thường xuyên những chiến thắng (dù là nhỏ) có thể đảm bảo rằng những thành tích của bạn luôn được ghi nhận đúng mức.
Hành động như thể bạn là ‘người biết tuốt’.
Trong khi bạn nên cởi mở về việc thăng tiến cũng như chia sẻ những thành công của bản thân với những người có liên quan, bạn không nên quá kiêu ngạo.
Ông Ralf Specht, tác giả của những cuốn sách viết về các chủ đề xây dựng doanh nghiệp và đồng thời cũng là một chuyên gia về văn hóa doanh nghiệp, chia sẻ: “Thể hiện thái độ biết tuốt thường không giúp mang lại cho bạn những cơ hội thăng tiến tốt”.
“Sếp của bạn sẽ không muốn giới thiệu bạn cho những vị trí cao hơn nếu bạn là người tự cao tự đại, luôn cho mình tài năng hơn những người khác”.
Đưa ra các giả định.
Đôi khi, bạn có thể nghĩ rằng mình xứng đáng được thăng chức nhưng thực tế người quản lý của bạn lại nghĩ khác.
“Nếu ý kiến của người quản lý không phù hợp với mục tiêu thăng tiến của bạn, bạn cần hiểu lý do tại sao. Sau đó, bạn cần xác định xem liệu đó có phải là điều bạn có thể (hoặc đáng được) sửa chữa hay không”.
Trong khi bạn có thể hiểu được rằng bạn xứng đáng để nhận được các thăng tiến mới, việc bạn có đang sẵn sàng hay không là một chuyện hoàn toàn khác.
Nếu người quản lý của bạn chủ động nói chuyện với bạn hoặc có dấu hiệu gợi mở các vấn đề liên quan đến việc thăng tiến, đó có thể là thời điểm phù hợp cho bạn.
Trở nên phòng thủ.
Trong công việc và đặc biệt khi bạn cần thăng tiến, phòng thủ chưa bao giờ là con đường có lợi cho bạn.
Việc được đề bạt hay thăng tiến vốn dĩ thường đi kèm với các trách nhiệm mới, do đó khi bạn tỏ ra phòng thủ, người quản lý của bạn hiểu rằng bạn đang từ chối các nhiệm vụ được giao và chỉ quan tâm đến “vị trí” mà thôi.
Thay vì tỏ ra e dè trước các phân công mới, bạn nên chủ động tìm kiếm và hoàn thành nhiều công việc nhất (có liên quan) có thể.
Không muốn đối diện với “vùng khó chịu”.
Sẽ thật dễ dàng khi thực hiện những công việc mà bạn vốn giỏi nhất, tuy nhiên việc lặp đi lặp lại những công việc quen thuộc thường không có lợi trong việc thăng tiến.
Bạn cần hiểu rằng, khi bạn được đề bạt lên những vị trí cao hơn, bạn có xu hướng gặp nhiều hơn những công việc mới vốn không phải là thế mạnh hay chuyên môn cũ của bạn.
Theo Ông James Reed, chủ tịch của The Reed Group, một trong những công ty tuyển dụng lớn nhất Vương quốc Anh cho biết: “Thà bạn trở thành một nhân viên bình thường trong một ngành nghề đang phát triển nhanh còn hơn là một người giỏi trong một lĩnh vực đang ngày càng suy giảm.
Bạn không cần phải là người quản lý giỏi nhất. Nhưng nếu bạn rơi vào những tình thế buộc bạn phải thay đổi, bạn sẽ có thể tiến xa hơn so với những gì bạn tưởng tượng”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Giang Nguyễn