Skip to main content

6 thói quen xấu ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn (P1)

9 Tháng Tám, 2021

Có một số thói quen có thể giúp bạn vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, nhưng nếu không được kiểm soát, cuối cùng nó sẽ khiến sự nghiệp của bạn đi chệch hướng. Chúng bao gồm tránh xung đột, bốc đồng, dễ đổ lỗi, đòi kiểm soát, chủ nghĩa hoàn hảo và khao khát quyền lực.

Có rất nhiều điều để nói về việc bạn đang làm đúng với sở trường của mình, nhưng khi bạn bị thất bại trong sự nghiệp, thì hiếm khi là do bạn đang làm tốt điều gì đó.

Các nhà tâm lý học Eric Nelson và Robert Hogan đã lưu ý rằng chính những thói quen rối loạn chức năng đã làm “cản trở năng lực của một nhà lãnh đạo trong việc xây dựng và duy trì mức độ hiệu quả của một đội nhóm”.

Advertisement

Nhiều nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh và mở rộng phát hiện này.

Việc tập trung vào các thói quen hay hành vi cũng có một số hữu ích nhất định – nhưng nó cũng chỉ có thể giúp chúng ta tốt lên vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời và ở những thời điểm khác chúng dường như lại làm cản trở chúng ta đến với thành công.

Có thể việc tránh xung đột ở trong gia đình là điều có lợi. Có thể việc đổ lỗi cho người khác đã giúp bạn thoát khỏi những khó khăn ở một thời điểm nào đó.

Có thể việc nỗ lực theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo khi bạn còn trẻ đã giúp bạn đạt được điều mà bạn nghĩ là không thể.

Advertisement

Tuy nhiên nếu những thói quen này không được kiểm soát, chúng có xu hướng tàn phá khả năng phát triển trong sự nghiệp của bạn sau này.

Những nhà lãnh đạo thông minh về mặt cảm xúc biết rõ điều gì sẽ làm kích hoạt bộ não nhạy cảm của họ và học cách kiểm soát phản ứng của mình.

Những nhà chiến lược cũng thiết kế ra những môi trường và đội nhóm để giữ cho chính họ – và mọi người khác – đi đúng hướng.

Tránh xung đột.

Đây không chỉ là việc tránh các cuộc thảo luận khó hoặc phức tạp, mặc dù chúng chắc chắn là một phần của nó.

Advertisement

Về bản chất, tránh xung đột sử dụng cách trốn tránh hoặc đe dọa để che giấu sự bất an và tránh để những nỗi sợ hãi, sự bất ổn hoặc sai lầm của chúng ta bị phơi bày.

Một khi bạn coi việc né tránh xung đột là một nỗi sợ hãi và đi chệch hướng, bạn sẽ dễ dàng đối mặt hơn. Hãy tìm kiếm lời khuyên về cách đối mặt với vấn đề đó. Nếu bạn lo lắng, hãy bắt đầu bằng cách đơn giản là viết ra kế hoạch xử lý của mình.

Trong mọi trường hợp bạn nên đối mặt trực tiếp với nó. Bạn có thể ngồi lại với nhau, thảo luận về vấn đề và cùng tìm ra phương án giải quyết.

Bốc đồng.

Thói quen xấu này có thể bao gồm các phản ứng cảm xúc không thể đoán trước, chẳng hạn như tức giận và thất vọng, hoặc theo đuổi những ý tưởng mới, sáng tạo mới mà không kiểm tra trước nó. Nói cách khác, bạn đang hành động kiểu “thích thì làm”.

Advertisement

Đó là một thói quen xấu có thể khiến bạn mất đi các mối quan hệ, sự hỗ trợ và sự ủng hộ.

Nếu sự bốc đồng cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn đang đi chệch hướng, hãy bắt đầu bằng cách dành thời gian suy ngẫm về những kiến ​​thức, những thành công và thất bại trước đây.

Và sau đó xem xét về những gì bạn đã bỏ lỡ khi bạn ra quyết định một cách vội vàng.

Đối với các dự án mới trong tương lai, hãy lường trước hậu quả bằng cách đặt các câu hỏi để xác định vấn đề như:

Advertisement
  • Điều gì có khả năng thất bại nhất trong quá trình thực thi?
  • Tôi đã bỏ lỡ điều gì?
  • Những người khác trong và ngoài tổ chức sẽ nhìn nhận điều này như thế nào?
  • Tôi muốn tạo ra loại trải nghiệm nào cho những người trong đội nhóm của mình?

Dễ đổ lỗi.

Đây là sai lầm phổ biến nhất mà chúng ta có thể thấy trong thế giới kinh doanh và theo dữ liệu đo lường tâm lý được thu thập bởi Aperio, dễ đổ lỗi là nguyên nhân số một dẫn đến việc giải quyết vấn đề kém và thiếu sự đổi mới.

Đổ lỗi sẽ làm phóng đại nhiều điều tiêu cực, cảm thấy mình như là nạn nhân và chuyển những sai lầm sang cho đồng nghiệp, các bộ phận hoặc người quản lý khác.

Để phá bỏ thói quen xấu này, bạn phải đưa ra các giả định cho phép nó:

  • rằng bạn hay đội nhóm của bạn “đã làm mọi thứ bạn có thể” và do đó không chịu trách nhiệm về những kết quả hiện có.
  • rằng bạn hay đội nhóm của bạn bất lực và vì bạn thiếu kiểm soát.
  • rằng các tác nhân khách quan khác đang tác động xấu đến kết quả, và chúng cũng là một phần của vấn đề.

Tiếp theo, bạn cần chuyển sang chế độ giải quyết vấn đề. Học hỏi từ những thất bại của bạn, thừa nhận những hạn chế hiện tại và tự hỏi mình, liệu mình có thể làm gì?

Advertisement

Hết phần 1.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement

Advertisement